Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giáo dục biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe cho học sinh qua b...

Tài liệu Skkn giáo dục biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe cho học sinh qua bộ môn sinh học 8

.PDF
22
771
86

Mô tả:

GIÁO DỤC BIỆN PHÁP GIỮ GÌN VỆ SINH VÀ RÈN LUYỆN SỨC KHỎE CHO HỌC SINH QUA BỘ MÔN SINH HỌC 8 A. MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: Học sinh THCS ở độ tuổi từ 11 đến 15, đây là thời kì các em bước vào tuổi dậy thì. Cơ thể có những biến đổi nhanh chống về vóc dáng, cơ quan sinh dục, các đặc điểm giới tính khác,… Các em rất cần được sự quan tâm của cha mẹ, thầy cô giáo dục các biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe để đảm bảo cho cơ thể phát triển khỏe mạnh có thể tham gia vào các hoạt động giáo dục khác đạt hiệu quả. Tuy nhiên trong cuộc sống với nhiều bận bịu lo toan không phải cha mẹ nào cũng có thể quan tâm chăm sóc tốt cho con mình và không phải đứa trẻ nào cũng có thể mạnh dạn chia sẻ những khó khăn gặp phải trong cuộc sống với cha mẹ chúng nhất là những vấn đề gặp phải ở tuổi dậy thì. Phần lớn trẻ trải qua tuổi dậy thì trong nhà trường chính vì thế vai trò của nhà trường rất quan trọng trong việc giáo dục biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe cho trẻ . Trong chương trình giáo dục THCS, bộ môn sinh học 8 là môn học rất quan trọng. Mục đích chung của môn “Cơ thể người và vệ sinh” là cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao năng suất, hiệu quả trong học tập, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong thực tiễn giảng dạy, việc giáo dục biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục chưa cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là giáo viên chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của các tiết “ vệ sinh” và sử dụng các phương pháp giảng dạy chưa hợp lí . Từ những lí do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Giáo dục biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe cho học sinh qua bộ môn sinh học 8” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn trang bị cho học sinh một số biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Trang 1 2. Đối tượng nghiên cứu: - Một số biện pháp giáo dục giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe cho học sinh qua môn sinh học 8. - Học sinh khối lớp 8 3. Phạm vi nghiên cứu: - Vì thời gian và khả năng có hạn nên trong đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu các bài ‘ vệ sinh” của từng chương trong chương trình sinh học 8 . - Các kiến thức về vệ sinh dựa trên những hiểu biết về cấu tạo, sinh lí, đặc điểm tuổi dậy thì… 4. Phương pháp nghiên cứu: a. Nghiên cứu tài liệu: - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Sinh học. - Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học Trung học cơ sở. - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 8 môn Sinh học - Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 8. - Sách cơ bản và nâng cao Sinh học 8 b. Điều tra (dự giờ, thực nghiệm, đàm thoại, kiểm tra, đối chiếu ) - Từ thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp. - Nguyên nhân giáo dục các biện pháp vệ sinh và rèn luyện sức khỏe đạt kết quả chưa cao. - So sánh kết quả giáo dục với các phương pháp khác nhau, rút kinh nghiệm tìm ra phương pháp dẫn đến kết quả tốt nhất. B. Nội dung : 1. Cơ sở lí luận: Chỉ thị số 48-TTG/VG ngày 02 tháng 06 năm 1969 của Thủ tướng Chính phủ về việc giữ gìn và nâng cao sức khỏe của học sinh nêu rõ: “Giữ gìn và nâng cao sức khỏe của học sinh là một vấn đề lớn, phải có phương hướng và kế hoạch giải quyết toàn diện, và trong một thời gian lâu dài, trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm sinh hoạt và phải căn cứ vào khả năng thực tế của nền kinh tế nước ta.” Quả thực đúng như vậy, giữ gìn và nâng cao sức khỏe của học sinh là một vấn đề lớn, xã hội chúng ta đang ngày càng phát triển thì nhiệm vụ giữ gìn Trang 2 và nâng cao sức khỏe cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi sự chung tay của nhà trường gia đình và xã hội. Hơn ai hết, cán bộ giáo viên, những người làm công tác trong ngành giáo dục, phải luôn phấn đấu tìm ra những giải pháp tốt nhất nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay công tác giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học rất được quan tâm, đạt nhiều hiệu quả như: Nhà trường thường xuyên liên hệ với cán bộ y tế xã, phường, tổ chức khám sức khỏe định kì cho học sinh; tổ chức tuyên truyền về các chủ đề giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe. Trang bị nhà vệ sinh sạch sẽ, công tác thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe được chú trọng… Tuy nhiên, so với yêu cầu về chất lượng giáo dục, việc giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe của học sinh còn có nhiều tồn tại: tình trạng bệnh, tật học đường đang báo động. Đặc biệt là tật cận thị học đường ngày càng gia tăng. Theo thống kê ở các thành phố lớn hiện nay tỉ lệ học sinh mắc tật cận thị chiếm tỉ lệ 25-30%. Ngoài ra còn các bệnh, tật khác: cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, giun sán… Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của xã hội, giới trẻ trong đó có không ít là học sinh, sinh viên có lối sống thực dụng, yêu đương sớm, sống thử và đặc biệt tình trạng nạo phá thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng đã xảy ra ở học sinh THCS và học sinh THPT phổ thông. Bệnh, tật học đường hoàn toàn có thể phòng tránh nếu được quan tâm giáo dục các biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe cho học sinh. Ở lứa tuổi này học sinh cần được định hướng một cách đúng đắn giúp các em không bị chệch hướng, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Học sinh lớp 8 ở độ tuổi 13-14, tuổi đang bước vào giai đoạn dậy thì, giai đoạn chuyển từ tuổi thiếu niên sang thanh niên. Cơ thể phát triển mạnh về kích thước và thể lực, đồng thời có những chuyển biến mạnh về sinh lí. Chính những thay đổi đó ở các em là những vấn đề kích thích nhu cầu tìm hiểu về bản thân mình. Đồng thời sự phát triển cơ bắp khiến các em ham Trang 3 thích được hoạt động, tính năng động cao. Tuy nhiên mức độ phát triển của hệ thần kinh chưa đạt đến hoàn thiện, do đó các em nhanh chống mệt mỏi, dễ hưng phấn xong cũng dễ chuyển sang trạng thái ức chế. Do đó việc vận dụng kiến thức sinh học vào việc giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe là một điều rất cần thiết. Môn sinh học trong nhà trường THCS có nhiều đóng góp rõ rệt và hiệu quả trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh về các kĩ năng giữ gìn vệ sinh cơ thể, phòng chống bệnh tật, sơ cấp cứu đặc biệt là giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và tình dục an toàn. 3. Nội dung vấn đề : 3.1 Vấn đề đặt ra: Cấu trúc chương trình sinh học 8 thể hiện tính logic, khoa học cao. Sau khi nêu qua ý nghĩa, tầm quan trọng của từng hệ cơ quan trong hoạt động sống chung của cơ thể, sẽ tiếp tục đi vào nghiên cứu cấu tạo và hoạt động sinh lí của các cơ quan trong hệ cơ quan. Cuối cùng, nêu lên các vấn đề vệ sinh dựa trên những hiểu biết về cấu tạo và chức năng của cơ quan trong hệ cơ quan hoặc ứng dụng vào đời sống, học tập và lao động. Các biện pháp giữ gìn vệ sinh sẽ không có cơ sở khoa học vững chắc nếu thiếu sự hiểu biết về giải phẩu, sinh lí. Thông qua từng bài học của từng chương, giáo viên lồng ghép giáo dục biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe đối với từng cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể. Từ đó, giúp các em đề ra các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, phòng chống các loại bệnh tật học đường tương ứng. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy : - Về phía giáo viên: + Chưa nghiên cứu sâu khi dạy các bài vệ sinh. + Đa số giáo viên lựa chọn phương pháp vấn đáp thông thường khi dạy các bài vệ sinh. Ví dụ như: • Em hãy kể tên các bệnh về …….mà em biết ? • Em hãy cho biết các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ ………. • Em hãy nêu các biện pháp phòng chống bệnh cho hệ ………… Trang 4 Với các câu hỏi như thế học sinh có thể trả lời theo sách giáo khoa, chưa phát huy được tính tích cực nên chưa khắc sâu kiến thức cho học sinh. + Phần “Câu hỏi và bài tập củng cố”, hay phần “Hướng dẫn học sinh tự học” chưa giao bài tập rèn luyện vệ sinh. + Giáo viên truyền thụ kiến thức một chiều, thiếu sự kiểm tra, động viên, uốn nắn thường xuyên, nên chưa giúp học tạo thành các thói quen, tập quán, lối sống tốt. - Về phía học sinh: + Chưa vận dụng đúng các biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe đã được học vào thực tiễn cuộc sống. + Thiếu rèn luyện thường xuyên các biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe để tạo thành những thói quen, tập quán tốt. Như vậy, để đạt được hiệu quả tốt trong công tác giáo dục biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe qua môn sinh học 8 thì trong các bài dạy giáo viên cần phải: - Cập nhật các kiến thức về bệnh, tật học đường. Đặc biệt chú ý các bệnh, tật có thể xảy ra ở học sinh THCS để liên hệ giáo dục trong quá trình giảng dạy. - Giảng dạy bằng phương pháp trực quan kết hợp vấn đáp. Chuẩn bị tư liệu, tranh ảnh, vận dụng công nghệ thông tin thiết kế các tiết học về vệ sinh. - Tăng cường phương pháp luyện tập, kiểm tra, đánh giá. 3.2. Giải pháp chứng minh vấn đề được giải quyết: a. Cập nhật các kiến thức về bệnh, tật học đường có liên quan: Trong quá trình giảng dạy các kiến thức về vệ sinh, giáo viên phải xác định được tầm quan trọng của các bài vệ sinh. Thông qua các bài học này học sinh được trang bị rất nhiều kiến thức về các biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe. Vì thế trong phần thiết kế tiết dạy giáo viên phải nghiên cứu kĩ thông tin, cập nhất các kiến thức về bệnh, tật học đường có liên quan từ tài liệu, sách báo, các trang web. Qua đó giáo viên sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho tiết học sinh động hơn. Trang 5 Bệnh, tật học đường là những bệnh, tật mà học sinh mắc phải có liên quan đến các yếu tố vệ sinh học đường. Các nhà khoa học xếp cận thị, cong vẹo cột sống, rối nhiễu tâm lí vào những bệnh tật này. Nguyên nhân làm cho số lượng học sinh mắc bệnh, tật học đường gia tăng là do chế độ học tập căng thẳng, quá tải, yếu tố vệ sinh trong học tập chưa thật sự được cải thiện, hoạt động chăm sóc sức khoẻ và dự phòng bệnh tật trong nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế. Do áp lực của chương trình trong các nhà trường và kỳ vọng của gia đình, học sinh phải dành phần lớn thời gian trong ngày cho học tập: Học chính khoá, ngoại khoá ở trường, học thêm ở các địa điểm tổ chức dạy thêm, học và làm bài tập ở nhà. Thời gian học tập kéo dài kết hợp với những hoạt động vui chơi giải trí ít vận động như xem tivi, chơi trò chơi điện tử, đọc truyện, sách... khiến cho học sinh không còn nhiều thời gian cho nghỉ ngơi, hoạt động rèn luyện thể lực, hoạt động giao tiếp, thư giãn tinh thần. Điều đó đã gây căng thẳng cho hệ thống thị giác, cho hệ cơ xương, hệ thần kinh của trẻ. Song song với gánh nặng học tập, điều kiện học tập của học sinh ở trường, ở nhà còn có nhiều bất cập. Chiếu sáng không đảm bảo, bàn ghế không phù hợp... càng làm tăng thêm gánh nặng đối với cơ thể non yếu của các em. * Khi dạy chương II. Vận động: chúng ta phải tìm hiểu kiến thức vệ sinh về bệnh cong vẹo cột sống và phải trang bị cho học sinh các biện pháp phòng chống các bệnh về cong vẹo cột sống và rèn luyện sức khỏe để hệ cơ xương phát triển khỏe mạnh. - Nguyên nhân: thường là do tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch nghiêng một bên hoặc do xách cặp quá nặng lúc đi học. Một nguyên nhân nữa là do bàn ghế học không đúng kích thước, độ chênh lệch giữa bàn ghế quá nhiều khiến trẻ phải cúi khom người khi ngồi một thời gian dài, dẫn đến gù, vẹo cột sống. - Hậu quả: Trẻ bị vẹo cột sống sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, chậm phát triển về chiều cao, về lâu dài có thể gây biến dạng khung ngực, khung chậu, ảnh hưởng đến tim - phổi. - Cách điều trị: Cần nhiều thời gian và phối hợp nhiều phương pháp: vật lý trị liệu kết hợp thể dục liệu pháp (bơi lội, đu xà) và tùy theo mức độ nặng nhẹ của độ cong vẹo cột sống mà có thể dùng áo nẹp cột sống để hỗ trợ hay phải can thiệp phẫu thuật chỉnh hình. - Biện pháp phòng ngừa: Giáo viên hướng dẫn ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế (ngồi thẳng lưng, 2 bàn chân đặt xuống sàn, hai khuỷu tay đặt thoải Trang 6 mái trên mặt bàn, không rụt cổ, không để vở chéo 25 độ khi viết). Không cho trẻ mang cặp quá nặng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống. Ảnh chụp X- quang nạn nhân bị cong vẹo cột sống Không còn lo bị cong vẹo cột sống Kiến thức về bệnh học đường chúng ta có thể tìm kiếm trên các trang web “Bệnh, tật học đường”, “ Y học - sức khỏe”… * Đối với bài “Vệ sinh mắt”: chúng ta phải tìm hiểu các kiến thức về tật cận thị học đường nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức về phòng chống tật cận thị . Theo thống kê, tỷ lệ cận thị trong học sinh ở những thành phố lớn khoảng 25 - 30%. Cận thị xuất hiện nhiều nhất so với các tật khúc xạ khác (viễn thị, loạn thị). Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê tình hình bệnh tật của học sinh trên phạm vi toàn quốc.Nhưng qua kết quả nghiên cứu của các đề tài Trang 7 khoa học tiến hành ở các địa phương, tỷ lệ mắc tật cận thị ở học sinh Việt Nam tăng lên ở mức báo động. - Nguyên nhân: Môi trường có ảnh hưởng đến tật khúc xạ mắc phải như sau: + Ở trường, học sinh học nhiều trong môi trường thiếu ánh sáng, đọc sách với cự ly gần trong thời gian dài, bàn ghế học sinh không phù hợp với chiều cao học sinh. Bảng sơn màu không tương phản với màu phấn viết, hoặc bị chói sáng... + Ở nhà, các em thường đọc sách hoặc truyện trong tư thế nằm ngửa, đọc ở những nơi không đủ ánh sáng, đọc những sách truyện có cỡ chữ nhỏ, giấy mờ hoặc giấy quá bóng. Xem ti vi, chơi vi tính nhiều giờ liên tục hoặc với cự ly gần... - Biện pháp phòng tránh: khi học hoặc làm việc cần phải trong môi trường có ánh sáng đầy đủ và phân bố đều, tư thế tự nhiên thoải mái, bàn học phải hơi dốc sao cho mặt sách hay vở tạo với trục thị giác một góc vuông, khoảng cách giữa mắt với bàn khoảng 30 cm, giấy không được quá bóng láng. Trẻ tiếp xúc với máy vi tính thì nên giữ khoảng cách giữa mắt và máy khoảng 50 đến 70 cm và nên đặt máy dưới tầm mắt khoảng 10 đến 20 cm... * Khi dạy chương XI. Sinh sản: Chúng ta phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên, đây là những vấn đề hết sức nóng bỏng hiện nay. Tình trạng nạo phá thai ở lứa tuối học đường gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho sức khỏe và tương lai của các em. Thông qua bài “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai” bên cạnh việc trang bị kiến thức, giáo viên hết sức quan tâm đến việc giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào đới sống hình thành các kĩ năng sống cho bản thân như: • Kĩ năng ra quyết định: Tự xác định cho mình một biện pháp tránh thai. • Kĩ năng từ chối: từ chối những lời rủ rê quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Trang 8 • Kĩ năng ứng phó với các tình huống ép buộc, dụ dỗ, lừa gạt quan hệ tình dục. Về mặt sinh học, hệ sinh dục của các em đang trên đà phát triển mạnh và bắt đầu có khả năng sinh sản, những ham muốn về tình dục nảy sinh là điều bình thường. Nhiều em bắt đầu khám phá khả năng tình dục của mình bằng nhiều cách. - Nguyên nhân: Hiện nay do tác động của nhiều yếu tố, trong đó có văn hóa và dinh dưỡng, tuổi phát dục của con người ngày càng thấp. Nhiều em bước vào đời sống tình dục khi còn rất trẻ. Lí do các em đưa ra để biện minh cho hành vi quan hệ tình dục khi còn rất trẻ của mình là: tò mò muốn khám phá, thử nghiệm những điều mới lạ, do áp lực từ phía bạn trai/gái, bạn bè lôi kéo, ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh,.. - Những hệ quả của việc quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên: • Nguy cơ mang thai ngoài ý muốn • Lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, mặc cảm vì mất trinh tiết… là những gì vị thành niên, nhất là các bạn gái có thể gặp phải. • Khi đã mang thai ngoài ý muốn, các em gái sẽ phải đứng trước hai sự lựa chọn, hoặc là phải cưới ngay, hoặc là phải phá thai. Nếu giữ thai lại và cưới, các “ bà mẹ trẻ” có thể gặp nguy cơ: nhiễm độ thai nghén, tổn thương tử cung, âm hộ do sinh con khi cơ thể mẹ phát triển chưa toàn diện; suy nhược toàn thân sau khi sinh, nguy cơ tử vong ở các mẹ và con, và nhất là những tổn thương về mặt tinh thần thì khó mà khắc phục được. • Nếu các em phải phá thai, những nguy cơ không kém phần nguy hiểm có thể xẩy đến là chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, rong huyết, Trang 9 vô sinh biến cố bất thường trong lần sinh sau này… Ngoài ra, có những tổn thương về mặt tinh thần gây ra bởi dư luận xã hội, sự dằn vặt của gia đình có thể khiến bạn trẻ cảm thấy mặc cảm, mất tự tin vào bản thân và khó hòa nhập trở lại cộng đồng. b. Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp vấn đáp khi giảng dạy các kiến thức về vệ sinh: Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụng trong dạy học kết quả sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội các tri thức, về sự phát triển trí tuệ cùng các kỹ năng tư duy, về giáo dục đạo đức, về sự chuyển biến thái độ hành vi. Phương pháp đặc thù của bộ môn sinh học là phương pháp trực quan và thực hành . Đối với việc vận dụng kiến thức sinh học vào việc giữ vệ sinh và rèn luyện sức khỏe phương pháp này sẽ giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo, học sinh tự giành kiến thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên. Bên cạnh đó trong quá trình sử dụng phương pháp trực quan nếu giáo viên kết hợp linh hoạt với phương pháp vấn đáp sẽ tăng hiệu quả lĩnh hội kiến thức lên rất nhiều lần. Kiến thức thu nhận sẽ trở thành tài sản riêng của các em. Vì các em được tri giác sâu hơn nên giúp các em hiểu bài hơn, nắm vững kiến thức hơn từ đó vận dụng vào cuộc sống dễ dàng hơn. Đặc biệt hơn, trong khi vận dụng phương pháp trực quan kết hợp với vấn đáp trong phần dạy kiến thức về vệ sinh sẽ giúp chúng ta giải quyết việc sử Trang 10 dụng phương pháp vấn đáp đơn thuần bằng việc lặp lại nhiều lần các câu hỏi quen thuộc gây nhàm chán. Từ đó khắc sâu kiến thức cho học sinh, cũng như rèn được kĩ năng ra quyết định vận dụng các biện pháp vệ sinh vào cuộc sống giúp học sinh hình thành các thói quen, tập quán nếp sống tốt, có lợi cho bản thân. Để có thể cung cấp tranh ảnh, tư liệu cho học sinh quan sát, chúng ta phải sưu tầm hoặc chụp hình, quay phim tạo tranh ảnh, tư liệu về các chủ đề có liên quan đến nội dung các bài, các chương đang giảng dạy. * Ví dụ khi dạy về bài “ Vệ sinh mắt”: - Giáo viên chiếu tranh ảnh hoặc treo tranh ảnh về tình trạng cận thị học đường hiện nay: - Giáo viên hỏi học sinh: Em hãy nêu nhận định gì về tình trạng cận thị học đường hiện nay ? - Chiếu hoặc treo tranh các hình ảnh về nguyên nhân có thể dẫn đến cận thị : Trang 11 - Từ nguồn tranh giáo viên cung cấp học sinh có thể dễ dàng nêu được các nguyên nhân chủ yếu hiện nay gây tật cận thị ở học sinh. Khi xác định được nguyên nhân, thì cứ nguyên nhân nào ứng với biện pháp ấy, giáo viên hình thành cho học sinh các kĩ năng xây dựng các biện pháp phòng chống tật cận thị học đường. * Đối với bài “ Vệ sinh hệ vận động”: Giáo viên cung cấp cho học sinh các tranh ảnh về bệnh cong vẹo cột sống, phong trào tập thể dục thể thao ở trường học, công viên, gia đình… tăng động cơ ham thích luyện tập thể dục thể thao của học sinh. Trang 12 * Đối với bài “Vệ sinh da”: giáo viên cần cung cấp tranh ảnh cho học sinh các bệnh về da, tranh ảnh tai nạn do bị bỏng do điện, nước sôi… giúp học sinh có kĩ năng chăm sóc da, cẩn thận phòng tránh các tai nạn có thể gây ra bỏng… * Đối với bài “Vệ sinh tiêu hóa”: Giáo viên sưu tầm các tranh ảnh về hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng; các bước rữa tay đúng cách; tranh ảnh các loại giun sán sống kí sinh trong cơ thể người; phim đĩa CD minh họa các tác nhân gây hại và các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa. Qua quan sát tranh ảnh kết hợp với câu hỏi khai thác nhận thức của học sinh giáo viên dễ dàng hình thành những biện pháp giúp học sinh bảo vệ hệ tiêu hóa. Và vì hiệu quả mang lại từ nội dung tranh ảnh giúp học sinh hình thành các thói quen ăn uống, vệ sinh khoa học tránh các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa. * Đối với chương XI. Sinh sản: Để đạt được hiệu quả cao, trước hết người giáo viên phải nhận thức được : Chúng ta phải mạnh dạn dạy cho học sinh, không né tránh, trang bị cho học sinh các kiến thức chính xác, khoa học để tránh các em hiểu lệch lạc dẫn đến hành động sai lầm. Tuy nhiên do tính nhạy bén của bài học, giáo viên cần khéo léo, linh hoạt sử dụng từ ngữ nhằm làm giảm tính căng thẳng của vấn đề, đồng thời tạo tính cởi mở cho học sinh nghiêm túc học tập. Hơn ai hết học sinh cần được trang bị kiến thức và sự chia sẽ từ giáo viên. ( Vì rất ít trẻ vị thành niên chia sẽ vấn đề sức khỏe sinh sản với cha mẹ mình và ngược lại các ông bố bà mẹ cũng rất ngại trong việc chia sẽ với con ) Chính vì thế trong quá trình thiết kế tiết dạy giáo viên cần chuẩn bị một số dụng cụ tránh thai phổ biến hoặc tranh ảnh : bao cao su, viên thuốc tránh thai ( vỉ), vòng tránh thai... vì đa số học sinh các em chưa hề biết về các biện pháp đó, nếu chúng ta chị nói suông thì hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã đề ra các nguyên tắc tránh thai. Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan: Giới thiệu với học sinh các dụng cụ hoặc phương tiện tránh thai Trang 13 qua dụng cụ thực tế hoặc tranh ảnh: Thuốc viên tránh thai Dụng cụ tử cung Trang 14 Bao cao su Viên thuốc tránh thai khẩn cấp Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập trên phiếu, tổ chức sửa sai, hoàn chỉnh theo mẫu sau: Cách ngăn có thai Phương tiện Ưu điểm Nhược điểm sử dụng 1. Thuốc viên - Hiệu quả tránh thai cao - Hằng ngày phải tránh thai từ 92-99% nhớ uống thuốc - Dễ dùng vào giờ nhất định. - Có thể gây một Ngăn không số tác dụng phụ... cho trứng 2. Viên thuốc Có tác dụng trong vòng Thuốc có một số tránh thai 72 giờ, ngay sau khi phản ứng phụ, khẩn cấp quan hệ tình dục không được dùng quá 4 viên trong một tháng. 1.Bao cao su Hiệu quả tránh thai cao Giảm cảm hứng, từ 80-95%, Dễ mua, bất tiện, bao có không gây tác dụng phụ, thể hỏng. còn tránh được các bệnh Ngăn trứng lây lan qua đường tình Trang 15 thụ tinh dục. 2.Triệt sản Hiệu quả tránh thai cao, nam, nữ Không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục Ngăn sự làm Dụng cụ tử - Hiệu quả tránh thai cao tổ của trứng cung (vòng khoảng 95%, lâu dài ( 4tránh thai) 6 năm) - Tiện lợi, đặt vòng tháo vòng dễ dàng Chi phí ban đầu cao, phục hồi sinh đẻ hết sức khó khăn chi phí cao. - Có thể gây đau bụng, chảy máu và rơi vòng. - Chỉ tránh được chửa trong tử cung. Giáo viên nêu câu hỏi: Là học sinh, em cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh phải nạo phá thai ? Học sinh thông qua thảo luận phải hình thành được các kĩ năng từ chối, kĩ năng ứng phó bằng các dự kiến hành động về cách sống, cách quan hệ tình dục: • Tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh, giữ gìn tình bạn trong sáng lành mạnh để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, học tập và hạnh phúc gia đình tương lai. • Không đến những nơi không an toàn, vắng vẻ. Kịp thời báo lại cho gia đình, thầy cô về những vấn đề các em gặp phải như: có người có ý định dụ dỗ, cưỡng bức... • Hoặc phải bảo đảm an toàn tình dục bằng sử dụng bao cao su. c. Phương pháp giao cho học sinh các bài tập thực hành ở nhà và tăng cường kiểm tra đánh giá. Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức vào thực tiễn. Vì vậy, hình thành cho học sinh các kĩ năng vận dụng biện pháp vệ sinh rèn luyện sức khỏe trong đời sống, hình thành thói quen, tập quán lối sống tốt. Để thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung kiến thức cần luyện tập, các bài tập và phương án giải quyết các tình huống có thể xảy ra. Trang 16 Các bài tập cần chọn lọc đa dạng có thể là bài tập vận dụng các biện pháp đã học vào đời sống hằng ngày như giữ gìn vệ sinh các hệ cơ quan, bài tập thể dục thể thao rèn luyện cơ thể… - Hệ vận động: Hãy lựa chọn một môn thể thao luyện tập ngày làm tăng cường sự phát triển cơ bắp, chiều cao… - Hệ tim mạch: Thực hành ăn uống hằng ngày với khẩu phần ăn hợp lí, tập thể dục thường xuyên, đều đặn, vừa sức kết hợp với xoa bóp ngoài da để phòng chống được các bệnh về tim mạch. - Hệ hô hấp: Không hút thuốc lá, tập hít thở sâu nhiều lần vào buổi sáng sớm, sử dụng khẩu trang hằng ngày, trồng nhiều cây xanh quanh nhà, trang trí cây xanh trong lớp học, bỏ rác đúng nơi quy định tạo bầu không khí trong lành thoáng mát. - Hệ tiêu hóa: Vận dụng các biện pháp vệ sinh ăn uống vào cuộc sống hằng ngày: Đảm bảo vệ sinh khi chế biến và bảo quản thức ăn, ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ, nghỉ ngơi sau khi ăn, tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn uống... - Hệ bài tiết: Uống đủ nước, đi tiểu đúng lúc, không nhịn tiểu lâu, vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu hằng ngày, không ăn quá mặn, quá chua... - Da: Tắm giặt hằng ngày; rửa mặt, tay, chân thường xuyên với xà phòng đúng quy trình rửa tay. Để bảo vệ da nên tránh ăn nhiều chất béo, đường, các loại gia vị như tiêu, ớt; tránh tiếp xúc với nước bẩn, hóa chất, ánh nắng trực tiếp; tránh rượu bia, thuốc lá; tránh ngâm nước lâu, tránh mất ngủ kéo dài... - Hệ thần kinh: Luôn giữ cho tinh thần sản khoái, vui vẻ, tự kiềm chế sự tức giận của bản thân mình, không sử dụng các chất kích thích như chè đặc, cà phê, rượu bia.......; các chất gây nghiện như thuốc lá, ma túy, heroin ... Khi dạy bài “ Vệ sinh hệ thần kinh” giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng ứng phó với tình huống bằng cách giao bài tập về nhà như sau: • Em có biết người ta thường dùng những cách nào để dụ dỗ trẻ em tiêm chích ma túy hay không ? • Nếu có người có ý định dụ dỗ em sử dụng ma túy, em sẽ xử lí tình huống đó như thế nào ? - Hệ sinh sản: Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, giữ gìn tình bạn trong sáng, có lối sống lành mạnh, tích cực học tập, tham gia thể dục thể thao hằng ngày đều đặn. Để giáo dục có hiệu quả các biện pháp vệ sinh và rèn luyện sức khỏe thì bên cạnh việc trang bị các biện pháp cho học sinh giáo viên cần phải Trang 17 thường xuyên kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ, kịp thời động viên nhắc nhở thường xuyên nhằm giúp học sinh hình thành đươc các thói quen tốt. Kiểm tra đánh giá không phải là một vấn đề mới nhưng đa số giáo viên khi dạy học phần kiến thức về vệ sinh chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này. Việc kiểm tra đánh giá còn mang tính chiếu lệ, hời hợt không kích thích khả năng thường xuyên luyện tập, vận dụng các biện pháp vệ sinh vào cuộc sống. Đặc biệt trong quá trình dạy học các kiến thức về vệ sinh nếu chúng ta có trang bị kiến thức về các biện pháp vệ sinh đầy đủ, khoa học đến đâu mà học sinh không vận dụng vào thực tiễn hay không thường xuyên rèn luyện theo các biện pháp đã đề ra thì hiệu quả giáo dục xem như không đạt được gì. Đó cũng là một trongg những lí do mà lâu nay chúng ta vẫn truyền đạt kiến thức đầy đủ theo chuẩn kiến thức và kĩ năng nhưng hiện tại học sinh không vận dụng được nhiều, các em vẫn còn nhiều thói quen xấu trong vệ sinh, sinh hoạt ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Quả đúng như vậy “ Học phải đi đôi với hành’ học sinh sau khi được học các kiến thức về vệ sinh bằng nhiều phương pháp trực quan, vấn đáp…thì yêu cầu các em phải vận dụng các kiền thức ấy qua bài tập về nhà. Giáo viên có nhiều cách để kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra qua các biểu hiện bề ngoài: Vệ sinh cơ thể hằng ngày, móng tay, móng chân có sạch sẽ hay không? trang phục có gọn gàng hay không ? thể lực có phát triển hay không ? tập thể dục giữa giờ có đúng động tác hay không ? Ăn quà bánh có đảm bảo chất lượng hay không ? - Kiểm tra tổng quan lớp học: Vệ sinh lớp hằng ngày có sạch sẽ hay không? Có bỏ rác đúng nơi quy định hay không? Lớp có trang trí cây xanh, trồng cây xanh cho bầu không khí được trong lành hay không ? - Kiểm tra qua trò chuyện trao đổi trực tiếp với các em: • Hiện nay việc tập thể dục thể thao vào mỗi buổi sáng của em được tiến hành như thế nào ? có gì khó khăn không ? • Vào những ngày giáp tết, thời tiết lạnh các em có còn duy trì nếp tập thể dục buổi sáng hay không ? - Kiểm tra tư thế ngồi học của các em: Sau khi đã trang bị cho học sinh các biện pháp phòng chống cong vẹo cột sống, giáo viên cần phải kiểm tra thường xuyên, uốn nắn nhắc nhở các em kịp thời khi các em vận dụng chưa đúng. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy hiện nay có rất nhiều học sinh ngồi học không đúng tư thế : có em đặt cằm lên bàn và viết bài, có em luôn ngồi với tư thế quay ra bàn sau 90 độ, bên cạnh đó có em không tự tin với chiều cao do sự phát triển ở tuổi dậy thì hoặc vì cao quá mà ngồi ở Trang 18 các bàn trên sợ các bạn nhìn bảng không thấy nên tự ‘hạ độ cao” bằng cách ngồi cong lưng lại. Quả thật ngồi không đúng tư thế lâu ngày vô tình các em đã mắc phải tật cong vẹo cột sống. Chính vì thế để hạn chế tình trạng cong vẹo cột sống hiện nay của học sinh mỗi giáo viên cần có sự quan tâm từng tiết dạy, kịp thời nhắc nhở sửa sai cho các em. Để kiểm tra đánh giá về hiệu quả giảng dạy chương “Sinh sản” thật khó khăn vì đây là vấn đề hết sức tế nhị, là giáo viên dạy bộ môn sinh học cần quan tâm nhiều hơn đền sự phát triển tâm sinh lí, lối sống của các em. Nếu phát hiện có gì bất thường, lệch lạc để kịp thời giúp đỡ các em. Hãy tạo niềm tin, để các em thật sự an tâm chia sẽ khi các em cần thiết. Giáo viên có thể cho bài tập về nhà: • Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về quan hệ tình dục và lối sống thử của giới trẻ hiện nay ? • Bản thân em phải làm gì để để đảm bảo sức khỏe sinh sản vị thành niên ? Hiệu quả giáo dục đối với chương “ Sinh sản” không chỉ dừng lại ở các bài học trong chương trình mà cần phải có sự kết hợp với Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp mở các buổi ngoại khóa trao đổi nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản, nhằm nâng cao nhận thức của các em về vấn đề nhạy cảm này. 3.3. Kết quả so sánh: Các bước thực hiện Chưa áp dụng Áp dụng –hiệu quả 1. Cập nhật các kiến Kiến thức hạn chế, Cung cấp kiến thức thức về bệnh và tật học không nắm được tình phong phú hơn, cập đường có liên quan . hình thực tế, gò bó theo nhật kịp thời các bệnh thông tin từ sgk. tật học đường có liên quan từng chương. Giảng dạy chủ yếu Học sinh ham thích học 2. Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp bằng phương pháp vấn tập, khắc sâu kiến thức vấn đáp khi giảng dạy đáp, nhiều học sinh lơ hiểu rõ nguyên nhân, cơ các kiến thức về vệ sinh là chưa chú ý học tập, sở khoa học của các Trang 19 3. Phương pháp giao cho học sinh các bài tập thực hành ở nhà và tăng cường kiểm tra đánh giá. đa số thụ động. chưa vận dụng nhiều vào cuộc sống, hiệu quả giáo dục không cao. Học sinh chưa vận dụng tốt các biện pháp vệ sinh vào cuộc sống, chưa có nhiều thói quen tốt. biện pháp vệ sinh. Đa số học sinh vận dụng được các biện pháp xây dựng cho từng chương. Hình thành được nhiều thói quen, kĩ năng sống tốt cho học sinh. * Số liệu cụ thể : Lớp áp dụng giải pháp mới Điểm TBM từ 5 điểm trở lên 37/37 Tỉ lệ 100% Lớp không áp dụng giải pháp mới ( Do giáo viên khác dạy) Điểm TBM từ 5 Tỉ lệ điểm trở lên 28/37 75,7% C. KẾT LUẬN: 1. Bài học kinh nghiệm: Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện, người giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề. Đối với người giáo viên giảng dạy môn sinh học 8 cần phải thực hiện tốt các bước sau đây: - Khâu chuẩn bị: Đọc bài, nghiên cứu tài liệu có liên quan từ các sách chuyên môn và báo chí, các trang web... - Cập nhật thông tin mới có liên quan, sưu tầm những hình ảnh số liệu có thể cung cấp cho học sinh cho bài học thêm sinh động, hấp dẫn đối với học sinh. - Thiết kế tiết dạy: Nếu có thể các tiết học về các bài vệ sinh nên sử dụng công nghệ thông tin để soạn giảng. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất