Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn dạy tác phẩm tự sự trong chương trình ngữ văn 12...

Tài liệu Skkn dạy tác phẩm tự sự trong chương trình ngữ văn 12

.DOC
28
2311
63

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Cà Mau, ngày 26 tháng 02 năm 2013 BÁO CÁO NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Dạy tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 12 - Họ và tên người thực hiện: ĐỖ THANH HỒNG - Thời gian đã triển khai thực hiện: Từ ngày 15/ 9/ 2010 đến 31/ 12/ 2012. I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Môn Ngữ văn là một trong những môn không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông hiện nay. Là môn giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về văn học dân tộc Việt Nam và thế giới. Cũng là dịp để chúng ta gặp gỡ những số phận, những cuộc đời nhân vật, những tâm tư khát vọng con người qua nhiều thời đại. Hơn thế nữa: “Văn học là nhân học” (M. Gorki) Như chúng ta đã biết, môn Ngữ văn có nhiều thể loại khác nhau. Trong đó, tác phẩm tự sự chiếm số lượng lớn trong chương trình văn học ở trường phổ thông. Đặc biệt là chương trình Ngữ văn 12. Việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm tự sự một cách đúng đắn, có hiệu quả cao vẫn đang là một thử thách lớn đối với giáo viên và học sinh. Có nhiều cách để tìm hiểu tác phẩm tự sự. Nhưng để giảng dạy có hiệu quả, cũng như đáp ứng được tinh thần đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới sách giáo khoa như hiện nay, đòi hỏi người dạy văn phải nắm được đặc trưng của bộ môn và phương pháp dạy tác phẩm văn học tự sự. Thực trạng hiện nay ở trường trung học phổ thông, một số giáo viên còn lúng túng trong phương pháp dạy một tác phẩm văn học tự sự. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn còn hụt hẫng kiến thức về Trang 1 lí luận văn học nói chung và phương pháp tiếp cận, đánh giá, phân tích tác phẩm tự sự nói riêng. Dẫn đến học sinh tiếp thu kiến thức từ bài giảng của giáo viên chưa đầy đủ các khía cạnh nên khi làm bài phân tích tác phẩm tự sự học sinh chưa khai thác sâu được những khía cạnh của tác phẩm. Chính những lí do trên, bằng sự hiểu biết của mình, người viết muốn nêu ra một số căn cứ có tính chất cơ bản để giúp người dạy môn Ngữ văn 12 ở trường trung học phổ thông có cơ sở để dạy một tác phẩm văn học tự sự đạt hiệu quả cao. II. Phạm vi triển khai thực hiện: Dạy tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 12. Sáng kiến này áp dụng được cho tất cả các trường THPT. Hiện nay đã triển khai thực hiện có hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Việt Khái. III. Mô tả sáng kiến 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn: Để dạy tác phẩm văn học tự sự ở trường trung học phổ thông, đặc biệt là chương trình Ngữ văn 12. Người dạy cần hiểu rõ một số vấn đề về cơ sở lí luận xoay quanh thể loại tự sự: 1.1. Khái niệm về tác phẩm tự sự: Theo Từ điển tiếng Việt: “Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua cốt truyện, tương đối hoàn chỉnh”. Trong lí luận văn học thì: “Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm phản ánh đời sống trong quá trình khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó”. Theo Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh: “Tự sự là kể chuyện, trình bày sự việc, sự vật một cách cụ thể, chi tiết, có đầu có đuôi, tự sự tập trung chủ yếu vào việc miêu tả thế giới bên ngoài”. Từ các hướng nghiên cứu trên chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về thể loại tự sự như sau: Tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách Trang 2 nhân vật, chi tiết…có đầu có đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. 1.2. Những đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự: - Cốt truyện - Nhân vật - Ngôn ngữ. 1.3. Nhân vật và đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự: - Nhân vật: Thường là con người, có thể là sự vật, loài vật… - Đặc điểm nhân vật trong tác phẩm tự sự: Thường được thể hiện qua các khía cạnh: lai lịch, ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ. 2. Tiếp cận một tác phẩm tự sự cần khai thác ở các góc độ sau: 2.1. Cốt truyện: Cốt truyện là cách sắp xếp các chi tiết, tình huống một cách hợp lí tùy theo ý đồ của nhà văn, có thể sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo diễn biến tâm lí nhân vật, theo kiểu đầu cuôi tương ứng. 2.2. Nhân vật và hoạt động của nhân vật: Trong thế giới nhân vật, có thể là người, có thể không phải là người mà là vật, sự vật hiện tượng,… Trong tác phẩm tự sự khi phân tích chúng ta cũng phải chú ý đến hệ thống nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhóm nhân vật, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. 2.3. Hình tượng văn học: Ở mỗi bộ môn nghệ thuật khi phản ánh hiện thực khách quan đều có chất liệu riêng, hội họa thì dùng màu sắc, đường nét; điêu khắc thì sử dụng hình khối, chất liệu bằng gỗ, sắt, thép… Văn học phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật, mà hình tượng nghệ thuật lại lấy chất liệu là ngôn từ nghệ thuật. 2.4. Chủ đề: Là vấn đề xuyên suốt, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Các tác phẩm văn chương thường có nhiều chủ đề. Mỗi chủ đề được rút ra tùy thuộc vào cấu trúc phân tích và việc lựa chọn “điểm nút thẩm mĩ” được giải bình. Cần lựa chọn một trong các chủ đề phù hợp nhất với hình tượng văn chương. Trang 3 Tuy nhiên, cách tiếp nhận văn chương khuyến khích học sinh phát hiện nhiều chủ đề gọi là hệ thống chủ đề. Như vậy khi phân tích, giáo viên cần nắm cho được đâu là chủ đề chính, đâu là chủ đề phụ đối với một tác phẩm tự sự. 2.5. Đề tài: Là những mảnh hiện thực khách quan được phản ánh vào trong tác phẩm, thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Có thể đề tài là nhỏ, nhưng chủ đề tư tưởng lại là mang tầm vóc của thời đại. Giáo viên cần giúp học sinh phân biệt chủ đề và đề tài: - Chủ đề là điều nói ra, đề tài là điều nói tới. - Trong đọc - hiểu văn bản văn chương, đề tài thường thể hiện ở nhan đề tác phẩm, còn chủ đề là điều học sinh cần phát hiện ra sau quá trình phân tích. 2.6. Nghệ thuật: Có thể nhà văn sử dụng nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau như: - Điển hình hóa (nhân vật điển hình) - Xây dựng hoàn cảnh điển hình. - Châm biếm. - Hiện thực hóa: miêu tả chân thực cuộc sống đương thời của tác giả. 2.7. Tình huống truyện: Giáo viên phải dẫn dắt học sinh đắm mình vào câu chuyện tự cảm hóa, tránh giáo dục giáo điều, phải biến câu chuyện với những tình cảm để học sinh tự cảm nhận. Đó là đặc trưng, là thế mạnh của bộ môn văn học.Trong chương trình Ngữ văn 12 có các tác phẩm xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo, giàu ý nghĩa: Vợ nhặt, Những đứa con trong gia đình, Chiếc thuyền ngoài xa... Bên cạnh khai thác tác phẩm ở các góc độ trên người dạy còn sưu tầm thêm những bài viết phỏng vấn trực tiếp tác giả của tác phẩm đó để hiểu thấu đáo từng chi tiết của tác phẩm. Minh chứng bằng một ví dụ cụ thể như sau: Trang 4 PHỎNG VẤN KIM LÂN VỀ TÁC PHẨM VỢ NHẶT Trang 5 t . Cái đói là đề tài của rất nhiều nhà văn. Cái đói trong Vợ nhặt có khác gì những cái đói khác mà các nhà văn thường mô tả? Nhà văn Kim Lân: “cái đói” là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên đó là một đề tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó. Con người phạm tội và làm đủ mọi chuyện dại dột khác chỉ vì đói. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái mơ hồ ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ. Trang 6 . Truyện ngắn Vợ nhặt được viết từ một tình huống có thật trong cuộc sống? Nhà văn Kim Lân: Ban đầu tôi viết một truyện dài có tên là Xóm ngụ cư. Tôi viết tới chương thứ V thì dừng lại. Sau khi hòa bình lập lại tôi và Nguyên Hồng làm tờ báo Văn. Trong bản thảo Xóm ngụ cư có một đoạn luôn ám ảnh tôi là đoạn viết về những người đói, về một buổi sáng ở vùng quê người ta phải ra chợ nhặt xác người đi chôn. Tôi viết lại chương đó thành truyện ngắn Vợ nhặt mà không đọc lại bản thảo cũ. Chuyện nhặt vợ hoàn toàn không có thật mà do tôi sáng tạo ra. … 3. Thực nghiệm: 3.1 Trong giờ dạy tác phẩm tự sự: Ví dụ: Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Vốn là con đẻ của đồng quê, những sáng tác của Kim Lân tập trung vào đề tài nông thôn, phản ánh vẻ đẹp tâm hồn, sinh hoạt lành mạnh của người dân quê cực nhọc, khổ nghèo. Như cách nói của Nguyên Hồng: Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” và “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của đời sống nông thôn. Kim Lân là nhà văn của những cảnh đời lao khổ. Văn ông thấm đẫm tình yêu thương dành cho những người dưới đáy xã hội và luôn hi vọng một sự đổi đời cho họ. Thông qua những sự kiện, con người nhỏ bé trong cuộc sống thường nhật, Kim Lân đề cập đến những vấn đề sâu sắc về nhân sinh. Lối viết của ông bình dị, thiên về sự quan sát tinh tế. Hành văn tuân thủ nghiêm nhặt bút pháp hiện thực, có nghĩa là luôn tôn trọng tính khách quan của hiện thực. Truyện Vợ nhặt ban đầu có tên là Xóm ngụ cư, được viết dang dở và mất bản thảo ngay sau Cách mạng tháng Tám. Sau này, tác giả viết lại và được in trong tập Con chó xấu xí (1962). Truyện tập trung vào bối cảnh khốn cùng của con người Việt Nam dưới ách thống trị Pháp – Nhật, đêm trước của cuộc bùng nổ tổng khởi nghĩa hào hùng của dân tộc. Một chuyện khó khăn bậc nhất lại được thực hiện một cách nhẹ nhàng. Việc lẽ ra trang trọng vô cùng lại diễn ra trong đùa cợt lạ lùng. Ấy có lẽ là cảm nhận rõ rệt đầu tiên khi ta đọc Vợ nhặt của Kim Lân. Trang 7 Vợ nhặt tập trung xoay quanh câu chuyện của ba người trong một gia đình ở xóm ngụ cư (Tràng, cô vợ nhặt và bà cụ Tứ). Câu chuyện được xây dựng trên “cái tứ” nhặt vợ. Chuyện Tràng bỗng nhiên “nhặt” được vợ khiến mọi người trong xóm ngụ cư, kể cả mẹ Tràng đều ngạc nhiên, lạ lẫm bởi hạnh phúc của đôi vợ chồng mới diễn ra trong không khí ảm đạm, chết chóc, khi mà bản thân mỗi con người khó có thể tồn tại trong cảnh đói khổ, thế mà Tràng lại đi cưu mang một con người. Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện đậm nét ở điểm này. Điều đó chứng tỏ, con người dẫu ở trong bất kì hoàn cảnh nào cũng cần phải độ lượng, biết hi sinh và sẵn sàng cưu mang nhau,… thì họ ắt có được hạnh phúc, cái hạnh phúc dẫu mong manh và cơ hàn như kiếp người khốn khổ ở cái xóm ngụ cư kia. Xóm ngụ cư – không gian chính của truyện được đặc tả nạn đói khủng khiếp: dòng người đói lả, đói xanh cả mắt mũi từ Nam Định, Thái Bình và nhiều nơi lũ lượt đổ về. Cuộc sống dường như ngưng đọng. Không gian đâu đâu cũng ngập mùi chết chóc. Người chết như ngã rạ, người sống xanh xám vật vờ như những bóng ma, “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Xóm ngụ cư đã nghèo lại càng nghèo hơn trong cái đói, cái chết giăng khắp mọi nơi. Sự sống lúc này bị đặt bên mép bờ vực của cái chết. Cả xóm ngụ cư, dẫu có lạc quan đến mấy, cũng không một ai dám tin rằng có thể sống sót, và không một ai lại có thể tin nổi trên đất nước này tồn tại được hạnh phúc lứa đôi khi mà tiếng trống thúc thuế cứ phăng phăng nã thẳng vào lồng ngực. Mặt đất đầy tử thi người chết. Trên trời, đàn quạ săn xác người cứ lượn lờ như những đám mây đen. Hoàn cảnh đói nghèo lại cộng thêm nạn đói đang hoành hành. Ngần ấy đã đủ cho thấy nỗi cùng quẫn của xóm ngụ cư nghèo ấy bi đát đến mức nào. Trên bức phù điêu của sự bi đát đó, Kim Lân đã khắc tạc nên những con người với hành động phi phàm: dám hi sinh vì người khác. Ra thế, trong tăm tối vẫn loé sáng tình người, trong cùng quẫn vẫn nuôi hi vọng về ngày mai. Con người ta tồn tại là nhờ lòng lạc quan không hề nguội lạnh ấy. Thế nhưng, việc Tràng lấy vợ, đúng hơn là việc Tràng cưu mang một người phụ nữ trong hoàn cảnh ấy quả là một sự kiện quá sức tưởng tượng của người dân xóm ngu cư nghèo đó. Trang 8 Từ hạnh phúc của người khác, cảm thấy như là hạnh phúc của chính mình hoặc hi vọng cuộc sống của chính mình cũng sẽ hạnh phúc như thế,…giá trị nhân đạo đã được đặt trong thế chiếu ứng. Hạnh phúc của một người cũng là hạnh phúc của bao người. Cái xóm ngụ cư ấy sao mà ấm áp tình người! Chỉ có độ lượng, cảm thông và thấu hiểu thì con người ta mới có được sức mạnh để vượt qua bao gian khó của cuộc đời. Lạc quan vốn là một phẩm chất cao quý của người Việt. Với Kim Lân, ông nâng lạc quan đó thành cứu cánh, thành cơ sở chủ chốt của tính nhân văn. Tương lai của đôi vợ chồng “nhặt nhau” này là một tương lai tràn đầy ánh sáng. Cuộc sống từ tăm tối hé mở một ngày mai tươi sáng qua các thế hệ con cháu. Phải nói tấm lòng ưu ái của Kim Lân đã dành trọn cho đôi vợ chồng cơ cực này. Cuộc sống hiện tại của họ là nỗi cùng quẫn trên trần gian những con cháu họ quyết không thể nào như vậy. Giá trị nhân đạo đã được gửi trọn vẹn không chỉ trong niềm tin về sự đổi đời mà chính trong hành động để có được sự đổi đời đó. Đọc Vợ nhặt, tôi cứ “vẩn vơ” về vẻ đẹp của người phụ nữ, về thiên tính nữ. Phụ nữ là những người được tạo hoá sinh ra để yêu thương và để được thương yêu. Hiếm bà mẹ giàu lòng bao dung, nhân hậu như bà cụ Tứ. Cũng không nhiều người phụ nữ ý tứ, biết điều như người vợ nhặt – chị ta là người đáng thương, đáng trọng chứ không hề đáng ghét, đáng khinh. Dù chỉ xuất hiện trên vài trang truyện ngắn, nhân vật bà cụ Tứ để lại trong chúng ta những ấn tượng khó thể phai mờ. Bà cụ Tứ - người mẹ nghèo khổ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi những sự kiện, hành động thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. Bà cụ nghèo đã có suy nghĩ thấu tình đạt lí. Người mẹ ấy xót xa vì gia cảnh nghèo không đủ điều kiện để lấy vợ cho con. Cụ không xem việc người đàn bà ấy theo con mình về nhà là hành động hạ thấp nhân phẩm mà là hành động cao cả nhất. Bà cụ thầm cám ơn người đàn bà xa lạ ấy về việc dũng cảm kết nghĩa vợ chồng với con trai mình. Bởi nếu không có người đàn bà đó, chưa chắc anh cu Tràng có thể lấy được vợ. Xây dựng nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân muốn khẳng định thêm một lần nữa sự bất diệt của khát vọng sống và tinh thần nhân bản cao quý ở những con người lao Trang 9 động một đời cơ cực, tối tăm, những người luôn khiêm tốn và biết rõ giá trị, vị trí của mình. Họ không bao giờ tự đánh giá cao mình hoặc hạ thấp người khác. Con người được họ tôn trọng là ở tình người, ở nỗ lực lao động, phấn đấu vươn lên. Bà cụ Tứ là nhân vật đặc biệt trong Vợ nhặt. Nhân vật này chủ yếu hiện diện qua tâm trạng. Nhờ khai thác thế giới nội tâm này, Kim Lân đã hoàn thiện được bức tranh đời sống cơ khổ của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám một cách khách quan, đậm nét, đầy nghĩa tình. Trên nền bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945, Kim Lân đã khắc họa thành công những gương mặt điển hình, đã xây dựng kì công về cái đói và tình người trong cảnh đói. Thể hiện cảm động tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và niềm khao khát hạnh phúc của những người nghèo khổ, Kim Lân chủ yếu hướng vẻ đẹp nhân bản ấy ở nhân vật bà cụ Tứ - mẹ của Tràng và là người thừa nhận người đàn bà theo con trai mình về nhà. Chỉ xuất hiện vào khoảng nửa cuối của thiên truyện nhưng bà cụ Tứ là nhân vật quan trọng của tác phẩm. Qua bà, tình người hiện lên cảm động hơn, chân thành hơn và vì thế mà sức tố cáo xã hội tàn nhẫn, tuy gián tiếp nhưng sâu sắc hơn. Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ thương con như bao người mẹ Việt Nam. Người mẹ ấy được đặt trong một tình cảnh hết sức éo le. Đó là việc Tràng, con trai của bà, giữa lúc nạn đói hoành hành, bản thân không ai dám chắc có thể tự nuôi sống mình, lại lấy vợ. Nhưng chính nghịch cảnh này càng làm nổi rõ ánh sáng tâm hồn ở người mẹ. Đấy là nghệ thuật tạo sự đối lập giữa con người với hoàn cảnh. Đây là bút pháp đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực. Thông qua sự đối lập này người viết khắc họa rõ nét hơn suy nghĩ và hành động của nhân vật, để từ đó đề cập, phê phán những mặt xấu của thời đại. Bà cụ Tứ xuất hiện lúc anh Tràng đưa vợ về. Đúng hơn là khi Tràng đưa vợ về một lúc lâu thì bà cụ Tứ mới về. Cách kể này tạo sự hồi hộp cho người đọc. Ta không biết liệu bà cụ Tứ có nhận người vợ nhặt ấy không. Vẻ bồn chồn của Tràng và sự căng thẳng của người đàn bà càng cho thấy vai trò quyết định của bà cụ Tứ đối với hạnh phúc của họ. Trang 10 Khi gặp người đàn bà xa lạ, nghe người ấy chào bằng u bà cụ Tứ hiểu ra biết bao cơ sự. Không chỉ cảm thông cho các con mà bà còn tự trách bản thân “chao ôi, người ta dựng vợ gã chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì …. Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…. Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Ý thức trách nhiệm của người làm cha làm mẹ ở bà cụ Tứ lớn biết chừng nào. Bằng việc để cho nhân vật tự trách mình, Kim Lân đã khai thác được nét văn hóa hồn hậu đầy nhân văn của người mẹ Việt Nam bao đời nay. Người mẹ đó đã trở thành một biểu tượng của văn hóa. Trong mối quan hệ giữa ba nhân vật, tài năng độc đáo của Kim Lân là ở chỗ ông xây dựng họ vừa là ân nhân vừa là người gây ra gánh nặng cho nhau. Tràng lấy vợ là cưu mang cuộc sống của một người phụ nữ cơ hàn. Người vợ nhặt lấy Tràng cũng là sự cưu mang cuộc sống tinh thần của Tràng, bởi nếu không có cái nạn đói chết người ấy, chắc gì Tràng đã có thể lấy nổi vợ. Bà cụ Tứ, người được cả Tràng và người đàn bà lo sợ ấy đồng ý trước việc lấy vợ của Tràng và thầm mang ơn người đàn bà lạ lẫm tự nguyện làm dâu nhà mình. Mỗi nhân vật đều được đặt trong sự ý thức mình là gánh nặng cho người kia, mình không xứng đáng với người kia. Giá trị nhân đạo và ý thức nhân phẩm đạo đức được thể hiện rõ ở chỗ này. Họ là những người dưới đáy xã hội nhưng vẫn luôn biết quý trọng và tôn trọng nhau. Đấy chính là cơ sở cho sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau. Dù rất ít nói, bà cụ Tứ vẫn là người hấp dẫn người đọc nhất. Bởi trong lòng người mẹ ấy, người đọc tiếp xúc với trăm mối tơ vò, chuyện hiện tại, chuyện quá khứ đan xen lẫn lộn; niềm vui vì con có vợ, nỗi buồn, sự cay đắng, tủi vì gia cảnh nghèo nàn và cảm giác xót thương vây lấy…. Bà cụ Tứ là một người mẹ đầy ắp tâm trạng: “Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt” sâu thẳm như cỏi lòng nhiều uẩn khúc của bà. Vợ chồng Tràng nào biết hết nỗi lòng bà cụ Tứ. Bà trải hết lòng mình ra với chúng. Bà nhìn người đàn bà và nghĩ: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được”… Trang 11 Càng nghĩ, bà càng cay đắng cho thân phận mình: một người mẹ, bà chẳng lo được gì cho con, bà chỉ còn biết hi vọng: “May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?” Trong sự khốn cùng, cái may vẫn hiện diện, đấy là lòng lạc quan, niềm tin vào tương lai của những người cơ cực “bà khẽ dặng hắng một tiếng nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới: ừ, thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…” Vượt qua những lo âu thường nhật, bà cụ Tứ hướng đến cuộc sống tương lai. Bà còn dặn dò đôi vợ chồng trẻ: “Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Dẫu thế cuộc sống thực tại vẫn ngổn ngang bao nỗi lo âu chồng chất… “bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ và dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”. Những câu hỏi cứ day dứt trong lòng bà. Thực tại của bà và tương lai của các con liệu có khác nhau? Hay cuộc đời vẫn cứ mãi mãi là kiếp cơ hàn như thế? Chắc chắn sẽ không có sự lặp lại ấy. Con người ta cần phải cố gắng vươn lên. Những gian truân chỉ là tạm thời. Dòng kí ức đưa bà trở về với thực tại: “Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy xót thương”. Lời nói của bà chan chứa tình yêu thương: “Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”. Bà không khóc nhưng nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Tấm lòng người mẹ thật vô biên, đặc biệt khi người mẹ đó ở vào cảnh ngộ chẳng thể nào giúp đỡ được cho con. Điều quan trọng đối với bà cụ Tứ lúc này là phải tạo dựng được bầu không khí gia đình vui vẻ. Bà cụ đã làm được điều đó. Trang 12 Đêm tân hôn của đôi vợ chồng nghèo diễn ra trong những tiếng khóc hờn ngoài xóm từ phía những nhà có người chết đói. Khi Tràng thức dậy, xung quanh đã thay đổi mới mẻ, khác lạ. Dưới bàn tay tảo tần của bà cụ Tứ, nhà cửa, sân vườn đều được quét sạch sẽ gọn gàng. Cả đến hai cái ang nước vẫn để khô ở dưới gốc ổi cũng đã được đổ đầy nước. Đóng rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch… Rõ ràng là một cuộc “tẩy rửa” sạch sẽ những gì là dấu hiệu của sự ngưng đọng chết chóc. Bà cụ Tứ muốn làm điều gì đó có ích cho con trai. Hành động dọn dẹp của bà cụ đã mang ý nghĩa biểu trưng, hướng đến một sự khao khát đổi đời. Bà không muốn các con lặp lại bánh xe lịch sử của số phận mình – một số phận vô cùng cay đắng. Sáng hôm ấy, lòng người mẹ nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường. Bữa cơm ngày đói thật thảm hại. Nhưng có điều lạ là bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà nói toàn chuyện vui, chuyện tốt đẹp mai sau. Bà bàn tính với các con khi nào có tiền mua lấy đôi gà, rồi “ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…” Mừng tủi, cay đắng, âu lo chứa chan hi vọng, người mẹ của Tràng đã sống trọn cuộc đời vì con. Người mẹ đó đã trở thành biểu tượng cao đẹp cho tình mẫu tử trên đời. Bên cạnh khai thác tác phẩm ở các khía cạnh trên, người dạy còn sưu tầm thêm bài viết phỏng vấn trực tiếp tác giả của tác phẩm đó để giúp học sinh hiểu thấu đáo từng chi tiết của tác phẩm. Chẳng hạn như, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ. Tôi trích đọc một đoạn trong bài viết “Kim Lân nói về Vợ nhặt” như sau: Phóng viên: Trong tâm trạng bồn chồn của Tràng và sự tủi thân câm lặng của cô vợ, việc bà cụ Tứ trở về đã xua tan được không khí bế tắc. Tràng vui vẻ hẳn, còn người đàn bà lạ cất một câu chào ấm ấp: “U đã về ạ”. Bà cụ Tứ có ngỡ ngàng chút ít, nhưng bà cũng đồng ý chóng vánh. Không thấy bà lục vấn hỏi han gì con trai, điều mà các bà mẹ thường làm. Vậy trong mạch truyện, sự đồng ý nhanh chóng của người mẹ có quá gượng ép? Trang 13 Nhà văn Kim Lân: Chúng ta nên hiểu tâm trạng của bà mẹ. Bà cụ Tứ ngay khi về đến nhà đã bị ngạc nhiên vì sự vui vẻ và chờ đợi “nóng cả ruột” của con trai mình. Bà càng ngạc nhiên khi có người đàn bà lạ ở trong nhà mà lại đứng ở “đầu giường thằng con”. Người đó lại chào bà bằng u. Cái cảnh đó chưa được giải thích đến nỗi bà cụ tưởng nhầm như mình đang mơ thấy cái Đục – cô con gái đã chết hiện về. Và khi Tràng giải thích, bà “nín lặng” hiểu ra mọi chuyện. Bà tủi phận vì đã không xứng đáng là một người mẹ, không lo cho con một cách đàng hoàng như người khác. Hơn cả đứa con, bà hiểu rõ hơn hoàn cảnh của chúng…Có thể bà hơi ngao ngán về chuyện đó một chút nhưng cảm giác “hàm ơn” đối với người đàn bà là nhiều hơn, người đã giúp bà lo cho con trai bà bằng cách làm vợ anh ta. Bà không dám tin rằng “Chúng nó có nuôi nổi nhau qua được cơn đói khát này”. Ý nghĩa về cuộc sống tương lai và hiện tại gian nan có người đàn bà lạ tham dự vào là một cách bà đồng ý với Tràng. Cuộc sống không cho họ đòi hỏi nhiều hơn. Dù họ có vật lộn, có làm khó dễ, có khó tính đòi hỏi điều này điều nọ thì câu trả lời cho họ vẫn là cái đói treo lơ lửng trước mặt. Phóng viên: Tương lai của cặp vợ chồng mới này như bóng tối trong con mắt bà. “Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt”. Xen vào ý nghĩ tối tăm, hiện thực cuộc sống đồng thanh xác nhận điều đó bằng mùi trấu khét lẹt ở nhà những người chết. Bà nghĩ đến cuộc đời bà và ngầm so sánh với cuộc sống của cặp vợ chồng này. Chúng chỉ có một điểm chung là không một phút nào tươi sáng. Bà nhắc “Con ngồi xuống đây”. Lời nhắc này có ý nghĩa như lời chào thuận lòng của người mẹ. Bà thực sự chấp nhận thị là con dâu bà hay do hoàn cảnh mà bà phải chấp nhận? Nhà văn Kim Lân: Cuộc gặp đầu tiên đó không có cái ý nghĩa “mẹ chồng con dâu”. Cái tình cảm chiếm nhiều nhất trong lòng bà cụ Tứ là tình cảm “thương xót” một người đàn bà cùng đường. Hơn nữa, có một nỗi “hàm ơn mơ hồ” luôn bám lấy bà. Người đàn bà đã giúp bà cái việc bà không thể làm cho con trai là lấy vợ cho anh ta. Phóng viên: Thưa nhà văn, đoạn nào trong truyện là đoạn gây xúc động nhất cho riêng nhà văn? Trang 14 Nhà văn Kim Lân: Phần gây xúc động nhất cho tôi khi đọc lại truyện là đoạn bà cụ Tứ trở về. Ở đây tình của người mẹ thật lớn. Bà nhanh chóng hiểu rõ hoàn cảnh và chấp nhận ngay. Bà không chỉ thương con trai mà còn đầy lòng thương xót với người đàn bà cùng quẫn kia dù hoàn cảnh bà cũng không khá hơn lắm. Đó chính là bản chất nhân đạo trong tâm hồn con người Việt. Đó cũng là chủ để của câu chuyện… Trong quá trình phân tích tác phẩm tự sự, giáo viên lồng ghép liên hệ thực tế có liên quan đến các vấn đề mà tác giả đã đề cập trong tác phẩm. Thông qua các chi tiết, nhân vật trong tác phẩm, tôi dẫn dắt học sinh tìm hiểu thêm những vấn đế về cuộc sống như: tình thương; lòng vị tha; niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống; tấm lòng của người mẹ;… Ví dụ: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu) 1. Kiến thức bổ trợ: Tác giả: Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê ở xã Quỳnh Hải, huyện Huỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1945 Ông tốt nghiệp Thành chung tại Trường Kĩ Nghệ Huế. Năm 1950, Ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Hà Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn. Từ năm đến 1956, ông công tác tại Ban Tham mưu tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1972). Từ năm 1956 đến 1958, ông là trợ lý văn hóa trung đoàn thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, nhằm nâng cao trình độ văn hóa, Ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ Quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ông mất ngày 23-1-1989 tại Hà Nội. Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1967); Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970); Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972); Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (tập truyện ngắn, 1983); Chiếc thuyền ngoài xa (tập truyện ngắn, 1983)… Trang 15 Phong cách: Hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu được chia làm hai giai đoạn rõ rệt. Trước năm 1980, Ông là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn. Văn ông mang đậm tính chiến đấu và trở thành vũ khí sắc bén phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc. Từ đầu năm 1980 đến khi mất, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Tâm điểm trong khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt ở giai đoạn sau, lối viết của ông đã tiếp cận được phương pháp sáng tác hiện thực huyền ảo. Tác phẩm của ông viết theo bút pháp này được độc giả đánh giá cao. Xuất xứ: Chiếc thuyền ngoài xa là nhan đề một truyện ngắn, đồng thời được dùng đặt tên cho cả tập truyện ngắn gồm 15 truyện do Nhà xuất bản tác phẩm mới ấn hành năm 1987. Năm 2005, truyện ngắn này được in trong “Nguyễn Minh Châu toàn tập” tập 3, Nhà xuất bản văn học. Chiếc thuyền ngoài xa thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. 2. Tiếp cận tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. 2.1. Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu tác phẩm: Đối với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, giáo viên hướng dẫn học sinh chọn quy trình đọc- hiểu hình tượng nghệ thuật tác phẩm: người đọc phải nhập thân vào hình tượng để tưởng tượng, liên tưởng, hiểu những vấn đề ẩn chứa bên trong mà nhà văn muốn gửi gắm. Có thể xếp Chiếc thuyền ngoài xa vào loại truyện mang tính chất luận đề, tức là loại truyện mà ở đó tác giả không giấu diếm ý định của mình muốn “luận” đến một vấn đề nào đó của đời sống, của nghệ thuật. Cần nói thêm là loại truyện luận đề thường xuất hiện vào những thời điểm mà các nhà văn có nhu cầu sáng tácthời điểm có những bước ngoặt trong sự phát triển của căn học nói chung. Trang 16 Chiếc thuyền ngoài xa lấy cảm hứng từ những vấn đề thế sự có thể gọi là cảm hứng thế sự. Đặc điểm của tác phẩm mang cảm hứng thế sự là hướng về sinh hoạt hàng ngày của con người, khẳng định giá trị thẩm mĩ của cái đời thường, đi sâu khám phá hành trình của con người giữ một thực tại ngổn ngang nhằm tìm kiếm hạnh phúc và khẳng định nhân cách. Loại tác phẩm này biểu thị sự đổi mới trong quan niệm của nhà văn về tính chân thực của văn học, nhằm đưa văn học thoát khỏi tình trạng “minh họa” hay “tô vẽ”, đề cập những chuyện xa lạ với mối bận tâm chính của bao con người đang phải lao vào cuộc mưu sinh nhọc nhằn, trong một hoàn cảnh đất nước đang đối diện vô vàn khó khăn của thời hậu chiến. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu muốn theo đuổi một lối viết giàu tính đối thoại dân chủ với người đọc. Ta không bắt gặp ở đây những kết luận dễ dàng, đơn giản. Cuộc sống bày ra nhiều nghịch lí, luôn bắt ta phải suy nghĩ lại vô số vấn đề trên cơ sở biết khắc phục, loại bỏ những định kiến, thành kiến, những thói quen nhìn nhận, đánh giá rất khô cứng đối với con người và sự vật, sự việc. Trước những tác phẩm như truyện ngắn này, tính tích cực của độc giả luôn được thử thách. Tên truyện ngắn là Chiếc thuyền ngoài xa cái tên ấy dễ gợi liên tưởng đến một cái tên đối ứng: Chiếc thuyền vào gần (hay đến gần). Có lẽ đây là phản ứng tâm lí ở độc giả mà nhà văn muốn “thấy”, bởi nhờ nó cái “tứ” của truyện ngắn sẽ được người đọc nhận thức một cách sâu sắc. Ở ngoài xa, chiếc thuyền giống như biểu tượng của cái toàn mĩ, khiến khi chiếm ngưỡng nó, trong ta dấy lên những xúc cảm trong trẻo, nhẹ nhõm, lâng lâng. Còn vào gần, chiếc thuyền lại đưa đến biết bao bối rối, làm ta phải không ngừng trăn trở, dằn vặt. Tương quan giữa cái xa và cái gần ở đây hóa ra cũng là tương quan giữa cái bề ngoài và cái bề trong hoặc bề sâu. Nhìn từ xa ta chỉ thấy được cái bề ngoài thơ mộng của sự vật, còn nhìn gần, ta mới có cơ hội phát hiện cái bề trong phức tạp, thậm chí gai góc của nó. Từ điểm nhìn ngày hôm nay, có thể khẳng định: luận đề đặt ra trong Chiếc thuyền ngoài xa thật sự có ý nghĩa không chỉ đối với Nguyễn Minh Châu mà còn đối với nền văn học cách mạng Việt Nam thời kì sau 1975 đến những năm đổi mới. Chính nó cho thấy tinh thần trách nhiệm rất cao đối với văn chương và trên hết là Trang 17 đối với cuộc đời của tác giả. Đồng thời, nó cũng biểu lộ nỗ lực lớn, khát vọng lớn của ông muốn đổi mới văn học. Có thể xem nhân vật Phùng là sự hóa thân của tác giả. Đối với Nguyễn Minh Châu hành trình viết cũng là hành trình nhận thức, hành trình truy cầu sự thật. Trước khi các tình huống nhận thức trong truyện lay chuyển những thói quen suy xét vấn đề của độc giả, chính chúng đã làm nhà văn “ngộ” ra bao điều hệ trọng về cuộc sống, về sứ mệnh của văn chương. Chiếc thuyền ngoài xa và thân phận người phụ nữ. Là nghệ sĩ chân chính, suốt đời cầm bút phấn đấu cho công bằng và lẽ phải, Nguyễn Minh Châu không ngừng trăn trở về số phận của nhân dân, đặc biệt là người phụ nữ và trách nhiệm của nhà văn trước cuộc đời. Cái đẹp của nghệ thuật dễ tìm hơn cái đẹp đích thực của cuộc sống. Cái đẹp của cuộc sống gắn với hạnh phúc của con người. Đây là một vấn đề vô cùng phức tạp, không dễ xác định, bởi một người bị hành hạ khủng khiếp như người phụ nữ kia thì vẫn cứ cảm thấy có những phút giây hạnh phúc bên người chồng vũ phu ấy. Vậy để hiểu cuộc sống và để đấu tranh mang lại hạnh phúc cho con người đâu phải là đơn giản là cho họ có đủ cơm no áo mặc, cho họ biết mọi tri thức nhân đạo trên đời. Cần phải suy xét cẩn thận trong từng tình huống cụ thể thì giải pháp cho những cảnh đời ngang trái kia mới trở nên thiết thực, hữu hiệu. 2.2. Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: Nguyễn Minh Châu quan tâm tiếp cận đời sống góc độ thế sự. Tác phẩm thể hiện tinh thần nhân bản sâu sắc của nhà văn: quan tâm tới đời sống và số phận của những con người sống quanh mình; nhạy cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của những con người nghệ sĩ đối với con người và cuộc sống. - Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. - Tóm tắt tác phẩm - Phân tích: + Ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa (nghĩa tường minh và hàm ẩn) + Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh ( phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng, phát hiện thứ hai đầy nghịch lí) Trang 18 Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong. + Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện: Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều kì ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ. Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu: . Người đàn bà hàng chài: Bề ngoài, đó là một người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng hành hạ, đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, nhưng vẫn gắn bó với người chồng vũ phu ấy. Nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh là tình thương đối với những đứa con “…đám đàn bà hàng chài (…) để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa… phải sống cho con chứ không thể sống cho mình…” Trong triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”, “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”; “ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đếm khi khôn lớn…”. người đàn bà hàng chài nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời có tâm hồn đẹp đẽ giàu đức hi sinh và lòng vị tha. . Về người đàn ông (người chồng): Cuộc sống đói nghèo đã biến “anh con trai” cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu. Lão đàn ông vừa là nạn nhân của cuộc sống đói khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình. Lời nguyền rủa vợ con: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ” bộc lộ sự đau đớn, bất lực tột cùng của một người đàn ông trước đói nghèo, cơ cực đang bao vây gia đình, vợ con. Phải làm sao để nâng cao cái phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy. .Về chị em thằng Phác: bị đẩy vào tình thế khó xử. Trang 19 Chị thằng Phác - một cô bé yếu ớt, mà can đảm, là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, ngăn em làm việc trái luân thường đạo lí. Thằng Phác thương mẹ theo kiểu một cậu bé con còn nhỏ, theo sự yêu thương rất bản năng mà đứa con sẵn có dành cho mẹ. Nhìn thấy cha đánh mẹ, nó lao như một viên đạn về phía cha, giằng được cái thắt lưng, quật vào giữa ngực trần vạm vỡ của cha… Tình yêu thương mẹ và sự uất ức đối với cha đã vượt ra ngoài cái dáng vóc nhỏ bé của nhó. Đó là hình ảnh tuổi thơ đầy dấu vết của những đứa trẻ con nghèo vùng biển. Nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”, “nó tuyên bố (…) rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không còn bị đánh”. Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm nhận xót xa… . Về Chánh án Đẩu: là người có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều. . Về chính bản thân Phùng: sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận suy nghĩ. Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện mà phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện nhiều chiều. + Những đặc sắc về nghệ thuật của truyện Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị sâu sắc, đa nghĩa. Từ việc hướng dẫn học sinh phân tích nội dung và nghệ thuật giáo viên còn hướng dẫn học sinh rút ra ý nghĩa văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời, người nghệ sĩ Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất