Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn dạy câu điều kiện sáng tạo và hiệu quả qua các bài 8, 9, và 11 môn tiếng an...

Tài liệu Skkn dạy câu điều kiện sáng tạo và hiệu quả qua các bài 8, 9, và 11 môn tiếng anh 10 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh

.PDF
49
1608
70

Mô tả:

SKKN Dạy câu điều kiện sáng tạo và hiệu quả qua các bài 8, 9, và 11 môn tiếng anh 10 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT KHÁNH SƠN …   … SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY CÂU ĐIỀU KIỆN SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ QUA CÁC BÀI 8, 9 VÀ 11 MÔN TIẾNG ANH 10 NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Tên tác giả : Nguyễn Quốc Lịch Kèm theo: 03 phụ lục Năm học: 2013-2014 Nhận xét, xếp loại - Nhận xét: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… - Xếp loại: ………… Khánh Sơn, ngày…….tháng……năm 2014 HIỆU TRƯỞNG MỤC LỤC Nội dung Trang I. Đặt vấn đề…………………………..………………………….…..………..…...1 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….……....…...1 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….…….…1 3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….……….…..2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu…………………..……………………….……...2 II. Giải quyết vấn đề…………………….……………………………..…………..2 1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………..…………2 2. Thực trạng……………………………………………………………..…………3 3. Các biện pháp tiến hành……………………………………………..…………...4 a. Tóm tắt ngắn gọn nhưng súc tích, đầy đủ, khoa học và có hệ thống nội dung vấn đề ngữ pháp về câu điều kiện. ….……….…..……………….....……………4 b. Lập kế hoạch bài học theo phương pháp mới thật chuẩn, khoa học và phù hợp với đối tượng người học. ………………………………………………...……. 13 c. Thực hiện tốt tiến trình dạy điểm ngữ pháp về câu điều kiện . …… …….....… 13 d. Phân loại và xác định phương pháp làm các dạng bài tập về câu điều kiện…... 14 e. Các biện pháp khác. .. ….…………………………………………………….. 14 4. Hiệu quả………………………………………………...…………...………….15 III. Kết luận....………………………………………………………...………….17 1. Bài học kinh nghiệm……………………………………………………..……..17 2. Đề xuất……………………………………………………………...……...…...18 A. Tư liệu tham khảo………...………………………...………...…...……………20 B. Phụ lục……………………………… đính kèm 3 phụ lục riêng (đóng thành tập) I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Câu điều kiện là một trong những điểm ngữ pháp tiếng Anh quan trọng trong cấu trúc ngữ pháp của chương trình tiếng Anh THPT nói chung và chương trình tiếng Anh 10 cơ bản nói riêng. Điểm ngữ pháp này đã được dạy ở cấp THCS (Lớp 9). Trong chương trình Tiếng Anh 10 câu điều kiện lại tiếp tục được dạy ở cấp độ cơ bản với lượng kiến thức dàn trải từ Unit 8 đến Unit 11. Trong chương trình Tiếng Anh 11 và Tiếng Anh 12 điểm ngữ pháp này được dạy đầy đủ từ cấp độ cơ bản đến nâng cao và mở rộng với nhiều dạng bài tập khác nhau. Trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh vào cao đẳng và đại học, điểm ngữ pháp này luôn có trong đề thi trong khi đó phần lớn học sinh khối lớp 10, khối lớp 11, và khối lớp 12 của Trường THPT Khánh Sơn chưa nắm vững được kiến thức cơ bản của điểm ngữ pháp này vì các lý do sau: - Một là, điểm ngữ pháp này khó, lượng kiến thức nhiều. - Hai là, giáo viên giảng dạy nếu không hệ thống và phân loại được các dạng bài tập hoặc thiếu kinh nghiệm giảng dạy hoặc thiếu sự sáng tạo khi dạy điểm ngữ pháp khó và phức tạp như điểm ngữ pháp này thì hiệu quả giảng dạy không cao. - Ba là, nếu việc dạy và học điểm ngữ pháp này không hiệu quả và kém chất lượng thì học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc học tập và vận dụng tiếng Anh thông qua bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết khi gặp điểm ngữ pháp này. Thực tế việc dạy và học câu điều kiện tại đơn vị chúng tôi còn nhiều hạn chế nên dẫn đến tình trạng phần lớn học sinh gặp khó khăn đối với điểm ngữ pháp này trong các kỳ kiểm tra định kỳ, các kỳ thi và đặc biệt là các em không vận dụng được khi muốn diễn đạt ý nghĩ của mình trong văn nói hoặc viết. Chính những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài “Dạy câu điều kiện sáng tạo và hiệu quả qua các bài 8, 9 và 11 môn tiếng Anh 10 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh” để tiến hành nghiên cứu, triển khai và áp dụng vào việc dạy và học câu điều kiện nhằm giải quyết những tồn tại nêu trên. 2. Mục đích nghiên cứu Với việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ giúp cho giáo viên và học sinh Trường THPT Khánh Sơn có được những kết quả sau trong dạy và học : - Cách tổ chức tốt và có hiệu quả cho học sinh học tập tốt điểm ngữ pháp câu điều kiện qua các bài 8, 9, và 11 trong chương trình tiếng Anh lớp 10 chuẩn. - Hướng dẫn học sinh tự học tập và rèn luyện để học sinh có kỹ năng và kỹ xảo làm các dạng bài tập trong các kỳ kiểm tra định kỳ và các kỳ thi tốt nghiệp 1 THPT, các kỳ thi tuyển sinh cao đẳng và đại học. Đồng thời học sinh vận dụng điểm ngữ pháp câu điều kiện có hiệu quả trong việc học tập bộ môn tiếng Anh và đặc biệt là vận dụng được điểm ngữ pháp này trong giao tiếp. 3. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thực nghiệm: giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm điểm ngữ pháp câu điều kiện với nhiều loại hình bài tập đa dạng theo chương trình chuẩn trên các đối tượng học sinh ở các lớp đang giảng dạy. b. Phương pháp điều tra: giáo viên tiến hành kiểm tra học sinh ở các lớp đang giảng dạy qua các hình thức: nghe – nói – đọc – viết. c. Phương pháp thống kê: giáo viên tiến hành thống kê kết quả đạt được của học sinh ở các lớp đang giảng dạy qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: đề tài được ứng dụng tiến hành thực hiện trên đối tượng là học sinh các lớp 10A và 10B đang giảng dạy trong năm học 2013-2014. b. Phạm vi nghiên cứu: sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng vào việc giảng dạy các bài học từ Unit 8, Unit 9 và Unit 11 trong chương trình tiếng Anh 10 chuẩn cho đối tượng là học sinh các lớp 10A và 10B mà tôi đã được lãnh đạo đơn vị phân công trong năm học 2013 – 2014. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: Ngày nay, cùng với việc phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ chung của toàn cầu. Vì vậy việc dạy và học tiếng Anh ở các trường phổ thông trở nên vô cùng quan trọng. Tiếng Anh là một phương tiện để cho các em học sinh tiếp cận với những thành tựu khoa học mới, mở rộng hiểu biết thêm cho các em về đất nước và con người trong nhiều nền văn hóa của các nước trên thế giới. Đặc biệt tiếng Anh là một công cụ để giao tiếp, hợp tác và phát triển kinh tế vì thế việc học tiếng Anh ở các cấp học ngày nay được chú trọng và yêu cầu cao. Vậy làm thế nào để cho việc giảng dạy tiếng Anh ở trường phổ thông có hiệu quả? Tìm tòi phương pháp dạy học mới và nâng cao hiệu quả dạy và học là một nhu cầu thiết yếu và quan trọng không chỉ đối với những người làm công tác quản lý giáo dục mà đặc biệt rất quan trọng đối với những người đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh. 2 Trong chương trình tiếng Anh THPT, câu điều kiện là một phần kiến thức quan trọng luôn có trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh vào cao đẳng và đại học. Muốn làm tốt được các dạng bài tập về câu điều kiện thì học sinh phải nắm vững các vấn đề cơ bản liên quan đến câu điều kiện, và các loại bài tập biến thể của câu điều kiện trong tiếng Anh. Nếu các em không hiểu được các cách dùng của các loại câu điều kiện, và các loại bài tập biến thể câu điều kiện thì các em sẽ gặp khó khăn trong các kỳ kiểm tra định kỳ, các kỳ thi. Chính vì thế việc nắm vững cách dùng của các loại câu điều kiện để làm được các dạng bài tập liên quan đến câu điều kiện là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng đối với các em học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh khối lớp 10 nói riêng. Hơn nữa theo phương pháp dạy học truyền thống: giáo viên là trung tâm còn học sinh chỉ thụ động ngồi nghe và ghi lại những gì giáo viên giảng nên tiết học ngữ pháp trở nên rất nặng nề, các em học sinh thiếu tính sáng tạo, tư duy trong quá trình học.Trong khi đó, với chương trình SGK mới hiện nay với phương châm lấy người học làm trung tâm, luôn yêu cầu giáo viên và học sinh phải có tầm nhìn tích cực hơn trong quá trình dạy và học. Vì vậy học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo và chủ động hơn, đồng thời giáo viên cũng đầu tư nhiều hơn, nghiên cứu kỹ càng hơn cho mỗi bài giảng của mình. Từ những tồn tại nêu trên cùng với những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tôi đã chọn đề tài để thực hiện. Khi thực hiện đề tài tôi cố gắng sưu tầm và phân loại các dạng bài tập khác nhau để giới thiệu cho các em học sinh và áp dụng những thủ thuật giảng dạy mới nhằm giúp các em hiểu và làm được các dạng bài tập đồng thời giúp các em khắc phục những yếu kém về điểm ngữ pháp câu điều kiện. 2. Thực trạng: Trong chương trình tiếng Anh 10 chuẩn sách giáo khoa mới điểm ngữ pháp câu điều kiện dàn trải và được phân bố rất rộng qua các tiết học Reading, Speaking, Listening, Writing và đặc biệt là phần Language Focus của các bài 8, 9 và 11: Bài 8: Câu điều kiện loại 1 (Conditional sentence: type 1). Bài 9: Câu điều kiện loại 2 (Conditional sentence: type 2). Bài 11: Câu điều kiện loại 3 (Conditional sentence: type 3). Đối với học sinh của trường chúng tôi, việc học tiếng Anh của phần lớn học sinh là ở trình độ yếu kém vì hơn 2/3 học sinh là con em đồng bào Raglay nên tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thứ 3 của các em. Trong khi lực học đa phần các em yếu mà điểm ngữ pháp câu điều kiện lại khó và phức tạp. Thêm vào đó, thực tế việc dạy và học câu điều kiện tại đơn vị còn nhiều hạn chế do giáo viên trong tổ ngoại ngữ đa phần mới ra trường còn non kinh nghiệm, thời gian thực hành trên lớp hạn chế, bài tập về điểm ngữ pháp này được trình bày trong sách giáo khoa còn ít, chưa đa dạng hóa nên dẫn đến tình trạng phần lớn học sinh gặp khó khăn đối với điểm 3 ngữ pháp này trong các kỳ kiểm tra định kỳ, các kỳ thi và đặc biệt là các em không vận dụng được khi muốn diễn đạt ý nghĩ của mình trong văn nói hoặc viết. Với sự tồn tại của những khó khăn và hạn chế trên nên kết quả đạt được trong quá trình dạy và học chưa được cao. Điều đó được minh chứng qua kết quả bài kiểm tra khảo sát về vấn đề ngữ pháp này trước khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy với số liệu thống kê như sau: Lớp Giỏi TS HS SL 10A 41 2 10B 0 39 Khá % 4.9 SL TB % SL Yếu % SL 3 7.3 16 39 14 2 5.1 13 33.3 16 Kém % SL % 34.1 6 14.6 41 20.5 8 (Đính kèm: Phụ lục 1 Bài kiểm tra của học sinh trước khi áp dụng SKKN) Để khắc phục và giải quyết tình trạng nêu trên tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, thực hiện và đúc rút ra một số giải pháp nhằm để chia sẻ cùng các đồng nghiệp những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy điểm ngữ pháp câu điều kiện hầu mong muốn cải thiện và nâng cao chất lượng của việc dạy và học điểm ngữ pháp này nhằm tạo ra các tiết học ngữ pháp sinh động, có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho học sinh làm các dạng bài tập để cho học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và mang lại kết quả tốt trong các bài kiểm tra định kỳ, các kỳ thi và đặc biệt là các em vận dụng được điểm ngữ pháp này trong cả bốn kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể. 3. Các biện pháp tiến hành: a. Tóm tắt ngắn gọn nhưng súc tích, đầy đủ, khoa học và có hệ thống nội dung vấn đề ngữ pháp về câu điều kiện. Để học sinh có kiến thức tổng quát về cách dùng và cấu trúc của tất cả các loại câu điều kiện và các vấn đề ngữ pháp có liên quan đến câu điều kiện tôi đã nghiên cứu kỹ nội dung điểm ngữ pháp này trong các tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách bài tập, sách ngữ pháp và đặc biệt là các tài liệu chuyên môn chuyên sâu về ngữ pháp của các tác giả uy tín trong và ngoài nước. Từ đó tôi tóm tắt một cách ngắn gọn nhưng súc tích, đầy đủ, khoa học và có hệ thống nội dung vấn đề ngữ pháp câu điều kiện để làm tư liệu cấp phát cho học sinh làm tư liệu học tập riêng của các em. Với biện pháp này tôi đã giải quyết được việc thiếu tư liệu học tập của học sinh vì đa phần các em không có đủ điều kiện để mua sách tham khảo và đặc biệt ở vùng cao miền núi Khánh Sơn tư liệu học tập bộ môn tiếng Anh rất khan hiếm. 4 Hơn nữa, với cách thức tóm tắt ngắn gọn, minh họa bằng những ví dụ cụ thể và phần tóm tắt lý thuyết khoa khọc, rõ ràng tôi đã giúp các em học tập tốt và hiệu quả điểm ngữ pháp này. Dưới đây là bản tóm tắt về các loại câu điều kiện mà tôi đã cấp phát cho học sinh làm tư liệu học tập: CONDITIONAL SENTENCES ( CÂU ĐIỀU KIỆN ) Câu điều kiện gồm có hai mệnh đề: một mệnh đề nêu lên điều kiện được gọi là mệnh đề chỉ điều kiện (If - clause) và một mệnh đề còn lại nêu lên kết quả được gọi là mệnh đề chính (Main clause). Ví dụ: If it rains, I will stay at home. (= I will stay at home if it rains.) If- clause: If it rains Main clause: I will stay at home. Lưu ý: - Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể hoán đổi vị trí cho nhau. - Nếu mệnh đề điều kiện (If – clause) đứng ở đầu câu thì mệnh đề này được ngăn cách với mệnh đề chính (Main clause) bằng dấu phẩy (,). Trong tiếng Anh có ba loại câu điều kiện chính: câu điều kiện loại 1,2, và 3. Tuy nhiên cần lưu ý các loại biến thể khác trong câu điều kiện. A. TYPES OF CONDITIONAL SENTENCES (Các loại câu điều kiện) I. Conditional sentence: type 1 (Câu điều kiện loại 1) 1. Cách dùng: - Diễn tả những hành động, sự việc có khả năng thực hiện được, hoặc có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. 2. Cấu trúc: If clause Main clause Present simple Future simple If + S + V/ V- s/es S + will + V (bare inf.) Ex: If I find her address, I will send her an invitation. If Mary does not feel better tomorrow, she will see a doctor. Lưu ý: Ngoài cách dùng trên ta còn có các cách dùng khác sau đây: 1. Diễn tả sự cho phép với can: Ex: If you finish your homework, you can go out. 2. Diễn tả sự khuyên bảo với should: 5 Ex: If you want to become a good student, you should study hard. Với cách dùng mở rộng này ta có thể dùng cấu trúc sau: If clause Main clause Present simple Future simple If + S + V/ V- s/es S + can/must/should… + V (bare inf.) 3. Diễn tả sự việc có thể xảy ra nhưng rất hiếm: Ex: If I should find any dust on the chair, I will slap your face. (với những trường hợp này, thì sau if ta nên dùng thêm “should”) 4. Dùng với thì hiện tại hoàn thành: Ex: If you have finished the report, let’s go for a walk 5. Dùng trong câu mệnh lệnh: If + S + V/V-s/es, + V (bare inf.) + O... Ex1: If you go to the Post Office, mail this letter for me. Ex2: Please call me if you hear anything from Jane. Ex3: If Tom comes, give him this grammar book. II. Conditional sentence: type 2 (Câu điều kiện loại 2) 1. Cách dùng: - Diễn tả những hành động, sự việc không thể xảy ra ở hiện tại; hoàn toàn trái ngược với thực trạng ở hiện tại. 2. Cấu trúc: If clause Main clause Past Subjunctive Present Conditional If + S + V(past)/were S + would + V (bare inf.) Ex1: If I had a lot of free time, I would go swimming. (= I haven’t got free time, so I won’t go swimming.) Ex2: If Tom were here, he would know the answer. (= Tom isn’t here, so he doesn’t know the answer.) Ex3: I would call him if I knew his phone number. (= I don’t know his phone number, so I won’t call him.) 6 Lưu ý: - Past Subjunctive: (Quá khứ giả định) là hình thức quá khứ đơn của động từ nhưng ngoại trừ động từ “to be” chúng ta chỉ dùng một hình thức WERE cho tất cả các ngôi. - Theo ngữ pháp truyền thống chúng ta dùng “were” cho tất cả các ngôi, nhưng theo ngữ pháp hiện nay “was” cũng được chấp nhận cho ngôi he, she, it và I. - Biến thể cơ bản: COULD và MIGHT có thể thay thế cho WOULD để chỉ khả năng: Ex1: If he tried, he might succeed in his job. (= He might succeed in his job if he tried.) Ex2: My father could speak Spanish well if he lived in Spain. (If my father lived in Spain, he could speak Spanish well.) Ex3: If John worked hard, he could pass his exam. (John could pass his exam if he worked hard.) III. Conditional sentence: type 3 (Câu điều kiện loại 3) 1. Cách dùng: - Diễn tả những sự việc, hành động không thể xảy ra trong quá khứ; hoàn toàn trái ngược với thực trạng trong quá khứ. 2. Cấu trúc: If clause Main clause Past Perfect Perfect Conditional If + S + had + V (past participle) S + would have + V(past participle) Ex1. If I had known the answer, I would have told her. Ex2. I would have gotten the scholarship if I had studied harder. Lưu ý: Các biến thể cơ bản: - Dùng chỉ sự chủ quan, sự cho phép với could. Ex1: If I had taken part in the competition last week, I could have won a prize. Ex2: If you had finished your homework last night, you could have gone to the cinema. - Dùng chỉ khả năng khách quan với might. Ex: If it had rained much, the last crop might have been better. Ngoài ba loại câu điều kiện nêu trên còn có các loại điều kiện đặc biệt sau đây: IV. Conditional sentence: type zero (Câu điều kiện loại 0) 1. Cách dùng: 7 - Chúng ta dùng câu điều kiện loại 0 khi kết quả là luôn luôn đúng, hoàn toàn chắc chắn hoặc là một sự thật. Chúng ta không quan tâm hành động, sự việc là quá khứ, hiện tại hay tương lai. 2. Cấu trúc: If clause Main clause Present simple Present simple If + S + V/ V- s/es S + V/ V- s/es Ex: If you heat the ice, it smelts Hãy xem những ví dụ sau đây: IF Condition Result Present simple Present simple If I miss the 8 o'clock bus, I am late for work. If I am late for work, my boss gets angry. If people don't eat, they get hungry. V. Mixed conditional sentence: type 3 and 2 (Câu điều kiện hỗn hợp loại 3 và 2) 1. Cách dùng: - Câu điều kiện hỗn hợp loại 3 và 2 để diễn tả giả thuyết trái ngược với thực tế quá khứ nhưng kết quả thì trái ngược với hiện tại. 2. Cấu trúc: If clause Main clause Past Perfect Present Conditional If + S + had + V (past participle) S + would + V (bare inf.) Ex1: If he had worked harder at high school, he would be a university student now. (Nếu anh ra học hành chăm chỉ hơn, thì giờ đây anh ta đã là một sinh viên rồi.) Ex2: If I had taken his advice, I would be rich now. (Nếu tôi làm theo lời khuyên của anh ấy thì giờ đây tôi đã giàu rồi) 8 IV. Mixed conditional sentence:type 2 and 3(Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 và 3) 1. Cách dùng: - Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 và 3 để diễn tả giả thuyết trái ngược với thực tế hiện tại nhưng kết quả thì trái ngược với quá khứ. 2. Cấu trúc: If clause Main clause Past Subjunctive Perfect Conditional If + S + V(past)/WERE S + would have + V(past participle) Ex1: If I were you, I would have learned English earlier. Ex2: If he did not love her, he would not have married her. Đối với đối tượng học sinh khá, giỏi tôi mở rộng cho các em lượng kiến thức nâng cao sau: B. CÁC CÁCH DIỄN ĐẠT KHÁC CỦA CÂU ĐIỀU KIỆN 1. Or Ex: Go away or I will call the police. = If you don’t go away, I will call the police. 2. Without: không có Ex: Without water, life wouldn’t exist. = If there were no water, life wouldn’t exist. 3. Unless = If ….not Ex: Unless you work hard, you will fail the exam. = If you don’t work hard, you will fail the exam. 4. Supposed (that) / Supposing (that) Provided (that) / Providing (that) Ex1: Supposed that he were in Hanoi now, I would visit him. Ex2: You can go home late provided that you do the homework. 5. On condition that Ex: I will help you on condition that you help me. 6. Assuming Ex: Assuming you went to Britain, what place would you want to visit first? 7. If only 9 Ex: If only I were 10 cm taller, I would become a basketball player. 8. Cách sử dụng will, would, could, should trong một số trường hợp khác Thông thường các trợ động từ này không được sử dụng với if trong mệnh đề điều kiện của câu điều kiện, tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ như sau: a. If you (will/would): Nếu ..... vui lòng. Thường được dùng trong các yêu cầu lịch sự. “Would” lịch sự hơn “will”. Ex: If you will/would wait for a moment, I will go and see if Mr Conner is here. b. If + Subject + Will/Would: Nếu ..... chịu. - Để diễn đạt ý tự nguyện. Ex: If he will listen to me, I can help him. - “Will” còn được dùng theo mẫu câu này để diễn đạt sự ngoan cố: Nếu ... nhất định… Ex: If you will turn on the music loudly so late tonight, no wonder why your neighbours complain. c. If you could… : Xin vui lòng. - Diễn đạt lịch sự một yêu cầu mà người nói cho rằng người kia sẽ đồng ý như là một lẽ đương nhiên. Ex: If you could open your book, please. d. If + Subject + should +... + command: Ví phỏng như. - Diễn đạt một tình huống dù có thể xảy ra được song rất khó. Ex: If you should find any difficulty in using that TV, please call me. 9. Cách sử dụng if trong một số trường hợp khác a. If... then: Nếu... thì Ex: If she cannot come to us, then we will have to go and see her. b. If dùng trong dạng câu suy diễn logic (không phải câu điều kiện): - Động từ ở các mệnh đề diễn biến bình thường theo thời gian của chính nó. Ex1: If you want to learn a musical instrument, you have to practice. Ex2: If you did not do much maths at school, you will find economics difficult to understand. Ex: If that was Marry, why didn’t she stop and say hello? c. If... should = If... happen to... = If... should happen to... - Diễn đạt sự không chắc chắn. Ex: If you should happen to pass a supermarket, perhaps you could get some eggs. 10 d. If.. was/were to... - Diễn đạt điều kiện không có thật hoặc tưởng tượng (gần giống câu điều kiện không có thật ở hiện tại). Ex1: If our boss was/were to come in now, we would be in real trouble. ( If the boss came in now, we would be in real trouble.) Ex2: What would we do if I was/were to lose my job. - Hoặc có thể diễn đạt một ý lịch sự khi đưa ra đề nghị Ex: If you were to move your chair a bit, we could all sit down. Lưu ý: Cấu trúc này tuyệt đối không được dùng với các động từ tĩnh tại hoặc chỉ trạng thái tư duy Correct: If I knew her name, I would tell you. Incorrect: If I was/were to know her name, I would tell you. e. If it + to be + not + for: Nếu không vì, nếu không nhờ vào. - Thì hiện tại: Ex: If it wasn’t/weren’t for the children, that couple wouldn’t have any thing to talk about. - Thì quá khứ: Ex: If it hadn’t been for your help, I don’t know what to do. Lưu ý: Not đôi khi được thêm vào những động từ sau if để bày tỏ sự nghi ngờ, không chắc chắn. (Có nên ... hay không ...) Ex: I wonder if we shouldn’t ask the doctor to look at Mary. f. It would... if + subject + would... (sẽ là... nếu – không được dùng trong văn viết) Ex1: It would be better if they would tell everybody in advance. Ex2: How would we feel if this would happen to our family. g. If + S + would + have + V(pp), + S + would + have + V(pp): - Dùng trong văn nói, không dùng trong văn viết, diễn đạt điều kiện không thể xảy ra ở quá khứ Ex1: If I’d have known, I’d have told you. Ex2: If she’d have recognized him it would have been funny. h. If + preposition + noun/verb... (subject + be bị lược bỏ) Ex1: If in doubt, ask for help. = If you are in doubt, ask for help. Ex2: If about to go on a long journey, try to have a good night sleep. = If you are about to go on a long journey, try to have a good night sleep. k. If dùng với một số từ như any/anything/ever/not 11 - Để diễn đạt ý phủ định Ex1: There is little if any good evidence for UFOs. (There is little evidence, if there is any at all, for UFOs) Ex2: I’m not angry. If anything, I feel a little surprised. - Cách nói này còn diễn đạt ý kiến ướm thử: Nếu có... Ex1: I’d say he was more like a father, if anything. Ex2: He seldom if ever travel abroad. Ex3: Usually, if not always, we write “cannot” as one word l. If + Adjective = although (cho dù là) nhưng nghĩa không mạnh bằng although - Dùng để diễn đạt quan điểm riêng hoặc vấn đề gì đó không quan trọng. Ex1: His style, if simple, is pleasant to read. Ex2: The profits, if little lower than last year’s, are still extremely wealthy - Cấu trúc này có thể thay bằng may..., but Ex: His style may be simple, but it is pleasant to read. 10. Hình thức đảo ngữ của câu điều kiện a. Type 1: If-clause = Should + S (+not) + V(bare-inf.)… Ex1: If he has money, he will buy a new car.  Should he have money, he will buy a new car. Ex2: If Linda does not do her homework, she will be punished.  Should Linda not do her homework, she will be punished. b. Type 2: If-clause = Were + S (+not) + to V… Ex1: If he knew the answer, he would tell you.  Were he to know the answer, he would tell you. Ex2: If I were you, I would go abroad for studying.  Were I you, I would go abroad for studying. c. Type 3: If-clause = Had + S (+ not) + V (pp)… Ex: If they hadn’t gone to Huong pagoda by coach, they would not have got carsick  Had they not gone to Huong pagoda by coach, they would not have got carsick. 12 b. Lập kế hoạch bài học theo phương pháp mới thật chuẩn, khoa học và phù hợp với đối tượng người học. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, để dạy một tiết học ngữ pháp về câu điều kiện có chất lượng và đạt hiệu quả cao giáo viên cần phải soạn giáo án, lập kế hoạch bài học theo phương pháp dạy học đổi mới. Kiến thức cơ bản về câu điều kiện phải chuẩn xác và khoa học nhằm làm cho người học dễ hiểu hơn và tùy theo trình độ thực tế của học sinh ở từng lớp mà chúng ta có thể đưa vào giảng dạy để một tiết dạy ngữ pháp có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục đích, yêu cầu cần đạt của vấn đề ngữ pháp về câu điều kiện trong tiết dạy: nắm vững mục đích, yêu cầu trọng tâm của tiết dạy vấn đề ngữ pháp đó vì đó là cái đích mà cả giáo viên và học sinh cần đạt được sau bài học. Ví dụ như trong Unit 11 NATIONAL PARKS. Part E. Language Focus (chương trình tiếng Anh 10 chuẩn trang 118) vấn đề ngữ pháp của bài này là câu điều kiện loại 3 (Conditional sentence: type 3). Cuối bài học này học sinh phải biết phân biệt được 3 loại điều kiện: Conditional sentence type 1, 2 và 3 và áp dụng kiến thức bài học ngữ pháp để làm được các dạng bài tập sau đây: 1. Dạng bài tập ở cấp độ nhận biết: a. Choose the best answer to complete the sentences. Ex: I would have gone swimming yesterday afternoon if I …………… time. A. had B. have had C. had had D. would have had b. Complete the sentences with the correct form of the words in bracket. Ex: If it (not rain) hadn’t rained yesterday we would have had lunch in the garden. 2. Dạng bài tập ở cấp độ vận dụng cơ bản và nâng cao - Bài tập dạng biến đổi câu (Transformation sentences) Write a sentence with “if” for each situation Ex: My father didn't earn much money, so life wasn't easy for us.  If my father had earned much money, life would have been easy for us. c. Thực hiện tốt tiến trình dạy điểm ngữ pháp về câu điều kiện. Đối với một tiết dạy ngữ pháp, thông thường tôi luôn thực hiện theo tiến trình của tiết dạy gồm có 3 giai đoạn đó là: Presentation – Practice – Production. Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh hiểu rõ điểm ngữ pháp đang học mà còn giúp các em nhớ lâu và vận dụng được điểm ngữ pháp đó vào tình huống giao tiếp thực tế. Giai đoạn 1. Giới thiệu ngữ liệu mới (Presentation): - Tôi thường đưa ra những ví dụ, tình huống, tạo ngữ cảnh để lôi cuốn và làm cho học sinh dễ hiểu nhất, và bắt đầu vào bài học ngữ pháp một cách nhẹ nhàng. - Khuyến khích học sinh tự nhận biết cấu trúc mới. 13 Giai đoạn 2. Thực hành sử dụng ngôn ngữ (Practice) - Cho học sinh thực hành máy móc. - Cho học sinh thực hành có hướng dẫn. - Tổ chức luyện tập theo cá nhân, cặp, nhóm. Giai đoạn 3. Sản xuất ngôn ngữ (Production) Để kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh tôi thường thực hiện các hoạt động sau đây : - Cho thêm các dạng bài tập ứng dụng như hoàn thành câu, đặt câu theo tranh ảnh sẵn có trong sách giáo khoa hoặc giáo viên sưu tầm để đưa vào giảng dạy. - Thiết lập tình huống cho học sinh đàm thoại sử dụng ngôn ngữ mới. - Tổ chức các trò chơi sau bài học để củng cố kiến thức của học sinh. Để làm tốt được các hoạt động trên tôi luôn là người hướng dẫn theo phương châm dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Ngoài ra tôi khai thác tốt các dụng cụ trực quan, hình vẽ, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. d. Phân loại và xác định phương pháp làm các dạng bài tập về câu điều kiện . Sau khi học sinh đã nắm vững lý thuyết về cách dùng của các loại câu điều kiện, tôi tiến hành giảng giải thêm cho các em học sinh về cách phân loại và xác định để rút ra phương pháp riêng làm các dạng bài tập khác nhau về câu điều kiện. Khi học sinh đã nắm vững lý thuyết và biết tự đúc rút ra những cách giải các dạng bài tập khác nhau về các loại câu điều kiện và các dạng bài tập biến thể khác của câu điều kiện tôi tiến hành thu thập và phân loại các dạng bài tập ngữ pháp để cho các em có nguồn tài liệu tự học tập ở nhà hoặc trao đổi cùng làm với bạn học. Sau đây là một số dạng bài tập mẫu tôi đã sưu tầm từ các nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy ( danh mục sách tham khảo trang 24), tôi đã sưu tầm và biên soạn thành tài liệu sau đó photocopy và cấp phát cho các em để giải quyết tình trạng thiếu tư liệu học tập. (Đính kèm: Phụ lục 3 Các dạng bài tập về câu điều kiện) e. Các biện pháp khác: - Phối hợp và lựa chọn các phương pháp, thủ thuật dạy ngữ pháp phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp: việc lựa chọn các phương pháp và thủ thuật dạy ngữ pháp phải được xác định dựa trên căn cứ nội dung của tiết dạy, đặc điểm, năng lực của học sinh từng lớp. - Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy ngữ pháp về câu điều kiện: sử dụng và khai thác hiệu quả các tranh ảnh, biểu bảng sẵn có trong sách giáo khoa và sách giáo viên, giáo viên cần tự làm đồ dùng dạy học để bổ sung thêm. Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết học ngữ pháp một cách có hiệu quả sẽ làm cho bài học ngữ pháp sinh động hơn và học sinh sẽ học tập hứng thú hơn. Tôi thường tiến hành dạy các điểm ngữ pháp 14 về câu điều kiện trên bảng thông minh Activboard vì các tính năng của Activboard sẽ giúp cho giáo viên và học sinh thao tác linh hoạt và đặc biệt là giáo viên sẽ truyền đạt lý thuyết và bài tập hiệu quả hơn với phần mềm này. Ngoài ra, đối với học sinh tôi yêu cầu các em phải chuẩn bị tốt cho tiết học ngữ pháp về câu điều kiện bằng cách: + Hệ thống các điểm ngữ pháp chính và các điểm ngữ pháp có liên quan để chuẩn bị cho tiết học về vấn đề ngữ pháp liên quan đến câu điều kiện. + Xem trước các dạng bài tập và tham khảo ví dụ mẫu ở sách giáo khoa và các sách tham khảo để rút ra những nhận xét về các vấn đề ngữ pháp liên quan đến câu điều kiện. Sau khi đã nắm vững lý thuyết và thực hành các bài tập ở lớp tôi còn cho bài tập thêm để các em tự làm ở nhà. Bằng cách này các em có thể kiểm tra lại kiến thức đã học và có cơ hội tự rèn luyện thêm. Nếu có vướng mắc thì các em có thể trao đổi theo cặp, nhóm bạn học tập hoặc trao đổi trực tiếp với giáo viên. Trên đây là một số giải pháp cơ bản mà bản thân tôi đã rút ra, đã được thể nghiệm trong suốt quá trình giảng dạy nhằm giúp cho các em học sinh ở mức độ yếu và trung bình có thể sử dụng được câu điều kiện, các em có thể làm được các dạng bài tập câu điều kiện khi vốn từ của các em còn hạn chế, đồng thời giúp các em học sinh khá giỏi nắm được những kiến thức tổng quát liên quan đến câu điều kiện một cách lô-gích và thực hành vận dụng các loại bài tập về câu điều kiện một cách nhuần nhuyễn. 4. Hiệu quả: Bằng việc thực hiện các giải pháp trên một cách hợp lý và hiệu quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy các bài học ngữ pháp ở Unit 8, Unit 9, và Unit 11 về câu điều kiện của chương trình tiếng Anh 10 chuẩn sách giáo khoa mới theo những giải pháp đã nêu trên, tôi thấy có những ưu điểm và đạt được những kết quả sau: - Học sinh có nhiều hứng thú hơn trong giờ học ngữ pháp về câu điều kiện. - Học sinh mạnh dạn làm việc theo cặp, nhóm. - Khả năng vận dụng câu điều kiện khi thực hành các kỹ năng nghe-nói-đọcviết tiếng Anh của các em được cải thiện rõ rệt. - Học sinh đạt kết quả cao hơn khi làm những bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ về câu điều kiện. - Tăng khả năng sáng tạo và năng động của học sinh khi vận dụng câu điều kiện vào việc thực hành nói và viết. Tóm lại, đa số học sinh ở các lớp do tôi phụ trách có thể làm được các dạng bài tập về câu điều kiện một cách nhuần nhuyễn. Việc vận dụng sáng kiến kinh 15 nghiệm này vào quá trình dạy học đã giúp tôi đạt được một số kết quả hết sức khả quan vì những lý do sau đây: - Thứ nhất là, với sáng kiến kinh nghiệm này tôi nhận thấy rất phù hợp và hiệu quả khi dạy chủ điểm ngữ pháp tổng quát về câu điều kiện. - Thứ hai là, sáng kiến kinh nghiệm này đặc biệt giải quyết được thực trạng tồn tại những yếu kém khi dạy câu điều kiện của giáo viên ngoại ngữ trường chúng tôi. - Thứ ba là, sáng kiến kinh nghiệm này giúp việc học ngữ pháp về câu điều kiện của các em học sinh đồng bào Raglay ở một huyện miền núi như Khánh Sơn – nơi tiếng Anh như ngoại ngữ thứ 3 của các em trở nên có hệ thống, dễ tiếp thu và đạt hiệu quả cao hơn. Chất lượng và hiệu quả đã được kiểm chứng qua nhiều hình thức như: nghe – nói – đọc – viết qua từng giờ học trên lớp. Để theo dõi kết quả học tập của học sinh và đánh giá được tính thiết thực của đề tài tôi đã thực hiện khảo sát điểm ngữ pháp này thông qua bài kiểm tra của học sinh ở các lớp tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy. Dưới đây là bản thống kê chất lượng bài kiểm tra về điểm ngữ pháp câu điều kiện ở các lớp 10A và 10B trong năm học 2013-2014 trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào việc giảng dạy: Bảng 1: Thống kê điểm kiểm tra về câu điều kiện trước khi áp dụng SKKN. Lớp Giỏi TS HS SL 10A 41 2 10B 0 39 Khá % 4.9 SL TB % SL Yếu % SL 3 7.3 16 39 14 2 5.1 13 33.3 16 Kém % SL % 34.1 6 14.6 41 20.5 8 (Đính kèm: Phụ lục 1 Bài kiểm tra của học sinh trước khi áp dụng SKKN) Bảng 2: Thống kê điểm kiểm tra về câu điều kiện sau khi áp dụng SKKN. Lớp Giỏi TS HS SL Khá % SL TB % SL Yếu % SL Kém % SL % 10A 41 6 14.6 9 22 20 48.8 4 9.8 2 4.9 10B 2 5.1 12.8 22 56.4 7 17.9 3 7.7 39 5 (Đính kèm: Phụ lục 2 Bài kiểm tra của học sinh sau khi áp dụng SKKN) 16 Bảng 3: So sánh chất lượng trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Lớp TS HS Giỏi tăng Khá tăng TB tăng Yếu giảm Kém giảm SL % SL % SL % SL % SL % 10A 41 4 9.7 6 14.7 4 9.8 10 24.4 4 9.7 10B 2 5.1 3 7.7 9 23.1 9 23.1 5 12.8 39 III. KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh tại trường THPT Khánh Sơn, tôi đã giới thiệu cho các em những kiến thức cơ bản về câu điều kiện trong tiếng Anh. Đối với từng đối tượng học sinh khác nhau thì yêu cầu về kiến thức cũng khác nhau. Đối với những học sinh yếu tôi chỉ giới thiệu những kiến thức cơ bản để các em phân biệt được ba loại câu điều kiện trong bài tập tự luận và trắc nghiệm. Đối với học sinh có lực học khá giỏi tôi cung cấp kiến thức cao hơn. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy phần lớn học sinh đã nắm được các kiến thức cơ bản và áp dụng làm được các dạng bài tập về câu điều kiện. Với sáng kiến kinh nghiệm này giúp học sinh học tập hứng thú và tích cực, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức và phát triển các kỹ năng nghe-nói-đọcviết. Không khí học tập của giờ học ngữ pháp trở nên sôi nổi, nhẹ nhàng, học sinh không còn bị lúng túng, lo ngại và ngao ngán tiết học ngữ pháp về câu điều kiện như trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy.Từ những kết quả thu được tôi rút ra được những kinh nghiệm sau đây: - Giáo viên phải đầu tư soạn giảng một cách có hệ thống, khoa học, chuẩn và ngắn gọn những nội dung về câu điều kiện đồng thời tổ chức tốt các hoạt động trình bày bài mới theo phương pháp mới một cách linh hoạt và có những hình thức ôn tập, kiểm tra bài cũ đa dạng, phù hợp với từng đối tượng người học. - Tổ chức tốt các hoạt động thực hành bằng cách soạn sẵn bài tập trên bảng phụ và handouts để tiết kiệm thời gian. Giáo viên luôn là người hướng dẫn, bám sát giúp đỡ các em khi cần thiết. - Cần có hoạt động sản xuất ngôn ngữ (production) phù hợp, nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh khá, giỏi và nhận ra những lỗ hổng kiến thức về câu điều kiện ở học sinh yếu, kém để phụ đạo và chấn chỉnh kịp thời. - Nên sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc giảng dạy như power point và đặc biệt là activboard để giảng dạy nhằm làm cho tiết học sinh động, giáo viên tiết kiệm 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất