Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường thpt phạm ngũ lão - hưng...

Tài liệu Skkn biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường thpt phạm ngũ lão - hưng yên

.DOC
29
114
146

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ LÃO TỈNH HƯNG YÊN Lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Họ và tên: Nguyễn Thị Loan Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên Tài liệu kèm theo: Đĩa CD NĂM HỌC 2013 - 2014 Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Loan Chức vụ, chức danh: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường trung học phổ thông Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Đối tượng nghiên cứu 3 7. Phạm vi nghiên cứu 3 8. Những đóng góp mới của đề tài CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 4 1.1. Đặt vấn đề: 4 1.2. Một số khái niệm liên quan đến học sinh năng khiếu 5 1.3. Học sinh năng khiếu và học sinh giỏi 8 1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược nhân tài 8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO - HƯNG 10 YÊN 10 2.1. Khái lược về trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên 2.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT 10 Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO 14 - HƯNG YÊN 14 3.1. Nâng cao nhận thức việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi 14 3.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 15 3.3. Tổ chức phát hiện và tuyển chọn đội học sinh giỏi 16 3.4. Tuyển chọn và phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi 17 3.5. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên 3.6. Tổ chức xây dựng, bảo quản sử dụng có hiệu quả sở vật chất thiết bị phục vụ giảng dạy 3.7. Tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 3.8. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội động viên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 3.9. Công tác thi đua khen thưởng trong bồi dưỡng học sinh giỏi KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 PHẦN KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 19 20 21 21 23 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm đầu của thế kỷ XXI này, xu hướng toàn cầu hoá ngày càng rõ rệt. Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, việc tiếp cận thông tin các tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là hết sức cần thiết; công việc tiếp cận đó không ai khác là các nhà khoa học, các tài năng trẻ của đất nước. Chính vì vậy việc tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài để phát triển kinh tế xã hội ngày càng được quan tâm . Ngay từ xưa ông cha ta đã sớm nhận thức được điều đó và đã tổ chức các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình để chọn hiền tài. Vua Lê Thánh Tông đã viết: “ Hiền tài là nguyên khí Quốc gia Nguyên khí mạnh thì thế nước cường Nguyên khí suy thì thế nước tàn” Từ năm 1070 ông đã lệnh cho xây dựng Văn Miếu và sau trở thành Quốc Tử Giám - một kiểu trường Đại học đầu tiên ở nước ta nhằm tuyển chọn và đào tạo các nhân tài để phụng sự đất nước . Đảng và nhà nước ta phát huy truyền thống của cha ông ta đã có nhận thức đầy đủ và khoa học trong công tác phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài. Nghị quyết TW Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “Nguồn lực của con người là điều kiện cơ bản để đất nước ta đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đã viết bài đăng trên báo “Cứu quốc” ngày 20/11/1946 trong đó có đoạn: “Nhà nước cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có người tài”. Vì vậy trong tài liệu quán triệt Nghị quyết TW Đảng khoá VIII lần 2 và thực hiện nhiệm vụ năm học 1998 - 1999 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: 1 “Trường phổ thông và mọi giáo viên phổ thông đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”. Trong những năm qua, ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên việc tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi có nhiều quan tâm, cố gắng; song việc chỉ đạo, bồi dưỡng chưa được bài bản, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo viên, học sinh và phụ huynh. Đây thực sự là một vấn đề còn nhiều trăn trở của lãnh đạo nhà trường. Để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng có chất lượng cũng như về số lượng đáp ứng yêu cầu mới của đất nước, chúng tôi nhận thấy việc bồi dưỡng học sinh giỏi cần được nghiên cứu một cách đầy đủ, chính xác và khoa học hơn. Chính vì vậy chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên” 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài sẽ hệ thống hoá và đề xuất một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Chỉ ra thực trạng về vấn đề tổ chức và chỉ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay. - Xác định cơ sở lý luận của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. - Hệ thống hoá và đề xuất một vài biện pháp tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão. Các số liệu khảo sát, đánh giá thực trạng biện pháp tổ chức chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết quý II năm 20013. 2 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, xử lý thông tin: chắt lọc thông tin, vận dụng các thông tin, các tư liệu có tính pháp lý và tính khả thi . 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Nghiên cứu thông qua các tư liệu thực tiễn. - Phương pháp quan sát. - Đàm thoại, trao đổi thông tin. - Xử lý số liệu đã thu thập. 5.3. Nhóm nghiên cứu hỗ trợ: - Hệ thống hoá các thông tin và tổng kết, rút kinh nghiệm. - Biểu bảng thống kê, sơ đồ. 6. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên. 7. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu biện pháp tổ chức, bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên. 8. Những đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên - Xác định thực trạng tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên và nguyên nhân của thực trạng. - Đề xuất một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Cấu trúc của đề tài Đề tài có cấu trúc gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Đặt vấn đề: 1.1.1. Vai trò của người tài Chúng ta đã biết, những người tài năng đã tạo ra những bước ngoặt quan trọng trong đối với lịch sử phát triển của loài người. Họ đã sản sinh ra những sản phẩm có giá trị lớn về vật chất và tinh thần. Họ là nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2. Quan niệm về người tài ở các nước trên thế giới: Các cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Đức... các nước đang phát triển như Thái Lan, Xinhgapo, Hàn quốc... đến các nước còn nghèo đều rất quan tâm đến việc phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài. Sở dĩ Mỹ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới là do sau đại chiến thế giới lần thứ hai nhiều nhà khoa học giỏi ở các nước khác trên thế giới đã sang đó sống và làm việc. Vấn đề về bồi dưỡng nhân tài, thế giới đã có nhiều cuộc hội thảo và trong các cuộc hội thảo này đều đưa ra khuyến cáo: “Mỗi quốc gia hãy nhanh chóng ra chiến lược đào tạo nhân tài để góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi nước” 1.1.3. Quan niệm về người tài ở nước ta Ngay từ xưa ông cha ta cũng rất coi trọng đến việc tuyển chọn bồi dưỡng nhân tài để phụng sự đất nước. Trong Chiếu cầu hiền của vua Lê năm 1429 có viết: “Đất nước thịnh vượng tất ở việc cầu hiền. Người làm vua thiên hạ phải lo công việc đó trước tiên”. Lịch sử đã ghi nhận hơn 300 người tài năng trong đó có 7 danh nhân kiệt xuất góp phần tạo ra bước ngặt quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước, đó là: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 4 Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng và nhà nước ta bắt tay vào công cuộc kiến thiết đất nước. Bác Hồ viết bài đăng trên báo Cứu Quốc ngày 20/11/1946 trong đó Người chỉ rõ: “Nhà nước cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có người tài”. Trong các báo cáo chính trị trình bày tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, Đảng và Nhà nước ta đều hết sức quan tâm đến việc phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài. Đảng và Nhà nước ta đã và đang đầu tư nguồn kinh phí lớn cho việc tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài. 1.2. Một số khái niệm liên quan đến học sinh năng khiếu 1.2.1. Năng lực Năng lực là những tổ hợp tâm lý của mỗi con người; nó qui định tốc độ, chiều sâu và cường độ của việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định. Năng lực chỉ nảy sinh và quan sát thấy trong hoạt động giải quyết những yêu cầu mới mẻ . Năng lực được chia thành hai loại: năng lực chung và năng lực chuyên biệt. 1.2.2. Năng khiếu - Năng khiếu là hệ thống tiền đề bên trong dựa trên tư chất bẩm sinh, di truyền, được phát triển trong đời sống cá thể, tạo cho con người những năng lực giải quyết với chất lượng cao những yêu cầu đặt ra. - Năng khiếu có một số đặc điểm sau: + Năng khiếu là tư chất bẩm sinh trong cơ thể, được hình thành trong cơ thể người mẹ trong thời kỳ mang thai. + Năng khiếu mang tính di truyền sâu sắc, nó phụ thuộc vào gen của bố mẹ, của dòng họ + Năng khiếu chỉ được phát triển trong nền giáo dục có chương trình, có kế hoạch bài bản, có thầy, có cơ sở vật chất và có sự tổ chức, chỉ đạo khoa học. + Năng khiếu không được giáo dục, đào tạo sẽ bị thui chột và biến mất trong quá trình phát triển của con người. 5 1.2.3. Tài năng - Tài năng là một tổ hợp các năng lực tạo nên tiền đề thuận lợi cho hoạt động có kết quả cao, những thành tích đạt được này vẫn nằm trong khuôn khổ những thành tựu đạt được của xã hội loài người . - Cấu trúc của tài năng, năng khiếu gồm ba thành tố: thông tuệ, sáng tạo và phẩm chất ưu việt. Thông tuệ: Là những người có trí tuệ phát triển có năng lực tư duy tốt. Họ tiếp thu vấn đề nhanh, nhớ lâu, có khả năng suy luận, khái quát hoá, trừu tượng hoá, họ hiểu sâu rộng nhiều vấn đề, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình. Trước một vấn đề họ giải quyết nhanh, linh hoạt, đạt kết quả cao. Sáng tạo: Là người có óc tư duy độc lập, có óc phê phán, không suy nghĩ theo đường mòn, luôn muốn đi vào bản chất, tìm ra qui luật của hiện tượng, sự kiện, có khả năng dự báo, sáng tạo ra nhiều giải pháp mới, độc lập, tối ưu. Phẩm chất ưu việt: Có lòng say mê, tò mò, hoạt động có mục đích, trung thực, kiên trì, vượt khó lao vào cái mới, giầu lòng vị tha và có tính nhân văn, có ý chí phấn đấu vươn lên tự hoàn thiện với tinh thần tự chủ cao. Ba thành tố trên tạo nên cấu trúc năng khiếu của học sinh giỏi. Cả 3 thành tố này phải đồng thời có ở mức cao hơn 50 % ở mỗi thành tố. Ta có thể quan niệm học sinh năng khiếu là người thông tuệ, có một số phảm chất nổi bật, giầu tính sáng tạo và có một hoặc một số năng lực chuyên biệt nổi trội hơn hẳn lên. 1.2.4. Các giai đoạn phát triển năng khiếu và tài năng Chúng ta thấy các người tài được sinh ra và trưởng thành ở những nơi và chế độ xã hội khác nhau. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của họ đều được chi phối bởi ba yếu tố: di truyền, môi trường tự nhiên - xã hội và sự nỗ lực rèn luyện trong cuộc sống của mỗi cá nhân . Nói chung mỗi con người trong quá trình hình thành, phát triển và cống hiến tài lực của mình cho xã hội đều phải trải qua ba giai đoạn chính sau: Giai đoạn 1: giai đoạn sinh học ( trong giai đoạn thai nhi ) 6 Ở giai đoạn này đã hình thành các tổ chức tế bào tạo thành não và các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Đây là giai đoạn thai nhi chịu sự tác động của môi trường tự nhiên, xã hội như: sức khoẻ, yếu tố di truyền của bố mẹ, điều kiện, môi trường sống của cha mẹ và đặc biệt người mẹ có ảnh hưởng rất lớn quyết định tới việc phát triển của thai nhi, sự phát triển trí tuệ và tình cảm của đứa trẻ sau này. Giai đoạn 2: giai đoạn sinh học và xã hội học Giai đoạn này bắt đầu từ lúc đứa trẻ ra đời tới lúc trưởng thành. Ở giai đoạn này đã nảy sinh, bộc lộ mầm mống phát triển và xác lập năng khiếu. Trong giai đoạn này sự tác động của môi trường tự nhiên và đặc biệt là môi trường xã hội - (vai trò giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội) là hết sức quan trọng. Nó có thể làm thui chột đi năng khiếu sẵn có và có thể xuất hiện thêm các mầm mống của một số năng lực khác. Giai đoạn 3: giai đoạn xã hội học . Đây là giai đoạn mà tài năng được xác lập một cách rõ rệt, được thể hiện rõ rệt và được sử dụng, phát huy trong thực tiễn mang lại kết quả hữu ích cho xã hội. Ở giai đoạn này, môi trường (đường lối, chủ trương, chính sách, chế độ đãi ngộ, tổ chức, quản lý, chỉ đạo các mặt kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước...) đóng vai trò rất quan trọng, nó tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển, xuất hiện tài năng, sự sáng tạo và cống hiến tài năng của cá nhân cho cộng đồng xã hội. Như vậy: ba giai đoạn hình thành và phát triển năng khiếu tài năng kế tiếp nhau, đan xen với nhau, tác động tương hỗ với nhau để cùng nhau phát triển. Do đó để giữ gìn, nuôi dưỡng và tạo thêm năng khiếu của con người, ở mỗi giai đoạn cần chú ý quan tâm, tác động đúng và kịp thời. Đặc biệt ở giai đoạn thứ hai vai trò của giáo dục giữa gia đình nhà trường và xã hội hết sức quan trọng. Nếu chúng ta tạo điều kiện tốt, chăm lo giáo dục đúng mức sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển tài năng, tạo nền móng cho tài năng phát triển ở các bậc học kế tiếp. 7 1.3. Học sinh năng khiếu và học sinh giỏi Trước hết, học sinh giỏi là học sinh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện, đạt được kết quả cao trong học tập . Học sinh có năng khiếu là học sinh cùng bỏ một thời gian tương đương với các học sinh khác để hoàn thành một công việc, nhưng học sinh năng khiếu bao giờ cũng làm được kết quả cao hơn và tối ưu hơn trong khi đó các học sinh khác có thể không hoàn thành được hoặc hoàn thành chậm hơn. Cá biệt có những học sinh năng khiếu chưa được đào tạo bài bản nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Học sinh năng khiếu có liên quan đến yếu tố bên trong dựa trên các tư chất bẩm sinh - di truyền. Học sinh có năng khiếu có cơ hội trở thành học sinh giỏi nếu được đào tạo đầy đủ. Ngược lại học sinh năng khiếu sẽ không trở thành học sinh giỏi nếu không đào tạo đầy đủ và học sinh này không chịu học tập, bị các hoạt động khác chi phối. Như vậy học sinh năng khiếu phải được đào tạo bài bản và học sinh này phải có ý thức học tập thì mới trở thành học sinh giỏi. 1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược nhân tài Nghị quyết 37- NQ/TW của Bộ chính trị (khoá IV) ngày 24/8/1981 cũng đã chỉ rõ: “Cần quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật giỏi ,những nhân tài của đất nước” Trong văn kiện trình tại Đại hội Đảng VII có viết: “Giáo dục & đào tạo nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài ... Bồi dưỡng những người giỏi về khoa học công nghệ và kinh doanh” Nghị quyết VIII của TW Đảng cũng đã viết “ Nguồn lực con người là điều kiện cơ bản để đất nước ta đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Rõ ràng Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. 8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nhân tài có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội văn minh. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương mới về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: xây dựng hệ thống trường chuyên một cách hoàn thiện hơn, tôn vinh các học sinh xuất sắc... Chính vì thế mà có thể coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm. nó có tác dụng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thầy cô giáo, năng cao chất lượng giáo dục, khẳng định thương hiệu nhà trường. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài cũng giúp chúng tôi xác định chính xác thực trạng tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên. 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO - HƯNG YÊN 2.1. Khái lược về trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên Trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên thành lập năm 2003 nằm trên địa bàn xã Tân Phúc, huyện Ân Thi, tỉnh HưngYên. Khu vực tuyển sinh của trường gồm 06 xã phía Bắc huyện Ân Thi: Quang Vinh, Tân Phúc, Đào Dương, Bắc Sơn, Bãi Sậy và Phù Ủng. Địa bàn dân cư nơi trường đóng có nhiều tệ nạn xã hội. Giao thông đi lại khó khăn. Điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ dân trí chưa cao, nhiều gia đình chưa quan tâm đến học tập của con em mình. Chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 những năm gần đây đều thấp nhất trong khối các trường công lập trong tỉnh. Đội ngũ giáo viên chất lượng đào tạo không đồng đều, kinh nghiệm còn hạn chế. Những khó khăn đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Song với quyết tâm cao của thầy và trò nhà trường, trong những năm qua thầy và trò nhà trường đã vượt qua mọi khó khăn để cố gắng dạy tốt, học tốt và đạt được những kết quả đáng khích lệ. 2.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên 2.2.1 Thực trạng Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THPT Phạm Ngũ Lão hiện nay gặp nhiều hạn chế về kết quả. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau: Tất cả giáo viên bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và sưu tầm tài liệu; nội dung và phương pháp bồi dưỡng đội tuyển chưa được thống nhất. Giáo viên bồi dưỡng phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm các công tác khác như: chủ nhiệm, công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, thư ký hội đồng… Đó là một thực tế, bởi ban giám hiệu bao giờ cũng muốn giao những công việc này cho những giáo viên giỏi, có uy tín. Vì vậy mà việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế. Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không 10 gắn bó với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vì nhiều lý do khác nhau. Để có hiệu quả thì giáo viên bồi dưỡng phải trên cơ sở tình nguyện chứ không thể áp đặt hoặc dùng biện pháp hành chính. Việc chọn học sinh vào các đội tuyển cũng là một khó khăn của nhà trường. Một số em học sinh không yên tâm khi được chọn vào đội bồi dưỡng học sinh giỏi vì mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập chung. Nhất là ở các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, học sinh không tha thiết, hào hứng khi được chọn vào đội tuyển. 2.2.2 Một số kết quả đạt được và những tồn tại Bảng 1: xếp loại học lực Tổn Loại giỏi Loại Khá Loại TB Loại yếu Loại kém g Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ số HS % HS % HS % HS % HS % 2010 - 2011 HS 1047 10 0,1 298 28,7 647 62,2 92 9,0 0 0 2011- 2012 999 25 2,5 275 27,53 634 63,47 65 6,5 0 0 2012- 2013 916 06 0,7 399 43,6 458 50 50 5,5 03 0,3 Năm học Bảng 2: số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học - Cao đẳng Năm học Tổng số HS k12 2010 - 2011 Tổng số HS đỗ vào các trường ĐH Số lượng Tỉ lệ % 87 93 108 24.2 25,5 33,3 359 364 324 2011- 2012 2012- 2013 Bảng 3: Kết qủa thi học sinh giỏi cấp tỉnh Tổng số Năm học học sinh Nhất Cơ cấu giải Nhì Ba Khuyến dự thi Số giải HSG Tổng Số Tỉ lệ khích giải % 2010 - 2011 27 0 0 2 8 10 27,0 2011- 2012 27 0 0 0 03 3 11,1 2012- 2013 27 0 0 02 02 04 14,8 11 Trường THPT Phạm Ngũ Lão đóng ở địa bàn không mấy thuận lợi của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Dân trí chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; chất lượng đầu vào còn thấp. Số học sinh khá giỏi đa số nằm ở vùng tuyển sinh ở trường trung tâm. Đây là một trong những trở ngại đáng kể cho công tác chỉ đạo dạy và học của nhà trường. Với sự quyết tâm cao của thầy và trò nhà trường, trong những năm qua nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định. Chất lượng mũi nhọn của nhà trường còn thấp, học sinh đỗ Đại học chiếm tỉ lệ chưa cao. Học sinh đạt giải học sinh giỏi trong 3 năm gần đây còn ít, đa số giải ba và khuyến khích. Số lượng giải còn ít so với các trường công lập trong khu vực và trong tỉnh. 2.2.3. Công tác tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi của trường - Công tác giảng dạy mũi nhọn được đồng chí hiệu trưởng giao cho đồng chí hiệu phó hiệu trưởng chuyên môn phụ trách. - Song song với kế hoạch chung của năm học, kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi được lập riêng : - Phân tích tình hình thực tế của nhà trường, đề ra mục tiêu. - Chuẩn bị cơ sở vật chất: phòng học, tài liệu giảng dạy, thiết bị, đồ dùng dạy học... - Chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy đội tuyển. - Dự trù kinh phí cho giảng dạy đội tuyển. - Lập kế hoạch tuyển chọn đội tuyển, tổ chức thi chọn. - Họp thảo luận để hoàn chỉnh kế hoạch. - Kết hợp với hội khuyến học của trường đưa ra phương án khen thưởng cho thầy và trò của đội tuyển . Tổ chức thực hiện: trường đã tổ chức thành lập đội tuyển theo hướng: + Dựa vào điểm thi đầu vào ,điểm tổng kết ở lớp dưới + Tham khảo ý kiến của các giáo viên bộ môn. + Thi kiểm tra. + Khảo sát chất lượng một số lần để lập đội tuyển. 12 2.2.4. Nguyên nhân của sự tồn tại trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. - Lãnh đạo nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục mũi nhọn, song nhận thức chưa đầy đủ. Chưa có kế hoạch, biện pháp cụ thể, hợp lý. - Chưa thực sự động viên được học sinh tham gia đội tuyển - Chưa có chế độ chính sách hợp lý cho giáo viên dạy đội tuyển. - Chưa có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên phụ trách đội tuyển về cả chuyên môn và về phương pháp. Do đó đội ngũ giáo viên phụ trách đội học sinh giỏi chưa vươn lên đúng tầm đòi hỏi. - Chưa tổ chức hội thảo, rút kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh giỏi. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Qua nghiên cứu thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THPT Phạm Ngũ Lão, chúng tôi có một số kết luận sau: Công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên hiện nay có nhiều mặt tích cực, đạt được một số kết quả nhất định đáp ứng được nhu cầu xã hội, song bên cạnh đó còn có một số hạn chế. Những hạn chế này do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Kết quả nghiên cứu thực trạng đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận, đồng thời là căn cứ quan trọng để xây dựng các biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão - Hưng Yên. 13 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT PHẠM NGŨ LÃO- HƯNG YÊN Trên cơ sở phân tích thực trạng việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão và nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề này. Chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Phạm Ngũ Lão trong giai đoạn hiện nay như sau: 3.1. Nâng cao nhận thức việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi 3.1.1 Nâng cao nhận thức - Cần nắm chắc đây là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước thông qua các văn kiện Đại hội Đảng các khoá và các nghị định, chỉ thị, thông tư của các cấp các ngành. - Thấy rõ được tầm quan trọng của việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội cho đất nước đồng thời qua đây góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên . 3.1.2 Biện pháp để nâng cao nhận thức - Nghiên cứu kỹ các văn bản pháp qui về bồi dưỡng học sinh giỏi. - Mời chuyên gia hiểu biết sâu về lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi về trò chuyện, tư vấn. - Tuyên truyền cho toàn thể giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. 3.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt, người cán bộ quản lý cần phải xây dựng kế hoạch một cách khoa học, cụ thể, tương đối dài hạn và có tính khả thi cao. Trong đó phải chú ý đến mặt mạnh, mặt yếu của nhà trường ở tất cả các yếu tố: đội ngũ giáo viên và học sinh, tình tình cơ sở vật chất, tài chính, nguồn lực... để phục vụ cho công tác bồi dưỡng đội học sinh giỏi . 14 Trong kế hoạch phải thể hiện được mục tiêu, chương trình, đối tượng tham gia, thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, hình thức thi đua khen thưởng kinh phí cần sử dụng. Mặt khác trong kế hoạch cũng cần thể hiện được phương thức thành lập đội tuyển, cơ cấu mỗi đội, thời gian tuyển chọn, thời gian khảo sát chất lượng đội tuyển, kế hoạch hội thảo rút kinh nghiệm trong việc dạy đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường. Kế hoạch phải được toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nắm vững. 3.3. Tổ chức phát hiện và tuyển chọn đội học sinh giỏi Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi là một trong những khâu rất quan trọng, nó quyết định phần lớn chất lượng của đội học sinh giỏi. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình đầu tư nhiều công sức, đòi hỏi năng lực và tâm huyết của các thầy cô giáo. Hơn thế khâu này mang ý nghĩa giáo dục rất lớn, nó định hướng sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Ta có thể thực hiện khâu này theo 3 bước sau: Bước 1: Tập hợp các học sinh giỏi, kể cả một số em làm đơn xin dự thi vào đội tuyển. Xem xét kết quả học tập ở những năm trước hoặc kết quả thi tuyển đầu vào, lấy ý kiến của các giáo viên bộ môn. Bước 2: Tiến hành kiểm tra những tố chất của học sinh năng khiếu: Thông tuệ, sáng tạo, phẩm chất ưu việt thông qua thi trắc nghiệm. Bước 3: Đo một số chỉ số sinh lý có liên quan đến học sinh năng khiếu và xem xét phả hệ gia đình (nếu có điều kiện). Tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện theo các vòng sau đây: (từ năm học 2012 - 2013) Vòng 1: Thi chọn học sinh giỏi cấp trường ( Thời gian khoảng cuối tháng 8) - Thu đơn xin dự thi (có xác nhận của phụ huynh học sinh; HS phải có hạnh kiểm tốt, văn hoá khá trở lên và điểm TB môn thi phải  8). - Lấy ý kiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn - Lập danh sách học sinh dự thi 15 - Chuẩn bị đề - Thành lập hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, lên điểm và công nhận học sinh giỏi cấp trường theo từng bộ môn. Vòng 2:Thi chọn đội dự tuyển học sinh giỏi thi cấp tỉnh (Tổ chức ngay sau khi chọn xong học sinh giỏi cấp trường vào khoảng trung tuần tháng 9) - Chuẩn bị danh sách (xếp theo vần ABC) - Chuẩn bị đề : đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn cùng tổ nghiệp vụ bộ môn của nhà trường ra đề và duyệt đề. - Thành lập hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, lên điểm và căn cứ vào kết quả thi để chọn đội dự tuyển. 3.4. Tuyển chọn và phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói, muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi. Nói thế không có nghĩa là cứ có thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên qua đó muốn khẳng định rằng, vai trò của người giáo viên trong công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi là hết sức quan trọng. Giáo viên bồi dưỡng phải là một người thầy vừa hồng vừa chuyên, hay nói cách khác phải đủ tâm, đủ tầm. Phải có ý thức tích cực trau dồi, tích lũy chuyên môn, đọc nhiều, hiểu sâu vấn đề mà mình dạy học sinh theo phương châm biết mười dạy một. Có thể nói giáo viên bồi dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định kết quả bồi dưỡng. Có một ý kiến đánh giá trình độ dạy học sinh giỏi hóm hỉnh và chí lý: dạy trúng đề mà học sinh không làm được là dạy tồi, dạy trúng đề mà học sinh làm được là gặp may, dạy không trúng đề mà học sinh vẫn làm tốt mới là dạy giỏi. Để làm tốt các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần hiểu kiến thức một cách cơ bản, hệ thống, vững chắc và có khả năng vận dụng linh hoạt. Việc tuyển chọn và phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những công việc việc quan trọng của nhà quản lý giáo dục. Công việc này cần dựa trên các tiêu chí sau đây: 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất