Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn amin aminoaxit trong đời sống...

Tài liệu Skkn amin aminoaxit trong đời sống

.PDF
35
1268
108

Mô tả:

BM 01 – Bìa SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trãi Mã số: ………………………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Người thực hiện: NGÔ THỊ HỒNG Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: X………………………….. Phương pháp lý giáo dục Lĩnh vực khác:…………………………………………….. Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm Học: 2013 -2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGOÂ THÒ HOÀNG 2. Ngày tháng năm sinh: 16- 06 - 1962 Nam, nữ: Nöõ 3. Địa chỉ 896/7 Kp 8A Phường Tân Biên – Biên Hoà- Đồng Nai 4. Điện thoai (CQ)/ 0613881807 (NR); ĐTDĐ: 0919 070 446 5. Fax: Email: 6. Chức vụ: Giáo Viên 7. Đơn vị công tác: Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Trãi II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất: Cử nhân Năm nhận bằng: 1984 Chuyên ngành đào tạo: Khoa Hoùa Hoïc III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Môn hoùa Hoïc - Số năm có kinh nghiệm : 30 năm Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 05 AMIN-AMINOAXIT TRONG ĐỜI SỐNG I. Lý do chọn đề tài: 1. Tính cấp thiết của đề tài: cần gắn liền bài học với thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh có mối liên hệ giữa bài học và ứng dụng của AMIN -AMINOAXIT với thực tiễn cuộc sống 2. Tính mới của đề tài: amin -aminoaxit đã được học nhưng những ứng dụng ngoài cuộc sống thì học sinh chưa nắm rõ, mặc dù hàng ngày có thể đang sử dụng nhưng không biết rõ các chất đó có trong thực phẩm nào và ứng dụng của nó ra sao II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài: 1. Thuận lợi: Amin-aminoaxit ngày nay đã sử dụng rộng rãi trong việc nâng cao đời sống con người,bảo vệ sức khỏe 2. Khó khăn: - Những tác hại của ami-aminoaxit trong lúc sử dụng chưa được hiểu rõ - Những ứng dụng rộng rãi của amin-aminoaxit chưa được biết đến 3. Số liệu thống kê: Một số thông tin có tính thực tế và một số hình ảnh về amin –aminoaxit III. Nội dung đề tài: 1. Cơ sở lý luận: Amin –aminoaxit hiện nay có nhiều ứng dụng đối với đời sống của con người nên việc tìm hiểu sâu hơn về ứng dụng và tác hại của chúng trong nhà trường phổ thông đối với học sinh là cần thiết, để học sinh thấy rõ và hiểu được những thông tin ngoài sách vở cần phải cho các em tìm hiểu thực tế và liên hệ với lý thuyết đang học để khi ra đời học sinh biết sử dụng một cách hiểu biết hơn 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: - Hệ thống hóa một số amin-aminoaxit đang học trong sách giáo khoa hóa lớp 12 ban A cùng với một số thông tin sâu rộng hơn và có liên hệ với ứng dụng của amin-aminoaxit trong cuộc sống - Dùng những hình ảnh để minh họa cho một số ứng dụng của amin-aminoaxit trong đời sống - Nêu lên những cái lợi và tác hại khi sử dụng một số amin –aminoaxit VI. Kết quả: Mở rộng hiểu biết cho học sinh về một số amin –aminoaxit phổ biến trong cuộc sống và ứng dụng của nó V. Bài học kinh nghiệm Học sinh hiểu và biết rõ hơn những ứng dụng của amin –aminoaxit và có ý thức tốt hơn khi sử dụng chúng VI. Kết luận: - Mục đích để giáo dục cho học sinh liên hệ với bài học và thực tế trong cuộc sống về amin – aminoaxit thông dụng - Mở rộng hiểu biết hơn về các kim loại - Biết tận dụng ưu điểm của một số kim loại và phòng tránh tác hại của chúng đối với đời sống con người VII. Tài liệu tham khảo: 1. Các thông tin và tài liệu trên mạng internet 2. Hóa học hữu cơ của TS Cao cự Giác AMIN Amin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Nó là thành phần thiết yếu cho cuộc sống.Phổ biến là Ankylamin dùng trong tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là các điamin được dùng để tổng hợp polime. 1. Amin có trong mùi tanh của cá Cá thường có mùi tanh. Vì sao lại như vậy? Đó là vì trên da cá có tuyến niêm dịch, tiết ra chất nhờn có mùi tanh. Chất nhờn trong cá chứa một chất có gốc amin có mùi vị tanh, điển hình là trimelylamin N(CH3) 3là chất có mùi tanh nổi trội nhất. Người ta cũng đã định lượng được trong 100g cá nước ngọt có từ 66-116 mg trimetylamin, còn trong 100g cá biển có từ 250-470mg chất đó (có lẽ vì thế nên chúng ta thường cảm thấy cá biển tanh hơn cá nước ngọt). Trong một con cá cũng có những bộ phận tanh nhiều, tanh ít khác nhau. Chẳng hạn, chất nhớt ở bề mặt, mỡ, ruột, lớp màng đen ở bụng con cá mè và hoa khế trong đầu con cá trê... là những bộ phận tanh nhiều hơn so với phần thịt cá. Mặt khác, khi cá đã chết hoặc bị ươn, càng để lâu cá càng tanh hơn vì một số vi khuẩn có khả năng biến các bazơ bay hơi trong cá thành trimetylamin. Mặc dù chưa biết công thức hóa học của chất tanh đó là gì nhưng trong dân gian từ xưa tới naydã có nhiều cách để khử mùi tanh của cá bằng những cách như sau: 1. Làm bớt tanh bằng ngâm, rửa: Cá trước khi đem chế biến cần rửa kỹ 2- 3 lần, mổ bỏ ruột cá, đánh vây, bóc màng đen, hoa khế, cắt bỏ vây... Nếu loại cá tanh nhiều có thể ngâm vào nước vo gạo khoảng 10-15 phút sau đó rửa lại, hoặc rửa bằng nước muối, để ráo nước trước khi đun nấu. 2. Làm bớt tanh bằng bốc hơi và nhiệt độ: Khi nấu, luộc, rán cá... nước sẽ bốc hơi làm cho các amin tanh cũng bốc hơi theo. Mặt khác, dưới ảnh hưởng của nhiệt độ (nhất là khi rán cá), một phần các amin tanh bị phân hủy, vì thế khi nấu cá không nên đậy vung để cho mùi tanh bốc hơi được dễ dàng. 3. Làm bớt tanh bằng gia vị: Mỗi gia vị có những mùi thơm đặc trưng khác nhau như hành, rau răm, thì là, ớt, gừng, riềng, nghệ, ngổ...và những gia vị hay được dùng khi chế biến các món ăn từ cá. Chúng có tác dụng át mùi tanh của cá mà khi chúng ta mổ cá, rửa cá hay rán cá mà vẫn chưa khử hết. 4. Làm bớt tanh bằng chất (tanin): Các thứ lá như lá chè, lá ổi, lá cúc tần, lá găng, nước chè đặc hay chuối xanh thái lát là những thứ thường được dùng để tẩm ướp với các loại cá khi chế biến, tùy theo từng vùng, từng địa phương. Tanin trong các nguyên liệu trên sẽ phản ứng với trimetylamin trong cá làm cho cá bớt tanh. 5. Làm bớt tanh bằng chất chua (acid): Các amin tanh trong cá là nhóm những chất có chứa bazơ, khi kết hợp với acid hữu cơ có trong các chất chua (giấm, mẻ, khế, dọc, tai chua, sấu...) sẽ tạo thành các muối tương ứng và nước, do vậy cá sẽ bớt tanh hoặc hết mùi tanh. 6. Làm bớt tanh bằng rượu (alcol ethylic): Rượu có khả năng hòa tan được các chất amin gây mùi tanh, sau đó dưới tác dụng của nhiệt độ khi đun nấu, rượu sẽ bay hơi làm các chất tanh cũng bay theo. Mặt khác, rượu còn phản ứng với các acid tự do có trong cá tạo thành những este có mùi thơm ngon. Do vậy, nếu tẩm ướp cá với dấm và rượu trước khi đem rán thì càng tốt. Do vậy nếu tẩm ướp cá với giấm và rượu trước khi đem rán thì cáng tốt. 2. Nicotin (C10H14N2) SHAPE \* MERGEFORMAT Nicotin được tìm thấy trong các cây họ Cà, chủ yếu trong cây thuốc lá, và với số lượng nhỏ trong cà chua, khoai tây, cà tím, ớt chuông và cả trong lá của cây coca. Nicotin chiếm 0,3 đến 5% của cây thuốc lá khô, được tổng hợp sinh học thực hiện từ gốc và tích lũy trên lá. Tên gọi của nó được đặt theo tên nhà ngoại giao – bác học Ni-cô (1530 – 1600), một đại sứ người Pháp. Ông đã gửi thuốc lá và hạt của nó từ Bồ Đào Nha tới Paris vào năm 1550 và cổ vũ cho các ứng dụng y tế của nó. Nicotin được Pô-xen và Rây-man tách lần đầu tiên năm 1828. Công thức hoá học của nicotin được Melsen miêu tả vào năm 1843, được A. Pictet và Crepieux tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1893. Nicotin nguyên chất là chất lỏng dạng dầu, trong suốt, không màu, chuyển sang màu vàng khi ở ngoài không khí, khi lưu giữ lâu chuyển thành màu đen. Khối lượng riêng 1,009g/cm3. Háo nước. Tan trong nước, etanol, ete, clorofom và xăng. Như các số liệu vật lý thể hiện, nicotin dạng bazơ tự do sẽ cháy ở nhiệt độ thấp hơn điểm sôi của nó, và hơi của nó bắt cháy ở nhiệt độ 95 0C trong không khí cho dù có áp suất của hơi là thấp. Do điều này, phần lớn nicotin bị cháy khi người ta đốt điếu thuốc lá; tuy nhiên, nó được hít vào đủ để gây ra các hiệu ứng mong muốn. Nó là một chất độc thần kinh rất mạnh với ảnh hưởng rõ rệt đến các loài côn trùng. Do vậy trong quá khứ nicotin được sử dụng rộng rãi như là một loại thuốc trừ sâu. Và hiện tại các phái sinh của nicotin như imidacloprid tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Với liều lượng nhỏ hơn (trung bình một điếu thuốc tẩm một lượng khoảng 1mg nicotin), chất này hoạt động như một chất kích thích và là một trong những nhân tố chính gây nên việc nghiện thuốc lá. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, "Nghiện nicotin đã và đang là những thói nghiện ngập khó bỏ nhất". Khi nicotin được đưa vào cơ thể, nó được vận chuyển nhanh thông qua đường máu và có thể vượt qua rào cản giữa máu và não. Kể từ khi hít vào nicotine mất trung bình 7 giây để chạy tới não. Thời gian bán phân rã của nicotin trong cơ thể vào khoảng 2 giờ. Lượng nicotin hít vào cùng với khói thuốc là một phần nhỏ dung lượng chất này có trên lá của cây thuốc lá (hầu hết chất này bị cháy hết khi đốt thuốc). Lượng nicotin ngấm vào cơ thể thông qua việc hút thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kiểu thuốc lá, việc có hít khói vào phổi hay không, và có đầu lọc hay không. Khi nhai thuốc lá, với việc để lá thuốc giữa môi và lợi, lượng thuốc ngấm vào cơ thể có xu hướng cao hơn nhiều so với việc hút thuốc. Nicotin bị phân rã trong gan bằng enzym cytochrome P450 Nicotin được hấp thụ vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp hay qua da.Đặc biệt nicotin còn dễ thấm qua niêm mạc phổi. Một giọt nicotin có thể gây chết một con thỏ hay một con chó, 7 giọt nicotin làm chết một con ngựa, một giọt tiêm vào tĩnh mạch gây chết người. Vì thế, chúng ta hãy nói không với thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của mọi người cũng như chính mình. 3. Tryptamine (C10H12N2) Được tìm thấy trong cây chacruna, cây keo và cả trong cơ thể động vật với hàm lượng ít và có nhiều nhất trong nấm Psilocybin. Nó tác động tới thần kinh gây ra ảo giác và cảm giác lo lắng và sợ hãi, hiệu ứng này đôi khi kéo dài từ 3 đến 7 tiếng, đặc biệt là gây tác động tới quá trình chuyển hóa. Nó được xếp vào loại sản phẩm ma túy. 4. Dimetyltryptamin (C12H16N2) : DMT SHAPE \* MERGEFORMAT Dimethyltryptamine (DMT) là một chất gây ảo giác tự nhiên có trong nhiều loại thực vật (cây cần sa...) và ngay cả trong cơ thể con người. Cơ thể chúng ta sản xuất DMT trong giấc ngủ và chính DMT là chất tạo ra những giấc mơ của chúng ta. Vì DMT "là phân tử tinh thần, là nguyên nhân làm chúng ta mơ, là nguồn gốc của kinh nghiệm cận tử, DMT được tiết ra từ tuyến tùng trong não, đây được coi là con mắt thứ ba của chúng ta”. Tuy nhiên, với liều lượng nhiều, DMT được xem là một loại ma túy bất hợp pháp. Thuốc gây ảo giác có tác dụng tạo ra ảo giác như thấy hoặc nghe những điều không có thực, thấy thời gian và không gian thay đổi, thấy sự vật chung quanh di chuyển hoặc thấy sự vật có màu sắc đậm hơn hay khác hơn bình thường. 5. Phenylethylamine (C8H11N) SHAPE \* MERGEFORMAT Ở những người đang yêu tạo ra trong cơ thể một lượng hormone phenylethylamine nhiều hơn, chất dẫn truyền thần kinh này tạo nên cảm giác rạo rực, làm cho tim đập nhanh hơn và làm tăng niềm phấn khích. Bằng cách tăng độ thẩm thấu của mạch máu, nó giúp tạo ra nét mặt đỏ hồng hào của người đang yêu. Vì thế nó được coi là hóa chất của tình yêu. Phenylethylamine là thành phần chính trong sô-cô-la. Nó có tác động tích cực đến tâm trạng và sức khỏe. PEA thúc đẩy não bạn giải phóng endorphins, tạo ra cảm giác hưng phấn ở não bộ. Vậy nên ăn sôcôla sẽ làm bạn cảm thấy hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, chất này làm tăng huyết áp và nhịp đập của tim nên nếu bạn ăn quá nhiều thì lại không tốt cho sức khỏe. 6. Quinoline (C9H7N) SHAPE \* MERGEFORMAT Quinoline lấy từ nhựa than đá, từ sản phẩm dầu mỏ. Là một chất lỏng nhớt, không màu hoặc có màu vàng nhạt, thẫm màu dần khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng, có mùi đặc trưng. Dùng làm dung môi hòa tan nhựa,… làm nguyênliệu tổng hợp phẩm nhuộm xiani, dược phẩm như Atophan, Enteroxepton,… Quinoline là dễ dàng phân hủy bởi vi sinh vật, chẳng hạn như vi khuẩn Rhodococcus. Theo Viện nghiên cứu cà phê, Quinoline có thể là một trong những nguyên nhân gây nên vị đắng của cà phê. 7. Acridine (C13H9N) SHAPE \* MERGEFORMAT Acridine xuất hiện trong nhựa than đá. Acridine được sử dụng để tổng hợp thuốc nhuộm và tổng hợp những chất khử trùng là acriflavine hydrochloride, acriflavine base, và proflavine. Khi xử lí AND bằng chất Acridine sẽ gây đột biến gen, làm mất hoặc thêm cặp Nucleôtit. 8. Histamine (C5H9N3) Phần lớn histamine trong cơ thể được tìm thấy ở các hạt trong tế bào. Đặc biệt tập trung nhiều ở các vị trí dễ bị tổn thương như mũi, miệng, chân, bề mặt nội mô cơ thể, và thành mạch máu. Ngoài ra cũng có ở não. Histamine là một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ cũng như việc duy trì chức năng sinh lý của ruột và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh. Thân các neuron giải phóng histamine được tìm thấy ở phần sau của vùng dưới đồi. Histamin gây giảm thân nhiệt, gây mất ngủ, có thể chán ăn, tăng tiết ADH. Histamin làm giãn các mạch máu nhỏ, tiểu động mạch, mao mạch và tiểu tĩnh mạch làm giảm sức cản ngoại vi, giảm huyết áp và tăng cường dòng máu đến mô Histamin còn gây xuất huyết niêm mạc khí phế quản, gây viêm phù nề niêm mạc và tăng tính thấm mao mạch phổi. Một vài dạng bệnh do thức ăn, còn gọi là ngộ độc thức ăn, có nguyên nhân do sự chuyển hóa từ histidine thành histamine trong thức ăn chín, chẳng hạn như cá. Ở một số loài vật, histamin làm tăng co bóp cơ trơn tử cung, nhưng tử cung người, cơ trơn bàng quang, niệu đạo, túi mật rất ít bị ảnh hưởng. Người ta thấy rằng, khoảng phần nửa số bệnh nhân tâm thần phân liệt có nồng độ histamine trong máu thấp. Hiện nay có các loại thuốc kháng histamin để điều trị các bệnh có liên quan đến histamin. 9. Propylamin (C3H9N) SHAPE \* MERGEFORMAT Thuốc kháng Histamine đường uống, có cấu trúc propylamin, có các đặc tính như sau: _Tác dụng an thần ở liều thông thường do tác động kháng histamine và ức chế adrenalin ở thần kinh trung ương, _Tác dụng kháng cholinergic là nguồn gốc gây ra tác dụng ngoại ý ở ngoại biên. _Tác dụng ức chế adrenalin ở ngoại biên có thể ảnh hưởng đến động lực máu (có thể gây hạ huyết áp tư thế). Người ta thấy rằng, khoảng phần nửa số bệnh nhân tâm thần phân liệt có nồng độ histamine trong máu thấp. Khi nồng độ histamine được tăng lên thì sức khỏe của họ cũng được cải thiện. Các thuốc kháng histamine có đặc tính chung là đối kháng, do đối kháng tương tranh ít nhiều mang tính thuận nghịch, với tác dụng của histamine, chủ yếu trên da, mạch máu và niêm mạc ở kết mạc, mũi, phế quản và ruột. Bản thân các kháng histamine có tác động chống ho nhẹ nhưng khi được dùng phối hợp sẽ làm tăng tác động của các thuốc ho nhóm morphin cũng như của các thuốc dãn phế quản khác như các amin giao cảm. 10. Amitriptyline (C19H24N2) và Imipramine (C20H23N) a) Amitriptyline Amitriptylin là thuốc chống trầm cảm ba vòng, làm giảm lo âu và có tác dụng an thần. Nó ảnh hưởng đến hóa chất trong não có thể trở nên không cân bằng. Nó được phân bố rộng khắp cơ thể và liên kết với nhiều prôtêin huyết tương và mô. Cơ chế tác dụng của amitriptylin là ức chế tái nhập các monoamin, serotonin và noradrenalin ở các nơron monoaminergic. Tác dụng tái nhập noradrenalin được coi là có liên quan đến tác dụng chống trầm cảm của thuốc. Amitriptylin cũng có tác dụng kháng cholinergic ở cả thần kinh trung ương và ngoại vi. Tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như an thần quá mức (gặp khoảng 20% người dùng), rối loạn điều tiết (gặp khoảng 10% người dùng), chóng mặt, đau đầu, nhịp nhanh, đánh trống ngực, hạ huyết áp thế đứng, táo bón, khô miệng... b) Imipramin SHAPE \* MERGEFORMAT Imipramin là thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Tác dụng giống noradrenalin, serotonin, chẹn thần kinh đối giao cảm trung tâm và ngoại biên và với liều cao ức chế thần kinh alpha giao cảm. Imipramin ức chế tái thu hồi các monoamin, serotonin và noradrenalin ở các neuron bài tiết. Tác dụng lên tái thu hồi noradrenalin được coi là có liên quan đến tác dụng chống trầm cảm của thuốc. Imipramine cũng dùng điều trị đái dầm ở trẻ em, các rối loạn liên quan đến đau mãn tính và rối loạn tǎng động giảm tập trung (ADHD). Tác dụng phụ: Hay gặp nhất là nhịp tim nhanh, mờ mắt, khó tiểu, khô miệng, táo bón, sút cân , hạ huyết áp tư thế đứng. Hiếm khi gặp phát ban, co giật và viêm gan. Imipramine cũng có thể làm tǎng nhãn áp ở mọt số bệnh nhân tǎng nhãn áp. Quá liều Imipramine gây loạn nhịp đe doạ tính mạng hoặc co giật. 11. Amphetamine (C9H13N) SHAPE \* MERGEFORMAT Am-phê-ta-min là thuốc kích thích có tác dụng làm tăng nhanh hoạt động của hệ thống thần kinh, làm giảm sự mệt nhọc, tăng thêm sức chịu đưng, kích thích hệ thống thần kinh trung ương, làm tăng nhanh hoạt động thông tin giữa não bộ và cơ thể, làm tinh thần tỉnh táo, hỗ trợ điều trị rối lọan chú ý và rối loạn giấc ngủ, hiếu động thái quá. Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Texas vừa phát hiện ra rằng những thanh niên lạm dụng thuốc kích thích thần kinh amphetamines có nhiều nguy cơ bị vỡ động mạch chủ trong cơ thể gây ra tử vong. Sử dụng lâu dài amphetamine có thể làm chậm sự tăng trưởng của một đứa trẻ và gây nghiện. 12. Dimetylamin • Dùng để sản xuất dung môi dimetylformamit và dimetylaxetamit. • Dimetylamin là tiền chất cho một vài hợp chất có tầm quan trọng công nghiệp. Nó phản ứng với disulfuacacbon để tạo ra dimetyldithiocacbamat, một tiền chất cho họ hóa chất sử dụng rộng rãi trong lưu hóa cao su. • Vũ khí hóa học tabun có nguồn gốc từ dimetylamin. • Nó là nguyên liệu thô cho sản xuất nhiều hóa chất nông nghiệp và dược phẩm, như dimefox và diphenhydramine. • Dimetyl hydrazin bất đối xứng, một nhiên liệu cho tên lửa, cũng được điều chế từ dimetyl amin. • Loài gián Đức sử dụng dimetylamin để liên lạc….. 13. N-butylamin Là một trung gian trong sản xuất của các hợp chất hữu cơ khác nhau có thể được sử dụng như một dung môi trong chuẩn độ có thể sử dụng được. Nó có thể gây ra phản ứng dị ứng và là một chất độc liên hệ. 14. Etylamin (C2H7N): được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hóa chất và tổng hợp hữu cơ. 15. N-Metylanilin (C7H9N) SHAPE \* MERGEFORMAT Trong các hợp chất thơm amin thì N-metylanilin được sử dụng rộng rãi nhất vì hợp chất này có thể tăng trị số octan nhiều nhất với hiệu ứng tạo nhựa thấp nhất. Tác dụng: a. Tạo độ ổn định cho xăng. b. Làm giảm bớt hoặc loại trừ các tạp chất trong xăng. c. Có thể sử dụng thay thế chì. d. Cải thiện độ cháy,… 16. Trietylamin (C6H15N): rất phổ biến trong tổng hợp hữu cơ, chủ yếu trong sản xuất este và amit của axit clorua. 17. Anilin Anilin được dùng nhiều trong công nghiệp phẩm nhuộm (phẩm azo, phẩm "đen anilin",...), dược phẩm (antifebrin, streptoxit, sunfaguaniđin,...), chất dẻo (anilin-fomanđehit,...), v.v... Phẩm đen anilin: • Phẩm đen được tạo ra do sự oxi hoá anilin và các đồng đẳng của nó. • Dùng làm phẩm nhuộm cho vải, da, gỗ...; làm mực viết, xi đánh giày, vv. • Trong sản xuất polime SHAPE Ngộ độc Anilin \* MERGEFORMAT Đường xâm nhập: tiêu hoá, hô hấp, qua da. Độc tính: ngộ độc 1g anilin có thể gây tử vong. Sinh lý bệnh: anilin tạo nên methemoglolin, cản trở hồng cầu vận chuyển oxy, dẫn tới tình trạng thiếu oxy ở các mô tế bào 18. Amin tạo ra khi nướng thịt, cá Các nhà khoa học đã khám phá ra một chất cực kỳ độc hại cho bộ gene của cơ thể sinh vật, được hình thành khi người ta rán, nướng các loại thức ăn giàu protein (thịt, cá, tôm...) ở nhiệt độ cao. Đó là các amin dị vòng. Các chất này xuất hiện nhiều nhất ở những phần giòn, phần cháy khét và ở mặt ngoài của thực phẩm được nướng già lửa, hay thịt, cá đút lò, xông khói... Kết quả thử nghiệm trên chuột và động vật linh trưởng cho thấy aim dị vòng có thể gây ung thư ở nhiều cơ quan như phổi, đại tràng, ruột, tuyến vú và gan. Đối với cơ thể người, sau khi được chuyển hoá, nó biến đổi thành các dẫn chất có khả năng gây đột biến ở vài loại tế bào, đồng thời tạo ra những kết hợp mới gây nhiễm độc gene. Đến nay nhiều nghiên cứu cho thấy: Trường hợp nướng thịt cá trong lò nướng ở nhiệt độ 80-100 oC, thì chất creatin hay creatinin trong thịt cá sẽ biến đổi thành amin thơm dị vòng. Chất này khi ăn vào cơ thể sẽ đến gan và biến thành chất độc, từ đây chất độc đó xuống ruột, gây nguy cơ ung thư niêm mạc đại tràng, trực tràng, ruột, tuyến vú và đặc biệt là ở gan. Càng già lửa càng sinh ra nhiều amin dị vòng, nhất là khi đang chiên rán đổ thêm dầu mỡ vào làm tăng nhiệt độ bất thình lình. Những amin dị vòng này gây đột biến tế bào nhiễm độc gen. Vì vậy ăn thịt nên luộc thịt nhỏ lửa là tốt nhất và vừa chín tới. Để hạn chế ảnh hưởng của chất này từ thực phẩm nướng, người ta có thể áp dụng biện pháp sau: Cho thêm một axit amin như tryptophan hoặc đường vào thịt trước khi nướng vì những chất này có khả năng ngăn cản sự tạo thành chất độc này. Nhưng sự thêm thắt này không phải là tối ưu vì thêm vào ít quá thì không đủ để ngăn cản sự xuất hiện của chất độc, còn thêm vào nhiều quá thì lại có thể làm xuất hiện những amin hoặc chất độc hại khác. *Bổ sung: Phản ứng giữa anililn và CuSO4 CuSO4 + 2C6H5NH2 + 2H2O -> (C6H5NH3)2SO4 + Cu(OH)2 AMINO AXIT I.Các amino axit thiết yếu : 1 - Isoleucine : a) Định nghĩa : Isoleucine : viết tắt là Ile hoặc I Là một α-amino acid với công thức hóa học HOOCCH(NH2)CH(CH3)CH2CH3. Nó là một axit amin thiết yếu, nghĩa là cơ thể người không tự tổng hợp được và phải lấy từ thức ăn. Codon của nó là AUU, AUC và AUA Do có nhánh hydrocacbon, isoleucine được xếp vào nhóm amino acid kị nước. Cùng với threonine, isoleucine là một trong hai amino acid thường gặp có mạch nhánh đối xứng. Có bốn đồng phân lập thể có thể gặp của isoleucine, trong đó có hai đồng phân không đối quang của Lisoleucine. Tuy nhiên, trong thiên thiên isoleucine tồn tại dưới dạng đồng phân đối quang, acid (2S,3S)-2amino-3-metylpentanoic. • Công thức cấu tạo : b) Tác dụng : • Phải có sự cân bằng tương ứng giữa isoleucin và valine • Được vận chuyển tới các mô cơ. • Đóng vai trò quan trọng trong chu trình Krebs • Cần thiết tạo hemoglobin. • Loại axít này đóng vai trò sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe sau quãng thời gian luyện tập thể dục thể thao. Đồng thời nó giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu. • Nguồn thực phẩm chứa isoleucine: Thịt gà, cá, hạnh nhân, hạt điều, trứng, gan, đậu lăng và thịt bò. • Là amino acid không thể thiếu được đối với sự tăng trưởng dinh dưỡng. c) Ứng dụng trong chuyển hóa chất : Isoleucine vừa là một axit amin sinh đường và là một axit amin sinh ceton. Sau phản ứng chuyển amin vớialpha-cetoglutarate, khung cacbon có thể được chuyển hóa thành Succinyl CoA, và được đưa vào chu trình Krebs để bị oxy hóa, hoặc chuyển thành oxaloacetate cho sự sinh đường mới (sinh đường). Nó cũng có thể được chuyển hóa thành Acetyl CoA và được đưa vào chu trình Krebs bằng cách kết hợp với oxaloacetate để tạo thành citrate. Biotin, còn được gọi là Vitamin B7 hoặc Vitamin H, là thành phần không thể thiếu trong chuyển hóa đầy đủ của isoleucine (và leucine). Nếu cơ thể thiếu biotin, isoleucine và leucine sẽ không được chuyển hóa hoàn toàn. Điều này có thể dẫn tới nhiều vấn đề sinh lí (như trương lực cơ, sự tổng hợp protein, chuyển hóa lipid và acid béo) và các vấn đề về nhận thức do sự tích tụ sản phẩm chuyển hóa của isoleucine là hydroxyisovalerate. Toan huyết isovaleric là một ví dụ về rối loạn chuyển hóa. 2 - Leucine : a) Định nghĩa : Leucine (viết tắt là Leu hoặc L) Là một α-axit amin mạch nhánh với công thức hóa học HOOCCH(NH2)CH2CH(CH3)2. Leucine được xếp vào loại amino acid kị nước do có nhánh isobutyl. Nó được mã hóa bởi sáu codon (UUA, UUG, CUU, CUC, CUA, CUG) và là một thành phần quan trọng trong các tiểu đơn vị của ferritin, astacin và các protein đệm khác. Leucine là một loại axit amin thiết yếu, nghĩa là cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn. • Công thức cấu tạo : b) Tác dụng : • Phải có sự cân bằng phù hợp giữa leucin và valin. • Được sử dụng như một chất dinh dưỡng làm lành vết thương. • Giảm lượng đường máu. • Chủ yếu chuyển hóa tại các mô cơ. • Là amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng dinh dưỡng, một thành phần quan trọng của hemoglobin • Tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu; nên sẽ tốt cho bệnh nhân mắc chứng “hyperglycemica”, hoặc những người mong muốn đốt cháy chất béo nhanh chóng. Hơn nữa, loại axít amin này còn có chức năng duy trì lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy quá trình phát triển mô cơ. • Nguồn thực phẩm chứa leucine: Đậu tương, đậu lăng, lòng đỏ trứng, hạnh nhân, cá lạc, tôm c) Các nguồn Leuxin có trong thực phẩm : Loại thức ăn g/100g Loại thức ăn g/100g Loại thức ăn g/100g Loại thức ăn g/100g Sữa mẹ 0.10 Cá 1.62 Đậu nành hạt 2.97 Hạnh nhân 1.488 Sữa bò 0.27 Salami 1.63 Ngô 0.348 Mầm lúa mì 1.571 Trứng gà 1.40 Thịt bò 1.76 Đậu lăng 0.654 Lạc 1.672 Thịt gà 1.48 Gạo 0.191 Yến mạch 1.284 Protein đậu nành cô đặc 4.917 3 – Lysine : a) Định nghĩa : Lysine : viết tắt là Lys hoặc K Là một α-axit amin với công thức hóa học HOOCCH(NH2)(CH2)4NH2. Nó là một axit amin thiết yếu, nghĩa là cơ thể không thể tự tổng hợp được. Codon của lysine là AAA và AAG. Lysine là một bazơ giống như arginine và histidine. Nhóm ε-amino đóng vai trò liên kiết với H+. (Nhóm εamino là nhóm amino gắn với nguyên tử cacbon thứ 5 tính từ nguyên tử cacbon gắn với nhóm cacboxyl C=OOH là α-cacbon)) Hỗ trợ tạo protein sợi, xương, mô sụn, mô kết nối khác. • Công thức cấu tạo : b) Tác dụng : • Hỗ trợ hấp thụ canxi. • Hỗ trợ cơ thế chống lại virus, trong đó có virus herpes. • Cần thiết cho việc tạo kháng thể, tăng trưởng, phục hồi mộ và sản xuất các enzym và hormon. • Hầu hết các yếu tố tăng trưởng của cơ thể phụ thuộc vào amino acid này. • Kháng thể trong máu được tạo ra từ lysin. • Không có amino acid này, dịch tiêu hóa sẽ không được bài tiết bình thường. • Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày (miligam lysine trên 1 kilogam khối lượng cơ thể) là: trẻ sơ sinh (3– 4 tháng) 103, trẻ em (2 tuổi) 64, trẻ em (10–12 tuổi) 60 đến 44, người lón 12. • Các nguồn thức ăn giàu lysine gồm có trứng, thịt (nhất là thịt đỏ như thịt cừu, thịt gia cầm), đậu nành, pho mát, một vài loại cá. Lysine là loại axit amin thiết yếu hiện diện với một lượng rất ít trong các loại thức ăn. Lysine có nhiều trong ngũ cốc, các loại đậu hạt. • Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Việc thiếu hụt chất này có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. • Do sự bất hợp lý về khẩu phần nên người Việt dễ bị thiếu lysine. Công ty nội địa đầu tiên cung cấp sữa tươi bổ sung lysine là Hanoimilk với nhãn hiệu IZZI. Kể từ khi xuất hiện đầu năm 2003, một lượng lớn sữa IZZI chứa lysine trên thị trường đã được tiêu thụ. • Lysine là một phụ gia thức ăn gia súc quan trọng vì nó là một axit amin hạn chế khi tối ưu hóa sự phát triển của một số động vật như lợn và gà để sản xuất thịt. Lysine bổ sung cho phép việc sử dụng protein thực vật chi phí thấp hơn (ngô, ví dụ, thay vì đậu nành) trong khi duy trì mức tăng trưởng cao, và hạn chế ô nhiễm từ các bài tiết nitơ Lysine là công nghiệp sản xuất bởi sự lên men vi sinh vật, từ một cơ sở chủ yếu là đường. Kỹ thuật di truyền nghiên cứu đang tích cực theo đuổi các chủng vi khuẩn để cải thiện hiệu quả sản xuất và cho phép lysine được làm từ các chất nền khác. c) Ứng dụng trong chăn nuôi : Sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa lysine là một ngành công nghiệp lớn của thế giới, sản lượng năm 2009 là 700.000 tấn với giá trị 1,22 tỉ euro.Lysine là một thành phần bổ sung quan trọng trong thức ăn chăn nuôi do nó là một axit amin có rất ít và rất quan trọng đến sự phát triển của nhiều loại vật nuôi cho thịt như heo, gà. Sự bổ sung lysine vào thức ăn cho phép sản xuất ra các loại thức ăn chăn nuôi rẻ tiền có nguồn gốc từ thực vật (bắp thay cho đậu nành) mà vẫn bảo đảm tỉ lệ tăng trưởng cao của vật nuôi, và hạn chế sự thải các sản phẩn chứa nitơ ra môi trường. Tuy nhiên sự thải các sản phẩm phosphat từ việc dùng ngô làm thức ăn cho heo và gia cầm lại làm tăng chi phí bảo vệ môi trường. Trong công nghiệp lysine được sản xuất từ sự lên men đường nhờ vi khuẩn. Các nghiên cứu di truyền hiện nay đang tìm kiếm các dòng vi khuẩn cho năng suất cao hơn và cho phép sản xuất lysine từ các nguồn khác nhau. 4 – Methionine: a) Định nghĩa : Methionine : viết tắt là Met hay M Là một α-axit amin với công thức hóa học HOOCCH(NH2)CH2CH2SCH3. Đây là loại axit amin thiết yếu không phân cực. Methionine được mã hóa bởi codon AUG, còn gọi là mã mở đầu, mã hóa cho tín hiệu bắt đầu tổng hợp hợp protein trên mARN. • Công thức cấu tạo : b) Tác dụng : • Yếu tố ngăn ngừa mệt mỏi. • Yếu tố cần thiết khi cơ thể đang sử dụng selenium. • Bảo vệ gan bằng cách loại bỏ các chất độc hại khỏi gan. • Ngăn rụng tóc. • Ngăn chặn quá trình oxy hóa. • Là lipotropic (trợ giúp cơ thể vận chuyển, tiêu hao chất béo) • Methionin tăng cường tổng hợp gluthation và được sử dụng thay thế cho acetylcystein để điều trị ngộ độc paracetamol đề phòng tổn thương gan. Methionin còn được dùng theo đường uống để làm giảm pH nước tiểu, ngoài ra còn dùng để toan hóa nước tiểu, viêm gan do nhiễm độc, nhiễm độc thai nghén, các chứng thiếu máu, các chứng ban, viêm gan do virus, xơ gan, trị các chứng vàng da. c) Sự giới hạn Methionin trong chế độ ăn : Có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc hạn chế tiêu thụ methionine ở một số loài động vật giúp tăng tuổi thọ của chúng Một nghiên cứu vào năm 2005 cho thấy việc hạn chế lượng nhập methionine nhưng vẫn bảo đảm năng lượng cần thiết giúp làm tăng tuổi thọ của chuột Mặt khác, một nghiên cứu được đang trên tạp chí Nature cho thấy việc giới hạn lượng methionine (đồng thời cũng giới hạn các axit amin thiết yếu khác) trong khẩu phần của loài ruồi giấm giúp khôi phục khả năng sinh sản của chúng mà không làm giảm tuổi thọ. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng việc giới hạn lượng methionine trong ăn uống sẽ làm tăng tuổi thọ, ức chế các quá trình sinh bệnh ở tuổi già, và ức chế các chất gây ung thư đại tràng trên chuột thí nghiệm. Một nghiên cứu trên chuột thí nghiệm vào năm 2009 cho thấy việc bổ sung methionine vào thức ăn sẽ làm tăng sự sản xuất các gốc ôxi hóa tự do trong ti thể và tăng sự tổn thương ôxi hóa mARN trong ti thể của tế bào gan của chuột thí nghiệm, góp phần giải thích cơ chế gây độc gan. 5 – Phenylalanine : a) Định nghĩa : Phenylalanin : viết tắt là Phe hoặc F Là một α-amino axit với công thức hóa học C6H5CH2CH(NH2)COOH. Nó là một axit amin thiết yếu không phân cực do nhánh benzyl có tính kị nước. L-Phenylalanin (LPA) là một axit amin trung hòa về điện, là một trong 20 axit amin sinh protein được mã hóa bởi ADN. Các codon của L-phenylalanin là UUU và UUC. Phenylalanin là tiền chất của tyrosin, dopamin, norepinephrin (noradrenalin), epinephrin (adrenalin), và sắc tố của da melanin. Phenylalanin được tìm thấy trong sữa của động vật có vú. Nó được cho thêm vào thức ăn, đồ uống và thực phẩm bổ sung do nó có tính giảm đau và chống trầm cảm. Nó là tiền chất của chất điều biến thần kinh (neuromodulator) phenylethylamin, một chất thường được cho vào thực phẩm bổ sung. • Công thức cấu tạo : b) Tác dụng : • Kích thích bài tiết hormon(thyroxin) của tuyến giáp • Hormon này góp phần thư giãn tâm trí và dẫn tới bảo vệ các mạch máu. • Có hiệu quả trong giảm đau. • Điều chỉnh cân bằng thể chất và duy trì tâm trạng tích cực. • Tăng hiệu quả hoạt động lên não để có thái độ tích cực. • Tạo cảm giác ngon miệng. c) Bệnh Phenylceton niệu ,đau mãn tính,bạch biến,trầm cảm -Bệnh phenylceton niệu (phenylketonuria - PKU) là rối loạn di truyền gây mất chức năng chuyển hóa phenylalanin. Người bị bênh này phải kiểm soát lượng phenylalanin trong thức ăn được đưa vào để ngăn ngừa sự tích tụ của phenylceton trong cơ thể. Một dạng hiếm của bệnh này là bệnh tăng phenylalanin máu do bị mất chức năng tổng hợp một coenzym làbiopterin. Phụ nữ mang thai bị bệnh tăng phenylalanin máu sẽ có triệu chứng tăng phenylalanin trong máu nhưng triệu chứng này thường mất đi ở cuối kì mang thai. Là một acid amin thiết yếu (một khối xây dựng cho protein trong cơ thể), có nghĩa là cơ thể cần cho sức khỏe nhưng không thể làm ra nó. Bạn có để có được nó từ thực phẩm. Phenylalanine được tìm thấy trong 3 hình thức: L-phenylalanin, hình thức tự nhiên được tìm thấy trong protein, D-phenylalanine (một hình ảnh phản chiếu của L-phenylalanine được thực hiện trong một phòng thí nghiệm), và DL-phenylalanine, một sự kết hợp của 2 hình thức. -Đau mãn tính D-phenylalanine (nhưng không L-phenylalanin) đã được đề xuất để điều trị đau mãn tính, nhưng cho đến nay các nghiên cứu đã không thể hiện bằng chứng rõ ràng rằng nó hoạt động. Hai nghiên cứu xuất hiện cho thấy kết quả tích cực đã có sai sót đã làm cho kết quả không đáng tin cậy. Nghiên cứu lâm sàng khác đã tìm thấy D-phenylalanine là không có hiệu quả hơn trong việc làm giảm đau. Một nghiên cứu trên động vật cho rằng D-phenylalanine có thể cải thiện độ cứng, đi bộ khuyết tật, nói khó khăn, và trầm cảm liên quan đến bệnh Parkinson. -Bạch biến Một số nghiên cứu sơ bộ đã phát hiện ra rằng L-phenylalanine (uống và bôi) tăng cường tác dụng của tia UVA cho những người có bệnh bạch biến. Bạch biến là một điều kiện mà mất sắc tố bất thường (mất màu) gây ra đốm trắng của da. L-phenylalanine có thể dẫn đến một số tối hoặc repigmentation các bản vá lỗi màu trắng, đặc biệt là trên mặt. -Trầm cảm Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng phenylalanine có thể hữu ích như là một phần của một phương pháp toàn diện cho bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện trong các năm 1970 và 1980 và không được thử nghiệm chặt chẽ. Người đã thông báo rằng tâm trạng của họ được cải thiện khi họ đã phenylalanine. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng điều này là do sự gia tăng phenylalanine sản xuất hóa chất trong não, chẳng hạn như dopamine và norepinephrine. Sử dụng chính của phenylalanine: •Phenylalanine được chuyển thành norepinephrine trong cơ thể thông qua một loạt các bước trao đổi chất, cũng như các hóa chất hoạt động khác, chẳng hạn như epinephrine, dopamine , và tyramine. Norepinephrine là một quan trọng dẫn truyền thần kinh truyền tải thông tin từ thần kinh đến dây thần kinh và rõ ràng là quan trọng đối với trí nhớ, sự tỉnh táo, và học tập. •Các học viên giới thiệu phenylalanine cho điều trị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, hiếu động thái quá, và bệnh Parkinson. Acid amin này cũng có thể hoạt động như một thuốc giảm đau cho đau đầu (đặc biệt là chứng đau nửa đầu), và cũng cho lưng và đau cổ, viêm khớp và đau bụng kinh. 6 – Threonine : a) Định nghĩa : Threonin : viết tắt là Thr hoặc T Là một α-amino axit với công thức hóa học HOOCCH(NH2)CH(OH)CH3. Các codon của nó là ACU, ACA, ACC, và ACG. Threonin là một axit amin thiết yếu có phân cực. Giống như serin, threonin là một trong hai axit amin sinh protein mang một nhóm ancol (tyrosin không phải là một ancol mà là một phenol do nhóm hydroxyl của nó gắn trực tiếp vào vòng thơm, làm cho nó có tính oxi hóa và tính axit-bazơ khác hẳn). Nó cũng là một trong hai axit amin thiết yếu mang nhánh bên đối xứng (giống với isoleucin). Vị trí của các axit amin threonin trong một phân tử protein thường là nơi diễn ra các sửa đổi sau dịch mã. Tại nhánh bên hydroxyl có thể xảy ra phản ứng glycosyl hóa. Ngoài ra, threonin có thể bị phosphoryl hóa nhờ một threoninkinase. Dạng phosphoryl hóa của nó còn được gọi là phosphothreonin. • Công thức cấu tạo : b) Tác dụng : • Ngăn chặn gan nhiễm mỡ. • Thành phần chính của collagen, elastin, protein men. • Sử dụng trong chu trình Kribs • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch • Glycogenic (dự trữ đường trong gan và cơ dưới dạng năng lượng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất