Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực nhận biết và kĩ năng thực hành phép tu t...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao năng lực nhận biết và kĩ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3

.PDF
24
1
111

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỘT SỐ BIỆN PHÁP Nâng cao năng lực nhận biết và kĩ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3                                                                                     Họ và tên: Lê Thị ngọc                                            Chức vụ: Giáo viên                      Trường: Tiểu học Thị Trấn ­ Hậu Lộc              Sáng kiến thuộc môn: Tiếng Việt   1 Năm học : 2010 ­ 2011 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu:     Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta khi trò chuyện hay khi giao   tiếp  không ai không một lần sử dụng phép so sánh. “So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ  biến trong cuộc sống  cũng như  trong sáng tác văn chương. Nhờ  phép so sánh, người viết có thể  gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ.  So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu  quả  nhất. Nó có tác động lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và  phát triển trí tưởng tượng, khả  năng nhận xét và đánh giá của con người.   Nhờ  “So sánh” làm tâm hồn và trí tuệ  mỗi người thêm phong phú, giúp  chúng ta cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế  hơn, sâu sắc  hơn. Nhờ những hình  ảnh bóng bẩy, ước lệ, dùng cái nọ  để  đối chiếu cái  kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ  thuật mà phép so sánh được sử  dụng   phổ  biến rộng rãi trong thơ  ca, đặc biệt là thơ  văn viết cho thiếu nhi. So   sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài văn, bài thơ hay,  góp phần mở mang tri thức, làm phong phú về tâm hồn và tạo hứng thú khi  viết văn. Đồng thời, qua phép so sánh rèn luyện thói quen, ý thức yêu quý  Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt của học sinh. Xuất phát từ “Mục tiêu môn Tiếng Việt” ở Tiểu học và vị trí của phép  tu từ  so sánh, nội dung Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ  bộ  về  phép tu t ừ  so  sánh. Thông qua đó, hình thành những hiểu biết và khái niệm ban đầu về so   2 sánh, nhằm giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu  văn, câu thơ, từ đó biết vận dụng phép so sánh vào bài học và bài làm. Mặt  khác, học sinh lớp 3 được học phép tu từ so sánh cũng là một cách chuẩn bị  tốt nhất để các em có khả năng sử dụng thành thạo khi làm các bài văn kể  chuyện, văn miêu tả ở các lớp 4, 5.     Là một giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy khối lớp 3, nhận  thức được vị  trí quan trọng của việc dạy học phép tu từ  so sánh, bản thân  luôn giành thời gian nghiên cứu, học hỏi và cùng với việc thực dạy để tìm  ra một vài biện pháp, cách thức nhỏ trong việc giúp học sinh nhận biết và   thực hành tốt phép tu từ  so sánh nhằm nâng cao hiệu quả  dạy học phép tu  từ so sánh trong chương trình học nói riêng và các môn học khác nói chung  ở Tiểu học. II. Thực trạng của vấn đề: Dạy phép tu từ  so sánh cho học sinh thực chất là việc dạy cho các em   cách sử dụng ngôn ngữ để tạo hiệu quả cao khi nói và viết. Sử dụng phép   tu từ trong nói và viết cũng chính là nâng cao khả năng nhận xét, đánh giá,  bộc lộ  tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó. Vì vậy ngôn ngữ  thường mang tính cá nhân riêng biệt. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải có kiến  thức nhất định về phong cách học, có trình độ chuyên môn vững vàng nhằm  đa dạng hóa các hoạt động học tập, tạo hứng thú trong giờ học để học sinh   tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả, đồng thời giúp các em có kỹ năng   thực hành phép tu từ so sánh.        Nhưng trong thực tế, giáo viên và học sinh còn gặp không ít khó khăn  khi dạy­ học phép tu từ so sánh. Đối với học sinh, các em chỉ mới nhận biết   sơ qua các hình ảnh so sánh. Kĩ năng vận dụng phép so sánh, cảm nhận giá  trị của phép so sánh chưa cao. Về phía giáo viên, khi dạy phép so sánh còn  3 nhiều điểm hạn chế  trong việc xác định mục đích, mức độ  yêu cầu của  một bài dạy hay khâu lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ  chức dạy  học. Hơn nữa, các tài liệu tham khảo để  mở  rộng vốn hiểu biết cho giáo  viên và học  sinh về  dạy và học phép tu từ  so sánh chưa nhiều. Bởi vậy,  chất lượng và hiệu quả  dạy học phép tu từ  so sánh có phần chưa được   nâng cao. 1. Thực trạng về nội dung dạy­ học phép tu từ so sánh trong phân  môn  Luyện  từ và câu Lớp 3 a. Về cấu trúc nội dung: Nội dung phép tu từ so sánh trong chương trình Tiếng Việt 3 là một nội   dung “mới”, chiếm một dung lượng không lớn. Tất cả  chỉ  có 7 tiết học,  bằng khoảng 1/5 tổng thời gian của phân môn Luyện từ  và câu và bằng  1/35 tổng thời gian của môn Tiếng Việt. Phép tu từ so sánh được dạy trong   học kì I và cứ 2 tuần một tiết. Có thể thống kê nội dung phép tu từ so sánh  được phân phối trong chương trình cụ thể như sau:  Tuầ n Chủ  điểm 1 Măng non 3 Mái ấm Nội dung dạy học Làm quen với phép so sánh Tìm hình ảnh so sánh và nhận biết  các từ chỉ so sự so sánh Trang 8 24 So sánh hơn, kém, thêm các từ so  5 Tới trường sánh vào những câu chưa có từ so  43 sánh 7 Cộng đồng 10 Quê hương 12 Bắc­  So sánh sự vật với con người. Làm quen so sánh âm thanh với  âm thanh So sánh hoạt động với hoạt động. 58 79 98 4 Trung­ Nam 15 Anh em  một nhà Đặt câu có hình ảnh so sánh. 126 b. Về phía giáo viên: Mỗi giáo viên cũng còn gặp không ít những khó khăn về cơ sở vật chất,   phương tiện dạy học và các tài liệu tham khảo phục vụ  cho việc dạy về  phép tu từ  so sánh. Một số  bộ  phận nhỏ  giáo viên chưa biết chú trọng và   quan tâm nhiều đến việc lồng ghép nội dung phép so sánh vào trong quá  trình dạy giữa các phân môn của môn Tiếng Việt cũng như  với các môn   học khác trong chương trình. Bởi vậy một phần nào chưa khơi dậy sự  tò  mò, niềm hứng thú và óc sáng tạo của học sinh khi học môn Tiếng Việt nói  chung và phép tu từ so sánh nói riêng.  c. Về phía học sinh:   Do khả  năng tư  duy của các em phần lớn mới  ở  mức độ  tư  duy trực  quan, đơn giản nên việc cảm thụ  nghệ  thuật tu từ so sánh còn nhiều hạn  chế; hơn nữa, vốn kiến thức văn học của học sinh lại nghèo nàn. Đa số các  em có năng lực học tập nhưng khả  năng nhận biết về  phép so sánh chưa   cao. Các em chỉ mới biết sự vật một cách cụ thể, trực tiếp nên khi tiếp thu  về  nghệ  thuật so sánh rất khó khăn. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có sự  hướng dẫn một cách tỉ  mỉ,cụ  thể  và linh hoạt khi dạy về  phép tu từ  so   sánh. 2. Kết quả của thực trạng trên Qua khảo sát chất lượng về năng lực nhận biết và kỹ năng thực hành   phép tu từ so sánh của học sinh lớp 3B ­ Năm học 2009 – 2010, tôi đã thu  được kết quả như sau:    Tổng số học sinh : 23 em 5 Số học sinh đạt yêu  Số học sinh chưa có kỹ  cầu về nhận biết  năng thực hành phéptu  phép tu từ so sánh từ  so sánh 10/23 = 43,5% 10/23 = 43,5% Số học sinh có  kỹ năng thực  hành phép so  sánh 3/23 = 13% B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp thực hiện   1. Giúp HS nắm vững nội dung phép tu từ so sánh.  2. Nâng cao năng lực nhận biết phép tu từ so sánh.  3. Rèn kỹ năng thực hành phép tu từ so sánh      II. Các biện pháp thực hiện  Biện pháp 1:  Giúp học sinh nắm vững nội dung  phép tu từ so sánh   a. Hệ thống các dạng bài tập Nội dung về phép tu từ so sánh chiếm một dung lượng không lớn trong  chương trình Tiếng Việt 3. Nội dung dạy học phép tu từ  so sánh được  thông qua hệ thống các bài tập. Trong quá trình dạy, giáo viên nên chia hệ  thống bài tập thành các loại bài tập và các dạng bài tập. Từ đó giúp các em   dễ dàng nhớ và phân biệt được các loại bài khác nhau và có hướng làm bài   đúng với yêu cầu. Có thể chia hệ thống bài tập về phép tu từ so sánh thành  hai loại bài tập như sau:    ­    Bài tập Nhận biết phép tu từ so sánh.  ­    Bài tập Vận dụng phép tu từ so sánh.   b. Phân loại các dạng bài tập 6 Trong mỗi loại bài tập, khi tiến hành hướng dẫn học sinh, giáo viên nên   chia thành các dạng bài tập nhằm giúp các em nắm vững và sâu hơn về nội  dung của bài. Đối với loại bài tập Nhận biết phép tu từ so sánh: Đây là loại bài tập  được trình bày dưới hình thức thường là các ngữ  liệu (ngữ  liệu là các câu  văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ) trong đó có sử  dụng phép tu từ  so sánh;  yêu cầu học sinh chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự  vật so sánh, các vế so  sánh, các từ so sánh,…trong các ngữ liệu đó. Bởi vậy ta có thể chia loại bài  tập trên thành các dạng bài tập cụ thể như sau:     +  Dạng 1: Tìm những sự vật được so sánh          +  Dạng 2: Tìm những hình ảnh so sánh    +  Dạng 3:  Tìm các từ so sánh     + Dạng 4: Tìm các đặc điểm so sánh Đối với loại bài tập Vận dụng phép tu từ so sánh là dạng bài giúp học  sinh tập nhận biết tác dụng của phép tu từ  so sánh và tập đặt câu có dùng  phép so sánh, ta nên chia thành hai dạng bài tập như sau:    + Dạng 1: Bài tập Nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánh  + Dạng 2: Bài tập Đặt câu có dùng phép so sánh Để các em phân biệt và nắm vững các loại bài tập, các dạng bài tập, đòi  hỏi giáo viên khi dạy phải xác định rõ mục đích, yêu cầu của mỗi loại bài,   dạng bài, từ đó có sự lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học  sao cho đúng với mục đích yêu cầu của mỗi bài và phù hợp với sự  nhận   thức của mọi đối tượng học sinh. c. Tổ chức dạy  học các dạng bài tập 7 Nội dung dạy học về  phép tu từ  so sánh được trình bày qua hệ  thống  bài tập. Vì vậy khi dạy về mỗi dạng bài cần thực hiện theo các bước sau:         Bước 1:  Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập   (bằng các câu hỏi, bằng lời giải thích, bằng cách minh hoạ…).    Bước 2: Hướng dẫn học sinh những nội dung khó của bài tập.      Bước 3: Tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về  kết quả, rút ra   những điểm ghi nhớ về phép tu từ so sánh.     Dạy học phép tu từ so không chỉ giúp học sinh nắm vững nội dung về  phép so sánh mà còn giúp các em có năng lực nhận biết và vận dụng tốt  phép tu từ so sánh. Biện pháp 2:  Nâng cao  năng lực nhận biết phép tu từ so sánh 1. Dạy theo đúng quy trình. Để học sinh có khả năng tiếp thu và học tốt phép tu từ so sánh, với mỗi   loại bài, dạng bài cần thực hiện theo các yêu cầu sau: - Đọc kỹ yêu cầu của bài tập - Xác định đúng nội dung yêu cầu  - Phân tích yêu cầu của  bài tập - Tiến hành làm bài và trình bày bài ( nhóm hoặc cá nhân…)  - So sánh, đối chiếu kết quả bài làm với đáp án; lí giải được đáp   án  - Giáo viên giải thích thêm các đáp án khác (nếu đưa ra). Ví dụ: Bài tập 2 (Trang 8):  Tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ sau:             Ơ cái dấu hỏi                               Như vành tai nhỏ     8             Trông ngộ ngộ ghê                       Hỏi rồi lắng nghe.          ­   Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài.          ­   Giải thích cho học sinh hiểu từ ngữ chỉ sự vật.          ­   HS gạch chân bằng bút chì từ chỉ sự vật và trình bày (Giáo viên   có thể  hỏi “Vì sao” để  học sinh giải thích lí do chọn từ  đó).  Sau đó  giáo  viên đưa ra đáp án.    Cũng có thể  giáo viên vẽ  lên bảng hoặc giải thích cho học sinh hiểu  “Dấu hỏi cong cong, mở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần nên chẳng khác gì  một vành tai. (Giáo viên có thể cho học sinh nhìn vào vành tai bạn). 2. Dạy “Tích hợp” phép so sánh trong các môn học:   * Tích hợp trong môn Tiếng Việt :  Khi dạy phép tu từ so sánh, cũng cần có sự  lồng ghép nội dung so sánh  vào các phân môn trong môn Tiếng Việt một cách linh hoạt, khéo léo, nhằm   khơi dậy trí tò mò, sự ham học, ham hiểu biết của học sinh.    Ví dụ  1:  Khi dạy bài Tập đọc: "Hai bàn tay em" SGK Tiếng Việt 3   tập I, trong bài có rất nhiều hình  ảnh so sánh. Bằng cách nêu yêu cầu, có  thể cho các em tìm các câu thơ  có sử  dụng phép tu từ  so sánh để  chuẩn bị  cho tiết Luyện từ và câu. Ví dụ 2: Khi dạy bài Tập đọc “Cửa Tùng”, để giải thích từ ngữ (chiếc  thau đồng, bờ  biển Cửa Tùng), GV yêu cầu học sinh tìm câu văn có sử  dụng phép so sánh, như vậy học sinh sẽ rất dễ dàng tìm ra câu : - Mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển . - Người xưa để ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược  đồi 9 mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.   Với những câu tự tìm được sẽ  giúp các em nhớ lâu hơn và từ đó có thể  áp dụng vào việc đặt câu, viết văn . * Tích hợp trong môn Tự nhiên và xã hội :       Khi dạy bài “ Các thế hệ trong gia đình’’ giáo viên có thể cho học sinh  tìm những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về tình cảm của những người  thân trong gia đình. Có thể  cho học sinh tìm tự  do nhưng với yêu cầu các   câu đó phải có hình ảnh so sánh. Chẳng hạn học sinh sẽ tìm được các câu:          ­      Anh em như thể tay chân.           ­      Con hơn cha là nhà có phúc.          ­      Công cha như nói Thái Sơn           ­      Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.   Ngoài ra, dạy phép so sánh còn có thể  dạy “Tích hợp”ở  một số  môn  học khác như Toán, Mĩ thuật, Âm nhạc,…    Mục tiêu của việc dạy học phép tu từ  so sánh ở  lớp 3 là “Rèn luyện  kỹ năng” thông qua hệ thống bài tập. Việc rèn kỹ năng thực hành phép tu từ  so sánh là một khâu quan trọng khi dạy học phép tu từ so sánh. Biện pháp 3: Rèn  kỹ năng thực hành phép tu từ so sánh.          Dạng 1: Bài tập nhận biết phép tu từ so sánh          Dạng 2: Bài tập thực hành phép tu từ so sánh 1. Rèn kỹ năng thực hành thông qua dạy theo các mô hình :       a. Đối với dạng “Bài tập nhận biết phép tu từ so sánh”       +  Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết các từ chỉ sự vật so sánh.  10           Dạng bài tập này được dạy dựa trên 4 mô hình: - Mô hình 1: So sánh Sự vật ­ Sự vật - Mô hình 2: So sánh Sự vật ­ Con người. - Mô hình 3: So sánh Hoạt động ­ Hoạt động - Mô hình 4: So sánh Âm thanh ­ Âm thanh.  * Dạy theo mô hình 1: So sánh Sự vật ­ Sự vật Mô hình này cách nhận dạng rất dễ vì trong câu thường xuất hiện các  từ so sánh (như, là, giống, tựa, giống như, tựa như,...) Mô hình trên có các dạng:       A như B ;   A là B   ­  Tìm hiểu dạng A như B: Dạng bài này xuất hiện ngay từ đầu tiên của nội dung chương trình.   Ví dụ: Bài 2 (trang 8): Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các   câu thơ, câu văn dưới đây: a)                   "Hai bàn tay em               Như hoa đầu cành".            b)        "Mặt biển sáng trong như  tấm thảm khổng lồ  bằng ngọc   thạch".           c)                “Cánh diều như dấu á                                   Ai vừa tung lên trời”. d) Ơ cái dấu hỏi                Như vành tai nhỏ                       Trông ngộ ngộ ghê        Hỏi rồi lắng nghe. 11 Để làm tốt bài tập này, học sinh phải phát hiện ra các từ chỉ sự vật, từ  đó các em sẽ  tìm được các sự  vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu   văn.  Phương án  1: Gạch chân các từ chỉ sự vật được so sánh với nhau Phương án   2: Giáo viên phát phiếu học tập, học sinh làm bài theo   nhóm (nhóm đôi). Các nhóm điền vào phiếu và sau đó trình bày :         +  "Hai bàn tay em" so sánh với "hoa đầu cành"         +  "Mặt biển" so sánh với "tấm thảm khổng lồ"        +  "Cánh diều” so sánh với "dấu á”          +  "Dấu hỏi” so sánh với "vành tai nhỏ"      Cũng có thể  giáo viên nêu câu hỏi gợi ý để  các em tìm ra những điểm  giống nhau giữa hai sự vật được so sánh. Ví dụ:  ­  Vì sao "Hai bàn tay em" được so sánh với "Hoa đầu cành"?              ­   Vì sao nói "Mặt biển" như "tấm thảm khổng lồ"?  Từ đó học sinh sẽ tìm được các hình ảnh so sánh. Bởi lẽ:        +  Hai bàn tay của bé nhỏ xinh cũng giống như một bông hoa.       +  Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp.       +  Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á Hoặc giáo viên có thể  vẽ  lên bảng "Cánh diều" và "Dấu á" để  giúp HS  thấy rõ điểm giống nhau của các sự vật.         ­ Tìm hiểu dạng A là B:         Dạng này học sinh rất dễ nhầm lẫn giữa câu có hình  ảnh so sánh  với câu dùng để giới thiệu vì cả 2 kiểu câu này đều có từ “ là ”  12  Ví dụ : Bài 1c,1d (trang 24, 25): Tìm các hình ảnh so sánh trong những   câu thơ, câu văn dưới đây:      c.      Mùa đông       Trời là cái tủ ướp lạnh.      Mùa hè       Trời là cái bếp lò nung.      d. Những đêm trăng sáng,  dòng sông  là  một đường trăng lung linh dát  vàng.                             Trong trường hợp này, cần phải cho học sinh xác định các sự vật được so   sánh với nhau. Chẳng hạn:     ­  Trời mùa đông ­ tủ ướp lạnh;  Trời mùa hè ­ bếp lò nung. Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu điểm tương đồng giữa các từ chỉ sự  vật được so sánh .   - Trời mùa đông lạnh như cái tủ ướp lạnh  - Trời mùa hè nóng như bếp lửa lò nung Sau khi chốt nội dung bài, giáo viên có thể đưa ra một vài câu theo mẫu   “Ai ­ là gì?” để giúp học sinh phân biệt giữa câu dùng để giới thiệu và câu   có hình ảnh so sánh. Ví dụ:          ­   Mẹ tôi là giáo viên.                      ­  Chị tôi là công nhân nhà máy may. *  Dạy theo mô hình 2: So sánh Sự vật ­ Con người.      ­  Dạng A như B:           A : Có thể là con người;  B: (sự vật) đưa ra làm chuẩn để so sánh. 13 Ví dụ: Bài tập 1 (trang 58): Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ  dưới đây:                  a.        "Trẻ em như búp trên cành                           Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"          b.      "Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng".  Với dạng bài tập này học sinh sẽ  dễ  dàng tìm sự  vật so sánh với con   người nhưng các em chưa giải thích được "Vì sao?".  Chính vì thế giáo viên phải giúp học sinh tìm được đặc điểm chung của  sự vật và con người. Chẳng hạn: ­ "Trẻ  em" giống như "búp trên cành" vì đều là những sự  vật tươi non  đang phát triển đầy sức sống, chứa chan niềm hy vọng. ­ "Bà" sống lâu, tuổi đã cao giống như "quả đã chín và ngọt", đều phát  triển đến độ già giặn, có giá trị cao,đem lại ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng  niu và trân trọng.   ­  Dạng A là B:   Ví dụ : Bài tập 1(trang 42,43) (phương pháp dạy như mô hình 1)  Ông        là    buổi trời chiều                 Cháu        là     ngày rạng sáng Sự vật 1  Sự vật 2 Sự vật 1 Sự vật 2 (Người) (Sự vật ) (Người) ( Sự vật )         ­   Dạng A chẳng bằng B:  Ví dụ:  Bài tập 1a,c (trang 43) : Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu  thơ:              a.                 Những ngôi sao thức ngoài kia  Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.                       c.                 Bế cháu ông thủ thỉ: 14                                     Cháu khoẻ hơn ông nhiều.  Dạng bài tập này cần thực hiện theo hai yêu cầu :  ­  Xác định sự vật so sánh:              ­   Ngôi sao thức chẳng bằng mẹ            ­   Cháu khoẻ hơn ông nhiều  ­  Xác định từ chỉ sự so sánh (chẳng bằng, hơn) * Dạy theo mô hình 3: So sánh Hoạt động ­ Hoạt động.  Mô hình này có dạng:   A như B Ví   dụ:   Bài   tập   2(trang   98):   Trong   các   đoạn   trích   sau,   nh ững   ho ạt   động nào đượ c so sánh với nhau:                       a.      “Con trâu đen lông mượt                                      Cái sừng nó vênh vênh                                                Nó cao lớn lênh khênh                                                  Chân đi như đập đất”.                                      b.        “Cau cao cao mãi                          Tàu vươn giữa trời                          Như tay ai vẫy                          Hứng làn mưa rơi.”     Dạng bài này giáo viên nên giúp học sinh nắm vững từ chỉ hoạt động, từ  đó học sinh sẽ nêu ra các hoạt động được so sánh với nhau.        Chẳng hạn:  +  Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" 15                     +  Hoạt động “vươn” của tàu dừa giống hoạt động “vẫy”  tay * Dạy theo mô hình 4: So sánh Âm thanh ­ Âm thanh:  Mô hình này có dạng: A như B:                  A là âm thanh thứ nhất                  B là âm thanh thứ hai.  Ví dụ: Bài tập 2(trang 80): Hãy tìm những âm thanh được so sánh với  nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây:                      a.          “Côn Sơn suối chảy rì rầm       Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”.                       b.        “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”     Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh   thứ nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như".     Chẳng hạn: Âm thanh của "Tiếng suối" được so sánh với âm thanh của  "Tiếng đàn cầm"; âm thanh của “Tiếng hát xa”. b. Đối với  “Bài tập vận dụng phép tu từ so sánh”  Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng phép tu từ so sánh vào thực hành.  Đây là dạng bài có tính chất nâng cao, đòi hỏi năng lực nhận biết, óc  quan sát và tư  duy sáng tạo của học sinh trước các sự  vật, hiện tượng   thì mới hoàn thành được yêu cầu bài tập. Tuy nhiên, với loại bài tập này  nội dung chưa phải là nhiều mà chỉ tập trung ở cuối học kỳ I.        Có thể chia loại bài tập này thành 2 dạng:                           ­    Dạng bài tập : Nhìn tranh và đặt câu  16                         ­   Dạng bài tập :  Điền khuyết a.  Bài tập:  Nhìn tranh và đặt câu  Ví dụ: Bài tập 3 (trang126): Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây  rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh:  Sau khi học sinh đã thực hiện được yêu cầu bài tập. Để  nâng cao khả  năng tư  duy, óc sáng tạo và trí tưởng tượng của các em, giáo viên có thể  nêu thêm bài tập có tính trừu tượng hoá hơn.  Chẳng hạn:  Em hãy quan sát từng cặp tranh dưới đây rồi viết các câu  có hình ảnh so sánh: Từ việc quan sát tranh, học sinh sẽ có thể viết được một số câu có hình  ảnh so sánh. Chẳng hạn:   ­    Xe ô tô lao nhanh như tên bắn .                                     ­    Bóng đèn điện toả sáng như mặt trăng đêm  rằm. 17                        ­    Cây thông cao như ngọn tháp .                                     ­    Nụ cười của cô xinh như bông hoa hồng .                                     ­    Thỏ thì hiền hơn báo. b.  Bài tập: Điền khuyết   Ví dụ: Bài tập 4 (trang 126): Tìm những từ  ngữ  thích hợp điền vào chỗ  trống:   a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như..., như... b) Trời mưa, đường đất sét trơn như... c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như ...  Trong mỗi câu, giáo viên nên để học sinh xác định sự  vật đã cho để  có  thể tìm được nhiều từ cần điền .      Chẳng hạn các từ ngừ cần điền là:  a) như  núi Thái Sơn, như  nước trong nguồn chảy, như sông như  biển…  b) như bôi mỡ, như láng xà phòng, như đổ dầu …    c) như những ngọn  tháp ... Các bài tập mang tính sáng tạo rất ít nên trong quá trình dạy, nhất là các  tiết dạy bồi dưỡng Tiếng Việt hoặc khi dạy buổi hai, giáo viên nên đưa  thêm những bài tập tương tự của hai dạng trên để học sinh khắc sâu và mở  rộng thêm kiến thức về phép tu từ so sánh. 2. Rèn kỹ  năng thực hành dưới hình thức tổ  chức “Trò chơi học  tập”. Đây là một hình thức học tập hấp dẫn đối với học sinh. Trong đó, chơi  là phương tiện, học là mục đích. Thông qua hình thức chơi mà học, các em  18 sẽ được hoạt động và tự củng cố kiến thức. Tuy nhiên, muốn trò chơi học   tập đạt hiệu quả cao, trước khi tiến hành cần phải xác định đúng mục đích  của trò chơi, hình thức chơi và cách thức tiến hành trò chơi.  Ví dụ : Trò chơi “ Thử tài so sánh” * Mục đích của trò chơi :   ­ Rèn kỹ  năng sử  dụng từ  ngữ, tạo nhanh các cụm từ  có hình  ảnh so   sánh.  ­ Luyện cách phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng, óc quan sát và   khả năng liên tưởng.      * Khâu chuẩn bị :        ­  Làm các bộ phiếu bằng giấy (Kích thước: 3 x 4 cm)          ­  Mỗi bộ phiếu gồm 3­5 từ chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tích  chất, màu sắc (tuỳ vào thời gian chơi và nội dung bài học). + Bộ phiếu A : (5 từ chỉ hoạt động, trạng thái): Đọc, viết, cười, nói , khóc        (Dành cho Tiết 7: Ôn tập từ chỉ trạng thái, tính chất)  +  Bộ phiếu B: (5 từ chỉ màu sắc) Trắng , xanh, đỏ, vàng , đen (Dành cho tiết 15: Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh) + Bộ phiếu C: (5 từ chỉ đặc điểm, tính chất):  đẹp, cao, khoẻ, nhanh,  chậm                                            (Dành cho tiết 14, 17: Ôn tập từ chỉ đặc  điểm) * Cách tiến hành  :  - Lớp cử trọng tài và thư ký theo dõi diễn biến và kết quả trò chơi .  19 - Trọng tài  để  bộ  phiếu lên bàn cho các bạn xung phong lên tham gia  chơi  - Một bộ phiếu 5 từ thì dành cho 5 người “Thử tài”. - Học sinh 1 (HS1) lên “bốc thăm”, đọc yêu cầu cho các bạn nghe rồi  nêu         thật nhanh các cụm từ có hình ảnh so sánh.  - Ví dụ: HS1: “bốc thăm” được từ  trắng - Có thể  nêu cụm từ  so sánh:  trắng  như  tuyết,  trắng  như  vôi, (hoặc :  trắng          như trứng gà bóc). - Trọng tài cùng cả lớp chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng­ Sai - Mỗi bộ phiếu chọn  ra một người có “Tài so sánh” đó là người thắng           cuộc.   * Đáp án tham khảo:  Gợi ý các cụm từ có hình ảnh so sánh         Bộ phiếu A: (5 từ chỉ hoạt động, trạng thái) - Đọc   :   Đọc   như   đọc   kinh,   đọc   như   cuốc   kêu,   đọc   như   nói   thầm ... - Viết : viết như gà bới, viết như rồng bay phượng múa,… - Cười : cười như nắc nẻ, cười như pháo nổ , cười như mếu, ... - Nói : nói như khướu, nói như vẹt, nói như Trạng Quỳnh,… - Khóc : khóc như mưa, khóc như ri, ...        Bộ phiếu B: (5 phiếu từ chỉ màu sắc) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan