Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tu t...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập tu từ so sánh trong văn miêu tả

.PDF
24
1
127

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC   Mét sè kinh nghiÖm híng dÉn häc sinh líp 5 luyÖn tËp tu tõ so s¸nh trong v¨n miªu t¶ Hä vµ tªn: Hoµng Anh S¬n Chøc vô: Gi¸o viªn §¬n vÞ c«ng t¸c: Trêng TiÓu häc Ng Léc 1 SKKN thuéc m«n: TiÕng ViÖt N¨m häc: 2010 - 2011 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lời mở đầu Ở  Tiểu học Tập làm văn là một môn học cơ  sở, rất quan trọng trong  chương trình dạy học. Để  làm một bài văn hay, đòi hỏi học sinh phải biết  vận dụng các kiến thức liên môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học   tự  nhiên. Vì các kiến thức liên môn này sẽ  giúp cho học sinh có được tư  liệu để viết bài văn và biết cách sử dụng ngôn từ thế nào để trình bày suy   nghĩ của mình một cách mạch lạc, rõ ràng, sáng ý và hấp dẫn. Thế nhưng,   chỉ có những kiến thức liên môn nói trên thì vẫn chưa đủ. Tập làm văn còn  là phân môn có tính độc lập, có hệ thống lí thuyết riêng nhằm xây dựng các   thể loại như: Văn miêu tả  (bao gồm các kiểu bài: miêu tả đồ  vật, cây cối,   con vật, tả  cảnh, tả  người), văn kể  chuyện, viết thư,... và ở  từng loại bài  lại đòi hỏi phải rèn luyện để có kỹ năng cần thiết. Một bài văn hay, có giá trị  không phải chỉ   ở  chỗ  trình bày mạch lạc, dễ  hiểu; mà cái quan trọng hơn là sức truyền cảm. Và sự  truyền cảm này có   được là do tính chân thực, tính nhân bản, cao hơn nữa là cái "chất văn, hơi   văn". Để viết được bài văn hay, các em cần phải rèn luyện sao cho có được  năng lực quan sát (để nhận biết được cái đặc trưng của sự vật, hiện tượng)   năng lực cảm thụ, năng lực thu thập thông tin, năng lực tưởng tượng ­ liên  tưởng, năng lực phân tích tổng hợp, năng lực linh cảm, đặc biệt là việc vận  dụng các biện pháp tu từ vào quá trình làm bài như: phép tu từ so sánh, nhân   hoá... và các khả năng biểu đạt, bố cục... Ngay từ lớp 2, học sinh đã được làm quen với thể loại văn miêu tả thông  qua việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Đến lớp 3, 4, 5 thì nội dung này lại   được cụ  thể hơn và yêu cầu cũng cao hơn. Bên cạnh đó, ở  lớp 3, sách giáo   khoa Tiếng Việt đã giới thiệu sơ bộ về phép tu từ so sánh. Ở đây chưa đi sâu   về lí thuyết của phép tu từ so sánh mà chỉ hình thành những hiểu biết và kỹ  2 năng ban đầu về  so sánh thông qua hệ  thống các bài tập thực hành. So sánh   được xem là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm gợi ra những   hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, đẹp đẽ cho con người.   Qua đó giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những hình ảnh thơ  văn đồng thời giúp học sinh vận dụng phép tu từ so sánh vào quan sát các sự  vật, hiện tượng và con người xung quanh các em, từ đó giúp các em thể hiện   vào bài văn miêu tả được tốt hơn, sâu sắc và sinh động hơn. Để  nâng cao chất lượng bài văn, việc tìm ra các bước hướng dẫn học   sinh lớp 5 luyện tập về phép tu từ so sánh trong làm văn miêu tả là rất cần   thiết. Nhằm góp phần tháo gỡ  những khó khăn của giáo viên và học sinh  nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học văn miêu tả ở lớp 5, đã thôi thúc  tôi nghiên cứu vấn đề  này và đúc rút qua sáng kiến: "Một số  kinh nghiệm   hướng dẫn học sinh lớp 5 sử dụng phép tu từ so sánh trong văn miêu tả".  II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng Trong thực tế, cả giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong  việc vận dụng phép tu từ so sánh vào dạy và học văn miêu tả. Vì vậy, hiệu  quả  của việc dạy và học văn miêu tả  chưa cao. Học sinh chưa biết trong   trường hợp nào nên vận dụng phép tu từ so sánh vào nói, viết đoạn văn, bài  văn miêu tả của mình. Nếu có sử dụng hình ảnh so sánh thì cũng là phát hiện   của người khác vì thế hành văn của các em chưa tạo được sự mới mẻ, độc  đáo, chưa có dấu ấn cá nhân. Tìm hiểu về thực trạng dạy và học văn miêu tả  trong trường Tiểu học,   tôi phát hiện thấy một số vấn đề sau: 1.1. Về phía giáo viên Qua sinh hoạt chuyên môn, và dự  giờ, trao đổi với giáo viên trực tiếp  giảng dạy, tôi thấy rằng: Đa số giáo viên đều cho Tập làm văn là khó dạy,  đặc biệt là thể loại văn miêu tả, không biết diễn đạt thế nào, lựa chọn hình   thức học ra sao để  học sinh dễ  hiểu. Mặt khác, có thể  thấy rằng: những  3 hiểu biết về mặt lí luận của giáo viên về văn miêu tả và phép tu từ so sánh   đang còn là một khoảng trống với họ. Vì thế, việc vận dụng vào thực tiễn   dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình dạy học văn miêu tả, giáo viên chưa khai thác hết các   biện pháp dạy học, chưa vận dụng triệt để các biện pháp tu từ so sánh vào  quá trình luyện tập thực hành cho học sinh, chưa khai thác tối đa việc cho   học sinh được trực tiếp quan sát đối tượng miêu tả.  Hình thức dạy học và đồ  dùng trực quan còn nghèo nàn nên học sinh  không có những hiểu biết, những hình dung cụ  thể  và rõ nét về  đối tượng   miêu tả. Bởi vậy, học sinh nói và viết mơ  hồ, chung chung, không có sắc  thái biểu cảm hay nói cách khác trong mỗi bài làm chưa thể  hiện được cái  riêng.  1.2. Về phía học sinh Qua dự giờ, thăm lớp đặc biệt là tìm hiểu từ các bài viết của các em học  sinh, chúng tôi nhận thấy rằng bài làm của các em còn mang nặng tính công   thức, khuôn sáo, máy móc, thiếu tính chân thực. Nó được thể  hiện qua các  khía cạnh sau: ­ Vay mượn ý tứ của người khác, thường là một bài mẫu. Nói cách khác  học sinh sẵn sàng học thuộc một bài văn mẫu, một câu văn mẫu, khi làm bài   các em sao chép ra và biến thành bài làm của mình, không kể  đầu bài quy  định như  thế  nào. Với cách làm  ấy, các em không cần biết đến đối tượng  miêu tả, không quan sát không có cảm xúc gì về chúng. Chấm bài không tinh,  thầy cô giáo dễ khen nhầm văn của người khác mà cứ tưởng là văn của học   trò mình. Đây là điều không chỉ xảy ra với văn miêu tả mà hầu hết các thể  loại văn khác cũng tương tự như thế.       ­ Miêu tả hời hợt, chung chung không có một sắc thái riêng biệt nào  của đối tượng được tả... Vì thế, bài làm ấy gán cho đối tượng miêu tả nào   cùng loại cũng được. Một bài miêu tả  như  vậy đọc lên ta cảm thấy nhợt   nhạt, mờ  mờ. Nguyên nhân chủ  yếu là vì các em không được quan sát,  4 không biết cách hồi tưởng kinh nghiệm sống của mình hoặc không biết   cách quan sát nên không có những nhận xét cụ thể và tinh tế. 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên  Ngay vào đầu năm học 2010 ­ 2011, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng  về  học sinh lớp tôi chủ  nhiệm với mục đính nắm được thực chất chất  lượng. Từ  đó tìm ra phương pháp, biện pháp phù hợp để  nâng cao chất   lượng bài văn miêu tả cho học sinh. Tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng với đề bài:  Tả cây bàng ở   sân trường em trong thời gian 40 phút.  Kết quả khảo sát được thể hiện rõ qua bảng dưới đây: Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm Số  HS  Dưới 5 Số   làm  lượn Tỉ lệ bài 30 g 11 36.7 Điểm 5­ 6 Điểm 7­ 8 Số   Tỉ   Số  lượn Tỉ lệ lệ lượng g 12 40 5 16.7 Điểm 9­10 Số  Tỉ  lượn lệ g 2 6.6 Qua bảng trên, chúng ta dễ  nhận thấy chất lượng bài văn của học sinh  còn rất thấp, số học sinh đạt điểm khá và giỏi còn rất ít. Trong khi đó, số  học sinh đạt điểm yếu còn nhiều. Kết quả trên cho thấy sự cần thiết phải có những biện pháp để nâng cao   chất lượng bài văn miêu tả của học sinh.  5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN  1. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 2. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi hình thức dạy học 3. Tìm hiểu nội dung và vai trò của phép tu từ so sánh trong văn miêu tả 4. Hướng dẫn học sinh luyện tập về pháp tu từ so sánh trong văn miêu tả II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để thực hiện tốt các giải pháp trên cũng như giải quyết vấn đề  của đề  tài, tôi xây dựng một số biện pháp cụ thể sau đây: 1. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ * Tăng cường bồi dưỡng tư  tưởng chính trị, tinh thần trách nhiệm trong  thực hiện nhiệm vụ  của người giáo viên. Trước hết tôi phải học tập, nắm   bắt, quán triệt các nghị quyết, thông tư, chỉ thị, hướng dẫn nhiệm vụ năm học  của nhà trường, của các cấp, các ngành một cách nghiêm túc. * Tăng cường học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Bản thân tôi   luôn có ý thức nâng cao trình độ  chuyên môn nghiệp vụ  qua những việc làm  như: ­ Tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn nhằm nâng cao trình  độ về chuyên môn nghiệp vụ, về trình độ lí luận, tin học, tham gia các đợt tập   huấn do Sở hoặc Phòng Giáo dục tổ chức, nhất là các lớp tập huấn về đổi  6 mới phương pháp dạy học, tích cực tiếp thu các chuyên đề do nhà trường, tổ  khối triển khai. ­ Tự học, tự bồi dưỡng một cách thật sự nghiêm túc, thường xuyên nắm  bắt chắc chắn về  mục tiêu, nội dung, chương trình sách giáo khoa Tiểu   học mới và phương pháp dạy học cụ thể của từng môn học, từng bài học.   Tham gia thao giảng thường xuyên; tăng cường dự  giờ  thăm lớp; tham gia  sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm các tiết dạy của đồng nghiệp. Tham  gia hội thi "Giáo viên giỏi" các cấp. Tích cực nghiên cứu khoa học, đúc rút  sáng kiến kinh nghiệm,... ­ Thực hiện nghiêm túc quy chế  chuyên môn: dạy đúng theo chuẩn kiến  thức, đúng theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình day học, thời khóa  biểu, kế hoạch bài học và qua các hoạt động giáo dục khác. ­ Bám sát các văn bản chỉ đạo chuyên môn của ngành, của nhà trường, của tổ.  Thực hiện xây dựng kế hoạch bài học theo tinh thần đổi mới.  2.  Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi hình thức dạy   học Dạy học theo hướng đổi mới ngoài việc dạy kiến thức và kĩ năng cho học  sinh còn dạy các em phương pháp tự  học, thông qua các hoạt động học tập  phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của học sinh. Bởi vậy trong việc đổi  mới phương pháp dạy học; tích cực áp dụng các phương pháp dạy học mới   đồng thời phát huy những ưu điểm của giáo dục truyền thống. Trong quá trình  dạy học, tôi luôn phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, tìm tòi sáng tạo của  học sinh và giúp các em tham gia học tập một cách tự giác, chủ động và sáng  tạo. Giáo viên giữ đúng vai trò chủ  đạo của mình trong giảng dạy, là người  định hướng giúp đỡ học sinh trong học tập và tuyệt đối không làm thay học  sinh. Xây dựng các hình thức học tập cũng vậy, tôi luôn tìm hiểu một cách sâu  sắc về vai trò, tác dụng của từng hình thức dạy học cụ thể để có thể áp dụng  7 vào mỗi dạng bài, mỗi đơn vị kiến thức khác nhau của từng môn học sao cho  phù hợp, khai thác hết nội dung nhằm đạt triệt để mục tiêu bài học. 3. Tìm hiểu nội dung và vai trò của phép tu từ so sánh trong văn miêu   tả Việc tìm hiểu rõ nội dung và vai trò của phép tu trừ so sánh trong văn miêu  tả giúp giáo viên chủ động trong quá trình dạy học đặc biệt đó là cơ  sở, là   nguyên tắc giúp việc xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học   văn miêu tả. So sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai   đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn  toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả hình ảnh một lối   tri giác mới mẻ về đối tượng. Nhờ  phép so sánh, chúng ta có thể  tái hiện lại đối tượng phản ánh làm   cho đối tượng miêu tả  trở  nên cụ  thể  hơn. Từ  đó, có thể  biểu lộ  những  nhận thức sự cảm thụ cũng như gửi gắm những tâm sự rất riêng của mình,  giúp cho bài làm có được nét tinh tế, độc đáo và phong cách riêng. Để một bài văn miêu tả có cái mới, có chiều sâu, giàu sức sống thì mỗi  học sinh, mỗi người viết phải có được những kĩ năng nhất định. Cùng với   kĩ năng quan sát, kĩ năng lập dàn ý, giàu vốn từ  thì sử  dụng phép tu từ  so  sánh là một kĩ năng hết sức cần thiết mà người viết nói chung và học sinh  nói riêng cần có. Đây là kĩ năng giúp cho học sinh có bài nói bài viết hay  không chỉ  trong khuôn khổ  của bậc học Tiểu học mà nó còn giúp các em   nâng cao chất lượng giao tiếp mãi về sau này. 4. Hướng dẫn học sinh luyện tập về phép tu từ so sánh trong văn miêu  tả 4.1. Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng Trong miêu tả thì quan sát là một trong những bước quan trọng nhất. Kết  quả  quan sát chính là yếu tố  quan trọng để  viết nên bài văn. Kết quả  của  mỗi lần quan sát sẽ làm giàu thêm kho biểu tượng của các em mà mỗi khi  8 cần miêu tả  các em sẽ  dễ  dàng thiết lập được hình  ảnh so sánh giữa chi   tiết, bộ phận hay sự  vật cần miểu tả với hình ảnh có sẵn trong vốn biểu   tượng phong phú của mình. Sử dụng phương pháp này nhằm phát huy khả năng ngôn ngữ của học sinh,  phát huy trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo tinh tế của các em. Từ  thực tế  nghiên cứu giảng dạy, tôi thấy những câu văn hay, sống   động, giàu hình  ảnh là những câu văn được quan sát thực tế một cách tinh  tế, tỉ mỉ.  Chính vì vậy, tôi luôn chú ý "Tổ  chức cho học sinh quan sát". Để  làm   được điều này, tôi luôn chú ý tạo điều kiện cho học sinh đến tận nơi quan  sát đối tượng trước khi miêu tả  và coi đó là nguyên tắc khi giảng dạy văn  miêu tả  của mình. Chỉ  trên cơ  sở  thu nhận trực tiếp các nhận xét, các  ấn  tượng cảm xúc về sự vật, hiện tượng thì cảm xúc mới nảy sinh, có như thế  bài viết mới có cảm xúc thực sự. Khi cho học sinh quan sát thực tế, tôi hướng dẫn các em chọn vị trí như  thế  nào cho thuân lợi, ghi lại đầy đủ  những điều quan sát được từ  đối  tượng quan sát, phối hợp các giác quan (thính giác, thị  giác, xúc giác,...)  trong quá trình quan sát. Chẳng hạn, dùng mắt để nhận biết màu sắc (xanh,  đỏ, tím, vằng,...) hình dạng (cao thấp, lớn, bé,...) hay hoạt động của đối   tượng miêu tả,... Dùng tay để sờ, nắn để cảm nhận cảm giác thật hơn,... Ví dụ: Với đề bài: Tả một cảnh đẹp ở quê hương em. Với đề  bài trên, trước tiên, học sinh phải xác định cảnh đẹp mình định  tả. Và tôi hướng dẫn các em cách lựa chọn vị trí để quan sát: ­ Em tả cảnh gì? (cánh đồng lúa,...) ­ Để tả cánh đồng một cách chi tiết, đầy đủ, bao quát em phải lựa chọn   vị trí như thế nào để quan sát? (lựa chọn nơi thấy rõ toàn cảnh cánh đồng   nhất) ­ Nhìn từ  xa em thấy những gì? (lúa, rau, kênh mương, người làm việc,   đàn cò trắng, trâu, bò,...) 9 ­ Trên cánh đồng, em tả những gì? (những ruộng lúa, đàn cò, người nông   dân làm việc,...) ­ Để tả được những cảnh đó chi tiết, cụ thể em phải làm gì? (lại gần để   quan sát) ... Hướng cho học sinh phối hợp các giác quan trong quá trình quan sát. Ví dụ: Với đề bài Tả cảnh biển, khi hướng dẫn học sinh quán sát cảnh  biển, tôi đặt các câu hỏi gợi ý như:  ­ Em cảm giác thế nào khi đón nhận những làn gió từ biển thổi vào?(những   làn gió mát lạnh như bàn tay mềm mại luồn vào mái tóc, mơn man trên khuôn   mặt,...)  ­ Khi mặt trời lên mặt biển trông như thế nào? (mặt biển sáng lấp lánh   như một tấm thảm khổng lồ dệt bằng những sợi kim tuyến,....)  ­ Các em hãy lắng nghe để ghi lại âm thanh từ  biển?(tiếng sóng vỗ  vào   bờ đê ầm ập, gió thổi rì rào, lá cờ trên trụ buồm phần phật bay,... ) ... Việc lựa chọn tốt vị  trí quan sát và phối hợp nhiều giác quan trong quá  trình quan sát sẽ  góp phần giúp học sinh viết được đoạn, bài văn cụ  thể,  sinh động hơn. Bên cạnh đó, một yêu cầu rất quan trọng nữa cần hướng   dẫn các em trong qua trình quan sát đó là: ­ Lựa chọn trình tự quan sát: + Trình tự  không gian: Từ  quan sát toàn bộ  đến quan sát từng bộ  phận  hoặc ngược lại; quan sát từ  trái sang phải hay trên xuống dưới hay ngoài  vào trong hoặc ngược lại. + Trình tự thời gian: Quan sát tả cảnh vật, cây cối theo mùa trong năm, quan  sát theo thời gian trong ngày: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều.   Dù quan sát  theo trình tự nào cũng cần tập trung bộ phận chủ yếu và trọng tâm, hướng   dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát.  Ví dụ: Với đề bài Hãy tả một cơn mưa. 10 Tôi đặt câu hỏi để hướng dẫn các em quan sát một cách có trình tự: ­ Khi tả  một cơn mưa, các em cần quan sát như  thế  nào? (quan sát khi   trời sắp mưa, khi trời mưa và khi cơn mưa tạnh) ­ Khi trời sắp mưa, em nhìn thấy những gì? (mây đen kéo đến, bầu trời   xám xịt, những tia chớp xuất hiện,...) ­ Lúc mưa em quan sát thấy những gì? (không khí mát lạnh,  mưa rơi rào   rào,...) ­ Khi trời tạnh em quan sát thấy những gì? (trời rạng dần, chim chóc bay   ra hót râm ran, ánh nắng lấp lánh trên vòm lá,...) ­ Các em đã sử  dụng những giác quan nào trong quá trình quan sát của   mình? (thị giác, thính giác, xúc giác,...) Như vậy qua cách đặt câu hỏi trên, tôi đã giúp các em biết quan sát cơn   mưa theo trình tự  thời gian, cũng như  phối hợp nhiều giác quan trong quá  trình quan sát. Hay với đề bài Em hãy tả cánh đồng lúa, tôi hướng dẫn các em quan sát  như sau: ­ Em quan sát cánh đồng lúa như  thế  nào? (từ  xa đến gần, từ  gần đến   xa, từ bao quát đến cụ thể,...) ­ Nhìn từ  xa, em thấy cánh đồng lúa như  thế  nào? (như  một tấm đệm   màu xanh mềm mại,...) ­ Lại gần, cảnh vật trên cánh đồng lúa hiện ra trước mắt em như  thế   nào? (những mảnh ruộng vuông vắn, những cụm lúa mỡ màng đang rì rào   trong gió, những chú cò trắng lúc bay lúc đậu,...) ... Trong lúc quan sát, tôi đặt câu hỏi gợi mở để các có thể phát huy sự hiểu biết, vốn ngôn ngữ, kết hợp khả  năng liên tưởng cảm xúc để  cho việc  quan sát tốt hơn. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn các em quan sát thông qua các bài tập.  Ví dụ: Đề bài: Tả loại trái cây mà em yêu thích ­ Tiếng Việt 5, tập 2­ trang  99. 11 Giáo viên có thể  cho học sinh quan sát và điền theo yêu cầu trong bảng  sau: Hình dáng:.............................................................................................. Đặc  điểm Bên ngoài Bên trong Hình ảnh so sánh Màu sắc Vị Tác  dụng ..... Đối với những học sinh yếu, tôi cho học sinh hệ thống câu hỏi gợi ý, các   em dựa vào đó để quan sát. Ví dụ: Hãy quan sát quả mà em định tả và cho thầy giáo biết: ­ Quả đó có hình dáng như thế nào? (tròn, dài, ..) ­ Quả đó to hay nhỏ? To bằng chừng nào? Bây giờ nó có màu gì? Nó có   thay đổi màu sắc khi chín không?  Em hãy quan sát thật kĩ bên ngoài quả đó và cho biết: Quả đó có những   bộ phận nào? Mỗi bộ phận đó có đặc điểm gì? Nó giống với đồ vật nào,...  ­ Bây giờ em hãy quan sát bên trong và cho thầy biết những đặc điểm bên   trong. ­ Quả này thường được dùng để làm gì? (ăn, làm thuốc, ...) ­ ... Tóm lại, quan sát giúp cho học sinh có cái nhìn chính xác và sâu sắc hơn  về  đối tượng tả. Qua đó, các em có thể thể hiện những điều mà các em đã   cảm nhận, đã nghĩ bằng vốn ngôn từ  nghệ  thuật của mình để  làm hiện rõ  trước mắt người đọc về  đối tượng phản ánh một cách chân thực và sinh  động nhất.  Trong quá trình hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp hoặc thông qua các  bài tập ngoài việc giúp các em có được kết qua quan sát tốt, tôi luôn chú ý   12 khắc sâu cách quan sát để sau những lần như vậy các em dần hình thành cho  mình khả năng quan sát độc lập. 4.2. Hướng dẫn  học sinh liên tưởng, tưởng tượng tới  đối tượng   miêu tả 4.2.1. Hướng dẫn học sinh biết liên tưởng Liên tưởng có thể có nhiều cách khác nhau. Đó là: + Liên tưởng tương tự; liên tưởng cặp đôi; liên tưởng trái ngược; từ  những hình ảnh này liên tưởng đến những hình ảnh khác,... Với mức độ học sinh lớp 5, trước tiên tôi giúp các em hiểu thế nào là liên  tưởng:  "liên  tưởng"   là  từ  chuyện  này  nghĩ  tới chuyện  khác,  từ  chuyện   người ngẫm ra chuyện mình. Liên tưởng trong văn miêu tả  là từ  một câu,   một đoạn, một bài văn gợi ra những suy nghĩ, cảm xúc về  những gì con   người đã sống, đã cảm nhận, đã thấy, đã trải qua.  Và quan trọng nhất là việc lấy ví dụ  cũng như  chỉ  ra cái hay của đoạn  văn cũng như chỉ rõ hình ảnh, sự vật, sự việc được liên tưởng. Ví dụ:  Thấy hình  ảnh dê con đang chăm chú kéo xe hàng của mình  ở  chiếc cặp, cậu học sinh liên tưởng đến chuyện dê con như  đang muốn  nhắc nhở mình phải thật chăm học. Tôi chỉ rõ cho các em thấy "dê con đang chăm chú kéo xe hàng" là hình ảnh   ban đầu đã cho bạn học sinh liêng tưởng đến sự việc "mình phải thật chăm  học" Hay từ hình ảnh ban đầu, thực tế "bạn con" cho hình ảnh liên tưởng đến  là "con mình" trong câu: "Thấy bạn con đến thăm, người mẹ bật khóc nhớ   đến đứa con của mình đã hy sinh".  Tôi cũng giúp các em hiểu có nhiều loại liên tưởng khác nhau. Đó là:  liên   tưởng trái ngược: Ví dụ: Khi miêu tả  cảnh biển lúc dịu êm ta có thể  liên tưởng đến cảnh   biển lúc dữ dội, đáng sợ của những ngày bão tố. 13 Hay liên tưởng tương tự, ví dụ: Khi miêu tả cảnh quê hương hình ảnh  cây đa đầu làng được liên tưởng tới hình  ảnh người tráng sĩ hiên ngang trấn   giữ, bảo vệ quê hương. Hay từ hình tượng này liên tưởng đến hình tượng khác. Tôi đưa ví dụ: Trong bài  Tre Việt Nam  (Tiếng Việt 4, tập 1), viết về  hình tượng tre Việt Nam với sự  ngay thẳng, đoàn kết, chịu khó,... tác giả  muốn nói đến, muốn liên tưởng đến hình tượng người dân Việt Nam kiên  cường, bất khuất, chính trực, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ,... Giáo viên phải tích cực trong việc lấy ví dụ cũng như dừng lại ở những  câu văn thể hiện sự  liên tưởng trong bài tập đọc, đoạn văn mẫu hay trong  một bài viết nào đó mà chúng ta thấy hay,... Chỉ khi thầy, cô tỏ ra tâm đắc  và dừng lại chỉ ra cái hay, cái ý nghĩa của sự liên tưởng đó thì học sinh mới   thật sự chú ý, dần cảm nhận và bắt chước, học làm theo.  4.2.2. Hướng dẫn học sinh tưởng tượng Để các em phát huy được trí tưởng tượng, trước hết, tôi giúp các em hiểu rõ:   Tưởng tượng là tạo ra hình ảnh về những cái không có trước mắt hoặc chưa hề   có.  Lấy các ví dụ cụ thể về hình ảnh tưởng tượng để học sinh hiểu như là:   Con người sẽ  tạo ra một loại xe mà vừa đi được trên đường vừa có cánh  để  bay qua rừng núi lại có khi bơi được trên sông hồ  như  tàu thuyền,...  Chính qua những ví dụ  này cũng đã góp phần kích thích trí tưởng tượng ở  các em. Đồng thời tôi luôn chú ý trính dẫn các ví dụ  về  tưởng tượng từ  các bài  tập đọc, những đoạn văn mẫu,... và chỉ ra cái hay, cái đẹp cái giá trị về câu,  đoạn văn có hình ảnh tưởng tượng đó. Ví dụ:  "Ngày mai Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi. 14 Biển sẽ  nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên." (Tiếng đàn ba­la­lai­ca trên sông  Đà, Tiếng Việt 5, tập 1) Tôi giúp cho học sinh thấy hình ảnh tưởng tượng của tác giả "Biển nằm bỡ   ngỡ giữa cao nguyên" và chỉ cho các em thấy cái hay, cái giá trị của hình ảnh  trên. Hay hình ảnh "người khổng lồ đi lạc vào vương quốc của những người tí   hon" trong đoạn văn: "...Loanh quanh trong rừng chúng tôi đi vào một lối   đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc   nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài   kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh   đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo của họ lúp xúp   dưới chân..." (Kì diệu rừng xanh ­ Nguyễn Phan Hách ­ Tiếng Việt 5, tập 1)   đã cuốn hút, hấp dẫn người đọc. Tạo cho người đọc có cảm giác như chính  mình là nhân vật trong truyện,... Cùng với việc lấy ví dụ, tôi khuyến khích các em phát huy trí tưởng  tượng, tạo tình huống để các em được tưởng tượng. Tôi cho các em nói, viết  về sự vật không có trước mắt hoặc không có trong thực tế.  Ví dụ: "Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả  về  ngoại hình của   nhân vật Thủy Tinh trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh."   Tóm lại, giáo viên cần chú ý khuyến khích học sinh sử  dụng vốn tri   thức, kinh nghiệm sống của mình để phát huy trí tưởng tượng và khả năng  liên tưởng của mình.  4.3. Hướng dẫn học sinh thiết lập các hình ảnh so sánh Trên cơ  sở  của việc quan sát, liên tưởng, tưởng tượng tôi hướng dẫn   học sinh thiết lập các hình so sánh. Để  thực hiện được mục tiêu này, tôi  đưa ra các đoạn văn cùng viết về một cảnh nhưng có sự khác nhau đó là có  và không có sử dụng phép tu từ so sánh để học sinh nhận xét và thấy được   giá trị của phép tu từ này. Ví dụ: Tả một cảnh đẹp ở quê hương em. 15 Tôi đưa ra hai đoạn văn cùng tả về cánh đồng lúa. Đoạn thứ  nhất: Cánh đồng lúa làng em rất rộng, nhìn hút tầm mắt mà   không hết. Cả  cánh đồng phủ  một màu xanh. Những thửa ruộng được be   bờ  cẩn thận. Những chú cò trắng lúc bay, lúc đậu. Đi dạo trên cánh đồng   em rất thích, gió mát và thoáng.   Đoạn thứ hai: Cánh đồng làng em rất rộng, nhìn hút tầm mắt mà không   hết. Cả cánh đồng lúa đang thì con gái được phủ một màu xanh trông như   tấm thảm không lồ mềm mại dưới làn gió. Những thửa ruộng được be bờ   cẩn thận vuông vức xếp liền nhau thẳng tắp như  một chiếc thang lớn   được bắc về  phía chân trời. Đàn cò trắng nổi bật trên thảm lúa xanh lúc   bay, lúc đậu làm cho bức tranh buổi sáng trên cánh đồng thêm sinh động.   Đứng giữa cánh đồng hít thở bầu không khí trong trẻo và đón những là gió   mát rười rượi của buổi sáng em thấy sảng khoái kì lạ. Tôi cho học sinh đọc hai đoạn văn và đặt câu hỏi để các em nhận xét:  ­ Đoạn văn thứ  nhất tả  về  những gì? (bao quát cánh đồng, từng đám   ruộng, cây lúa, đàn cò,...) ­ Đoạn thứ hai tả về những gì? (Cũng tả như đoạn thứ nhất: cánh đồng,   ruộng lúa, cây lúa, đàn cò,...) ­ Em thấy đoạn văn nào tả hay hơn? (Đoạn thứ hai tả hay hơn) ­ Vì sao em thấy đoạn văn thứ hai tả hay hơn? (Có sử dụng phép tu từ so   sánh) ­ Em hãy chỉ ra các câu được sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn   trên. (Cánh đồng... như tấm thảm khổng lồ..., Những mảnh ruộng.....) ... Như vậy, qua cách đưa ra những đoạn văn cụ thể cho học sinh so sánh, đối  chiếu và nhận xét, tôi đã giúp các em thấy rõ vai trò, giá trị của phép tu từ so   sánh và kích thích, tạo hứng thú sử dụng biện pháp so sánh cho các em khi viết  văn miêu tả. 16 Ở mức độ cao hơn, tôi đưa ra một đoạn văn chưa sử dụng phép tu từ so   sánh và yêu cầu các em viết lại cho đoạn văn hay hơn bằng cách sử  dụng  các hình ảnh so sánh. Ví dụ: Tôi đưa đoạn văn tả cảnh biển: Biển quê em rộng lớn bao la. Nước biển quanh năm xanh thẳm. Những   ngày giông bão nước biển đục ngầu, sóng cuồn cuộn dâng. Hướng dẫn các em tìm các hình ảnh so sánh để viết lại đoạn văn cho hay   hơn. Chẳng hạn: ­ Biển rộng lớn, bao la,... ta có thể  sửa thành: Biển bao la như  tình mẹ   dành cho những đứa con thơ   hay Biển trông như một tấm thảm màu ngọc   bích khổng lồ lấp lánh dưới ánh mặt trời,.... ­ Biển luôn luôn xanh thẳm,... ta sửa thành: Biển trẻ mãi, xanh tươi mãi   mãi như những đứa trẻ. ­ Khi giông bão, biển đục ngầu, sóng cuồn cuộn dâng,.. Ta viết Biển có   lúc dữ dội như người khổng lồ nóng nảy quái dị, gọi sấm, gọi chớp,... Tóm lại, trong một bài văn tả, không nhất nhất chỉ sử  dụng một dạng so   sánh mà có thể kết hợp, tuỳ theo đối tượng cần tả mà sử dụng dạng so sánh   này nhiều, dạng so sánh kia ít. Viết thế nào để không những khắc hoạ rõ nét   đối tượng được tả mà còn thể hiện tính cách, tâm trạng nhân vật,... và cả tình   cảm của mình đối với đối tượng được miêu tả.  4.3 1. Tạo điều kiện để học sinh tích luỹ vốn từ ngữ để miêu tả Trong quá trình dạy học, tôi luôn chú trọng tích lũy vốn từ  cho học sinh   thông qua tất cả  các môn học. Những môn (phân môn) tôi chú ý khai thác  nhiều nhất đó là Tập đọc và Luyện từ và câu. Khi dạy Tập đọc, tôi chỉ  cho học sinh các từ ngữ miêu tả, chọn một trong  những  trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn   khi dùng chúng. Ví dụ:  Khi dạy bài  Mùa thảo quả, hình  ảnh : "...  Thảo quả  chín dần.   Dưới đáy rừng, tựa như  đột ngột, bỗng rực lên những chùm thỏa quả  đỏ   17 chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng như có   lửa hắt lên từ dưới đáy rừng..." của nhà văn Ma Văn Kháng, Tôi chỉ ra cho  học sinh cách tác giả  miêu tả  cảnh thảo quả  chín trở  nên sống động. Qua  việc phân tích nghệ  thuật so sánh và cách dùng từ  của nhà văn có thể  tạo  cho học sinh thêm cảm giác rạo rực, hứng khởi như đang được đứng giữa  rừng thảo quả  vậy (tựa như  đột ngột, bỗng rực lên, như  chứa lửa, chứa   nắng, lửa hắt lên từ...).  Hay khi dạy bài Cây gạo của của nhà văn Vũ Tú Nam: “Cây gạo sừng   sững như một tháp đèn khổng lồ,... ánh nến trong xanh”. Tôi chỉ ra cho học  sinh thấy tác giả miêu tả cây gạo trở nên sống động, có hồn, có thần và có  “tình”. Bởi cách so sánh của ông khiến người đọc hết ngỡ  ngàng này lại  đến ngỡ ngàng khác. Tác giả còn gắn cây gạo với hình ảnh quê hương; với  bến đò (cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho   những đứa con về thăm quê mẹ). Qua các tiết học Luyện từ và câu cũng là một dịp để tôi giúp các em hiểu rõ   hơn nghĩa của từ, đồng thời mở rộng chúng khi tìm các từ ngữ cùng nghĩa hoặc  trái nghĩa.  Ví dụ: Tôi hướng dẫn để  các em thấy bên cạnh tính từ  gầy nói về hình  dạng một con người còn có nhiều từ  ngữ  khác tương tự:  khô đét, xương   xẩu, hom hem, lép kẹp. Bên cạnh tính từ  đẹp  còn hàng loạt tính từ  khác:  trông dễ  mến, xinh xinh, xinh xắn, xinh xẻo, dễ  coi, ... lượng từ  ngữ  này  giúp các em rất nhiều khi miêu tả các con vật, cây cối, tả người tả cảnh,... 4.3.2. Hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ khi miêu tả Có vốn từ  ngữ  nhưng phải biết dùng chúng đúng lúc, đúng chỗ. Muốn  vậy phải coi trọng việc lựa chọn từ ngữ diễn đạt. Mỗi chi tiết khi miêu tả  thường chỉ  có một từ  ngữ, một hình  ảnh thích hợp, do đó có tác dụng gợi   hình, gợi cảm nhất.  Ví dụ: Để tả hình dáng một em bé đang tuổi tập nói, tập đi, học sinh viết   "Bé Hà có dáng người béo mập". Trong trường hợp này, tôi đưa ra câu hỏi để  18 các em thấy sử dụng từ "béo mập" là không hay, nên thay bằng từ "bụ bẫm"   hay "mập mạp". Hay khi tả về khuôn mặt của bạn, một học sinh viết: " Bạn Thanh Thanh   có đôi má bánh đúc" các em tả đúng thực tế, nhưng tả như vậy không hay.   Tôi giúp cho các em hiểu và hướng dẫn các em sửa thành " Bạn Thanh   Thanh có khuôn mặt bầu bĩnh của chú mèo Đô­rê­mon thông minh",... Cũng  là so sánh nhưng rõ ràng cách so sánh thứ  hai vừa đúng lại ngộ  nghĩnh và  đáng yêu hơn, phù hợp với đề  bài  Tả  một người bạn thân của em trong   lớp. Để  có thể  sử  dụng được hình  ảnh hay, độc đáo, phản ánh được đối  tượng đang tả chúng ta cần xác định và tìm hiểu kĩ đối tượng tả là gì? Giáo  viên cần hướng dẫn, uốn  nắn để  các em có thể  cân nhắc, lựa chọn hình  ảnh so sánh sao cho phù hợp với đối tượng tả. Khuyến khích học sinh sử  dụng phép tu từ so sánh trong khi nói và viết đoạn văn miêu tả nhưng không  quá lạm dụng làm cho đoạn văn, bài văn trở nên gượng ép. 4.4. Hướng dẫn sử  dụng phép tu từ  so sánh trong nói, viết văn miêu   tả 4.4.1. Hướng dẫn học sinh nói đoạn, bài văn miêu tả Sau khi  đã quan sát, lựa chọn từ  ngữ  khi miêu tả, trước khi viết tôi  hướng dẫn học sinh nói. Muốn làm tốt bước này, tôi luôn chú ý để tổ chức  giờ  học sao cho tự  nhiên, gây hứng thú, tạo cho học sinh có nhu cầu nói,   nhu cầu giao tiếp. Để  giờ  làm được như  vậy, tôi luôn chú ý một số  điểm  sau: ­ Chuẩn bị phần mở đầu sao cho có thể thu hút người nghe hoặc gây tác   động kích thích lớp học sôi nổi. Thường thì tôi cho những em bạo dạn, nói   tốt để mở đầu,...(làm mẫu). ­ Tạo không khí sôi nổi, tôn trọng học sinh để kích thích các em nói. ­ Hướng dẫn học sinh sử dụng lời nói của mình thành câu ngắn gọn, thể  hiện ngữ điệu tự  nhiên, đời thường khi gặp các câu hỏi, câu cảm,... Chú ý  19 hướng dẫn học sinh nói đúng phong cách và giữ gìn sự trong sáng của tiếng   Việt, tránh sử dụng từ ngữ lai căn, sáo rỗng... ­ Nhắc nhở các em: Nói đúng yêu cầu của đề bài (nội dung súc tích, ý mạch   lạc,...), chọn cách nói phù hợp đối tượng (người nghe), phong cách tự  nhiên,  biết cách điều khiển giọng nói (ngữ  điệu, âm sắc, cao độ, cường độ, trường  độ,...). Tóm lại, để bài nói của học sinh tốt, cả giáo viên và học sinh phải có sự  chuẩn bị tỉ mỉ, công phu,... Cho học sinh luyện tập qua nhiều lần, qua nhiều  dạng đề  khác nhau. Và cứ  sau mỗi bài tập như  thế, tôi cùng các em nhận  xét, đánh giá để qua đó các em đúc rút kinh nghiệm.  4.4.2. Hướng dẫn học sinh sử dụng hình ảnh so sánh trong miêu tả Trước một đối tượng miêu tả cụ thể, các em đã được giáo viên hướng dẫn  qua các bước: Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, lựa chọn hình ảnh so sánh,  chọn từ  ngữ.  Ở  bước này, các em vận dụng những hiểu biết đã có  ở  các  bước trên vào bài viết của mình. Đây là một khâu quan trọng học sinh nhớ lại   những điều đã quan sát được viết thành đoạn, bài văn hoàn chỉnh sao cho  người đọc cảm thấy đã gặp, đã chứng kiến những điều mà các em vừa đem  đến cho họ.  Ngoài những việc làm trên, tôi lưu ý cách trình bày để  bài viết có bố  cục  đẹp, rõ ràng, hợp lý, lưu ý sử  dụng câu chuyển để giữa các đoạn văn có sự  móc nối, liền mạch, câu chữ diễn đạt ngắn gọn, súc tích, tránh viết dài dòng,  không đúng trọng tâm của đề bài. Đồng thời động viên, uốn nắn, ân cần chỉ  bảo phương hướng, khơi gợi vốn hiểu biết, cái nguồn biểu tượng sẵn có  để các em hồi tưởng lại,... các em phấn khởi dồn hết tâm trí vào bài làm.  Tóm lại: Để học sinh làm văn miêu tả có hiệu quả, tạo được hứng thú với  các em cần luyện tập phép tu từ so sánh thông qua việc hướng dẫn cho các  em quan sát đối tượng miêu tả, hướng dẫn các em liên tưởng, tưởng tượng,   thiết lập các hình ảnh so sánh, tích luỹ vốn từ, lựa chọn từ ngữ miêu tả; và  nói viết đoạn văn, bài văn miêu tả.  20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan