Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học si...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

.PDF
19
1
107

Mô tả:

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHƯ THANH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN  CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4”                                                                                         HỌ VÀ TÊN:       VŨ THỊ MAI                       CHỨC VỤ   :        GIÁO VIÊN                      ĐƠN VỊ CÔNG TÁC :  TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH  TÂN  I                       SKKN THUỘC MÔN:       TIẾNG VIỆT                                                            1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm thuéc n¨m häc: 2010 - 2011 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU: Tập đọc là một phân môn của chương trình tiếng Việt bậc Tiểu học.  Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tiếng   Việt vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng  đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh bậc Tiểu học. Biết đọc ( đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm) giúp các  em học sinh có khả  năng tiếp nhận kiến thức lên nhiều lần, giúp học sinh   phát triển tư duy, hình thành các phẩm chất tốt đẹp như : yêu cái thiện, cái  đẹp, phê phán cái xấu, cái ác...Từ đây, các em biết tìm hiểu, đánh giá cuộc   sống, nhận thức các mối quan hệ  tự  nhiên, xã hội, tư  duy; có những rung  động tình cảm và nảy nở nhiều ước mơ tốt đẹp trong cuộc sống,... Đọc tốt, giúp các em học tốt các môn học khác và sử  dụng được  nhiều nguồn thông tin quan trọng, bổ  ích, lí thú. Do đó, đọc trở  thành một  đòi hỏi cơ bản đầu tiên  đối với  mỗi học sinh. Việc dạy đọc có hiệu quả  là một trong các yêu cầu cần thiết. Tuy vậy, qua thực tế  giảng dạy  ở  trường Tiểu học Thanh Tân 1, tôi nhận thấy rằng: việc dạy đọc (đặc biệt  là phần luyện đọc diễn cảm) bên cạnh những thành công, còn gặp không ít  những khó khăn và hạn chế. Kết quả  đọc của các em còn thấp, chưa đáp   ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Ngay cả với đối tượng  học sinh lớp 4 ­ là lớp mở  đầu cho giai đoạn thứ  hai của bậc Tiểu học,   nhưng còn nhiều em đọc bài chậm và sai lỗi, số  lượng học sinh biết đọc   diễn cảm rất ít…Bên cạnh đó, một số  giáo viên còn lúng túng khi hướng  dẫn học sinh rèn đọc phần luyện đọc diễn cảm, nên còn đặt ra nhiều câu  hỏi như: cần đọc bài tập đọc với giọng như  thế  nào? Làm thế  nào để  các  em đọc hay, diễn cảm hơn? Khi đọc diễn cảm một bài văn, bài thơ, một   câu chuyện, đọc lời tác giả, lời nhân vật phải đọc như thế nào? Làm sao để  những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em.v.v...Đó cũng  là những câu hỏi còn trăn trở  của nhiều giáo viên khi giảng dạy phân môn  Tập đọc ở Tiểu học. Chính vì vậy, nhằm bổ trợ thêm kiến thức về chuyên   môn   nghiệp   vụ   cho   mình   trong   quá   trình   dạy   nói   chung,   dạy   học   môn  Tiếng Việt  ở  Tiểu học nói riêng, tôi đã lấy việc tìm hiểu: “ Một số  biện  pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” làm đề tài nghiên  cứu của mình.                                                            2 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Thực trạng dạy­ học phần luyện đọc diễn cảm trong phân môn  Tập đọc ở Trường Tiểu học Thanh Tân 1 Trường Tiểu học Thanh Tân 1 là một trường thuộc xã vùng sâu, vùng  xa của huyện Như Thanh. Do địa bàn xã rộng, nên trường chia thành nhiều   khu, cách xa nhau. Hơn 90% học sinh có bố mẹ sống bằng nghề trồng trọt,   không có nghề phụ nên đời sống kinh tế còn rất nhiều khó khăn. Phần lớn   nhận thức của phụ  huynh học sinh chưa cao, chưa ý thức được việc dạy  dỗ, tạo điều kiện quan tâm, giúp đỡ con cái mình  học tập. Nhiều gia đình   còn có tư tưởng phó mặc con cái cho nhà trường . Một số  ít gia đình có quan tâm đến con cái thì lại không  biết cách   dạy hoặc do học sinh không chịu học. Mặt khác, phần lớn học sinh của   trường Tiểu học Thanh Tân 1 là người dân tộc thiểu số, vốn từ  ngữ  của   các em rất nghèo nàn do ở gia đình các em thường giao tiếp bằng tiếng mẹ  đẻ. Bên cạnh đó, có một số  học sinh chuyển đến từ  các huyện: Thường   Xuân, Nông Cống, Tĩnh Gia, Quảng Xương...bị   ảnh hưởng rất nhiều của   tiếng địa phương nơi các em đã sinh ra. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ  đến chất lượng giáo dục của xã nhà. Ở trường chúng tôi, mặc dù phân môn Tập đọc là môn học được chú  trọng nhiều trong quá trình dạy học của tất cả giáo viên nhưng phần luyện   đọc diễn cảm vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Điều này do nhiều  nguyên nhân: Từ  việc xác định mục tiêu, nội dung chương trình SGK, vai  trò của giáo viên khi giảng dạy đến việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Qua trò chuyện, trao đổi với giáo viên và học sinh, qua quan sát một  số giờ dạy phân môn Tập đọc của giáo viên, tôi nhận thấy rằng: Khả năng  đọc của học sinh còn rất thấp, phần lớn các em mới chỉ  đạt được ở  mức  độ đọc trơn nhưng chưa đảm bảo được yêu cầu về tốc độ, âm lượng đọc,   chưa ngắt nghỉ hơi hợp lí và còn đọc sai lỗi chính tả  tương đối nhiều. Số  lượng học sinh biết đọc diễn cảm rất ít, thậm chí có nhiều lớp không có  học sinh nào, ngay cả ở các  lớp 4­ 5. Kết quả  kiểm tra đọc thành tiếng của học sinh khối lớp 4 năm học  2009­ 2010( theo số liệu bài KTĐK giữa học kì II): Mức độ đọc Tổng số  Tốt Khá Trung bình Yếu học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 85 4 4,7% 14 16,5% 51 60% 16 18,8% 2. Kết quả rèn đọc diễn cảm của học sinh lớp 4A Trường Tiểu học  Thanh Tân 1:                                                            3 Năm học 2010­ 2011, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4A, gồm có  29 học sinh, trong đó: Dân tộc (Thái, Mường): 14 em; Dân tộc Kinh : 15 em.   Đây là lớp thuộc khu chính­ nằm ngay trung tâm của xã. Các em sống trên  địa bàn của các thôn: Tiền Tiến, Vườn Dâu, Tân Tiến, Tân Thành, Dồng  Dẻ, Đồng Lấm và một số  học sinh của xã Yên Mỹ( huyện Nông Cống).   Dẫu khoảng cách về địa lý nằm bên cạnh nhau nhưng cách phát âm của các   em cũng có những điểm khác nhau (do đặc điểm về phương ngữ, quá trình  di dân). Bên cạnh đó, các em còn đọc sai  ở  nhiều âm, tiếng, từ; độ  sai so   với chuẩn phát âm (chuẩn chính âm) là tương đối nhiều, nhất là đọc lẫn   lộn  ở  những từ  ngữ  có dấu hỏi, dấu ngã..... Kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh  chưa tốt và tất nhiên đọc diễn cảm cũng không tốt. Mặt khác, ý thức tự học, đọc sách báo của các em cũng rất ít nên hạn  chế  tầm hiểu biết, hạn chế khả năng đọc các loại văn bản khác nhau nên  cũng ảnh hưởng đến việc đọc các bài học trong nội dung chương trình quy   định. Sau một thời gian giảng dạy ( từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 10 năm  2010), tôi đã khảo sát khả năng đọc diễn cảm của học sinh lớp tôi, kết quả  thu được như sau: Mức độ đọc Tổng số  Tốt Khá Trung bình Yếu học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 29 1 3,4% 3 10,4% 12 41,4% 13 44.8% Ở thời điểm khảo sát, mỗi mức độ đọc cần đạt được những yêu cầu  cơ bản sau đây: * Tốt: Học sinh đọc trôi chảy toàn bài với tốc độ  khoảng trên 75 tiếng/   phút, phát âm đúng, rõ lời; ngắt nghỉ  hơi đúng  ở  các dấu câu và giữa các   cụm từ, có ngữ điệu phù hợp với nội dung bài đọc. * Khá: Học sinh đọc trôi chảy toàn bài với tốc độ  khoảng 75 tiếng/ phút,  phát âm đúng, rõ lời; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ,  bước đầu biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài đọc. * Trung bình:  Học sinh đọc trôi chảy toàn bài với tốc độ  khoảng 70 ­ 75  tiếng/ phút, phát âm đúng, rõ lời; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu. * Yếu: Không đạt được một trong các yêu cầu trên. Cùng với yêu cầu đó, tôi đã khảo sát khả năng đọc diễn cảm của học  sinh lớp 4B ( một lớp cùng khu trường), kết quả thể hiện như sau: Mức độ đọc Tổng số  Tốt Khá Trung bình Yếu học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 28 1 3,6% 2 7,1% 13 46,4% 12 42,9%                                                            4 3. Nguyên nhân: Sau khi khảo sát thực trạng, tôi tiến hành phân tích, thâm nhập thực  tế cuộc sống của các em và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tồn tại nêu  trên là: Phần lớn học sinh lớp tôi có hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn,   trong đó có 3 em bố  mất sớm, 4 em  ở  với ông bà( bố  mẹ  đi làm ăn xa).   Nhiều gia đình chưa thực sự  quan tâm tới việc học tập của con cái, phó  mặc mọi việc cho nhà trường. Thời gian học của các em chủ  yếu chỉ  có   một buổi ở trường, còn ở nhà gần như là không có, nên phần nào đó đã ảnh  hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc học tập văn hoá của các em (trong  đó có phân môn tập đọc ­ phần luyện đọc diễn cảm). Bên cạnh đó, lớp tôi có 48,3% học sinh là con  em dân tộc thiểu số,  rất rụt rè trong giao tiếp với mọi người xung quanh nên vốn từ  ngữ  rất  nghèo nàn. ë gia đình, các em thường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, khả năng  phát triển ngôn ngữ  tiếng Việt của các em rất hạn chế. Có 6 học sinh  chuyển đến từ huyện Nông Cống thì bị ảnh hưởng nhiều của cách phát âm   địa phương nơi các em đã sinh ra nên thường mắc lỗi khi đọc bài. Trong khi   đó, việc chữa lỗi cho học sinh của giáo viên chưa được tiến hành một cách  thường xuyên và triệt để  trong tất cả  các giờ  học. Giáo viên thường sửa  các lỗi mà sách giáo viên gợi ý theo một lối mòn xáo rỗng, chứ  chưa sửa   được các lỗi mà thực tế học sinh lớp mình mắc phải.  Một thực tế  cho thấy, khả  năng đọc diễn cảm của nhiều giáo viên   còn hạn chế  do  ảnh hưởng của phương ngữ. Trong khi đó, phần hướng  dẫn đọc diễn cảm (đọc hay) trong sách giáo khoa và sách giáo viên chưa   thật cụ  thể, rõ ràng cho từng thể  loại văn học; Chưa nêu yêu cầu cụ  thể  cần đạt được và các biện pháp tiến hành rèn đọc diễn cảm... Nên việc rèn   luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh là một vấn đề  khó. Các em có  đọc đúng­ đọc nhanh, hiểu được nội dung­ ý nghĩa bài học thì các em mới  từng bước tiến hành đọc diễn cảm tốt. Trong khi đó thời gian dành cho  phần luyện đọc diễn cảm trong một tiết tập đọc lại ít( 5­ 7 phút), không đủ  để giáo viên hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách luyện đọc, học sinh chưa   thẩm thấu hết được yêu cầu, ý nghĩa của việc đọc diễn cảm (từ, ngữ, câu,   đoạn, bài) trong một bài văn cụ thể thì đã hết giờ. Vì vậy, số lượng các em  được đọc ít và chỉ chú trọng vào các em đọc khá giỏi với hình thức đọc lại   bài, còn học sinh trung bình, yếu thì dường như không có. Bên cạnh đó, công việc chuẩn bị cho việc luyện đọc diễn cảm trong   một giờ  tập đọc cũng khá công phu như: phải có bảng phụ  viết sẵn đoạn  văn, đoạn thơ  cần luyện  đọc, bút dạ, phấn màu, bút chì...nên giáo viên   thường có tư  tưởng “ngại” vì mất nhiều thời gian,  đa số  giáo viên chỉ  chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học ở các tiết học có người dự  giờ, còn lại   thì thực hiện dạy “chay” nội dung này.                                                             5 Vì vậy, luyện đọc diễn cảm trong giờ tập đọc ở bậc Tiểu học đã và  đang là vấn đề  cần được quan tâm đúng mức, cần làm sáng tỏ, để  tìm ra  được những biện pháp, hình thức dạy học có hiệu quả  nhất cho từng thể  loại văn bản, từng bài học cụ  thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh,  nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất trong mỗi giờ tập đọc ở  Tiểu   học.  B . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Đứng trước thực trạng đó, tôi luôn luôn trăn trở, không ngừng tìm tòi,  học hỏi, tham khảo các tài liệu, kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp và  mạnh dạn đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả  đọc   diễn cảm cho học sinh lớp 4  như sau: 1. Nắm bắt khả năng đọc cũng như  hoàn cảnh gia đình của từng học  sinh để có biện pháp phối hợp trong quá trình dạy học: Việc biết được khả  năng đọc của từng học sinh, thường xuyên liên  lạc, trao đổi với phụ  huynh học sinh về kết quả học tập của các em giúp   giáo viên có được thông tin ngược để điều chỉnh quá trình dạy học cho phù  hợp và có hiệu quả  hơn. Đồng thời, biết thông cảm và chia sẻ  với những  học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em xoá bỏ được mặc cảm và biết   vươn lên trong học tập. 2. Giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, mạnh dạn đổi mới  phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với từng đối  tượng học sinh. Trước khi lên lớp, giáo viên phải đọc bài nhiều lần để  đọc mẫu  chuẩn cho học sinh và hiểu thấu đáo nội dung bài đọc. Căn cứ  vào đối                                                              6 tượng học sinh của lớp mình, giáo viên phải lường trước những chỗ  ngắt  nhịp  ở  các câu dài, những từ  ngữ  cần nhấn giọng ... Đồng thời phối hợp  các phương pháp dạy học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học  sinh trong hoạt động luyện đọc. 3. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học cần thiết cho tiết học. Đây là bước quan trọng phục vụ  cho giờ  dạy mà lâu nay giáo viên  thường bỏ qua, chỉ chú trọng thực hiện khi có người đến dự giờ, thăm lớp.  4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách sáng tạo Việc kiểm tra, đánh giá kết quả  học tập của học sinh là một việc   làm nhằm điều chỉnh các phương pháp, biện pháp dạy học cho phù hợp và  có hiệu quả hơn, nhất là với phân môn Tập đọc.   II . MỘT SỐ  BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Để  nâng cao chất lượng dạy học phần luyện đọc diễn cảm – phân  môn Tập đọc cho học sinh lớp 4, tôi đã áp dụng những biện pháp rèn luyện  kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh như sau: * Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm chắc nội dung bài đọc: Học sinh chỉ có thể đọc diễn cảm một đoạn hay một bài tập đọc khi  đã hiểu thấu đáo nội dung bài đọc đó. Vì vậy, việc giúp học sinh hiểu được  nội dung bài đọc là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Tôi đã hướng   dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài đọc bằng một hệ  thống câu hỏi phù  hợp với trình độ  nhận thức của học sinh (dựa vào các câu hỏi trong SGK).  Sau khi học sinh đã nắm vững nội dung bài học tôi hướng dẫn các em cách   đọc thể hiện nội dung đó.  Ví dụ:       Bài “Người ăn xin” – tập 1, trang 30 Tôi giúp học sinh hiểu: ­ Đây là câu chuyện của một người ăn xin và một cậu bé qua đường. ­ Hình  ảnh người ăn xin: già lọm khọm, đôi mắt đỏ  đọc, giàn giụa nước  mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả  tơi, xấu xí, bàn tay sưng húp, bẩn thỉu,   giọng rên rỉ cầu xin. ­ Hành động của cậu bé: Lục tìm hết túi nọ  đến túi kia nhưng không có gì   để cho ông, đành nắm chặt lấy bàn tay ông xin lỗi. ­ Cậu bé không có gì cho ông lão, cậu chỉ có tấm lòng. Ông lão không nhận   được vật gì, nhưng quý tấm lòng của cậu. Hai con người, hai thân phận,   hoàn cảnh khác xa nhau nhưng vẫn cho được nhau, nhận được từ nhau. ­ Học sinh hiểu nội dung bài đọc: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu,  biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo  khổ.                                                            7 Sau khi hiểu được nội dung bài đọc, tôi hướng dẫn các em đọc bài   văn   với   giọng   nhẹ   nhàng,   thương   cảm;   lời   cậu   bé   đọc   với   giọng   xót  thương ông lão; lời ông lão xúc động trước tình cảm chân thành của cậu bé. *Biện pháp 2: Đọc mẫu Để giúp học sinh có thể đọc diễn cảm được một câu, một đoạn hay   cả bài tập đọc trước hết giáo viên ( hoặc một học sinh giỏi) phải đọc mẫu.   Việc đọc mẫu như vậy nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm  thế học tập cho học sinh. Bài đọc mẫu chính là cái đích mà giáo viên đưa ra  cho học sinh luyện để  đạt được. Vì vậy, việc đọc mẫu là rất quan trọng,   yêu cầu người đọc mẫu phải đọc thật diễn cảm để diễn đạt được đúng ý   nghĩa và tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài tập đọc. Ví dụ:  Khi đọc mẫu bài  “Con sẻ” ( tập 2, trang 90), giáo viên cần chuyển   giọng đọc một cách linh hoạt cho phù hợp với diễn biến câu chuyện: ­ Đoạn 1: 2 câu đầu đọc với giọng kể  khoan thai, 3 câu sau chuyển  giọng hồi hộp, tò mò. ­ Đoạn 2 và 3: Tả sự đối đầu của sẻ  mẹ  và chó săn – cần thể  hiện   giọng đọc hồi hộp, căng thẳng, nhấn mạnh các từ ngữ  gợi tả  hình ảnh sẻ  già gan góc, lao xuống cứu con bất chấp hiểm nguy. ­ Đoạn 4 và 5: Nói lên sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con   thiêng liêng, hành động dũng cảm bảo vệ  con của sẻ mẹ – cần đọc giọng   chậm rãi, thán phục, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bối rối của chó  săn, sự thán phục của tác giả.  *Biện pháp 3:  Phân tích, giúp học sinh hiểu và thực hiện được các yêu   cầu về đọc diễn cảm trong một đoạn hay một bài văn cụ thể: Đọc diễn cảm là hình thức đọc thành tiếng một cách rõ ràng, chính  xác, có ngữ điệu đọc phù hợp với nội dung văn bản, nhằm truyền cảm  được nội dung bài học đến người nghe. Do đó, sau khi giúp học sinh nắm  vững nội dung bài đọc, tôi hướng dẫn các em hiểu và thực hiện tốt các yêu  cầu đọc diễn cảm trong một đoạn hay một bài văn cụ thể được viết trên  bảng phụ như sau: a) Ngắt nghỉ giọng đọc đúng lúc, đúng chỗ, nhằm bộc lộ được ý tứ,  nội dung bài đọc:  Sau khi học sinh đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy toàn bài tôi hướng dẫn học  sinh biết ngắt nghỉ  hơi đúng  ở  các dấu câu và giữa các cụm từ. Cụ  thể:   nghỉ ít hơn  ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm; phải ngắt nghỉ hơi một   cách tự nhiên, tránh kiểu đọc nhát gừng . Đối với các bài văn xuôi: chỗ  ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới  ngữ đoạn, nên khi đọc phải dựa vào nghĩa của các tiếng, các từ để ngắt hơi                                                             8 cho đúng, không được tách từ  ra thành hai phần. Khi đọc một bài thơ, chỗ  ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Sự phân chia lời   ở  dạng nói được hình thức hoá bằng chỗ  ngắt giọng, sự  phân chia lời  ở  dạng viết được hình thức hoá bằng dấu câu. Chỗ  ngắt giọng cũng là một   căn cứ  để  người nghe xác định được ý nghĩa từ  vựng, ngữ  pháp, nội dung  bài đọc. Vì thế, trước khi dạy một bài tập đọc cụ thể, ngoài việc giáo viên  cần luyện đọc diễn cảm cho thật chuẩn còn phải dự tính được những chỗ  học sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng. Việc làm này tôi đã tiến hành theo mức độ  từ  thấp đến cao như  sau:  Thời gian đầu, tôi treo bảng phụ ghi sẵn câu văn cần hướng dẫn, dùng bút   dạ vạch chỗ cần ngắt hơi,  giáo viên đọc mẫu rồi yêu cầu học sinh luyện   đọc cho đúng. Khi học sinh đã đọc tốt hơn và được làm quen nhiều với   cách ngắt, nghỉ hơi tôi đã nâng dần yêu cầu lên bằng cách gợi ý để học sinh   tự phát hiện và chỉ ra chỗ cần ngắt hơi, tổ chức cho học sinh thảo luận để  đi đến thống nhất, gọi một học sinh khá giỏi đọc mẫu ­ giáo viên nhận xét,  chỉnh sửa, sau đó yêu cầu học sinh luyện đọc. Để  thể  hiện chỗ  ngắt, nghỉ  hơi tôi dùng kí hiệu: ngắt một nhịp (/), ngắt hai nhịp (// ). Ví dụ 1:     Đêm nay / anh đứng gác ở trại.// Trăng ngàn và gió núi bao la / khiến   lòng anh man mác nghĩ tới trung thu / và nghĩ tới các em.// Anh mừng cho các em vui Tết trung thu độc lập đầu tiên / và anh   mong ước ngày mai đây,/ những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa /sẽ đến với   các em.//  (Trung thu độc lập ­ tập 1, trang 66) Ví dụ 2:                                             Nhìn thấy gió/ vào xoa mắt đắng/                                             Thấy con đường/ chạy thẳng vào tim/                                            Thấy sao trời/ và đột ngột cánh chim/                                            Như sa,/như ùa vào buồng lái.//                                                                                   Không có kính, /ừ thì ướt áo/                                            Mưa tuôn,/ mưa xối như ngoài trời/                                           Chưa cần thay,/ lái trăm cây số nữa/                                           Mưa ngừng,/ gió lùa / mau khô thôi.//                                        (Bài thơ về tiểu đội xe không kính­ tập 2, trang   71 ). b) Thể hiện nhịp điệu đọc phù hợp với nội dung bài học: Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh ngắt giọng thể  hiện đúng quan  hệ  ngữ  nghĩa­ ngữ  pháp còn cần phải dạy cho học sinh đọc đúng tốc độ,   ngắt giọng biểu cảm. Điều này thể hiện ở chỗ: khi đọc cần thay đổi nhịp  điệu lúc chậm rãi, lúc dồn dập khẩn trương; chỗ  đọc nhanh hoặc ngừng                                                             9 lâu hơn bình thường, hay chỗ dừng không do lôgíc ngữ nghĩa mà do dụng ý  của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, nhằm tạo nên những chỗ  ngừng “gây bão tố”, tập trung sự  chú ý của người nghe vào những từ  ngữ  sau chỗ ngừng, những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa. Ví dụ :                                                   Sông La / ơi sông La                                                               Trong veo / như  ánh mắt                                                          Bờ tre / xanh im mát                                                         Mươn mướt / đôi hàng mi                                                         Bè đi / chiều thầm thì                                                         Gỗ lượn đàn thong thả.                                                                  (Bè xuôi sông La­ tập 2, trang   26). Chọn cách ngắt nhịp “Sông La/  ơi sông La” để  “ơi” được ngân dài tha   thiết, làm nổi bật cách nhân hoá sông La bằng cách gọi tên, giúp biểu hiện   tình cảm thân thương của tác giả  với con sông quê hương... Cách so sánh  dòng sông “ trong veo như ánh mắt” cũng có tác dụng đem đến cho sắc màu   trong xanh của nước sông La tình cảm của con người. Vẫn nhịp 2/3 “ Bè đi/   chiều thầm thì” làm cho câu thơ sống động hơn với nhiều đối tượng được   miêu tả, nhiều hoạt động  được lột tả và để không hạn chế thời gian “ Bè  đi” mà tạo một kết hợp bất thường “ chiều thầm thì” cho thời gian cất lên   thành lời, để  âm điệu câu thơ  bỗng vang động, ngân dài và bay bổng mê  say... c) Thể hiện cường độ đọc : Tôi  giúp  học  sinh  hiểu:   đọc  chậm  quá,  nhanh  quá   hoặc   đọc  liến  thoáng đều làm cho người nghe khó theo dõi, không hiểu đúng và đầy đủ  nội dung của bài đọc. Âm lượng đọc (độ  to nhỏ  của giọng đọc) phải phù  hợp, không nhỏ quá hoặc to quá. Vì thế cần hướng dẫn học sinh điều chỉnh   âm lượng đọc  ở từng từ ngữ, câu, đoạn, bài cho phù hợp với nội dung bài  học và ẩn ý của tác giả được gửi gắm sâu kín sau lớp vỏ ngôn từ. Ví dụ 1:                                                                                     Nòi tre đâu chịu mọc cong                                          Chưa lên đã nhọn như chông  / lạ thường.                                                   Lưng trần phơi nắng / phơi sương                                         Có manh áo cộc, tre nhường cho con.                                                    Măng non là búp măng non                                                                                      Đã mang dáng thẳng / thân tròn của tre.                                                   Năm qua đi, tháng qua đi                                          Tre già măng mọc có gì lạ đâu.                                          Mai sau,                                          Mai sau,                                                            10                                    Mai sau,                                    Đất xanh / tre mãi  xanh màu tre xanh.                                                                  ( Tre Việt Nam ­ tập 1, trang   41) Ở  khổ  thơ  trên cần đọc với giọng nhẹ  nhàng, tha thiết thể  hiện được  dụng ý của tác giả trong cách ngắt nhịp, cách ngắt dòng độc đáo. Sự  trùng  điệp của ba dòng thơ “Mai sau” có một giá trị  biểu đạt đặc biệt: ý thơ  âm  vang bay bổng, câu thơ gợi ra những liên tưởng phong phú. Ngày xưa đã có  bờ tre xanh, hôm nay rồi cả mai sau, mai sau nữa vẫn có bờ tre xanh. Dòng  thơ  cuối cùng với ba từ “xanh” trong những kết hợp cú pháp đặc sắc (Đất  xanh, xanh màu, tre xanh) gợi một màu sắc trường tồn của tre Việt Nam,  của con người Việt Nam, của truyền thống cao  đẹp về  con người Việt   Nam trong suốt chiều dài hơn bốn ngàn năm lịch sử  dựng nước và giữ  nước của dân tộc ta... Ví dụ 2 :  Công chúa nhìn chú hề, mỉm cười: ­ Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ  mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta   cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ   mọc lên. Có đúng  không nào? Chú hề vội tiếp lời: ­ Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ  mọc ra.  Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm. ­ Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ  đều như vậy…// ­ Giọng công chúa   nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ.                                                      (Có rất nhiều mặt trăng ­ tập 1, trang   168). Khi đọc đoạn văn trên, cần thể hiện giọng đọc của chú hề nhẹ  nhàng, khôn khéo; lời công chúa hồn nhiên, tự tin, thông minh ( ở câu  trước); giọng đọc chậm rãi, nhỏ dần, nghỉ hơi lâu sau dấu ba chấm ( ở câu  sau). d) Thể hiện giọng đọc lên cao hay xuống thấp:  Để thực hiện được yêu cầu này, trong giờ tập đọc giáo viên không nên   xem nhẹ  khâu nào ( từ  đọc đúng­ đọc hiểu­ đọc diễn cảm ); thực chất cả  ba quá trình đọc này có mối quan hệ  chặt chẽ  và biện chứng với nhau để  đạt đến cái đích cuối cùng trong một giờ tập đọc. Tuy vậy, để học sinh có giọng đọc ( ngữ  điệu) phù hợp, chính xác cần  phải  thực hiện tốt  kĩ  năng  đọc hiểu như: hiểu nghĩa từ, tìm  được “từ  khoá”, “câu khoá” trong bài, tóm tắt được nội dung của đoạn, bài; phát hiện   ra những yếu tố văn và giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Cần  chú ý đến các biện pháp nghệ  thuật được tác giả  sử  dụng trong văn thơ  như: nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ,...                                                            11  Ví dụ 1:  Đọc những câu sau, lời dẫn chuyện đọc thấp, lời tên Chúa tàu giọng  đọc lên cao và giằn giọng, còn đọc lời bác sĩ   Ly giọng đọc điềm tĩnh   nhưng dứt khoát:  Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ, quát: ­ Có câm mồm không? Bác sĩ điềm tĩnh hỏi: ­ Anh bảo tôi phải không? Khi tên chúa tàu cục cằn bảo “phải”,  bác sĩ nói: ­ Anh cứ uống rượu mãi như thế / thì đến phải tống anh đi nơi khác.                                               (Khuất phục tên cướp biển­ tập 2, trang   66). Ví dụ 2:                                                                                       Trăng ơi... // từ đâu đến?         Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội Và soi vàng góc sân.                                               Trăng từ đâu... // từ đâu?      Trăng đi khắp mọi miền                                              Trăng ơi, có nơi nào   Sáng hơn đất nước em. ( Trăng ơi ... từ đâu đến?­ tập 2, trang 107) Khi đọc hai khổ  thơ  trên cần đọc với giọng nhẹ  nhàng, tình cảm.  Cần chú ý đọc đúng các câu hỏi: Trăng ơi...// từ đâu đến? Trăng từ  đâu...//  từ  đâu? nghỉ  hơi dài sau dấu ba chấm và lên giọng  ở  cuối câu nhằm thể  hiện sự ngạc nhiên, ngưỡng mộ của nhà thơ đối với trăng. e) Thể hiện sắc thái giọng đọc:  Thông qua giọng đọc, người đọc có thể biểu hiện được những sắc thái  tình cảm đa dạng của con người như: buồn, yêu, ghét, lo lắng, hờn giận,   khinh bỉ, hóm hỉnh, phẫn nộ... phù hợp với từng thể loại văn học, nhân vật  trong tác phẩm và dụng ý của tác giả  được gửi gắm sâu kín sau lớp vỏ  ngôn từ.  Ví dụ 1:                                 ... Cáo kia / đon đả ngỏ lời:   “ Kìa / anh bạn quý, xin mời xuống đây Để nghe cho rõ tin này  Muôn loài mạnh yếu từ rày kết thân              Lòng tôi sung sướng muôn phần                                          Báo cho bạn hữu xa gần đều hay  Xin đừng e ngại, xuống đây Cho tôi hôn  bạn, tỏ bày tình thân.”                                                            12  Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn    Gà rằng: “ Xin được ghi ơn trong lòng   Hòa bình gà cáo sống chung Mừng này còn có tin mừng nào hơn Kìa, tôi thấy cặp chó săn Từ xa chạy lại, chắc loan tin này.”      Cáo nghe, hồn  lạc phách bay     Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì. Gà ta khoái chí cười phì: “ Rõ phường gian dối, làm gì được ai.” ( Gà Trống và Cáo­ tập 1, trang 50) Đoạn thơ trên cần đọc với giọng vui, dí dỏm, thay đổi sắc thái giọng   đọc một cách linh hoạt cho phù hợp với tâm trạng và tính cách từng nhân   vật. Lúc đầu, giọng cáo tinh ranh, xảo quyệt, giả  giọng thân thiện. Còn  giọng gà thông minh, ăn nói ngọt ngào­ giả vờ tin để hù dọa cáo. Đoạn sau,  giọng đọc thể hiện sự khiếp sợ của cáo khi nghe gà nói đến “ cặp chó săn”,   phải bỏ  chạy để  lộ  mưu gian; còn giọng gà lúc này hả  hê, khoái chí thể  hiện sự vui mừng vì đã lừa lại được cáo. Ví dụ 2: ­ Cậu làm trò gì đấy? ­ Em nhặt cho đầy giỏ đây! ­ Cậu không thấy đạn réo à? Ga­ vrốt trả lời: ­ Có chứ, nó rơi như mưa ấy! Nhưng làm sao nào? Cuốc­ phây­ rắc thét lên: ­ Vào ngay! ­ Tí ti thôi! Ga­ vrốt nói. ( Ga­ vrốt ngoài chiến lũy­ tập 2, trang 80) Khi đọc đoạn văn trên cần thay đổi sắc thái giọng đọc cho phù hợp  với nhân vật: giọng Cuốc­ phây­ rắc lúc đầu ngạc nhiên sau lo lắng; giọng   Ga­ vrốt luôn bình thản, hồn nhiên, tinh nghịch. g)  Thể hiện nét mặt, điệu bộ trong khi đọc: Khi đọc nếu biết thể hiện nét mặt, điệu bộ  một cách tự  nhiên, phù  hợp với nội dung văn bản thì sẽ  góp phần tạo nên sự  truyền cảm đối với   người nghe. Ví dụ : Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên.  Thì ra ông đã qua đời. “ Chỉ vì mình mãi chơi bóng, mua thuốc về chậm mà  ông chết.”­ An­ đrây­ ca òa khóc và kể  hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ  an ủi em:                                                            13 ­ Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã  mất từ lúc con vừa mới ra khỏi nhà. Nhưng An­ đrây­ ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở  dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã  lớn lên, em vẫn   luôn tự dằn vặt: “ Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít  năm nữa!” ( Nỗi dằn vặt của An­ đrây­ ca, tập 1, trang 55) Khi đọc đoạn văn trên cần thể hiện giọng đọc, nét mặt buồn bã, sự  ân hận, day dứt của An­ đrây­ ca trước cái chết của ông. * Biện pháp 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đọc của học sinh: Trong giờ dạy Tập đọc, tôi thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả  đọc của học sinh nhằm động viên khuyến khích các em trong quá trình học  tập, đồng thời điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp hơn. Sau mỗi  lần kiểm tra học sinh đọc tôi thường nhận xét, sửa lỗi và yêu cầu các em   luyện đọc ở mức độ cao hơn. Ngoài ra, tôi còn tổ chức cho các em tự đánh  giá lẫn nhau để  tạo ra không khí thi đua học tập  ở  trong nhóm, trong lớp.  Bởi vì, khi được tham gia vào việc nhận xét, đánh giá bạn đọc các em sẽ  cảm thấy mình là trung tâm của hoạt động học, các em sẽ phấn khởi và cố  gắng hơn trong học tập.                                                            14 C. KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Sau một thời gian ( từ  đầu tháng 10 năm 2010 đến cuối tháng 3 năm  2011) áp dụng “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học  sinh lớp 4” như đã trình bày ở trên, tôi thu được kết quả như sau: ­ Đa số học sinh đã có ý thức sửa được lỗi sai của mình trong khi đọc. ­ Số lượng học sinh đọc bài trôi chảy với tốc độ  đảm bảo( khoảng 85­  90 tiếng/ phút), biết ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và giữa các cụm  từ, biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài đọc đã tăng lên. ­ Giờ  tập đọc đã trở  nên sôi nổi, hấp dẫn các em hơn, nhiều em hăng   hái, xung phong đọc bài và phát biểu ý kiến nhận xét về  kết quả  đọc của  bạn. Với cách đánh giá khả năng đọc diễn cảm của học sinh như đã trình bày  ở phần thực trạng tôi tiến hành khảo sát, đánh giá, so sánh kết quả đọc của   học sinh lớp tôi với lớp bạn ( lớp 4B ),  thể hiện trong bảng sau: Tổng số  Thời điểm  Lớp học sinh đánh giá 29 4A 29 4B 28 §Çu th¸ng 10/ 2010 Cuèi th¸ng 03/ 2011 Cuèi th¸ng 03/ 2011 Tốt SL TL(%) Mức độ đọc Khá Trung bình Yếu SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 1 3,4 3 10,4 12 41,4 13 44,8 5 17,3 9 31 13 44,8 2 6,9 2 7,1 5 17,9 16 57,1 5 17,9 ViÖc ®¸nh gi¸ møc ®é ®äc diÔn c¶m nªu trªn ( B¶ng sè liÖu) lµ kÕt qu¶ céng hëng cña c¶ ba qu¸ tr×nh rÌn ®äc ë häc sinh: §äc ®óngnhanh, ®äc hiÓu vµ ®äc diÔn c¶m. Bëi c¶ ba qu¸ tr×nh nµy cã sù t¸c                                                            15 ®éng t¬ng hç víi nhau, kh«ng thÓ t¸ch rêi, ®ã lµ qu¸ tr×nh chuyÓn tõ thÊp ®Õn cao vÒ “chÊt” trong mét giê tËp ®äc. Tõ kÕt qu¶ thu ®îc nh trªn t«i nhËn thÊy r»ng: ViÖc ¸p dông mét sè biÖn ph¸p rÌn luyÖn kÜ n¨ng ®äc diÔn c¶m cho häc sinh líp 4 ®· mang l¹i cho t«i mét kÕt qu¶ ®¸ng phÊn khëi. Kh¶ n¨ng ®äc (®Æc biÖt lµ ®äc diÔn c¶m) cña häc sinh líp t«i cã tiÕn bé râ rÖt so víi ®Çu n¨m häc, cao h¬n so víi líp b¹n ( ë cïng thêi ®iÓm ®¸nh gi¸). Tuy kÕt qu¶ thu ®îc cha ph¶i lµ cao nhng phÇn nµo ®· nãi lªn tÝnh hiÖu qu¶ cña s¸ng kiÕn kinh nghiÖm nµy. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1. Đối với giáo viên:  Dạy học tiếng Việt nói chung (dạy phân môn tập đọc, phần luyện đọc  diễn cảm nói riêng), thầy cô giáo không còn đóng vai người truyền thụ  kiến thức cho học sinh chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải  để học sinh thụ động nghe và ghi nhớ như trước đây mà trở thành người tổ  chức, điều khiển quá trình dạy học để  học sinh tích cực, chủ  động, sáng   tạo chiếm lĩnh kiến thức mới. Do đó, để  rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm  cho học sinh đạt kết quả tốt giáo viên cần phải:  ­ Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học để tác động,  truyền thụ kiến thức khoa học các môn học đến các em một cách phù hợp   nhất, hiệu quả nhất.   ­  Giáo viên phải  thường xuyên luyện  đọc  để  có thể  đọc mẫu thật  chuẩn tất cả các bài tập đọc.  ­ Nắm vững và phối hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp, hình thức  dạy học tích cực để giờ dạy có hiệu quả thiết thực . ­ Để học sinh học tốt phần luyện đọc diễn cảm trong một giờ tập đọc,   giáo viên phải  hướng dẫn học sinh luyện  đọc tốt phần  đọc  đúng,  đọc  nhanh và nắm chắc được nội dung bài đọc . ­ Soạn bài kĩ, lượng hoá cụ  thể từng nhiệm vụ của từng phần học; từ,   ngữ, câu, đoạn nào trong bài cần được đọc diễn cảm: thời gian từng phần  học là bao nhiêu, dùng phương pháp và hình thức dạy học nào cho thích hợp  với từng thể loại văn, thơ, truyện... ­ Sử dụng đầy đủ, chính xác, hợp lý các đồ dùng trực quan để bổ trợ tốt  cho phần tập đọc( nhất là phần luyện đọc diễn cảm). Quan tâm đến tất cả  các đối tượng học sinh trong lớp, tạo cho các em một tâm thế  tốt, một  niềm tin vào việc học, không ngại khó trong học tập. 2. Đối với học sinh:  Để rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm đạt kết quả tốt học sinh cần phải:   ­  Cần học bài trước  ở  nhà theo hướng dẫn của giáo viên (chú trọng  phần đọc đúng, đọc nhanh).                                                            16  ­ Phải có đồ  dùng dạy học đầy đủ, đặc biệt là bút chì dùng để  gạch  chân nhẹ những chỗ cần đọc đúng, cần nhấn giọng và đánh dấu nhịp thơ,  câu văn cần đọc diễn cảm theo hướng dẫn của giáo viên. ­ Biết cách phối hợp cùng nhau trong giờ học (học nhóm), để bổ trợ cho   nhau trong quá trình học tập chiếm lĩnh kiến thức mới.   ­ Tạo thói quen và dần ham thích đọc sách, đọc nhiều loại văn bản khoa  học khác nhau để có cách đọc, cách cảm, cách nghĩ đa dạng và phong phú  về  những gì được đọc. Giúp các em đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm.  Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và thêm yêu quý tiếng mẹ đẻ của   mình.  III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: Để  góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần luyện  đọc diễn   cảm   trong phân môn Tập đọc nói riêng, môn Tiếng Việt Tiểu học nói   chung, tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau: * Đối với giáo viên: Không ngừng học tập để  nâng cao trình độ  chuyên  môn nghiệp vụ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với học sinh, mạnh  dạn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. * Đối với nhà trường: ­ Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên  trao đổi những vướng mắc, hay chia sẻ  những kinh nghiệm giảng dạy có  hiệu quả trong quá trình công tác. ­  Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để học sinh có thể được học hai  buổi/ ngày. *Đối với Ngành:  Để tạo ra động lực và thói quen thường xuyên luyện đọc   cho cả  giáo viên và học sinh, hằng năm Ngành giáo dục nên tổ  chức cuộc   thi : “ Đọc diễn cảm” cho giáo viên và học sinh. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, được đúc rút trong   quá trình công tác, với năng lực có hạn và áp dụng trong thực tế  dạy học   chưa được lâu... nên không tránh khỏi những hạn chế  cần được bổ  sung,  cần được làm sáng tỏ  thêm. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng   góp, trao đổi, bổ sung từ phía các nhà lãnh đạo trong ngành Giáo dục và các  bạn đồng nghiệp để  sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và có thể  áp  dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học. Tôi xin chân thành cảm ơn !                                                              Thanh Tân, ngày 05 tháng 04 năm 2011 Người viết:                                                            17                                                                                                                                                                                                                                                                   Vũ Thị Mai Môc lôc PHẦN A. I. II. 1. 2. 3. B. I. II. NỘI DUNG §Æt VÊn ®Ò Lêi më ®Çu THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thực trạng dạy học­ häc phÇn luyÖn ®äc diÔn c¶m trong ph©n m«n TËp ®äc ë Trêng TiÓu häc Thanh T©n 1. Kết quả rÌn ®äc diÔn c¶m cña häc sinh líp 4A Trêng TiÓu häc Thanh T©n 1. Nguyên nhân Gi¶i QuyÕt vÊn ®Ò CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN                                                            Trang 1 1 1 1 2 3 5 5 5 18 C. I. II. III. KẾT LUẬN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Bµi häc kinh nghiÖm MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT                                                            13 13 13 14 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan