Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn ...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn tiếng anh

.PDF
24
1
99

Mô tả:

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH SÓC TRĂNG TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY Đề tài ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH Người thực hiện: Môn giảng dạy: Tiếng Anh ( Tháng 06/ 2014 ) 2 MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ: .................................................................................................. 3 I. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................3 II. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................3 III. Nhiệm vụ nghiên cứu:................................................................................3 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...........................................................4 V. Phương pháp nghiên cứu: ..........................................................................4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ................................................................................. 5 I. Cơ sở lí luận của đề tài: ............................................................................ 5 II. Thực trạng vấn đề:..................................................................................... 6 1. Thuận lợi: ......................................................................................... 6 2. Khó khăn: ......................................................................................... 7 III. Các giải pháp: ........................................................................................ 7 IV. Kết quả:..................................................................................................... 9 ■ BÀI GIẢNG MẪU: ....................................................................... 10 C. PHẦN KẾT LUẬN: ........................................................................................ 19 I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: .........................................................19 II. Bài học kinh nghiệm:............................................................................... 20 III. Kiến nghị, đề xuất: ................................................................................. 20 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Lý do chọn đề tài: Thực hiện Công văn số 6072/BGDĐT-CNTT ngày 04 tháng 9 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Công nghệ thông tin (CNTT) năm học 2013-2014, trong năm học này, trường THPT Trần Văn Bảy tiếp tục phát động phong trào “Mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử trong mỗi học kỳ”. Các Sở GD-DT hướng dẫn cụ thể cho giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy học nhằm tăng cường hiệu quả dạy học, kích thích sự sáng tạo, tăng cường khả năng tự học của người học. Sở GDĐT cũng đã tiếp tục tổ chức cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử eLearning cấp trung học” để tuyển chọn các bài có chất lượng tham gia cuộc thi do Bộ GDĐT tổ chức; đồng thời khuyến khích việc chia sẻ các bài giảng e-Learning trên website để giáo viên và học sinh có thể khai thác. II. Mục đích nghiên cứu: Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục, Sở giáo dục tỉnh Sóc Trăng, tập thể cán bộ, giáo viên trường THPT Trần Văn Bảy nói chung và bản thân tôi nói riêng đã ý thức được rằng: Việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất. Song để ứng dụng CNTT hiệu quả trong giảng dạy thì công việc đầu tiên và quan trọng đối với người giáo viên là làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án trình chiếu. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là " TIẾP TỤC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG SOẠN GIẢNG MÔN TIẾNG ANH." III. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài này, tôi phải thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và tham khảo, học hỏi từ đồng nghiệp có chuyên môn trong lĩnh vực này. 4 2. Thao giảng, dạy thử nghiệm. 3. Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm. 4. So sánh sự hứng thú, tích cực trong học tập và việc nắm bắt nội dung bài của học sinh giữa cách dạy hiện đại với cách giảng dạy bảng phấn truyền thống. Từ đó phát huy tối đa việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài xoay quanh vấn đề nghiên cứu việc ứng dụng CNTT vào việc dạy và học môn tiếng Anh của giáo viên và học sinh bậc THPT, cụ thể là ở trường THPT Trần Văn Bảy. V. Phương pháp nghiên cứu: 1. Quan sát: - Tìm tòi nghiên cứu việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng môn tiếng Anh. - Dự giờ giảng dạy bằng giáo án điện tử ( Powerpoint) của đồng nghiệp. 2. Trao đổi, thảo luận: - Sau các tiết dạy dự giờ và dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp, tôi cùng đồng nghiệp tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho tiết dạy, - Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào soạn giảng giáo án điện tử và bài giảng Elearning. 3. Thực nghiệm: Dạy thử nghiệm các bài giảng powerpoint tiếng Anh ở 2 khối lớp 10 và 11 mà tôi đảm nhận. 4. Kiểm tra, đánh giá: Đánh giá, so sánh thái độ, sự hứng thú học tập và việc nắm bắt nội dung bài của học sinh giữa cách dạy hiện đại ứng dụng CNTT với cách giảng dạy bảng phấn truyền thống. Từ đó rút ra được phương pháp truyền thụ kiến thức tốt nhất cho các em. 5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Cơ sở lí luận của đề tài: Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), máy vi tính cũng như mạng Internet được sử dụng hầu như trên khắp mọi miền của đất nước. Internet giúp kết nối mọi người, mọi nơi trên thế giới gần với nhau hơn. Trong lĩnh vực giáo dục, Internet cũng đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc quản lý cũng như giảng dạy. Khác với giáo án truyền thống trước đây, giáo án điện tử được soạn thảo bằng CNTT, có hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hiệu ứng sống động hấp dẫn. Giáo án điện tử là phương tiện dạy học mang tính hiện đại và công nghệ cao, có vai trò tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tốt hơn. Thông qua các bài giảng điện tử, giáo viên có thể tạo cho học sinh thích thú môn học hơn. Đặc biệt là môn tiếng Anh, giáo viên có thể khai thác hình ảnh, âm thanh, giọng nói của người bản xứ để truyền tải đến học sinh của mình một cách sinh động và thuyết phục. Theo Công văn số 6072/BGDĐT-CNTT ngày 04 tháng 9 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Công nghệ thông tin (CNTT) năm học 2013-2014 : " Đẩy mạnh việc soạn giáo án bằng máy tính, thiết kế các bài trình chiếu phục vụ các buổi hội thảo hoặc tiết dạy; tích cực tạo và sử dụng các lược đồ, tranh ảnh số minh hoạ trong tiết dạy hoặc khai thác tốt các phần mềm hỗ trợ dạy học và thí nghiệm ảo. Hướng dẫn cho giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cường hiệu quả dạy học qua các phương tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cường khả năng tự học, tự tìm tòi của người học. Cần xác định CNTT là phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao chất lượng dạy học nên hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào cách thức sử dụng của giáo viên, giáo viên cần tránh lạm dụng CNTT, gây phản tác dụng như không lựa chọn kỹ nội dung trình chiếu, thời gian trình chiếu quá nhiều, trình chiếu với âm thanh ồn ào và chữ 6 viết có màu sắc loè loẹt, chữ chạy nhảy nhiều mang tính biểu diễn kỹ thuật không cần thiết, kích thước chữ quá nhỏ, ..." II. Thực trạng vấn đề: Tiếng Anh là một môn học đòi hỏi nhiều trực quan. Trước đây theo cách dạy truyền thống, muốn đạt hiệu quả, giáo viên phải chuẩn bị nhiều thứ cho một tiết dạy của mình như tranh ảnh, bảng phụ, máy cassette và các dụng cụ hổ trợ giảng dạy khác, điều này mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Ngày nay với sự phát triển của CNTT, giáo viên đã ứng dụng vào việc soạn giảng. Dạy học bằng giáo án điện tử giúp cho giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian cho các thao tác trên lớp. Điều quan trọng hơn là CNTT đã thu hút, lôi cuốn học sinh nhiều hơn thông qua âm thanh, hình ảnh trực quan sinh động. Tuy nhiên, để soạn một giáo án điện tử, ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm powerpoint, giáo viên cần phải có niềm đam mê, sự sáng tạo, óc thẩm mỹ để có thể thiết kế được một bài giảng điện tử hay, hiệu quả. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng một giáo án điện tử, giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, lựa chọn tranh ảnh, âm thanh, tư liệu phim ảnh phù hợp để minh họa cho nội dung bài dạy. Và một vấn đề nữa là khi dạy bằng giáo án điện tử, xong tiết học học sinh không ghi được nội dung bài học. 1. Thuận lợi: a. Về phía giáo viên: - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiên thuận lợi cho việc dạy và học. - Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy cũng như chủ nhiệm. Có tinh thần học hỏi, sáng tao. - Tất cả các giáo viên đều được tham dự nhiều chuyên đề ứng dụng CNTT, các đợt tập huấn chuyên môn do nhà trường tổ chức. do đó hầu hết đều biết sử dụng máy vi tính và có khả năng tự soạn giảng giáo án điện tử (Powerpoint). 7 b. Về phía học sinh: Đa số các em năng động, có hứng thú đối với các bài học được thiết kế trên phần mềm Powerpoint, nhiệt tình tham gia vào bài học. 2. Khó khăn: Trừ các lớp chọn, các lớp còn lại có nhiều đối tượng học sinh khác nhau mà đa phần là học sinh trung bình và yếu môn ngoại ngữ. Bên cạnh đó, với các em, bộ môn tiếng Anh còn được xem là một môn học phụ nên nhiều em còn lơ là, chây lười trong việc ôn bài, học từ trước khi đến lớp. Việc ứng dụng CNTT soạn giáo án trình chiếu và làm đồ dùng dạy học điện tử thường mất thời gian và mất công tìm tòi khai thác. Một số giáo viên chưa nhận thức đúng việc ứng dụng CNTT vào dạy học cho rằng đây là việc làm chưa thật cần thiết, đa số chỉ chú trọng ứng dụng CNTT vào các tiết dạy dự giờ. Để việc thiết kế giáo án điện tử và đồ dùng dạy học điện tử thực hiện được thành công phải cần nhiều phương tiện máy móc hỗ trợ, song cơ sở vật chất của nhà trường chưa đủ đáp ứng trang bị phương tiện máy móc điện tử tới từng lớp học để khai thác giảng dạy nên việc sử dụng giáo án điện tử để dạy đại trà ở các lớp chưa thực hiện được nhiều, ( cụ thể trường chỉ có 1 máy chiếu rời để giáo viên thực hiện giảng dạy ngay trên lớp học) III. Các giải pháp: Để soạn giảng giáo án điện tử, giáo viên cần phải: 1. Nắm vững kiến thức cơ bản về máy vi tính. - Biết sử dụng máy vi tính, khá thạo về Microsoft Word. - Biết sử dụng phần mềm Powerpoint. - Sử dụng được phần mềm chỉnh sữa hình ảnh, cắt file âm thanh... - Biết cách truy cập Internet. Tuy nhiên, nếu chúng ta chưa thạo lắm về máy vi tính, chúng ta vẫn có thể dễ dàng học hỏi từ đồng nghiệp, nhất là các giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học của trường. Đối với các thầy cô mới bắt đầu soạn giáo án điện tử . 8 2. Lựa chọn kỹ chủ đề bài dạy, chọn nguồn tư liệu, tranh ảnh, đoạn video, âm thanh... rõ ràng để phục vụ cho bài giảng. 3. Kỹ năng trình bày bài giảng: - Giáo viên lưu ý cách trình bày nội dung bài giảng, bố cục hợp lý, phối hợp kiểu chữ, màu sắc hài hòa, không nên tạo quá nhiều hiệu ứng trên cùng 1 slide. - Đối với các tiết dạy có nội dung khá dài, giáo viên nên chuẩn bị sẵn handouts ( từ vựng, bài tập...) để tiết kiệm thời gian ghi chép trên lớp của học sinh. Đồng thời giáo viên cũng có thể áp dụng để kiểm tra kiến thức và chấm điểm bài làm cho học sinh. 4. Theo kinh nghiệm soạn giảng giáo án điện tử của bản thân, tôi thấy rằng trước khi soạn, giáo viên cần đọc kỹ nội dung từng phần trong bài dạy để tìm tranh ảnh, nguồn tài liệu có liên quan, tải về và lưu ở một file riêng, sau đó sắp xếp, trình bày theo chủ ý của mình... Bên cạnh đó, trong quá trình tìm kiếm tư liệu để phục vụ cho bài giảng, chúng ta nên lưu lại những đường dẫn (links) có nội dung liên quan đến chủ đề các bài dạy sắp tới để khi cần, chúng ta đỡ mất thời gian tìm kiếm. 5. Trong giai đoạn sửa bài tập trên lớp, giáo viên có thể gọi một học sinh khá (có thể nghe hiểu và làm theo yêu cầu của mình) lên bảng đánh dấu vào các câu trả lời đúng hay sửa những phần sai theo hướng dẫn của giáo viên. Việc làm này không những giúp giáo viên tránh được vừa thao tác trên máy tính vừa di chuyển sang bảng mà còn tạo cho học hình cảm thấy phấn khởi và vinh dự khi được tham gia sửa bài cho các bạn. 6. Kỹ năng tổ chức hoạt động trên lớp cho học sinh: Giáo án điện tử không phải là một phương pháp giảng dạy mà là một phương tiện để dạy, mọi hoạt động của học sinh như làm việc theo cặp, nhóm vẫn được tổ chức bình thường dưới sự quan sát, điều khiển, khuyến khích của giáo viên. Do đó, giáo viên không chỉ đơn thuần ngồi một chỗ để thao tác trên máy mà phải di chuyển để bao quát lớp và hổ trợ học sinh khi cần thiết. 9 IV. Kết quả: Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, trong những năm vừa qua tôi đã thực hiện soạn và giảng dạy qua giáo án điện tử. Trong năm học 2013-2014 này, tôi đã tăng cường soạn giáo án điện tử, cụ thể 10 tiết ở 6 đơn vị bài dạy (tăng 6 tiết so với năm học 2012-2013), thực hiện dạy ở 3 lớp học 11A3, 11A5 và 11A7, và một tiết soạn E-learning tham gia cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning cấp trung học” do Sở Giáo dục phát động. + Unit 2: Personal Experiences + Unit 4: Volunteer Work + Unit 6: Competitions + Unit 8: Celebrations + Unit 12: The Asian Games + Unit 15: Space Conquest Qua các tiết học trên, tôi nhận thấy các em tiếp thu bài tốt hơn, nhớ từ vựng lâu hơn và đặc biệt lớp học trở nên sinh động hơn, hiệu quả hơn so với các tiết dạy thông thường. Để chứng minh việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng đem lại hiệu quả thiết thực, tiết kiệm thời gian trong quá trình dạy học trên lớp, tôi xin trỉnh bày một tiết giáo án điện tử mà tôi đã từng áp dụng giảng dạy: 10 ■ BÀI GIẢNG MẪU: Tiếng Anh 11 Unit 8: CELEBRATIONS A. READING * Period: 39 * Aims: - Knowledge: Students read the passage about one of the traditional festivals in Vietnam, Lunar New Year or Tet Holiday and do some comprehensive tasks. - Language: Words and phrases relating to Tet holiday. - Skills: + Develop such reading micro-skills such as scanning for specific ideas and guessing meaning in the context. + Complete the sentences with the given words. * Objective: By the end of this lesson, students undertand the content of the reading passage and are able to talk about the activities on Tet holiday in Vietnam. * Preparation: English textbook grade 11, a laptop or a USB contening the powerpoint lesson of unit 8, part A- Reading and a projector. * Procerduce: Teacher's activities Students' activities * Warm-up: ( 5 minutes ) Match the suitable tittle with each picture. - Show the pictures and the tittles and let - Look at the pictures and match them students them with the tittles. with the tittles. - Check the answer * Key: 1. 2. 1. c. Buffalo- Fighting 2. d. Valentine's Day 3. b. Thanksgiving 4. a. Mid-Autumn Festival Notes 11 3. 4. a. Mid-Autumn Festival b. Thanksgiving c. Buffalo- Fighting d. Valentine's Day - Show the answers and lead to the new lesson: CELEBRATIONS A. Reading I. BEFORE YOU READ: ( 10 minutes ) * Activity 1: Look at the picture and answer the questions. - Look at the picture and answer the - Show the picture and the questions then questions have sts answer them - Check the answer * Possible answer: 1. It is on Tet holiday. 2. They are celebrating Tet holiday. The children are giving best wishes to their grandparents, parents and receiving lucky money from them. 1. What time of the year is it? 3. We can see banh chung, mut, fruit and 2. What are the people in the picture doing? flowers... 3. What else can you see in the pictures ? - Show the answer 12 - Look at the pictures and the examples, - Present new words by showing the pictures pay attention to the new words and the examples one by one - Repeat and copy down * Vocabulary: * Vocabulary: + celebrate (v) : làm lễ kỷ niệm + celebration (n): lễ kỷ niệm + decorate (v): trang trí + decoration (n): sự trang trí, trang hoàng + peach blossom: hoa đào Ex: Buffallo Fighting is celebrated every + apricot blossom: hoa mai year in Do Son . + kumquat tree: cây quất + celebrate (v) : / 'selɪbreɪt / + celebration (n) : / 'selɪ'breɪʃən / Ex: The room is decorated with flowers and balloons. + decorate (v): / 'dekəreɪt / : trang trí + decoration (n): / ,dekə'reɪʃən / sự trang trí, trang hoàng + peach blossom: / pi:tʃ 'blɔsəm / 13 + apricot blossom: / 'eɪprɪkɒt 'blɔsəm/ + kumquat tree: / 'kʌmkwɒt tri:/ * Activity 2: Read the following activities and look at the photos, then decide which photo each activity belongs to. - Show the pictures and the activities let - Look at the pictures and the activities students decide which photo each activity then decide which photo each activity belongs to belongs to - Check and repeat the activities one by one 1. 2. 3. 4. 5. 6. 14 7. 8. * Answer: a. watching fireworks 1. e. making banh chung b. receiving "lucky money" 2. h. going to the pagoda c. visiting relatives and friends 3. g. eating special Tet foods d. going to the flower market 4. d. going to the flower market e. making banh chung 5. c. visiting relatives and friends f. decorating the house 6. f. decorating the house g. eating special Tet foods 7. a. watching fireworks h. going to the pagoda 8. b. receiving “lucky money” - Check by showing the activity under each picture and have students repeat II. WHILE YOU READ: 1. Task 1: ( 8 minutes ) A. Find out the sentences in the reading text that contain the following words. - Show the words and let students find out the sentences in the reading text that contain them 1. grand : ____________________ 2. agrarian : ____________________ 3. banner : ____________________ 4. pray : ____________________ 5. sugared apples : ____________________ B. Find what the following words mean in - Look at the words and find out where the text, then write down in the blanks. they are in the reading passage and ( Use a dictionary when necessary.) underline them 15 - Let students find the meaning of the words - Guess the meaning of the words in the and write down in the blanks context and write in the blanks - Call students to write the answer on the - Write the answer on the board board 1. grand : ____________________ 2. agrarian : ____________________ 3. banner : ____________________ 4. pray : ____________________ 5. sugared apples : ___________________ 6. excitement : ___________________ - Check students' answer by showing the - Check with the teacher sentences and get students to repeat the words one by one then copy their meaning 1. Lunar New Year, or Tet, is Vietnam's main * Key: holiday. It is the grandest and most important 1. grand occasion in the year. 2. agrarian (adj) : thuộc về nông nghiệp 2. Tet marks the begining of spring and, for 3. banner (n) : băng rôn, khẩu hiệu agrarian people, the start of a new year. 4. pray (v) : cầu nguyện 3. Streets are decorated with coloured lights and 5.sugared apples red banners. 6. excitement 4. Many people go to the pagoda to pray for a nhịp (adj) : hoành tráng : táo tẩm đường (n) : sự nô nức, nhộn happy year for themselves and their family. 5. Mut, which is candied fruit such as sugared apples, - Repeat and copy down plums or tomatoes, is also popular. 6. A great deal of excitement still builds up well before Tet. 2. Task 2: (8 minutes ) Decide whether the statements are true (T) or false (F). - Let students do the task by showing the - Do true / false exercise and check the 16 statements one by one, give the correct answer one by one answer and the supporting information if students' answer is incorrect * Key: __1. Tet is always on 20th February on the F 1. is always on 20th February Western calendar. → sometime between 19th Jan and 20th __2. According to the text, for people Feb anywhere in the world, the beginning of F 2. for people anywhere in the world spring is the start of a new year. → agrarian people __3. Tet used to be longer than it is T 3. ( L1-2, P2): nowadays the holiday is nowadays. much shorter __4. According to the text, “lucky money” is F 4. to everyone given to everyone at Tet. → to children __5. Kumquat trees are popular both in the T 5. ( L3-4, P3): popular throughout the North and in the South of Vietnam. country __6. People try to be nice and polite to each F 6. on New Year’s Day other because they want to have good luck → during the whole year on New Year’s Day. - Show the answer as students finish sentence by sentence 3. Task 3: ( 10 minutes ) Answer the following questions. - Show the questions one by one and let - Read the passage to find out the answer students answer them - Write down the answer on the board - Correct with the teacher * Questions: * Answer key: th 1. When is Tet holiday in Vietnam? 1. It’s sometime between 19 2. How long did Tet preparations and th and 20 February on the Western January 17 celebrations last in the past? calendar. 3. What do streets look like before Tet? 2. They lasted for months in the past. 4. What do people do to prepare for Tet? 3. They are decorated with coloured lights 5. What is banh chung made from? and red banners. 6. What is mut ? 4. They often buy gifts, clean and decorate 7. What are so- Give feedback their houses and cook traditional foods. 5. It is made from sticky rice, green beans - Show the answer for students to check and fatty pork. 6. It is candied fruit such as sugared apples, plums or tomatoes. 7. Some popular activities at Tet : -Visiting other family members or friends. - Exchanging New Year's wishes. - Children receive "lucky money" . - Going to the pagoda to pray for a happy year. III. AFTER YOU READ: ( 8 minutes ) - Taking part in games and various forms Choose the best word or phrase for each of entertainment. sentence, basing on the picture. - Give instruction and show the statements - Listen to the instruction and close the and the pictures one by one books - Choose the best word or phrase for each sentence, basing on the picture 1. For Tet is the begining of a - Take note the answer on their papers new year. - Give the answer orally ( agrarian; hard people; agrarian people; - Correct with the teacher farmer people) - Copy 2. In the North is traditional at 18 Tet. * Answer key: (flower; apricot blossom; peach blossom; 1. agrarian people kumquat tree) 2. peach blossom 3. Before Tet, people buy a lot of food and 3. gifts 4. decorate 5. pray 6. exchange ( mut; wine; gifts; foods) 7. banners 8. exciting 4. People clearn up and their houses with apricot blossom at Tet. ( decorate; paint; perform; celebrate) 5. People go to the pagoda to for good luck and health. ( require; beg, ask; pray) 6. On the days of Tet, people visit their friends or relatives and best wishes. ( exchange; explain; change; make) 7. There are a lot of in the street. ( baners; banners; coloured lights; poles) 19 8. Tet's atmosphere is very . ( excite; excited; exciting; excitement) - Call students to give the answer one by one - Show the correct answer as students finish each sentence * Homework: ( 1 minute ) - Learn new words by heart - Homework: Listen to the teacher for - Prepare for Speaking lesson what to do at home C. PHẦN KẾT LUẬN: I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Qua việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng, giáo viên có thể khai thác nội dung bài học một cách triệt để và chuyển tải đến học sinh một cách sinh động. Bài giảng điện tử cũng giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thực hiện một số thao tác như tiết dạy truyền thống như viết bảng, trình bày và thu dọn tranh ảnh, đồ dùng dạy học ... Hơn nữa, các nội dung cần truyền tải theo chủ ý của giáo viên không bao giờ bị bỏ sót. Các hình ảnh, đoạn video minh họa trong bài học trên giáo án điện tử không những giúp học sinh ghi nhớ nội dung một cách dễ dàng, lâu dài mà còn tác động đến ý thức, cái nhìn của các em về môi trường xung quanh, về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ứng dụng CNTT và giảng dạy là việc làm hết thức cần thiết và mang đến hiệu quả rất cao, bất kỳ giáo viên nào cũng có thể thực hiện được. Càng ứng dụng CNTT bao nhiêu, giáo viên càng thao tác dễ dàng và nhanh chóng bấy nhiêu trong công việc soạn giảng. 20 II. Bài học kinh nghiệm: Để ứng dụng CNTT vào giáo án điện tử một hiệu quả thì giáo viên cần phải: - Có ý tưởng và có sự say mê tìm tòi, sáng tạo, và phải có óc thẩm mỹ để việc trình bày tranh ảnh phù hợp nội dung, màu sắc hài hòa, lôi cuốn học sinh vào kiến thức môn học . Mỗi giáo viên phải xác định đây là giải pháp tích cực để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung, và góp phần rèn luyện các kỹ năng Nghe- Nói- Đọc- Viết trong bộ môn tiếng Anh nói riêng cho học sinh. - Khi soạn giáo án điện tử giáo viên cũng cần lưu ý không sử dụng quá nhiều màu sắc, không quá nhiều hiệu ứng trên cùng một Slide, không lạm dụng quá nhiều hình ảnh động để tránh học sinh chỉ tập trung vào chúng mà quên để ý đến nội dung bài học. - Khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên cũng cần phải ghi chép trên bảng chứ không phải chỉ đơn thuần là trình chiếu trên màn hình. Nên ghi lại tựa bài, kỹ năng nào và các tiêu đề để khi kết thúc bài giáo viên có thể hệ thống lại nội dung vừa dạy cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên phải cân nhắc nội dung nào là trọng tâm trong bài cần cho học sinh ghi lại, giáo viên nên ghi lên bảng hoặc chuẩn bị sẵn trong handouts. - Cần phải đặt ra các phương án xử lí các tình huống xảy ra như mất điện hay sự cố kĩ thuật như máy hỏng, trôi hình, mất âm thanh… trong tiết học sử dụng giáo án trình chiếu. III. Kiến nghị, đề xuất: Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy bằng giáo án điện tử ngày càng tăng của giáo viên, nhà trường đã trang bị phòng máy chiếu, máy chiếu rời lắp đặt tại lớp. Tuy nhiên với số lượng lớn giáo viên và số lượng lớp học ở các khối nhiều nên các trang thiết bị vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của giáo viên. Vì vậy, tôi xin kiến nghị: - Nhà trường cần tạo điều kiện thêm về cơ sở vật chất như trang bị thêm phòng máy, máy chiếu rời để việc dạy học bằng giáo án điện tử có thể triển khai
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan