Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy luật giá trị và phân hóa giàu nghèo...

Tài liệu Quy luật giá trị và phân hóa giàu nghèo

.DOC
29
1
59

Mô tả:

2ƯE TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ------------------------- -------------- -------------- BÀI TIỂU LUẬN MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN2 Đề tài: “Quy luật giá trị và phân hóa giàu nghèo” GVHD : ThS Trần Hồng Phong LỚP: PHI 162 S DS NHÓM : 1/Lê Hoàng Trang 2/Nguyễn Văn Việt Tứ 3/Lê Việt Hoàng Đà Nẵng, tháng 11 năm 2019 1 MỤC LỤC A.LỜI MỞ ĐẦU: - Giới thiệu bối cảnh chung về lý thuyết cũng như thực tiễn liên quan đến đề tài B.NỘI DUNG: I.Lý thuyết: Quy luật giá trị và phân hóa giàu nghèo a/ Vị trí nội dung tác động của quy luật giá trị b/ Phân hóa giàu nghèo Thế Giới và Việt Nam II.Vận dụng: Thành quả xóa đói giảm nghèo Việt Nam sau 30 năm giảm đói III.Liên hệ: Phương pháp xóa đói giảm nghèo C.KẾT LUẬN I. Tài liệu tham khảo. II. Bảng phân chia công việc giữa các thành viên trong nhóm. 2 LỜI MỞ ĐẦU Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta phủ nhận sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị, nên không khai thác được các nguồn lực, nền kinh tế kém phát triển, rơi vào khủng hoảng. Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị hoạt động, tạo nên sự cạnh tranh, phát triển kinh tế… Bên cạnh đó, cũng nảy sinh những mặt trái như: phân hóa giàu - nghèo, buôn bán gian lận… Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, mỗi doanh nghiệp là người sản xuất hàng hóa cạnh tranh gay gắt với nhau, để đứng vững được trên thị trường, chiến thắng đối thủ cạnh tranh thì họ phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức giá trị, giá cả, lợi nhuận, chi phí... Để có lợi nhuận, các doanh nghiệp phải tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất bằng cách hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí vật chất, tăng năng suất lao động... Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải nắm vững và vận dụng tốt quy luật giá trị trong hoạch toán kinh tế. Thời gian qua ta thấy có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, điều đó cho thấy các doanh nghiệp đã vận dụng khá tốt quy luật giá trị vào hoạch toán kinh tế. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, Nhà nước ta đã quyết định cổ phần hóa phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, và Nhà nước chỉ giữ lại một số ngành có tính chất an ninh quốc gia. Các doanh nghiệp rồi sẽ dần chuyển thành các công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu và mỗi cổ đông sẽ vì lợi ích của mình để đầu tư vào sản xuất, hoạch toán kinh tế sao cho lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, việc vận dụng quy luật giá trị vào hoạch toán kinh tế của mỗi công ty cổ phần thời kỳ này là một việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi công ty cổ phần. Phân hóa giàu nghèo là một vấn đề xã hội tất yếu của mọi xã hội loài người. Bởi lẽ cứ có sự phân công lao động xã hội là có sự phân hóa giàu nghèo. Sự phân hóa giàu nghèo có thể thấy dưới nhiều hình thức và ở 3 khắp nơi. Đơn giản nhất và dễ nhìn thấy nhất là những người giàu sống trong trung tâm thành phố và những người nghèo, nhà nghèo sống ở ngoại ô thành phố, thậm chí sống ở những khu nhà tạm bợ, ổ chuột. Sự phân chia thành các giai cấp như: giai cấp công nhân, nông dân; các giai tầng như tầng lớp trí thức, tầng lớp thương nhân, tầng lớp doanh nhân; các nhóm nghề nghiệp như bác sỹ, giáo viên, người lao động... và cả sự phân tầng xã hội thành những giai tầng xã hội như tầng lãnh đạo, tầng quản lý và những giai tầng bị lãnh đạo, quản lý 4 Lý Thuyết I/ Quy luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa. Nội dung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được. Trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị. Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị. và giá trị như cái trục của giá cả. 1.1Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa: 1.1 Phân công lao động xã hội : - Là sự chuyên môn hóa những người sản xuất vào trong các ngành nghề khác nhau của xã hội. Mỗi người chỉ có thể sản xuất ra một loại hoặc một số loại sản phẩm. Song, nhu cầu của con người cần đa dạng sản phẩm. Vì vậy, tất yếu khách quan xuất hiện trao đổi sản phẩm cho nhau giữa những người sản xuất hàng hóa. Phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề nảy sinh quan hệ trao đổi sản phẩm. Đây là điều kiện cần thiết của sản xuất hàng hóa, song chưa đủ. - Các loại phân công lao động: + Phân công lao động chung: Hình thành các ngành kinh tế khác và phân công lao động đặc thù hình thành nên các ngành kinh tế cụ thể, phân công lao động chung này gắn với sự ra đời của sản xuất hàng hóa. + Phân công lao động cá biệt là phân công trong nội bộ của từng đơn vị kinh tế và không phải là cơ sở của sản xuất hàng hóa. - Lịch sử phát triển của phân công lao động gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Có ba cuộc cách mạng lớn trong phân công lao động. 1.2 Sự tách biệt độc lập về mặt kinh tế giữa những người sản xuất - Sự tách biệt về mặt kinh tế làm cho các chủ thể kinh tế độc lập nhau và có quyền khác nhau về chi phối sản phẩm làm ra. - Nguyên nhân là do các quan hệ sỡ hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. 5 - Sự tách biệt về mặt kinh kế làm cho các sản phẩm đứng đối diện nhau như những hàng hóa , là điều kiện để quan hệ trao đổi sản phẩm trở thành hiện thực. Vậy, sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở có đủ hai điều kiện . I.3 Sự phát triển của sản xuất hàng hóa từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn: - Sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ ( hoặc sản xuất hàng hóa giản đơn) đặc trưng bởi kỹ thuật sản xuất thấp kém, lao động thủ công lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, số lượng hàng hóa ít. - Sản xuất hàng hóa quy mô lớn ( hoặc nền sản xuất hiện đại) đặc trưng bởi trình độ kỹ thuật của sản xuất ngày càng tiến bộ, lao động sử dụng máy móc, năng suất lao động cao, số lượng hàng hóa ngày càng nhiều. II. Hàng hóa: 1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa: 1.1 Khái niệm: - Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn nhu cầu nhất định nào đó của con người , trước khi tiêu dùng phải qua mua bán hoặc trao đổi trên thị trường. - Hàng hóa là một phạm trù lịch sử - Hàng hóa có hai loại: Hàng hóa vật thể (hữu hình) và hàng hóa phi vật thể (hàng hóa dịch vụ). Đặc điểm hàng hóa phi vật thể: + Quá trình sản xuất đồng thời là quá trình tiêu dùng, hai quá trình thống nhất làm một. + Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa dịch vụ không thể để dành hoặc đem cất trữ. + Vai trò của hàng hóa dịch vụ đối với sự phát triển sản xuất và đời sống. Hàng hóa dịch vụ làm tăng quy mô và cơ cấu của tổng sản phẩm xã hội. 1.2 Hai thuộc tính của hàng hóa: 1.2.1 Thuộc tính giá trị sử dụng: - Là công dụng của vật hay tính có ích của vật, làm cho vật có thể thỏa mãn nhu cầu nhất định của con người.  Nhu cầu chia làm hai loại: Nhu cầu tiêu dùng sản xuất hoặc nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Nhu cầu tiêu dùng cá nhân gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.  Công dụng của vật gồm những đặc tính cơ, lý, hóa của vật… do thuộc tình của vật tự nhiên của vật quy đinh. Một vật có thể có một hoặc nhiều công dụng khác nhau, song con người dần dần phát hiện ra công dụng của vật là nhờ tiến bộ của khoa học. - Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, là nội dung vật chất của của cải, là thuộc tính tự nhiên của sản phẩm. - Trong nền kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng đồng thời là vật mang giá trị trao đổi. 1.2.2 Thuộc tính giá trị (giá trị trao đổi): 6 - Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về số lượng giữa các giá trị sử dụng khác nhau. - Ví dụ: 20kg thóc đổi lấy 3 cái rìu.  Cơ sở chung của sự trao đổi hai hàng hóa: chúng đều là sản phẩm của lao động, do hao phí lao  động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Khi trao đổi hai hàng hóa chính là trao đổi hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh, C. Mac gọi là giá trị. - Vậy giá trị của hàng hóa là do hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị, còn giá trị ( hao phí lao động kết tinh) là nội dung bên trong của giá trị trao đổi. - Giá trị phản ánh quan hệ xã hội giữa những người sản xuất , thực chất trao đổi giữa hai hàng hóa là trao đổi hao phí lao động giữa những người sản xuất hàng hóa. - Giá trị là phạm trù lịch sử là thuốc tính xã hội của hàng hóa. 1.2.3 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính: Thống nhất biện chứng - Tính thống nhất thể hiện: Cả hai thuộc tính đều nằm trong cùng một hàng hóa - Tinh mâu thuẫn thể hiện: quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng không đồng nhất cả về không gian và thời gian, là mầm mống của các cuộc khủng hoảng kinh tế về sau - Trước khi tiêu dùng hàng hóa phải trả giá trị cho người sản xuất. - Muốn có giá trị người sản xuất phải tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. - Việc tạo ra giá trị sử dụng diễn ra trước, và trong khâu sản xuất, còn thực hiện giá trị diễn ra sau và ở khâu lưu thông trên thị trường. Thực hiện giá trị sử dụng diễn ra trong khâu tiêu dùng. 2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hóa: 2.1 Lao động cụ thể : - Là hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng lao động riêng, phương pháp thao tác riêng và kết quả riêng. * Ví dụ: Lao động của nông dân và thợ thủ công là hai lao động cụ thể khác nhau. Lao động cụ thể khác nhau về chất. - Lao động cụ thể là cơ sở của phân công lao động xã hội, nó thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nhiều lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Hình thức cụ thể của lao động phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của phân công lao động. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, lao động cụ thể càng đa dạng. - Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn, là điều kiện tất yếu của mọi quá trình sản xuất . - Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng cho nên lao động cụ thể càng nhiều loại thì giá trị sử dụng càng phong phú. 7 2.2 Lao động trừu tượng: - Là hao phí lao động dưới hình thức chung nhất: đó là sự tiêu hao sức lực của con người về thần kinh, bắp thịt và trí não. - Lao động trừu tượng là hao phí lao động đồng nhất , là cơ sở chung để so sánh các hao phí lao động cụ thể vốn khác nhau, không thể so sánh được với nhau. - Lao động trừa tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. - Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử. - Lao động trừu tượng phản ánh quan hệ xã hội giữa những người sản xuất. * Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động có ý nghĩa to lớn, nhờ đó C.Mac xây dựng lý luận giá trị lao động một cách khoa học thực sự. Nó giải thích được những hiện tượng kinh tế phức tạp diễn ra trong nền sản xuất xã hội. II.3 Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa giảnđơn : - Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa là mâu thuẫn giữa tính chất tư nhân với tính chất xã hội của lao động sản xuất ra hàng hóa: Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động xã hội. - Mâu thuẫn thể hiện: + Lao động cụ thể biểu hiện trực tiếp là lao động tư nhân. + Lao động trừu tượng biểu hiện thành lao động xã hội. - Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể phù hợp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội. Sự không phù hợp làm cho những hàng hóa đó không bán được, và các nhà sản xuất buộc phải cải tiến kĩ thuật để hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình cho phù hợp với hao phí lao động xã hội. Cạnh tranh và sự phân hóa xã hội tất yếu xảy ra trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn. - Mâu thuẫn này là động lực của sự phát triển nền sản xuất xã hội , đồng thời chi phối các mâu thuẫn khác trong nền kinh tế hàng hóa. 3. Lượng giá trị của hàng hóa: 3.1 Sự hình thành lượng giá trị hàng hóa: - Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng năng lượng thời gian hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa. Nhưng thời gian hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất là không giống nhau, do đó, lượng giá trị được đo bằng lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết.  Khái niệm: Thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết một mặt là thời gian cần, đủ để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình. Mặt khác, thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết thường phù hợp với thời gian hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa cung cấp đại bộ phận loại hàng hóa đó trên thị trường. 3.2 Yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị: 8 - Thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết là một một đại lượng biến thiên, nó thay đổi phụ thuộc vào năng suất lao động. - Năng suất lao động là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của lao động sống. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị thời gian hoặc được đo bằng thời gian cấp thiết tiêu hao để làm ra một đơn vị sản phẩm. Lượng giá trị của hàng hóa tỷ lệ thuận với lượng lao động hao phí, tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động. Khi tăng năng suất lao động:  Tổng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên.  Tổng giá trị không đổi, lượng lao động hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm giảm. - Năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố:  Trình độ thành thạo trung bình của lao động.  Sự phát triển của khoa học công nghệ và ứng dụng thành tựu vào sản xuất.  Năng lực tổ chức quản lý sản xuất.  Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.  Điều kiện tự nhiên. - Phân biệt năng suất lao động với cường độ lao động.  Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, nặng nhọc của lao động. Nó phản ánh mức độ hao phí lao động trên một đơn vị thời gian. Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động. Khi tăng cường độ lao động: + Lượng hao phí lao động trên một đơn vị thời gian tăng. + Số lượng sản phẩm tăng lên tương ứng, còn giá trị của đơn vị sản phẩm không đổi.  Cường độ lao động phụ thuộc vào các yếu tố: + Năng lực lao động của con người gồm thể chất và tinh thần. + Năng lực tổ chức và quản lý sản xuất. + Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất. 3.3. Phân loại hao phí lao động: - Lao động giản đơn: Là hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa, chỉ cần có sức lao động bình thường là có thể tạo ra sản phẩm. Lao động không thành thạo. - Lao động phức tạp: Là hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa nhất thiết phải trải qua quá trình đào tạo, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm. Lao động thành thạo. - Trong cùng một đơn vị thời gian lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn, là bội số của lao động giản đơn. - Mọi loại hao phí lao động đều quy về hao phí lao động xã hội giản đơn trung bình cần thiết. - Do đó: Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng hao phí lao động xã hội giản đơn trung bình cần thiết. 9 - Cơ cấu lượng giá trị của hàng hóa bao gồm: * Lượng giá trị cũ, là giá trị của các tư liệu sản xuất đã hao phí và chuyển dịch vào sản phẩm. * Lượng giá trị mới là giá trị do lao động sống của người công nhân đã hao phí tạo ra. III.Tác động quy luật giá trị tới phân hóa giàu nghèo. Trong quá trình cạnh tranh,tất yếu dẫn đến kết qu ả là:nh ững ng ười có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao,trang bị kỹ thuật tốt, giành được lợi thế trong cạnh tranh sẽ giàu lên nhanh chóng, họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Sản ph ẩm họ nhiều người mua vì giá rẻ và có chất lượng dẫn đến họ sẽ giàu lên. Trong lao động, những ai có tay nghề, trinh độ cao, có đi ều ki ện thì có được việc làm với mức thu nhập cao. Ngược lại,những người không có các điều kiện thuận lợi, kỹ thuật thấp kém trình độ thấp dẫn đến sản phẩm làm ra có mức hao phí lao động cao, thiếu sức cạnh tranh hoặc gặp rủi ro kinh doanh, thiên tai thua lỗ d ẫn t ới phá sản trở thành người nghèo. Tác động này của quy luật giá trị một mặt là sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân t ố tích c ực phát triển. Mặc khác phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo.Trong n ền kinh t ế thị trường, thì sự phân hóa giàu nghèo như là một hệ qu ả tất y ếu và nhà n ước xã hội chủ nghĩa cần có sự điều tiết thích hợp để hạn chế sự phân hóa giàu nghèo. Nếu nhìn góc độ giữa quốc gia, quốc gia nào có khoa học kỹ thuật phát triển, sản phẩm có tính cạnh tranh cao thì là những nước giàu có, kinh tế tế và chính trị vững chắc. Còn quốc gia nào có khoa học kỹ thuật nghèo nàn thì cũng nghèo nàn về kinh tế, ít có tiếng nói trên quốc tế. Đó cũng là hệ qu ả của quy luật giá trị Sự tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng và s ự c ải thiện quan hệ cung –cầu, đã góp phần nâng cao chất l ượng cuộc sống của người dân đô thị. Tỷ trọng tiêu dùng của người dân ngày càng tăng trong khi tỷ trọng tiêu dùng nhà nước chỉ ở dưới 9% và đang ngàycàng có xu hướng giảm mạnh. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo đảm dân sinh, nâng cao chất l ượng cuộc sống, công bằng xã hội. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực; lựa chọn phát triển các công nghệ “mũi nhọn”, đồng thời mở rộng nghiên cứu ứng dụng đáp ứng yêucầu phát triển đất nước, tạo nhiều việc làm.Thực tế, sự tăng tr ưởng kinh tế, thu nhập cao đã giúp cho cuộc sống của ng ười dân ở đô thị được nâng cao. Song chính điều này dẫn đến sự phân hoá rõ rệt giữa ng ười giàu và 10 ngườinghèo. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giàu nghèo có nhi ều nguyên nhân, nhưng nguyênnhân, hậu quả từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang n ền kinh tế thị trường và toàn cầu hoá vềkinh tế là nguyên nhân chính. Tác động t ừ toàn cầu hoá về kinh tế có thể nói mang l ại hi ệuqu ả kinh t ế cao tuy nhiên nó cũng có cả hệ quả xấu. Theo tổng cục Thống kê điều tra về mức sống dân cư từ năm 1992 đến năm 2002 cho thấy thu nhập bình quân đầu người của nhóm nghèo nhất tăng lên rất chậm. Năm 2001-2002 so với 19991993 tăng khoảng 49,1%. Trong khi đó nhóm giàu nhất, cùng thời gian trên tăng tới223,5%. Tuy thu nhập rất quan trọngnh ưng chi tiêu mới là cái phản ánh mức sống thực tế của ng ười dân. Nhờ tăng thu nhập nênquá trình giảm nghèo tăng lên, nhưng khi nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh chuyển sang cơ chế thị trường thì khoảng cách giàu nghèo lại có khả năng tăng lên cao gấp nhiều lần so với tỷ lệ giảm nghèo.Có thể thấy rõ sự thay đổi rất nhiều về thói quen trong việc lựa chọn đơn vị phân phối bánhàng giữa người giàu và người nghèo khác biệt rất xa nhau. Thật vậy, sự phát tri ển, tăngtrưởng kinh tế đã làm tăng thêm khoảng cách và làm phân tầng xã hội. Hiện nay có hai bộphận người dân theo hai hướng chọn lựa khác nhau. Nếu đa số người dân đô thị nhất là những ng ười có thu nhập thấp mua ở chợ, vỉa hè, bán hàng rong thì bộ phận thứ hai là những ng ười có thu nhập cao lại chuyển sang mua ở siêu thị, trung tâm th ương mại lớn, ở các cửa hàng cao cấp…Trong thời gian gần đây giá cả thị tr ường ngày một tăng, điều này đã ảnh hưởng đến sự phân hoá trong tiêu dùng của ng ười dân. Đặc biệt, có sự chênh lêch lớn giữa nông thôn và thành th ị. Trên 90% h ộ nghèo c ủa cả nước là sống ở nông thôn; tỷ lệ nghèo ở nông thôn cao gấp 7 l ần tỷ l ệ hộ nghèo ở thành thị. Sự phân hoá này cũng có thể thấy ở những l ĩnh v ực nh ư y tế, giáo dục, nhà ở… đa số ng ười giàu có thu nhập cao đều lựa chọn những bệnh viện tư, bệnh viện có vốn nước ngoài kỹ thuật điều trị cao để chăm sóc sức khoẻ, và trong giáo dục họ cũng chọn những trường quốc tế, đạt chuẩn quốc gia ngay từ mẫu giáo để cho con em học. Và tất nhiên ng ười giàu cũng ở trong như khu đô thị đắt tiền, đầy đủ tiện nghi, cao cấp. Trong khi đó, người nghèo lại cho con học ở những trường bình thường, ở khu chung cư dành cho người thu nhập thấp, chăm sóc y tế lại là thứ xa xỉ. Điều này dẫn đến hệ quả là sự phân hoá càng sâu sắc hơn, khi xã hội chia thành hai nhóm dân cư khác nhau. Sự phân hoá này càng dễ xảy ra khi mới đây C ơ quan tư vấn nguồn nhân lực Mercer khảo sát đánh giá TP. Hồ Chí Minh đứng 11 thứ 37 (năm 2004 đứng thứ 36) trong danh sách 50 thành phố có giá c ả sinh hoạt cao nhất thế giới. Tiêu chí chính để Mercer đánh giá thành phố đắt nhất thế gi ới là chi phí c ủa hơn 200 loại dịch vụ. Điều tra này cho thấy, giá b ất động s ản ở TP. HCM cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó. Việc xếp hạng đã mở ra c ơ hội kinh doanh, nhưng bên cạnh đó mặt trái củanó cũng đáng để lo. Vì sự phân hóa giàu nghèo có thể sẽ tăng thêm. Trong khi một số ng ười có đủ tiền để mua vài biệt thự trị giá hàng tỷ, thì đại đa số người dân không đủ tiền mua một căn hộ trung bình. Việc mất cân đối tỷ trọng đầu t ư (giữa bất động sản và các khu vực khác) về lâu dài sẽ dẫn một nền kinh t ế kém hi ệu quả. Chi phí sinh sống quá cao có thể làm giảm khả năng cạnh tranh c ủa thành phố Hồ Chí Minh so với các thành phố khác trên thế giới. Nh ư vậy, nếu giá cả sinh hoạt cao là hậu quả của việc tăng GDP trên đầu ng ười của người dân, hay do cơ hội kinh doanh tăng, là điều rất tốt. Song nếu chi phí cao làm tăng khoảng cách giàu nghèo, mất cân đối đầu t ư, giảm khả năng cạnh tranh so với các thành phố khác trong khu vực thì điều này cần phải suy nghĩ. Phải làm thế nào để tạo thêm cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư lại vừa hạ được giá thành bất động sản cũng như giá cả các dịch vụ khác để thành phố Hồ Chí Minh còn là chỗ sinh sống cho ng ười có thu nhập trung bình, chứ không chỉ là n ơi sinh sống của những người có thu nhập cao. Nếu không tiến hành thực thi các chính sách hiệu quả, thì sự cách biệt này ngày càng rõ h ơn khi hội nhập toàn cầu hoá. Thực tế cho thấy tình trạng phân hóa giàu - nghèo, tình tr ạng gia tăng các tệ nạn xã hội trong những năm gần đây ngày một tăng. N ếu s ự phân hóa giàu - nghèo trở nên gay gắt thì vấn đề công b ằng, bình đẳng xã h ội sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọn.Vấn đề cơ bản để xoá khoảngcách giàu nghèo chính là sự đầu tư cho phát triển cân đối phải chú ý hơn nữa và nhất thiết phải quan tâm đến tính hiệu quả. Để phát triển bền vững, cần tập trung đẩy mạnh hiện đại hoá. Phát triển c ơ sở hạ tầng ở ngoại thành, làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, không dừng ở các hình th ức và bi ện pháp nh ư hiện nay, phải thiết thực đưa người nghèo ra khỏi cảnh nghèo đói. Không thể để xảy ra tình trạng Nhà nước đầu tư phát triển lớn nhưng do buông lỏng kiểm tra, giám sát mà dẫn tới tình trạng thất thoát, t ắc trách, không đạt được mục đích đề ra.Cùng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nh ư một tất yếu của lịch sử. Đặc biệt, 12 trong thời đại ngày nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách m ạnh mẽ hơn lúc nào hết. Đây là một biểu hiện của sự chuyển đổi xã h ội theo hướng văn minh hiện đại. Sự chuyển đổi này tạo đà cho sự phát triển kinh tế, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những tác động xấu do nó mang l ại. Đó chính là sự tăng trưởng kinh tế, với nhiều khu đô thị, khu công nghiệp mới mọc lên ở những vùng ngọai thành, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân vùng ven. Nhưng đồng thời nó cũng thu hẹp và dần dần xóa bỏ diện tích nông nghiệp. Điều này dẫn đến một số hệ quả không tốt, khi mức sống và lối sống công nghiệp ập đến, người dân chưa kịp thích ứng thì đã bị đào thải. Nhiều vùng đất bị quy hoạch, giải tỏa.Ng ười nông dân bán đất, nhanh chóng giàu lên và nhanh chóng mất đi sự giàu có. Đi ều này càng làm cho sự phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh hơn. Chính vì vậy ưu tiên phát triển kinh tế, nhưng cũng đồng thời phải đề ra chính sách hỗ trợ, t ư vấn giúp cho người dân có cuộc sống bền vững, ổn định, theo kịp đà phát triển của đất nước. IVPhân hóa giàu nghèo ở Việt Nam và ở Thế Giới. a)Phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam Ở Việt Nam, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngay từ th ời kỳ qu ản lý kinh t ế - xã hội theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Tuy nhiên, lúc đó sự chênh lệch giàu nghèo, phân hóa thu nhập và những biểu hiện của phân tầng xã h ội chưa rạch ròi, rõ nét, bị che khuất bởi chủ nghĩa bình quân và ch ế độ công hữu với cơ cấu giai cấp “hai giai một tầng”(giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức). Ch ỉ t ừ sau khi đất n ước b ước vào công cuộc đổi mới toàn diện (1986), xóa bỏ cơ ch ế qu ản lý c ũ, th ực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì sự chênh lệch giàu nghèo, phân tầng xã h ội m ới bộc lộ một cách rõ ràng và ngày càng trở nên sâu sắc. Lúc này đã xu ất hi ện nh ững công trình nghiên cứu về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội nhằm cung c ấp những căn cứ lý luận và thực tiễn giúp Đảng và nhà nước kịp th ời đưa ra những định hướng chiến lược và những chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thời kỳ chuyển đổi cơ chế và mô hình quản lý phát tri ển đất nước. Cách đây 20 năm, khi vừa mới thoát ra khỏi cu ộc khủng ho ảng kinh t ế, Việt Nam có quá nửa tổng số hộ dân sống dưới mức nghèo khổ, nay thì cả nước chỉ còn khoảng 10% tổng số hộ nghèo và hầu như không còn hộ đói. Cũng cách đây 20 năm, có đến 2/3 tổng số hộ ở khu vực nông thôn s ống ở 13 mức nghèo khổ và cũng có một tỷ lệ không nhỏ số hộ còn bị đói, gi ờ thì t ỷ lệ này đã giảm khá nhanh. Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng tỷ lệ nghèo và quy mô số người nghèo ở Việt Nam còn l ớn. Vi ệc phân b ố s ố người nghèo không chỉ chênh lệch ở tỷ lệ cao thấp qua các vùng, mà còn ở quy mô số người tuyệt đối. Theo số liệu thống kê của nhà nước, vùng Đồng bằng sông Hồng có khoảng 1,23 triệu người, vùng trung du và mi ền núi phía Bắc có 2,76 triệu người, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 3,21 triệu người, vùng Tây Nguyên có khoảng trên 1 tri ệu ng ười, Đông Nam b ộ có gần 213.000 người và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có trên 1,84 tri ệu người. Đáng chú ý là với một đất nước liên tục phải gánh chịu thiên tai nh ư Vi ệt Nam thì ranh giới giữa mức cận nghèo và nghèo là rất mong manh nên nguy cơ s ố hộ nghèo tăng lên rất dễ xảy ra. Thực tế trên cho thấy, bất bình đẳng trong thu nhập ở nước ta ngày càng rõ nét và gay g ắt h ơn, t ỷ l ệ h ộ nghèo t ập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như đi ều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra, còn xuất hiện một s ố đối tượng nghèo mới ở những vùng đang trong quá trình đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp khó khăn nhiều hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những yếu tố làm gia tăng tình trạng tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong t ốc độ giảm nghèo giữa các vùng trong cả nước. Hiện nay, hệ số chênh lệch giàu nghèo của Việt Nam cao hơn nhiều nước đã trải qua thời kỳ dài phát triển kinh tế thị trường. Nhìn chung, cơ chế thị trường của chúng ta còn mới mẻ, thậm chí có người cho là nền kinh t ế th ị trường hoang dã, đã tạo ra những kẽ hở để cho một bộ phận lách cơ ch ế hoặc lợi dụng cơ chế để trục lợi, tham nhũng. Số người làm giàu dạng này thường không đóng góp bao nhiêu để chia sớt gánh nặng của nhà nước mà còn làm cho tiềm lực kinh tế ngày càng suy giảm. Vì thế, nếu không nhanh chóng hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế dân chủ, nhà nước pháp quy ền, đồng thời xử lý vấn đề lợi ích nhóm, sở hữu chéo, lạm dụng độc quyền… thì chênh lệch giàu – nghèo hiện đang quá lớn lại sẽ càng tăng nhanh. Thách thức này đòi hỏi Nhà nước và cả xã hội, trong khi khuy ến khích, tôn vinh người làm giàu chính đáng, thì phải có biện pháp để tăng thu nh ập c ủa 14 người nghèo, đảm bảo hệ số chênh lệch sẽ được kiềm chế, tiến tới giảm dần khoảng cách giàu – nghèo. Nhà nước cũng cần có chính sách khuy ến khích người giàu tham gia vào đời sống xã hội bằng cách giảm thuế cho các đóng góp tự nguyện hoặc có các quy định ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia vào ho ạt động từ thiện mà về lâu dài là nhằm rút ngắn phần nào chênh lệch giàu nghèo. Để có sự công bằng phải sử dụng công cụ điều tiết được mọi người chấp nhận, khi đó người giàu không phải là đối tượng của sự ganh tỵ, soi mói trong xã hội và khi họ làm tròn nghĩa vụ thì đáng được vinh danh. Công cụ điều tiết công bằng xã hội có hiệu quả là khi tất cả m ọi ng ười đều đủ ăn đủ mặc, trẻ con được học hành, mọi người đều có cơ hội làm việc, được sống tự do hạnh phúc, là những điều kiện cơ bản phải đạt được. Và khi đó phân hóa giàu nghèo được trả lại vị trí của nó chỉ là sự phát sinh tự nhiên trong thời buổi thị trường. Giải pháp cho vấn đề phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam và trong t ừng khu v ực, nhất là khu vực nông thôn trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu r ộng nh ư hiện nay là cần tiếp tục điều chỉnh các chính sách m ột cách phù h ợp, xây d ựng các chính sách phát triển nông thôn, chính sách với người nghèo thi ết th ực hơn theo hướng chú trọng nhiều hơn nữa đến các vùng kém phát triển, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh vi ệc thúc đẩy phát tri ển kinh tế ở khu vực nông thôn thì cũng cần quan tâm hơn nữa tới các v ấn đề về an sinh xã hội, các chính sách liên quan đến nh ững h ộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để có thể phát triển khu vực nông thôn nói riêng và c ả n ước nói chung toàn diện cả về kinh tế và xã hội theo các mục tiêu thiên niên kỷ đã đề ra và phát triển một cách bền vững. b)Phân hóa giàu nghèo ở Thế Giới Tổ chức quốc tế Oxfam hôm nay ra báo cáo cho biết, khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng, làm thổi bùng lên ngọn lửa giận giữ toàn cầu. Thế giới cần có giải pháp để giải quyết tình trạng đang nhen nhóm những nguy cơ bất ổn toàn cầu mới. 15 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hay còn gọi là Diễn đàn Davos 2019, diễn ra từ ngày 22 đến 25/1 tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ. (Ảnh: CNBC). Đây cũng là một trong những nội dung được quan tâm tại Hội nghị thường niên 2019 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hay còn gọi là Diễn đàn Davos 2019, diễn ra từ ngày 22 đến 25/1 tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ, nhấn mạnh yếu tố con người trong làn sóng toàn cầu hóa. Báo cáo của Oxfam cho biết, tài sản của các tỉ phú tăng 12% năm ngoái, trong khi 3,8 tỉ người nghèo nhất thế giới lại phải đối mặt với số tài sản giảm đi 11%. Chính phủ đang ngày càng thiếu quĩ chi cho các dịch vụ công và thất bại trong việc quản lí trốn thuế. Theo Oxfam, mức thuế đánh vào người giàu và các tập đoàn giảm trong những thập kỷ gần đây. Và khi các chính phủ không đánh thuế người giàu, họ chuyển gánh nặng thuế cho người nghèo thông qua các loại thuế tiêu dùng như thuế giá trị gia tăng. Những điều này làm gia tăng sự giận giữ của người dân các nước, tạo ra các bất ổn mới. Giám đốc điều hành của Oxfam Winnie Byanymia cho biết sẽ đưa ra các kiến nghị tại Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra trong tuần này tại Thụy Sĩ: “Chúng ta đang đạt được các bước tiến trong việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tuy nhiên điều này là chưa đủ. Tại Diễn đàn ở Davos lần này, chúng tôi sẽ kêu gọi các chính phủ hãy đưa ra các biện pháp, gánh vác trách nhiệm và thực hiện thu thuế một cách công bằng, đánh thuế những người giàu và giành số tiền đó cho các dịch vụ công cần thiết cho con người”. 16 Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới 2019 diễn ra từ ngày 22-25/01 trong bối cảnh chuyển động của thế giới kèm theo một loạt sự thay đổi cả về chính trị, kinh tế, xã hội diễn ra cùng lúc, được cho là sẽ định hình lại toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa mang lại tăng trưởng và phát triển ở cấp độ quốc tế, nhưng nó cũng đã tạo ra sự bất bình đẳng ngày càng lớn. Với chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình kiến trúc toàn cầu trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Chủ tịch WEF ông Klaus Schwab nhấn mạnh, Diễn đàn kinh tế thế giới 2019 cần tập trung xác định một chương trình nghị sự toàn cầu, nhằm hoàn thiện hơn toàn cầu hóa, đồng thời hướng đến những đối tượng bị gạt ra ngoài lề, những người bị thiệt thòi, tổn thương trong quá trình toàn cầu hóa này. "Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới là hội nghị thượng đỉnh toàn diện nhất trên thế giới. Chúng tôi sẽ chào đón 3 nghìn 200 người tham gia, một nửa trong số đó là doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp. Nhưng một nửa là đại diện cho các bên liên quan khác của xã hội toàn cầu. Toàn cầu hóa là một thực tế, và sẽ tăng lên. Vì vậy, chương trình nghị sự toàn cầu trở nên phức tạp hơn. Và những gì chúng ta muốn tại Davos không chỉ là xem xét từng chủ đề riêng lẻ, mà là xem xét sự phụ thuộc và tác động tương hỗ lẫn nhau”, ông Klaus Schwab cho hay. Hội nghị WEF 2019 quy tụ hơn 3.000 đại biểu từ nhiều lĩnh vực cùng hơn 65 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ và đại diện các tổ chức quốc tế. Hội nghị Davos 2019 sẽ đặt mục tiêu xác định các mô hình hòa bình mới, bền vững và toàn diện, nhằm thích nghi với một thế giới mà ở đó, hội nhập toàn cầu mạnh mẽ là tiến trình không thể tránh khỏi, và việc thúc đẩy hành động hài hòa giữa các cường quốc trên thế giới là vấn đề then chốt. Một quá trình toàn cầu hóa bền vững và toàn diện cho tất cả mọi người được xem là môi trường lý tưởng để xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng chú trọng đến môi trường, tạo ra cơ hội và hy vọng cho mỗi cá nhân. Đó cũng là tiêu chí để triển khai các mục tiêu phát triển bền vững 2030 một cách công bằng, để "không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 17 Những bức tường chia rẽ thế giới (Walls divide World) Trong lịch sử nhân loại, loài người đã từng tự do di chuyển, không có bất cứ bức tường nào ngăn cách, không hộ chiếu, visa. Sau đó các hàng rào được dựng lên để bảo vệ con người khỏi bị thú tấn công và nỗi sợ của bóng đêm cũng như những thế lực siêu hình họ tưởng tượng ra. Một số người lợi dụng sự sợ hãi này và chăn dắt những thần dân bên trong những thành lũy và chiến hào. Họ bảo với những “con cừu” hãy sống bên trong thành lũy này, đừng ra ngoài kia, sẽ bị hổ báo thú dữ quái vật ăn thịt và bọn ngoại tộc cướp giết. Hãy ở đây và cung phụng ta. Họ trở thành hoàng đế còn những người khác thành thần dân. Từ Pháo đài La Mã, Vạn Lý Trường Thành cho đến những bức tường gần đây thường được các nhà cầm quyền đặt cho các mỹ từ để bảo vệ nhân dân bên trong chống giặc ngoại xâm hay bọn man di mọi rợ tấn công. Nhưng thực tế nếu lùi ra xa, quan sát một cách thấu đáo thì chính những người bên trong đang ngoan ngoãn làm những “con cừu” bị “cầm tù địa lý” mà không biết. Các nhà cầm quyền kiểm soát dân chúng bằng cách reo rắc nỗi sợ hãi. Những bức tường được xây dựng lên được định hình bởi sắc tộc, quốc gia, tôn giáo, ý thức hệ hay khác biệt quan điểm chính trị. Ở quy mô nhỏ hơn những bức tường phân chia giai cấp xã hội, giữa giầu và nghèo. Những khu nhà giầu biệt thự kín cổng cao tường (gated community) với lính canh, trạm gác và bảo vệ. Ở Peru có những khu, người nghèo cấm cửa lui tới, người giúp việc muốn ra vào phải có giấy phép. Các khu nhà giầu như Mirafores, lính gác đứng trước nhà và góc phố trang bị áo giáp chống đạn, shotgun và tiểu liên cực nhanh. Thời chiến tranh lạnh, bức tường Berlin được xây dựng để bao vây chủ nghĩa tư bản và bảo vệ thành trì XHCN. Nước Mỹ là biểu tượng của thế giới tự do, nhiều tổng thống Mỹ đã đứng trước bức tường Berlin kêu gọi phá bỏ nó. Nhiều tổng thống Hoa Kỳ đã dùng bức tường này 18 làm bối cảnh trên truyền thông khi đưa ra các tuyên bố về “ý thức hệ tự do”. Năm 1963, tổng thống John F Kennedy đã đến thăm bức tường và có bài phát biểu “Tôi là người Berlin” nổi tiếng. Ông nói: “Tự do có rất nhiều khó khăn, cũng như dân chủ không phải là hoàn hảo. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ phải dựng một bức tường chỉ để giữ người ở lại…. để vươn tới một sự tự do tiến bộ khắp mọi nơi, hãy vượt qua bức tường này để đến với hòa bình cùng công lý, vượt qua các bạn và chúng tôi để đến với toàn thể nhân loại…. “ Trong bài phát biểu tại Berlin năm 1987, tổng thống Ronald Reagan kêu gọi "hãy phá bỏ bức tường này". Đây là thời khắc quan trọng trong việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Hai năm sau bức tường sụp đổ, chấm dứt chiến tranh lạnh, lịch sử thế giới bước sang trang mới. Trong suốt thập kỷ 90 và những năm đầu thiên niên kỷ, loài người tự do dịch chuyển trong không gian (space of fows) như nhà xã hội học Tây Ban Nha, Manuel Castells, viết trong cuốn The Informational City: Information Technology, Economic Restructuring, and the Urban Regional Process. Tuy nhiên gần đây, chủ nghĩa dân tộc lên ngôi. Thế giới ngày càng chia rẽ, các phong trào ly khai phát triển. Nước Mỹ, nơi từng được coi là cái nôi của thế giới tự do, tổng thống thắng cử bằng chủ nghĩa dân tộc với khẩu hiệu “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Chủ nghĩa đề cao quyền lực da trắng, các biểu tượng 3K xuất hiện trở lại. Tổng thống đòi xây bức tường biên giới và bắt dân Mexico trả. Bất chấp sự phản đối của nghị viện và đóng cửa chính phủ hồi đầu năm, tháng 9 vừa rồi công trình xây dựng bức tường đã khởi công với ngân sách được lấy từ các dự án quốc phòng Hoa Kỳ thay vì túi tiền của người Mexico. Tập Cận Bình cũng muốn xây dựng Trung Hoa vĩ đại, mở mang bờ cõi và thống nhất Trung Hoa, biến Tân Cương, Tây Tạng thành những nhà tù khổng lồ, người Hán tự do di chuyển khắp thế giới, các dân tộc thiểu số ở Trung Hoa trở nên yếu thế. Ở Tân cương, mua xăng hay đơn giản con dao thái thịt cũng bị kiểm soát. Có những người Hồi giáo Tân Cương không thể vượt biên sang các nước Trung Á phải “vạn lý trường chinh” hàng vạn dặm vòng xuống phía Nam đến biên giới Việt Nam. Khi bị bắt, họ tự sát ngay khi bị trao trả lại phía bên kia biên 19 giới. Putin cũng mơ ước xây dựng lại nước Nga vĩ đại như thời Liên Xô với nền chuyên chế kiểu Sa hoàng. Ở Trung Đông, “bức tường tôn giáo” được dựng lên chia cắt Israel và Palestine. Ở châu Âu, nước Anh Brexit, Hungary xây tường ngăn người tị nạn. Tại Đức, các Đảng có xu hướng chống người nhập cư ngày càng dành được nhiều phiếu bầu. Canada sau khi bầu cử, bất bình với thắng lợi của Trudeau, các bang miền Tây đòi Wexit. Đâu rồi, thời của thế giới tự do? Liệu sắp tới ngoài những bức tường được xây bằng bê tông gạch đá sẽ có những bức tường ảo được xây lên trong “không gian di chuyển” ( space of fows), ngoài những bức tường hữu hình, “bầy cừu” sẽ bị kiểm soát bởi những “frewall”, nhất cử nhất động sẽ bị theo dõi bởi hàng tỉ camera điều khiển bởi trí thông minh nhân tạo (AI), sẽ bị chấm điểm tín dụng và bị cầm tù trong bức tường bảo vệ mà các nhà chức trách gọi là “hàng rào an ninh”. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng