Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp tư duy giải nhanh bài tập vận dụng cao về muối cacbonat t...

Tài liệu Phương pháp tư duy giải nhanh bài tập vận dụng cao về muối cacbonat t

.DOC
22
66
134

Mô tả:

Phần 1. Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Một trong những điểm mới và cũng là xu thế đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới trong cách ra đề thi trung học phổ thông quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi học sinh giỏi hiện nay là đặc biệt chú trọng phát triển năng lực của người học,hình thành và phát triển thế giới quan khoa học,giúp học sinh biết phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống thực tế, sản xuất. Vì vậy, để có kết quả cao trong các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và kì thi học sinh giỏi các cấp đòi hỏi các em học sinh ngoài việc nắm chắc lí thuyết và bản chất hóa học còn phải có kỹ năng tử duy sáng tạo và khai thác tối ưu các phương pháp mới hay cách giải nhanh ở từng dạng bài tập cũng như các bài tập tổng hợp, vận dụng cao để tìm ra đáp số bài toán chính xác trong thời gian ngắn nhất. Trong các đề thi trung học phổ thông quốc gia cũng như đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh trong những năm gần đây có nhiều câu hỏi, bài tập tổng hợp vô cơ đề bài thường dài,các chất phản ứng biến đổi qua nhiều giai đoạn phức tạp, học sinh thường bị rối,mất phương hướng giải quyết và thường bế tắc hoặc mất rất nhiều thời gian để tìm ra đáp án.Các câu hỏi, bài tập vận dụng cao về muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh là một trong những nội dung như thế,mặc dù thể loại câu hỏi không quá nhiều,nhưng nội dung thường khó nên học sinh không dễ tiếp cận, hơn nữa cùng một nội dung lại có đa dạng kiểu hỏi, kiểu bài tập, dễ khiến học sinh nhầm lẫn trong quá trình giải bài tập và đề thi. Thực trạng ôn thi trung học phổ thông quốc gia và bồi dưỡng chuyên đề muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh cho học sinh giỏi ở trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 1,bản thân tôi trước đây, và nhiều đồng nghiệp khác thường cảm thấy lúng túng từ việc soạn chuyên đề đến khâu lên lớp dạy.Nguyên nhân chính do học sinh của chúng tôi là những học sinh miền núi có năng lực học tập không cao, không đồng đều và bản thân giáo viên cũng ngại đọc những vấn đề khó nên hiểu không sâu, chỉ đi vào những nội dung đơn giản nên chỉ đưa ra những bài tập đơn giản cho học sinh nhớ công thức và làm theo. Tài liệu giảng dạy vì thế bị hạn chế về nội dung và các dạng bài tập, cơ hội được tiếp cận đúng bản chất vấn đề, được giải quyết đa dạng các bài tập khó bằng các phương pháp, kĩ thuật mới của học sinh và chính giáo viên cũng bị hạn chế theo. Xuất phát từ thực tế trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phương pháp tư duy giải nhanh bài tập vận dụng cao về muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh ” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2019 -2020. Với hi vọng đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của bản thân và là một tài liệu tham khảo quý cho các bạn đồng nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện sáng kiến này: + Trước hết giúp bản thân tôi hiểu sâu hơn về bản chất của những bài toán vận dung cao liên quan đến muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh và tìm được con đường tư duy để giải nhanh những bài toán này. 1 + Tổng hợp các dạng các dạng bài tập vận dụng cao về muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh hay gặp trong các đề thi thử, đề thi chính thức trung học phổ thông quốc gia, kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh các năm gần đây, từ đó giúp các em học sinh có thể tiếp cận, làm quen với các dạng bài, và hình thành nên tư duy để giải nhanh, chính xác các bài tập liên quan . + Cung cấp một tài liệu có ích cho các quý đồng nghiệp và các em học sinh trung học phổ thông. 3. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này, tôi sẽ nghiên cứu và tổng kết những vấn đề sau: - Phương pháp giải nhanh bài tập vận dụng cao về muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh. - Hoạt động dạy của giáo viên và học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Cẩm Thủy 1. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu mà tôi sử dụng trong đề tài: - Đọc kỹ tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo, sư tầm các bài tập được chia sẻ trên mạng và các bài tập trong các đề thi thử và chính thức của kì thi trung học phổ thông quốc gia, đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh của tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh lân cận . - Kiểm tra, đánh giá chất lượng của học sinh. - Dạy thực nghiệm trên 2 lớp 11 của trường là: 11A1, 11A2 và đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa của trường trung học phổ thông Cẩm Thủy 1, năm học 2019 – 2020. Phần 2. Nội dung I. Cơ sở lí luận. 2 Bài tập liên quan đến muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh là một trong những dạng bài tập khá quen thuộc mà học sinh đã được tiếp cận nhiều khối, lớp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ở trong nhiều tài liệu tham khảo, nhiều đề thi thử , đề thi chính thức của kì thi trung học phổ thông quốc gia và các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã xuất hiện nhiều hình thức câu hỏi, bài tập vận dụng cao liên quan đến muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh có tính chất mới, lạ,tương đối khó với học sinh, do học sinh lần đầu tiếp cận và chương trình học trên lớp lại không đủ thời gian để giáo viên hướng dẫn học sinh một cách cụ thể và chi tiết. Để có được lời giải một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác về câu hỏi, bài tập vận dụng cao liên quan đến muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức, bản chất phản ứng, thứ tự phản ứng mà còn phải có phương pháp phân tích đề bài một cách khoa học, sử dụng các thao tác tư duy sáng tạo, vận dụng các phương pháp, kĩ thuật giải hiện đại từ đó đảm bảo có được lời giải chính xác và thích ứng được với áp lực về mặt thời gian trong thi cử. Với những bài toán vận dụng cao nói chung và bài toán vận dụng cao liên quan đến muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh nói riêng thì cách giải và tư duy khoa học nhất vẫn là dựa trên các định luật bảo toàn quen thuộc trong hóa học : bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích .Ngoài ra,phương phápxây dựng công thức tính nhanh cũng là những giải pháp rất hiệu quả để xử lí thể loại bài tập này. Để học sinh phát triển tốt năng lực giải các bài tập hóa học nói riêng từ đó phát triển toàn diện các năng lực khác thì người giáo viên không những phải phân tích cho học sinh thấy bản chất của các phản ứng mà còn phải hướng dẫn học sinh hình thành con đường tư duy, phân tích đề, định hướng cách giải và vận dụng thành thạo,sáng tạo các định luật bảo toàn như đã nêu ở trên. 2. Thực trạng của vấn đề. Trong chương trình sách giáo khoa 11, sách bài tập hóa học 11 bao gồm cả chương trình chuẩn và nâng cao, số lượng bài tập và đặc biệt là những bài tập khó liên quan đến muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh không nhiều.Tuy nhiên, bài tập về phần kiến thức này lại thường xuyên xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia (phần vận dụng cao) và đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh trong những năm gần đây. Nhiều học sinh lúng túng, không định hướng được cách giải hoặc giải cho kết quả sai vì hiểu sai bản chất hóa học hoặc giải chính xác nhưng lại không đảm bảo được áp lực thời gian trong phòng thi, vì vậy học sinh thường sẽ bỏ qua nếu là thi tự luận, tìm cách khoanh bừa, tô bừa nếu là thi trắc nghiệm. Thực tế qua sưu tầm trên mạng, nghiên cứu nhiều tài liệu, đề thi và tham khảo ở các đồng nghiệp thì cũng đã có một số sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến mảng kiến thức này nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản,hoặc lời giải quá vắn tắt, xa rời bản chất hóa học làm cho học sinh khó tiếp cận và không còn 3 nhiều hứng thú,đam mê học tập. Trong đề tài này tôi muốn đề cập đến những bài tập vận dụng cao liên quan đến muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh trong đề thi THPT Quốc gia ,trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh với những lời giải đi sâu vào bản chất giúp học sinh dễ hiểu, đồng thời trong các lời giải đó sẽ trình bày những kĩ thuật giải sáng tạo giúp học sinh vượt qua được áp lực về thời gain trong phòng thi . Trong quá trình thực hiện đề tài, Tôi chọn ra 25 học sinh học tốt nhất môn Hóa của lớp 11A1,11A2 của trường THPT Cẩm Thủy 1 tham gia vào đề tài nghiên cứu này. Cách thức làm là khảo sát trước khi thực nghiệm đề tài: Sau khi học sinh học hết chương Cacbon – Silic của sách giáo khoa 11,tôi cho học sinh chuẩn bị một tuần tự học, tự tìm hiểu về các dạng bài tập của chương.Sau đó tôi tổ chức cho học sinh làm một bài thi đánh giá năng lực bằng hình thức tự luận với 2 bài tập vận dụng cao liên quan đến muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh trong thời gian 30 phút. Nội dung đề kiểm tra như sau: Bài 1:Cho hai dung dịch A và B. Một dung dịch chứa HCl và một dung dịch chứa Na2CO3. Người ta tiến hành hai thí nghiệm sau : TN1: Cho rất từ từ A vào B,vừa cho vừa khuấy đều.Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 2,24 lít khí (đktc). TN2: Cho rất từ từ B vào A, vừa cho vừa khuấy đều.Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 3,36 lít khí (đktc). Tìm A,B và số mol mỗi chất trong A,B. Bài 2: Có 2 dung dịch : dung dịch A chứa 0,2 mol Na 2CO3 và 0,3 mol NaHCO3, dung dịch B chứa 0,5 mol HCl.Tính thể tích khí bay ra(đktc) trong ba thí nghiệm sau: a. Đổ rất từ từ dung dịch B vào dung dịch A đến hết. b. Đổ rất từ từ dung dịch A vào dung dịch B đến hết. c. Trộn nhanh hai dung dịch với nhau. Kết quả kiểm tra : * Về những vấn đề xuất hiện trong các lời giải của học sinh. - 10 học sinh không xác đinh được thứ tự phản ứng. - 7 học sinh viết sai bản chất phản ứng. - 14 học sinh không định hướng được cách giải hoặc có cách giải quá dài dòng. * Về điểm số cụ thể: 0 ≤ Điểm < 5 Số lượng 12 Tỉ lệ % 48,00% 5 ≤ Điểm < 6,5 6,5 ≤ Điểm < 8 8 ≤ Điểm ≤ 10 Số lượng 09 Số lượng 04 Số lượng 0 Tỉ lệ % 36,00% Tỉ lệ % 16,00% Tỉ lệ % 0,00 % Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy: 4 - Đa số học sinh chỉ đạt điểm trung bình hoặc kém.Học sinh khá giỏi của hai lớp cũng chỉ mới đạt mức thấp khi làm bài tập phần này. - Học sinh chưa nắm được bản chất phản ứng, thứ tự phản ứng và các kĩ thuật giải nhanh bài tập. 3. Giải pháp giải quyết vấn đề Dựa vào những hạn chế học sinh đã thể hiện ra sau trong những bài kiểm tra,tôi đã sưu tầm các bài tập dạng này trong các đề thi trung học phổ thông gia của Bộ, đề thi thử của các trường THPT và đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh của nhiều tỉnh rồi giải và rút ra phương pháp giải nhanh. Bên cạnh đó tôi cũng sưu tầm,nghiên cứu, học hỏi từ nhiều tài liệu liên quan của các đồng nghiệp.Sau cùng tôi đã mang tất cả những gì mình nghiên cứu được áp dụng vào thực hành giảng dạy cho các học sinh khá, giỏi của lớp 11A1,11A2 nhận thấy các em tiếp thu tốt và giải nhanh được các bài tập tương tự và rất hứng thú,đam mê khi được giao các bài tập, đề thi. Sau đây tôi xin trình bày các dạng, các kiến thức cốt lõi, kĩ năng và phương pháp giải nhanh bài tập vận dụng cao về muối cacbonat tác dụng từ từ với axit. A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM VÀ TƯ DUY GIẢI NHANH . Cơ sở của mọi kĩ thuật tử duy, giải nhanh bài tập hóa học là bản chất và thứ tự của các phản ứng, do vậy trong quá trình giảng dạy tôi rất trú trọng cho học sinh xác định đúng quy trình làm thí nghiệm và bản chất phản ứng đi kèm mà đề bài cho.Về mặt tổng quát, khi cho muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh có 2 cách tiến hành thí nghiệm: - Cách 1.cho từ từ dung dịch axit mạnh vào dung dịch muối cacbonat (hoặc dung dịch hỗn hợp muối cacbonat và muối hiđrocacbonat). - Cách 2.Cho từ từ muối cacboat (hoặc dung dịch hỗn hợp muối cacbnat và muối hiđrocacbonat) vào dung dịch axit mạnh. Thứ tự phản ứng ở 2 thí nghiệm trên là hoàn toàn khác nhau. 1. Tình huống 1. Cho từ từ axit mạnh vào dung dịch muối cacbonat hoặc hỗn hợp ( muối cacbonat và muối hiđrocacbonat).  Cách viết phản ứng. Khi cho các dung dịch axit mạnh (HCl, H 2SO4 …) tác dụng từ từ với dung dịch muối cacbonat (CO32-) hoặc muối hiđrocacbonat ( HCO 3-) thì nên viết phản ứng ở dạng ion thu gọn.Thứ tự phản ứng cụ thể là: Trước hết axit ( H+) sẽ chuyến muối cacbonat trung hoà (CO32-) thành muối axit (HCO3-): H+ + CO32-  (1) HCO3Sau (1), nếu axit (H+) còn dư thì mới có phản ứng chuyển muối axit (HCO 3-) ban đầu và vừa sinh ra ở (1) thành khí CO2: 5  HCO Như vậy, nếu chỉ có (1), tức  3 nH  1  H   (2)  CO 2   H 2O  n nCO 2  H 1 khi cho từ từ H+ tác dụng hay n CO 3 1 3 2 với muối cacbonat  không thu được CO2.Ngược lại , nếu n H n CO 2 n H 1  n CO 2 3 1 hay  1 thì khi đó ở (1) H+ dư nên sẽ có (2) và do đó có CO2 thoát ra. 3 HCO3 Tóm lại khi cho H vào dung dịch  2  có thu được khí CO2 CO3 n H + hay không phụ thuộc vào tỉ lệ mol giữa n . CO 2 3  Chú ý : một số tính chất của muối cacbonat hay dùng trong khi làm đề thi. - Muối trung hoà ( CO32-) chỉ tác dụng được với axit, còn muối axit (HCO3-) tác dụng được cả với axit và bazơ. - Muối axit + Bazơ   Muối trung hoà + H2O. - Muối trung hoà bền trong dung dịch, còn muối axit kém bền trong dung dịch: 2M(HCO3)n  t M2(CO3)n + nCO2  + nH2O  Kĩ thuật tính toán. 0 CO32  Khi gặp bài toán H + từ từ hỗn hợp hai muối   thì có thể giải nhanh bài HCO3 + toán bằng 3 phương pháp: - Phương pháp đại số - ba dòng (tính tại ba thời điểm: ban đầu, phản ứng, sau phản ứng). - Phương pháp sử dụng công thức tính nhanh . + Nếu nH  nCO thì:  2 n HCO3 (dd) n HCO (b.d)  n H  3 và n CO 2 (dd) n CO 2 (b.d)  n H  3 3 + Nếu thì: và n CO n H n HCO  n HCO  (bd)  2n CO 2 (bd)  n H  (bd) 3 3 + Nếu 2nCO  nHCO  nH thì n CO n HCO 2 3  3  2 3 2  3 (b.d)  (b.d)  n CO 2 (b.d) 3  n CO 2 (b.d) 3 Các công thức nêu trên được chứng minh dễ dàng khi dựa vào các phản ứng trên. 6 - Phương pháp bảo toàn điện tích và bảo toàn nguyên tố C. Đây là phương pháp có tính hiệu quả cao khi giải quyết những câu hỏi, bài tập phức tạp. 2. Tình huống 2. cho từ từ dung dịch muối CO32- hoặc dung dịch hỗn hợp CO32  muối   vào axit mạnh. HCO3  Cách viết phản ứng. - Nếu cho từ từ muối CO32- vào dung dịch H+ thì có phản ứng: CO32- + 2H+  CO2 + H2O. CO32 - Nếu cho từ từ dung dịch hỗn hợp   vào axit mạnh thì có hai phản ứng  HCO3 ứng tạo khí được coi như xảy ra đồng thời :  2 2H  CO3  CO 2  H 2 O    H  HCO3  CO2  H 2 O  Kĩ thuật tính toán. Khi giải bài tập thuộc tình huống này , giáo viên cần đặc biệt lưu ý học sinh những kĩ năng sau: - Tỉ lệ mol đã tham gia phản ứng của các muối bằng đúng tỉ lệ mol ban đầu giữa các muối đó. - Nếu biết đồng thời số mol của các muối và số mol của axit thì để biết muối hết hay axit hết bạn đọc có thể phản chứng theo phương pháp đại số (giả sử muối phản ứng hết, dựa vào phản ứng tính được H+ cần, đối chiếu H+ cần và H+ đề cho là có kết luận H+ hết hay dư) hoặc bảo toàn điện tích ( nếu phản ứng đủ thì phải có : q  H   q  (CO 2 ,HCO  )  1 n H 2 n CO 2  1 n HCO  . 3 3 3 3 Từ đây căn cứ vào số mol của các ion đề cho học sinh đủ cơ sở để kết luận muối hết hay axit hết). - Nếu đề chưa cho biết số mol của muối hoặc số mol của axit ( không thể phản chứng để kết luận được muối hết hay axit hết )thì nên đặt mol của các muối đã phản ứng làm ẩn rồi giải theo đại số hoặc bảo toàn điện tích. B. HƯỚNG DẪN – VẬN DỤNG. Sau khi phân tích đầy đủ bản chất,thứ tự phản ứng cũng như các định hướng 7 tư duy cách giải, giáo viên lập tức cho học sinh vận dụng những điều vừa học được để giải các bài tập với nhiều biến thể khác nhau để giúp học sinh hiểu sâu – nhớ lâu – vận dụng tốt ,đồng thời giúp giáo viên phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc của học sinh trong quá trình làm bài tập từ đó đưa ra những giải pháp hổ trợ học sinh kịp thời và hiệu quả. Bài 1. Cho A là dung dịch HCl, B là dung dịch Na2CO3.Tiến hành 3 thí nghiệm: - TN1: Cho từ từ 100g dung dịch A vào 100 gam dung dịch B thu được 195,6 gam dung dịch. - TN2: cho từ từ 100gam dung dịch B vào 100 gam dung dịch A thu được 193,4 gam dung dịch. - TN3. Cho từ từ 50 gam dung dịch A vào 100gam dung dịch B thu được 150 gam dung dịch. Tìm nồng độ phần trăm của dung dịch A,B. Hướng dẫn giải Các phản ứng xảy ra: Cho từ từ HCl vào Na2CO3 Cho từ từ HCl vào Na2CO3 (TN1) (TN3) Gọi x,y lần lượt là số mol của HCl và Na2CO3 trong 100 gam mỗi dung dịch. HCl+Na2CO3  NaHCO3 + NaCl (1) HCl + Na2CO3  NaHCO3 + NaCl (1/) Sau đó : Sau đó : HCl + NaHCO3 HCl + NaHCO3  NaCl + CO2 + H2O (2/)  NaCl + CO2 + H2O (2) mdd giảm = 4,4 gam  n CO  (2) 0,1 TN3 không có khí thoát ra  không có (2/)  n HCl(TN3) n Na CO (TN3)  0,5x y hay : mol. 2 2 3 x  2y. TN1 có khí thoát ra  có (2)  n HCl(TN1)  n Na 2CO3 (TN1)  x > y TN2: Cho từ từ Na2CO3 vào HCl 2HCl + Na2CO3  2NaCl + CO2 + H2O (3) Mặt khác, do : x < 2y nên sau phản ứng (2) HCl hết, tính theo HCl: mdd giảm = 6,6 gam  n CO  (3) 0,15 mol. 2 - Do x < 2y nên HCl hết 8 HCl +Na2CO3  NaHCO3 + NaCl (1) y y y  n HCl(TN3) 2.n CO2  TN3 0,3  x= 0,3 (mol) y = 0,3 – 0,1 = 0,2. Sau đó : C%ddHCl 10,95%   C%ddNa 2CO3 21,2% HCl + NaHCO3  NaCl + CO2 + H2O (2) 0,1 0,1 Ta có : x = y + 0,1 Nhận xét. Chỉ khi nắm chắc được bản chất, thứ tự phản ứng cũng như cách bố trí ,trình bày lời giải thật khoa học thì những bài toán như trên mới được giải mã. Bài 2. Cho hai dung dịch A và B. Một dung dịch chứa HCl và một dung dịch chứa Na2CO3. Người ta tiến hành hai thí nghiệm sau : TN1: Cho rất từ từ A vào B,vừa cho vừa khuấy đều.Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 2,24 lít khí (đktc). TN2: Cho rất từ từ B vào A, vừa cho vừa khuấy đều.Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 3,36 lít khí (đktc). Tìm A,B và số mol mỗi chất trong A,B. Hướng dẫn giải Bài toán tổng quát: - Đặt mol ban đầu của HCl = x, M2CO3 = y. - Phương trình phản ứng : Cho HCl vào muối M2CO3 M2CO3 + HCl  MHCO3 + NaCl Cho muối M2CO3 vào HCl M2CO3 + 2HCl  2MCl + CO2 + H2O MHCO3 + HCl  MCl + CO2 + H2O Nhận thấy :   CO2 ở cả hai thí nghiệm phải + Nếu HCl đủ hoặc dư (tức n HCl 2.n M CO )   bằng nhau và tính theo muối M2CO3 : 2 Cho HCl vào muốiM2CO3 3 Cho muối M2CO3 vào HCl 9 M2CO3 + HCl  MHCO3 + NaCl y y M2CO3 + 2HCl  2MCl + CO2 + H2O y y y MHCO3 + HCl  MCl + CO2 + H2O y y Tức : n CO2  choaxit vµo n CO2  cho muèi vµo n M2 CO3 + HCl thiếu( tức n M CO  n HCl  2n M CO ), y < x < 2y, tính theo HCl : 2 3 2 3 Cho HCl vào muối Cho muối vào HCl M2CO3 + HCl  MHCO3 + NaCl y y M2CO3 + 2HCl  2MCl + CO2 + H2O y y x 2 x MHCO3 + HCl  MCl + CO2 + H2O y (x – y)  (x – y) Khi đó luôn có : (x – y ) < x ( vì điều ngược lại chỉ xảy ra khi 2 x > 2y, không thỏa trường hợp đang xét), tức : n CO2  choaxit vµo  n CO2  cho muèi vµo n CO2  choaxit vµo n HCl  n Na2 CO3       1 n CO2  cho muèi vµo  n HCl 2  ph ¶ n øng Áp dụng bài đang xét : - Do n CO (TN1)  n CO (TN2)  HCl thiếu và TN1 là cho từ từ axit vào muối, TN 2 là cho từ từ muối vào axit tức A= dung dịch HCl, B = dung dịch Na2CO3. 2 2  2,24  22, 4 x  y x 0,3 n HCl 0,3(mol)    - Có hệ  n Na2 CO3 0,2(mol) y 0,2  3,36  x  22, 4 2 Nhận xét. Bài toán sẽ vô cùng đơn giản nếu chúng ta nắm vững được bản chất phản ứng, thứ tự phản ứng cùng một số kĩ năng tính toán như đã nêu. Bài 3. Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Na, Na 2O, Ba và BaO vào nước, thu được 0,15 mol khí H2 và dung dịch X. Sục 0,32 mol khí CO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y chỉ chứa các ion Na+, HCO3-,CO32- và kết tủa Z. Chia dung dịch Y làm 2 phần bằng nhau. 10 - Cho từ từ đến hết phần 1 vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M thấy thoát ra 0,075 mol khí CO2, coi tốc độ phản ứng của HCO3- , CO32- với H+ bằng nhau. - Cho từ từ đến hết 200 ml dung dịch HCl 0,6M vào phần 2, thấy thoát ra 0,06 mol khí CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, H2O phân li không đáng kể. Tính m. Hướng dẫn giải  Na: x (mol)  NaOH : x (mol)    H  Ba: y (mol) + H2O    2 . Sơ đồ: O: z (mol)  Ba(OH) 2 : y (mol) 0,15 mol      m gam Bảo toàn e có : x + 2y -2z =0,15.2 (I)………………………………………….. CO 2   - Sục CO2 vào dung dịch X: 0,32 mol  OH  x+2y (mol)   HCO3  CO32    a (mol) b (mol) Bảo toàn C có: a + b = 0,32 (II). Bảo toàn điện tích có: a +2b = x+2y (III)...... 2 Ba  CO32      ... y (mol) b(mol) BaCO    3 y (mol) HCO3- : a (mol)  2Dung dịch Y có CO3 : (b-y) mol  +  Na - Cho từ từ dung dịch Y vào HCl. HCO3- + Ban đầu : a 2 Phản ứng :  CO32Ban đầu : b y 2 Phản ứng :  H+  CO2 + H2O (mol)  + 2H+ (mol)   CO2 + H2O (mol) 2  (mol) 11    0,12 Ta có :    0, 03   0, 045 0, 03.2 0, 045.2   b - y = 1,5a (IV) ................................................................... a b y Cho từ từ HCl vào Y: CO32 + H+  HCO3 . b y b y b y 2 2 2 HCO3 + H+  H2O + CO2. a b y 2  0,06 0,06 b  y = 0,06 (V) 2 Từ (I), (II), (III), (IV), (V) có a = 0,08 mol; b = 0,24; x=0,32; y = 0,12; z = 0,13. Vậy m = 25,88. Bài 4. A là dung dịch Na2CO3 0,1M; B là dung dịch hỗn hợp Na 2CO3 0,1M và KHCO3 0,1M và C là dung dịch KHCO3 0,1M. a) Tính thế tích khí CO2 (đktc) thoát ra khi cho từ từ từng giọt đến hết 50 ml dung dịch HCl 0,1M vào 100 ml dung dịch A và khi cho hết 100 ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch HCl 0,1M. b)Xác định số mol các chất có trong dung dịch thu được khi thêm 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 150 ml dung dịch C. Hướng dẫn giải (a) - Cho từ từ từng giọt đến hết 50 ml dung dịch HCl 0,1M vào 100 ml dung dịch Na2CO3 0,1M: CO32- + H+  HCO3- Ban đầu : 0,01 0,005 (mol) Phản ứng : 0,005 0,005 (mol) Sau phản ứng : 0,005 0 (mol) Do CO32- dư nên không có giai đoạn tạo CO2, VCO 2 0 12 - Cho hết 100 ml dung dịch Na2CO3 0,1M và KHCO3 0,1M vào 200 ml dung dịch HCl 0,1M: Vì CO32- + 2H+  H2O + CO2 (1) HCO3- + H+  H2O + CO2 (2) 2n CO2  n HCO  n H  nên 3 3 H+ phản ứng hết. Giả sử (1) xảy ra trước thì ta có 1 n CO 2  n H  0,01mol 2 Giả sử (2) xảy ra trước thì từ (1) và (2) ta có n CO 2 0,015mol Thực tế (1) và (2) đồng thời xảy ra nên: 0,01 22, 4  VCO2  0,015 22, 4  0,224(lit)  VCO2  0,336(lit) (b).Thêm 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 150 ml dung dịch KHCO3 0,1M HCO3- + OH- CO32-  + H2O Ban đầu : 0,015 0,02 0 (mol) Phản ứng : 0,015 0,015 0,015 (mol) 0 0,005 0,015 (mol) Ba2+ + CO32-  BaCO3  Sau phản ứng : Ban đầu : 0,01 0,015 (mol) Phản ứng : 0,01 0,01 (mol) 0 0,005 (mol) Sau phản ứng : Dung dịch còn 0,005 mol KOH và 0,005 mol K2CO3. Bài 5. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch A chứa hỗn hợp các chất tan NaOH 0,8M và Na2CO3 0,6M. Thấy lượng khí CO2 thoát ra theo đồ thị sau: Tính giá trị của y. Hướng dẫn giải 13 x n OH   n CO2  = 0,08 + 0,06 = 0,14. 3 Từ gốc tọa độ O đến hoành độ x là 2 phản ứng : NaOH + HCl  NaCl + H2O Na2CO3 + HCl  NaHCO3 + NaCl Nên có ngay : x n OH  n CO 0, 08  0, 06 0,14  2 3 Từ hoành độ x đến hoành độ 1,2x là phản ứng: NaHCO3 + HCl  CO2 + NaCl + H2O Nên có ngay: y = 1,2x – x = 0,168- 0,14  y = 0,028 (mol). Nhận xét. Bài toán trên có lời giải thật đơn giản nếu như học sinh nắm chắc được thứ tự, bản chất của phản ứng và đặc biệt là đọc được chính xác hình ảnh bản chất hóa học của đồ thị đề bài cho. Bài 6. Có 2 dung dịch : dung dịch A chứa 0,2 mol Na 2CO3 và 0,3 mol NaHCO3, dung dịch B chứa 0,5 mol HCl.Tính thể tích khí bay ra(đktc) trong ba thí nghiệm sau: a. Đổ rất từ từ dung dịch B vào dung dịch A đến hết. b. Đổ rất từ từ dung dịch A vào dung dịch B đến hết. c. Trộn nhanh hai dung dịch với nhau. Hướng dẫn giải a. Khi cho từ từ axit HCl( đung dịch B) vào dung dịch muối cacbonat (dung dịch A),lúc đầu xảy ra phản ứng chuyển muối trung hòa thành muối axit : Na2CO3 + HCl  NaHCO3 + NaCl (1) Sau đó, nếu tiếp tục nhỏ axit vào thì muối axit mới bị chuyển thành khí CO2 : NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O (2) Theo (1) : n HCl (còn lại n HCl n Na2 CO3 n NaHCO3 0,2(mol)  sau 1) n NaHCO3 (2) 0,2  0,3 0,5(mol) = 0,5 – 0,2 = 0,3 mol 22,4  (2)  n CO2 n HCl(2) 0,3(mol)     VCO2  6,72 lít. b. Khi đổ rất từ từ muối cacbonat vào dung dịch axit thì do lúc đầu axit ở trạng thái “dư” so với lượng Na2CO3 và NaHCO3 thêm vào nên xảy ra đồng thời cả hai phản ứng tạo khí CO2 : 14 Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2  + H2O (1/) NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O (2/) Cả hai phản ứng này tiếp tục cùng xảy ra cho đến khi hết HCl . Gọi x là % số mol của Na2CO3 và của NaHCO3 được thêm vào cho đến khi HCl vừa hết, ta có: 0,2x 0,3x 500 .2  .1 0,5  x  . 100 100 7 Tổng số mol CO2 bay ra bằng 0,2x 0,3x 2,5 22,4   (mol)     VCO2 = 8 (lít). 100 100 7 c. Khi trộn 2 dung dịch thì không thể biết được chất nào phản ứng trước, chất nào phản ứng sau.Do đó ta phải giả thiết như sau: - Giả sử Na2CO3 phản ứng trước, lúc đó : Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2  + H2O (1/) 0,2  0,4 0,2 NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O 0,1  0,1  (2/) 0,1 n HCl(1/ ) 2 n Na2CO3 0,2.2 = 0,4 (mol)    n HCl(2 / ) = 0,1 (mol) / /  (1),(2)  VCO2 (0,2+0,1).22,4 = 6,72 lít. - Giả sử NaHCO3 phản ứng trước, lúc đó: NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O 0,3 0,3  (2/) 0,3 Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2  + H2O (1/) 0,1  0,2 / 0,1 /  (2),(1) VCO2 =(0,3+0,1).22,4 = 8,96 lít. Vậy thực tế thể tích khí CO2 nằm trong khoảng : 6,72(l) V 8,96(l) . Bài 7. Thêm từ từ từng giọt cho đến hết 100ml dung dịch hỗn hợp gồm Na 2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào 200ml dung dịch HCl 1M.Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X.Cho BaCl 2 đến dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m. 15 Hướng dẫn giải - Với cách làm thí nghiệm như vậy thì theo như những nội dung đã phân tích ở bài các bài trên dễ thấy trong bài này cả hai muối phản ứng đồng thời và giải phóng CO2 ngay. - Bằng phương pháp phản chứng dễ chứng minh H+ hết và muối dư. - Do ban đầu n CO : n HCO 2 : 1  nếu đặt n HCO 2 3  3  3 (pư) = a  n CO 2 3 (pư) = 2a. - Áp dụng dịnh luật bảo toàn điện tích cho phần muối phản ứng(cũng có thể viết hai phản ứng ra rồi tính bình thường) có : 1 n H 2 n CO 2 (p.­ )  1n HCO  ( p.­ )  a 0,05(mol)    3     3  0,2 2a  nCO 2 3 (dư) a = 0,04 mol. - Theo CO32-(phần còn) + Ba2+ (dư)  BaCO3  thì : mkết tủa = 197. 0,04  mkết tủa = 7,88g. Nhận xét. Đây là một bài khá hay về cách sắp đặt thí nghiệm và số liệu tính toán .Tuy nhiên, nếu nắm rõ bản chất phản ứng và vận dụng linh hoạt các kĩ năng tính toán như đã nêu thì việc hóa giải bài toán khá là đơn giản. Bài 8. Dung dịch X chứa x mol Na2CO3 và y mol NaHCO3 với x: y = 1: 2.Dung dịch Y chứa z mol HCl .Thực hiện hai thí nghiệm sau : - Cho từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch Y thấy thoát ra 16,8 lít CO 2 (đktc). - Cho từ từ đến hết dung dịch Y vào dung dịch X thấy thoát ra 5,6 lít CO2(đktc). Tính tổng giá trị của (x +y) . Hướng dẫn giải Nhận thấy: - Lượng H+ và lượng CO32- ở cả hai thí nghiệm đều bằng nhau. - Khi cho từ từ H+ vào HCO3-, CO32- hoặc cho từ từ HCO3-, CO32- vào H+ nếu CO32- chuyển hết thành CO2 thì lượng H+ tiêu tốn ở cả hai thí nghiệm sẽ bằng nhau và thu được lượng CO 2 như nhau.Chúng ta sẽ thấy rõ điều này nếu như dựa vào các phản ứng xảy ra ở hai thí nghiệm: Cho từ từ CO32- vào H+ Cho từ từ H+ vào CO32- 16  CO32   2H   H2O   CO    2  2a a   CO32   H   HCO 3     a a a a   HCO3  H   H2 O   CO      2 a  n CO 2 a  3   n H 2a   n CO2  a a a  n CO 2 a  3   n H 2a   n CO2  a Ở bài này ta thấy,lượng H+ và HCO3-, CO32- bằng nhau nhưng lượng CO2 ở hai thí nghiệm lại khác nhau chứng tỏ lượng H + ở cả hai thí nghiệm không đủ để chuyển hết HCO3-, CO32- thành CO2: - Ở thí nghiệm 1 : H+ hết nên tính CO2 theo H+ . Gọi số mol của CO 32- và HCO3đã tham gia phản ứng lần lượt là x1 và y1.  CO32   2H  H 2 O   CO   2 2x x1 (mol)  1 x1 (mol)  HCO3   H  H2 O   CO  2    y y1 (mol)  16,8  nCO2 ( x1  y1 )  22, 4 Từ đây có:  n  (2 x1  y1 ) z  H 1 y1 (mol) (1) (2) (*) Mặt khác, do tỉ lệ mol ban đầu của các chất trong hỗn hợp đúng bằng tỉ lệ mol đã tham gia phản ứng của các chất nên có x1 : y1 = 1 : 2 (**).  (*)&(**)    z 1( M ). - Ở thí nghiệm 2: bài toán thuộc trường hợp: (1) xong, (2) đang diễn ra thì dừng lại vì H+ thiếu nên theo công thức tính nhanh (hoặc phương pháp 3 dòng ) có ngay: n H (p.­ ) n CO 2 (ban §Çu)  n CO2  n CO 2 (Ban §Çu) x 0,75(mol)  x:y 1:2  y 1,5  x  y 2,25 3 3      1 x 0,25 Chú ý.Ở thí nghiệm 1 chúng ta cũng có thể giải theo bảo toàn nguyên tố C và phương pháp bảo toàn điện tích (cho phần muối đã phản ứng) như sau: 17 CO32   CO2  n CO2 x1  2x1 0, 75   x1 x 1  x1     1z 2.x1  1.2x1  z 1.      y 2 HCO3   CO2   q      q  2x1  2x1 C. BÀI TẬP VẬN DỤNG. Câu 1 : ( Trích Thi thử lần 1- THPT Lê Văn Hưu 2014 – Thanh Hóa). Cho từ từ 200ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M vào 300ml dung dịch Na2CO31M thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là A. 1,68 lít B.3,36 lít C.4,48 lí D.2,24 lít Câu 2 : Cho từ từ dung dịch dịch hỗn hợp chứa 0,5 mol HCl và 0,3 mol NaHSO4 vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,6 mol NaHCO 3 và 0,3 mol K2CO3 được dung dịch X và V lít CO2 (đktc).Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào X thấy tạo thành m gam kết tủa.Giá trị của m và V là A. 11,2 và 78,7 B.20,16 và 78,8 C.20,16 và 148,7 D.11,2 và 148,7 Câu 3 : Cho từ từ dung dịch chứa 0,015 mol HCl vào dung dịch chứa a mol K2CO3 thu được dung dịch X (không chứa HCl) và 0,005 mol CO2.Nếu tiến hành thí nghiệm ngược lại (cho từ từ K2CO3 vào dung dịch HCl) thì số mol CO2 thu được là A. 0,005 B.0,0075 C.0,01 D.0,015 Câu 4 : ( Trích đề thi thử lần 1 năm 2010- THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ).Cho từ từ dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 (Thí nghiệm 1),thu được V lít CO2(đktc).Ngược lại, cho từ từ dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl( Thí nghiệm 2),thu được 2V lít CO2.Mối liên hệ giữa a,b là A. a = 0,8b B. a = 0,35b C.a = 0,75b D.a= 0,5b Câu 5 : (Trích đề thi thử lần 1 – 2014 – THPT Quỳnh Lưu – Nghệ An).Thêm từ từ từng giọt 100 ml dung dịch chứa Na 2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào 200ml dung dịch HCl 1M.Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X . Cho dung dịch BaCl 2 đến dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa.Giá trị của m là A. 9,85 B. 11,8 C.23,64 D.7,88 Câu 6 : Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít CO2 (dktc).Ngược lại,cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa amol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít CO2(đktc). Quan hẹ giữa a và b là A. a = 0,8b B.a = 0,35b C.a = 0,75b D.a = 0,5b 18 Câu 7 : (Trích chuyên KHTN lần 1- 2014).Hòa tan hết a gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và KHCO3 vào nước thu dược dung dịch X.Cho tù từ 100ml dung dịch HCl 1,5M và đung dịch X,thu được dung dịch Y và 1,008 lít CO2 (đktc).Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y được 29,55g kết tủa. Giá trị của a là A. 20,13g B.18,7g C.12,4g D.32,4g Câu 8 : (Trích đề thi thử lần 1 THPT Lương Đắc Bằng 2014 – Thanh Hóa ).Hòa tan m gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước được 400ml dung dịch X.Cho từ từ 100ml dung dịch HCl 1,5M vào dung dịch X ,thu được dung dịch Y và 1,008 lít khí (đktc).Cho Y tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 29,55g kết tủa.Cho từ từ dung dịch X vào bình đựng 100 ml dung dịch HCl 1,5M thu được V lít khí (đktc) .Giá trị của m và V là A. 20,13 và 2,688 B.20,13 và 2,814 C.18,96 và 2,184 D.18,96 và 2,688 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Ưu điểm, nhược điểm: - Giúp GV nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng trong việc giải các bài tập vận dụng cao về muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh, có thêm tài liệu để giảng dạy, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, ôn thi trung học phổ thông quốc gia, ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh. - Giúp học sinh hiểu rõ bản chất hóa học,rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy, vận dụng sáng tạo các phương pháp giải bài tập hóa học, các định luật bảo toàn thường dùng trong giải bài tập vận dụng cao về muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh nói riêng và các bài toán tổng hợp vô cơ hay và khó nói chung, giúp các em chinh phục được điểm 8, 9, 10 trong đề thi THPT Quốc gia và những bài tập khó trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh.. - Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì đề tài cũng còn điểm chưa hoàn thiện đó là thì lối tư duy này chưa thực sự phù hợp với học sinh có năng lực học tập trung bình, yếu, kém. Người giáo viên cần áp dụng các phương pháp khác phù hợp với các đối tượng học sinh đó. Để đánh giá hiệu quả của đề tài sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, tôi đã cho nhóm 25 học sinh đang được tham gia lớp học theo phương pháp này làm bài kiểm tra dưới hình thức tự luận trong thời gian 30 phút với nội dung như sau: Bài 1: Có 2 dung dịch : dung dịch X chứa 0,1 mol Na 2CO3 ; 0,1 mol K2CO3; 0,05 mol KHCO3 và 0,25 mol NaHCO3, dung dịch Y chứa 0,25 mol H2SO4.Tính thể tích khí bay ra(đktc) trong ba thí nghiệm sau: a. Đổ rất từ từ dung dịch Y vào dung dịch X đến hết. 19 b. Đổ rất từ từ dung dịch X vào dung dịch Y đến hết. c. Trộn nhanh hai dung dịch với nhau. Bài 2. Rót từ từ dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp X gồm Na 2CO3 và NaHCO3 ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số mol CO 2 vào số mol HCl như sau : Khi số mol HCl thêm vào là 1,5a mol ,lấy toàn bộ lượng khí CO 2 sinh ra cho hấp thụ hết vào dung dịch chứa a mol NaOH thu được dung dịch chứa 15,515 gam chất tan.Tính khối lượng của NaHCO3 có trong dung dịch X. Kết quả thu được Số lượng HS được kiểm tra: 25 Kết quả 0 ≤ Điểm < 5 5 ≤ Điểm < 6,5 6,5 ≤ Điểm < 8 8 ≤ Điểm ≤ 10 Số lượng Số lượng Số lượng Số lượn g 0 Tỉ lệ % Tỉ lệ % 36,0% Tỉ lệ % 16,0% Tỉ lệ % Trước 12 48,0% 09 04 0,00 % thực nghiệm Sau 04 16,0% 06 24,0% 10 40,0% 05 20,0 % thực nghiệm Thay Giảm 32% Giảm 12% Tăng 24% Tăng 20,0% đổi Bảng số liệu trên cho thấy tính khả thi của đề tài và đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện nâng cao tỉ lệ học sinh có điểm thi giỏi, khá và làm giảm lượng học sinh có điểm thi trung bình và yếu xuống khá rõ rệt. Phần 3. Kết luận , kiến nghị 1. Kết luận. - Thông qua quá trình nghiên cứu “Phương pháp tư duy giải nhanh bài tập vận dụng cao về muối cacbonat tác dụng từ từ với axit mạnh” bản thân tôi nhận thấy để áp dụng phương pháp chính xác và có hiệu quả đòi hỏi không chỉ học sinh mà ngay cả giáo viên phải nắm rất vững cách tiến hành thí nghiệm, bản chất phản, thứ tự phản ứng khi cho các loại dung dịch muối cacbonat tác dụng từ từ với dung dịch axit mạnh, đồng thời phải biết sử dụng linh hoạt, sáng tạo các định luật bảo toàn trong hóa học như: định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích trong dung dịch. - Từ những kết quả thực tiễn đã đạt được trong quá trình giảng dạy, ôn tập kiến thức, luyện thi trung học phổ thông quốc gia và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh của bản thân khẳng định tính khả thi rất cao của sáng kiến trong việc sử dụng để ôn tập cho học sinh lớp 12 thi THPT Quốc gia; học sinh lớp 10, 11 ôn thi học sinh giỏi các cấp.Tôi nhận thấy trong quá trình ôn luyện học sinh khám phá ra 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất