Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp sử dụng có hiệu quả thí nghiệm vật lý trong dạy học vật lý 10...

Tài liệu Phương pháp sử dụng có hiệu quả thí nghiệm vật lý trong dạy học vật lý 10

.DOC
20
37
55

Mô tả:

MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………….. 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………. 2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………. 3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………. 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………... II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của SKKN…………………………………………….. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN ……………………. 3. Các SKKN hoặc giải pháp đã sử dụng để giả quyết vấn đề….... 4. Hiệu quả của SKKN………………………………………………….. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………………………………………….. Trang 2 2 3 3 3 4 5 5 19 20 1 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đang đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục là phải đào tạo cho được nguồn nhân lực dồi dào có đủ trình độ, năng lực, lao động sáng tạo, tay nghề cao, biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phải giỏi về lý thuyết và thạo về thực hành. Để làm được điều đó, bản thân mỗi thầy cô giáo phải thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với môn học, phù hợp với trình độ học sinh nhằm đào tạo ra nhiều học sinh thực sự có năng lực, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện đại. Tâm lý con người nói chung, học sinh nói riêng đều thích khám phá cái mới hơn những điều mình đã biết, do đó dạy học có hiệu quả phải biết phát triển tư duy sáng tạo và hứng thú cho học sinh. Vật Lý là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật Lý ở trường phổ thông không chỉ là công việc bắt buộc, mà nó còn là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Một trong những tác dụng của thí nghiệm Vật Lý là tạo ra sự trực quan sinh động trước mắt học sinh và cũng chính vì thế mà sự cần thiết của thí nghiệm trong dạy học Vật Lý còn được quy định bởi tính chất của quá trình nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thí nghiệm Vật Lý hiểu theo nghĩa rộng còn là một trong những phương pháp dạy học Vật Lý ở trường phổ thông. Đó là cách thức hoạt động của thầy và trò, giúp cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt là kĩ năng, kĩ xảo thực hành. Thêm vào đó, thí nghiệm còn có tác dụng giúp cho việc dạy học Vật Lý tránh được tính chất giáo điều, hình thức đang phổ biến trong dạy học hiện nay. Ngoài ra, thí nghiệm Vật Lý còn góp phần giúp cho học sinh củng cố niềm tin khoa học nhằm hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh. Lâu nay, việc sử dụng các bộ thí nghiệm trong dạy và học Vật lí ở các trường THPT nói chung và ở trường THPT Cẩm Thủy 1 nói riêng là hoạt động thường xuyên của mỗi giáo viên dạy Vật Lý. Song để khai thác tốt các tiện ích, công năng của các bộ thí nghiệm này trong việc xây dựng phương án dạy học mỗi bài học Vật Lý cụ thể để từ đó góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học bộ môn thì không nhiều người làm được, không thường xuyên làm được. Sở dĩ có thực trạng trên, theo tôi là do một số nguyên nhân sau: - Thiết bị đang thiếu nhiều, những thiết bị đã có thì hỏng rất nhiều có thiết bị thì hỏng một phần hoặc hỏng toàn phần. - Một phần khác không kém phần quan trọng chính là ở đội ngũ giáo viên, chúng ta chưa mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu sử dụng, để các thí nghiệm Vật Lý, các phương tiện dạy học hiện đại thực sự mang lại hiệu quả. - Ngoài ra, cũng cần phải thừa nhận rằng, khả năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại cũng như thao tác thí nghiệm của một bộ phận giáo viên hiện nay nói chung còn hạn chế. 2 - Các bộ thí nghiệm chỉ thường được dùng trong các giờ thực hành của học sinh. Đa số thí nghiệm chỉ dùng được một cách định tính, thậm chí nhiều dụng cụ không còn sử dụng được và giáo viên chỉ giới thiệu cho học sinh là có dụng cụ như thế và hướng dẫn học sinh cách thí nghiệm. - Trong các giờ dạy bài mới, một số giáo viên cũng có ý thức sử dụng thí nghiệm nhưng việc dùng thí nghiệm thường chỉ với ý nghĩa minh họa cho kiến thức (làm tăng tính trực quan) mà ít dùng để khảo sát việc xây dựng từng đơn vị kiến thức của bài học. - Việc dùng thí nghiệm trong dạy học thường theo ý chủ quan của mỗi giáo viên. Học sinh không biết là thầy (cô) đang dùng thí nghiệm để làm gì, thầy (cô) sẽ dẫn dắt học sinh đi đến đâu. Tức là học học sinh không được tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của bài học để từ đó rèn luyện tư duy logic và óc sáng tạo, học sinh chỉ là người quan sát và nghe. - Việc dùng thí nghiệm không được kết hợp với sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực như ‘‘Phương pháp dạy học nêu vấn đề’’; ‘‘Hình thức tổ chức hoạt động nhóm’’,… Để giải quyết vấn đề trên, trong giảng dạy đòi hỏi ở giáo viên phải có khả năng sử dụng tốt thí nghiệm Vật Lý và vận dụng nó một cách có hiệu quả để tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức của bài học một cách tốt nhất. Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Vật Lý, với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học này là: “Phương pháp sử dụng có hiệu quả thí nghiệm Vật Lý trong dạy học Vật Lý 10 ”. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu của xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần giải quyết đó là đào tạo cho được nguồn nhân lực dồi dào có đủ trình độ, năng lực, lao động sáng tạo, tay nghề cao, biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phải giỏi về lý thuyết và thạo về thực hành. Để thực hiện mục tiêu đó dòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học một cách phù hợp. Đối với giáo viên dạy môn Vật Lý thì việc sử dụng Thí nghiệm Vật Lý sẽ giúp cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt là kĩ năng, kĩ xảo thực hành. SKKN: “Phương pháp sử dụng có hiệu quả thí nghiệm Vật Lý trong dạy học Vật Lý 10 ” sẽ giải quyết vấn đề này. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp khối 10 trường THPT Cẩm Thủy 1. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát: Quan sát thức tế, thực trạng về sử dụng thiết bị Vật Lý, quá trình học tập và chất lượng học tập của học sinh ở bộ môn Vật Lý. - Phương pháp thu thâp thông tin: Nghiên cứu sách báo, giáo trình, internet có liên quan đến các thí nghiệm Vật Lý... - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 3 II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của SKKN: Theo quan điểm lý luận dạy học: thí nghiệm vật lý đóng vao trò cực kỳ quan trọng trong dạy học, nó thể hiện ở các mặt sau: - Thí nghiệm có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học như đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề (hình thành kiến thức, kĩ năng mới...), củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. - Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh: Trước hết, thí nghiệm là phương tiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo Vật Lý cho học sinh. Nhờ thí nghiệm học sinh có thể hiểu sâu hơn bản chất vật lý của các hiện tượng, định luật, quá trình... được nghiên cứu và do đó có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn. Truyền thụ cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động dạy học. Để làm được điều đó, giáo viên cần nhận thức rõ việc xây dựng cho học sinh một tiềm lực, một bản lĩnh, thể hiện trong cách suy nghĩ, thao tác tư duy và làm việc để họ tiếp cận với các vấn đề của thực tiễn. Thông qua thí nghiệm, bản thân học sinh cần phải tư duy cao mới có thể khám phá ra được những điều cần nghiên cứu. Thực tế cho thấy, trong dạy học Vật Lý, đối với các bài giảng có sử dụng thí nghiệm, thì học sinh lĩnh hội kiến thức rộng hơn và nhanh hơn, học sinh quan sát và đưa ra những dự đoán, những ý tưởng mới, nhờ đó hoạt động nhận thức của học sinh sẽ được tích cực và tư duy của các em sẽ được phát triển tốt hơn. - Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh: Thông qua việc tiến hành thí nghiệm, học sinh có cơ hội trong việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, góp phần thiết thực vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. Thí nghiệm còn là điều kiện để học sinh rèn luyện những phẩm chất của người lao động mới, như: đức tính cẩn thận, kiên trì, trung thực... Xét trên phương diện thao tác kĩ thuật, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của thí nghiệm đối với việc rèn luyện sự khéo léo tay chân của học sinh. - Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập của học sinh: thí nghiện là phương tiện gây hứng thú, là yếu tố kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh học tập, nhờ đó làm cho các em tích cực và sáng tạo hơn trong quá trình nhận thức. - Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức hoạt động của học sinh: thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập hoặc tập thể qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của học sinh. Qua thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải làm việc tự lực hoặc phối hợp tập thể, nhờ đó có thể phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các em. - Thí nghiệm vật lý góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng và quá trình vật lý: thí nghiệm vật lý góp phần đơn giản hoá hiện tượng, tạo trực quan 4 sinh động nhằm hỗ trợ cho tư duy trừu tượng của học sinh, giúp cho học sinh tư duy trên những đối tượng cụ thể, những hiện tượng và quá trình đang diễn ra trước mắt họ. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trường THPT Cẩm Thủy 1 là một trường thuộc huyện miền núi trong tỉnh Thanh Hóa, đời sống còn nhiều khó khăn, chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 còn thấp. Trong các lớp tôi phụ trách giảng dạy môn Vật Lý tỷ lệ học sinh Khá, Giỏi thấp. Nhiều học sinh không có hứng thú đối với môn học này vì quan niệm rằng đây là một môn học khó, cần phải có tư duy trừu tượng thì mới có thể học tốt. Vì thế khi dạy, nếu không sử dụng thí nghiệm Vật Lý mà dạy chay hoặc sử dụng không hiệu quả thì sẽ không có tính thuyết phục, học sinh tiếp thu bài một cách thụ động và dễ mang lại cảm giác nhàm chán. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Để sử dụng thí nghiệm Vật Lý một cách có hiệu quả trong các giờ học tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm sau đây: 3.1. Giáo viên cần nắm được mục đích việc sử dụng thiết bị dạy học là gì? Sử dụng thiết bị dạy học cho thí nghiệm vật lý có hiệu quả chính là việc làm sống lại trước mắt học sinh các hiện tượng vật lý cần nghiên cứu một cách sinh động. Từ đó học sinh có hứng thú say mê nghiên cứu khoa học, thích khám phá tìm tòi để dẫn đến hình thành khái niệm và giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới sâu sắc hơn, bền vững hơn. 3.2. Yêu cầu về sự chuẩn bị của giáo viên: - Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong bài, từ đó giáo viên xây dựng mục tiêu cụ thể cần đạt trong tiết dạy là gì?. - Đọc nội dung bài dạy trong chương trình sách giáo khoa, xác định kiến thức, kĩ năng cần đạt của từng phần để nắm được mục tiêu của thí nghiệm phần đó là gì, giáo viên biểu diễn thí nghiệm hay học sinh tự tiến hành thí nghiệm, từ đó kết hợp với người phụ trách thiết bị chuẩn bị đầy đủ thiết bị phù hợp cho tiết học. - Giáo viên phải làm trước các thí nghiệm đó (đây là bước bắt buộc) để xem mức độ thành công của từng thí nghiệm từ đó điều chỉnh kịp thời (nếu cần) đảm bảo thí nghiệm phải chắc chắn thành công, có như vậy mới đem lại cho học sinh niềm tin vào khoa học. 3.3. Giáo viên cần nắm được thiết bị dạy học Vật lý ở trường THPT chủ yếu dùng cho hai loại bài đó là: Thiết bị dùng cho bài dạy các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm thực hành của học sinh hoặc cả hai. a) Đối với thí nghiệm biểu diễn: Trước hết giáo viên phải nắm bắt được cấu trúc của thí nghiệm biểu diễn gồm: - TN đặt vấn đề - TN chứng minh - TN kiểm chứng (củng cố) 5 Nên trước khi vào bài dạy: Giáo viên cần dùng các thiết bị thí nghiệm đã chuẩn bị và dựa vào mục tiêu của bài dạy mà đưa ra thí nghiệm đặt vấn đề để gây hứng thú học tập cho học sinh cả lớp. Sau đây là một ví dụ: Trong bài: ''Các định luật Newton'', trước khi đưa ra định luật giáo viên làm thí nghiệm với lực kế và một chiếc xe có khối lượng khác nhau: + Khi xe đứng yên trên sàn nhà rất nhẵn, ta đẩy hoặc kéo xe về hướng nào thì xe chuyển động nhanh dần về hướng đó. HS rút ra kết luận: vectơ lực và vectơ gia tốc có cùng hướng với nhau. + Ta đẩy xe càng mạnh thì xe tăng tốc càng nhanh. Ta vẫn đẩy mạnh như lúc trước, nhưng nếu khối lượng của xe lớn hơn thì xe tăng tốc ít hơn. HS rút ra kết luận: gia tốc của vật không chỉ phụ thuộc vào lực tác dụng lên vật mà còn phụ thuộc vào khối lượng của chính vật đó. + Từ đó giáo viên đưa ra định luật 2 Newton và nêu các yếu tố của vectơ lực. Nhìn chung với tất cả các thí nghiệm: Đặt vấn đề, thí nghiệm kiểm chứng, thí nghiệm chứng minh. Để tiến hành thí nghiệm đạt được hiệu quả cao giáo viên phải tiến hành theo những bước sau: Bước 1: Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Mỗi nhóm nên có đủ các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém và số thành viên trong các nhóm không được quá nhiều nhằm tạo điều kiện cho các em có thời gian tranh luận với nhau về kết quả thí nghiệm. Bước 2: Xác định mục tiêu của thí nghiệm. - Với các thí nghiệm đơn giản giáo viên có thể cho học sinh đọc sách giáo khoa sau đó các em thảo luận và nêu ra mục tiêu của thí nghiệm đó song giáo viên nhấn mạnh lại. - Nếu các thí nghiệm khó và phức tạp thì giáo viên nên chia thành nhiều bước nhỏ và nêu mục tiêu của từng bước trong thí nghiệm. Lưu ý: Giáo viên cần phải xác định đúng và đủ mục tiêu của thí nghiệm vì nó có liên quan trực tiếp đến nội dung của bài học. Bước 3: Giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm: - Phần giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: Yêu cầu giáo viên cần giới thiệu đầy đủ thông tin về các dụng cụ có trong thí nghiệm. Cụ thể là: Tên gọi, đặc điểm mềm, dẻo, đàn hồi, chịu nhiệt, chịu lực... nhằm giúp các em hiểu được tác dụng của mỗi đồ dùng và sử dụng các thiết bị trên được hiệu quả và an toàn. - Đối với phần cách tiến hành thí nghiệm: Giáo viên phải nêu rõ từng bước của thí nghiệm để học sinh tiện quan sát và thực hành, nhưng đôi khi với một số thí nghiệm đơn giản thì có thể cho học sinh đọc cách tiến hành thí nghiệm trong sách giáo khoa sau đó thảo luận nêu lên cách tiến hành thí nghiệm. Cuối cùng giáo viên nhấn mạnh cách tiến hành thí nghiệm trước khi cho học sinh thực hành. Bước 4: Cách bố trí thí nghiệm 6 - Nếu các thiết bị của phòng thí nghiệm của trường mà phù hợp với thiết bị nêu ra trong sách giáo khoa thì giáo viên có thể tiến hành theo phương án của sách giáo khoa. - Nếu các thiết bị trong phòng thí nghiệm không có hoặc còn thiếu so với các đồ dùng bố trí ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể thay thế bằng các thí nghiệm ảo, sử dụng công nghệ thông tin để học sinh quan sát, tuy nhiên cách làm này chỉ có hiệu quả nhất định với các thí nghiệm biểu diễn. Bước 5: Tiến hành thí nghiệm. - Trước khi bắt tay vào làm thí nghiệm giáo viên phát cho các nhóm phiếu học tập để các em ghi lại các hiện tượng, số liệu, kết quả mà các em quan sát được qua thí nghiệm đó nhằm giúp cho quá trình thảo luận nhóm và từ đó xử lí kết quả thí nghiệm được tốt hơn. - Giáo viên thao tác khi tiến hành thí nghiệm phải thật rõ ràng, không lúng túng để học sinh tiện theo dõi. - Để đạt được hiệu quả cao, trong khi tiến hành thí nghiệm giáo viên có thể đặt các câu hỏi khắc sâu về các tình huống trong thí nghiệm nhằm tạo cho học sinh những tình huống có vấn đề để các em cùng suy nghĩ tháo gỡ từ đó các em hiểu sâu hơn về thí nghiệm đang làm. - Tùy theo từng bài mà giáo viên có thể nêu thêm thí nghiệm thay thế hoặc cho học sinh tự nghĩ ra thí nghiệm thay thế khác để cho bài học phong phú đa dạng nhằm phát triển được vốn hiểu biết của học sinh. Nhưng các thí nghiệm thay thế đó đòi hỏi phải đảm bảo đúng và chính xác mục tiêu của thí nghiệm. - Với các thí nghiệm thay thế giáo viên có thể hỏi học sinh tại sao thí nghiệm này có thể thay thế được? Nhằm khắc sâu hơn cho các em về tính chặt chẽ, đúng đắn của thí nghiệm thay thế đó. - Nếu cần thì trên các dụng cụ phải có các vật chỉ thị để làm nổi bật lên các bộ phận đặc biệt cần quan sát hoặc dùng các vật, chất khác hỗ trợ cho vấn đề cần nghiên cứu. * Lưu ý: + Chỉ bày ra trước mắt học sinh những dụng cụ cần thiết để minh họa hoặc làm thí nghiệm, không được bày la liệt trước mắt học sinh những dụng cụ đã dùng xong hoặc chưa dùng tới nhằm tránh trường hợp học sinh không tập trung vào thí nghiệm của giáo viên. + Các thiết bị dùng để tiến hành trong bài yêu cầu cần phải được kiểm tra và làm trước để đảm bảo giờ thực hành thành công và gây được niềm tin vào khoa học ở học sinh. + Khi các thí nghiệm xảy ra nhanh giáo viên cần lặp lại thí nghiệm để học sinh có thể theo dõi được. Ví dụ như: Trong bài ''Sự rơi tự do'' khi làm thí nghiệm biểu diễn sự rơi của vật, quá trình rơi của vật diễn ra rất nhanh, vì thế giáo viên cần lặp lại nhiều lần để học sinh tiện quan sát và rút ra kết luận. Bước 6: Xử lí các hiện tượng và kết quả thí nghiệm. Sau khi tiến hành thí nghiệm xong giáo viên treo bảng phụ để cho các nhóm lần lượt báo cáo hiện tượng hoặc kết quả thí nghiệm mà học sinh thu thập 7 được qua thí nghiệm của giáo viên. Sau đó dựa vào bảng kết quả của giáo viên, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. Trong phần này nếu kết quả thí nghiệm có sự sai số nhỏ thì giáo viên phải giải thích thật rõ cho các em để gây được niềm tin của học sinh vào thí nghiệm . Có thể đưa ra một số gợi ý về việc giải thích kết quả thí nghiệm có sự sai số trong thí nghiệm biểu diễn của giáo viên cho học sinh như sau: + Giáo viên phải nắm chắc bản chất của hiện tượng trong thí nghiệm để dựa vào đó mà giải thích vấn đề. + Có thể giải thích kết quả thí nghiệm có sai số là do cách đặt mắt quan sát đọc kết quả và các thiết bị đo chỉ mang tính chất tương đối đó cũng là nguyên nhân thường hay gặp ở các thí nghiệm. + Có thể là do các thiết bị thí nghiệm lâu không dùng đến dẫn đến các tính chất lý, hóa của nó bị ảnh hưởng. Bước 7: Kết luận. Giáo viên gọi 2 đến 3 học sinh đọc lại nội dung kết luận vừa tìm ra ở trên. Giáo viên nhấn mạnh lại kết luận đó và có thể cho học sinh liên hệ thực tế các vấn đề có liên quan đến thí nghiệm vừa là để khắc sâu kết luận mới tìm được, vừa là làm cho bài dạy thêm sinh động. b) Đối với loại bài trong đó có thí nghiệm thực hành của học sinh: Để dạy tốt được loại bài này thì trước hết giáo viên phải hiểu được thế nào là thí nghiệm thực hành của học sinh, cách tổ chức như thế nào và tác dụng của nó ra sao? - Thí nghiệm thực hành: Là thí nghiệm do học sinh tiến hành dưới sự chỉ dẫn của giáo viên để từ đó các em tự khám phá kiến thức của bài và nắm bắt kiến thức bài đó. - Thí nghiệm thực hành có tác dụng: Giúp học sinh nắm vững hơn nội dung bài học vì học sinh được tự tay gây ra hiện tượng vật lý, đo lường các đại lượng, tìm ra quy luật, hiện tượng hoặc kiểm tra lại định luật, hiện tượng, do đó học sinh sẽ chú ý hơn, tin tưởng hơn và hiểu vấn đề một cách cụ thể và sâu sắc hơn. - Thí nghiệm thực hành rèn luyện cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo sử dụng những dụng cụ đo lường cơ bản như thước, cân, lực kế, ampe kế, vôn kế... do đó có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp đối với học sinh. - Thí nghiệm thực hành tạo điều kiện cho học sinh tự lực quan sát, phân tích, phán đoán để đi đến kết luận, do đó có tác dụng lớn trong việc phát triển năng lực tư duy của học sinh và giúp các em làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học vật lý. - Thí nghiệm thực hành còn kích thích ở học sinh tính tò mò khoa học, ham học vật lý, mong muốn vận dụng kiến thức vật lý vào đời sống và rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức, ý thức làm việc có kế hoạch, ý thức bảo vệ của công. 8 Vì thí nghiệm thực hành có tác dụng rất lớn như đã phân tích ở trên nên với giáo viên dạy vật lý để tổ chức thành công được loại bài này thông qua các thiết bị dạy học thì cần phải thực hiện các công việc sau: - Việc chuẩn bị cho bài dạy: Trước hết giáo viên phải đọc trước nội dung bài dạy xác định được đúng và đủ mục tiêu của bài học. Từ đó kết hợp với người phụ trách thiết bị lập ra kế hoạch về số lượng các thiết bị để dùng cho bài học được tốt và cũng như các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên thì với thí nghiệm thực hành, giáo viên cũng phải tiến hành trước tất cả các thí nghiệm để kiểm tra khả năng thành công của các thí nghiệm đó nhằm gây được niềm tin vào thí nghiệm cho học sinh. - Đặc biệt với loại bài này giáo viên cần dùng bảng phụ và phiếu học tập để học sinh thảo luận nhận xét và báo cáo kết quả của nhóm mình. - Với những thí nghiệm nào phức tạp, khó thì giáo viên kết hợp với người phụ trách thiết bị sẽ bố trí trước cho các nhóm, còn những thí nghiệm nào đơn giản thì có thể cho học sinh tự bố trí thí nghiệm và giáo viên đi kiểm tra uốn nắn kịp thời nếu cần. Sau khi làm xong công tác chuẩn bị thì giáo viên tiến hành các bước dạy như sau: Bước 1: Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, chú ý số em trong một nhóm không quá đông để đảm bảo đủ thời gian cho tất cả các thành viên đều được tiến hành thí nghiệm. Các nhóm nên có đủ các đối tượng học sinh để các em giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tiến hành thí nghiệm, thảo luận đưa ra nhận xét. Bước 2: Cho học sinh cả lớp tự đọc hướng dẫn thí nghiệm trong sách giáo khoa nhằm giúp học sinh nắm bắt được phần nào mục đích của thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. Trong phần này giáo viên có thể phát phiếu học tập cho các nhóm để học sinh nêu dự đoán về mục đích của thí nghiệm hoặc dự đoán các hiện tượng có thể xảy ra khi tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của sách giáo khoa. Nhằm tạo cho học sinh có cảm giác, hứng thú muốn tiến hành các thí nghiệm đó ngay để kiểm tra nhận xét lý thú trên. Bước 3: Giáo viên nêu mục đích của thí nghiệm cho học sinh nắm chắc để tiến hành thí nghiệm theo đúng yêu cầu của bài học. Với các thí nghiệm dễ có thể cho học sinh thảo luận nêu ra mục đích thí nghiệm sau đó giáo viên chốt lại. Bước 4: Giới thiệu dụng cụ và cách bố trí thí nghiệm. - Với dụng cụ thí nghiệm thì giáo viên cũng cần nêu rõ như phần dụng cụ ở thí nghiệm biểu diễn của giáo viên như đã phân tích. - Cách bố trí thí nghiệm có thể tiến hành như phần chuẩn bị nêu trên. Bước 5: Tiến hành thí nghiệm. - Nếu thí nghiệm nào khó thì giáo viên có thể làm thao tác trước cho các nhóm theo dõi. - Cho các nhóm làm thí nghiệm theo kế hoạch đã vạch, các nhóm ghi nhanh những số liệu, hiện tượng quan sát vào một bảng thống kê (mẫu báo cáo thí nghiệm). 9 - Khi tiến hành thí nghiệm giáo viên cần theo dõi uốn nắn sai sót (nếu có) cho học sinh và đảm bảo cho mọi học sinh trong các nhóm đều được làm thí nghiệm, được quan sát, nhận xét và thảo luận. Nếu các nhóm khi làm thí nghiệm có gặp khó khăn nào đó thì giáo viên yêu cầu toàn bộ lớp tạm ngừng và hướng dẫn bổ sung thêm, giáo viên có thể trực tiếp làm lại thí nghiệm đó cho học sinh theo dõi hoặc kiểm tra lại cách lắp thí nghiệm, cách đọc, đo kết quả thí nghiệm của từng nhóm từ đó đảm bảo cho thí nghiệm được thành công. Bước 6: Xử lý kết quả thí nghiệm thảo luận đưa ra kết luận của từng phần hoặc cả bài. - Sau khi làm thí nghiệm xong từng phần giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét để đi đến kết luận của phần đó hoặc cả bài. Tới đây giáo viên chú ý sử dụng hệ thống bảng phụ hoặc phiếu học tập để giúp các nhóm cùng tìm ra nhận xét một cách chính xác. - Giáo viên cần tôn trọng các nhận xét của từng nhóm. - Nếu có nhận xét sai giáo viên cần khéo léo hướng dẫn học sinh tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái sai như: So sánh với nhận xét các nhóm khác, làm lại thí nghiệm của mình một cách cẩn thận. - Khi dùng bảng phụ giáo viên phải suy nghĩ kỹ là dùng nó để làm gì, đọng lại kiến thức cơ bản nào. Cần sắp xếp bảng phụ cho hợp lý để khi treo tránh sự sai sót hoặc tác dụng của nó ít đi. Bên cạnh đó bảng phụ cũng cần phải trình bày khoa học như dùng phấn mầu với những câu từ quan trọng... - Nếu thí nghiệm có độ chính xác chưa cao thì giáo viên có thể trình bày một thí nghiệm thay thế. Nhưng với thí nghiêm thay thế do giáo viên làm phải đơn giản, dễ làm mà vẫn đảm bảo tính chính xác khoa học. * Lưu ý: Trong phần này để xử lý sai số trong các thí nghiệm giáo viên cần lưu ý học sinh sai là do ở những nguyên nhân sau: - Cách đặt mắt đọc kết quả chưa đúng, hoặc cách đặt các thiết bị đo chưa đúng. - Do cách bố trí thí nghiệm chưa đúng, cẩu thả cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả có sai số lớn hoặc không thành công. - Do chưa chú ý nghe hướng dẫn tiến hành thí nghiệm của giáo viên hoặc ở sách giáo khoa cũng như chưa nắm bắt được mục tiêu của thí nghiệm hoặc chưa hiẻu rõ tính chất lý, hóa của các thiết bị. - Với các nguyên nhân dẫn đến kết quả thí nghiệm có sai số như đã nêu thì giáo viên phải bám sát vào đó để giúp đỡ học sinh sửa chữa có như vậy mới giúp học sinh tin tưởng vào khoa học và có ý thức, kinh nghiệm hơn khi xử lý các kết quả thí nghiệm. Trong chương trình Vật Lý 10 Nâng Cao có 4 bài thí nghiệm thực hành. Tôi sẽ nêu ra phương pháp và tổ chức dạy học cụ thể của các bài đó. Bài 12: XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO. I. Mục đích thí nghiệm: - Đo được thời gian rơi t của một vật trên những quãng đường s khác nhau. 10 - Vẽ và khảo sát đồ thị s ~ t2. Nhận xét về tính chất của chuyển động rơi tự do. - Xác định gia tốc rơi tự do. II. Cơ sở lý thuyết : - Khi một vật chuyển động nhanh dần đều không vận tốc ban đầu thì 1 2s s  at 2 nên khi vật rơi tự do thì ta có g  2 . Vì vậy, đo được s và t ta sẽ tìm 2 t được gia tốc g (khoảng từ 9 – 10 m/s2) - Đồ thị s ~ t2 có dạng là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ với hệ số góc a 2 là tan   . III. Dụng cụ thí nghiệm: 1. Giá đỡ thẳng đứng (xem như một thước thẳng khoảng 1000mm), có dây rọi. Giá này có ba chân, dùng để điều chỉnh sự thăng bằng của giá. 2. Trụ sắt non, làm vật rơi tự do. 3. Nam châm điện có hộp công tắc dùng để giữ và thả cho vật rơi. 4. Cổng quang điện E. 5. Đồng hồ đo thời gian hiện số. 6. Thước ba chiều. 7. Hộp đỡ vật rơi (bằng đất sét, hay bằng cát) IV. Lắp ráp thí nghiệm : 1. Nam châm điện N lắp trên đỉnh giá đỡ, được nối qua công tắc vào ổ A của đồng hồ đo thời gian. Ổ A vừa cấp điện cho nam châm, vừa nhận tín hiệu từ công tắc chuyển về. Cổng E lắp ở dưới, được nối với ổ B. Sử dụng MODE đo A  B, chọn thang đo 9,999s. 2. Quan sát quả dọi, phối hợp điều chỉnh các vít ở chân giá đỡ sao cho quả dọi nằm đúng tâm lỗ tròn T. Khi vật rơi qua lỗ tròn của cổng quang điện E, chúng cùng nằm trên một trục thẳng đứng. Khăn vải bông được đặt nằm dưới để đỡ vật rơi . 3. Cho nam châm hút giữ vật rơi. Dùng miếng ke áp sát đáy vật rơi để xác định vị trí đầu s0 của vật. Ghi giá trị s0 vào bảng 1. 4. Nới lỏng vít và dịch cổng quang điện E về phía dưới cách s 0 một khoảng s = 50 mm . Nhấn nút RESET trên mặt đồng hồ để đưa chỉ thị số về giá trị 0000. 5. Ấn nút trên hộp công tắc để thả vật rơi, rồi nhả nhanh nút trước khi vật rơi đến cổng quang điện E. Ghi thời gian rơi của vật vào bảng 1. Lặp lại phép đo trên 3 lần ghi vào bảng 1. 6. Nới lỏng vít hãm và dịch cổng quang điện E về phía dưới, cách vị trí s 0 một khoảng s lần lượt bằng 200mm; 450 mm; 800 mm. ứng với mỗi giá trị của s, thả vật rơi và ghi thời gian t tương ứng vào bảng 1. Lặp lại 3 lần phép đo. Kết thúc thí nghiệm: Nhấn khoá K, tắt điện đồng hồ đo thời gian hiện số. 11 V. Báo cáo thí nghiệm : - Lập bảng lấy giá trị các lần đo t với các s khác nhau (cho các giá trị s bất kỳ sẽ đo được khoảng thời gian t), lấy khoảng 2 – 3 giá trị của s, mỗi một s đo 3 lần t sau đó lấy trung bình. - Nên điều chỉnh làm sao cho s0 = 0 (mm) (dùng thước 3 chiều) 2s 2s Lần đo Thời gian rơi vi  gi  2 t t2 t s (m) t 1 2 3 1 2 3 Vẽ đồ thị : s ~ t 2 ; v ~ t. Tìm giá trị trung bình của g và g Biểu biễn kết quả của phép đo : g  g g =…………………….( Số liệu tham khảo : s t ) 0,2 0,198 0,199 0,199 0,201 0,199 0,04 10 2,01 0,3 0,247 0,247 0,246 0,247 0,247 0,061 9,836 2,429 0,4 0,283 0,284 0,285 0,285 0,248 0,081 9,877 2,817 0,5 0,318 0,318 0,319 0,318 0,318 0,101 9,901 3,145 0,6 0,349 0,348 0,35 0,349 0,349 0,122 9,836 3,438 0,7 0,379 0,379 0,38 0,379 0,379 0,144 9,722 3,694 Bài 25: ĐO HỆ SỐ MA SÁT I. Mục đích thí nghiệm: - Dùng phương pháp động lực học để nghiên cứu lực ma sát tác dụng vào vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng. - Đo hệ số ma sát trượt, so sánh với giá trị thu được trong SGK Lý 10CB. II. Cơ sở lý thuyết: - Khi một vật nằm trên mặt phẳng nghiêng với góc α 0 nhỏ so với phương nằm ngang. - Khi ta tăng dần độ nghiêng của mặt phẳng α  α0 thì vật chuyển động trượt với gia tốc a và t gọi là hệ số ma sát trượt: a = g(sin α - tcos α) a Bằng cách đo a và α ta tìm được hệ số ma sát trượt :  t tan   g cos  Gia tốc a được xác định bằng công thức a  2s t2 III. Dụng cụ thí nghiệm: 12 1. Mặt phẳng nghiêng (xem như thước dài 1000mm) có gắn thước đo góc và quả dọi. 2. Nam châm điện gắn ở một đầu mặt phẳng nghiêng, có hộp công tắc để giữ và thả vật. 3. Giá đỡ để thay đổi độ cao của mặt phẳng nghiêng nhờ khớp nối. 4. Trụ kim loại. 5. Máy đo thời gian và 2 cổng quang điện E. 6. Thước ba chiều. IV. Lắp ráp thí nghiệm: 1. Đặt máng nghiêng có lắp nam châm điện N và cổng quang điện E lên giá đỡ. Nam châm điện N được lắp ở đầu A của máng nghiêng, nối qua hộp công tắc, và cắm vào ổ A của đồng hồ đo thời gian nhờ một phích cắm có 5 chân. Nếu đồng hồ đo thời gian được bật điện, ổ A sẽ cấp điện cho nam châm hoạt động. Cổng quang điện E nối vào ổ B của đồng hồ đo thời gian. 2. Hạ thấp khớp nối để giảm góc nghiêng , sao cho khi đặt mặt đáy trụ thép lên máng, trụ không thể tự trượt. Điều chỉnh thăng bằng cho máng nghiêng nhờ các chân vít của giá đỡ, sao cho dây rọi song song với mặt phẳng thước đo góc. 3. Đặt mặt đáy trụ thép lên mặt phẳng nghiêng. Tăng dần góc nghiêng α bằng cách đẩy từ từ đầu cao của nó, để trụ thép có thể trượt trên thanh ngang của giá đỡ. Chú ý giữ chắc giá đỡ. 4. Khi vật bắt đầu trượt thì dừng lại, đọc và ghi giá trị 0 vào bảng 1. 5. Đồng hồ đo thời gian làm việc ở MODE A  B, thang đo 9,999s. Nhấn khoá K để bật điện cho đồng hồ. 6. Xác định vị trí ban đầu s0 của trụ thép : Đặt vật trụ kim loại lên đầu A của máng nghiêng, sát với nam châm, mặt đáy tiếp xúc với mặt phẳng nghiêng. Dùng miếng ke áp sát mặt nghiêng, đẩy ke đến vị trí chạm vào trụ kim loại, để xác định vị trí đầu s0 của trụ trên thước đo. Ghi giá trị s0 vào bảng 1. Nới lỏng vít để dịch chuyển cổng quang điện E đến vị trí cách s 0 một khoảng s = 400mm, rồi vặn chặt vít, cố định vị trí cổng E trên máng nghiêng. 7. Lặp lại thí nghiệm 3 lần và ghi các giá trị đo được vào bảng 1. Kết thúc thí nghiệm : Tắt điện đồng hồ đo thời gian. V. Báo cáo thí nghiệm: - Lập bảng đo hệ số ma sát α0 = ……………….; α = …………………. s0 = 0 mm ; s = …………………. Lần đo t a 2s t2  t tan   a g cos  t 13 1 2 3 Giá trị trung bình - Viết kết quả đo :  t  t  t = ……………………. Số liệu tham khảo (rad) s 20 n 0,349 t 0,364 0,94 0,6 1 2 3 4 5 TB 1,014 1,02 1,043 1,038 1,044 1,032 1,167 1,153 1,103 1,114 1,101 1,128 0,237 0,239 0,244 0,243 0,241 0,241 0,004 0,002 0,003 0,002 0,003 0,003 Bài 30: TỔNG HỢP HAI LỰC I. Mục đích: - Kiểm nghiệm lại quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy và quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lực kế. II. Cơ sở lý thuyết: 1. Tổng hợp hai lực đồng quy: Để tổng hợp hai lực đồng quy ta sử dụng quy tắc hình bình hành. Trong thí nghiệm, ta cho hai lực cùng tác dụng vào một điểm của vật (ta tính toán bằng lý thuyết và kiểm chứng bằng thực nghiệm). 2. Tổng hợp hai lực song song cùng chiều: Hợp lực của hai lực P1 và P2 song song, cùng chiều, A G B tác dụng vào một vật rắn, là một lực P song song, cùng chiều với hai lực, có độ lớn bằng tổng độ lớn P1 P2 của hai lực đó (P=P1+P2). Điểm đặt của lực P được P1 l2 GB P xác định P  l  GA . Trong bài này, ta cho hai lực 2 1 P1 và P2 cùng tác dụng vào một vật (thước thẳng) rồi dùng các công thức trên xác định bằng lý thuyết, sau đó chúng ta kiểm chứng bằng thực nghiệm. 14 III. Dụng cụ thí nghiệm: 1. Tổng hợp hai lực đồng quy: - Bảng sắt có chân đế. - Hai lực kế ống 5N có gắn nam châm vĩnh cữu. - Một vòng dây cao su va dây chỉ. - Một thước đo có ĐCNN 1mm. - Một viên phấn (hay bút lông có thể xóa được). - Một thước đo góc. - Các viên nam châm để cố định thước đo góc. 2. Tổng hợp hai lực song song cùng chiều: - Bảng sắt có chân đế. - Hai đế nam châm có buộc dây cao su. - Một thước thẳng có ĐCNN 1mm. - Một thanh thép nhỏ dài 35mm. - Một hộp các quả cân có khối lượng bằng nhau. - Ba dây cao su (hoặc hai lò xo và một dây cao su). IV. Lắp ráp thí nghiệm: 1. Tổng hợp hai lực đồng quy: - Buộc một đầu của dây cao su vào đế của nam châm được đặt gần điểm giữa cạnh dưới của bảng sắt, còn đầu kia của dây cao su được thắt vào giữa một dây chỉ bền. Hai đầu dây chỉ này móc vào hai lực kế ống của đế nam châm. - Đặt hai lực kế tạo theo hai phương vuông góc sao cho dây cao su hướng theo phương thẳng đứng và dãn ra đến một vị trí nào đó (nên chọn sao cho ở vị trí đó, hai lực kế chỉ một giá trị nhất định, càng chẵn càng tốt ). - Dùng bút lông đánh dấu các vị trí này của dây cao su, và vẽ các vectơ lực theo một tỷ lệ xích chọn trước (có ba lực: F 1, F2 hướng theo hai phương của dây chỉ gắn lực kế; R hướng theo phương dây cao su). - Dùng quy tắc hình bình hành xác định hợp lực R của hai lực F 1, F2 . Đo chiều dài l của R và tính giá trị của R theo tỷ lệ xích chọn trước, sau đó ghi các giá trị của l và R vào bảng. - Dùng lực kế xác định lại giá trị của R bằng thực nghiệm (gọi là R 1) bằng cách kéo lực kế ra đến vị trí của dây cao sụ đã đánh dấu ở bước 3. Lặp lại bước này thêm 2 lần nữa để lấy các giá trị của R2, R3 và ghi vào bảng. - Tiến hành các bước 2, 3, 4, 5 thêm một lần nữa. 2. Tổng hợp hai lực song song cùng chiều: - Treo thanh thép lên hai đế nam châm đặt trên bảng sắt nhờ hai dây cao su (hay lò xo). 15 - Móc lên thanh thép ở hai điểm điểm A, B (AB = 20cm) lần lượt ba quả cân và hai quả cân (có thể đặt các quả cân bất kỳ cũng được). Đánh dấu vị trí này của thanh thép. - Vẽ vị trí của thanh thép và hai lực P1 và P2 do các quả cân tác dụng lên hai điểm A, B lên bảng sắt. Áp dụng các công thức của quy tắc hợp lực song song để xác định điểm đặt O của lực tổng hợp (đo OA = a). Ghi các giá trị P và a vào bảng số liệu. - Móc 5 quả cân vào một điểm nào đó trên thanh thép sao cho ở vị trí đó, thanh thép ở vị trí trùng với vị trí ở bước 2. Đo và ghi số liệu từ thí nghiệm a 1 vào bảng. Lặp lại bước này 1 lần nữa (a 2) và ghi vào bảng, từ đó tính giá trị trung bình. - So sánh kết quả thí nghiệm với kết quả tính toán và rút ra kết luận. - Lặp lại các bước một lần nữa với AB = 16cm. Kết thúc thí nghiệm: tháo các thiết bị dụng cụ và vệ sinh tại chỗ thí nghiệm. V. Báo cáo thí nghiệm: Bảng: Tổng hợp hai lực đồng quy R từ hình vẽ R từ đo đạc Lần F1 F2 Tỷ lệ xích l R= R  TN (N) (N) R(N) R1 R2 R  R (mm) R 1mm ứng với 1 :….N 1mm ứng với 2 :…..N * So sánh và rút ra kết luận: Bảng: Tổng hợp hai lực song song cùng chiều P từ tính toán P từ thí nghiệm OA = a ( mm) P1 P2 TN P OA P (N) (N) A =a  a a (N) (mm) (N) a1 a2 a 1 2 Bài 57: ĐO HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG I. Mục đích: - Khảo sát hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng. - Đo hệ số căng bề mặt. II. Cơ sở lý thuyết: - Mặt thoáng của chất lỏng luôn có lực căng, theo phương tiếp tuyến với mặt thoáng. Những lực căng này làm cho mặt thoáng chất lỏng tại nơi tiếp 16 xúc có xu hướng co lại đến diện tích nhỏ nhất (lực căng này cũng là một nguyên nhân giải thích tại sao con nhện nước lại có thể đi trên mặt nước và một vài hiện tượng khác …). Nhìn chung, lực căng này rất nhỏ N<<1N. - Có nhiều cách để xác định lực căng bề mặt này. Trong bài này, ta dùng một lực kế nhạy (loại 0,1 N), treo một chiếc vòng bằng nhôm có tính dính ướt hoàn toàn đối với chất lỏng cần đo. - Cho chiếc vòng này chạm mặt nước, sau đó ta kéo từ từ chiếc vòng này lên. Khi đó, sẽ xuất hiện một lực căng FC của chất lỏng, lực này có cùng phương chiều với trọng lực P của chiếc vòng, hai lực này hướng xuống. Giá trị cực đại lực F đo được trên lực kế sẽ bằng tổng của hai lực đó : F = FC + P - Giá trị lực căng bề mặt tác dụng lên một đơn vị dài của chu vi chiếc vòng gọi là hệ số căng bề mặt  của chất lỏng. - Gọi D, d lần lượt là đường kính ngoài và đường kính trong của chiếc vòng. Ta có:  FC F P   (D  d )  (D  d ) Đo F, P, D, d ta sẽ xác định được . III. Dụng cụ thí nghiệm: 1. Vòng nhôm có tính dính ướt hoàn toàn. 2. Thước kẹp 0  150mm dùng để xác định đường kính trong, đường kính ngoài của chiếc vòng. Độ chia nhỏ nhất của thước kẹp này có thể là 0,1mm; 0,05mm; 0,02mm. 3. Lực kế 0,1N có độ chia nhỏ nhất là 0,001N. 4. Hai cốc nhựa đựng nước có ống cao su nối với nhau. 5. Giá treo lực kế. IV. Lắp ráp thí nghiệm: 1. Lấy thước kẹp xác định đường kính trong d và đường kính ngoài D của vòng nhôm. (xác định 3 lần) 2. Lau sạch chiếc vòng bằng giấy mềm, móc dây treo vòng vào lực kế 0,1N. Treo lực kế lên thanh ngang để đo trọng lượng P của vòng (đo khoảng 3 lần giá trị của P) 17 3. Đổ vào hai cốc nước khoảng 50–60% dung tích mỗi cốc. Để hai cốc ngang bằng nhau, cho mực nước trong hai cốc không chêch lệch nhau nhiều. 4. Đặt vòng nhôm (cốc A) vào một cốc sao cho khoảng 50% vòng nhôm nhúng vào trong nước. Cốc còn lại (cốc B) đặt sao cho lượng nước trong cốc kia chảy qua (mực nước trong cốc đựng vòng nhôm hạ thấp xuống). Có thể đặt cốc đựng vòng nhôm lên cao hơn cốc kia. 5. Chú ý mực nước trong cốc A và giá trị của lực kế. Giá trị cực đại của lực kế chính là lực F cần tìm (ghi giá trị của lực F này vào bảng). 6. Lặp lại các bước 3, 4, 5 thêm 2 lần nữa. Kết thúc thí nghiệm: lau sạch vòng nhôm, tháo các dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành. V. Báo cáo thí nghiệm: Bảng lực căng mặt ngòai của chất lỏng Độ chia nhỏ nhất của lực kế : 0, 001N Lần đo P (N) F (N) FC = F - P (N) FC (N) 1 2 3 Giá trị trung bình Bảng đo đường kính của vòng nhôm: Độ chia nhỏ nhất của thước kẹp : 0, 05 mm Lần đo D (mm) D (mm) d (mm) d (mm) 1 2 3 Giá trị trung bình Giá trị trung bình của hệ số căng mặt ngoài:   FC =…………….  (D  d )  max   min =……….. 2 Viết kết quả của phép đo:    =……………. Tính sai số của phép đo :   Số liệu tham khảo Độ chia nhỏ nhất của lực kế : 0, 001N Lần đo P (mN) F (mN) FC = F - P (mN) FC (mN) 1 30.00 49.00 19.00 0.17 2 30.00 49.50 19.50 0.33 3 30.00 49.00 19.00 0.17 18 Giá trị trung bình 30.00 49.17 19.17 0.33 Độ chia nhỏ nhất của thước kẹp : 0,05mm Lần đo D (mm) D (mm) d (mm) d (mm) 1 41.750 0.020 39.00 0.05 2 41.800 0.030 39.10 0.05 3 41.750 0.020 39.05 0.05 Giá trị trung bình 41.770 0.023 39.05 0.05 Giá trị trung bình của hệ số căng mặt ngoài:   FC = 75,50.10-3 N/m  (D  d )  max   min = 0,94. 10-3 N/m 2 Viết kết quả của phép đo:    = 75,50.10-3 ± 0,94. 10-3 N/m. Tính sai số của phép đo:   4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: Những kinh nghiệm trên đây đã được tôi vận dụng trực tiếp vào các giờ học Vật Lý. Ngoài ra tôi còn chia sẻ với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn Vật Lý- Công Nghệ trong nhà trường và được sử dụng có hiệu quả. Cụ thể như sau: - Đa số học sinh đã biết phán đoán, tự tay gây ra hiện tượng, và từ đó hoàn thành tốt mục tiêu của bài học. - Học sinh rất hứng thú khám phá khoa học bộ môn, yêu thích bộ môn hơn và muốn chiếm lĩnh các kiến thức đó bằng chính năng lực của mình, để từ đó sử dụng hiệu quả các kiến thức đó vào thực tế cuộc sống. - Học sinh đã biết, hiểu được và học được phương pháp học tập của bộ môn Vật lí đó là “phương pháp thực nghiệm” mà các em có thể vận dụng phương pháp này trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống sau này. - Cuối kỳ, cuối năm chất lượng môn học có sự tăng trưởng vượt bậc, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Vật Lý tôi nhận thấy sử dụng thí nghiệm Vật Lý trong dạy học ở trường THPT không chỉ là công việc bắt buộc, mà nó còn là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Sử dụng có hiệu quả sẽ tạo ra sự trực quan sinh động trước mắt học sinh; có tác dụng giúp việc dạy học Vật lý tránh giáo điều, hình thức; góp phần giúp học sinh củng cố 19 niềm tin khoa học, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh, và vận dụng phương pháp thực nghiệm trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Để đạt được mục tiêu đề ra góp phần nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung tôi có một số kiến nghị như sau: + Nên tổ chức lớp tập huấn về sử dụng thiết bị Vật Lý cho giáo viên dạy Vật Lý vào đầu năm học. + Thiết bị Vật Lý trong trường THPT nên thường xuyên được bổ sung và thay thế để chất lượng đảm bảo hơn. Vì thời gian nghiên cứu không dài, trình độ nghiên cứu còn non yếu nên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các cấp lãnh đạo để chất lượng dạy học bộ môn Vật Lý ngày càng nâng cao. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Cẩm Thuỷ, ngày 08 tháng 7 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện: Nguyễn Kim Cúc TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Vật Lý 10 2. Những bài tập hay về thí nghiệm Vật Lý………………Tác giả: V. Langué 3. Cuốn sách khổng lồ về các thí nghiệm khoa học ..........Tác giả: Alastair Smith Và một số tài liệu tham khảo trên mạng Internet của các bạn đồng nghiệp. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất