Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển tương tác xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non...

Tài liệu Phát triển tương tác xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non

.DOC
58
1300
73

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRẦN THỊ THU THỦY PHÁT TRIỂN TƯƠNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ LỨA TUỔI MẦM NON KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cảm ơn Th.S Lê Thị Nguyên - Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã hướng dẫn, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo cùng các cháu nhỏ tại trường mầm non Phúc Thắng đã tạo điều kiện cho tác giả điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm khoa học. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Thu Thủy LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên của của riêng tác giả, nội dung khóa luận không trùng lặp với bất cứ công trình nào. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Thu Thủy DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GV : Giáo viên GDHN : Giáo dục hòa nhập RLPTK : Rối loạn Phổ tự kỉ GDMN : Giáo dục Mầm non TK : Tự kỉ TTK : Trẻ tự kỉ KNTT : Kĩ năng tương tác TTXH : Tương tác xã hội MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2 4. Đối tượng nghiên cứu & khách thể nghiên cứu............................................3 5. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3 7. Giả thuyết khoa học.......................................................................................3 8. Cấu trúc đề tài...............................................................................................3 NỘI DUNG.......................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN TƯƠNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ LỨA TUỔI MẦM NON.......................................................................................................5 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................5 1.1.1 Nghiên cứu về hội chứng rối loạn phổ tự kỉ.............................................5 1.1.2 Những nghiên cứu về việc phát triển tương tác xã hội cho trẻ RLPTK...6 1.2. Hội chứng rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ em........................................................8 1.2.1. Khái niệm và phân loại hội chứng RLPTK ở trẻ em...............................8 1.2.2 Chuẩn đoán RLPTK ở trẻ em.................................................................11 1.2.3. Nguyên nhân & giải thích cơ chế gây rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ em........15 1.2.4 Can thiệp và trị liệu RLPTK..................................................................17 1.2.5. Các phương thức giáo dục cho trẻ RLPTK...........................................18 1.3. Phát triển kĩ năng TTXH cho trẻ RLPTK trong lớp học GDHN ở MN...20 1.3.1 Một số vấn đề về kĩ năng tương tác xã hội.............................................20 1.3.2. Đặc điểm TTXH của trẻ RLPTK lứa tuổi mầm non.............................23 1.3.3 Nội dung giáo dục phát triển TTXH cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ..............26 1.4 Thực trạng phát triển TTXH cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở mầm non.........28 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TTXH CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ LỨA TUỔI MẦM NON................................34 2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp...................................................................34 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tổng thể và toàn diện....................................34 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng hóa và linh hoạt..............................34 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ.....35 2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính cá nhân hóa..................................................35 2.2 Một số biện pháp phát triển TTXH cho trẻ RLPTK.................................36 2.2.1 Tác động vào hứng thú, sở thích của trẻ để tạo nhu cầu tương tác........36 2.2.2 Sử dụng hệ thống kí hiệu quy ước..........................................................37 2.2.3. Sử dụng hệ thống tương tác qua trao đổi thẻ tranh PECS.....................38 2.2.4. Sử dụng hệ thống trò chơi tương tác.....................................................40 2.2.5. Sử dụng các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)........................42 2.2.6. Các nội dung bổ trợ phát triển kĩ năng TTXH cho trẻ RLPTK.............43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI.........................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................51 PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thuật ngữ “trẻ tự kỉ” hiện nay không còn xa lạ trong cộng đồng xã hội bởi tỉ lệ trẻ em mắc hội chứng này ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia đặc biệt ở các thành phố, đô thị lớn. TTK là một đối tượng đang cần được chăm sóc, giáo dục theo phương thức đặc biệt phù hợp với hội chứng RLPTK mà trẻ đang mắc, giúp TTK hòa nhập được với cuộc sống bình thường một cách nhanh chóng. Tất cả TTK đều có một điểm chung giống nhau là khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội. Điều này thể hiện ở việc TTK ít hoặc gần như không có nhu cầu giao tiếp với người khác, thiếu kĩ năng tập trung chú ý, bắt chước, luân phiên, bắt đầu, duy trì, mở rộng hội thoại, hiểu và sử dụng công cụ giao tiếp, tương tác có hiệu quả hơn…điều này không những là khó khăn của riêng trẻ đối với tương tác xã hội mà còn là trở ngại đối với người lớn muốn giao tiếp cùng với trẻ. TTXH có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân trong quan hệ xã hội. tương tác xã hội là hình thức giao tiếp xã hội hay trao đổi giữa cá nhân với cộng đồng/cá nhân - cá nhân. Trong đó, mối quan hệ qua lại của các chủ thể được thực hiện, hành động xã hội được diễn ra, trên cơ sở tìm thấy cái chung trong sự hiểu biết tình hống, ý nghĩa của hành động nhằm đạt được mức độ hợp tác nhất định hoặc đồng tình giữa chúng. Tương tác xã hội nhằm tìm kiếm thông tin, tương tác để học tập, tương tác để làm việc và tương tác để chung sống. Kĩ năng tương tác tăng khả năng học tập, chất lượng sinh hoạt, làm việc của mỗi cá nhân. TTXH là một năng lực không phải bẩm sinh hay di truyền mà có được mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, trải nghiệm, luyện tập, rèn luyện…Dạy trẻ kĩ năng tương tác là dạy trẻ cách thiết lập quan hệ trong “xã hội trẻ em” thông qua giao tiếp với các bạn và hoạt 7 động chung ở lớp. Đồng thời, mở rộng các đối tượng theo môi trường tương tác: gia đình (người thân, bố mẹ, anh chị), lớp học (cô giáo, các bạn)… Ở nước ta hiện nay, Các công trình nghiên cứu về TTK chưa nhiều, đặc biệt nghiên cứu về vấn đề phát triển TTXH cho trẻ RLPTK. Giáo viên mầm non còn thiếu nhiều kiến thức kĩ năng trong tổ chức hoạt động cho trẻ vì vậy kết quả của giáo dục hòa nhập ở trẻ Tự kỉ chưa cao. Vì vậy, khóa luận nghiên cứu “Phát triển tương tác xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ” là một đề tài ý nghĩa sẽ đi sâu nghiên cứu việc phát triển các mặt tương tác xã hội cho trẻ. Đề tài góp phần đưa ra các giải pháp đặt ra trong giáo dục TTK hiện nay, nâng cao hiệu quả chăm sóc và giáo dục TTK và đóng góp vào phương pháp giáo dục đặc biệt ở Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp tác động nhằm phát triển kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ mắc hội chứng RLPTK ở Mầm non. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển TTXH chotrẻ RLPTK lứa tuổi Mầm non. - Đề xuất một số biện phát phát triển TTXH cho trẻ RLPTK lứa tuổi mầm non. - Minh họa một số biện pháp đã đề xuất và thử nghiệm để đánh giá hiệu quả. 4. Đối tượng nghiên cứu & khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đặc điểm TTXH của trẻ RLPTK lứa tuổi mầm non và các yếu tố ảnh hưởng đến TTXH của trẻ trong môi trường GDHN ở mầm non. 8 - Khách thể nghiên cứu: Các hoạt động giao tiếp và tương tác của trẻ RLPTK trong môi trường học hòa nhập mầm non. 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực tế khả năng tương tác của trẻ bị RLTK ở lứa tuổi mầm non và phát triển TTXH cho trẻ RLPTK ở lứa tuổi Địa bàn khảo sát: Trường mầm non Phúc Thắng Nghiên cứu phát triển TTXH cho trẻ RLTK lứa tuổi 3- 6tuổi (lứa tuổi biểu hiện hội chứng rõ hơn hẳn) trong môi trường mầm non hòa nhập. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1 Phương pháp quan sát 6.2.2 Phương pháp phỏng vấn phỏng vấn 6.2.2 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 6.2.3 Phương pháp thực nghiệm khoa học 7. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng các biện pháp phát triển tương tác xã hội cho trẻ RLPTK trong lớp học hòa nhập mầm non vào việc tổ chức hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt của trẻ RLPTK một cách khoa học, linh hoạt thì sẽ góp phần nâng cao năng năng lực tương tác xã hội cho trẻ. 8. Cấu trúc đề tài Đề tài nghiên cứu gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phát triển tương tác xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non. Chương 2: Biện pháp phát triển tương tác xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN TƯƠNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ LỨA TUỔI MẦM NON 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Nghiên cứu về hội chứng rối loạn phổ tự kỉ Thuật ngữ “Autism” (Tự kỉ) được bác sĩ tâm thần người Thụy Sĩ Engen Bleuler (1857-1940) đưa ra năm 1919 để mô tả giai đoạn bắt đầu của rối loạn thần kinh ở người lớn, đây là hiện tượng mất nhận thức thực tế của người bệnh khi cách ly với đời sống thực tại hằng ngày và nhận thức có xu hướng không thống nhất với kinh nghiệm thông thường của họ. Năm 1943,bác sĩ tâm thần người Mĩ Leo Kanner đã nhận dạng rối loạn tự kỉ, ông mô tả những điểm đặc biệt của một số trẻ 11 tuổi như: khó phát triển quan hệ xã hội với mọi người xung quanh, chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và không có khả năng sử dụng ngôn ngữ khi đã nói được, có hành vi trùng lặp và rập khuôn, thiếu trí tưởng tượng, giỏi học vẹt, bị ám ảnh đối với sự trùng lặp mặc dù diện mạo bên ngoài vẫn bình thường. Năm 1944, một bác sĩ nhi khoa người Áo là Han Asperger (1906-1980) cũng có mô tả những triệu chứng tương tự mà về sau người ta gọi là hội chứng Asperger. Hội chứng này miêu tả như sau: thiếu hụt khả năng ngôn ngữ như cách phát âm nhiều cung điệu không thích hợp với hoàn cảnh, có những rối loạn trong cách sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất với ngôi thứ hai và ba. Trẻ vẫn có những tiếp xúc về mặt xã hội nhưng có xu hướng thích cô đơn, đơn độc. Cũng từ đó có nhiều nhóm bác sĩ nghiên cứu để tìm nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị, có rất nhiều giả thuyết giải thích về căn nguyên của tự kỉ, hành vi thực sự của những trẻ bị tình trạng này dần dần được quan sát 10 và mô tả chi tiết hơn và những nhiều phương pháp trị liệu, giáo dục đã ra đời góp phần giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ tự kỉ. Ở Việt Nam, thuật ngữ “tự kỉ” không còn mới mẻ tuy nhiên ít người hiểu đúng được thế nào là tự kỉ, trẻ tự kỉ là trẻ như thế nào? Vấn đề nghiên cứu TTK hầu như chỉ mới bắt đầu vào khoảng thập kỉ 80 của thế kỉ XX. Việc can thiệp điều trị tiến hành cho trẻ ở một số bệnh viện, trường học, trung tâm giáo dục… nhìn chung hiệu quả chưa cao do những nghiên cứu về TTK, phát triển các kĩ năng, năng lực cho trẻ RLPTK vẫn còn rất ít ỏi, đặc biệt phát triển TTXH cho TTK chưa được chú trọng đúng mức so với tầm quan trọng của kĩ năng này. Hiện nay, nước ta đang áp dụng thành quả nghiên cứu trong nước và quốc tế vào việc chuẩn đoán, trị liệu, phương pháp dạy TTK ở các trung tâm giáo dục TTK, trường MN, các lớp học chuyên biệt…để chăm sóc và giáo dục TTK đây là những điều kiện thuận lợi để người nghiên thực hiện đề tài nghiên cứu này. Rối loạn phổ tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển kéo dài suốt cuộc đời làm ảnh hưởng trầm trọng tới quan hệ xã hội, giao tiếp, tưởng tượng và hành vi. Nhận thức được những vấn đề đó, GDMN ở Việt Nam đã và đang áp dụng các biện pháp nhằm phát triển kĩ năng cho trẻ tự kỉ, đặc biệt chú trọng phát triển giao tiếp, tương tác xã hội, can thiệp trị liệu hành vi giúp trẻ hòa nhập được với cuộc sống bình thường với các công trình nghiên cứu của các tác giả tên tuổi như: Nguyễn Nữ Tâm An, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Trần Trọng Thủy… 1.1.2 Những nghiên cứu về việc phát triển tương tác xã hội cho tre RLPTK Nghiên cứu nhằn can thiệp & hỗ trợ trẻ RLPTK Nhiều nhà nghiên cứu đã ứng dụng các biện pháp, bài tập nhằm tương tác với trẻ thông qua trò chơi như : trò chơi khám phá, trò chơi vận động, chơi luân phiên, chơi giả bộ, chơi đóng vai…để can thiệp phát triển các quan hệ xã hội, hành vi tương tác mong muốn, tiêu biểu có các công trình nghiên cứu sau: 11 Nguyễn Văn Thành (2006), Trẻ tự kỉ - những phương thức giáo dục, NXB Tôn Giáo. “Chương trình dạy ngôn ngữ ứng xử cho trẻ tự kỉ” (Lê Phương Nga, 2004), tác giả Võ Nguyễn Tinh Vân với dịch phẩm “Để hiểu trẻ tự kỉ”(2004) ,“Nuôi con bị tự kỉ”, “Tự kỉ và trị liệu”(2006) là cuốn sách cầm tay cho những GV nuôi dạy trẻ tự kỉ. “Chương trình dạy ngôn ngữ ứng xử cho trẻ tự kỉ” (Lê Phương Nga, 2004). Năm 2007, tác giả Nguyễn Nữ Tâm An với đề tài “Sử dụng phương pháp TEACCH trong giáo dục trẻ Tự kỉ tại Hà Nội”, cách vận dụng phương pháp TEACCH (Treatment and Education of Autistic and related Communication handicapped Children) vào quá trình can thiệp sớm cho trẻ Mầm non. Tác giả này còn có một số công trình như : Một số vấn đề cơ bản trong chuẩn đoán rối loạn phổ tự kỉ (2012) ; Đánh giá mức độ hòa nhập sẵn sàng của trẻ tự kỉ (2013), Tổng quan các nghiên cứu về sử dụng phương pháp ABA trong can thiệp cho trẻ tự kỉ và hướng vận dụng vào Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giáo dục đặc biệt ở Việt Nam – kinh nghiệm và triển vọng”, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Năm 2008, tác giả Đào Thu Thủy với đề tài “Xây dựng bài tập phát triển giao tiếp tổng thể cho trẻ tự kỉ tuổi mầm non”. Đề tài đã thiết kế 20 bài tập phát triển giao tiếp cho trẻ Tự kỉ 24 - 36 tháng dành cho phụ huynh. Các công trình nghiên cứu trên đã nêu lên phương hướng giáo dục trẻ RLPTK thông qua trị liệu về ngôn ngữ như học nói và phát triển các kĩ năng giao tiếp nghe – hiểu, phi ngôn ngữ trong giao tiếp, hình hành vi văn hóa, kĩ năng tự phục vụ, kích thích trẻ thể hiện suy nghĩ của mình ra bên ngoài bằng hành động/ biểu cảm…và cách cách chăm sóc - giáo dục, can thiệp cho TTK trong các hoạt động ở trường mầm non. Các công trình trên đã ít nhiều thể hiện cách thức tương tác với trẻ TTK qua cách trao đổi, trò chuyện, giúp trẻ tự hoàn thiện về hành vi, giao tiếp, vân động, tự tin thiết lập tương tác xã hội hòa nhập với môi trường sống. 12 Tương tác được hiểu là sự tác động qua lại lẫn nhau của hai hay nhiều chủ thể, hoạt động tương tác đa dạng với các đối tượng tương tác phong phú trong cuộc sống, sinh hoạt mà họ tham gia .Ở trẻ em là hoạt động tương tác diễn ra với người thân trong gia đình, tương tác với bạn bè, cô giáo,tương tác với đồ dùng, đồ chơi, trò chơi…như vậy, tương tác xã hội là nhu cầu hình thành từ rất sớm giữa trẻ và môi trường xung quanh và những người xung quanh với trẻ. Vì vậy, phát triển tương tác xã hội sẽ tạo ra môi trường trị liệu cả về ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc của trẻ RLPTK ở lớp học hòa nhập. Tuy nhiên, vấn đề phát triển tương tác xã hội cho trẻ RLPTK thì chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu một cách chuyên sâu và đưa ra các biện pháp rõ ràng, vì vậy nghiên cứu phát triển tương tác xã hội là một yêu cầu khách quan và cần thiết trong GDHN cho trẻ RLPTK 1.2. Hội chứng rối loạn phổ tự kỉ ở tre em 1.2.1. Khái niệm và phân loại hội chứng RLPTK ở tre em Tự ki Tự kỉ (Autism) do nhà tâm lí Leo Kanner đưa ra vào năm 1943, còn gọi bằng các tên khác nhau như trẻ tự bế, hội chứng tự kỉ. Tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. Theo Wing (1996) thì hiện nay có nhiều ý kiến về định nghĩa rối loạn tự kỉ cũng như mối quan hệ của nó với những khuyết tật thời thơ ấu của trẻ bao gồm tất cả những khó khăn trong học tập cũng như ngôn ngữ, tưởng tượng và hành vi. Theo cuốn Autism Society of America (2005) tự kỉ là một rối loạn phát triển thường được xuất hiện trong ba năm đầu cuộc đời của đứa trẻ và có ảnh hưởng trầm trọng trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân. Năm 2008, Liên hợp quốc đưa ra khái niệm “Tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời. TK là do rối loạn thần kinh, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. 13 TK có thể xảy ra ở bất kì cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của TTK là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại”. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Rối loạn phổ tự kỉ Theo Leo Kanner, nhà tâm thần học thuộc trường Đại Học John Hopkins ở Baltimore (Mỹ), lần đầu tiên đã nhận dạng rối loạn tự kỉ vào năm 1943. Ông đã mô tả những đặc điểm của một số trẻ 11 tuổi như: khó phát triển quan hệ xã hội với mọi người xung quanh, chậm phát triển ngôn ngữ giao tiếp và không có khả năng sử dụng ngôn ngữ khi đã nói được, có hành vi trùng lặp và dập khuôn, thiếu trí tưởng tượng, giỏi học vẹt, bị ám ảnh đối với sự trùng lặp mặc dù diện mạo bên ngoài vẫn bình thường. Ngoài ra, trẻ này còn bị ảnh hưởng bởi sự trì hoãn phát triển (như chậm hình thành kĩ năng và nhận thức hơn so với trẻ bình thường), gặp nhiều khó khăn trong tương tác và thích ứng với những thay đổi vì môi trường. Thậm chí có những trẻ đã hình thành những kĩ năng nhận thức, thích ứng xã hội, vận động nhưng sau đó các kĩ năng này lại biến mất. Rối loạn tự kỉ đôi khi được gọi là tự kỉ thời ấu nhi, tự kỉ thời trẻ thơ hoặc tự kỉ Kanner. Cùng với quá trình nghiên cứu về tự kỉ các nhà khoa học nhận thấy có sự phát triển khá đa dạng các biểu hiện tự kỉ và điều đó hướng họ đến một thuật ngữ có phạm vi mô tả lớn hơn, có thể bao gồm nhiều dạng tự kỉ. Thuật ngữ “rối loạn phổ tự kỉ” (Autistic Spectrum Disorders - ASDs) ra đời từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX đã mô tả đầy đủ hơn về hội chứng này (Lorna Wing, 1979). RLPTK bao gồm: - Rối loạn tự kỉ (Autism Disorder - AD); - Rối loạn Asperger (Asperger Disorder/syndrome); - Rối loạn Rett (Rett Disorder/syndrome); - Rối loạn bất hoà nhập tuổi ấu thơ (Chilhood Disintegrative Disorder); 14 - Rối loạn phát triển diện rộng không xác định (Pervasive Developmental Disorders – Not Otherwise Specified – PDD-NOS) Tất cả các hội chứng này đều có thiếu hụt trong chức năng giao tiếp và tương xã hội và hành vi tuy nhiên chúng khác nhau về mức độ, phạm vi, tiến triển của triệu chứng theo thời gian. Tại phiên bản DMS-V, “rối loạn phổ tự kỉ” được sử dụng thay cho tên gọi “rối loạn phát triển diện rộng”, cũng không còn xu hướng phân chia các dạng “tự kỉ” mà thay vào đó là một tên gọi chung và tiêu chí chuẩn đoán chung cho “rối loạn phổ tự kỉ”. “Vì rối loạn tự kỉ không phải là một rối loạn đơn lẻ, mà nó bao gồm một loạt những hội chứng có những đặc điểm chung, nên người ta còn gọi là rối loạn phổ tự kỉ” (Nguyến Nữ Tâm An, Biện pháp dạy học đọc – hiểu cho học sinh RLPTK ở đầu cấp tiểu học). Trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non Hiện nay, có rất nhiều những nghiên cứu về trẻ RLPTK, tuy nhiên việc định nghĩa về RLPTK lại chung chung, chưa có định nghĩa cụ thể rõ ràng, qua quá trình tìm hiểu và đánh giá, người nghiên cứu tổng hợp khái niệm sau: Trẻ RLPTK là những trẻ bị rối loạn phát triển kéo dài trong quá trình phát triển về mặt giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. Nam nhiều gấp 4 lần nữ. Trẻ có thể phát triển bình thường cho đến tận 30 tháng tuổi”. Rối loạn phổ tự kỉ thường được chuẩn đoán khi trẻ được 2 tuổi; những thiếu hụt về mặt xã hội sẽ bộc lộ rõ khi trẻ được so sánh với bạn đồng trang lứa khi trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội có tổ chức với những biểu hiện khác với trẻ thường như: trẻ có biểu hiện khó gần, tách biệt, co mình lại, ít để ý tới người khác, nhìn chằm chằm vào một vật nào đó. Những quan niệm ban đầu về tự kỉ thường chỉ tập trung nói về những trẻ có mức độ tổn thương nặng các chức năng. Dần dần, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: các mức độ khả năng của trẻ RLPTK ở phạm vi rộng hơn người ta từng nghĩ. Một số trẻ phát triển các chức năng tương đối tốt, với trí thông minh bình thường hoặc gần như bình thường, cá biệt có các trường hợp trẻ RLPTK có khả năng xuất sắc với trực giác, âm nhạc, học tập… 15 Trẻ RLPTK là trẻ có các đặc điểm riêng về khả năng tương tác xã hội, ngôn ngữ và hành vi, cảm giác và giao tiếp, ở mỗi cá thể trẻ lại khác nhau về mức độ và biểu hiện của hội chứng. Chính vì vậy, người nghiên cứu phải nắm được các đặc trưng của trẻ để có biện pháp tác động hợp lí, khoa học phù hợp với trẻ, hạn chế rối loạn gây bất hòa nhập ở trẻ RLPTK. 1.2.2 Chuẩn đoán RLPTK ở tre em Chuẩn đoán là khâu quan trọng trong việc xác định hội chứng RLPTK ở trẻ em, đưa ra các triệu chứng đặc trưng của trẻ, là cơ sở để đưa ra quyết định về hình thức can thiệp, chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ tự kỉ và gia đình các em. Dưới đây là một số công cụ chuẩn đoán tự kỉ được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay: CHAT: Bảng kiểm sàng lọc tự kỉ ở trẻ nhỏ (Baron Cohen và cộng sự – 1992), sàng lọc trẻ tự kỉ từ 18 tháng tuổi. Sử dụng CHAT chỉ mất 5 – 10 phút để thực hiện và cho điểm. CHAT gồm 9 câu hỏi dưới dạng “có/không” được trả lời bởi cha mẹ trẻ và 5 câu hỏi do người người quan sát sàng lọc. M – CHAT: Bảng kiểm sàng lọc tự kỉ ở trẻ nhỏ có sửa đổi, bổ sung (2001) bộ câu hỏi CHAT. Tác giả Robin, Fein, Baron & Green (Mỹ) đã bổ sung thêm 14 câu hỏi thuộc các lĩnh vực rối loạn vận động, quan hệ xã hội, bắt chước và định hướng. Bộ câu hỏi này dùng để sàng lọc trẻ tự kỉ trong độ tuổi 18 – 30 tháng. M – CHAT có độ nhạy cao hơn CHAT, với thiết kế 23 câu hỏi dùng để phỏng vấn cha mẹ từ 5 – 10 phút, đây là công cụ có độ tin cậy cao và được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. CARS: Thang chuẩn đoán tự kỉ tuổi ấu thơ, công cụ này được thiết kế dưới dạng bảng hỏi và quan sát, được dùng để chuẩn đoán tự kỉ từ 24 tháng tuổi. CARS kiểm tra 15 lĩnh vực khác nhau nhằm đưa ra các mức độ tự kỉ. CARS có thể sử dụng đánh giá trẻ tự kỉ với nhiều mục đích khác nhau như: để xây dựng chương trình can thiệp sớm, theo dõi định kì trẻ tự kỉ, đánh giá hiệu quả can thiệp. 16 ADI - R: Bảng phỏng vấn chẩn đoán tự kỷ có điều chỉnh (The Autism Diagnostic Interview - Revised). Đây là công cụ chẩn đoán tự kỷ thông qua việc tìm hiểu các vấn đề về giao tiếp và ngôn ngữ, kĩ năng xã hội, chơi và hành vi với các thông tin do cha mẹ cung cấp, được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí của ICD -10 và DSM - IV. ADOS: Bảng quan sát chẩn đoán tự kỷ (The Autism Diagnostic Observation Schedule). Đây là công cụ được thiết kế dưới dạng các hoạt động giúp đánh giá các vấn đề về giao tiếp, kĩ năng chơi, tương tác xã hội, hành vi rập khuôn và sở thích định hình. ADOS được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí của ICD -10 và DSM - IV. Ban đầu, công cụ này chỉ dùng để chẩn đoán cho những trẻ hơn 3 tuổi nhưng sau đó đã có phiên bản dành cho những trẻ nhỏ hơn đó là PL - ADOS (The Pre - linguistic Autism Diagnostic Observation Schedule/Bảng quan sát chẩn đoán tự kỷ dành cho trẻ chưa có ngôn ngữ nói) Ngoài ra, đánh giá trẻ tự kỉ có thang đánh giá GARS (Jame E. Gilliam, năm 1995). Nội dung gồm 56 câu hỏi trắc nghiệm ngắn gọn, áp dụng cho đối tượng tự kỷ từ 3 đến 22 tuổi. Bao gồm bốn mục đánh giá chính: hành vi định hình, giao tiếp, tương tác xã hội và các rối loạn phát triển khác. Cần lưu ý rằng các phương tiện chuẩn đoán nêu trên được sử dụng với mục đích sàng lọc chứ không phải để loại trừ hay xác định chuẩn đoán. Chuẩn đoán RLPTK cần được xác định bởi một nhóm chuyên gia có đầy đủ kinh nghiệm về bệnh học. Tại Việt Nam, phụ huynh có thể gửi trẻ đến những đơn vị tâm lí tại các bệnh viện Nhi, dựa trên các thông tin bệnh sử, tiền căn đặc trưng cho tự kỉ kết hợp với các biểu hiện lâm sàng để đưa ra kết luận. Trong GDHN nói chung và GDHN ở mầm non nói riêng, việc sử dụng các thang công cụ đánh giá nêu trên còn chưa được phổ biến do hạn chế về nhân lực chuẩn đoán, kĩ năng đánh giá, do đó cần thiết phải có thang công cụ đánh giá ban đầu đơn giản, để tiến hành cho giáo viên dạy các lớp hòa nhập. Vì vậy, người nghiên cứu giới thiệu các tiêu chí chuẩn đoán theo DSM. Ưu 17 điểm của công cụ này đó là mọi giáo viên đề có thể sử dụng được hơn nữa cũng có thể đưa ra những định hướng ban đầu thông qua các biểu hiện đầu tiên mà trẻ mắc phải để sàng lọc kịp thời các trẻ có triệu chứng RLPTK ở mức độ khác nhau. DSM-V chính thức phát hành 5/2013 với một số thay đổi trong quan điểm về TTK nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và thực tiễn về RLPTK ở trẻ em. Theo DSM-V, một trẻ được chuẩn đoán RLPTK khi đủ các tiêu chí: A, B, C, D. A. Khiếm khuyết trầm trọng về giao tiếp xã hội và tương tác xã hội trong nhiều hoàn cảnh, không được giải thích bởi sự trì hoãn phát triển thong thường, và biểu hiện ở cả ba dấu hiệu sau: 1. khiếm khuyết về sự trao đổi cảm xúc-xã hội, ranh giới từ cách tiếp cận xã hội không bình thường và thiếu khả năng thực hiện hội thoại thong thường do giảm sự chia sẻ, quan tâm , cảm xúc và phản ứng tới sự thiếu hụt hoàn toàn về khả năng bắt chước tương tác xã hội. 2. khiếm khuyết về hành vi giao tiếp không lời được sử dụng trong tương tác xã hội, ranh giới sự tự hạn chế về khả năng phối hợp giao tiếp có lời và không lời do sự khác thường trong tương tác mắt và ngôn ngữ cơ thể, hoặc thiếu hụt trong việc hiểu và sử dụng giao tiếp không lời, tới thiếu hụt hẫng hoàn toàn về thể hiện nét mặt và cử chỉ.3. Khiếm khuyết về khả năng phát triển và duy trì quan hệ phù hợp với mức dộ phát triển ngoại trừ ngườ chăm sóc), ranh giới từ khó khăn trong điều chỉnh hành vi để đáp ứng phù hợp với bối cảnh xã hội do khó khăn trong tham gia chơi giả vờ và trong việc kết bạn tới thể hiện sự thiếu quan tâm đến sự có mặt của người khác. B. Sự giới hạn, rập khuôn về hành vi, sở thích và hoạt động, thể hiện tối thiểu ở hai biểu hiện sau: 1) Rập khuôn và lặp đi lặp lại lòi nói, cử động hoặc hoạt động với đồ vật (như lặp đi lặp lại những cử động đơn giản, nhại lời, lặp đi lặp lại những hành động với đồ vật hoặc cách thể hiện đặc trưng). 2) Duy trì thói quen một cách thái quá, hành vi có lời và không lời theo khuôn mẫu hoặc chống lại sự thay đổi.3) Thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ tới một số thứ 18 với cảm xúc và sự tập trung cao.4) Phản ứng cảm giác đầu vào trên hoặc dưới ngưỡng hoặc quan tâm tới một kích thích từ môi trường ở mức không bình thường(như thờ ơ với cảm giác đau/nóng/lạnh, phản ứng ngược lại với âm thnh và chất liệu cụ thể, nhạy cảm quá mưc khi ngửi hoặc sờ vào đồ vật, mê mẩn với ánh đèn hoặc vật quay tròn). C. Những đấu hiệu trên phải được biểu hiện từ khi còn nhỏ (nhưng có thể không thể hiện hoàn toàn rõ nét cho tới khi vượt quá giới hạn) D. Những dấu hiệu phải cùng hạn chế và làm suy giảm chức năng hàng ngày. 1.2.3. Nguyên nhân & giải thích cơ chế gây rối loạn phổ tự kỉ ở tre em Đến thời điểm này, các nhà khoa học vẫn chưa thể chỉ điểm nguyên nhân gây rối loạn phổ tự kỉ. Nhiều giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra, mỗi cách tiếp cận khác nhau các nhà khoa học đưa ra các nguyên nhân khác nhau. Sau đây là tổng hợp của tác giả về nguyên nhân gây ra hội chứng RLPTK - Do yếu tố sinh học Do bất thường về gen: nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những bất thường trong việc kết hợp giữa gen của người bố và người mẹ hoặc những gen được truyền lại từ những thế hệ trước trong gen người bố hoặc người mẹ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hội chứng này ở trẻ. Một trong những minh chứng là cơ sở cho các nhà khoa học thiên nhiều về nguyên nhân này là kết quả được thể hiện trên các cặp song sinh cùng trứng. Kết quả đã chỉ ra rằng có đến 90 – 95 % trường hợp những trẻ ó những gen giống nhau (trẻ sinh đôi) sẽ cùng mắc TK. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên những trẻ sinh đôi nhưng khác trứng thì tỉ lệ chỉ là 5 - 10 %. Theo cuốn “Cẩm nang dành cho cha mẹ trẻ có rối loạn tự kỉ” (Keys to parenting the child with autism) thì có tới 33% số trẻ có rối loạn tự kỉ bị rối loạn hệ thần kinh trung ương. Cũng theo cuốn sách này, một cuộc điều tra cho thấy tiểu não của trẻ nhỏ một cách bất thường. Tuy nhiên nguyên nhân này 19 còn gây nhiều tranh cãi, thực tế cho thấy nhiều trẻ tự kỉ bộc lộ khả năng trí tuệ hơn mức bình thường: tính toán, âm nhạc, hội họa… - Nguyên nhân do yếu tố môi trường . Môi trường trước khi sinh: Sự căng thẳng trước khi sinh bao gồm tác nhân từ sự kiện sống gây đau buồn của bà mẹ là một giả thuyết cho nguyên nhân hội chứng tự kỷ, có thể là một phần của sự ảnh hưởng qua lại giữa gen – môi trường. Các nghiên cứu cho thấy sự căng thẳng của người mẹ trước sinh có thể làm rối loạn sự phát trển của não gây ra tự kỷ. Sự nhiễm trùng virus trước khi sinh là một nguyên nhân gây tự kỷ không xuất phát từ gen. Tác hại của bệnh sởi Đức và vi rút kích hoạt sự phản ứng của người mẹ và tăng rủi ro cho tự kỷ, bà mẹ mang thai khi độ tuổi trên 35 tuổi luôn được cảnh báo về nguy cơ sinh ra các trẻ có rối loạn về thần kinh, trong đó không loại trừ tự kỉ. Do môi trường sống của tre: những nhà nghiên cứu theo nhóm nguyên nhân này giải thích việc trẻ mắc TK có liên quan tới môi trường sống ở gia đình. Môi trường gia đình lãnh đạm, thiếu thân thiện, có ít kích thích lên sự phát triển tình cảm, ngôn ngữ, tương tác của trẻ của trẻ trong 24 tháng đầu: bố mẹ không quan tâm dạy dỗ trẻ, để trẻ ở nhà với ông bà hoặc người giúp việc, chủ yếu cho trẻ xem tivi, quảng cáo, âm nhạc … chỉ đáp ứng về mặt vật chất, không đáp ứng về mặt tinh thần dẫn đến tạo cho trẻ một thói quen là không có nhu cầu giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh, chỉ khi nào trẻ cần ăn uống, chơi... thì trẻ mới xuất hiện nhu cầu giao tiếp bằng cách khóc đòi hoặc kéo tay người lớn chỉ vào thứ mà trẻ cần. Môi trường ô nhiễm: được cho là tác nhân gây tự kỷ hoặc làm trầm trọng hơn triệu chứng tự kỷ tác động trực tiếp vào não của trẻ thông qua con đường các thức ăn, bệnh truyền nhiễm, các kim loại nặng, dung môi, khí thải động cơ diesel, PCBs, phe-nol sử dụng trong sản xuất nhựa, thuốc trừ sâu, cồn - Nguyên nhân khác: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất