Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng

.PDF
267
1544
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN LINH QUÂN NGHIÊN CƢ́U XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội - 2013 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN LINH QUÂN NGHIÊN CƢ́U XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 62 14 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TSKH. Vũ Ngọc Hải 2. PGS. TS. Đặng Xuân Hải Hà Nội - 2013 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác. Tác giả luận án Trần Linh Quân i LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu này, trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời biết ơn sâu sắc tới GS. TSKH. Vũ Ngọc Hải và PGS. TS. Đặng Xuân Hải, người Thày, người hướng dẫn khoa học đã thường xuyên chỉ bảo, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thể cán bộ, giảng viên, viên chức Trường Đại học Giáo dục đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ và hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thày, cô, đồng nghiệp, các bạn bè đã cộng tác và giúp đỡ về mọi mặt để tôi thực hiện quá trình nghiên cứu của luận án. Cảm ơn sự động viên, khích lệ và hỗ trợ của gia đình, người thân. Đặc biệt là Bố tôi, người đã gieo trồng khát vọng vươn tới tri thức; và Mẹ tôi, người đã tần tảo sớm hôm, chăm sóc, nghiêm khắc với tôi trong suốt quá trình học tập, công tác và nghiên cứu khoa học. Tôi mong muốn sẽ học hỏi nhiều hơn nữa và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, sự hợp tác giúp đỡ, ủng hộ của các đồng chí lãnh đạo ngành,lãnh đạo tỉnh; các thầy cô giáo, đồng nghiệp để luận án được triển khai thực hiện và ứng dụng hiệu quả trong thực tế quản lý trên địa bàn tỉnh và cả nước về lĩnh vực nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2013 Tác giả luận án Trần Linh Quân ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết BGH Bộ GD&ĐT CBQL CĐ CĐSP CL CNTT CSVC DH ĐBCL ĐBCL ĐT ĐG ĐH ĐT GD GDĐH GV HS HT ĐBCL KQ KT MT ND NN NT PP QL QLCL Sở GD&ĐT SV THCS VH XH Đọc là Ban giám hiệu Bộ Giáo dục và Đào tạo Cán bộ quản lí Cao đẳng Cao đẳng sư phạm Chất lượng Công nghệ thông tin Cơ sở vật chất Dạy học Đảm bảo chất lượng Đảm bảo chất lượng đào tạo Đánh giá Đại học Đào tạo Giáo dục Giáo dục đại học Giáo viên Học sinh Hệ thống đảm bảo chất lượng Kết quả Kiểm tra Mục tiêu Nội dung Ngoại ngữ Nhà trường Phương pháp Quản lí Quản lí chất lượng Sở Giáo dục và Đào tạo Sinh viên Trung học cơ sở Văn hóa Xã hội iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ....................................................................................................... i Lời cảm ơn ...........................................................................................................ii Danh mục từ viết tắt .............................................................................................iii Mục lục ................................................................................................................iv Danh mục các bảng ..............................................................................................vii Danh mục các biểu đồ ..........................................................................................viii Danh mục các hình...............................................................................................ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG CHO TRƢỜNG CAO ĐẲNG ............................................8 1.1. Tổng quan nghiên cứu ..................................................................................8 1.1.1. Ở nước ngoài .............................................................................................8 1.1.2. Ở trong nước ..............................................................................................10 1.2. Một số vấ n đề lí luâ ̣n ....................................................................................15 1.2.1. Trường cao đẳ ng trong hệ thống giáo dục quốc dân .................................15 1.2.2. Quan niệm về chất lượng và đánh giá chất lượng đào tạo.........................17 1.2.3. Quản lý trường cao đẳ ng...........................................................................19 1.2.4. Quản lí chất lượng và các cấp độ quản lí chất lượng .................................24 1.2.5. Hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng ....................................................................27 1.3. Vai trò của yế u tố quản lí trong hê ̣ thố ng đảm bảo chấ t lươ ̣ng đố i với mô ̣t cơ sở giáo dục đại học ..................................................................................35 1.3.1. Xác lập các chuẩn mực và các chỉ số đối với các yếu tố liên quan đến chất lượng của một cơ sở giáo dục đại học nói chung và trường cao đẳ ng nói riêng.........................................................................................................................35 1.3.2. Tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ các bộ phận hành động để đạt chuẩn . ..........39 1.3.3. Kiể m tra, đánh gia,́ chỉ đạo khi triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng ............40 1.4. Khả năng áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng cho một trường cao .......... đẳng42 1.4.1. Vài nét về hệ thống đảm bảo chất lượng cho một trường cao đẳng ..........43 1.4.2. Mô ̣t số điể m cầ n lưu ý khi triể n khai nội dung của hệ thống đảm bảo chất lượng ở trường cao đẳng ......................................................................44 1.5. Kinh nghiệm đảm bảo chất lượng giáo dục ở một số nước ..........................50 1.5.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ........................................................................50 iv 1.5.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...................................................................56 1.5.3. Kinh nghiệm của Thái Lan ........................................................................62 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................66 Chương 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG ........67 2.1. Đặc điểm phát triển trường cao đẳng sư phạm ở Việt Nam .........................67 2.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển ...........................................................................67 2.1.2. Sứ mạng, chức năng, nhiệm vụ ..................................................................68 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................68 2.1.4. Cơ chế và thể chế quản lý ..........................................................................69 2.2. Thực trạng về chất lượng đào tạo ................................................................70 2.2.1. Đánh giá qua kết quả học tập và rèn luyện của học sinh-sinh viên ...........70 2.2.2. Đánh giá qua khảo sát ý kiến của cán bộ quản lí và giảng viên cao đẳng 72 2.2.3. Đánh giá qua khảo sát ý kiến của người sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ trường cao đẳng ...................................................................................73 2.3. Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng .................76 2.3.1. Nhận thức của cán bộ, giảng viên trường cao đẳng về đảm bảo chất lượng..............76 2.3.2. Đảm bảo chất lượng đầu vào .....................................................................82 2.3.3. Đảm bảo chất lượng quá trình ...................................................................87 2.3.4. Đảm bảo chất lượng đầu ra của quá triǹ h đào tạo .....................................92 2.3.5. Thực trạng thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng ...........................94 2.3.6. Thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng ..................................................97 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 100 Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG Ở 102 CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ........................................................................... 3.1. Định hướng đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng ............................. 102 3.2. Xây dựng hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng ở trường cao đẳng......................... 104 3.2.1. Nguyên tắc xây dựng tiêu chí đánh giá...................................................... 104 3.2.2. Bộ tiêu chí đánh giá các hoạt động trong hê ̣ thố ng đảm bảo chấ t lươ ̣ng ở trường cao đẳ ng ...................................................................................... 106 3.2.3. Nguyên tắc xây dựng quy trình.................................................................. 132 3.2.4. Quy trình, thủ tục trong hệ thống đảm bảo chất lượng ............................. 133 3.3. Khảo nghiệm bộ tiêu chí và các quy trình , thủ tục trong hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng ở trường cao đẳ ng ............................................................... 139 v 3.3.1. Tổ chức khảo nghiệm bộ tiêu chí............................................................... 139 3.3.2. Tổ chức khảo nghiệm các quy trình, thủ tục ............................................. 147 3.4. Giải pháp thực hiện hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng ở trường cao đẳ ng......... 150 3.4.1. Các nguyên tắc lựa chọn giải pháp ............................................................ 150 3.4.2. Các giải pháp.............................................................................................. 151 3.4.3. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp .................................. 162 3.5. Thử nghiệm một số quy trình ở trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang.........165 3.5.1. Mục đích, ý nghĩa của việc thử nghiệm ..................................................... 166 3.5.2. Quy trình và đối tượng thử nghiệm ........................................................... 166 3.5.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm ..................................................................... 166 Tiể u kế t chương 3 ................................................................................................ 169 170 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................... CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 173 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................. 174 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 185 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .......................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG Nội dung Trang Bảng 2.1. Nhâ ̣n thức của cán bộ , giảng viên trường cao đẳng về khái niệm đảm bảo chất lượng .....................................................................................77 Bảng 2.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về tầm quan trọng của các “sức ép” buộc mỗi trường cao đẳng phải quan tâm đến vấn đề ĐBCL ...............78 Bảng 2.3. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng về việc xây dựng mục tiêu đào tạo của các trường ..................................................................................82 Bảng 2.4. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng về chương trình đào tạo của các trường ................................................................................................83 Bảng 2.5. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng về người học của các trường ................ 84 Bảng 2.6. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng về đội ngũ giảng viên của các trường ......................................................................................................85 Bảng 2.7. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng về CSVC của các trường...............86 Bảng 2.8. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng về tài chính của các trường............87 Bảng 2.9. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng việc thực hiện các nội dung về phương pháp giảng dạy ..........................................................................88 Bảng 2.10. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng việc thực hiện các nội dung về phương pháp học tập của SV các trường .........................................88 Bảng 2.11. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng việc thực hiện các nội dung về công tác quản lí nhà trường..............................................................89 Bảng 2.12. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng việc thực hiện các nội dung về công tác nghiên cứu khoa học của các trường .................................90 Bảng 2.13. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng việc thực hiện các nội dung về hệ thống thông tin của các trường ....................................................91 Bảng 2.14. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng việc thực hiện các nội dung của quy trình đảm bảo chất lượng ........................................................91 Bảng 2.15. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng về việc thực hiện đánh giá các nội dung phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của SV ................92 Bảng 2.16. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng về việc thực hiện đánh giá các nội dung kiến thức của SV ..............................................................92 Bảng 2.17. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng về việc thực hiện đánh giá các nội dung kỹ năng của SV ................................................................93 Bảng 2.18. Ý kiến đánh giá của CBQL các trường cao đẳng việc thực hiện các nội dung của văn hóa chất lượng trong nhà trường ...............................96 Bảng 3.1. Kết quả hỏi ý kiến của giảng viên và cán bộ quản lý trường CĐ khảo nghiệm các quy trình, thủ tục ............................................................... 148 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của nội dung các giải pháp............................................................................................................................. 164 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Nội dung Trang Biểu đồ 2.1. Kết quả học tập của sinh viên cao đẳng trong 5 năm học ............. 71 Biểu đồ 2.2. Kết quả rèn luyện của sinh viên cao đẳng trong 5 năm học ....... 71 Biểu đồ 2.3. Ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên trường cao đẳng về mức độ quan tâm đến chính sách chất lượng ................................................... 79 Biểu đồ 2.4. Ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên trường cao đẳng về thực hiện chuẩ n mực và quy trình ĐBCL ........................................................ 79 Biểu đồ 2.5. Ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên trường cao đẳng về mức độ quan tâm đến giám sát thực hiện quy trình ĐBCL ............................. 80 Biểu đồ 2.6. Ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên trường cao đẳng về mức độ thực hiện các nội dung ĐBCL trong các hoa ̣t đô ̣ng của nhà trường .......... 81 Biểu đồ 2.7. Ý kiến đánh giá của CBQL các trường cao đẳng về việc thực hiện các nội dung của chính sách đảm bảo chất lượng trong nhà trường.................. 94 Biểu đồ 2.8. Ý kiến đánh giá của CBQL các trường cao đẳng việc thực hiện các nội dung của kế hoạch đảm bảo chất lượng trong nhà trường........................... 95 Biểu đồ 2.9. Ý kiến đánh giá của CBQL các trường cao đẳng việc thực hiện các nội dung về ý thức chất lượng trong nhà trường ............................... 95 Biểu đồ 2.10. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng về mức độ thực hiện các nội dung “đầu vào” của hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường ......... 97 Biểu đồ 2.11. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng đánh giá về việc thực hiện các nội dung trong “quá trình” hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường ...................................................................... 98 Biểu đồ 2.12. Ý kiến của CBQL các trường cao đẳng đánh giá về các nội dung “đầu ra” của hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường........... 98 Biểu đồ 2.13. Hoạt động của bộ phận chuyên trách về ĐBCL trong các trường cao đẳng ............................................................................................... 99 Biểu đồ 2.14. Ý kiến đánh giá về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của bộ phận chuyên trách ĐBCL trong các trường cao đẳng .......................... 100 Biểu đồ 3.1. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp............ 165 Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá mức độ tác dụng của việc thực hiện các quy trình ........................................................................................................... 169 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Nội dung Trang Hình 1.1. Mô hình tổng thể quản lý quá trình đào tạo ............................... 21 Hình 1.2. Các cấp độ quản lý chất lượng .................................................... 25 Hình 1.3. Mô hình quản lý chất lượng C-I-P-O ......................................... 32 Hình 1.4. Môi trường GD&ĐT của nhà trường.......................................... 35 Hình 1.5. Hệ thống đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng ................ 43 Hình 1.6. Mối quan hệ trong hệ thống đảm bảo chất lượng ở Thái Lan .... 63 Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức khái quát của một trường cao đẳng .......... 69 ix MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, tổ chức mà các thành viên vừa hợp tác để phát triển, đồng thời cũng có những sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về chất lượng (CL) nguồn nhân lực giữa các quốc gia. Do vậy, các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được vai trò của giáo dục (GD) và cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức, đánh giá đúng tầm quan trọng của giáo dục trong việc phát triển đất nước; có những quan điểm, định hướng chiến lược để phát triển giáo dục. Các quan điểm, định hướng đó luôn được thể chế hoá trong các văn kiện và văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Với Đại hội VIII Đảng ta đã khẳng định rõ vai trò của giáo dục và đào tạo: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” bằng việc coi trọng cả ba mặt của giáo dục: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tới Đại hội IX, Đảng đã khẳng định rõ mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá (VH) tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”; đến Đại hội X, mục tiêu phát triển giáo dục Việt Nam đã được nghị quyết xác định là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội (XH) hoá”. Giai đoạn 2011 - 2020, mục tiêu tổng quát của giáo dục được xác định: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ (NN) và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự 1 nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 cũng khẳng định: “Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 - 400.” Hiện nay, hệ thống giáo dục đại học (ĐH) đã và đang phát triển rộng khắp cả nước; đa dạng về loại hình trường và không ngừng tăng về quy mô. Mặc dù vậy, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam, giáo dục đại học (GDĐH) vẫn còn những hạn chế cơ bản. Điều này đã được Hội nghị toàn quốc về chất lượng GDĐH năm 2008 xác định: “Các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học chưa cụ thể, không rõ ràng; các điều kiện đảm bảo chất lượng còn hạn chế” và đồng thời cũng chỉ ra giải pháp cần “Đẩy mạnh các hoạt động quản lí chất lượng”. Ở nước ta, trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị của các nhà nghiên cứu giáo dục như Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Vũ Ngọc Hải, Đặng Xuân Hải, Lâm Quang Thiệp, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Minh Đường, Trần Khánh Đức, Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Kim Dung, Lê Văn Hảo, Trần Thị Bích Liễu, Phạm Thành Nghị, Phạm Xuân Thanh… về quản lí giáo dục và đảm bảo chất lượng đại học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá về hệ thống đảm bảo chất lượng (HT ĐBCL) trong các trường cao đẳng (CĐ), với những đặc thù riêng của nó còn chưa được đề cập một cách sâu sắc, chính vì vậy tìm ra các giải pháp để hoàn thiện HT ĐBCL trong các trường CĐ là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, giai đoạn được đánh giá là có nhiều khó khăn của các trường CĐ. Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng ” làm luận án nghiên cứu của mình. 2 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là vận dụng các luâ ̣n cứ , luâ ̣n chứng khoa học , xây dựng hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng trường CĐ nói chung bao gồm các trường cao đẳ ng sư phạm (CĐSP), đồng thời đề xuấ t một số giải pháp để thực hiê ̣n hê ̣ thố ng đảm bảo chấ t lươ ̣ng ở trường CĐ. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Các trường cao đẳ ng chuyên nghiệp , tập trung chủ yếu vào các trường cao đẳng có đào tạo giáo viên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng trong các trường CĐ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Tổng thuật những luận cứ khoa học của hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng đố i với các cơ sở GDĐH nói chung và ở trường CĐ nói riêng. 4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng trong một số các trường CĐ (tập trung chủ yếu vào các trường CĐ có đào tạo giáo viên ở Việt Nam). 4.3. Nghiên cứu đề xuất hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng ở trường CĐ Việt Nam - Xây dựng hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng ở trường CĐ Việt Nam. - Tiến hành thử nghiệm một số yế u tố của hê ̣ thố ng đảm bảo chấ t lươ ̣ng CĐ. ở 5. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu HT ĐBCL ở các trường CĐ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ, thời gian và các điều kiện nghiên cứu hạn chế, đồng thời với kinh nghiệm và thực tiễn công tác của tác giả luận án, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu đối tượng là các trường CĐ có đào tạo giáo viên (các trường CĐSP hoặc CĐ đa ngành mà tiền thân là các trường CĐSP) và đi sâu nghiên cứu lĩnh vực đảm bảo chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o. - Đối tượng khảo sát và thử nghiê ̣m: Đề tài đã tiến hành khảo sát tại 06 (sáu) trường CĐ có đào tạo giáo viên thuộc đối tượng đã nêu: Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang, Trường CĐSP Bắc Ninh, Trường CĐSP Điện Biên, Trường cao đẳng Vĩnh Phúc, Trường CĐSP Lạng Sơn, Trường Cao đẳng Cần Thơ. Đây là các trường đã được lựa chọn theo tiêu chí đại diện cho các vùng, miền, khu vực. Trường CĐ 3 Ngô Gia Tự Bắc Giang (tiền thân là trường CĐSP Ngô gia Tự Bắ c Giang), nơi tác giả luận án đang công tác được chọn làm nơi thử nghiệm, giúp cho các hoạt động thử nghiệm có điều kiện được áp dụng thuận lợi tốt nhất, cho nghiên cứu. - Luận án nghiên cứu thực tra ̣ng hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng ở một số trường CĐ trong 5 năm trở lại đây. 6. Giả thuyết khoa học Trong bố i cảnh Bô ̣ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang thực hiê ̣n quản lí GD&ĐT theo hướng chuẩ n hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa và hô ̣i nhâ ̣p, cầ n thiế t phải xây dựng hê ̣ thố ng đảm bảo chấ t lươ ̣ng cho các cơ sở ĐT . Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lí chất lượng nói chung và các quan điểm của đảm bảo chất lượng đào tạo (ĐBCL ĐT) nói riêng, có thể xây dựng đươ ̣c hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng phù hợp với loại hình trường CĐ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiê ̣n tố t phương thức quản lí chấ t lươ ̣ng trong vâ ̣n hành nhà trường CĐ ở Việt Nam. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, vận dụng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục và đào tạo giáo viên. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả luận án kết hợp sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phân tích và tổng hợp các tài liệu về lý thuyết ĐBCL ĐT trong GDĐH. - Phân tích các các yế u tố của hê ̣ thố ng quản lí chấ t lươ ̣ng và đă ̣c điể m của đố i tươ ̣ng nghiên cứu là các trường CĐ chuyên nghiê ̣p ở Việt Nam. - Phân tić h các liñ h vực quản lí trong trường CĐ và các yếu tố ảnh hưởng lên việc xây dựng hê ̣ thố ng đảm bảo chấ t lươ ̣ng ở mô ̣t trường CĐ. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Để tìm hiểu được thực trạng chất lượng và hoạt động đảm bảo chất lượng trong các trường CĐ bằ ng phương pháp điều tra xã hội học . Cụ thể, tác giả luận án đã sử dụng phiếu hỏi để tiến hành điều tra. Để thông tin mang tính đại diện cho 4 các vùng, miền, khu vực, việc khảo sát được thực hiện với một số trường CĐ có đào tạo giáo viên, đó là: Trường CĐ Ngô Gia Tự Bắc Giang, Trường CĐSP Bắc Ninh, Trường CĐSP Điện Biên, Trường CĐ Vĩnh Phúc, Trường CĐSP Lạng Sơn, Trường CĐ Cần Thơ. Để đảm bảo tính xác thực và khách quan của kết quả (KQ) điều tra, tác giả luận án đã lựa chọn mẫu ngẫu nhiên trong số các cán bộ quản lí (CBQL) và giảng viên CĐ tại các trường khảo sát ở các độ tuổi, trình độ học hàm, học vị khác nhau. Đối tượng được hỏi cũng rất đa dạng: giảng viên và CBQL nhà trường; cựu sinh viên; CBQL ở các cơ sở giáo dục, cơ sở sử dụng lao động là các sinh viên tốt nghiệp từ nhà trường (NT). 7.2.3. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực quản lí giáo dục và đảm bảo chất lượng (ĐBCL). 7.2.4. Sử dụng các thuật toán xử lý số liệu Luận án sử dụng kỹ thuật thống kê ứng dụng phân tích dữ liệu trong NCKH là phân tích độ tin cậy của bảng hỏi và ứng dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích các số liệu, thông tin đã thu thập được bằng chương trình SPSS. Để xử lý các số liệu khảo sát tác giả luận án đã sử dụng phương pháp tính giá 5 trị trung bình theo công thức: Điểm TB: X =  ini i 1 5  ni i 1 Trong đó: i là mức điểm từ 1 đến 5 ni là số người đánh giá theo mức điểm i 8. Câu hỏi nghiên cƣ́u và Luận điểm bảo vệ 8.1. Câu hỏi nghiên cứu 8.1.1. Làm thế nào để quản lý trường CĐ đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đổi mới giáo dục, đáp ứng nhu cầu xã hội? 8.1.2. Hệ thống ĐBCL là yếu tố quyết định QL trường CĐ trong bối cảnh hiện nay? 8.1.3. Hệ thống ĐBCL được xây dựng như thế nào? 8.1.4. Làm thế nào để đưa HT ĐBCL vận hành có hiệu quả trong thực tế? 5 8.2. Luận điểm bảo vê ̣ - Xây dựng HT ĐBCL ở trong trường CĐ chuyên nghiệp nói chung , trường CĐ có đào tạo giáo viên nói riêng phải tuân thủ lí thuyết quản lí chấ t lươ ̣ng và các thành tố của cấ p đô ̣ đảm bảo chấ t lươ ̣ng trong phương thức QL chấ t lươ ̣ng mô ̣t cơ sở ĐT. Hê ̣ thố ng đảm bảo chấ t lươ ̣ng chỉ có thể vâ ̣n hành tố t khi trở thành ý thức tự giác của tất cả mọi thành viên trong nhà trường; các hoạt động của nhà trường phải có tiến trình thực hiện thống nhất theo mục tiêu chất lượng , được đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình. - Để vâ ̣n hành tố t hê ̣ thố ng đảm bảo chấ t lươ ̣ng cầ n xây dựng đươ ̣c các thủ tục, quy trin ̀ h và văn hóa chấ t lươ ̣ng của nhà trường . Xây dựng hê ̣ thố ng ĐBCL trong trường CĐCN nói chung và CĐ có đào tạo giáo viên nói riêng phải xuất phát từ sứ mạng, mục tiêu đào tạo và đă ̣c điể m của các trường đó. 9. Điểm mới của luận án 9.1. Về lý luận Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về quản lí chấ t lươ ̣ng, luận án đưa ra được các luận cứ khoa học để xây dựng hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng cho trường CĐCN nói chung vatrường CĐ có đào tạo giáo viên nói riêng ở Việt Nam, theo đó đề ̀ xuất hệ thống các giải pháp nhằm triể n khai tố t hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng đã đươ ̣c đề xuất. 9.2. Về thực tiễn - Thông qua nghiên cứu, khảo sát đã đánh giá được thực trạng về chất lượng và HT ĐBCL trong các trường CĐ có đào tạo giáo viên ở Việt Nam , luận án chỉ ra bức tranh về QL chất lượng ở trường CĐ. - Xác định được nội dung , điều kiện để ĐBCL trong trường CĐCN nói chung và CĐSP nói riêng ở Việt Nam. - Đề xuất hê ̣ thố ng ĐBCL và một số các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường CĐ ở Việt Nam. - Giúp cho các nhà quản lí các trường CĐ ở Việt Nam có một hình dung toàn cảnh về vấn đề đảm bảo chất lượng và hướng giải quyết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (CLĐT) cho các trường. 6 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục , nội dung chính của luận án gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận xây dựng hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng cho trường cao đẳng Chƣơng 2: Thực trạng triển khai quản lí chất lượng và đảm bảo chất lượng trong các trường cao đẳng Chƣơng 3: Đề xuất hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG CHO TRƢỜNG CAO ĐẲNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu Trong quản lý chất lượng (QLCL), cấp độ đảm bảo chất lượng đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu những năm gần đây. Trải qua hơn 40 năm phát triển, ngành khoa học này đã nghiên cứu hàng chục mô hình, HT ĐBCL trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và sau đó áp dụng vào giáo dục, đặc biệt là GDĐH. Có nhiều công trình nghiên cứu về đảm bảo chất lượng trong quản lý chất lượng nói chung và quản lý chất lượng trong giáo dục nói riêng, sau đây là một số nét khái quát về một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án. 1.1.1. Ở nước ngoài 1.1.1.1. Nghiên cứu về quản lý chất lượng, quản lý chất lượng giáo dục đại học và mô hình giáo dục Về lĩnh vực quản lý chất lượng trong sản xuất và kinh doanh, cho thấy đây là một lĩnh vực có khá nhiều công trình được công bố ở nước ngoài. Có thể kể đến các công trình “Quality is Free: The Art of Making Quality Certain” của P.Crosby công bố năm 1979; “Out of the Crisis” của W.Deming được công bố năm 1986, “The Search for Quality: Planning Improvement and Managing Change” của D.Goddard và M.Leaks năm 1992; “Juran’s Quality Control Handbook” năm 1988 và “Juran on Leadership for Quality: An Executive Handbook” của J.M.Juran năm 1989. Các công trình này đều nhằm quản lý, cải tiến và củng cố chất lượng trong các tổ chức, đặc biệt là thuyết “mười bốn điểm dành cho việc quản lí” của Edwards Deming. 1.1.1.2. Nghiên cứu về đảm bảo chất lượng và hệ thống đảm bảo chất lượng trong giáo dục Từ những năm 80 của thế kỷ XX đã có nhiều nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu về vấn đề đảm bảo chất lượng nói chung và đảm bảo chất lượng trong 8 giáo dục nói riêng. Các công trình và bài viết tập trung đề cập tới khái niệm đảm bảo chất lượng trong GDĐH, các nguyên tắc của đảm bảo chất lượng, các thành phần chính trong đảm bảo chất lượng, các bước thiết lập một HT ĐBCL. Ở nước ngoài có thể đề cập đến một số công trình và bài viết: “A British standard for university teaching. In Ellis, R. (Ed.)” của R.Ellis, Ellis (1993) quan niệm: “Trong môi trường kinh doanh, đảm bảo chất lượng được xem là một quá trình nơi mà một nhà sản xuất đảm bảo với khách hàng là sản phẩm hay dịch vụ của mình luôn đáp ứng được các chuẩn mực”. Cũng cần phải kể đến một số các bài viết và công trình của D.Woodhouse: “Book review. ISO 9000 and Malcolm Baldrige in training and education: A practical application guide, Russo, C. Charro Publishers Inc. Lawrence, Kansas” năm 1999; “Quality and quality assurance. In Organisation for Economic Co-operation and Development (Eds.)” năm 1999 và “Quality improvement through quality audit” năm 2002. Trong các bài viết và công trình của mình, Woodhouse (1999) quan niệm về đảm bảo chất lượng giáo dục trong GDĐH: “Trong GDĐH, đảm bảo chất lượng được xác định như các hệ thống, chính sách, thủ tục, qui trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng”. Công trình “ISO 9000 and Malcolm Baldrige in Training and Education: A Practical Application Guide” năm 1995 của C.Russo đề cập đến ISO 9000 và Malcolm Baldrige trong giáo dục và đào tạo. Russo (1995) nêu: đảm bảo chất lượng “xem xét các quá trình được sử dụng nhằm kiểm soát và sản xuất sản phẩm hay các dịch vụ và nhằm tránh các phế phẩm. Nếu như chúng ta có HT ĐBCL, sẽ tránh đi việc có thể có các phế phẩm”. Công trình “Quality Assurance in Training and Education” của R.Freeman năm 1994; Freeman đã đề ra 5 nguyên tắc của đảm bảo chất lượng. Trong bài viết “Quality Assurance in Higher Education. In Craft, A. (Ed)” của M.Frazer năm 1992, Frazer đã xác định 4 thành phần chính trong đảm bảo chất lượng. 1.1.1.3. Nghiên cứu về kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục Công trình “Nền sư phạm đại học” của Pol Dupont - Marcelo Ossandon đã đề cập đến những kinh nghiệm để phát triển một trường ĐH. Công trình “Cơ sở 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất