Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non xuân nộn, ...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non xuân nộn, xã xuân nộn, huyện đông anh, thành phố hà nội

.DOC
39
1365
117

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là nguồn nhân lực mới cho tương lai.Việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em ngày càng được toàn cộng đồng quan tâm. Trẻ em bị bệnh không những ảnh hưởng tới tính mạng, tới sự phát triển về thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển về tinh thần, trí tuệ của trẻ. Để thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ đòi hỏi giáo viên Mầm non, các nhà chuyên môn và các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết về đặc điểm sinh lý, bệnh lý và tâm vận động của các thời kỳ phát triển của cơ thể trẻ. Cần được trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản về bệnh của trẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ để từ đó cơ thể áp dụng vào công tác phòng bệnh, đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn, biết phát hiện sớm, xử lí bước đầu và chăm sóc khi trẻ bị ốm. Sâu răng là bệnh có từ cổ xưa và là một trong những bệnh phổ biến nhất trong xã hội không những chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Bệnh đứng thứ ba trong bảng xếp hạng bệnh tật WHO trong những năm 1970 vì mức độ phổ biến (chiếm 90 - 99%), thời gian mắc bệnh sớm (6 tháng tuổi, ngay sau khi răng mọc) và chi phí cho việc chữa bệnh rất lớn. Cùng với sự tiến bộ của y học, căn nguyên của bệnh sâu răng cũng được làm sáng tỏ giúp cho việc phòng bệnh và chữa bệnh đạt hiệu quả cao, vì vậy tỷ lệ bệnh sâu răng đã giảm xuống, như ở Mỹ, Australia và các nước Bắc Âu chỉ số này giảm xuống còn một nửa so với trước [5]. Nhưng người ta cũng nhận thấy rằng, việc giảm tỷ lệ bệnh sâu răng chỉ tập trung ở các nước phát triển, còn ở những nước đang phát triển tỷ lệ này vẫn còn cao và có xu hướng tăng lên. Năm 1994, WHO đánh giá bệnh sâu răng ở nước ta vào loại cao nhất thế giới và nước ta thuộc khu vực các nước có bệnh răng miệng đang tăng lên. Năm 1977, tỷ lệ sâu răng ở trẻ 6 tuổi ở Hà 1 Nội là 77%[2], theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2003, tỷ lệ sâu răng ở trẻ là 84% [9]. Để giải quyết tình trạng này, ngành Răng hàm mặt từ nhiều năm nay đã đặt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu là nhiệm vụ hàng đầu trong đó công tác nha học đường là nhiệm vụ trọng tâm với 4 nội dung chăm sóc phòng bệnh: giáo dục nha khoa, dùng nước súc miệng fluor 0,2%, trám bít hố rãnh, khám và điều trị sớm các bệnh răng miệng ngay tại trường học. Cho đến nay công tác nha học đường đã phát triển ở cả 64 tỉnh thành trong cả nước, Trường Mầm non Xuân Nộn đã triển khai công tác nha học đường từ nhiều năm nay với nội dung là giáo dục nha khoa. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đánh giá tỷ lệ sâu răng và kiến thức, thái độ của các bà mẹ với bệnh sâu răng. Để giải quyết các vấn đề đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Xuân Nộn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Xuân Nộn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. - Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Xuân Nộn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em 5-6 tuổi và các bà mẹ có con 5-6 tuổi đang học tại trường Mầm non Xuân Nộn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cấu tạo của răng [2], [10] Bao gồm: Men răng, ngà răng, tủy răng và xương răng. 1.1.1 Men răng Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, là mô cứng nhất của cơ thể, có tỷ lệ chất vô cơ cao nhất, có nguồn gốc từ ngoại bì. Men răng dày nhất ở núm răng khoảng 1,5 cm và mỏng nhất ở vùng cổ răng. Hình dáng và bề dày của men được xác định từ trước khi răng mọc ra. Trong suốt đời người, men răng không được bồi đắp mà mòn dần theo tuổi nhưng men răng có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường trong miệng. Men được cấu tạo bởi chất vô cơ là chủ yếu (chiếm 96%) chủ yếu là 3[(PO4)2Ca3] Ca(OH)2, còn lại là các muốn cacbonat của magie, một lượng nhỏ clorua, fluorua và muối sunfat của Natri và Kali. Thành phần hữu cơ chiếm khoảng 1% trong đó chủ yếu là Protide. Men răng cứng, giòn, trong và cản tia X, tỉ trọng từ 2,3, - so với ngà răng. 1.1.2 Ngà răng Ngà răng có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men, chứa tỷ lệ chất vô cơ thấp hơn men (75%), chủ yếu là 3[(PO 4)2Ca3). Trong ngà răng chứa nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của nguyên bào ngà. Bề dày ngà thay đổi trong đời sống họat động của nguyên bào ngà, ngà răng ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần ống tủy. Về tổ chức học ngà được chia làm hai loại: - Ngà tiên phát chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong quá trình hình thành răng, bao gồm: ống ngà, chất giữa ống ngà (dây tôm). - Ngà thứ phát được sinh ra khi răng đã hình thành, gồm ngà thứ phát sinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt. 3 1.1.3 Tủy răng Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân và tủy thân. Tủy răng nằm trong buồng tủy gọi là tủy thân, tủy buồng, tủy răng trong ống tủy gọi là tủy chân. Các nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy. Tủy răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng, cụ thể là sự sống của nguyên bào ngà và tạo ngà thứ cấp, nhận cảm giác của răng. Trong tủy răng chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng của thần kinh. Về tổ chức học, tủy răng gồm hai vùng: vùng cạnh tủy gồm các lớp tế bào tạo ngà (2-3 lớp) và lớp không có tế bào gồm những tổ chức sợi tạo keo. Vùng giữa tủy là tổ chức liên kết có nhiều tế bào, ít tổ chức sợi. 1.1.4 Xương răng Là tổ chức vôi hoá bao phủ ngà chân răng Cấu trúc xương được chia làm 2 loại: + Xương răng tiên phát: ở sát lớp ngà cổ răng và không có tế bào. + Xương răng thứ phát: Có tế bào tạo xương, có nhiều ở vùng phủ ngà cuống răng. Độ dày của xương răng thay đổi theo tuổi và vị trí. Thành phần hoá học của xương răng giống với xương ở những nơi khác. 1.2 Sâu răng 1.2.1. Căn nguyên bệnh sâu răng [2], [3] Sâu răng là một bệnh phổ biến nhất của loài người, sâu răng là kết quả của sự hủy khoáng tổ chức cứng của răng thành hố bởi sản phẩm cuối cùng của sự axit hóa các chất thức ăn có đường do lên men vi khuẩn. Trước năm 1970 người ta coi sâu răng là một thương tổn không thể hồi phục và khi giải thích bệnh căn sâu răng, người ta chú ý nhiều đến chất đường và vi khuẩn Streptococus mutans nên việc phòng bệnh sâu răng tập trung vào 4 chế độ ăn hạn chế đường, tiến hành vệ sinh miệng kỹ nhưng hiệu quả phòng sâu răng hạn chế. Căn nguyên sâu răng được giải thích bằng sơ đồ Keyes. Vi khuẩn Đường Hình ảnh 1: Sơ đồ Keyes [11] Răng Hình ảnh 1: Sơ đồ Keyes [11] Sơ đồ Key thể hiện sự tác động phối hợp của 3 yếu tố nói trên gây sâu răng, nếu thiếu một yếu tố nào đó thì không thể gây sâu răng [11]. Sau năm 1975 sâu răng được coi là một bệnh nhiều nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân này được chia làm 2 nhóm: nhóm chính và nhóm phụ. - Nhóm chính: có 3 yếu tố phải cùng đồng thời xảy ra. + Vi khuẩn thường xuyên có trong miệng, trong đó có Streptococus mutans là thủ phạm chính. + Chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ lên men biến thành axit do tác động của vi khuẩn. + Răng có khả năng bị sâu nằm trong môi trường miệng. Ở đây người ta cũng thấy rằng cấu tạo men răng giữ một vai trò trọng yếu trong nguyên nhân sâu răng vì men răng có fluor có khả năng phòng chống sâu răng [22]. Nhóm yếu tố phụ trợ có rất nhiều như: vai trò của nước bọt, di truyền, đặc tính sinh hóa của răng… Nhóm này tác động làm tăng hay giảm sâu răng và gây ra các vị trí lỗ sâu khác nhau. 5 Căn nguyên của sâu răng được White giải thích qua sơ đồ sau: pH và dòng chảy nước bọt Chất nền Vi Khuẩn Răng Hình ảnh 2: SơBọt đồ White [3] Nước White đã thay thế một vòng tròn (chất đường) của sơ đồ Keyes bằng vòng tròn chất nền, và nhấn mạnh vai trò nước bọt và PH của dòng chảy môi trường xung quanh răng. Ta có thể tóm tắt như sau: Sâu răng = Hủy khoáng > tái khoáng (cơ chế hóa học và vật lý sinh học) Hay nói khác đi quá trình sâu răng bắt đầu khi các yếu tố gây mất ổn định mạnh hơn các yếu tố bảo vệ trong động học sinh lý bệnh sâu răng. 6 Các yếu tố gấy mất ổn định - Chế độ ăn đường nhiều lần - Thiếu nước bọt hay nước bọt axit - Axit từ dịch dạ dày tràn lên miệng - pH môi trường miệng <5 Các yếu tố bảo vệ - Nước bọt - Khả năng kháng acid của men - Fluor có ở bề mặt men răng - Trám bít hố rãnh - Độ Ca++, NPO4 quanh răng - pH > 5,5 Hình ảnh 3: Sơ đồ tóm tắt căn nguyên sâu răng [3] 1.3 Tình hình bệnh sâu răng trên Thế Giới và nước ta 1.3.1 Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới hiện nay Tại hội nghị Alma Ata (1978) đã công bố có hơn 90% dân số thế giới mắc bệnh sâu răng và đã phát động chương trình hành động vì sức khoẻ răng miệng cho con người đến năm 2000. Đồng thời có chương trình giúp đỡ cho tất cả các nước trên thế giới triển khai chương trình này. Qua hai thập kỷ, chương tình này đã phát huy được hiệu quả to lớn ở nhiều Quốc gia trong đó có Việt Nam. Song, việc triển khai chương trình phòng bệnh răng miệng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng của mỗi nước, nên kết quả thực hiện chương trình này còn ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh răng miệng trên thế giới hiện nay có hai khuynh hướng rõ rệt. 7 Các nước đang phát triển Các nước phát triển Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp Hình ảnh 4: Khuynh hướng phát triển của bệnh sâu răng [23] Có hai chiều hướng: - Ở các nước phát triển: Từ những năm 1940 đến 1960, tình hình sâu răng rất nghiêm trọng, tuy nhiên ở các nước này đang có sự giảm rõ rết về sâu răng như Mỹ, các nước Bắc Âu, Anh…ở Mỹ. Có được điều này là do các nước này đã tích cực sử dụng fluor dưới nhiều hình thức để phòng sâu răng [6], [23]. - Ở các nước đang phát triển: Thập kỷ 1960 tình hình sâu răng ở mức thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Gần đây, sâu răng có chiều hướng tăng lên trừ một số nước như Hồng Kông, Singapo, Malayxia là những nước đang phát triển nhưng sâu răng lại giảm do đã sử dụng fluor để phòng sâu răng, như Singapo đã fluor hóa nước máy 100% [18]. 1.3.2. Tình hình bệnh sâu răng ở Việt Nam hiện nay 8 - Theo điều tra cơ bản của Võ Thế Quang về bệnh răng miệng năm 1990 [10] cho thấy sâu răng ở Việt Nam tăng dần theo tuổi. Nhìn chung, từ thập kỷ 1980 sang thập kỷ 1990 thì sâu răng ở Việt Nam có xu hướng gia tăng. So với kết quả điều tra răng miệng toàn quốc năm 2001 do Trần Văn Trường và Trịnh Đình Hải công bố thì tình hình sâu răng ở Việt Nam cũng có xu hướng tăng lên và không đồng đều giữa các vùng, miền trong cả nước [16]. - Theo Nguyễn Văn Cát [1], tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi trên toàn quốc năm 1983 - 1984 là: Miền Bắc : 19,30% Miền Nam : 76,29% - Theo kết quả điều tra cơ bản bệnh răng miệng toàn quốc lần thứ nhất năm 1999, tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi là: Việt Nam : 57,33% Miền Bắc : 43,33% Miền Nam : 76,33% - Năm 2001, theo kết quả điều tra cơ bản bệnh răng miệng toàn quốc lần thứ hai do Trần Văn Trường và Trịnh Đình Hải công bố, tỷ lệ sâu răng ở trẻ em [17]. Tuổi 5 - 6 (răng sữa). Tỷ lệ sâu răng : 84,90% 1.4 Các biện pháp phòng bệnh sâu răng [22] WHO đã đưa ra một số biện pháp phòng bệnh sâu răng chủ yếu sau 1.4.1. Sử dụng fluor - Fluor hay nguồn cung cấp nước công cộng với độ tập trung fluor từ 0,7 đến 1,2 mgF/1 nước mà độ tập trung tối ưu tùy thuộc vào khí hậu. - Đưa fluor vào muối với độ tập trung fluor là 250 mgF/kg muối. - Dùng viên fluor. 9 - Fluor hóa nguồn cung cấp nước ở trường học với độ tập trung fluor cao hơn mức độ tập trung fluor tối ưu trong nước công cộng 4,5 lần. - Súc miệng với các dung dịch fluor pha loãng. Cho trẻ em súc miệng hàng ngày với dung dịch fluor 0,05% hoặc súc miệng mỗi tuần 1 lần với dung dịch fluor 0,2% - Dùng kem đánh răng có fluor. - Dùng gel hoặc vecni có fluor. - Sử dụng phối hợp các dạng fluor. 1.4.2. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng - Các biện pháp được giám sát chặt chẽ ở trường bao gồm chải răng và dùng chỉ nha khoa. - Các biện pháp không giám sát được thực hiện chải răng và các biện pháp vệ sinh răng miệng khác ở nhà. 1.4.3. Trám bít hố rãnh Áp dụng đối với các mặt nhai để ngăn ngừa sâu ở hố và rãnh răng sau khi răng vĩnh viễn mọc. 1.4.4. Chế độ ăn hợp lý Kiểm soát các thức ăn và đồ uống có đường bao gồm các biện pháp dưới đây: - Kiểm soát các thực phẩm có đường ở trường học. - Giảm dần số lần ăn các thực phẩm có đường. - Giảm mức độ tiêu thụ đường ở tầm quốc gia. - Dùng các sản phẩm thay thế đường: xylitol, malnitol… Tuy nhiên tùy theo đặc điểm cụ thể mà mỗi nước lựa chọn các biện pháp khác nhau cho phù hợp với thực tiễn ở các nước và khu vực. 1.5. Chương trình nha học đường Sử dụng fluor trong cộng đồng, đặc biệt là trong các trường học là biện pháp phòng bệnh sâu răng hữu hiệu giúp làm giảm tỷ lệ sâu răng ở nước phát triển. Xây dựng chương trình phòng chống sâu răng có hiệu quả bằng chăm 10 sóc răng miệng trẻ em trong nhà trường là cách mà Việt Nam và các nước đang phát triển đi theo. Ở Việt Nam, mục tiêu của chương trình nha học đường là đạt được mục tiêu về dự phòng sâu răng của WHO [9], [19], [17], [16] và đảm bảo trẻ được chăm sóc răng miệng ổn định, dài lâu qua chương trình nha học đường. Chương trình nha học đường đã được tiến hành từ đầu những năm 1980 [1]. Đến nay chương trình đã được thực hiện ở 64 tỉnh thành với 3 nội dung sau: [17], [16]  Giáo dục nha khoa: Hướng dẫn học sinh phương pháp chải răng và các biện pháp khác làm sạch răng, giữ gìn vệ sinh răng miệng.  Cho học sinh súc miệng co fluor 0,2% tại trường mỗi tuần một lần  Dự phòng lâm sàng bao gồm: Lấy cao răng điều trị viêm lợi, hàn răng sâu sớm, nhổ răng sữa thay, khám răng miệng định kỳ và trám bít hỗ rãnh, kiểm tra vệ sinh răng miệng. 11 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiêng cứu: Trẻ em 5-6 tuổi trường Mầm non Xuân Nộn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và bà mẹ có con dưới 5 tuổi thuộc diện điều tra. - Địa điểm nghiên cứu: trường Mầm non Xuân Nộn, xã Xuân Nộn. huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ( bao gồm 6 khu). - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu - Lập danh sách trẻ 5-6 tuổi 6 khu nghiên cứu, thông qua sổ theo dõi của trường Mầm non Xuân Nộn, tổng số có 223 trẻ. Tôi đã tiến hành điều tra dựa theo danh sách trên. 2.2.2 Chỉ số nghiên cứu * Chỉ số thông tin chung về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các hộ gia đình. - Tỷ lệ các bà mẹ phân theo trình độ học vấn. - Tỷ lệ các bà mẹ phân theo nhóm nghề nghiệp. * Chỉ số về sâu răng của trẻ 5-6 tuổi. - Tỷ lệ phân bố trẻ theo giới. - Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Xuân Nộn năm học 2013-2014. - Tỷ lệ sâu răng của trẻ theo giới. - Số lần đánh răng của trẻ trong 1 ngày. - Cách thức các bà mẹ vệ sinh răng miệng cho trẻ. - Thói quen ăn uống của các bà mẹ dành cho trẻ. 12 - Tỷ lệ sâu răng của trẻ 5-6 tuổi theo trình độ học vấn của mẹ. - Tỷ lệ sâu răng của trẻ 5-6 tuổi theo nghề nghiệp của mẹ. - Biện pháp xử trí của các bà mẹ khi trẻ bị sâu răng. 2.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu  Số liệu về bệnh: - Thông qua sổ khám sức khỏe của học sinh trường Mầm non Xuân Nộn. - Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con 5-6 tuổi thuộc diện điều tra.  Số liệu về các yếu tố liên quan: - Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con 5-6 tuổi thuộc diện điều tra.  Các số liệu thu được được xử lý thống kê trên phần mềm M.S Excel. 13 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Một số thông tin chung về trẻ 5-6 trường Mầm non Xuân Nộn năm học 2013 - 2014 3.1.1. Tỷ lệ phân bố trẻ theo giới Bảng 1: Tỷ lệ phân bố trẻ theo giới Nội dung Trẻ trai Số trẻ Tỷ lệ (%) 127 57.0% Trẻ gái 96 43.0% Tổng 223 100% Biểu đồ 1: Tỷ lệ phân bố trẻ theo giới (theo kết quả điều tra) Nhận xét: Tỷ lệ trẻ trai trường Mầm non Xuân Nộn năm học 2013 2014 là 57.0%, và trẻ gái là 43.0%. 14 3.2. Thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Xuân Nộn năm học 2013 - 2014 3.2.1. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Xuân Nộn năm học 2013-2014 Bảng 2: Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Xuân Nộn năm học 2013 – 2014 Nội dung Bị sâu răng Số trẻ Tỷ lệ (%) 72 32.3% Không bị sâu răng 151 67.7% Tổng 223 100% Biểu đồ 2: Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Xuân Nộn năm học 2013-2014 (theo điều tra) 15 Nhận xét: Tỷ lệ bị sâu răng của trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Xuân Nộn năm học 2013 - 2014 là 32.3%. 3.2.2. Tỷ lệ sâu răng theo giới ở trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Xuân Nộn năm học 2013 – 2014 Bảng 3: Tỷ lệ sâu răng của trẻ theo giới Nội dung Bị sâu răng Trẻ trai Số trẻ Tỷ lệ (%) 39 30.7% Trẻ gái Số trẻ Tỷ lệ (%) 33 34.4% Không bị sâu răng 88 69.3% 63 65.6% Tổng 127 100% 96 100% Biểu đồ 3: Tỷ lệ sâu răng của trẻ theo giới Nhận xét: Tỷ lệ sâu răng của trẻ trai là 30.7%, trẻ gái là 34.4% . 16 3.3 Các yếu tố liên quan Bảng 4: Số lần đánh răng của trẻ trong 1 ngày N Trẻ bị sâu răng n Tỷ lệ (%) 82 44 53.7 98 26 26.5 43 2 4.7 223 72 32.3 Nội dung Không đánh răng Đánh răng ngày 1 lần (buổi sáng ngủ dậy) Đánh răng ngày 2 lần ( Sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ) Tổng Nhận xét: Từ kết quả bảng 4 cho thấy tỷ lệ trẻ bị sâu răng cao nhất là trẻ không đánh răng lần nào trong ngày (53.7%) và thấp nhất là trẻ đánh răng ngày 2 lần (4.7%). Bảng 5: Cách thức các bà mẹ vệ sinh răng miệng cho trẻ Nội dung Sử dụng thuốc đánh răng Đánh răng theo chiều dọc Đánh răng theo chiều ngang Khám định kỳ răng cho trẻ Đồng ý Không đồng ý n % Không biết n % n % 148 66.4 68 30.5 7 78 35.0 136 61.0 9 4.0 132 59.2 91 40.8 0 0.0 73 32.7 142 63.7 8 3.6 3.1 Nhận xét: Theo kết quả bảng trên cho thấy các bà mẹ đồng ý sử dụng thuốc đánh răng cho trẻ có tỉ lệ cao nhất 66.4%. Các bà mẹ áp dụng biện pháp đánh răng theo chiều ngang cho trẻ khá nhiều chiếm tới 59.2% trong khi đó biện 17 pháp chải răng theo chiều dọc chỉ chiếm 35%.Việc đi khám định kỳ răng cho trẻ chưa được các bà mẹ thực sự quan tâm, vẫn còn tới 63.7% các bà mẹ không đồng ý khám răng định kỳ cho trẻ. Bảng 6: Thói quen ăn uống của các bà mẹ dành cho trẻ Nội dung Đồng ý Không đồng ý n % Không biết n % n % Sử dụng thức ăn, đồ uống có nhiều đường 151 67.7 66 29.6 6 2.7 Uống sữa trước khi đi ngủ 149 66.8 72 32.3 2 0.9 42.2 81 36.3 48 21.5 Ăn đồ quá nóng, quá lạnh 94 Nhận xét: Theo kết quả bảng 6 cho thấy các bà mẹ đồng ý sử dụng đồ ăn, đồ uống có nhiều đường cho trẻ cao chiếm tới 67.7%, uống sữa trước khi đi ngủ chiếm tới 66.8%, và ăn đồ quá nóng, quá lạnh chiếm 42.2%. Bảng 7: Tỷ lệ sâu răng của trẻ 5-6 tuổi theo trình độ học vấn của mẹ Mù chữ 18 Bị sâu răng n Tỷ lệ (%) 7 38.9% Tiểu học 34 12 35.3% Trung học cơ sở 92 31 33.7% Trung học phổ thông, trên THPT 79 22 27.8% Tổng 223 72 32.3% Trình độ học vấn N 18 Biểu đồ 4: Tỷ lệ sâu răng của trẻ 5-6 tuổi theo trình độ học vấn của mẹ Nhận xét: Từ kết quả bảng 7 và biểu đồ 4 cho thấy tỷ lệ trẻ sâu răng cao nhất là con của các bà mẹ mù chữ (38.9%) và thấp nhất là trẻ là con của các bà mẹ có học vấn Trung học phổ thông, trên Trung học phổ thông (27.8%). Bảng 8: Tỷ lệ sâu răng của trẻ 5-6 tuổi theo nghề nghiệp của mẹ Làm ruộng 116 Bị sâu răng n Tỷ lệ (%) 41 35.3% Buôn bán, nội trợ, nghề khác 68 21 30.9% Giáo viên, cán bộ công chức 39 9 23.1% Tổng 223 72 32.3% Trình độ học vấn N 19 Biểu đồ 5: Tỷ lệ sâu răng của trẻ 5-6 tuổi theo nghề nghiệp của mẹ Nhận xét: Từ kết quả bảng 8 và biểu đồ 5 cho thấy tỷ lệ trẻ sâu răng cao nhất là con của các bà mẹ làm ruộng (35.3%) và thấp nhất là trẻ là con của các bà mẹ là giáo viên, cán bộ công chức (23.1 %) Bảng 9: Biện pháp xử trí của các bà mẹ khi trẻ bị sâu răng Nội dung Ở nhà không xử trí gì Tự mua thuốc về nhà chữa Đến khám và chữa thầy lang Đến trạm y tế xã Đồng ý Không đồng ý n % Không biết n % n % 17 7.6 206 92.4 0 0.0 79 35.4 139 62.4 5 2.2 16 7.2 203 91.0 4 1.8 218 97.8 5 2.2 0 0.0 Nhận xét: Theo kết quả bảng trên cho thấy các bà mẹ có thái độ đồng ý đưa con đến trạm y tế chiếm tỉ lệ cao nhất 97.8%. Vẫn còn các bà mẹ áp dụng biện pháp mua thuốc về nhà chữa 35.4%, đến khám và chữa ở thầy lang 7.2% và số bà mẹ cho con ở nhà không xử lý 7.6%. Số các bà mẹ có thái độ không 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất