Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở v...

Tài liệu Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở việt nam

.PDF
242
1145
60

Mô tả:

%4 . 2 ing˚nh ngngãÆiliênquan ˆ nđ qu§n lý ki˙ mtra,đánhgiá 117 2.2.5. Qu§n lý ki˙ mtra,đánhgiákˆ t qu§ h c t–p ª trã Ængđ ¥i h c ..... 123 Ti˙ u kˆ tchãâng...................................................................................... 2 135 CHlàNG 3 . CÁC GIƒ I PHÁP QUƒ N LÝ KI˘ M TRA, ÁNH % GIÁ K´ T QUƒ H—C T P TRONG GIÁO DŁ C% ⁄ I H—C VI˚ T NAM............... 138 3.1. Các nguyên t“c đ ¯ xu' t gi§i pháp qu§n lý ki˙ m tra, đánh giá k ˆ t qu§ h c t–p trong giáo dÝcđ ¥i h c .................................................................. 138 %1 . 3 §m b§o tính khoa h c ............................................................... 138 %2 . 3 1 §m b§o tính thı c ti n ................................................................ 139 %3 . 1 §m b§o tính hÍ th ng ................................................................ 139 %4 . 3 1 §m b§o tính kˆ th a và tính kh§ thi .......................................... 140 3.2. Các gi§i pháp qu§n lý ki˙ mtra,đánhgiákˆ t qu§ h c t–p trong giáo dÝc đ ¥i h c ....................................................................................................... 141 3.2.1. Nhóm gi§i pháp th nh' t. Hoàn thiÍ n chính sách v¯ ki˙ mtra,đánh giá kˆ t qu§ h c t–p................................................................................. 143 3.2.1.1. Gi§i pháp 1.1. Xây dı ng m t Quy chˆ riêng, hoàn ch˝nh v¯ ki˙ mtra,đánhgiákˆ t qu§ h c t–p trong giáo dÝcđ ¥i h c ............... 144 3.2.1.2. Gi§i pháp 1.2. B sungchínhsáchiđ v ingãÆi h c ......... 148 3.2.2. Nhóm gi§i pháp th hai. Thay đ i môi trã Æng ki˙ m tra, đánh giá trongtrã Ængđ ¥i h c .............................................................................. 151 3.2.2.1. Gi§i pháp 2.1. Nâng cao nh–n th c v¯ ki˙ mtra, đánh giá c º a cácđ itãng liên quan ..................................................................... 152 3.2.2.2. Gi§i pháp 2. % …u tã kinh phíphlý cho ki˙ m tra, đánh giá ........................................................................................................... 157 3.2.2.3. Gi§i pháp 3.2 ào % t ¥o, b i dãng và chuà n hoá đ i ng˚ cán b tham gia ho¥tđ ng ki˙ mtra,đánhgiá ......................................... 160 3.2.2.4. Gi§iphápT.42 ngcã Æng công tác thanh tra, ki˙ m tra ...... 166 3.2.2.5. Gi§i pháp 2.5. Thành l–p trung tâm Kh§o thí chuyên trách v¯ ki˙ mtra,đánhgiá .............................................................................. 170 3.2.3. Nhóm gi§i pháp th ba. % i m i mô hình qu§n lý ki˙ m tra, ánh đ giá kˆ t qu§ h c t–p trong giáo dÝcđ ¥i h c............................................ 177 3.2.3.1. Gi§i pháp 3.1. Phân c' p qu§n lý ki˙ mtra,đánhgiákˆ t qu§ h c t–p trong giáo dÝcđ ¥i h c ................................................................. 178 3.2.3.2. Gi§i pháp 3.2. Hình thành m¥ng lãi các trung tâm Kh§o thí ........................................................................................................... 185 3.3. Kh§o nghiÍ m các gi§iphápđ ¯ xu' t ................................................... 188 3.3.1. Kˆ t qu§ kh§o nghiÍ mđ i v i nhóm gi§i pháp th nh' t .............. 188 3.3.2. Kˆ t qu§ kh§o nghiÍ mđ i v i nhóm gi§i pháp th hai ................ 189 3.3.3. Kˆ t qu§ kh§o nghiÍ mđ i v i nhóm gi§i pháp th ba ................. 193 3.4. Thı c nghiÍ m gi§iphápđãđ ¯ xu' t ..................................................... 196 iii CBQL : cán bộ quản lý CĐ : cao đẳng ĐH : đại học ĐT : đào tạo GD : giáo dục GDĐH : giáo dục đại học GV giảng viên : KTĐG : kiểm tra, đánh giá SV : sinh viên XH : xã hội v Bảng 1.1. So sánh kiểm tra, đánh giá lấy kết quả học tập làm trọng tâm với kiểm tra, đánh giá lấy quá trình dạy - học làm trọng tâm ........................................................45 Bảng 1.2. Phân loại mục tiêu học tập ........................................................................59 Bảng 1.3. Kết hợp giữa mục tiêu và các phương pháp đánh giá ..............................61 Bảng 1.4. Kết hợp giữa chuẩn đầu ra và các phương pháp đánh giá thực ................61 Bảng 2.1. Thống kê số lượng trường Đại học, Sinh viên, Giảng viên .....................79 Bảng 2.2. Các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ .93 Bảng 2.3. Đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp kiểm tra, đánh giá ..............95 Bảng 2.4. Những nội dung môn học được đề cập đến trong đề kiểm tra và thi .......98 Bảng 2.5. Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá về đề kiểm tra, thi......................98 Bảng 2.6. Đánh giá công tác coi thi ........................................................................100 Bảng 2.7. Đánh giá công việc chấm bài kiểm tra, thi .............................................101 Bảng 2.8. Mức độ giảng viên phản hồi đối với bài kiểm tra của sinh viên ............103 Bảng 2.9. Những tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá ................................................105 Bảng 2.10. Nhược điểm của kiểm tra, đánh giá thường xuyên..............................107 Bảng 2.11. Đánh giá mức độ đạt được các yêu cầu đặt ra đối với kiểm tra, đánh giá .................................................................................................................................108 Bảng 2.12. Các hình thức phổ biến quy chế, quy định cho sinh viên .....................125 Bảng 2.13. Nguồn cung cấp tài liệu tham khảo cho giảng viên..............................127 Bảng 2.14. Mức độ thực hiện công tác thống kê của nhà trường ...........................128 Bảng 2.15. Mục đích thống kê của nhà trường .......................................................129 Bảng 2.16. Các chính sách động viên, khuyến khích cán bộ, giảng viên tham gia kiểm tra, đánh giá ....................................................................................................130 Bảng 2.17. Mức độ thẩm định đề kiểm tra kết thúc môn học .................................132 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm của nhóm giải pháp thứ nhất ...............................189 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm của nhóm giải pháp thứ hai .................................190 Bảng 3.3. Quan điểm về mối quan hệ giữa giảng dạy và kiểm tra, đánh giá .........192 vi Hình 1.1. Cấu trúc của Đại học Oxford dưới góc độ kiểm tra, đánh giá ..................17 Hình 1.2. Vị trí của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy - học .............................44 Hình 1.3. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo quá trình .......................54 Hình 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập..58 Hình1.5. Sự phân cấp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ............................69 trong giáo dục đại học ...............................................................................................69 Hình 1.6. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ............................................70 Hình 2.1. Các phương pháp, hình thức thi kết thúc môn học ...................................93 Hình 2.2. Thái độ không ủng hộ của sinh viên đối với các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá ......................................................................................................94 Hình 2.3. Hệ thống quản lý kiểm tra, đánh giá trong giáo dục đại học ..................111 Hình 2.4. Những nguyên nhân thuộc về tư tưởng và nhận thức .............................118 Hình 2.5. Nguyên nhân thuộc về nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ............................121 Hình 2.6. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ........................123 Hình 2.7. Các văn bản về kiểm tra, đánh giá giảng viên nhận được từ nhà trường 124 Hình 2.8. Các thời điểm phổ biến quy chế, quy định cho sinh viên .......................125 Hình 2.9. Đánh giá công tác quản lý của nhà trường ..............................................126 Hình 2.10. Các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thường xuyên của giảng viên .................................................................................................................................131 Hình 2.11. Các khâu trong một kỳ thi được thanh tra.............................................133 Hình 2.12. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra của nhà trường ..........................134 Hình 3.1. Mô hình quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học trong giáo dục đại học ......................................................................................................142 Hình 3.2. Mô hình quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mới trong trường đại học ...........................................................................................................................172 Hình 3.3. Mô hình quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở Đại học Quốc gia Hà Nội .....................................................................................................................194 vii Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới của sự bùng nổ thông tin, phát triển mạnh của công nghệ cao, kinh tế tri thức và toàn cầu hoá sâu sắc. Đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng XH ân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh Đứng trước thách thức của thời đại và thực tiễn Việt Nam, nền GD Việt Nam nói chung, GDĐH Việt Nam nói riêng đang từng bước chuyển từ Nhà nước độc quyền tổ chức và thực hiện sang cho Nhà nước và nhân dân cùng tổ chức và thực hiện XH hoá giáo dục), quy mô của GDĐH ngày càng tăng. Trong bối cảnh đó, chất lượng GD là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn XH và là một trong những vấn đề trọng yếu trong chính sách GD của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định rõ: “ oàn thiện cơ chế chính sách và luật pháp để đảm bảo sự nghiệp giáo dục phát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn nhân lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 cũng đã đặt ra yêu cầu đối với GDĐH là ở rộng quy mô phải đi đôi với nâng cao chất lượng Đề án đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Bộ GD và ĐT đã đánh giá chất lượng GDĐH Việt Nam như sau: "Trong 60 năm qua, giáo dục đại học Việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.... Tuy có nhiều cố gắng đổi mới nhưng nhìn chung, sự chuyển biến của giáo dục đại học nước ta còn chậm và vẫn đang ở tình trạng yếu kém, bất cập" [3, tr.17, 18]. 1 GDĐH nước ta còn ếu kém, bất cập về cơ chế quản lý, cơ cấu hệ thống, cơ cấu ngành nghề, mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, quy trình đào tạo, phương pháp dạy và học, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và những tiêu cực trong thi cử, cấp bằng và một số hoạt động giáo dục khác. . . Một bộ phận SV tốt nghiệp ĐH còn thụ động, kém về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng thực hành, khả năng sáng tạo, nắm được kiến thức nhưng chưa biết cách tìm kiếm và xử lý nhanh thông tin, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực làm việc theo nhóm còn yếu, do đó khó xin được việc làm trong nước và ngoài nước. Chúng ta biết rằng KTĐG là một trong những công cụ điều khiển quá trình ĐT, nó góp phần điều chỉnh việc học của người học và việc dạy của người thầy để từ đó nâng cao chất lượng ĐT. Từ xưa đến nay, KTĐG luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong công tác GD của mỗi nhà trường. Đây là nhiệm vụ thường xuyên và được thực hiện đều đặn theo định kỳ nhưng chỉ nhằm mục đích chính là đánh giá kết quả học tập của người học sau một giai đoạn. Thực tiễn ở Việt Nam, KTĐG còn tồn tại những vấn đề cơ bản sau đây: 1. KTĐG chưa đúng, chưa đủ mục tiêu môn học: còn nhiều đề thi mới chỉ đánh giá được một phần kiến thức môn học, thậm chí có đề còn ra ngoài nội dung môn học. 2. KTĐG còn ở mức trí năng (nhận thức và tư duy) bậc thấp: phần lớn đề thi hỏi thuộc bài thầy giảng (mức biết, hiểu và vận dụng), không đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của người học, kết quả là điểm số có thể rất cao, nhưng năng lực làm việc thì thấp. 3. KTĐG chưa chính xác: chấm chưa chính xác, cho điểm chưa chính xác. 2 4. KTĐG còn thiếu khách quan: còn hiện tượng chấm bài, cho điểm tuỳ tiện, theo cảm tính, thậm chí theo ngẫu hứng (chức năng đánh giá). 5. KTĐG chưa đề cập đến vai trò điều chỉnh giảng dạy: kết quả KTĐG không góp phần điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy của GV (chức năng dạy học của KTĐG). 6. KTĐG kém tác dụng trong điều chỉnh động cơ, mục tiêu học tập của người học (chức năng GD của KTĐG). 7. KTĐG còn tồn tại nhiều tiêu cực. Từ phân tích trên, có thể khẳng định rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng GDĐH chưa cao là KTĐG chưa thực sự phát huy hết vai trò quan trọng của mình và một trong những nguyên nhân của những hạn chế trong KTĐG là công tác tổ chức và quản lý KTĐG chưa tốt. Do đó, chuẩn hoá hoạt động KTĐG làm cho KTĐG giữ đúng vai trò của mình là một nhu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng ĐT của từng cấp học, bậc học trong hệ thống GD quốc dân, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng XH học tập. Trước thực tế đó, việc cải tiến tổ chức và quản lý hoạt động KTĐG hay thi cử trong GDĐH đã và đang được Đảng, Nhà nước và Bộ GD và ĐT quan tâm chỉ đạo. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã vạch rõ: “ oàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập. Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục” [21, tr. 97]. Cụ thể hơn, hắc phục những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, thi cử, tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ, văn bằng [21, tr. 207] đã được Đảng xác định là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - XH 5 năm 2006-2010. Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 nhấn mạnh: 3 ..tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực Chiến lược phát triển GD Việt Nam 2001-2010 yêu cầu các cơ quan tổ chức và quản lý nhà nước cần triển khai một số nhiệm vụ cấp bách, một trong những nhiệm vụ đó là đổi mới về quan niệm, quy trình và phương pháp thi cử, kiểm tra đánh giá ao gồm cả công tác tuyển sinh), hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh, tạo động lực cho việc thay đổi phương pháp dạy và học” [8, tr. 44]. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 định hướng GDĐH chuyển từ ĐT theo niên chế sang ĐT theo học chế tín chỉ và đề ra yêu cầu: ...phải tiến hành đổi mới từ mục tiêu, qui trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập... [7]. KTĐG kết quả học tập của người học trong các trường ĐH là nhiệm vụ không chỉ của GV, của các nhà chuyên môn mà đây cũng là nhiệm vụ và công việc quan trọng của các nhà quản lý. Bộ phận quản lý chịu trách nhiệm điều hành, giám sát và tạo điều kiện để triển khai công việc góp phần quan trọng làm cho KTĐG đạt được hiệu quả cao. Mọi khâu trong hoạt động KTĐG phải được vận hành theo quy chế, quy định, chủ trương, chính sách của các cấp quản lý và sự sáng tạo của các trường ĐH. Nói một cách khác, chất lượng của KTĐG chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi công tác quản lý. Vì vậy, nghiên cứu quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập trong GDĐH để đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp, khả thi nhằm cải tiến hoạt động KTĐG theo hướng phù hợp với bối cảnh, đặc điểm phát triển của GD nói chung và của GDĐH nói riêng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về KTĐG kết quả học tập và quản lý KTĐG kết quả học tập kết hợp với nghiên cứu yêu cầu của GDĐH 4 đối với quản lý KTĐG kết quả học tập, tiến hành nghiên cứu quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến làm cho kết quả KTĐG phản ánh đúng chất lượng ĐT; khắc phục các hiện tượng tiêu cực, gian lận,... nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế, XH ở nước ta trong giai đoạn mới và tạo tiền đề cho việc xây dựng XH học tập. 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động KTĐG kết quả học tập trong GDĐH. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH. KTĐG kết quả học tập của người học là một trong những khâu quan trọng hàng đầu để đảm bảo và nâng cao chất lượng ĐT nhưng trên thực tế triển khai, công tác này còn nhiều hạn chế, chưa góp phần nâng cao chất lượng ĐT. Nếu ban hành được một Quy chế riêng, hoàn chỉnh về KTĐG, trong đó bao quát đầy đủ các nội dung liên quan và bổ sung một số chính sách mới đối với người học, đồng thời có các giải pháp làm thay đổi môi trường KTĐG trong trường ĐH và đổi mới mô hình quản lý KTĐG trong hệ thống GDĐH hướng tới mục tiêu vừa đánh giá chính xác kết quả học tập của người học vừa tạo thuận lợi cho người học thì sẽ góp phần giảm thiểu các bất cập hiện nay về KTĐG, phát triển sự nghiệp GDĐH, đảm bảo và từng bước góp phần nâng cao chất lượng ĐT nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế, XH, xây dựng XH học tập ở nước ta trong giai đoạn mới. 5 - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về KTĐG kết quả học tập và vận dụng khoa học quản lý vào lĩnh vực này. - Tìm hiểu công tác quản lý KTĐG kết quả học tập ở một số trường ĐH trong và ngoài nước. - Xác định thực trạng quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH ở Việt Nam. - Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. - Giới hạn phạm vi nghiên cứu: GDĐH bao gồm 4 bậc là CĐ, ĐH, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản lý KTĐG kết quả học tập của SV bậc ĐH; - Giới hạn phạm vi khảo sát: Dự kiến tiến hành khảo sát ở một số trường ĐH lớn như các trường thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, đây là những trường có bề dày kinh nghiệm, thành tích ĐT về khoa học cơ bản và một số trường khác đại diện cho khối ngành về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ, sư phạm, nông - lâm - ngư nghiệp; - Giới hạn đối tượng khảo sát: Liên quan đến quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH là một lực lượng rất đông đảo bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, có thể kể đến như GV, CBQL, SV (chính quy, vừa làm vừa học,...) trong các trường ĐH, phụ huynh SV, người sử dụng lao động,.... Đối tượng được lựa chọn để khảo sát là GV, CBQL và SV hệ chính quy. 6 1.1.1. ngoài Quản lý KTĐG kết quả học tập của người học trong GDĐH là vấn đề được các quốc gia cũng như các trường ĐH trên thế giới rất quan tâm. Những nỗ lực của họ chủ yếu tập trung ở 3 nội dung: Xác lập các tiêu chí đánh giá quá trình KTĐG và quản lý quá trình này; nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý; triển khai một mô hình quản lý phù hợp với mục tiêu đặt ra. 1.1.1.1. Tiêu chí đánh giá quá trình kiểm tra, đánh giá và quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học Ở hầu hết các nước đều có cơ quan kiểm định chất lượng GDĐH, nhất là ở các nước có nền GDĐH phát triển như Anh, Mỹ, Australia, ... Ở các nước này, cơ quan kiểm định chất lượng GD được thành lập từ rất sớm với những tiêu chí kiểm định rõ ràng, cụ thể cho từng lĩnh vực khác nhau của GDĐH, trong đó có KTĐG nhằm định hướng cho đổi mới GD và đảm bảo chất lượng GD. Dưới đây là các bộ tiêu chí đánh giá quá trình KTĐG và quản lý KTĐG kết quả học tập của người học trong GDĐH ở một số nước. Bộ tiêu chí của Cơ quan đảm bảo chất lượng GDĐH của Anh (Quality Assurance Agency for Higher Education, viết tắt là QAA) Theo QAA, trong GDĐH, KTĐG kết quả học tập của SV nhằm nhiều mục đích khác nhau: - Cung cấp thông tin phản hồi để thúc đẩy việc học tập của SV, giúp họ nâng cao thành tích học tập. 10 - Đánh giá kiến thức, sự hiểu biết, khả năng và kỹ năng của SV. - Cho điểm dựa trên thành tích đạt được của SV đồng thời đưa ra các nhận định về sự tiến bộ của SV. - Cung cấp thông tin cho XH và các nhà quản lý GDĐH về mức độ đạt được của SV có phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra hay không (chuẩn của trường và của quốc gia). Căn cứ mục đích đề ra, QAA xây dựng bộ tiêu chí bao gồm 15 tiêu chí đánh giá công tác quản lý KTĐG kết quả học tập của SV ở trường ĐH liên quan đến nhiều khía cạnh, bao gồm: quy định, quy trình; quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân liên quan; việc phổ biến quy định và các thông tin liên quan đến cán bộ và SV; phương pháp KTĐG; số lượng KTĐG và thời gian KTĐG; cơ chế chấm điểm và xử lý điểm; ngôn ngữ dùng trong KTĐG; việc lưu trữ thông tin, dữ liệu; việc công bố điểm cho SV đảm bảo đánh giá hiệu quả kết quả học tập của SV; đảm bảo tính chính xác, công bằng, minh bạch, trung thực và an toàn; khuyến khích được SV nâng cao thành tích của mình đồng thời phải cung cấp thông tin phản hồi kịp thời cho SV và không gây áp lực cho SV [76]. Bộ tiêu chí này là cơ sở để QAA kiểm định chất lượng của các trường ĐH. Bộ chỉ số của Australia Bộ chỉ số đánh giá quản lý KTĐG kết quả học tập của trường ĐH ở Australia gồm 16 chỉ số đề cập đến các vấn đề sau: - Xác định KTĐG là nhiệm vụ trọng tâm trong toàn bộ quá trình dạy học chứ không phải là khâu cuối cùng trong quá trình dạy - học. - SV phải nhận thức được tác động tích cực của KTĐG và KTĐG phải thúc đẩy việc học của SV. 11 - Khoa/bộ môn cần có văn bản hướng dẫn về KTĐG. - Mục tiêu học tập phải rõ ràng (học gì, dạy gì, kiến thức và kỹ năng gì sẽ được đánh giá). KTĐG theo mục tiêu, tránh sức ép đối với SV. - Phải đánh giá được khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chứ không đơn giản là đánh giá khả năng nhớ thông tin đã học và đánh giá được những kỹ năng cơ bản của SV. - Sử dụng đa dạng các phương pháp KTĐG. - Khối lượng công việc của cán bộ và SV được cân nhắc, xem xét khi lập kế hoạch. - Cân bằng giữa KTĐG quá trình và KTĐG tổng kết để cung cấp thông tin phản hồi hiệu quả cho SV. - KTĐG phải đảm bảo công bằng, khách quan. - Cần có quy định rõ ràng và có sự giám sát chặt chẽ để hạn chế những hiện tượng tiêu cực [55]. Bộ tiêu chí của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (Asean University Network, viết tắt là AUN) AUN đã đưa ra 8 tiêu chí để đánh giá quản lý KTĐG kết quả học tập, trong đó quan tâm đến các vấn đề sau: quy trình KTĐG đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và công bằng, có quy định hợp lý về thủ tục khiếu nại kết quả KTĐG; GV cần sử dụng nhiều hình thức KTĐG đa dạng dựa trên nguyên tắc minh bạch, nhất quán, mềm dẻo và phù hợp với mục tiêu; các tiêu chí KTĐG cần phổ biến rõ ràng cho SV; KTĐG phù hợp với mục đích và nội dung của chương trình; thường xuyên thẩm định độ tin cậy và tính giá trị của các phương pháp KTĐG; các phương pháp KTĐG mới thường xuyên được phát triển và thử nghiệm [71, tr. 54]. 12 1.1.1.2. Các nghiên cứu cải tiến quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập KTĐG kết quả học tập của SV được xem là nhiệm vụ trọng tâm của GDĐH Australia. Một đề án của Trung tâm Nghiên cứu về GDĐH của Australia đã được triển khai để tìm các giải pháp cho một số vấn đề nổi bật trong KTĐG ở các trường ĐH Australia. Với mỗi vấn đề, dự án phân tích sự cần thiết phải thay đổi hoặc thực hiện và đưa ra một số các giải pháp cụ thể: (1) Nắm bắt tiềm năng của KTĐG trực tuyến: KTĐG trực tuyến phải bắt đầu từ việc xây dựng mục tiêu học tập rõ ràng và trước hết triển khai với quy mô nhỏ, sau khi có kinh nghiệm sẽ tiếp tục nhân rộng. Họ nhấn mạnh đến chất lượng hơn là số lượng. (2) Thiết kế các KTĐG hiệu quả cho lớp đông SV nhằm 5 mục tiêu: - Tránh kiểm tra việc học thuộc lòng bằng việc kết hợp nhiều phương pháp KTĐG và đưa ra các câu hỏi kiểm tra có nhiều cách trả lời. - Cung cấp thông tin phản hồi hiệu quả, phù hợp với từng người học bằng nhiều biện pháp như KTĐG sớm để có thời gian cho việc cung cấp thông tin phản hồi; Cung cấp trước cho SV tiêu chí đánh giá rõ ràng; Chuẩn bị một danh sách các câu trả lời phổ biến và đặc thù nhất; Sử dụng một bảng phản hồi chuẩn kết hợp chặt chẽ các tiêu chí; Sử dụng trợ giúp trực tuyến nếu có điều kiện; Sử dụng website để cung cấp thông tin về KTĐG và trả lời những câu hỏi liên quan; Sau khi kiểm tra và chấm điểm bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cung cấp cho SV những lập luận, giải thích cho các câu trả lời và những nguồn tra cứu. - KTĐG công bằng đối với nhiều đối tượng SV: Yêu cầu SV năm thứ nhất học một môn học cơ bản để phát triển những kỹ năng cần thiết; Điều tra SV để chỉ ra những bất lợi của họ trong KTĐG và có kế hoạch trợ giúp cho 13 họ; Bồi dưỡng cho SV về kỹ năng viết luận hoặc những kỹ năng cần thiết khác; Thiết kế KTĐG phù hợp với từng nhóm SV. - Quản lý việc chấm điểm và phối hợp giữa các GV: Công bố rõ ràng các tiêu chí chấm điểm cho SV; Công bố đề thi và đáp án sau khi kiểm tra. - Chống các gian lận trong thi cử. (3) Chống các hiện tượng gian lận trong thi cử và xây dựng chính sách để đẩy mạnh sự trung thực trong KTĐG thông qua 36 giải pháp chia thành 7 nhóm: Dạy SV về bản quyền tác giả và cách tránh đạo văn; Chống gian lận thông qua việc thiết kế KTĐG; Yêu cầu SV đưa ra bằng chứng chứng tỏ họ không đạo văn; Thúc đẩy làm việc theo nhóm; Cho SV làm quen với những nguồn thường dùng để đạo văn; Sử dụng phần mềm phát hiện và ngăn chặn đạo văn; Phản ứng kịp thời với các hiện tượng gian lận. (4) Sử dụng KTĐG để hướng dẫn kỹ năng làm việc nhóm có hiệu quả: Lựa chọn các thành viên của nhóm phù hợp với mục đích và chức năng của nhóm và cân nhắc kỹ một số yếu tố khi sử dụng KTĐG nhóm như đánh giá quá trình làm việc hay sản phẩm, đánh giá theo tiêu chí nào và ai là người đưa ra các tiêu chí (GV hay SV hay cả hai), ai là người đánh giá (GV hay SV hay bạn bè đánh giá lẫn nhau hay tự đánh giá hay kết hợp nhiều đối tượng đánh giá), cho điểm cho từng thành viên trong nhóm như thế nào (cho điểm các thành viên như nhau hay chia trung bình hay cho theo đóng góp của từng cá nhân). (5) KTĐG phù hợp với SV nước ngoài: sử dụng cách KTĐG riêng đối với SV quốc tế đến từ các nước không sử dụng tiếng Anh, trong đó Hồ sơ học tập (Portfolio Assessment) là một phương pháp thích hợp để giúp SV quốc tế phát triển kỹ năng [88]. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan