Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số nét về thực trạng thị trường chứng khoán ở việt nam và giải pháp nâng cao...

Tài liệu Một số nét về thực trạng thị trường chứng khoán ở việt nam và giải pháp nâng cao hoạt động của thị trường chứng khoán

.DOC
40
160
61

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Hoà cùng xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Khi được trở thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì đồng nghĩa Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn và đồng thời cũng gặt hái được nhiều thành công. Để thu được kết quả tốt từ quá trình hội nhập chúng ta phải đánh giá, nhận định về cơ hội cũng như là thách thức đang đặt ra, chúng ta phải biết đâu là thế mạnh mình phải phát huy và đâu là điểm yếu cần phải khắc phục. Và đặc biệt hơn nữa chúng ta phải nhận định được xu hướng đi chung của thế giới, những vấn đề nào các nước đang chú trọng. Chính vì điều đó, mà em thấy rằng thị trường chứng khoán trên thế giới hiện nay là một thị trường nóng bỏng và có nhiều triển vọng đi lên. Nó không chỉ là một kênh huy động vốn có hiệu quả cho hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà còn là nhân tố thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế diễn ra suôn xẻ hơn. Cho nên với những kiến thức tiếp thu trong khoá học Cơ bản về chứng khoán và TTCK cùng với những kiến thức thực tế em chọn vấn đề để viết bản thu hoạch của mình là “Một số nét về thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hoạt động của thị trường chứng khoán”. Nội dung của bản thu hoạch khoá học bao gồm: Phần 1. Vài nét về thị trường chứng khoán. Phần 2. Một số nét về thực trạng của thị trường chứng khoán ở Việt Nam Phần 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam. PHẦN 1. VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế qua diễn biến trên thị trường chứng khoán. Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán được hiểu một cách chung nhất,là nơi diễn ra các giao dịch mua bán,trao đổi các chứng khoán- các hàng hoá và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước. Tổng quan về thị trường chứng khoán có một số nội dung chính sau: 1.Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay là bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp hay thị trường thứ cấp, tại sở giao dịch hay thị trường chứng khoán phi tập trung, ở thị trường giao ngay hay thị trường có kỳ hạn. Các quan hệ trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hoá khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. 2. Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính. Vị trí của thị trường chứng khoán trong tổng thể thị trường tài chính thể hiện: - Thị trường chứng khoán là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn TT Tiền tệ Thị trường Vốn TTCK Thời gian đáo hạn 1 năm t l Như vậy, trên TTCK giao dịch 2 loại công cụ tài chính: công cụ tài chính trên thị trường vốn và công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ. - Thị trường chứng khoán là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ Nợ và công cụ Vốn (các công cụ sở hữu). TT Nợ TT vốn cổ phần TT Trái Phiếu TT cổ Phiếu 3. Vai trò của thị trường chứng khoán Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), của liên minh Châu Âu, của các khối thị trường chung, đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao. Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế: Thứ nhất, thị trường chứng khoán, với việc tạo ra các công cụ tài chính có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Yếu tố thông tin và yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việc phân phối vốn một cách có hiệu quả. Thị trường tài chính là nơi tiên phong áp dụng công nghệ mới và nhạy cảm với môi trường thường xuyên thay đổi. Thực tế trên thị trường chứng khoán, tất cả các thông tin được cập nhật và được chuyển tải tởi tất cả các nhà đầu tư, nhờ đó, họ có thể phân tích và định giá cho các chứng khoán. Chỉ những công ty có hiệu quả và bền vững mới có thể nhận được vốn với chi phí rẻ trên thị trường. Thị trường chứng khoán tạo ra một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính, điều này buộc các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động của chính họ và làm giảm chi phí tài chính. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại. TTCK khuyến khích sự cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Sự tồn tại của thị trường chứng khoán cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là các yếu tố đảm bảo cho sự phân bố có hiệu quả các nguồn lực trong một quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế. Thứ hai, TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng, giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Việc tăng cường tầng lớp trung lưu trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với quá trình phân phối đã giúp nhiều nước tiến xa hơn tới một xã hội công bằng và dân chủ. Việc giải toả tập trung quyền lực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn, qua đó tạo hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh trở lên phức tạp hơn, nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát chặt chẽ của thị trường chứng khoán đã làm tác động của các tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và những người làm công. Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hoá thị trường chứng khoán. Việc mở cửa của thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cho phép các các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư nguồn tiết kiệm bên ngoài, đồng tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước. Hàn Quốc, Singapore, Thailand, Malaysia là những minh chứng điển hình về việc tận dụng các cơ hội do thị trường chứng khoán mang lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xem xét các tác động tiêu cực có thể xảy ra như việc tăng cung tiền quá mức, áp lực của lạm phát, vấn đề chảy máu vốn, hoặc sự thâu tóm của người nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Thứ năm, thị trường chứng khoán tạo cơ hội cho chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Thứ sáu, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kỳ kinh doanh cho phép chính phủ cũng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ. Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế. Ngoài những tác động tích cực trên đây, thị trường chứng khoán cũng có những tác động tiêu cực nhất định. Thị trường chứng khoán hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo. Song ở các thị trường mới nổi, thông tin được chuyển đổi tới các nhà đầu tư không đầy đủ và không giống nhau. Việc quyết định giá cả, mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư không dựa trên cơ sở thông tin và xử lý thông tin. Như vậy giá cả chứng khoán không phản ánh giá trị kinh tế cơ bản của công ty và không trở thành cơ sở để phân phối một cách có hiệu quả các nguồn lực . Một số tiêu thức khác của thị trường chứng khoán như hiện tượng đầu cơ, hiện tượng xung đột quyền lực làm thiệt hại quyền lợi của các cổ đông thiểu số, việc mua bán nội gián, thao túng thị trường làm nản lòng các nhà đầu tư và như vậy, sẽ tác động tiêu cực tới tiết kiệm và đầu tư. Nhiệm vụ của nhà quản lý thị trường là giảm thiểu các tiêu cực của thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và đảm bảo tính hiệu quả của thị trường. Như vậy, vai trò của thị trường chứng khoán thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Song vai trò tích cực hay tiêu cực của thị trường chứng khoán có thực sự phát huy hay hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia thị trường và sự quản lý của nhà nước. 4. Thị trường thứ cấp a. Đầu tư thông qua thị trường niêm yết và đăng ký giao dịch Đầu tư trên thị trường niêm yết ( Sở GDCK HCM và trung tâm GDCK HN) được thể hiện qua minh hoạ và các bước sau: Các bước tham gia đầu tư trên thị trường niêm yết và đăng ký giao dịch Mở tài khoản tại các công ty CK Nghiên cứu hồ sơ các công ty trên thị trường Có thể tham khảo ý kiến tư vấn Đặt lệnh mua, bán Bước 1: Các nhà đầu tư muốn mua bán chứng khoán trên hai trung tâm này phải tuân thủ theo nguyên tắc trung gian: Tức là phải tiến hành mở tài khoản tại các công ty chứng khoán là thành viên của trung tâm giao dịch, thông thường tất cả 87 công ty chứng khoán hiện đang hoạt động trên thị trường đều là thành viên của hai trung tâm giao dịch. Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ các công ty có trên thị trường để đầu tư: Có thể qua các bản tin chứng khoán hàng ngày, qua hồ sơ lưu trữ tại các công ty chứng khoán, hoặc qua các trang thông tin mạng: www.vietstock.com.vn, www.vse.org.vn, www.hastc.org.vn, www.sse.gov.vn, www.vafi.org.vn,... Bước 3: Tham khảo ý kiến tư vấn của các công ty chứng khoán, trong trường hợp này nhà đầu tư phải trả phí tư vấn... Bước 4: Đặt lệnh mua, bán. Sau khi lệnh được đặt sẽ được đưa vào để chờ khớp. Nếu lệnh khớp được thì sau thời gian quy định nhà đầu tư sẽ có chứng khoán mua, hoặc tiền do bán chứng khoán. b. Đầu tư cổ phiếu ngoài sàn (OTC) Cách thức tham gia đầu tư: Có thể mua trực tiếp giữa các nhà đầu tư, hoặc qua các nhân viên môi giới. Sau đây là các bước cụ thể: Đầu tư cổ phiếu ngoài sàn giữa các nhà đầu tư: Gọi điện cho nhà đầu tư khác thoả thuận giá Nhận cổ phiếu hoặc quyền mua theo thoả thuận Hiện tại, nhà nước cho phép mua bán cổ phiếu theo hình thức này, nhằm nâng tính thanh khoản cho các cổ phiếu, và đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá. Đầu tư cổ phiếu ngoài sàn thông qua môi giới Gọi điện cho môi giới thoả thuận giá Đặt cọc cổ phiếu muốn mua hay bán Nhận cổ phiếu hoặc tiền theo thoả thuận Cả người mua hoặc người muốn bán đều phải đặt cọc cho các môi giới. PHẦN 2. MỘT SỐ NÉT VỀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM Sau khi chứng khoán được phát hành ở thị trường sơ cấp, thì các chứng khoán này trước hết được diễn ra mua bán trên thị trường sơ cấp. Đây là lần đầu chứng khoán được giao dịch do đó chúng ta gọi là thị trường sơ cấp. Nhưng công việc mua bán chứng khoán không chỉ dừng lại ở đây. Sau quá trình mua bán trao đổi lần thứ nhất thì chứng khoán tiếp tục được chuyển đổi chủ sở hữu, gọi là lần giao dịch thứ cấp hay còn gọi đây là thị trường thứ cấp. Không có thị trường sơ cấp hay việc phát hành chứng khoán ở thị trường sơ cấp thì không có thị trường thứ cấp. Nhưng mặt khác, thị trường thứ cấp tạo tiền đề cho thị trường sơ cấp phát triền mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành chứng khoán ở thị trường thứ cấp lần tiếp theo. Trước khi nói đến việc đầu tư chứng khoán ở thị trường thứ cấp thì chúng ta nên nói tới tình hình niêm yết chứng khoán ở Việt Nam hiện nay. Vì nhờ có việc niêm yết chứng khoán mà các nhà đầu tư chứng khoán yên tâm hơn khi mua các chứng khoán của các đơn vị phát hành chứng khoán. 1. Thực trạng niêm yết chứng khoán ở Việt Nam hiện nay. Năm 2007, giá trị vốn hoá thị trường tại phiên cuối năm là 359.000 tỷ đồng, tương đương 37% GDP, tăng 138% so với năm 2006; tổng mức huy động vốn dài hạn qua đấu giá và phát hành tại HOSE đạt trên 54.400 tỷ đồng ( 3,5 tỷ USD), chiếm 5,62% GDP. Nếu tính riêng việc phát hành tại các công ty chứng khoán, tổ chức riêng lẻ thì con số lên gấp đôi. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất vẫn là công nghệ và nhân lực. Hiện có trên 327.000 tài khoản nhà đầu tư được mở, nếu đạt 4 triệu tài khoản thì hệ thống giao dịch sẽ bị nghẽn, mà con số này sẽ tăng rất nhanh vì sắp tới có nhiều công ty lớn niêm yết. Việt Nam mới chỉ có trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội mới đi vào hoạt động, còn Sỏ giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cũng mới được chuyển đổi từ trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được hơn một năm.  Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: Nhà đầu tư tham gia vào thị trường niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có thể đầu tư vào 3 loại chứng khoán: Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu. Tính đến năm 2005, số lượng doanh nghiệp đi vào niêm yết còn rất nhỏ bé, đặc biệt là các loại cổ phiếu. Để chỉ ra rõ tình hình thay đổi giá trị chứng khoán của thị trường niêm yết chúng ta có bảng số liệu dưới đây: 1 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2 Cổ phiếu 320 500 990 1120 1330 3713 3 Trái phiếu 4 Chứng chỉ 300 300 1630 4013 quỹ 5 Tổng giá 320 500 990 1120 trị Qua số liệu trên cho ta thấy thị trường chứng khoán có xu hướng ngày một đi lên. Giá trị niêm yết tăng qua các năm. Giai đoạn 2000- 2004 có sự tăng trưởng chậm chạp. Nhưng riêng năm 2005 là năm thị trường chứng khoán có bước tăng trưởng nhảy vọt. Đây có thể nói là điểm khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nó đóng vai trò không nhỏ để nói lên rằng Việt Nam đang đi trên con đường cùng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Và đặc biệt hơn nữa thị trường chứng khoán Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm . Hiện tại, có 156 cổ phiếu của 156 công ty CP niêm yết. Bảng các loại cổ phiếu tham gia niêm yết ( Trung tâm giao d ịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh): Mó KL niêm chứng Tên tổ chức niêm yết yết khoỏn 9.000.0 009.00 0.0002 3/08/2 007AB T CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE 8.099.999 KL lưu hành Ngày niêm yết 8.099.999 12/06/2006 AGF CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN CỬU LONG AN GIAN G ACL CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN AN GIANG 3.995.1 253.87 CÔNG TY CỔ 5.1300 PHẦN 5/10/2 ALPHANAM 006AL P 12.859.288 12.859.288 26/04/2002 38.999.995 38.999.995 07/12/2007 ANV CÔNG TY CỒ PHẦN CÔNG TY CỔ 65.605.250 VĂN 66.000.000 PHẦN NAM VIỆT 28/11/2007 HÓA TÂN BèNH ALT 15.420. 78215. CÔNG TY CỔ 420.78 PHẦN DẦU KHÍ 217/12 AN PHA S.G /2001A SP BBT CÔNG TY CỔ 12.600.000 12.600.000 01/02/2008 6.840.000 6.840.000 12/03/2004 CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN BÔNG BIBIC BẠCH TUYẾT A BBC ... Tổng khối lượng giao dịch trên thị trường chúng khoán TPHCM năm 2007 đạt trên 2,3 tỷ chứng khoán, giá trị 244.000 tỷ đồng ( khối lượng giao dịch tăng gấp 2 lần và giá trị giao dịch tăng gấp 2,8 lần so với năm 2006). Hiện nay, toàn thị trường có 327.000 tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư, tăng gấp 3 lần so với đầu năm.. Thứ hai: Trung tâm giao dịch chưng khoán Hà Nội Mặc dù mới thành lập được hơn ba năm trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã có tới 146 doanh nghiệp tham gia niêm yết chứng khoán. Các loại cổ phiếu trên thị trường đăng ký giao dịch ( trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội): Đơn vị: VNĐ Mó Tên công Chứng ty Vốn điều lệ KL CP đang lưu Ngày giao dịch đầu Tổng giá trị thị trường khoỏn hành tiên Ngân hàng 1 ACB Thương 5,805,789,780,000 263,005,996 21/11/2006 14,991,341,772,000 mại CP Á Châu 2 CTCP 15,000,0 B 482 00,000 82 Cty CP Bao bỡ 3 BBS xi măng Bút Sơn Cty CP 4 BCC Xi măng Bỉm Sơn 1,500,000 17/03/2008 30,000,000,000 22,200,000 ,000 3,000,000 28/12/2005 29,700,000,000 956,613,970,000 95,661,397 24/11/2006 1,080,973,786,100 Cty 5 CP B 9,000,00 Viglac H 0,000 era Bá V Hiến 900,000 21/11/2006 25,200,000 ,000 CTCP 6 Thuỷ B 50,000,0 sản L 00,000 Bạc F Liêu 5,000,000 02/06/2008 62,000,000 ,000 CTCP Chế tạo biến thế và Vật 7 BTH liệu điện Hà Nội 30,000,0 00,000 3,000,000 04/01/2008 39,000,000 ,000 Cty CP 8 BTS Xi măng Bút Sơn 900,000,000,000 90,000,000 05/12/2006 1,017,000,000,000 Cty CP Chứng 450,000, khoán 000,000 Bảo Việt 45,000,000 18/12/2006 1,350,000, 000,000 CTCP Xây 10 dựng 12,000,0 C và 00,000 92 Đầu tư 492 1,200,000 19/11/2007 13,920,000 ,000 9 B V S Thứ ba: Tình hình hoạt động của niêm yết chứng khoán: Theo đánh giá của Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước( UBCK), quy mô thị trường sẽ tăng mạnh trong thời gian tới: Số lượng nhà dầu tư sẽ đạt khoảng 500.000 tài khoản vào năm 2010 và có sự gia tăng nhanh của nhóm NĐT chuyên nghiệp. Quy mô vốn của các công ty chứng khoán cũng sẽ tăng mạnh( bình quân khoảng 500 tỷ đồng/ Công ty) và sẽ có sự phân hoá rõ rệt. Vẫn theo UBCK, đến 2010, cổ phiếu niêm yết có giá thị trường ít nhất bằng 60% GDP. Trong năm 2007 đã có 59 công ty được cấp phép niêm yết, đưa tổng số doanh ngiệp niêm yết trên toàn thị trường lên 253 công ty. Năm 2008 mức vốn hoá thị trường sẽ đạt khoảng 50% GDP. Đến năm 2010 NĐT nước ngoài có thể chiếm tới 5% tổng số nhà đầu tư. Hiện đã có 7.900 tài khoản của NĐT nước ngoài, tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Khối này đang nắm giữ 25- 30% cổ phần của các công ty niêm yết và doanh số giao dịch chiếm khoảng 18% giao dịch toàn thị trường. Theo thống kê từ Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM ( HOSE) trong nửa đầu tháng 1/ 2008, sàn Tp.HCM sẽ đón nhận thêm nhiều hàng hoá mới. Cụ thể: Vào ngày 9/ 1/ 2008, 30 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn với mã chứng khoán LSS sẽ chính thức giao dịch; kế đến ngày 14/1, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lâm thuỷ sản Bến Tre( mã chứng khoán FBT) cũng chính thức đưa 15 triệu cổ phiếu tham gia niêm yết. Ngoài ra, HOSE cũng đang xét duyệt để cấp phép cho hơn 30 hồ sơ xin niêm yết trong quý I/ 2008. Song song đó, trong thời gian này, nhiều công ty cổ phần phát hành lần đầu ra công chúng bên cạnh các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới của các công ty đang niêm yết. Cụ thể: Một loạt các công ty niêm yết niêm yết cổ phiếu bổ sung như Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hoà Bibica niêm yết bổ sung 609.082 cổ phiếu, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông niêm yết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan