Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp niêm yết trên thị t...

Tài liệu Tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tp. hcm

.PDF
90
1122
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN VĂN HIỀN TÁC ĐỘNG CỦA ĐA ĐẠNG HÓA ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là nghiên cứu của bản thân tôi. Ngoài những tài liệu làm căn cứ tham khảo và nghiên cứu được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng những nội dung chính cũng như những chi tiết trong đây chưa từng được công bố bất cứ một nơi nào khác. Không có nghiên cứu của tác giả nào được sử dụng trong luận mà không ghi rõ và trích dẫn nguồn theo đúng quy định. Tôi cũng cam đoan rằng luận văn chưa bao giờ được nộp để làm căn cứ cấp bằng của bất kỳ trường đại học hay cơ sở đào tạo khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 12 năm 2013 Người cam đoan Nguyễn Văn Hiền Luận văn tốt nghiệp i NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN Tên học viên: Nguyễn Văn Hiền Lớp: Cao học tài chính MFB4B – Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh. Tên đề tài: Tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………….. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 12 năm 2013 Giảng viên hƣớng dẫn TS. Nguyễn Minh Hà Luận văn tốt nghiệp ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa đào tạo sau đại học của Trường đã tổ chức tốt, có chất lượng và uy tín khóa đào tạo Thạc sỹ tài chính ngân hàng. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô đã truyền đạt những kiến thức nền tảng với tinh thần hết sức tận tâm và cởi mở. Những kiến thức các Thầy, Cô cung cấp là cơ sở cho tôi tiếp cận với đề tài và có phương pháp phân tích hợp lý cũng như hiểu được việc vận dụng lý thuyết vào phân tích thực tế. Tôi xin gởi lời tri ân đặc biệt đến Thầy giáo hướng dẫn của tôi, PGS. TS Nguyễn Minh Hà – Trưởng khoa đào tạo sau đại học, trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, người đã khơi gợi ý tưởng về đề tài của luận văn này và đã luôn theo sát hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Với kiến thức chuyên môn và khả năng nghiên cứu khoa học vững chắc cùng với sự nhiệt tâm của Thầy là động lực giúp tôi vượt qua khó khăn và hoàn thành luận văn. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các Anh (Chị) học viên lớp MFB4B đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ông Phạm Hồng Phú, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp cao su Miền Nam đã tạo điều kiện thời gian và hỗ trợ kinh phí cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn tất đề tài. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 12 năm 2013 Nguyễn Văn Hiền Luận văn tốt nghiệp iii TÓM TẮT Luận văn được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đa dạng hóa trong nghiên cứu được thể hiện qua ba yếu tố chính: đa dạng hóa sản phẩm (Product Diversification), đa dạng hóa phạm vi (Region Diversification) và đa dạng hóa đầu tư (Segment Diversification). Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá qua hai chỉ số: Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) và Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE). Luận văn đã sử dụng lý thuyết và thực nghiệm của các nghiên cứu trước đã thực hiện tại các nước khác nhau về tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để phân tích và tìm hiểu vấn đề này đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng các thông tin thu thập được từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của 264 doanh nghiệp niêm yết tại sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với tổng các quan sát là 1.320 trong thời gian từ năm 2008 – 2012 để đưa vào mô hình phân tích. Dựa vào các phân tích thống kê mô tả và mô hình hồi quy GLS (General Least Squared) với dữ liệu bảng cân đối (Balance Panel Data), nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thống kê về tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là: Đa dạng hóa sản phẩm tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo dạng phi tuyến (đường cong lõm), có nghĩa là doanh nghiệp càng đa dạng hóa sản phẩm sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, tuy nhiên, khi chỉ số đa dạng hóa (PDI – được tính theo công thức đo lường chỉ số định lượng Herfindahl HHI) đạt đến mức ≥ 0.43 thì đa dạng hóa sản phẩm sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một lưu ý trong khi nghiên cứu là đa dạng hóa sản phẩm chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) mà không có ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE); Đa dạng hóa phạm vi tác động đến hiệu quả hoạt động theo dạng phi tuyến: Doanh nghiệp cố gắng gia tăng doanh thu xuất khẩu sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động, tuy nhiên khi nỗ lực gia tăng doanh thu đạt đến mức chỉ số đa dạng hóa phạm vi RDI_1 (được tính bằng doanh thu xuất khẩu/tổng doanh thu) ≥ 42% đối với ROA và RDI_1 ≥ 36% đối với ROE sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; Đa dạng hóa đầu tư Luận văn tốt nghiệp iv cũng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo dạng phi tuyến: Nỗ lực gia tăng đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết sẽ đem lại kết quả là gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhưng nếu doanh nghiệp đầu tư quá mức, khi chỉ số đa dạng hóa đầu tư SDI (được đo lường bằng chỉ số Vốn góp vào Công ty con, công ty liên kết/tổng tài sản) đạt đến mức ≥ 42% đối với ROA và ≥ 49% đối với ROE thì nỗ lực gia tăng đầu tư này sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng tìm thấy được các bằng chứng thống kê đối với các biến số thể hiện đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp tác động đến hiệu quả hoạt động: ngoài biến số đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều, các biến số quy mô doanh nghiệp, tuổi đời doanh nghiệp và loại hình sở hữu (doanh nghiệp cổ phần trong đó sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối > 50%) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ các kết quả phân tích, luận văn cũng đưa ra các khuyến nghị liên quan đến các thành phần là doanh nghiệp cổ phần niêm yết và Nhà Nước như là một bằng chứng, một xu hướng đi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Luận văn tốt nghiệp v MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .... …………………………………………………………………………..i Nhận xét của giảng viên hƣớng dẫn ........................ ……………………………………ii Lời cảm ơn ........................................................................................ ……………………iii Tóm tắt ..............................................................................................…………………….iv Mục lục ..............................................................................................…………………….vi Danh mục bảng ................................................................................…………………….xi Danh mục hình .................................................................................. …………………….x Danh mục từ viết tắt ........................................................................…………………….xi CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .............................................................. …………………….1 1.1. Lý do nghiên cứu .................................................................. …………………….1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................... …………………….2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................ …………………….2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................ …………………….2 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................... …………………….2 1.6. Ý nghĩa của đề tài .................................................................. …………………….3 1.7. Kết cấu của luận văn ............................................................. …………………….3 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................ …………………….5 2.1. Lý thuyết về đa dạng hóa ..................................................... …………………….5 2.1.1. Khái niệm về đa dạng hóa trong doanh nghiệp ........... …………………….5 2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến đa dạng hóa của doanh nghiệp . …………………….5 2.1.3. Phân loại đa dạng hóa của doanh nghiệp ..................... …………………….6 Luận văn tốt nghiệp vi 2.1.4. Ưu và nhược điểm của đa dạng hóa ........................... …………………….7 2.2. Các chỉ số đo lường sự tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .................................................................. ………………………..12 2.2.1. Các chỉ số đo lường hiệu quả của doanh nghiệp ....... …………………….12 2.2.2. Các chỉ số đo lường mức độ đa dạng hóa sản phẩm ………………….12 2.2.3. Các chỉ số đo lường đa dạng hóa phạm vi ................ …………………….17 2.2.4. Các chỉ số đo lường đa dạng hóa đầu tư ................... …………………….18 2.3. Một số nghiên cứu trước liên quan .................................... …………………….18 2.4. So sánh đề tài của luận văn với các nghiên cứu trước ....... …………………….24 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.......25 3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................... …………………….25 3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................... …………………….26 3.2.1. Các biến số trong mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu……28 3.2.2. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng .................................... …………………….37 3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................. …………………….37 CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỐNG KÊ VÀ HỒI QUY .. ………………39 4.1. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu ..... …………………….39 4.2. Phân tích ma trận tương quan và đa cộng tuyến ................ …………………….43 4.3. Kết quả hồi quy ................................................................. …………………….45 4.3.1. Lựa chọn phương pháp ước lượng mô hình ............. …………………….45 4.3.2. Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS ................. …………………….46 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................ …………………….62 5.1. Kết luận .............................................................................. …………………….62 Luận văn tốt nghiệp vii 5.2. Khuyến nghị ....................................................................... …………………….63 5.3. Hạn chế của đề tài .............................................................. …………………….65 5.4.Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ …………………….66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. …………………….67 PHỤ LỤC ......................................................................................... …………………….73 Phụ lục 1. Kiểm định đa cộng tuyến ......................................... …………………….73 Phụ lục 2. Kiểm định phương sai thay đổi ................................ …………………….74 Phụ lục 3. Kiểm định tự tương quan ......................................... …………………….75 Phụ lục 4. Hồi quy GLS đối với mô hình 1 (ROA) ................. …………………….76 Phụ lục 5. Hồi quy GLS đối với mô hình 2 (ROE) ................... …………………….77 Luận văn tốt nghiệp viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các nội dung chính đa dạng hóa sản phẩm theo Rumelt (1986) ...…………...14 Bảng 2.2. Phân loại SR theo Panday và Rao (1998) ........................ …………………….14 Bảng 2.3. Cấp độ phân loại mã số theo SIC ..................................... …………………….15 Bảng 2.4. Ví dụ về phân loại mã ngành hoạt động theo SIC ............ …………………….16 Bảng 2.5. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước ............................. …………………….23 Bảng 3.1. Tóm tắt các biến chính trong nghiên cứu ......................... …………………….35 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình ...................... …………………….40 Bảng 4.2. Ma trận tương quan các biến độc lập trong mô hình ........ …………………….44 Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ..................... …………………….45 Bảng 4.4. Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan ............ …………………….46 Bảng 4.5. Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp GLS ...... …………………….47 Luận văn tốt nghiệp ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Đường cong thể hiện mối quan hệ bậc hai giữa đa dạng hóa và hiệu suất …...11 Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................... …………………….28 Hình 4.1. Các mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam năm 2012 ………………..52 Luận văn tốt nghiệp x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GLS - Generaliszed Least Squares ..... Phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát. OLS - Ordinary Least Squares ...................Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất. FEM - Fixed Effects Model ............................................... Mô hình các ảnh hưởng cố định. FEM - Fixed Effects Model ............................................... Mô hình các ảnh hưởng cố định. REM - Random Effects Model .................................... Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên. ROA - Return on total Assets ....................................................Lợi nhuận trên tổng tài sản. ROE - Return on common Equity....................................... Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. ROC - Return on Capital........................................................................ Lợi nhuận trên vốn. SGR – Sales Growth ........................................................................ Tăng trưởng doanh thu. EPSGR – Earn per Share Growth .................................Tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu. MVE - Market Value of Equity ............................... Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu. MVA - Market Value of Assets ..................................... Giá trị thị trường của Tổng tài sản. SIC - Standard Industrial Classification ...... Hệ thống phân ngành tiêu chuẩn công nghiệp. SR - Specialization Ratio ..................................................................... Tỷ lệ chuyên ngành. RR – Related ................................................................................................... Tỷ lệ liên kết. VSIC 2007 - Viet Nam Standard Industrial Classification 2007 ..... Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 ICB – Industry Classification Benchmark ....... .Hệ thống phân ngành theo tiêu chuẩn ICB. PDI – Product Diversity Index ............................................. ..Chỉ số đa dạng hóa sản phẩm. SDI – Scope Diversity Index ............................................................ ..Đa dạng hóa phạm vi RDI – Region Diversity Index .......................................................... ..Đa dạng hóa phạm vi SCI – Segment Capital Index ............................................................ ….Đa dạng hóa đầu tư Luận văn tốt nghiệp xi SDI – Segment Diversity Index ........................................................ ….Đa dạng hóa đầu tư NumOfPro ........................................................................................ ……….Số ngành hàng. NumOfNa ....................................... .Số quốc gia mà doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu. NumOfExpro................................................................................ Số ngành hàng xuất khẩu. FirmSize ............................................................................................ Quy mô doanh nghiệp. FirmAge ........................................................................................... Tuổi đời doanh nghiệp. FL ..................................................................................................... ……Đòn bẩy tài chính. Owner .................................................................................. Loại hình sở hữu doanh nghiệp. Luận văn tốt nghiệp xii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do nghiên cứu Mối quan hệ giữa đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một chủ đề thú vị cho các nhà nghiên cứu từ những năm giữa thế kỷ 19. Việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh mới sẽ tạo những cơ hội cũng như những thách thức đối với một doanh nghiệp. Khi mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới tức là doanh nghiệp đang hướng đến một chiến lược kinh doanh đa ngành và nó là một yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Chandler, 1969). Chatterjee và Wernerfelt (1991) chỉ ra rằng không có sự khác biệt giữa các mức độ đa dạng hóa làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tốt hơn nếu sử dụng nguồn lực một cách thích hợp. Đa dạng hóa là một chiến lược mà nhiều doanh nghiệp đã sử dụng để làm tăng hiệu quả hoạt động. Việc đầu tư vào đa ngành, đa lĩnh vực nhằm chia sẻ rủi ro, sử dụng tốt nhất nguồn vốn nhàn rỗi và tìm kiếm lợi nhuận từ những lĩnh vực khác (liên quan hay không liên quan đến lĩnh vực hoạt động hiện tại của doanh nghiệp). Việt Nam trong giai đoạn gần đây có thể nói đang “bùng nổ” trong việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh. Rất nhiều doanh nghiệp đang mong muốn tìm kiếm lợi nhuận bằng việc đầu tư vào các ngành liên quan hoặc hoàn toàn không liên quan đến lĩnh vực mà họ đang hoạt động. Thực trạng là, rất nhiều doanh nghiệp đã rơi vào khủng hoảng: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi không thể bù đắp được mức lỗ do hoạt động kinh doanh ngoài ngành gây ra. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn duy trì ổn định và hiệu quả. Hoạt động kinh doanh ngoài ngành vẫn đem lại lợi nhuận và đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Sự tác động của đa dạng hóa nói chung đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu ở nước ngoài. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ bàn về vấn đề này. Do đó đề tài nghiên cứu sẽ tập trung vào việc làm sáng tỏ sự tác động đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, đồng thời thông qua kết quả nghiên cứu đề ra một số những khuyến nghị đối với các doanh nghiệp đa dạng hoá. Luận văn tốt nghiệp Trang 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sẽ trả lời câu hỏi sau: (i) Có tồn tại sự tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay không? (ii) Nếu có thì tác động cụ thể của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? (iii) 1.3. Các giải pháp gì có thể rút ra từ nghiên cứu này? Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: (i) Xác định các yếu tố của đa dạng hóa trong doanh nghiệp. (ii) Sự tác động của các yếu tố đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. (iii) Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất những khuyến nghị đối với các doanh nghiệp đa dạng hóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chọn lựa các chiến lược đa dạng hóa mang lại hiệu quả hơn. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Phạm vi nghiên cứu được sử dụng bao gồm dữ liệu của các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2008 – 2012. Nghiên cứu loại trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Rất nhiều các nghiên cứu ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp phân tích hồi quy bội dựa trên nguyên tắc bình phương nhỏ nhất nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Đây được xem là phương pháp đáng tin cậy trong việc ước lượng mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Tuy nhiên, mô Luận văn tốt nghiệp Trang 2 hình OLS dữ liệu chéo lại ràng buộc quá chặt về không gian - thời gian, các hệ số hội quy không đổi. Điều này có thể làm mất đi ảnh hưởng thật của biến độc lập lên biến phụ thuộc dẫn đế kết quả mô hình không phù hợp trong điều kiện thực tế. Chính vì vậy, nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân đối (Balance Data) của các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong vòng 5 năm (2008 – 2012), kết hợp với phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát GLS (Generaliszed Least Squares) nhằm tối thiểu hóa phần dư không có trọng số gây ra do phương sai thay đổi khi ước lượng mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS - Ordinary Least Square) hay phương pháp FEM. Ngoài ra, phương pháp GLS còn khắc phục được hiện tượng tự tương quan khi sử dụng phương pháp FEM và REM. 1.6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào quá trình đánh giá tác động mức độ đa dạng hóa của doanh nghiệp vào hiệu quả hoạt động của họ. Các kết quả từ quá trình phân tích sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm ngành, lĩnh vực đa dạng hóa một các hiệu quả, tận dụng được nguồn lực một cách tốt nhất. Nghiên cứu cũng sẽ cho thấy một bức tranh tổng thể nhưng rất đặc thù đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hoạt động kinh doanh đa dạng, đây là một yếu tố cần thiết giúp các doanh nghiệp thu gọn hay mở rộng đa dạng hoá một cách hiệu quả. 1.7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu gồm 5 chương. Bao gồm: Chương 1: Giới thiệu. Nội dung của chương nêu lên lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đa dạng hóa. Chương này sẽ đề cập tổng quan cơ sở lý thuyết về đa dạng hóa, đồng thời cập nhật một số các nghiên cứu trước về tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Nội dung chương này đề cập đến mô hình sử dụng trong nghiên cứu, giải thích các biến trong mô hình và dữ liệu nghiên cứu. Chương 4: Kết quả thống kê và hồi quy. Các kết quả phân tích thống kế mô tả, thống kê tương quan, phân tích hồi quy và các nhận xét kèm theo được đề cập trong chương này. Luận văn tốt nghiệp Trang 3 Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Các kết luận rút ra từ quá trình phân tích được trình bày trong chương 5. Ở đây cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất. Đồng thời nêu lên những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. Luận văn tốt nghiệp Trang 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này gồm ba phần chính. Phần đầu trình bày tổng quan lý thuyết về đa dạng hóa, nêu lên khái niệm về đa dạng hóa, phân loại mức độ đa dạng hóa và các ưu, nhược điểm của hoạt động đa dạng hóa của doanh nghiệp. Phần thứ hai trình bày về phương pháp đo lường mức độ đa dạng hóa và các chỉ số đánh giá sự tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Phần thứ ba trình bày tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến hoạt động đa dạng hóa, đây cũng là cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong luận văn này. 2.1. Lý thuyết về đa dạng hóa 2.1.1. Khái niệm về đa dạng hóa trong doanh nghiệp Đa dạng hóa là một phương tiện mà một công ty mở rộng kinh doanh cốt lõi của mình vào thị trường sản phẩm khác (Aaker, 1980; Andrews, 1980; Berry, 1975; Chandler, 1962; Gluck, 1985). Các doanh nghiệp xem xét việc đa dạng hóa nếu họ mong muốn kinh doanh đồng thời ở ít nhất hai lĩnh vực khác nhau. Đa dạng hóa thể hiện ở mức độ xen kẽ tham gia của các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một ngành và có thể lượng hóa bằng mô hình cơ bản thể hiện mối quan hệ giữa những người sử dụng chiến lược đa dạng (Rumelt, 1974, 1982; Palepu, 1985; Varadarajan và Ramanujam, 1987). 2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến đa dạng hóa của doanh nghiệp Nguyên nhân dẫn đến chiến lược đa dạng hóa khi sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp bị ế ẩm vì nhu cầu thị trường giảm hoặc do mức độ cạnh tranh tăng, lúc này họ sẽ tìm cách đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới để tăng lợi nhuận đem lại từ các hoạt động khác. Khi các sản phẩm truyền thống đủ mạnh để đảm bảo duy trì sự tăng trưởng, doanh nghiệp có nhiều khả năng sẽ đầu tư vào các lĩnh vực khác mà họ cho là có tiềm năng (Ansoff, 1965; Rumelt, 1974; Teece, 1980). Đa dạng hóa là một chiến lược được đề cập đến khi một doanh nghiệp mong muốn giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực khác, liên quan hay không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của họ, nhằm mục đích tận dụng được nguồn lực dư thừa và tìm kiếm lợi nhuận từ khác lĩnh vực khác. Ushijima và Fukui (2004) đã đưa ra một số lý do tại sao doanh nghiệp lựa chọn để đa dạng hóa như sau: Luận văn tốt nghiệp Trang 5  Tận dụng sức mạnh tổng hợp: Khi các doanh nghiệp hợp nhất, họ có thể sử dụng tốt nhất các nguồn lực để giảm chi phí điều hành. Chia sẻ những kinh nghiệm quản lý trong sự phát triển tổng thể của toàn doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích rủi ro và nguồn lực tài chính hiện có làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh được tăng cường.  Tận dụng sức mạnh thị trường: Có cơ hội tốt trong việc gia tăng thị phần đối với một lĩnh vực khi có thêm một doanh nghiệp kinh doanh. Nhưng điều này không chắc chắn dẫn đến việc tăng lợi nhuận.  Lợi nhuận ổn định: Với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi mang tính chất mùa vụ thì đa dạng hóa sẽ đảm bảo rằng lĩnh vực kinh doanh khác có thể dẫn đến sự ổn định tốt hơn về lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Hiệu quả tài chính: Đa dạng hóa sử dụng dòng tiền nhàn rỗi từ lĩnh vực kinh doanh cốt lõi cho việc tạo lập một liên doanh mới và như vậy có thể tạo ra được lợi nhuận bổ sung.  Tăng trưởng: Nguyên tắc của đa dạng hóa là doanh nghiệp nhanh chóng tăng trưởng do kết hợp được công nghệ và kinh nghiệm. Đa dạng hóa cũng cho thấy một ý nghĩa quan trọng là khi lĩnh vực kinh doanh cốt lõi có thể dự báo một tương lai không tốt, có thể suy thoái trong một khoảng thời gian nhất định và các doanh nghiệp mong muốn thiết lập một chiến lược phát triển mới bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực khác ngay từ bây giờ (Berger và Ofek, 1994). 2.1.3. Phân loại đa dạng hóa của doanh nghiệp Đa dạng hóa liên quan (Related Diversification): Là tham gia vào một hoạt động mới, có sự kết nối với hoạt động hiện hữu của Công ty ở một số khâu như: sản xuất, marketing, quản trị vật tư hay kỹ thuật công nghệ. Hoạt động kinh doanh mới có nhiều điểm tương đồng với hoạt động kinh doanh hiện tại, nói một cách khác là đầu tư vào một ngành công nghiệp khác nhưng có liên quan đến các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng đa dạng hóa liên kết để đạt được mục tiêu là phát triển, tìm kiếm một số chiến lược thích hợp nhằm chuyển đổi các nguồn lực, năng lực sang một ngành công nghiệp mới để tận dụng được lợi thế cạnh tranh (Rumelt, 1974). Luận văn tốt nghiệp Trang 6 Đa dạng hóa không liên quan (Unrelated Diversification): Là tham gia vào một lĩnh vực hoạt động mới không có bất kỳ một sự kết nối rõ ràng nào với lĩnh vực kinh doanh hiện tại. Một doanh nghiệp có thể lựa chọn đa dạng hóa không liên kết khi ngành công nghiệp cốt lõi mà họ đang hoạt động không còn tiềm năng phát triển hơn nữa (Rumelt, 1974). Đa dạng hóa sản phẩm (Product Diversification): Là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến và nhập ngoại nhiều loại sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã từ những sản phẩm thô đến sản phẩm qua chế biến. Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường (Rumelt, 1982). Đa dạng hóa sản phẩm liên quan đến việc thay đổi các sản phẩm hiện có để mở rộng thị trường tiềm năng của một nhóm sản phẩm. Các thay đổi bao gồm: thương hiệu, thị trường mục tiêu của sản phẩm… đa dạng hóa sản phẩm có thể tìm kiếm được khách hàng mới thông qua việc tận dụng danh tiếng của một sản phẩm hiện có và nền tảng phát triển sản xuất và bán một sản phẩm đã được thay đổi. Đa dạng hóa sản phẩm thành công đòi hỏi phải có mục tiêu chính xác và có sự khác biệt trong nội tại sản phẩm để ngăn chặn sự xói mòn thị trường hiện tại đồng thời tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận tổng thể (Tallman và Li, 1996). Đa dạng hóa phạm vi (Scope Diversification) hay đa dạng hóa quốc tế (International Diversification): Theo Hitt và ctg (1997): "Đa dạng hóa quốc tế có thể được định nghĩa như là mở rộng biên giới kinh doanh của một doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu hay nói cách khác là kinh doanh ở các địa điểm có đặc điểm địa lý, thị trường khác nhau". Đa dạng hóa đầu tư (Divercation of Investment): Đa dạng hóa đầu tư được hiểu theo nghĩa là các doanh nghiệp tận dụng nguồn lực hiện có, mở rộng lĩnh vực kinh doanh bằng cách xây dựng thêm nhà máy sản xuất, đầu tư vào các công ty con hoặc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc trái ngành (Berger và Ofek, 1994). 2.1.4. Ƣu và nhƣợc điểm của đa dạng hóa Palich và ctg (2000) lưu ý rằng đã có sự không nhất quán trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đa dạng hóa với dữ liệu nghiên cứu trong 30 năm. Một số kết quả thực nghiệm đã tìm ra mối quan hệ tích cực đến hiệu suất kinh tế (Panday và Rao, 1998; Singh, 2001; Piscetello, 2004), hay mối quan hệ tiêu cực với các hiệu suất Luận văn tốt nghiệp Trang 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan