Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biến động thu nhập bất thường, tính thanh khoản và tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi...

Tài liệu Biến động thu nhập bất thường, tính thanh khoản và tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính tại thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
106
871
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM ------  ------ LÊ THỊ KIM PHƢỢNG BIẾN ĐỘNG THU NHẬP BẤT THƢỜNG, TÍNH THANH KHOẢN VÀ TỶ SUẤT SINH LỜI CỔ PHIẾU KHI CÔNG BỐ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Tp.Hồ Chí Minh - NĂM 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này “Biến động thu nhập bất thƣờng, tính thanh khoản và tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của TS Võ Xuân Vinh. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam kết rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013 Ngƣời cam đoan Lê Thị Kim Phƣợng ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô của trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại đây. Với lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến TS. Võ Xuân Vinh, người hướng dẫn khoa học cho luận văn, đã giúp tôi tiếp cận phương pháp cho đề tài và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các anh chị và các bạn lớp Cao học Tài chính ngân hàng khoá 2 (MFB2) đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn này. Lê Thị Kim Phượng iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn này nhằm mục đích nghiên cứu về ảnh hưởng riêng lẻ và kết hợp của biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản lên tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính được đo lường bằng đột biến thu nhập được chuẩn hóa, bằng thu nhập được công bố ở quý gần nhất trừ cho thu nhập được công bố cách đó bốn quý, sau đó hiệu số thay đổi thu nhập này được chuẩn hóa bằng cách chia độ lệch chuẩn được ước lượng trên tám quý trước đó theo Chordia, Goyal, Sadka và cộng sự (2006). Tính thanh khoản cổ phiếu được đo lường theo Amihud (2002) bằng trị tuyệt đối sự thay đổi giá cổ phiếu chia cho khối lượng giao dịch tính bằng tiền hàng ngày. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và áp dụng phân tích hồi quy dữ liệu chéo trên phạm vi nghiên cứu là 74 công ty niêm yết được lựa chọn trên HoSE trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2012. Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Brennan, Chordia và Subrahmanyam (1998), Chordia, Goyal, Sadka và cộng sự (2006), Weiqiang (2008), Chordia, Subrahmanyam và Tong (2013); … cũng như các nghiên cứu khác trên thế giới, phần đầu của nghiên cứu thực nghiệm là việc sắp xếp các danh mục đầu tư theo chỉ số đột biến về thu nhập được chuẩn hóa và tính kém thanh khoản cổ phiếu, để tìm thấy mối quan hệ giữa biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính, ảnh hưởng riêng lẻ và kết hợp của hai yếu tố này đến lợi nhuận danh mục đầu tư và kiểm định chiến lược kinh doanh mua những cổ phiếu có đột biến về thu nhập được chuẩn hóa cao và bán những cổ phiếu có đột biến về thu nhập được chuẩn hóa thấp khi dựa vào hiện tượng biến động thu nhập bất thường có mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư hay không. Sau đó, tác giả lựa chọn mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời cổ phiếu và ba biến độc lập chính bao gồm đột biến về thu nhập được chuẩn hóa, tính thanh khoản cổ phiếu được đo lường theo Amihud (2002) và cuối cùng là sự kết hợp giữa hai nhân tố này. Các biến độc lập có vai trò kiểm soát gồm có hằng số tính từ tổng các tích số giữa hệ số hồi quy và giá trị của các yếu tố iv tương ứng trong mô hình ba yếu tố Fama và French (1993) có điều chỉnh theo Chordia, Goyal, Sadka và cộng sự (2006), quy mô công ty, tỷ số giá trị sổ sách và giá trị thị trường, khối lượng giao dịch tính bằng tiền, lợi nhuận cổ phiếu cộng dồn từ mười hai tháng trước. Dựa trên kết quả của việc sắp xếp danh mục đầu tư tứ phân vị, tác giả tìm thấy mối liên hệ giữa biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính và tính thanh khoản cổ phiếu, mối quan hệ đó là những cổ phiếu có đột biến về thu nhập được chuẩn hóa dương thì có tính thanh khoản hơn những cổ phiếu có đột biến về thu nhập được chuẩn hóa âm. Chiến lược kinh doanh dựa vào hiện tượng biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính không mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Dựa vào kết quả hồi quy của các mô hình, tác giả tìm thấy sự tác động có ý nghĩa thống kê của các yếu tố đột biến về thu nhập được chuẩn hóa, tính thanh khoản chứng khoán lên tỷ suất sinh lời cổ phiếu. Cụ thể là, những công ty có đột biến thu nhập được chuẩn hóa cao, tính thanh khoản cao sẽ có tỷ suất sinh lời cổ phiếu cao. Cuối cùng là sự kết hợp giữa đột biến về thu nhập được chuẩn hóa và tính thanh khoản chứng khoán lại không có ý nghĩa thống kê trong mẫu thực hiện. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ..........................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ix DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... x DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... xi CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Lý do nghiên cứu .................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3 1.5. Ý nghĩa của luận văn .............................................................................. 3 1.6. Kết cấu luận văn ..................................................................................... 4 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 6 2.1. Biến động lợi nhuận bất thường cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính (Post-Earnings-Announcement Drift – PEAD) .............................................. 6 2.1.1. Định nghĩa biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính .............................................................................................................. 6 2.1.2. Các nguyên nhân gây ra biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính ............................................................................................. 7 2.1.3. Các phương pháp đo lường biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính ...................................................................................... 11 2.2. Thanh khoản chứng khoán.................................................................... 15 vi 2.2.1. Định nghĩa tính thanh khoản chứng khoán ........................................ 15 2.2.2. Các phương pháp đo lường tính thanh khoản .................................... 16 2.3. Mối quan hệ giữa giữa biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản khi công bố báo cáo tài chính ............................................................. 21 2.3.1. Phương pháp tìm kiếm mối quan hệ giữa biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản chứng khoán khi công bố báo cáo tài chính..... 22 2.4. Ảnh hưởng riêng lẻ và kết hợp giữa biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính . .............................................................................................................. 23 2.4.1. Ảnh hưởng riêng lẻ của biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản chứng khoán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính ............................................................................................................ 23 2.4.2. Ảnh hưởng kết hợp biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản chứng khoán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính ............................................................................................................ 26 2.5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 31 2.6. So sánh nghiên cứu trong luận văn này với các nghiên cứu trước đây 32 2.6.1. Điểm giống nhau ................................................................................ 32 2.6.2. Điểm mới trong nghiên cứu đề tài này .............................................. 33 2.6.3. Lựa chọn biến số đưa vào mô hình .................................................... 34 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 35 3.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 35 3.2. Quy trình phân tích ............................................................................... 36 3.3. Dữ liệu trong luận văn .......................................................................... 38 3.4. Cách hình thành danh mục đầu tư theo đột biến về thu nhập được chuẩn hóa và tính thanh khoản cổ phiếu tính theo Amihud (2002) ........................ 39 vii 3.4.1. Danh mục đầu tư tứ phân vị được sắp xếp theo đột biến về thu nhập được chuẩn hóa (bảng 4.3) ............................................................................ 40 3.4.2. Danh mục đầu tư tứ phân vị được sắp xếp theo đột biến về thu nhập được chuẩn hóa, tính thanh khoản được tính theo Amihud (2002) (bảng 4.4)43 3.4.3. Mô hình CAPM và các mô hình ba yếu tố Fama và French (1993) có điều chỉnh theo Chordia, Goyal, Sadka và cộng sự (2006) .......................... 45 3.5. Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 49 3.6. Xác định biến số trong nghiên cứu ....................................................... 54 CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........... 60 4.1. Phân tích thống kê mô tả ...................................................................... 60 4.2. Phân tích tương quan ............................................................................ 62 4.3. Phân tích kết quả sắp xếp các danh mục đầu tư ................................... 63 4.3.1. Danh mục đầu tư sắp xếp theo đột biến về thu nhập được chuẩn hóa (SUE) ............................................................................................................ 63 4.3.2. Danh mục đầu tư sắp xếp theo đột biến về thu nhập được chuẩn hóa (SUE) và tính thanh khoản được tính theo Amihud (2002) (ILLIQ) ........... 67 4.3.3. Thống kê mô tả các đặc tính công ty của danh mục đầu tư tứ phân vị được sắp xếp theo đột biến về thu nhập được chuẩn hóa (SUE) và chỉ số kém thanh khoản Amihud (2002) (ILLIQ) ................................................... 70 4.4. Phân tích kết quả hồi quy...................................................................... 71 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 79 5.1. Kết luận ................................................................................................. 79 5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 80 5.3. Hạn chế ................................................................................................. 81 5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................... 81 viii TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 83 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 86 Phụ lục 1. Danh sách các cổ phiếu trong mẫu ...............................................86 Phụ lục 2: Hệ số alpha trong các mô hình CAPM và mô hình ba yếu tố Fama và French (1993) có điều chỉnh theo Chordia, Goyal, Sadka và cộng sự (2006) ở bảng 4.3 .....................................................................................................................87 Phụ lục 3. Mô hình hồi quy ............................................................................90 ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước ........................................30 Bảng 2.2 Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu ..................................................31 Bảng 3.1 Bảng tóm tắt việc thu thập và tính toán các biến số nghiên cứu ....58 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến số định lượng .........................................60 Bảng 4.2. Ma trận tương quan của các biến ...................................................62 Bảng 4.3. Danh mục đầu tư tứ phân vị sắp xếp theo SUE .............................63 Bảng 4.4. Lợi nhuận của danh mục đầu tư sắp xếp theo SUE và ILLIQ .......67 Bảng 4.5 Thống kê mô tả các đặc tính công ty của DMĐT tứ phân vị được sắp xếp theo SUE và ILLIQ ......................................................................................70 Bảng 4.6. Kết quả hệ số hồi quy của các biến độc lập trong bốn mô hình hồi quy .............................................................................................................................72 x DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 3.1 Quy trình phân tích của nghiên cứu trong luận văn ........................36 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu ........................................................................53 xi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt AR Tiếng Anh Abnormal Return BCTC Tiếng Việt Lợi nhuận bất thường của cổ phiếu Báo cáo tài chính Tỷ số Giá trị sổ sách trên giá thị BM Book to Maket ratio CAPM Capital asset pricing model Mô hình định giá tài sản vốn CAR trường Cumulative Abnormal Lợi nhuận bất thường cộng dồn cổ Returns phiếu Tổng các tích số giữa hệ số hồi quy và giá trị của các yếu tố tương ứng trong CNST Constant mô hình ba yếu tố Fama và French (1993) có điều chỉnh theo Chordia, Goyal, Sadka và cộng sự (2006) CTCP Công ty Cổ phần DVOL Daily dollar volume Khối lượng giao dịch tính bằng tiền FE Forecast Error Sai số dự báo Tỷ suất lợi nhuận nhóm các cổ phiếu HML High Minus Low có BM cao trừ nhóm cổ phiếu có BM thấp HoSE Ho Chi Minh City Stock Exchange Sàn giao dịch chứng khoán Tp. HCM xii ILLIQ PEAD REV Illiquidity Tính thanh khoản cổ phiếu được tính theo Amihud (2002) Post-Earnings- Biến động thu nhập bất thường khi Announcement Drift công bố báo cáo tài chính Earnings Forecast Revision Thay đổi dự báo thu nhập Quy mô vốn hóa thị trường của chứng SIZE khoán Tỷ suất lợi nhuận nhóm các cổ phiếu SMB Small Minus Big có qui mô nhỏ trừ nhóm cổ phiếu có quy mô lớn SUE Standardized Unexpected Earnings Đột biến thu nhập được chuẩn hóa Tỷ suất lợi nhuận nhóm các cổ phiếu có tính thanh khoản được tính theo TMB Top Minus Bottom Datar (1998) cao trừ nhóm cổ phiếu có tính thanh khoản được tính theo Datar (1998) thấp Tỷ suất lợi nhuận nhóm các cổ phiếu có đà tăng giá cổ phiếu làm tăng lợi UMD Up Minus Down nhuận cổ phiếu cao trừ nhóm cổ phiếu có đà tăng giá cổ phiếu làm tăng lợi nhuận cổ phiếu thấp 1 CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU Chương đầu tiên của nghiên cứu sẽ giới thiệu khái quát về lý do, mục tiêu và câu hỏi đặt ra, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong quá trình phân tích dữ liệu. Sau cùng là ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu. 1.1. Lý do nghiên cứu Việc xác định cổ phiếu để đầu tư là quyết định quan trọng của các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Làm sao để lựa chọn được những cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận cao vẫn làm đau đầu các nhà đầu tư. Một trong những cách được nhiều người quan tâm là xem xét đánh giá cổ phiếu thông qua các báo cáo tài chính của công ty vào mỗi quý vì báo cáo tài chính cho họ biết rõ nhất về hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty. Nhiều người tham gia thị trường chứng khoán nhận thấy rằng, những tin tức tốt từ báo cáo tài chính có thể làm lợi nhuận cổ phiếu tăng cao hoặc tin tức xấu từ các báo cáo này có thể làm lợi nhuận cổ phiếu giảm trong một khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng sau khi các báo cáo này được công bố. Hiện tượng này được gọi là biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính. Trong hơn bốn thập kỷ qua, hiện tượng biến động này đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Những nghiên cứu gần đây nhất cho rằng rủi ro thanh khoản có mối quan hệ với hiện tượng biến động này và chúng có ảnh hưởng nhất định tới tỷ suất sinh lời của cổ phiếu. Tính thanh khoản càng cao thì rủi ro càng thấp. Sử dụng các phép đo khác nhau của tính thanh khoản, các nghiên cứu cho rằng những cổ phiếu biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính càng lớn thì có tính thanh khoản càng cao và ngược lại. Kết quả nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản có ảnh hưởng riêng lẻ và kết hợp đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính. Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường non trẻ và có nhiều biến động. Việc áp dụng một mô hình xác định biến động nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư và Biến động thu nhập bất thường, tính thanh khoản và tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính tại thị trường chứng khoán Việt Nam 2 cổ đông công ty ra quyết định đầu tư là một việc cần thiết và hữu ích. Từ đây, tùy thuộc vào đặc điểm của nhà đầu tư và mục tiêu đầu tư mà họ sẽ đưa ra các lựa chọn trong việc nắm giữ hay từ bỏ cổ phiếu. Thêm vào đó, từ sự quan sát và tìm kiếm thông tin của tác giả, hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu định lượng chính thức và hoàn chỉnh nào về biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản chứng khoán khi công bố báo cáo tài chính ở Việt Nam được công bố. Với ý nghĩa đó, luận văn này nhằm mục đích nghiên cứu về “Biến động thu nhập bất thường, tính thanh khoản và tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính tại thị trường chứng khoán Việt Nam” cụ thể là trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM cho giai đoạn từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2012. Phần tiếp theo sẽ giúp xem xét đề tài cụ thể hơn qua việc đề ra câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Việc xác định được mối quan hệ giữa biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản chứng khoán khi công bố báo cáo tài chính, ảnh hưởng riêng lẻ và kết hợp giữa hai nhân tố đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính có một ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư, dựa vào đó, họ sẽ có được những nhận định đúng đắn cho các quyết định đầu tư của mình. Vì vậy, đề tài được nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu sau:  Xác định mối quan hệ giữa biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản chứng khoán khi công bố báo cáo tài chính.  Định lượng sự tác động riêng lẻ và kết hợp của hai nhân tố này đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn nhằm mục đích tập trung cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: Biến động thu nhập bất thường, tính thanh khoản và tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính tại thị trường chứng khoán Việt Nam 3  Có xuất hiện mối quan hệ giữa biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản chứng khoán khi công bố báo cáo tài chính không?  Ảnh hưởng riêng lẻ của biến động thu nhập bất thường đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính như thế nào?  Ảnh hưởng riêng lẻ của tính thanh khoản chứng khoán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính như thế nào?  Ảnh hưởng kết hợp của biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản chứng khoán tới tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính như thế nào? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính, tính thanh khoản chứng khoán, mối quan hệ giữa chúng cùng với ảnh hưởng riêng lẻ và kết hợp của hai yếu tố này tới tỷ suất sinh lời cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cụ thể là trên HoSE trong vòng sáu năm từ 2007 đến 2012. 1.5. Ý nghĩa của luận văn Việc tiến hành thực hiện luận văn và kết quả thu được mang lại ý nghĩa về mặt khoa học cũng như ứng dụng vào thực tiễn. Về mặt khoa học, luận văn góp phần tham gia vào việc nêu bật được mối quan hệ giữa biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản chứng khoán khi công bố báo cáo tài chính, hoàn thiện mô hình xác định các yếu tố tác động riêng lẻ và kết hợp của biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản chứng khoán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính tại thị trường Việt Nam vốn chưa có bài nghiên cứu nào về vấn đề này. Kết quả cũng có thể sử dụng cho các nghiên cứu sau này không chỉ ở phần cập nhật cơ sở lý thuyết mà còn có thể so sánh kết quả thu được. Bên cạnh đó, đây là một nghiên cứu với mục đích kiểm nghiệm lại các kết quả nghiên cứu trước đây, đồng thời từ những tồn tại mà mở ra các hướng tiếp theo cho các nghiên cứu sau này. Biến động thu nhập bất thường, tính thanh khoản và tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính tại thị trường chứng khoán Việt Nam 4 Về khía cạnh thực tiễn, kết quả nghiên cứu này sẽ cho thấy được biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản chứng khoán có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính. Vì thế, đây sẽ là cơ sở tham khảo mang tính nghiêm túc cho các nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam trong việc định ra các yếu tố so sánh, nhằm chọn ra một cách xác đáng các công ty, phục vụ cho việc định giá chứng khoán khi sử dụng phương pháp so sánh dùng biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản chứng khoán khi công bố báo cáo tài chính. 1.6. Kết cấu luận văn Với tất cả các ý đã được trình bày ở trên, nội dung của luận văn sẽ bao gồm 5 chương. Trong đó: Chương 1: Mở đầu. Chương này nêu ra lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính, tính thanh khoản chứng khoán. Nội dung chương này nêu lên tổng quan về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính và tính thanh khoản chứng khoán, ảnh hưởng riêng lẻ và kết hợp của biến động thu nhập, tính thanh khoản chứng khoán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Mục đích của chương mô tả cách sắp xếp danh mục đầu tư theo biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính và tính thanh khoản, mô hình nghiên cứu, giải thích các biến trong mô hình và dữ liệu nghiên cứu. Chương 4: Kết quả thống kê và hồi quy. Chương này đưa ra các kết quả phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đồng thời đưa ra các nhận xét trong quá trình phân tích. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này nêu lên các kết luận rút ra từ quá trình phân tích đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các đối tượng liên quan Biến động thu nhập bất thường, tính thanh khoản và tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính tại thị trường chứng khoán Việt Nam 5 dựa trên các kết luận đã nêu. Chương 5 cũng nêu lên những hạn chế của đề tài trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. Biến động thu nhập bất thường, tính thanh khoản và tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính tại thị trường chứng khoán Việt Nam 6 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Ở Chương 1, đề tài đã trình bày một cách tóm tắt nội dung luận văn, từ lý do và xác định vấn đề nghiên cứu, đến việc đề ra câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, thông qua phương pháp nghiên cứu để xác định kết quả, thêm vào đó cũng đề cập đến ết cấu và nghĩa của luận văn. Tiếp theo, chương 2 sẽ tập trung vào sáu nội dung chính. Nội dung thứ nhất trình bày về lý thuyết biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính, trong đó nêu lên định nghĩa, các phương pháp đo lường và nguyên nhân gây ra biến động. Nội dung thứ hai trình bày về lý thuyết tính thanh khoản chứng khoán, bao gồm định nghĩa, các phương pháp đo lường. Nội dung thứ ba nói về mối quan hệ giữa biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính và tính thanh khoản chứng khoán. Tiếp đến nội dung thứ tư là ảnh hưởng riêng lẻ và kết hợp của biến động thu nhập bất thường và tính thanh khoản chứng hoán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính đồng thời tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan. Nội dung thứ năm là nêu lên các giả thuyết nghiên cứu của luận văn và nội dung cuối cùng là những điều học hỏi được rút ra từ những nghiên cứu trước bao gồm điểm giống, điểm mới và lựa chọn các biến trong mô hình. 2.1. Biến động lợi nhuận bất thƣờng cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính (Post-Earnings-Announcement Drift – PEAD) 2.1.1. Định nghĩa biến động thu nhập bất thƣờng khi công bố báo cáo tài chính Theo Ball và Brown (1968), Bernard và Thomas (1989) và nhiều nghiên cứu khác, biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính là sau khi công bố thu nhập, lợi nhuận bất thường cộng dồn của các công ty có tin tốt (đột biến về thu nhập bất thường dương) tiếp tục biến động tăng lên trong chiều hướng dương trong khi đó lợi nhuận bất thường của các công ty có tin xấu (đột biến về thu nhập bất thường âm) tiếp tục biến động theo hướng ngược lại. Biến động thu nhập bất thường, tính thanh khoản và tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính tại thị trường chứng khoán Việt Nam 7 Hay có thể phát biểu ngắn gọn theo Chordia, Goyal, Sadka và cộng sự (2006) như sau: biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính là hiện tượng bất thường của thị trường có xu hướng làm cho tỷ suất sinh lời cộng dồn của một cổ phiếu biến động theo hướng của đột biến về thu nhập trong khoảng thời gian tiếp theo (vài tuần hoặc vài tháng) sau công bố thu nhập. Theo các nghiên cứu trước, sau thời điểm công bố báo cáo tài chính giá cổ phiếu phản ứng với thông tin vừa được công bố một cách nhanh chóng, phản ứng này không chấm dứt sau khi những tin tức thu nhập được công bố, nó tiếp tục biến động phụ thuộc vào hướng của tin tức thu nhập trong những tháng sau. Giá cổ phiếu biến động bất thường là do thông tin thu nhập bất thường vừa được công bố thay đổi cao hoặc thấp hơn so với thu nhập kỳ vọng. Hiện tượng biến động này trái với các giả thuyết thị trường hiệu quả cho rằng giá cổ phiếu nên chứa tất cả các thông tin có sẵn trên thị trường, một khi thông tin mới được đưa ra, nó sẽ được phản ánh hoàn toàn trong việc điều chỉnh giá cổ phiếu. Sự tồn tại của hiện tượng biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính đã được xác nhận trong hơn bốn thập kỷ sau nghiên cứu đầu tiên của Ball và Brown (1968). Hiện tượng này không chỉ được tìm thấy ở Mỹ trong nhiều năm sau Ball và Brown công bố, mà còn ở Anh trong các nghiên cứu của Hew, Skerratt, Strong và cộng sự (1996); Liu và Strong (2003); ở thị trường chứng khoán mới nổi Phần Lan trong các nghiên cứu của Booth, Kallunki và Martikainen (1996), Schadewitz, Kanto, Kahra và cộng sự (2005)... Vì vậy, đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm về biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính trên nhiều khía cạnh ở nhiều thị trường khác nhau. 2.1.2. Các nguyên nhân gây ra biến động thu nhập bất thƣờng khi công bố báo cáo tài chính Theo kết quả tổng hợp của Dung (2010), có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biến động thu nhập bất thường khi công bố báo cáo tài chính: Một là do sự phản ứng quá chậm trong đó bao gồm ba nhóm: sự phản ứng quá chậm của các nhà phân tích, sự phản ứng quá chậm của các nhà đầu tư và xử lý các thông tin bất cân Biến động thu nhập bất thường, tính thanh khoản và tỷ suất sinh lời cổ phiếu khi công bố báo cáo tài chính tại thị trường chứng khoán Việt Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan