Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán tp. hồ chí minh...

Tài liệu Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán tp. hồ chí minh

.PDF
75
983
98

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TÊN ĐỀ TÀI “HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH” SVTH: Nguyễn Võ Trang Đài MSSV: 1054032130 Ngành: Tài chính – ngân hàng GVHD: T.S Trần Phương Thảo Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2014 LỜI CẢM ƠN Trong cuộc sống, không có thành công nào mà không có sự hỗ trợ hay giúp đỡ từ nhiều phía, dù đó là trực tiếp hay gián tiếp, dù là nhiều hay ít, và có thể giúp đỡ bằng nhiều cách thì người được giúp đỡ cũng phải trân trọng. Trong suốt thời gian 4 năm theo học tại trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của những Thầy Cô đầy tâm huyết trên giảng đường. Với lòng tri ân và biết ơn sâu sắc, em xin cảm ơn gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Đào tạo đặc biệt đã giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để em có thể học tập một cách thoải mái và hiệu quả đạt được tốt nhất trong thời gian trên ghế nhà trường. Và đặc biệt hơn, trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp lần này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn của mình là cô Tiến sĩ Trần Phương Thảo, xin cảm ơn vì sự tận tâm, tận tình của cô trong thời gian ngắn ngủi làm nghiên cứu và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Kính chúc Thầy Cô nhiều sức khỏe! Ngày tháng năm 2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Ngày tháng năm 2014 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH BẢNG........................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................ vi DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................... vi LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................... 1 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ................................................................................... 1 1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 2 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 4 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4 1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN ..................................................................................... 5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 6 LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN .................................................................... 7 2.1 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN .............................................................................. 7 2.1.1 Định nghĩa ......................................................................................................7 2.1.2 Nguyên tắc hoạt động .....................................................................................8 2.1.3 Phân loại .........................................................................................................9 2.1.4 Các nghiệp vụ của CTCK .............................................................................10 2.1.5 Vai trò ...........................................................................................................11 2.2 HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CTCK .............................................................. 13 2.2.1 Định nghĩa ....................................................................................................13 2.2.2 Phân loại môi giới.........................................................................................14 2.2.3 Chức năng của Môi giới chứng khoán .........................................................16 2.2.4 Vai trò của Môi giới chứng khoán................................................................18 2.2.5 Quy định đối với nghiệp vụ môi giới chứng khoán .....................................19 i 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN ............................................................................................ 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 20 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG .................................................................................................................. 21 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN .................................. 21 3.1.1 Giới thiệu chung ...........................................................................................21 3.1.2 Quá trình phát triển .......................................................................................22 3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự ............................................................................26 3.1.4 Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty.........................................................27 3.2 CÁC QUY ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN ....... 28 3.2.1 Quy định mở tài khoản đối với khách hàng .................................................29 3.2.2 Quy định đối với nhân viên môi giới ...........................................................29 3.2.3 Quy trình chung giao dịch chứng khoán ......................................................30 3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN Ở HSC ............................................................................................................... 31 3.3.1 Doanh thu môi giới .......................................................................................32 3.3.2 Số lượng tài khoản ........................................................................................36 3.3.3 Giá trị giao dịch ............................................................................................38 3.3.4 Thị phần môi giới .........................................................................................40 3.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HSC ............................................................................................ 43 3.4.1 Quy định của các Cơ quan quản lý ...............................................................43 3.4.2 Sản phẩm môi giới của HSC ........................................................................45 3.4.3 Tính hình biến động thị trường chứng khoán ...............................................46 3.4.4 Cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán ...................................................47 3.4.5 Trình độ Nhà đầu tư .....................................................................................47 3.4.6 Các quy định khác ........................................................................................48 3.5 Đánh giá hoạt động môi giới của HSC ................................................................ 48 3.5.1 Thành tựu ......................................................................................................48 3.5.2 Hạn chế .........................................................................................................49 3.5.3 Nguyên nhân .................................................................................................49 ii KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 50 ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI .... 51 4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................... 51 4.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG QUY MÔ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI ......... 52 4.2.1 Đa dạng các loại hình dịch vụ ......................................................................52 4.2.2 Hoàn thiện cơ sở vật chất của công ty ..........................................................52 4.2.3 Sự liên kết giữa các bộ phận trong CTCK ...................................................53 4.2.4 Phát triển nhóm khách hàng nước ngoài làm việc tại Việt Nam ..................53 4.2.5 Đẩy mạnh chiến lược Marketing ..................................................................54 4.3 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI ........ 54 4.3.1 Hệ thống công nghệ thông tin ......................................................................54 4.3.2 Quản trị thông tin nội bộ ..............................................................................54 4.4 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC ............................................................................. 55 4.4.1 Giải pháp nhân sự .........................................................................................55 4.4.2 Giải pháp chất lượng ....................................................................................55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 57 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 58 DANH MỤC THAM KHẢO ......................................................................................vii PHỤ LỤC .................................................................................................................... ix Phụ lục 1 Luật chứng khoán 2006 .............................................................................. ix Phụ lục 2 Luật doanh nghiệp 2005 ............................................................................. ix Phụ lục 3 Sơ đồ tổ chức nhân sự HSC ........................................................................ x Phụ lục 4 Biểu phí giao dịch tại HSC ........................................................................xii Phụ lục 5 Quy định mở tài khoản đối với khách hàng ............................................ xiii iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ gốc ACBS Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Á Châu CK Chứng khoán CTCK Công ty chứng khoán CTCP Công ty cổ phần GDP Tổng giá trị sản xuất quốc nội HSC Công ty cổ phần chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán T.P Hồ Chí Minh IPO Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu MGCK Môi giới chứng khoán NĐ – CP Nghị định Chính phủ PGD Phòng giao dịch SSI Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn TTCK Thị trường chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước VCBS Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam VNDS Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT iv DANH MỤC HÌNH BẢNG Bảng 1.1 Doanh thu và tỷ trọng của hoạt động Môi giới chứng khoán tại HSC trong năm 2010 - 2012 ........................................................................................................ 32 Bảng 1.2 Doanh thu và tỷ trọng hoạt động môi giới chứng khoán Khối cá nhân so với tổng doanh thu HSC .................................................................................................. 33 Bảng 1.3 Doanh thu và tỷ trọng hoạt động môi giới chứng khoán Khối tổ chức so với tổng doanh thu HSC .................................................................................................. 34 Bảng 1.4 Giá trị giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên sàn HOSE 2010 - 2012 . 38 Bảng 1.5 Giá trị giao dịch trái phiếu trên sàn HOSE năm 2010 – 2012 ................... 39 Bảng 1.6 Giá trị giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ sàn HNX 2010 – 2012 ......... 39 Bảng 1.7 Giá trị giao dịch trái phiếu trên sàn HNX năm 2010 – 2012 ..................... 40 Bảng 1.8 Thị phần của HSC theo sàn giao dịch trong giai đoạn 2010 – 2012.......... 41 Bảng 3.1: Tóm tắt tiêu chí về thị phần của HSC ....................................................... 41 Bảng 3.2: Giao dịch ký quỹ trong hoạt động môi giới chứng khoán tại HSC trong năm 2011 và 2012 ............................................................................................................. 46 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ quá trình tăng tưởng vốn điều lệ của HSC quá các năm. ........ 23 Biểu đồ 3.2: Cơ câu cổ đông chiến lược của HSC theo tỷ lệ phần trăm ................... 26 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ tỷ trọng doanh thu môi giới chứng khoán trong hệ thống kinh doanh của HSC .......................................................................................................... 32 Biểu đồ 3.4: Số lượng tài khoản trong nước giao dịch được mở qua các năm 2008 – 2010 37 Biểu đồ 3.5: Số lượng tài khoản nước ngoài giao dịch được mở qua các năm 2008 – 2010 38 Biểu đồ 3.6: Cơ cấu thị phần các CTCK trên sàn HOSE năm 2012 ......................... 42 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu thị phần các CTCK trên sàn HNX ........................................... 42 Biểu đồ 3.8: Tình hình biến động của doanh thu môi giới HSC khi thị trườn thay đổi qua các năm 2008 – 2012 .......................................................................................... 47 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Quy trình giao dịch chứng khoán ............................................................. 30 vi LỜI MỞ ĐẦU Để mở đầu cho bài khóa luận này, ở chương đầu tiên chủ yếu sẽ giới thiệu vế ý tưởng và các vấn đề xoay quanh việc thực hiện đề tài trước khi đi vào phân tích sâu vấn đề nghiên cứu. Chương 1 sẽ bao gồm các nội dung: nêu tổng quan về đề tài bao gồm các thông tin về nền sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam dẫn đến sự hình thành thị trường chứng khoán và các vấn đề xoay quanh công ty chứng khoán – hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường chứng khoán, nêu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu cần đạt được, phạm vi cũng như đối tượng và kết cấu của bài khóa luận. 1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI Nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều bước thăng trầm trước khi chính thức đi vào đà tăng trưởng. Và sau gần 30 năm đổi mới kể từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong công cuojc xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường. Tthế giới đã nhận định nền kinh tế Việt Nam lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 57 trên thế giới xét theo tiêu chí quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Việt Nam là quốc gia đầy tiềm năng và phát triển. Tổng Thu nhập nội địa GDP năm 2011 là 135 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm của Việt Nam cũng tăng trước khi bước vào sự ổn định. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), GDP chỉ tăng trưởng bình quân 3,9%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991-1995) đã nâng lên đạt mức tăng bình quân 8,2%. Trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 7,5%, thấp hơn nửa đầu thập niên 1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn giữ ở mức cao và ổn định. Năm 2003 tăng 7,3% ; 2004: 7,7% ; 2005: 8,4% ; 2006: 8,2% ; 2007: 8,5% và năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế là 6,2%. Điều đó cho thấy dù là thị trường mới nổi nhưng có tốc độ tăng trưởng ổn định. Đối với bất kỳ một quốc gia nào được đánh giá là mạnh và phát triển thì yếu tố chấm điểm cao nhất thể hiện qua sự phát triển của thị trường chứng khoán. Không nằm ngoài xu hướng chung đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiền của Việt Nam được hình thành vào cuối tháng 7 năm 2000 đã mở ra trang lịch sử mới cho nền kinh tế và đóng góp tích cực vào quá trình huy động nguồn vốn, phát triển thị trường. Sau hơn 13 năm hoạt động, dù là một trong những nước có thị trường chứng khoán (TTCK) trễ nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng với ưu thế là nước đi sau, TTCK Việt Nam rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm và xây dựng được một hệ thống giao dịch khá vững vàng. Quy mô vốn hóa lớn và doanh số giao dịch ổn định, góp phần vào tăng trưởng GDP hàng năm. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế và các biến động chính trị thế giới, hoạt động giao dịch chứng khoán ở Việt Nam cũng gặp nhiều sóng gió. Cụ thể trong năm 2010, giá trị 1 giao dịch trung bình toàn thị trường đạt 2.474 tỷ đồng/phiên, có tăng tuy không đáng kể so với năm 2009; năm 2011 con số này dừng lại ở mức 726 tỷ, ít hơn một nửa so với năm 2010, đến năm 2012 mặc dù đầy sóng gió đã cải thiện ở mức hơn 1.300 tỷ đồng. Mặc dù tỷ trọng huy động vốn thông qua kênh thị trường chứng khoán còn chưa phổ biến và phát huy hết khả năng nhưng cũng đã phần nào san sẻ trách nhiệm với các Ngân hàng thương mại, thể hiện qua hơn 220.000 tỷ đồng đã được huy động thông qua kênh chứng khoán trong năm 2006. Nếu như thị trường chứng khoán ở nhiều nước trên thế giới nền kinh tế phát triển đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn đắc lực, thì tại Việt Nam, sau hơn 13 năm hoạt động, hiện 97% nhu cầu vốn cho nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào kênh tín dụng. Tuy nhiên, vì đáp ứng được 3% nhu cầu vốn cho nền kinh tế đều được các chuyên gia đánh giá là thành công lớn nhất của thị trường chứng khoán. Trước sự phát triển của thị trường chứng khoán, ngày càng có nhiều công ty chứng khoán (CTCK) được mở ra và hoạt động mạnh mẽ. Trong năm 2006, đã có trên 50 công ty được thành lập. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở số lượng mà chất lượng hoạt động, một trong những yếu tố chủ thể cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động của các chủ thể khác liên quan cũng như tác động lên sự phát triển của thị trường. Điều đó thể hiện qua việc đứng trước sự suy thoái kinh tế kéo dài, bắt đầu từ năm 2007 đỉnh điểm năm 2009, rất nhiều CTCK đã không thể trụ nổi và phải tuyên bố giải thể. Các CTCK gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành bộ máy hoạt động công ty tạo ra nguồn thu nhập. Một điều đã được chứng minh qua các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, một duy trì và phát huy tối đa sức mạnh của TTCK thì các CTCK đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo ra các sản phẩm và hình thành nguồn ý tưởng mới cải thiện thị trường. Nhưng hiện nay, các CTCK ở Việt Nam chưa làm được điều đó. Trong CTCK có thể có rất nhiều các nghiệp vụ khác nhau nhưng hai loại hoạt động đóng vai trò quan trọng nhất là tự doanh và môi giới chứng khoán lại đang bị đánh giá thấp. Có những lúc, doanh thu môi giới của CTCK chỉ chiếm 3,14% tổng doanh thu. Đối với những nghiệp vụ cơ bản mà chưa phản ánh được vai trò của mình thì cần phải xem xét lại. Sau khi đề án “Tái cấu trúc TTCK và các doanh nghiệp bảo hiểm” của UBCKNN, tính đến nay còn hoạt động khoảng 105 công ty. Con số này sẽ duy trì hay giảm xuống nữa còn tùy thuộc vào mức độ tái cấu trúc, cải thiện doanh thu hoạt động đặc biệt là hoạt động môi giới. 1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thị trường chứng khoán là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế mạnh và phát triển đều có thị trường chứng khoán. Những biến động trong sự thay đổi của thị trường chứng khoán phản ánh mạnh mẽ quan điểm của người dân nói chung hay cũng có thể hiểu là các Nhà đầu tư đang suy nghĩ gì về triển vọng thị trường, về sự phát triển của kinh tế. Những lúc VN-Index tăng điểm báo hiệu cho một thị trường lạc quan về tăng trưởng, nhà đầu tư chấp nhận mua ở giá cao hơn, hay những khi VN-Index giảm điểm lại báo hiệu cho một đợt “đóng băng’ mới, 2 kéo theo sự ảnh hưởng lên các tài sản còn lại. Cụ thể, trong những năm “hoàng kim” của TTCK, có thời điểm cao nhất 12/03/2007 VN-Index xác lập mức kỷ lục 1.170,67 điểm – một con số mà chưa biết đến bao giờ mới có thể lặp lại được. Nhưng điều đó kéo dài không lâu khi Việt Nam hứng chịu hậu quả của “bong bóng” vỡ, ghi nhớ ngày 24/02/2009, VN-Index chạm đáy 236 điểm, mức thấp nhất tính từ năm 2006. Nhà đầu tư làm nên thị trường và thị trường vận hành quanh ngưỡng tâm lý của nhà đầu tư. Trải qua 13 năm tuổi, và đang bước vào tuổi thứ 14 của mình, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một ẩn số và là “vùng đất hứa” cho những ai có đam mê với những con số luôn thay đổi được tính bằng giấy để nắm bắt cơ hội làm giàu nếu như nắm chắc những lý thuyết và áp dụng chúng một cách thận trọng. Thị trường chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán nói riêng được kết cấu và tổ chức đặc biệt không giống như việc mua bán thường ngày. Tại đây người mua và người bán không gặp trực tiếp nhau mà làm việc thông qua trung gian. Định chế trung gian ngày càng đóng vai trò nòng cốt trong việc phát triển TTCK. Nghề môi giới đôi khi vẫn còn bị xem nhẹ bởi thói quen suy nghĩ của người Việt Nam mang tính chất như “cò” mà chúng ta vẫn thường nghe. Điều này xuất phát từ việc ở Việt Nam chưa phổ biến văn hóa đầu tư dẫn đến đánh đồng khái niệm về 2 từ ngữ trên. Đối với nghề môi giới, việc hành nghề phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi nhiều kỹ năng và trình độ chuyên môn, và còn cả kinh nghiệm để đứng vững vàng trước những cơn sóng thị trường, một cái đầu lạnh đủ tỉnh táo để phán đoán mọi tình huống và giải quyết theo cách hiệu quả nhất. Đã có nhiều người chỉ từ là những nhà môi giới nhỏ nhưng đã có thể phát triển thành CEO của các công ty vốn lớn. Ví dụ như Peter Schiff, từ một nhà môi giới sau đó là doanh nhân, nhà bình luận tài chính và là CEO của Euro Pacific Capital Inc,. Được thành lập năm 2003, sau 10 năm hoạt động Công ty cổ phần Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSC) đã có được nhiều thành tích đáng khen ngợi và dành được nhiều giải thưởng của Ủy ban chứng khoán, đặc biệt trong lĩnh vực môi giới công ty luôn nằm trong tóp những công ty có thị phần môi giới lớn nhất. Năm 2012, CTCK HSC đứng vị trí dẫn đầu thị phần môi giới trên cả 2 sàn: HOSE và HNX, cụ thể chiếm 11,77% thị phần môi giới HOSE và 8,89% thị phần môi giới HNX. Cùng với sự cạnh tranh về hoạt động môi giới khóc liệt từ các công ty chứng khoán khác nhằm phân chia miếng bánh thị phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam, điều đó đặt ra cho HSC những khó khăn và thách thức mới trong việc duy trì vị trí dẫn đầu của mình. Song song với sự phát triển ngày càng cao của thị trường chứng khoán và nhận thức của nhà đầu tư cũng dần được nâng cao thì việc nâng cao chất lượng của CTCK nói chung và hoạt động môi giới nói riêng là vô cùng quan trọng. Xuất phát từ những yêu cầu trên nên em chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSC)”. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3 Để tìm hiểu về hoạt động môi giới của HSC và các vấn đề xoay quanh thì trong bài khóa luận này sẽ hướng đến các mục tiêu sau: - Trước tiên, lời nói đầu của bài viết xác định lĩnh vực nghiên cứu nhằm phân loại chuyên ngành cho người đọc thuận tiện theo dõi. - Thứ hai, bài luận sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết về thị trường chứng khoán, những thành phần tham gia vào thị trường này giúp người đọc nhớ lại kiến thức hoặc hiểu thêm về hình thức thị trường này: giới thiệu chung về thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán và các nghiệp vụ kinh doanh mà công ty chứng khoán cung cấp. - Thứ ba, sau khi nắm bắt các được các thuật ngữ chuyên môn trong lĩnh vực chứng khoán, bài làm sẽ trình bầy Tình hình hoạt động kinh doanh môi giới chứng khoán của công ty HSC trong giai đoạn 2010 – 2012. Từ đó rút ra được những yếu tố sẽ tác động lên kết quả hoạt động của nghiệp vụ này. - Cuối cùng, người viết đưa ra đánh giá và xác định những bất cập còn tồn đọng, các vấn đề liên quan đến sự phát triển, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động môi giới của công ty HSC. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm xây dựng, loại trừ hoặc cải thiện cho nghiệp vụ này ở HSC. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian: - Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu về hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán T.P Hồ Chí Minh và các đề xuất, giải pháp nhằm phát triển hoạt động này. Ngoài ra để làm rõ và dễ hiểu cho bài làm, người viết còn nghiên cứu về hoạt động thị trường chứng khoán liên quan đến hoạt động môi giới. Thời gian: - Phạm vi về thời gian: hoạt động kinh doanh về mảng môi giới của công ty HSC trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. Nhưng trong quá trình làm, người viết cũng sử dụng lại những số liệu cũ từ những năm thành lập cho đến hiện tại nhằm minh họa cho những phát triển hoặc thay đổi so với thực tại nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: là tất cả các tác động ảnh hưởng của thị trường lên kết quả hoạt động nghiệp vụ môi giới của công ty HSC, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan, những tác động phát sinh từ nội tại và những hệ quả chịu chi phối bởi thị trường. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu: 4 - Thu thập số liệu và thông tin từ Internet: trong thế giới phẳng, hầu như các thông tin đều được đăng tải và truyền đi với tốc độ chóng mặt, khi đó nhiệm vụ của người đọc là tìm kiếm những thông tin và số liệu này. Do phạm vi kết nối càng rộng, việc chọn lọc và làm sạch thông tin trở nên khó khăn hơn nhất là đối với những dữ liệu thứ cấp, khi sử dụng cần có sự đối chiếu và phải dựa trên nguồn đăng đán tin cậy, ví dụ trên các tạp chí chứng khoán, tạp chí đầu tư, kênh cổ phiếu, truy cập các trang web chính phủ như Ủy ban chứng khoán nhà nước, Tổng cục thống kê, Ủy ban giám sát nhà nước,… sách báo từ đó hệ thống lại và viết thành bài báo cáo. - Ngoài ra, người viết còn thu thập thông tin ở một số trang web nước ngoài nhằm mở rộng tăng tính thuyết phục cho đề tài. Phương pháp xử lý số liệu: - Bằng phương pháp thống kê mô tả thể hiện ở các bảng trình bầy doanh thu hoạt động của nghiệp vụ môi giới, cần có sự chọn lọc và thống kế số học từ đó mô tả kết quả đạt được. - So sánh với những số liệu thực tế: kinh doanh ngành chứng khoán có rất nhiều đối thủ và cạnh tranh do việc so sánh là không tránh khói, nhằm định giá vị thế của HSC trên thị trường, người viết sử dụng phương pháp so sánh với các CTCK khác nhằm làm rõ ưu thế và thành tựu nổi bật. - Ngoài ra còn có các bảng và biểu đồ hỗ trợ cho việc minh họa được rõ ràng và dễ hiểu hơn. 1.6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN Nội dung khóa luận sẽ có kết cấu 4 chương lớn gồm những nội dung sau: Chương 1: Lời mở đầu Trong chương này sẽ giới thiệu về mục tiêu muốn đạt đến của khóa luận và phương thức thực hiện. Chương 2: Lý luận về Công ty chứng khoán và hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Trong chương này sẽ làm nhiệm vụ là cung cấp những kiến thức căn bản công ty chứng khoán, bản chất và vai trò của công ty chứng khoán, quy trình nghiệp vụ của các công ty này. Sau đó là đi sâu hơn về căn bản của hoạt động môi giới trên thị trường. Chương 3: Hoạt động môi giới tại HSC và những yếu tố tác động Ở chương này sẽ nói riêng biệt về hoạt động Môi giới bao gồm các nội dung: thứ nhất, giới thiệu về nghiệp vụ này đi kèm các quy định. Thứ hai, chương sẽ đi sâu chi tiết hơn về hoạt động kinh doanh Môi giới chứng khoán ở HSC trong giai đoạn 2010 – 2012. Cuối cùng của chương sẽ là những yếu tố được rút ra trong quá trình nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động môi giới tại HSC. Bên cạnh những thành tựu đạt được nhờ sự kết hợp giữa các thuận lợi về nguồn lực cũng 5 như thị trường thì vẫn còn những hạn chế cần phải cải thiện, mục tiêu là nêu rõ những vấn đề này. Chương 4: Giải pháp, kiến nghị và định hướng phát triển Ở chương cuối cùng sẽ tổng kết những gì đạt được của HSC về dịch vụ Môi giới, thông qua đó đưa ra những mặt hạn chế còn tồn tại, từ đó nếu ra phương cách giải quyết cũng như định hướng phát triển tương lai cho công ty. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã giới thiệu những lý do, cơ sở giúp hình thành nên ý tưởng chọn thực hiện đề tài “Hoạt động môi giới tại công cy cổ phần chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh” làm bài khóa luận. Với những thông tin kèm theo, hy vọng người đọc nắm được những nội dung sắp được trình bày ở những chương sau, 6 LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Khi TTCK được thành lập và phát triển ở giai đoạn mạnh nhất, không ít người đã trở nên giàu có nhanh chóng từ việc mua bán chứng khoán. Song, việc một người được xem là nhà đầu tư thành công, ngoài các yếu tố chủ quan cá nhân thì không thể thiếu những yếu tố khác. Đó chính là lựa chọn cho mình một tổ chức trung gian tốt hay nói cách khác là lựa chọn cho mình những nhà môi giới tài ba, chuyên nghiệp, giúp nhà đầu tư sáng suốt vượt qua các ngưỡng tâm lý khi đối diện với các biến động thị trường. Hoạt động giao dịch trên sàn chủ yếu được giao cho bộ phận môi giới của các CTCK nhằm hệ thống quá, tập trung các lệnh đảm bảo cho quá trình giao dịch được diễn ra lành mạnh và hợp pháp. Vậy như một sợi dây có những đoạn nhịp dài, để phát triển TTCK thì phải phát triển chất lượng các CTCK mà để các CTCK hoạt động sinh lời và trong đó hoạt động môi giới đóng vai trò quan trọng. Vì thê trong chương này, người viết sẽ cung cấp cho người đọc những vấn đề mang tính cơ bản về Công ty chứng khoán, nguyên tắc hoạt động của CTCK và phân loại CTCK. Sau đó, chương sẽ giới thiệu về hoạt động môi giới tại CTCK bao gồm các phạm phù: định nghĩa, phân loại, vai trò và chức năng. Đồng thời, người viết cũng đề cập đến quy trình nghiệp vụ Môi giới chứng khoán (MGCK) để người đọc có thể hiểu rõ hơn về phương cách giao dịch của hoạt động này tại CTCK. 2.1 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 2.1.1 Định nghĩa Nền kinh tế Việt Nam bao gồm các hoạt động mua bán, giao dịch giữa rất nhiều đối tượng khác nhau và ai cũng biết rằng, một lượng vốn nhàn rỗi rất lớn đang nằm trong dân. Số vốn này được xoay vòng dưới hình thức cho vay. Vốn được chuyển từ người cho vay đến người đi vay dưới nhiều hình thức. Trên thị trường truyền thống, khi có nhu cầu cho hoạt động đầu tư hay mở rộng quy mô, doanh nghiệp thường sẽ thiếu vốn và lúc này họ sẽ tìm đến Ngân hàng. Trước khi hình thành TTCK tại Việt Nam, Ngân hàng đã thể hiện tốt khả năng của mình khi là kênh huy động vốn chủ yếu thông qua hình thức tín dụng. Ngân hàng với vị thế là trung gian đã góp phần tạo lập và bình ổn giá cả trên hai thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Nhưng bắt đầu kể từ sau giữa năm 2000, các công ty chứng khoán đã hỗ trợ cho việc huy động vốn cũng với vai trò là cầu nối giữa người đi vay và người cho vay thông qua việc phát hành chứng khoán. Định nghĩa về công ty chứng khoán chúng ta có thể đọc được ở rất nhiều giáo trình liên quan đến thị trường tài chính. Trích dẫn theo như lời của PGS. TS. Nguyễn 7 Minh Kiều có ghi “Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian chuyên kinh doanh chứng khoán,, là đơn vị có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán độc lập”. Ngay trong định nghĩa cũng đã cho thấy nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của CTCK là nguyên tắc trung gian. Theo điều 59 của bộ Luật chứng khoán được ban hành năm 2006 về Thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, trong đó có đề cập đến Công ty chứng khoán, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định tại điều 22 của Luật doanh nghiệp. CTCK là thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán (SGDCK). CTCK muốn tham gia hoạt động trên TTCK cần phải thỏa một số điều kiện cụ thể của Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) bao gồm giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu về vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK. Tùy theo mỗi nước mà quy định này sẽ khác nhau. Chẳng hạn ở Hàn Quốc, UBCK nơi đây quy định, nếu muốn thành lập một CTCK hoạt động mội nghiệp vụ tối thiểu phải có vốn pháp định là 10 tỷ won. Còn ở Việt Nam, một CTCK chuyên kinh doanh nghiệp vụ MGCK cần có mức vốn tối thiểu là 25 tỷ Việt Nam đồng. Ngoài hoạt động chính là mua bán chứng khoán bên cạnh đó các CTCK còn có các dịch vụ kèm theo như là phát hành và bảo lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư và môi giới chứng khoán để hưởng hoa hồng, đây cũng là đề tài chính xuyên suốt trong bài khóa luận này. 2.1.2 Nguyên tắc hoạt động Như đã đề cập ở trên, các CTCK muốn hoạt động hợp pháp được cấp phép của UBCKNN về kinh doanh chứng khoán và các nghiệp vụ đi kèm. Tuy nhiên để đảm bảo cho tính hiệu quả và lành mạnh của thị trường, các CTCK phải tuân theo các nguyên tắc sau, được ban hành trong Luật chứng khoán năm 2006 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2007. Trích: Điều 73 Quy định về hạn chế đối với CTCK 1. Không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ, trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định. 2. 2. Không được tiết lộ thông tin về khách hàng, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 3. 3. Không được thực hiện những hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán. 4. 4. Không được cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, trừ trường hợp Bộ Tài chính có quy định khác. …. 8 Ngoài ra, tác giả Đinh Xuân Hạ trong cuốn sách “Quản lý và các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường chứng khoán” năm 1999 cũng đề cập đến một số nguyên tắc khácđôi với CTCK, trích lược dẫn như sau: - Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng. - Kinh doanh có kỹ năng, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm. - Phải có hợp đồng với khách hàng khi thực hiện các dịch vụ cho họ - Đảm bảo đội ngũ nhân viên kinh doanh chứng khoán (CK) có kỹ năng, có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của TTCK. - Tách biệt tài sản của khách hàng với tài khoản của mình nhằm bảo vệ tài sản của khách hàng. - Không tham gia các hoạt động kinh doanh ngoài phạm vi giấy phép được cấp phép. 2.1.3 Phân loại Có nhiều tiêu chuẩn để phân loại CTCK và điều đó phụ thuộc nhiều vào tình hình tăng trưởng cũng như quy mô phát triển của TTCK của từng quốc gia hay nhóm nước.  Phân loại theo mô hình hoạt động Mô hình kinh doanh của CTCK khá đặc biệt, do vai trò chủ đạo là trung gian tài chính nên mô hình hoạt động cũng tùy thuộc vào tình hình kinh tế tài chính của mỗi quốc gia. Các cán bộ quản lý chức năng của Nhà nước cân nhắc trong việc điều chỉnh, thay đổi hay bổ sung cho phù hợp với tốc độ phát triển chung. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại hai mô hình cơ bản hiện nay đó là: mô hình CTCK Ngân hàng hay với tên gọi khác là Mô hình Ngân hàng đa năng và Công ty chuyên doanh chứng khoán. Mô hình Ngân hàng đa năng nghĩa là một Ngân hàng có quyền tham gia vào các hoạt động kinh doanh bình thường thêm vào chứng khoán. Điều này tận dụng được lợi thế về vốn của Ngân hàng nhưng lại lộ rõ mặt trái mà điều này là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của TTCK. Do Ngân hàng có xu hướng ưu tiên tín dụng ngắn hạn hơn là Bảo lãnh phát hành chứng khoán cũng như do không có sự chuyên doanh riêng biệt nên khả năng quản trị và quản lý rủi ro còn nhiều yếu kém, dễ gây nên sụp đổ hệ thống Ngân hàng. Mô hình Công ty chuyên doanh chứng khoán: hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập và chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán. Mô hình này đang phổ biến hiện nay ở nhiều nước và trong đó có Việt Nam. Song, do sự lớn mạnh dần của các tập đoàn tài chính có thể kinh doanh đa dạng trên cái phương diện nên theo Nghị định 144/CP về chứng khoán và TTCK quy định các NHTM muốn kinh doanh chứng khoán phải tách một phần vốn tự có của mình thành lập một công ty chuyên doanh chứng khoán 9 trực thuộc và hạch toán độc lập với Ngân hàng.  Phân loại theo mô hình tổ chức Dựa vào điều 4 của Luật Doanh nghiệp, thuật ngữ về các hình thức tổ chức của doanh nghiệp, kết hợp với Luật chứng khoán 2006, CTCK có các loại sau: Công ty hợp danh: bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn Công ty cổ phần: là pháp nhân độc lập với chủ sở hữu công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn: là công ty có chủ là một pháp nhân. Có quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ của mình cho một tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định của pháp luật  Phân loại theo cơ cấu cổ đông Mặc dù hình thức tổ chức của một CTCK đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng muốn thành lập nhưng với xu hướng toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam, cổ phần hóa đang là mục tiêu hướng đến của kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia. Các CTCK uy tín hiện này đa phần là các công ty cổ phần với sự sở hữu của các cổ đông khác nhau. Dựa vào điều này, có thể chia CTCK thành 5 dạng phổ biến: Thứ nhất là cổ đông lớn đồng thời là lãnh đạo CTCK có chuyên môn về lĩnh vực tài chính, chứng khoán. Thứ hai, CTCK là công ty con hoặc có cổ phần chi phối của các tổ chức bảo hiểm, ngân hàng. Thứ ba là khối CTCK có yếu tố nước ngoài như Kimeng, Mê Kông, Nhật Bản, VinaSecurities… Thứ tư là khối CTCK có cổ đông lớn đứng ra và tập hợp các NĐT nhỏ lẻ thành lập công ty. Khối này đang chiếm số lượng lớn nhất. Thứ năm là khối CTCK có cổ đông chi phối là các DN sản xuất - kinh doanh thông thường, góp vốn thành lập CTCK theo trào lưu, không đóng góp gì nhiều vào chuyên môn, quản trị của các CTCK. 2.1.4 Các nghiệp vụ của CTCK Dựa trên điều luật ban hành của bộ Luật chứng khoán Việt Nam, một CTCK có thể kinh doanh một hoặc nhiều hoạt động liên quan đến chứng khoán bao gồm: nghiệp vụ Môi giới chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, và Tư vấn đầu tư chứng khoán. Ngày nay với sự phát triển của thị trường và nhu cầu thiết yếu tự mở rộng quy mô hoạt động của mình, các CTCK thường được biết đến với chức năng 4 trong 1, nghĩa là bao gồm tất cả các nghiệp vụ trên. Môi giới chứng khoán là một hoạt động mà trong đó CTCK đóng vai trò là người thứ ba, đại diện cho khách hàng để tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường phi tập trung (OTC). Để làm được điều này, 10 khách hàng phải trở sở hữu tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty đó và việc nộp tiền cũng được tiến hành giữa trên sự ký kết đồng thuận của cả hai bên. Và lúc này với tư cách là nhà đại lý, CTCK sẽ được hưởng hoa hồng môi giới trên mỗi thương vụ giao dịch như thế. Có thể nói nghiệp này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu doanh thu của CTCK và là nghiệp vụ quan trọng nhất. Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc CTCK cam kết với một tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán ra công chúng, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc đơn thuần chỉ là hồ trợ trong việc phân phối khối lượng chứng khoán ra công chúng. Tự doanh chứng khoán, đây là nghiệp vụ kinh doanh riêng thuộc về CTCK. Các CTCK phải sử dụng vốn tự có của mình để mua và bán chứng khoán, hoạt động độc lập hoàn toàn với các khoản đầu tư của khách hàng. Cũng chính vì thế, lúc này CTCK đóng vai trò cũng là một nhà đầu tư, CTCK phải chịu mỏi rủi ro tổn thất do các quyết định của mình cũng như thị trường chứng khoán. Tư vấn đầu tư chứng khoán, đối với loại nghiệp vụ này được hiểu như là quá trình nghiên cứu và phân tích để đưa ra các lời khuyên cũng như cảnh báo cho sự tăng giảm của giá chứng khoán, các yếu tố tác động có thể làm dịch chuyển xu hướng thị trường, đồng thời đưa ra các tình huống có thể xảy ra để từ đó giúp đỡ khách hàng trong việc cơ cấu lại nguồn vốn tài chính của mình. Đây là một nghiệp vụ khó và đòi hỏi ở người làm phải có kiến thức sâu rộng cũng như kinh nghiệm giày dạn, am hiểu nhiều về chứng khoán. Sự tin tưởng tốt của Khách hàng đến từ trình độ cao, chuyên môn tốt sẽ góp phần phát triển cho CTCK đó. 2.1.5 Vai trò Như đã giới thiệu ở phần trước, vai trò chủ đạo của CTCK luôn được biết đến là một trung gian tài chính và đó cũng là nhiệm vụ chính yếu của nó. Cụ thể, vai trò của CTCK thể hiện một cách riêng biệt và đậm nét hơn thông qua các nghiệp vụ mà CTCK cung cấp. Thông qua các hoạt động này giúp khẳng định lần nữa tầm quan trọng của các CTCK trong việc phát triển một thị trường chứng khoán mới nổi ở Việt Nam. CTCK vận hành và hoạt động hợp pháp dựa trên bộ Luật chứng khoán Việt Nam được chính thức ban hành ngày 29/06/2006. Về căn bản, theo PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều đã từng đề cập trong giáo trình của ông, ông đã phân tích, có thể chia vai trò của CTCK thành 5 (năm) trọng tâm chính đó là cầu nối giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành, tạo cơ chế giá cả và cung cấp cơ chế chuyển tiền mặt cho các nhà đầu tư.  Vai trò huy động vốn Đối với thị trường sơ cấp, mối quan hệ chính là giữa nhưng nhà tổ chức phát hành với nhà đầu tư. Việc làm trung gian của CTCK cho thấy hiệu quả trong việc rút ngắn 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan