Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số kinh nghiệm giáo dục truyền thống đạo đức dân tộc cho học sinh bằng phư...

Tài liệu Một số kinh nghiệm giáo dục truyền thống đạo đức dân tộc cho học sinh bằng phương pháp sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ

.DOC
23
176
148

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ : I. LỜI NÓI ĐẦU : Đổi mới phương pháp dạy – học là một khâu rất cần thiết của giáo dục hiện nay. Làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy – học, đó là câu hỏi luôn trăn trở đối với mỗi giáo viên đứng trên bục giảng có tâm huyết. Mục đích cuối cùng của giáo dục là : “Giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…” ( Trích điều 23 – luật GD năm 2005 ) Để thực hiện được điều đó, các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định. Trong đó môn GDCD giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục đạo đức, phát triển tâm lực và nhân cách người Việt Nam. Giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng của chương trình giảng dạy môn GDCD bậc THPT. Nhiệm vụ của phần này là trang bị cho học sinh một hệ thống những tri thức về đạo đức, trên cơ sở đó mà giáo dục truyền thống dân tộc và phát triển các phẩm chất đạo đức người công dân, người lao động trong xã hội mới. Hiện nay nhiều người cho rằng giáo dục đạo đức là một nội dung giảng dạy tương đối dễ vì ít nhiều học sinh đã học ở các lớp dưới, ở các môn học xã hội khác và tự học hỏi từ thực tiễn cuộc sống. Nhưng thực tế không phải vậy, bởi vì chúng ta biết rằng, đạo đức là toàn bộ những quy tắc, những chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, với hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội. Cho nên trong quá trình giảng dạy nội dung này đòi hỏi giáo viên phải tìm ra một phương pháp thích hợp để làm “mềm hóa” giờ dạy giáo dục công dân, gây hứng thú cho học sinh, để làm thế nào mà những quy tắc, chuẩn mực đạo đức không khô khan, cứng nhắc, giáo điều, tránh sự thụ động nhàm 0 chán của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức, nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Bản thân tôi khi giảng dạy phần đạo đức, tôi luôn cố gắng tìm tòi, vận dụng những phương pháp mới và cũng đã có những kết quả nhất định. Một trong những phương pháp mới mà tôi thường áp dụng và đem lại hiệu quả cao là đưa các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào bài dạy. Trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ nêu cách vận dụng trên ở một số bài cụ thể trong chương trình lớp 10 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận: 1.1 Về kiến thức: học sinh cần nắm chắc các quan niệm làm nền tảng cho việc hiểu những truyền thống đạo đức. 1.2 Mục đích, yêu cầu: học sinh nắm vững nội dung cơ bản các truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta như nhân nghĩa, hợp tác, nhân phẩm danh dự, tình yêu, hôn nhân gia đình… 1.3 Về tư tưởng tình cảm: Giúp học sinh thấy rõ và biết quý trọng các truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. 1.4 Về hành động: Học sinh phải có ý thức thực hiện các chuẩn mực đạo đức và biết phân tích, phê phán những việc làm trái với chuẩn mực đạo đức đang diễn ra trong xã hội. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 2.1 Về phía khách quan : - Thực tế dạy – học hiện nay học sinh đang phải chịu nhiều áp lực bởi chương trình học nặng hơn, cũng như lo lắng nhiều cho việc thực hiện ước mơ, hoài bão bằng con đường thi cử. - Phụ huynh và học sinh đa số chỉ chú tâm đầu tư cho những môn học mà các em sẽ thi tốt nghiệp, thi vào chuyên nghiệp, còn môn GDCD bị các em coi nhẹ, các em không học bài cũ, không chuẩn bị bài mới, khi giáo viên đưa ra một 1 yêu cầu nào đó cho học sinh về nhà làm thì các em không làm hoặc có làm cũng mang tính đối phó, qua loa, chiếu lệ. - Mặt khác GDCD là môn khoa học xã hội kiến thức môn học khá rộng nó liên quan đến đạo đức, pháp luật, triết học, kinh tế, chính trị - xã hội nên rất “khô khan”, trừu tượng, khó hiểu, do vậy học sinh không hứng thú học, hiệu quả dạy- học GDCD không cao. - Từ việc không học môn GDCD nên nhiều học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, ý thức chấp hành pháp luật kém, mất niềm tin vào người khác, sống không có lý tưởng, sống vô cảm với mọi người, không có chính kiến của mình nên dễ bị lôi kéo vào những việc xấu và các tệ nạn xã hội như: gây bè phái đánh nhau, không tôn trọng người già, vô lễ với giáo viên, nghiện ma túy, mại dâm, lô, đề, bài bạc, game, chat… 2.2 Về phía chủ quan: Do quan niệm của học sinh và nhiều người trong xã hội cho rằng: “Thi gì học nấy, không thi không học”, môn GDCD không đưa vào các kỳ thi nên nó bị coi là môn phụ học sinh không học. Vai trò của môn GDCD từ trước đến nay đang bị lu mờ, chưa được mọi người nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có. Từ chỗ học sinh chán không học bị nhiều người xem nhẹ dẫn đến giáo viên cũng chán không muốn dạy, đa số giáo viên không tâm huyết với nghề nên chưa đầu tư xứng đáng cho môn học. Giáo viên vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình, giảng giải, ít phát huy tính tích cực và phát triển tư duy chỉ khai thác những thông tin có sẵn trong sách giáo khoa, chưa chịu tìm tòi mở rộng. Rút kinh nghiệm ở các khóa trước, trong quá trình giảng dạy cho học sinh các lớp 10B1, 10B2, 10B3, 10B4, 10B5, 10B6 năm 2012 - 2013. Bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống như: Diễn giải, đàm thoại, tranh luận vv…Tôi đã áp dụng thêm phương pháp mới “Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ” để làm mềm hóa các tiết dạy GDCD, để các em hứng thú, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức, đồng thời học sinh biết trân trọng, biết kế thừa có chọn 2 lọc và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Sự lựa chọn này của tôi là hợp lý bởi vì chúng ta đã biết ca dao, tục ngữ, thành ngữ là một phần rất quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Ca dao, tục ngữ có tác dụng rất lớn trong việc hình thành tư tưởng, tình cảm, thói quen đạo đức cho mỗi người. Ngay từ khi còn nằm trong nôi các em đã bắt đầu cảm nhận được giá trị đạo đức của dân tộc qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ từ những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Lớn lên các em lại được các thế hệ đi trước, được thầy cô răn dạy, chỉ bảo, truyền kinh nghiệm qua ca dao, tục ngữ. 3. Kết quả của thực trạng trên: Từ những lý do trên mà giờ dạy GDCD còn khô khan, cứng nhắc không hấp dẫn học sinh nên chất lượng dạy - học chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục nhân cách, giáo dục truyền thống đạo đức của dân tộc. Do vậy trong quá trình giảng dạy ở các lớp 10 năm nay, năm học 2012 - 2013 bên cạnh những phương pháp truyền thống quen thuộc tôi đã kết hợp thêm chuyên đề “sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong giảng dạy GDCD” Với phương pháp mới này tôi đã đạt được một số kết quả khả quan. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Mục đích nghiên cứu : - Do đặc thù bộ môn GDCD nặng về khái niệm, kiến thức trừu tượng, còn khó hiểu đối với tư duy lĩnh hội của học sinh khối 10. - GDCD là môn học góp phần quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. Vì vậy tôi đã đặt ra mục đích làm thế nào để tạo được hứng thú cho các em, để các em hiểu được truyền thống dân tộc và tu dưỡng đạo đức bản thân. Trong rất nhiều phương pháp, tôi đã vận dụng phương pháp mới " Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ ". Bởi ca dao, tục ngữ là một thành phần văn học mà các em đang được học trong chương trình ngữ văn lớp 10. Hơn nữa đây là sản phẩm tinh thần của nhân dân lao động, các em đã được tiếp cận qua bà, qua mẹ từ khi còn thơ bé, hàng ngày nhân dân lao động cũng thường hay ứng dụng trong cuộc sống. 2. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 10 trường THPT Như Thanh năm học 2012 – 2013. Phạm vi nghiên cứu SGK GDCD lớp 10. 3. Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, logic, trao đổi ý kiến với giáo viên trong nhóm, đặc biệt trú trọng phương pháp sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào giảng dạy. Đây cũng là phương pháp "Tích hợp" - một trong những phương pháp đổi mới dạy - học mà Bộ giáo dục và đào tạo đang ứng dụng. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Hướng dẫn học sinh hiểu và làm quen với phương pháp “Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ” vào giảng dạy GDCD lớp 10, giáo viên phải thực hiện các bước sau : Bước 1 : Giáo viên và học sinh sưu tầm, chuẩn bị các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ có nội dung phù hợp để đưa vào bài học. 4 Bước 2 : Học sinh lắng nghe và trình bày những câu ca dao, tục ngữ mà mình đã sưu tầm bằng các hình thức ngâm, đối đáp, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh phân tích và phát biểu cảm nghĩ của mình. Bước 3 : Giáo viên theo dõi, lắng nghe và tổng hợp ý kiến của học sinh trả lời đồng thời xem xét, bổ sung thông qua hình thức trò chơi chia lớp thành các tổ, nhóm cùng sưu tầm theo một chủ đề mà giáo viên đưa ra. Bước 4: Yêu cầu học sinh rút ra bài học về nhận thức, hành động, tình cảm qua hình thức phát biểu, viết bài luận và tham gia ngoại khoá. 2. Giải pháp cụ thể 2.1 Sự chuẩn bị của thầy và trò trong bài học: Trong bất cứ một bài học, tiết học nào thì sự chuẩn bị của thầy và trò cũng đều rất quan trọng nhất là khi giáo viên sử dụng phương pháp dạy học mới coi học sinh là trung tâm, người thầy đóng vai trò hướng dẫn, học sinh là người chủ động tự tìm hiểu, tự nghiên cứu để rút ra kiến thức và vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống thì sự chuẩn bị càng hết sức cần thiết. Do vậy trước khi vào bài mới giáo viên cần phải soạn giáo án, xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài, cả học sinh và giáo viên đều phải sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đều phải sưu tầm và ghi vào giấy theo đơn vị tổ. Kết quả là các em đều hào hứng, tích cực sưu tầm được rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay. Sự chuẩn bị tích cực của học sinh là cơ sở quan trọng cho việc nhận thức sâu sắc kiến thức của bài mới trên lớp. 2.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ để giới thiệu bài mới gây hứng thú cho các em ngay từ phần đầu : Thay cho cách giới thiệu bài thông thường bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể sử dụng một hay một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ để dẫn dắt các em vào bài mới. Vd 1: Trước khi dẫn học sinh vào bài 5 SGK lớp 10 : "Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng" tôi đặt cho học sinh câu hỏi: Các em 5 hãy tìm cho cô một số câu thành ngữ, tục ngữ nói lên sự thay đổi của lượng và chất. Học sinh trình bày, giáo viên bổ sung thêm các câu thành ngữ như : - “Góp gió thành bão, góp cây thành rừng” - “Tích tiểu thành đại ” Sau khi tạo được hứng thú cho học sinh, tôi tiếp tục đặt câu hỏi : "Các em hãy cho biết hai câu thành ngữ trên muốn nói điều gì"? Chỉ định học sinh trả lời xong, giáo viên bổ sung và đưa ra kết luận: Hai câu thành ngữ trên hàm ý nói sự thay đổi của lượng dẫn đến sự biến đổi của chất khi đã đạt đến một điểm nút, một điểm giới hạn nhất định. Thế lượng là gì ? Chất là gi? Chất và lượng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung bài 5. Vd 2 : Để giới thiệu bài 10 “quan niệm về đạo đức” giáo viên có thể sử dụng ngay câu thành ngữ : “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vì câu thành ngữ này rất quen thuộc với mỗi học sinh nên tôi đặt câu hỏi luôn : "Nội dung câu thành ngữ trên nói điều gì? ". Giáo viên chỉ định học sinh trả lời sau đó kết luận : “Lễ” ở đây được hiểu là đạo đức, còn “Văn” là kiến thức văn hóa. Câu thành ngữ này nhằm khẳng định đạo đức giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong sự phát triển nhân cách và trí tuệ của con người. Thế đạo đức là gì ? Đạo đức có vai trò như thế nào trong sự phất triển của cá nhân, gia đình và xã hội ? Để trả lời những câu hỏi trên cô trò ta cùng tìm hiểu bài 10. Vd 3 : Giới hiệu bài 7 SGK “Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” giáo viên có thể dùng các câu thành ngữ sau : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. “Đi ra biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Giáo viên đặt câu hỏi : Em hiểu nội dung hai câu thành ngữ trên muốn nói điều gì ? Cũng như các ví dụ trên giáo viên chỉ định học sinh trả lời, gọi học sinh khác bổ sung và sau đó kết luận. Hai câu thành ngữ trên muốn nói lên vai trò quan trọng của thực tiễn đối với nhận thức con người. Nếu không có thực 6 tiễn thì con người sẽ không có nhận thức đúng đắn, sâu sắc. Thế thực tiễn là gì ? Thế nào là nhận thức ? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức như thế nào ? Ta cùng đi nghiên cứu bài 7. 2.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong quá trình truyền thụ kiến thức cơ bản đồng thời giáo dục truyền thống đạo đức của dân tộc cho học sinh. Vd 1 : Khi giảng dạy phần 2a của bài 13 : “Nhân nghĩa” để học sinh hiểu rõ nội dung này, giáo viên đưa ra câu hỏi vấn đáp: Em hiểu như thế nào là nhân nghĩa ? Học sinh trả lời : “Nhân” là lòng thương người, “Nghĩa” là điều được coi là hợp lẽ phải, làm khuôn phép cho cách xử thế của con người trong xã hội. Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải. Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy cha ông ta đã ca ngợi người có nhân nghĩa và phê phán những kẻ bất nhân, bất nghĩa như thế nào ? Để trả lời câu hỏi này giáo viên sẽ chỉ định một số em đại diện của các tổ đứng lên trình bày và đọc các câu ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm. Sau đó giáo viên yêu cầu các thành viên khác nhận xét bổ sung. Các em đã làm việc rất tích cực , sưu tầm được nhiều câu thể hiện rõ được nội dung của truyền thống nhân nghĩa như : + Các câu ca ngợi tình yêu thương con người và lòng nhân ái : - Thương người như thể thương thân - Lá lành đùm lá rách. - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. - Ở hiền thì lại gặp lành Những người nhân đức, trời dành phúc cho. - Thương người, người lại thương ta Ghét người, người lại hóa ra ghét mình. -Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng. - Bầu ơi thương lấy Bí cùng 7 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. - Dù xây chín bậc phù đồ Không bằng làm phúc cứu cho một người. - Người trồng cây hạnh người chơi Tôi trồng cây đức để đời về sau. - Có tiên thì hậu mới hay Có trồng cây đức mới dầy nên thân. - Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại… + Các câu phê phán lối sống ích kỉ, vụ lợi, không có trước có sau : - Vong ân, bội nghĩa. - Ăn cháo đá bát. - Giả nhân giả nghĩa. - Ngậm máu phun người. - Ghét người yêu của. - Trách người một trách ta mười. Bởi ta bạc trước cho người tệ sau. - Ai mà phụ nghĩa quên công Đeo trăm cành hồng cũng chẳng thấy thơm… Để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, học sinh cần phải biết quan tâm chia sẻ nhường nhịn mọi người như thầy cô, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Biết cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn hoạn nạn, tích cực tham gia các hoạt động uống nước nhớ nguồn đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo do trường, do cộng đồng tổ chức như : Hiến máu nhân đạo, giúp đỡ các bạn học sinh nghèo vượt khó, mua tăm tre ủng hộ người mù, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, đồng bào bị thiên tai… Vd 2 : Khi giảng dạy bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình” Giáo viên đặt câu hỏi : em quan niệm về tình yêu như thế nào ? Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tình yêu đôi lứa. 8 Hỏi : Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên trình bày quan điểm của mình về tình yêu và đọc các câu mà mình đã sưu tầm. Học sinh sẽ trả lời : Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. Học sinh đã sưu tầm được một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu nam nữ: - Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. - Cô kia đứng ở bên sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. - Vì sông nên phải lụy đò Vì trời tối phải lụy cô bán hàng Vì tình nên phải đa mang Vì duyên thiếp biết quê chàng ở đây. - Thương em vô giá quá chừng Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay. - Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than Nhớ ai nhớ mãi thế này Nhớ đêm quên ngủ nhớ ngày quên ăn. - Yêu nhau tam, tứ núi cũng trèo Thất, bát sông cũng lội. Tứ ,cửu, tam, thập, lục đèo cũng qua. - Đôi ta như thể con tằm Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong Đôi ta như thể con ong 9 Con quấn, con quýt, con trong, con ngoài… Ở phần này giáo viên phải làm rõ khái niệm tình yêu cho học sinh hiểu, đồng thời học sinh phải biết được như thế nào là tình yêu chân chính, học sinh phải biết tránh xa một số biểu hiện không đúng về tình yêu như: yêu lợi dụng, yêu sớm sao nhãng học hành ở lứa tuổi học sinh THPT, yêu nhiều nhiều người. cùng một lúc…Từ đó giúp các em có kiến thức đúng đắn về tình yêu đó là hành trang hạnh phúc cho tương lai các em sau này. Vd 3 : Sử dụng ca dao, tục ngữ dạy phần 3c bài 12 “Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên”. Giáo viên đặt câu hỏi: Gia đình em gồm có những thành viên nào và mối quan hệ giữa họ ra sao? Học sinh trả lời: a. Quan hệ vợ – chồng: Giáo viên lại tiếp tục đặt câu hỏi phụ: Vợ chồng có nghĩa vụ, trách nhiệm với nhau như thế nào ? Em hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ nói lên quan hệ đó ? Học sinh trả lời: Quan hệ vợ chồng dựa trên cơ sở tình yêu và được pháp luật thừa nhận. Vợ chồng phải có trách nhiệm chung thủy, yêu thương, quý trọng, giúp đỡ nhau, cùng xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ. Các câu nói về quan hệ vợ chồng như : - Thuận vợ, thuận chồng, tát biển đông cũng cạn. - Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon. - Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người. - Vợ chồng là nghĩa tao khang Chồng hòa, vợ thuận nhà thường yên vui Sinh con mới ra thân người Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no. 10 - Chồng giận thì vợ làm lành Miệng cười hớn hở : Rằng anh giận gì? - Chồng giận thì vợ bớt lời Cơm sôi nhỏ lửa, một đời không khê. - Xấu xa cũng thể chồng ta Dù cho tốt đẹp cũng ra chồng người . - Tay nâng đĩa muối chén gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau… b. Quan hệ cha mẹ với con cái: Giáo viên đọc câu hỏi : Cha mẹ phải có trách nhiệm thế nào với con cái và ngược lại ? Đọc những câu nói lên mối quan hệ này Học sinh trả lời: Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho con cái được học tập nên người, tôn trọng ý kiến và quyền lợi hợp pháp của con. Cha mẹ phải giáo dục con cái trở thành người con hiếu thảo của gia đình, là công dân có ích cho xã hội. Ngược lại con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn với cha mẹ, ông bà, biết lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, không được ngược đãi, súc phạm cha, mẹ. Các câu ca dao, tục ngữ như: - Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. - Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. - Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư. - Ơn cha nặng lắm ai ơi ! 11 Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. - Nuôi con mới biết sự tình Cảm thương cha mẹ nuôi mình ngày xưa. - Công cha nghĩa mẹ cao vời Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta Liệu mà thờ mẹ kính cha Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười. - Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được mấy tầng trời cao Đố ai đếm được vì sao Đố ai đếm được công lao mẫu từ… c. Quan hệ anh, chị em ruột với nhau: Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy trình bày những câu ca dao, tục ngữ nói lên trách nhiệm của anh chị em trong gia đình với nhau? Học sinh trả lời: Anh chị em phải có trách nhiệm thương yêu, đùm bọc, biết bảo ban, chăm sóc giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Các câu ca ngợi tình cảm anh chị em với nhau như : - Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. - Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. - Anh em đóng cửa bảo nhau. - Chị ngã em nâng. - Anh em như tre cùng khóm Chị em gái như trái cau non. - Anh em ăn ở thuận hòa Chớ điều chênh lệch người ta chê cười… Phần này ngoài làm rõ khái niệm gia đình, mối quan hệ các thành viên với nhau thì học sinh phải biết áp dụng những kiến thức đã học vào gia đình 12 mình để cư xử với nhau cho đúng mực, các em phải biết cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức bản thân để trở thành người con ngoan, có hiếu với ông bà, cha mẹ. Vd 4 : Giảng dạy phần 3 bài 11: “Nhân phẩm và danh dự” Giáo viên đặt câu hỏi : Em hãy đọc những câu ca dao, tục ngữ nói về nhân phẩm và danh dự con người. Học sinh đã sưu tầm được những câu sau : - Đói cho sạch rách cho thơm. - Giấy rách phải giữ lấy lề. - Chết đứng hơn sống quỳ. - Chết vinh còn hơn sống nhục. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. - Cọp chết để da, người ta chết để tiếng. - Ăn một miếng, tiếng một đời. - Trăm năm bia đá thì mòn Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ . - Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen Ai ơi nếm thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi. - Vàng thật chẳng phải thau đâu Đừng đem thử lửa cho đau lòng vàng. - Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi người có được, hay nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi người. Qua đây giáo dục cho học sinh dù trong hoàn cảnh nào, dù khó khăn túng quẩn đến đâu cũng phải giữ nhân phẩm trong sạch. Vd 5: Vận dụng vào giảng dạy phần 2C bài 13 "Hợp tác". Hỏi : Trong cuộc sống, lao động, học tập con người phải biết hợp tác. Vậy thế nào là hợp tác ? Hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về hợp tác. 13 HS : Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Các câu ca dao, thành ngữ như: - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Khôn bầy hơn khôn độc. - Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. - Cả bè hơn cây nứa. - Dựng nhà cần nhiều người, Đánh giặc cần nhiều sức… Hỏi : Học sinh lớp này kéo bè, kéo cánh đánh nhau với học sinh lớp khác - đấy có phải hợp tác không ? Vì sao ? Giáo viên gọi một số học sinh nam trả lời và sau đó giáo viên kết luận: Hợp tác nó khác với chia bè, kéo cánh, kết thành phe phái để gây mâu thuẩn mất đoàn kết, tranh giành nhau vì mục đích trục lợi cá nhân hoặc một nhóm người. Qua bài học này giáo viên giáo dục truyền thống hợp tác của cha ông ta cho học sinh, các em biết vận dụng hợp tác trong học tập, qua việc học nhóm để những bạn học tốt có thể giúp đỡ, dìu dắt những bạn học kém hơn. - Như vậy với việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào quá trình truyền thụ kiến thức cơ bản, giáo viên đã khơi dậy được tính tích cực, chủ động, tự giác tiếp thu được những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, góp phần khắc phục tình trạng lười học môn GDCD của học sinh. 2.4. Sử dung ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong việc củng cố bài học và kiểm tra đánh giá. Sau khi giúp học sinh tìm hiểu xong các giá trị truyền thống đạo đức dân tộc, giáo viên tiếp tục sử dụng một số câu nhằm củng cố, kiểm tra kiến thức, kiểm tra khả năng liên hệ thực tiễn của các em như: - Nhường cơm sẻ áo. 14 -Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng. Nhuỵ vàng bông trắng lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. - Yêu nhau cởi áo cho nhau. Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay. Hỏi : Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc các câu trên và hãy nêu biểu hiện trái với truyền thống đó cần được lên án, phê phán trong xã hội ta hiện nay. 3. Đối chiếu, so sánh phương pháp dạy học mới với phương pháp dạy học cũ. Phương pháp dạy học cũ - Mục đích: Trang bị cho học sinh Phương pháp dạy học mới - Mục đích: Ngoài việc trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản có hệ thống cho học sinh những kiến thức có hệ trong SGK. thống của phương pháp cũ, giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với chuyên đề "sử dụng" ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Thông qua chuyên đề này học sinh sẽ giải quyết tốt những kiến thức khó của bài. - Ưu điểm của phương pháp cũ. Học - Ưu điểm: Hình thành cho học sinh sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong khả năng tự học học tập, tự tìm tòi, chủ SGK là đủ, các lĩnh vực khác như hiểu động tự giác trong quá trình học tập. biết xã hội, tài liệu tham khảo, các Phát triển tri thức toàn diện, vận dụng thông tin về thời sự, chính trị không linh hoạt những kiến thức hiểu biết cần phải quan tâm nhiều, không mất ngoài cuộc sống vào bài học. Học sinh quá nhiều thời gian cho môn học. cảm thấy hứng thú, yêu thích môn học - Hạn chế: Học sinh hầu như chỉ tiếp hơn so với cách tiếp nhận kiến thức thu một cách thụ động, áp đặt, không một chiều của phương pháp cũ. phát huy được tính tích cực, chủ động, - Để thực hiện được chuyên đề này có 15 sáng tạo cho người học. hiệu quả, trong quá trình dạy học cho học sinh, ngoài việc phải nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình học, các em còn đầu tư nhiều thời gian để đọc, tìm hiểu các tài liệu tham khảo, thu thập các thông tin và phải có sự hiểu biết nhất định về kiến thức xã hội. - Kết quả: Giảng dạy theo phương - Kết quả: Hầu hết học sinh nắm vững pháp cũ hầu hết học sinh đều nắm kiến thức bộ môn một cách sâu sắc và được những kiến thức cơ bản nhưng để toàn diện. Học sinh rất tích cực, chủ giáo dục truyền thống đạo đức cho học động trong quá trình học tập, đồng thời sinh thì gặp rất nhiều khó khăn. các em biết trân trọng, biết kết thừa những giá trị thuyền thống đạo đưc tốt đẹp của cha ông ta. C. KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 1. Kết quả : Qua 13 năm giảng dạy tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên dạy học là một ngành luôn đòi hỏi sự sáng tạo ? Mỗi khoá học đi qua người thầy lại tìm thêm được những phương pháp dạy mới hay hơn, sáng tạo hơn dựa trên kinh nghiệm từ thực tiễn. Chính bởi vậy được nhà trường, nhóm chuyên môn phân công dạy các lớp 10B1 đến 10B6 năm nay, bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống tôi đã vận dung thêm chuyên đề "Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ" và đã đạt được những kết quả khả quan. Thông qua phương pháp dạy - học mới này giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập, tạo cho các em một phương pháp học mới hiện nay là tự học, tự tìm tòi, tự sáng tạo và đưa ra quan điểm chính kiến của mình. Đây cũng là một xu thế học mới của thời đại. Thông qua chuyên đề dạy học mới này giúp các em 16 từng bước tránh bỏ lối học thụ động, quá lệ thuộc vào sách giáo khoa và ý kiến áp đặt của giáo viên. Vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy năm nay tôi đã có 3/3 học sinh đạt giải trong kì thi học sinh giỏi văn hoá cấp tỉnh (trong đó có một giải ba và hai giải khuyến khích). Phương pháp dạy - học mới sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, hành vi đạo đức của các em. Thông qua kiến thức bài học, học sinh đã biết trân trọng, biết kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các em biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống của mình. 2. Kiểm chứng a. Khi chưa sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào dạy - học GDCD. Lớp Sĩ số Số học sinh Số học sinh hứng thú với có thái độ môn học bình thường Số học sinh không hứng thú với môn 10B1 49 4,4% 26,7% 10B3 47 5% 22,5% 10B6 45 7% 34,8% b. Khi sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào dạy - học GDCD. Lớp 10B1 10B3 10B6 Sĩ số 49 47 45 Số học sinh Số học sinh hứng thú với có thái độ môn học bình thường 37,8% 45% 30,2% 44,8% 35% 46,5% học 68,9% 72,5% 58,2% Số học sinh không hứng thú với môn học 13,4% 20% 23,3% II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 1. Đối với Bộ và Sở Giáo dục - Đào tạo: 17 Nghiên cứu xem xét để đưa môn GDCD vào các kỳ thi do Bộ và Sở tổ chức như: Thi vào 10, thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp để học sinh chú trọng, để mọi người trong xã hội, đặc biệt là phụ huynh học sinh thấy được tầm quan trọng của môn GDCD từ đó để đôn đốc con em mình học tập một cách tích cực. Hàng năm Sở Giáo dục - đào tạo Thanh Hoá nên mở nhiều hơn những chuyên đề về cải tiến phương pháp dạy - học môn GDCD để tất cả các giáo viên chuyên ngành đi tiếp thu. Sở GD&ĐT nên lựa chọn một số giáo viên có năng lực chuyên môn cao, lại có kinh nghiệm giảng dạy ở các trường chất lượng cao trong tỉnh truyền đạt những kinh nghiêm, những sáng kiến mới để giáo viên được học tập. 2 Đối với nhà trường và tổ chuyên môn: Nên xây dựng hệ thống tư liệu tham khảo đầy đủ, phong phú hơn để giáo viên có tài liệu tham khảo. Mỗi giáo viên phải xây dựng cho mình thói quen đọc - nghe, tự nghiên cứu. Các giáo viên trong nhóm phải thương xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cho nhau. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯƠNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 14 tháng 5 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Trần Thị Vân 18 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất