Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp quản lý giáo dục học sinh cá biệt phòng chống bạo lực học đường...

Tài liệu Một số biện pháp quản lý giáo dục học sinh cá biệt phòng chống bạo lực học đường ở trường thcs

.PDF
16
486
53

Mô tả:

phßng gi¸o dôc - ®µo ®¹o yªn mü tr−êng thcs nguyÔn v¨n linh ===== o0o ===== S¸ng kiÕn kinh nghiÖm "Mét sè biÖn ph¸p qu¶n lý gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt phßng chèng b¹o lùc häc ®−êng ë tr−êng THCS" Hä vµ tªn: §ç Lª Th¹o Chøc vô: HiÖu tr−ëng §¬n vÞ: Tr−êng THCS NguyÔn V¨n Linh Giai Ph¹m, th¸ng 5 n¨m 2010 PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lý do chän ®Ò tµi 1.Cơ sở lý luận Giáo dục là hoạt động có mục đích có tổ chức chung của thầy và trò. Hoạt động giáo dục của thầy gắn bó chặt chẽ với hoạt động tự giáo dục của trò nhằm hình thành cho học sinh quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị, lý tưởng, động cơ, thái độ, kỹ năng kỹ xảo thói quen ứng xử trong các quan hệ xã hội, đạo đức, thẩm mỹ. Việc giáo dục nói chung nhất là giáo dục học sinh cá biệt chưa ngoan có thói quen sử dụng bạo lực trong việc giải quyết mối quan hệ nói riêng luôn là mối quan tâm đặc biệt hàng đầu đặc biệt trong giai đoạn hiện nay của nhà quản lý giáo dục. Nếu không có biện pháp quản lý giáo dục không có sự chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất từ hiệu trưởng đến giáo viên và gia đình các lực lượng xã hội khác thì khó mà các em cóđược sự tiến bộ thay đổi nhận thức và hành vi trong việc ứng xử với moị người xung quanh được. Để hình thành thói quen hành vi đạo đức tốt ở các em có thói quen ứng xử đúng mực với ông bà, cha mẹ những người xung quanh đặc biệt là với những người cùng trang lứa nhằm giúp các em không ngừng phấn đấu tu dưỡng nâng cao lòng yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội… có phẩm chất năng động sáng tạo, có vốn hiểu biết sâu rộng đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây cũng là nền tảng quan trọng đối với công tác quản lý giáo dục đạo đức của những nhà quản lý. 2. Cơ sở thực tiễn Đối tượng giáo dục đạo đức học sinh là những nhân cách đang vươn lên để trở thành người công dân có ích, các em mang đặc thù lứa tuổi và chủ thể của giáo dục đạo đức, các em học sinh THCS có đủ diều kiện về nhận thức tình cảm, ý chí quyết định kết quả phát triển tài và đức. Thục tế hiện nay trong khi cơ chế thị trường đang bộc lộ nhũng mặt tích cực và tiêu cực khi quá trình đô thị hoá ở địa phương đang diễn ra với tốc độ nhanh chong, thông tin bùng nổ, quá trình hội nhập…do đó nhu cầu giao tiếp trở lên vô cùng bức xúc nó đòi hỏi giáo dục nói chung, đặc biệt là giáo dục đạo đức nhất là giáo dục học sinh chưa ngoan càng trở lên phưc tạp khó khăn. Số các em chưa ngoan ngày càng tăng.đặc biệt hiện nay tình trạng sử dụng bạo lực để giải quyết mối quan hệ giữa các học sinh với nhau ngày càng gia tăng Do đó việc làm trước tiên của các nhà quản lý, chăm lo bồi dưỡng giáo dục đạo đức cho người học,ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường ,hình thành lối ứng xử có văn hoá coi đó là việc làm trước tiên của các nhà qủan lý,chăm lo bồi dưỡng giáo dục đạo đức cho người học, coi đó là cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Như Bác Hồ đã dạy “Bây giờ phải học, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức” học để có đạo đức “để hành động có đạo đức”, vì lẽ đó tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và giải quyết thực trạng quản lý giáo dục học sinh cá biệt chưa ngoan thích sử dụng bạo lực ở trường THCS Nguyễn Văn Linh. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp chỉ đạo công tác này tốt hơn. II/ môc ®Ých nghiªn cøu Khi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý giáo dục học sinh cá biệt phòng chống bạo lực học đường “ nhằm mục đích sau: Hiện tượng sử dụng bạo lực trong những năm qua ở ngoài xã hội có chiều hướng gia tăng và nó ảnh hưởng lớn đến các nhà trường dẫn đến hiện tượng học sinh giải quýet những mâu thuẫn với nhau bằng bạo lực cũng có chiều hướng gia tăng ,Do đó những nhà quản lý giáo dục cần có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm giảm bớt tiến tới chấm dứt hiện tượng học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực trong các nhà trường điều mà cả x· hội quan t©m. III / §èi t−îng nghiÖn cø− Các biện pháp quản lý của người quản lỷ trong việc giáo dục đạo đức học sinhTHCS IV/ ph¹m vi nghiªn cøu Các lực lượng giáo dục và học sinh trường THCS Nguyễn Văn Linh V/ ph−¬ng ph¸p nghiªn cø− 1.phương pháp quan sát Quan sát những biểu hiện hành vi của học sinh trong giờ ra chơi,đối với người xung quanh… 2. Phương pháp điều tra Bằng phiếu hỏi và điều tragiáo viên ,phụ huynh học sinh 3. Phương pháp trò chuyện Phỏng vấn các dối tương nghiên cứu 4. Phương phápthống kê Thống kê xử lý số liệu PHÇN hai: néi dung Ch−¬ng I: C¬ së lý luËn Một số vấn đề về công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh cá biệt về đạo đức Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông và giúp học sinh phát triẻn toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa… Trong sự nghiệp trồng người nội dung chủ yếu của việc vun đắp cho cái gốc nhân cách là vấn đề đạo đức “Học ăn học nói” nếu chúng ta chủ trương gắn giáo dục đạo đức phải tiến hành trong suốt cuộc đời. Đặc biệt quản lý giáo dục đạo đức học sinh cá biệt chưa ngoan. Đạo đức tồn tại trong một dạng ý thức hoạt động và giao lưu trong toàn bộ hoạt động, đời sống của con người, chúng ta khẳng định rằng đạo đức nảy sinh từ cuộc sống hiện thực, cái thiện cái ác nảy sinh từ quan hệ kinh tế, xã hội và liên quan đến việc phát triển văn hoá giáo dục thông qua các hoạt động mà đạo đức con người luôn luôn phát triển và hoàn thiện. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “ Việc xây dựng con người trong sự nghiệp giáo dục ngày nay là rất quan trọng”. Với tàm chiến lược có mục tiêu phương pháp như Bác đã từng dặn “Ta xây dựng con người cũng phải có định hướng rõ ràng…” Nếu như nhân cách là cái làm người này khác người kia thì đạo lý làm người là yếu tố để dân tộc ta trở thành chính mình. Sự phá vỡ đạo lý là một nguy cơ đối với sự tồn vong của dân tộc, của một nền văn hoá. Vậy giáo dục học sinh cá biệt chưa ngoan có thói quen sử dụng vũ lực không phải một sớm một chiều mà phải trải một quá trình nhận thức đạo đức không phải sẵn có mà phải được rèn luyện. “ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” ( Hồ Chủ Tịch) Nhà trường là nơi có điều kiện giáo dục thế hệ trẻ nên thầy cô phải được trang bị đầy đủ tri thức về giáo dục đạo đức, giảng dạy có chất lượng, mặt khác phải cảm hoá được thế hệ trẻ. Thầy cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Xuất phát từ những vấn đề trên nên việc xây dựng kế hoạc quản ly giáo dục học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng trong nhà trường là một yêu cầu của người hiệu trưởng. Nhiệm vụ của quản lý giáo dục học sinh cá biệt chưa ngoan giúp học sinh lĩnh hội được tư tưởng, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội.Giáo dục các em về tình cảm, lòng yêu thương con người, biết coi trọng mối quan hệ tình cảm, tôn trọng thầy cô, quan hệ mật thiết với người xung quanh.Tù đó giúp các em có ý thức được việc rèn luyện tư chách phẩm chất đạo đức của bản th©n qua lời nói việc làm… Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực và bền vững, rèn luyện thói quen hành vi đạo đức làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen để ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. + Hình thành nếp sống văn hoá: Trong công tác quản lí giáo dục đạo đức học sinh nói chung và học sinh chưa ngoan ở trường THCS có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách lối sống đạo đức cho các em thông qua đó các em ý thức được hành vi đạo đức của mình và vận dụng kiến thức đạt được để áp dụng vào điều kiện thực tế của đời sống xã hội và xây dựng mối quan hệ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt và trong học tập ch−¬ng II : thùc tr¹ng vÒ c«ng t¸c qu¶n lý gi¸o dôc ®¹o ®øc cho häc sinh , phßng chèng b¹o lùc häc ®−êng I/thùc tr¹ng vÒ c«ng t¸c qu¶n lÝ gi¸o dôc ®¹o ®øc cho häc sinh ch−a ngoan ë tr−êng THCS NguyÔn V¨n Linh 1.Tình hình chung của nhà trường : Trường THCS Nguyễn Văn Linh thuộc xã Giai Phạm huyện Yên Mĩ, xã Gai Phạm ở phía bắc huyện Yên Mỹ tiếp giáp với 3 huyện bạn , có quốc lộ 5 đi qua, nằm trong khu công nghiệp Phố Nối,có trường cao đẳng công nghiệp Hưng yên , là địa phương có tốc độ đô thị hoá nhanh. Chịu tác động rất lớn của mặt tiêu cực của nền kinh tế thời mở cửa,hội nhập và sự bùng nổ của viễn thông Là quê hương có truyền thống cách mạng văn hiến trường THCS Nguyễn Văn Linh có quy mô 11 lớp với trên 365 học sinh . Là trường nhiều năm đạt tiên tiến xuất sắc và đã đạt chuẩn quốc gia. Có điều kiện tương đối tốt cho dạy và học. 2. Tình hình quản lý công tác giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục học sinh cá biệt có thói sử dụng vũ lực nói riêng của nhà trường. Thực trạng về công tác chỉ đạo của hiệu trưởng, do hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh những năm qua có lúc có lực lượng giáo dục chưa phát huy hết vai trò trong việc giáo dục đạo đức cho các em. Đặc biÖt là phía các gia đình học sinh do mải làm kinh tế còn phó mặc cho nhà trường, hoặc có biện pháp dạy con phản giáo dục. Do tác động mạnh của xã hội ,c¸c qu¸n ®iÖn tö trµn ngËp tai ®Þa ph−¬ng đã gây không ít khó khăn cho việc giáo dục quản lý của nhà trường. Số các em không nghe lời thầy cô, mải chơi không chịu học bài sử dụng vũ lực trong giải quyết mối quan hệ bạn bè có chiều hướng gia tăng nếu không có sự chỉ đạo đi vào chiều sâu của hiệu trưởng. Do sự quả lý chặt chẽ lại có sự quan tâm của các cấp, các ngành nên sự giáo dục đạo đức học sinh đã có tiến bộ ngày càng tốt. + Kết quả xếp loại hạnh kiểm: Kết quả xếp loại hạnh kiểm Năm học Sĩ số 2008-2009 HKI 2009-2010 Tốt Khá TB Yếu 375 240-64% 112-30% 23-6% 0 365 241- 66% 106-29% 18-5% 0 Tuy nhiên về phía giáo viên một số thầy cô giáo mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, giáo dục nhất là học sinh cá biệt . Về phía gia đình, chưa chú ý đến học tập tu dưỡng của con cái, mải làm ăn kinh tế chỉ biết cho con tiền mà không biết con cái sử dụng như thế nào vào mục đích gì Chính vì vậy năm qua số học sinh chưa ngoan có chiều hướng thay đổi theo hướng tiêu cực. Do tác động nặng nề của mặt trái nền kinh tế thị trường.ở một địa phương có có các loại hình dịch vụ phát triển đặc biêt là các trò chơi điện tử của các quán In te r net .Với các hình ảnh bạo lực xuất hiện nhan nhản trên phim ảnh truyên hình ,tin tức về tệ nạn xã hội của giới truyền thông ,các trò chơi điện tử với các nhân vật hiếu chiến sẵn sàng đâm chếm nhauđã ăn sâu vào trong trí não các em. Đồ chơi mang tín bạo lực dược bố mẹ mua cho từ nhỏ,nay có tiền sẵn bố mệ cho ăn sáng lại tiếp tục mua chơi như súng ,kiếm, đao… Mặc khác hoàn cảnh gia đình một số học sinh trong gia đình bố mẹ luôn sử dụng bạo lực để giải quyết các mối quan hệ trong gia đình Về mặt tâm lý một số em bị sức ép như sức ép trong học tập …khi bị dồn nén các em không kiểm soát được cảm xúc đã bùng phát ra qua những hành động bạo lực. Tác động trực tiếp từ lối sống của một bộ phận thanh niên hư từ nơi khác đến, cùng với cách giải quýêt mâu thuẫn giữa các thanh niên giữa các địa phương trong thời gian qua bằng vũ lực đã tác động tiêu cực đến suy nghĩ và hành động của các em. Về các biện pháp chỉ đạo ban giám hiệu hàng năm đều xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục cả năm, hàng tháng. Đặc biệt là kế hoạch chỉ đạo giáo dục học sinh cá biệt. Nếu đứng nhìn về góc ảnh hưởng của xã hội đến nhân cách học trò thì số lượng học sinh cá biệt chưa ngoan phải tăng lên, nhưng trong quá trình giáo dục đạo đức hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ thực hiện có hiệu quả và đề ra nhiều biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện, nhà trường đã tạo môi trường giáo dục một cách tích cực và phù hợp nên số học sinh cá biệt chưa ngoan sử dụng bạo lực hàng năm không tăng mà có chiều hướng giảm, và đã cảm hoá thuyết phục nhiều học sinh hư sửa chữa trở thành học sinh ngoan có ý thức tu dưỡng tốt.có cách ứng sử có văn hoá trong các mối quan hệ khi giao tiếp. II Nh÷ng vÊn ®Ò cÇn gi¶i quyÕt Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh nhất là học sinh cá biệt có thói quen sử dụng vũ lực trong việc giải quyết mối quan hệ giữa học sinh trong nền kinh tế thị trường ở địa phương có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá cao. ch−¬ng III C¸c biÖn ph¸p gi¸o dôc häc sinh c¸ biÖt cã hµnh vi b¹o lùc ë tr−êng THCS NguyÔn V¨n Linh I) C¸c biÖn ph¸p c¬ b¶n Từ kết quả họat động giáo dục đạo đức cho học sinh những năm qua, tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục học sinh cá biệt chưa ngoan có hành vi sử dụng vũ lực trong việc giải quyết các mâu thuẫn như sau: 1.Tăng cường công tác giáo dục đạo đức thông qua các môn học Giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh thông qua môn học, yêu cầu mọi giáo viên thực hiện tốt câu nói “ Thông qua dạy chữ để dạy người”. Đã chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh cá biệt chưa ngoan qua các giờ dạy. Trên cơ sở nội dung chương trình sách giáo khoa, đã có kế hoạch chỉ đạo tổ chuyên môn, từng giáo viên lồng ghép các nội dung từng môn mà giáo dục đạo đức như các giờ văn, địa.. giúp các em có tư tưởng tình cảm tốt với quê hương đất nước… và thông qua giờ học giáo dục ý thức niềm tin và thấy được sự tiến bộ của bản thân mà có ý thức tu dưỡng, có hoài bão ly tưởng mà chăm học. Thông qua các giờ dạy mà giáo viên giáo dục học sinh có những hành vi đạo đức đúng. Hàng tháng tổ chuyên môn các nhóm chuyên môn thống nhất nội dung lồng ghép và kiểm tra việc giáo dục tư tưởng thông qua dạy học trong chỉ đạodạy giáo viên các bộ môn phải thực sự coi trọng, chắt chiu từ những kết quả nhỏ nhất để gây niềm tin cho học sinh có hứng thú tiếp thu học tập, đặc biệt là những em chưa ngoan. 2. Chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt thông qua công tác chủ nhiệm: Phải xây dựng bộ máy của tổ chủ nhiệm mạnh, gồm những giáo viên hết lòng vì học sinh thân yêu và thường xuyên họp để chủ nhiệm thống nhất phương pháp giáo dục chung. Muốn vậy giáo viên chủ nhiệm phải thật sự là linh hồn của lớp, gương mẫu mọi mặt, quan tâm giúp đỡ học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt, phải thực sự là người mẹ hiền của các em, thấu hiểu hoàn cảnh của từng em mà có biện pháp tác động phù hợp, giáo viên chủ nhiệm phải bám lớp, năm vững những diễn biến tư tưởng, thái độ, hành động của học sinh lớp mình phụ trách. Tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm mới về những biện pháp giáo dục quả lý nếu không thu được kết quả. Muốn vậy phải kiểm tra sát, đôn đốc kịp thời hàng tuần thứ 7 tổ chủ nhiệm họp nghe phản ánh và rút kinh nghiệm đề ra phương hướng, biện pháp giáo dục những học sinh mắc lỗi. Coi trọng giờ sinh hoạt lớp của chủ nhiệm, hướng dẫn, yêu cầu chủ nhiệm phải xây dựng đội ngũ tự quản, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh và giáo viên chủ nhiệm trong quản lý, giáo dục học sinh cá biệt. Tạo dư luận trong lớp lên án những những hành vi bạo lực của các cá nhân trong lớp; Không cho phép định kiến trong lớp học ,nghiêm khắc với những học sinh có những nhận xét định kiến với người khác. Thường xuyên nhắc nhở các em tuân thủ quy định của lớp của trường; Yêu cầu giáo viên nhất là các giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm cả trong và ngoài lớp học vì hiện nay một số giáo viên chỉ quan tâm với những gì xảy ra trong lớp mà ít quan tâm nhưng chuyện xảy ra ngoài lớp học; Hàng tháng bình xếp loại hạnh kiểm và thông báo về gia đình. 3. Chỉ đạo giáo dục học sinh cá biệt thông qua chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3.1. Chỉ đạo thông qua sinh hoạt dưới cờ Tổ chức giờ chào cờ đầu tuần đúng quy định phải có nhận xét đánh giá đúng người, nêu gương những việc làm tốt. Phê bình những học sinh và những việc làm chưa tốt. Chú trọng thi đua hàng tuần giữa các lớp thi đua toàn diện các mặt có khen chê kịp thời. Tổ chức các tiểu phẩm phê phán các hiện tượng đánh nhau để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh hàng ngày. 3.2. Chỉ đạo thông qua các hoạt động GDNGLL theo từng chủ điểm. Hàng năm ngay từ đầu năm phải xây dựng kế hoạch toàn năm và kế hoạch cụ thể từng tháng. Giao cho tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm cụ thể hoá kế hoạch của hiệu trưởng thành kế hoạc toàn trường, kế hoạch từng ớp cho từng tháng, từng chủ điểm: mỗi chủ điểm đặc biệt là những tháng trọng điểm hiệu trưởng phải duyệt, chỉ đạo trực tiếp kiểm tra đôn đốc với những hình thức hoạt động phù hợp với chủ đề lôi cuốn được mọi học sinh tham gia nhất là những học sinh cá biệt chưa ngoan phải giao việc cho những học sinh này. Như tổ chức vẽ tranh với nhiều đề tài khác nhau theo từng học kỳ như phòng chống tệ nạn xã họi, chủ đề giữ môi trường xânh, sạch đẹp… và tổ chức triển lãm cho học sinh bình chọn. Tổ chức tốt hoạt động GDNGLL mỗi tháng 1 chủ đề ở mỗi lớp theo đúng quy định của Bộ.Đặc biệt là tổ chức 4 hoạt động với quy mô toàn trường vào ccs ngày 15/10, 20/10,22/12, 26/3 vơi nhiều hình thức phong phú phù hợp với tâm lý lứa tuổi đặc biệt khuyến khích động viên những học sinh chậm tiến tham gia các hoạt động. 4. Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh cá biệt chưa ngoan thông qua hoạt động Đội, Đoàn, Hội. 4.1: Xây dựng bộ máy phụ trách Đoàn, Đội mạnh có năng lực có nhiệt tình tâm huyết với thé hệ trẻ, những lớp giáo viên chủ nhiệm có tuổi, bố tri phó phụ trách tại các lớp chi đội. 4.2: Tổ chức cho các chi đội lễ đặt tên cho chi đội là những gương thiếu niên anh hùng, để giáo dục tư tưởng theo hướng noi gương sáng. 4.3: Chỉ đạo tổng phụ trách hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết cho công tác đội nhằm rèn luyện giáo dục đạo đức học sinh trở thành con người hữu ích. Mạnh dạn tự tin, có năng lực hoạt động tập thể, góp phần phát triển thái độ tích cực trong học tập rèn luyện đặc biệt những học sinh cá biệt chưa ngoan bằng các biện pháp. + Tổng phụ trách – phụ trách: tổ chức cho các em sinh hoạt đội 2 tuần 1 buổi để thông qua đó mà giáo dục, giúp đỡ cùng tiến bộ. + Tổ chức các buổi dã ngoại tìm hiểu về quê hương đất nước để giáo dục truyền thống như thăm và nghe giới thiệu về Bác Nguyễn Văn Linh, trung tướng anh hùng liệt sỹ Nguyễn Bình. + Tổ chức sinh hoạt đội theo chủ đề hàng tháng như tôn sư trọng đạo tháng 11, uống nước nhớ nguồn, tổ chức cho các em thực hiện các công trình măng non. Chăm sóc khu nghĩa trang liệt sỹ, khu nhà Bác Nguyễn Văn Linh, chăm sóc gia đình liệt sỹ, chính sách… 4.4: Mua – đọc và làm theo báo đội và các loại ấn phẩm của thiếu niên, tổ chức đọc vào các giờ ra chơi, góp phần mở mang kiến thức và hạn chế các hành vi tiêu cực. 4.5: Đội cùng giáo viên thể dục tổ chức hướng dẫn các em sinh hoạt vui chơi và những trò chơi có tính giáo dục và rèn luyện sức khoẻ như cầu lông, bóng bàn, cờ vua… 4.6: Tổ chức tốt buổi phát thanh măng non hàng tuần và tuyên truyền thông qua bảng tin. 4.7: Tổ chức tốt các câu lạc bộ cho học sinh đặc biệt mở các câu lạc bộ phù hợp với những học sinh cá biệt chưa ngoan như câu lạc bộ cờ vua, câu lạc bộ văn nghệ… 4.8: Xây dựng phong trào giúp đỡ bạn, đôi bạn cùng tiến 5. Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua xã hội giáo dục. - Vận động, tạo điều kiện cho toàn xã hội tham gia vào việc phát triển giáo dục học sinh có môi trường, hoàn cảnh học tập lành mạnh. - Tổ chức xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đặc biệt mối quan hệ với hội cha mẹ học sinh, đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ… - Có kế hoạch chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm có mối liên hệ thường xuyên với tổng phụ trách, với cha mẹ những học sinh có nhưng biểu hiẹn đánh cãi chửi nhau.. - Kết hợp bàn biện pháp giáo dục học sinh cá biệt với phụ huynh, với các cơ quan đoàn thể ở địa phương như phụ nữ, vận động học sinh tới trường, công an trong việc phát hiện xử lý hành vi tiêu cực xảy ra ở địa phương, làm môi trường sư phạm lành mạnh… - Trong công tác xã hội hoá coi trọng công tác xây dựng môi trường nhà trường khang trang xanh sạch, đẹp, đạt tiêu chuẩn là một trung tâm văn hoá để học sinh có đủ điều kiện học tập, vui chơi. - Làm tốt công tác vận động tuyên truyền với nhân dân đặc biệt những người kinh doanh phục vụ internet, và các loại hình trò chơi, chỉ cho phép chơi ngoài giờ học và không vượt quá thời gian quy định, và không cho phép tổ chức ăn tiền cá độ trong các trò chơi. Để hạn chế tiêu cực. 6. Ngoài những biện pháp chỉ đạo trên người hiệu trưởng cần giành thời gian thích hợp để giáo dục cảm hoá trực tiếp những học sinh chưa ngoan. Qua những biện pháp thực hiện trên cần thực hiện tốt các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý giáo dục học sinh chưa ngoan 7.Thực hiện các biện pháp cụ thể sau để phòng chống bạo lực học đường. Tổ chức và yêu cầu giáo viên nhất là tổng phụ trách ,giáo viên trực ban, giáo viên chủ nhiệm hàng ngày nhất là các giờ ra chơi hãy ra ngoài để quan sát học sinh ,để biết những trò chơi, những hoạt động của học sinh, để biết học sinh mình với học sinh khác Giáo viên cũng như mọi người không làm ngơ nếu thấy nhóm học sinh này trêu trọc học sinh khác. Giáo dục học sinh không có những cái nhìn định kiến, nói với các em hãy bỏ tất cả những định kiến ben ngoài lớp học và tạo cho lớp học là nơi an toàn để các em bày tỏ suy nghĩ và có các cuộc thảo luận Bồi dưỡng cho các lực lượng làm công tác giáo dục nhận biết được nhữngdấu hiệu cảnh báo ở học sinh trước những bạo lực có thể xảy ra. Hãy lắng nghe học sinh nói về bạo lực học đường, hãy cởi mở để đón nhận các em Hãy dân chủ thảo luận việc ngăn chặn bạo lực với học sinh, hãy sử dụng học sinh là lực lượng chính ngăn ngừa bạo lực ,tổ chức để học sinh đựoc tham gia và giáo viên hãy tham gia vào tổ chức của các em để giúp đỡcác em trong công tác Tổ chức các buổi nói chuyện hướng dẫn những giải phápvà kỹ năng kiểm soát những cơn tức giận ,hướng dẫn các em cách xử lý xung đột.cách giải quyết những bất đồng không cần đén bạo lực. T¹o niềm tin cho học sinh khi giáo viên giải quyết mâu thuẫn giữa các em , Hình thành tổ tư vấn tâm lý ,nếu không thì ban giám hiệu dành thời gian cố định trong tuần để tư vấn giúp các em giải toả những vướng mắc trong cuộc sống II) C¸c biÖn ph¸p, c¸c ph−¬ng ph¸p gi¸o dôc 1.Phương pháp thuyết phục cảm hoá: đây là phương pháp đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan. Phải thông qua các lực lượng giáo dục giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, phụ trách đội, ban giám hiệu và thông qua tất các loại hình hoạt động như giờ dạy chính khoá, ngoại khóa, vui chơi… 2. Phương pháp nêu gương tốt: - Giáo dục bằng gương sáng đội viên trong nhà trường và ngoài phạm vi nhà trường qua sách báo. - Giáo dục truyền thống những gương anh hùng liệt sỹ… thông qua giờ chào cờ, bảng tin, buổi phát thanh măng non… đặc biệt là thầy cô giáo phải là gương sáng cho các em noi theo tránh để các em có hành vi phản cảm với giáo viên. 3. Phương pháp rèn luyện: Xây dựng, rèn luyện nền nếp cho học sinh thành tốt, đặc biệt rèn luyện học sinh nói lời hay làm việc tốt, thói quen chào hỏi có nếp sống văn minh văn hoá trong giao tiếp. 4. Phương pháp động viên khen thưởng: Nhất là khen thưởng những học sinh chưa ngoan có tiến bộ, không chỉ thưởng học sinh giỏi mà còn thưởng cả học sinh có tiến bộ so với tháng trước, năm trước… 5. Nhà trường phải tạo ra sức mạnh tổng hợp các hoạt động nội khóa và hoạt động ngoại khoá trong giáo dục đạo đức học sinh. Nâng cao vị trí của giáo dục đạo đức thông qua tổ chức kiểm tra đánh giá chặt chẽ nghiêm túc để kích thích việc giáo dục của giáo viên và rèn luyện của học sinh. 6. Phải kết hợp chặt chẽ đồng bộ ba môi trường gia đình, nhà trường, xã hội để giáo dục trong đó nhà trường giữ vai trò trọng tâm xây dựng mối quan hệ khăng khít thường xuyên để có biện pháp ngăn chặn kịp thời những nhu cầu hứng thú sai lầm, các em dễ sa vào những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức. 7. Tổ chức tốt hoạt động Đoàn, Đội, Hội góp phần thu hút các em vào trong các hoạt động để giáo dục. Rèn luyện thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, kỹ năng trong học tập, thói quen ứng xử có văn hoá. 8. Xây dựng đội ngũ giáo viên hết lòng vì học sinh nhân hậu, đồng cảm với học trò, có tài năng sư phạm. 9.Tổ chức tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. III/ kÕt qña: Công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh nói chung cũng như giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan trong những năm qua đã thu được kết quả như sau: Năm học Số học sinh 2009- 2010 365 Phân loại đầu năm Tốt Khá TB Yếu 219 27 2 117 Kết quả cuối kỳ Tốt Khá TB Yếu 241 18 0 106 Số vụ đánh nhau chửi nhau do đùa nhau quá đã giảm đi rõ rệt có tháng không có. Như vậy qua một học kỳ thực hiện đồn bộ các giải pháp, các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh nói chung và công tác giáo dục học sinh chưa ngoan đã đạt được kết quả đáng phấn khởi, số học sinh có đạo đức yếu do gia đình buông lỏng trong hè và số học sinh có đạo đức trung bình đã có chuyển biến tích cực những lỗi vi phạm lớn không còn. Số học sinh bỏ trốn tiết học đầu năm không còn tái diễn. Tỷ lệ học chuyên cần luôn đạt 99% - 100%, số học sinh lười học đã giảm đáng kể, kể từ kết quả giáo dục văn hoá tăng đáng kể với xếp loại giỏi đạt 8,2%, khá 38,8%. Số học sinh giỏi cấp huyện đạt 22 em. IV/ nh÷ng ®iÓm cßn bá ngá : Trong công tác giáo dục thì giáo dục đạo đức học sinh là một nhiệm vụ trọng tâm và rất nặng nề mà có học sinh thì còn có học sinh chưa ngoan, biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan xử dụng vũ lực trong việc giải quyết mâu thuãnvới nhau ở mỗi nhà trường trong môi trường xã hội khác nhau sẽ có những biện pháp chỉ đạo riêng phù hợp, do đó việc xây dựng đề ra những giải pháp riêng trong những giải pháp chung sẽ tuỳ thuộc vào cá nhân mỗi nhà quả lý nhằ ngăn chặn bạo lực xảy ra trong mỗi nhà trường V/ ®iÒu kiÖn ¸p dông: Những giải pháp biện pháp trên trong công tác chỉ đạo giáo dục S có thể áp dụng trong mọi điều kiện trong tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện na. VI/ Bµi häc kinh nghiÖm: Để thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh cần thực hiện tốt các giải pháp chính đó là: 1.Xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức trong đó có dự báo trước những vấn đề sẽ xảy ra để có biện pháp xử lý ngăn chặn trước những tiêu cực có thể xảy ra. 2. Xây dựng đội ngũ đồng bộ về c¬ cấu giỏi về chuyên môn, giàu tình thương lòng nhân ái, giáo viên không được vô cảm với học sinh, thực sự là mẹ hiền, tạo môi trường sư phạm lành mạnh để giáo dục các em. kh«ng dïng bo¹ lùc trong gi¸o dôc. 3. Đổi mới phương pháp quản lý, lãnh đạo trong công tác giáo dục, phải đồng bộ giữa giáo dục đạo đức và giáo dục văn hoá, đồng bộ trong các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 4. Tạo ra những hoạt động phù hợp trong nhà trường nhằm thu hút các em sinh hoạt vui chơi, học tập trong nhà trường. Đặc biệt tạo các cơ hội cho các em học sinh chưa ngoan được hoạt động phù hợp với năng lực của các em, tạo hứng thú, niềm tin đến trường. 5. Nhà quản lý cũng như giáo viên và các lực lượng giáo dục phải có nhiều biện pháp cảm hoá học sinh bằng tình thương trân trọng những tiến bộ mới bắt đầu và có lòng tin với con trẻ. PhÇn III: kÕt luËn 1,Kết luận Công tác giáo dục đạo đức học sinh nhất là học sinh chưa ngoan thường sử dụng vũ lựccần có sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, các ngành quản lý tốt sinh hoạt văn hoá cho lành mạnh.Công tác giáo dục cho thế hệ trẻ ngày nay vô cùng phức tạp đòi hỏi quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh đặc biệt học sinh chưa ngoan phải tiến hành thường xuyên liên tục.Phải linh hoạt năng động áp dụng nhiều biện pháp cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể với từng loại đối tượng. Có như vậy mớí đào tạo cho xã hội lớp người mang đầy đủ nhân cách của con người Việt Nam : Nhân, nghĩa, dũng, lễ, trí, tín trong thời đại ngày nay. Trên đây là những biện pháp giải pháp quản lý mà tôi đã làm và đã thu được kết quả cao trong công tác quản lý giáo dục của mình trong những năm qua. Tuy nhiên còn nhiều điều khiếm khuyết mong các đồng chí, đồng nghiệp nhằm cho các nhà quản lý giáo dục làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan trong giai đoạn hiện nay 2. Kiến nghị Chính quyền các cấp quản lý chặt chẽ ngăn chặn các loại văn hoá phẩm mang tính bạo lực Nghiêm cấm việc buôn bán các thứ đồ chơi có tính bạo lực Ngành viễn thông quản lý không cho chơi trò chơi điện tử mang tính bạo lực Bộ giáo dục sớm đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống ,văn hoá trong giao tiếp vào trong chương trình. Cần tạo một môi trường an toàn xung quanh nhà trường Cần có sự phối hợp các cấp các ngành,tạo sự đồng thuận giữa các lực lượng giáo dục . Giai Phạm, ngày…..tháng……năm 2010 Đỗ Lê Thạo Tµi liÖu tham kh¶o 1) TS NguyÔn Quèc TrÞ PGS - TS NguyÔn ThÞ Mü Lîi : Qu¶n lý vµ l·nh ®¹o. 2) Hå ChÝ Minh " Bµn vÒ c«ngt¸c gi¸o dôc". 3) §iÒu lÖ tr−êng trung häc c¬ së . 4) LuËt gi¸o dôc . 5) T©m lý gi¸o häc ®¹i c−¬ng . 6) S¸ch gi¸o dôc c«ng d©n 6, 7, 8, 9.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất