Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy phần cảm thụ văn học cho học sinh lớp ...

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy phần cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5

.DOC
26
366
95

Mô tả:

UBND HUYỆN MỸ ĐỨC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO QUẬN HOÀNG MAI *************** MÃ SKKN: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY PHẦN “ CẢM THỤ VĂN HỌC ” CHO HỌC SINH LỚP 5 Môn: TIẾNG VIỆT NĂM HỌC 2014 – 2015 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 0 1. Lý do chọn đề tài 2. 1.1.Cơ sở lý luận: Đất nước đang trên đà phát triển, nhịp sống tưng bừng đang hối hả khắp nơi cả dân tộc đang vươn mình trỗi dậy, đang từng ngày từng giờ thay đổi da thịt., vươn lên những tầm cao mới, tầm cao của tri thức, của công nghệ thông tin, của xã hội loài người. Với tầm nhìn chiến lược, Bộ Giáo dục Đào tạo đã đi đến một quyết định sáng suốt thay đổi chương trình sách giáo khoa mới cho phù hợp với xu thế phát triển xã hội, đáp ứng lòng mong mỏi của các thầy cô giáo cũng như các bậc phụ huynh học sinh. Sách giáo khoa thay đổi thì phương pháp dạy học cũng phải thay đổi để phù hợp với nội dung chương trình của Sách giáo khoa. Nghị quyết đại hội Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ II khóa VIII đã khẳng định: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, trong đó nêu rõ mục tiêu của giáo dục là “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có ý thức, có sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với lỹ tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết này cũng chỉ rõ nhiệm vụ chủ yếu của Giáo dục – Đào tạo là phát triển quy mô, giáo dục cả đại trà lẫn mũi nhọn, trên cơ sở đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Để hòa nhịp với xu thế phát triển chung của xã hội và thực hiện tốt những mục tiêu giáo dục mà nghị quyết trung ương Đảng đã đề ra. Nhà trường luôn quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là vấn đề bồi dưỡng năng khiếu thơ văn trong trường tiểu học. Trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học, các thầy cô thường quan tâm tới nhiệm vụ bồi dưỡng và năng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thông qua các giờ tập đọc. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em được đọc hiểu và cảm nhận những bài thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa, từ đó thêm mở mang tri thức, phong phú về tâm hồn. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, học sinh càng hứng thú khi viết văn, càng thêm yêu quý Tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 1.2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây, chất lượng bồi dưỡng học sinh cách viết một đoạn văn, đoạn thơ cảm thụ còn nhiều hạn chế, chất lượng còn thấp. Một phần do thiếu sách hướng dẫn và tài liệu tham khảo. Một phần do nhận thức của giáo viên chưa thấy rõ tầm quan trọng của công việc bồi dưỡng cho học sinh khi học phần cảm thụ văn học. Măt khác do giáo viên tiểu học trình độ năng lực Toán và Tiếng Việt không đồng đều, có người lại thiên về Toán, có một số giáo viên rất tâm huyết với việc bồi dưỡng học sinh nhưng lại không có năng khiếu về văn. Khi giảng bài rất bí từ dẫn đến bài dạy khô khan, không hấp dẫn, không tạo cho các em niềm say mê văn học. Một số giáo viên có tập trung vào bồi dưỡng cảm 1 thụ nhưng không chọn được hướng đi đũng cho mình, không nắm chắc được phương pháp dạy cảm thụ chủ yếu là dạy mò, dạy theo cảm tính và thực tế cũng chưa có một loại sách nào hướng dẫn cụ thể phương pháp dạy cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học mà cụ thể là cách viết đoạn văn cảm thụ như thế nào cho đúng, cho hay. Chính vì thế mà tôi suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu, cố gắng tìm ra những biện pháp tích cực giúp giáo viên và học sinh tháo gỡ những khó khăn trên. Tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy phần cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5”. Với mong muốn giúp thầy và trò nắm chắc một số kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy và học cần thiết, trực tiếp khơi nguồn cho dòng chảy văn học của thầy và trò nhà trường tiều học ngày càng phong phú, đa dạng và không bao giờ cạn kiệt. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đối với vấn đề bồi dưỡng phần cảm thụ văn học trong trường tiểu học. Chỉ đạo rèn kỹ năng nói đúng, nói hay, viết hay tiếng mẹ đẻ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chỉ đạo việc bồi dưỡng khả năng viết văn của học sinh. Giáo dục lòng tự hào, yêu quý và ý thức giữ gìn phát triển tiếng mẹ đẻ. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu. Học sinh khối lớp 5 trường tiểu học. 3.2.Đối tượng nghiên cứu Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy phần cảm thụ văn học cho học sinh khối lớp 5 trong trường tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu  Tìm hiểu việc dạy cảm thụ văn học của giáo viên trong nhà trường.  Tìm hiểu việc dạy cảm thụ văn học cho học sinh  Tìm ra các giải pháp chỉ đạo việc dạy và học cảm thụ văn nhằm nâng cao chất lượng bài viết của học sinh.  Tổ chức cho giáo viên dạy thực nghiệm  Trên cơ sở kết quả đạt được tổ chức hội thảo để rút ra những bài học kinh nghiệm. 6. Giới hạn của đề tài Số lượng: 60 em học sinh khối lớp 5. Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2014 đến cuối tháng 04 năm 2015. 2 7. Các phương pháp nghiên cứu  Phương pháp điều tra  Phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm lao động sư phạm (chỉ đạo giáo viên đọc, tham khảo các tài liệu)  Phương pháp thực nghiệm giáo dục  Phương pháp quan sát sư phạm  Phương pháp phân tích tổng hợp  Phương pháp tổng kết rút kinh ngiệm giáo dục 8. Cơ sở lý luận 7.1. Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực sáng tạo của người học trở thành vấn đề cấp thiết đối với tất cả giáo viên trong nhà trường để thực hiện điểm 2 điều 24 Luật Giáo Dục:“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn…” Chính vì vậy, nhà trường cần chỉ đạo các giáo viên thay đổi phương pháp cho phù hợp đồng thời trong giảng dạy giáo viên phải truyền đạt đúng, đủ, chính xác, khắc sâu kiến thức cho học sinh để các em có thể vận dụng thực tiễn. 7.2. Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách kết hợp linh hoạt có hiệu quả các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn Tiếng Việt với các phương pháp truyền thống, phối hợp đồng thời:  Phương pháp dạy học  Phương tiện dạy học  Hình thức dạy học  Cách đánh giá Tạo ra hiệu quả của giáo dục đào tạo theo bốn trụ cột:  Học để biết  Học để làm  Học để chung sống  Học để khẳng định mình 3 PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Thực trạng ban đầu 1.1.Về phía học sinh: Trường tiểu học nơi tôi công tác có 60 học sinh khối lớp 5 được biên chế thành hai lớp. Các em hoàn toàn tự học, tự làm bài dưới sự hướng dẫn của cô giáo, tự viết bài theo cảm hứng. Chính vì vậy mà kết quả đạt được của các em hoàn toàn phụ thuộc vào các cô giáo và sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường. 1.2. Về phía giáo viên: Giáo viên tiểu học có một đặc thù riêng là phái dạy tất cả các môn học. Nhưng trình độ năng lực về môn Toán và Tiếng Việt không đồng đều, có người lại thiên về Toán. Chính vì vậy khi dạy phần cảm thụ văn học cho học sinh bài dạy trở nên khô khan, không hấp dẫn, không tạo cho các em niềm say mê văn học. 1.3. Về phía công tác chỉ đạo: Nhà trường đã có chú trọng chỉ đạo các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên dạy Toán và Tiếng Việt nhưng còn rất hạn chế. Trong quá trình triển khai chưa có sự chỉ đạo nhất quán, sát sao, thiếu những định hướng chuẩn để thực thi nên chưa có biện pháp hiệu quả. 1.4. Thống kê thực trạng học tập của học sinh: Kết quả khảo sát chất lượng ban đầu như sau: Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm Yếu SL % SL % SL % SL % 5A 29 0 0 6 20.7 17 58.6 6 20.7 5B 31 6 19.4 9 29.0 16 51.6 0 0 Tổng 60 6 10.0 15 25.0 33 55.0 6 10.0 1.5.Nguyên nhân của thực trạng Thông qua phân môn Tập đọc học sinh đã phần nào nắm được nội dung của đoạn thơ, đoạn văn, một số biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng như nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ. Nhưng sự cảm nhận của các em về nội dung đoạn văn, đoạn thơ hết sức đơn giản và sơ sài. Các em chưa biết sử dụng biện pháp nghệ thuật để bật ra nội dung hay từ nội dung bật ra biện pháp nghệ thuật. Bài viết của các em rất ngắn, nhiều bài viết còn mang tính trả lời câu hỏi. 4 1. Các giải pháp thực hiện Căn cứ vào kết quả khảo sát và tình hình thực tế của nhà trường, tôi đã triển khai thực hiên đè tài bằng những giải pháp chỉ đạo như sau: 2.1. Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên và học sinh. Giáo viên phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về cảm thụ văn học thông qua một số bước sau đây:  Bước 1: Việc đầu tiên giáo viên phải cho các em hiểu ” cảm thụ văn học là gì?”. Đó chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều so sánh tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm ( đoạn văn, đoạn thơ, thậm chí một từ ngữ có giá tri trong câu văn, câu thơ).  Bước 2: Thông qua các giờ tập đọc, từ ngữ, ngữ pháp, tập làm văn, kể chuyên trên lớp, giáo viên phải hướng dẫn các em: -Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với bài thơ. -Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học -Năm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt -Rèn kỹ năng về viết đoạn văn ngắn. 2.2. Chỉ đạo giáo viên cho học sinh tiếp cận một số hình thức tu từ thường gặp trong tác phẩm văn thơ như: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ và cả những biện pháp tu từ thoạt nghe ít nhiều xa lạ nhưng lại xuất hiện rất nhiều trong sách giáo khoa Tiếng Việt, tiểu học như cải danh, quy định , uyển ngữ, hiển ngữ,… để làm chỗ dựa cho việc vận dụng phân tích thơ văn của học sinh. 2.3. Chỉ đạo giáo viên xây dựng và dạy chuyên đề đổi mới nội dung và hình thức dạy “cảm thụ văn học” theo quy trình sau: Sau khi nêu cho học sinh hiểu khái niệm của mỗi hình thức tu từ, giáo viên sẽ nêu ví dụ minh họa và phân tích sơ lược biện pháp mà tác giả đã sử dụng trong ví dụ đó để học sinh hiểu sâu bản chất của vấn đề mà giáo viên đưa ra. Minh họa cụ thể hình thức tổ chức và phương pháp truyền tải nội dung như sau: 2.3.1. Biện pháp 1: Cảm thu văn học qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. Một trong những biên pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn học tốt là giúp cho học sinh nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học. Các biện pháp nghệ thuật thương gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc Tiểu học là: (So sánh, nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ…) 5 Để Cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. Học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: - Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật : So sánh, nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ..., ( thông qua phân môn Luyện từ và câu.) - Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ. - Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh( ngữ liệu) thể hiện biện pháp nghệ thuật. - Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ.  Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp trong các bài tập đọc ở chương trình bậc tiểu học. 1. Biện pháp nghệ thuật so sánh. So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Ví dụ : “ Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày…” + Học sinh xác định được : Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là : Nghệ thuật so sánh Hình ảnh so sánh : Quê hương (là) chùm khế ngọt + Học sinh cảm nhận được: Chùm khế ngọt, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với làng quê, gắn bó với con người Việt Nam. Đặc biệt là gắn liền với những kỉ niệm của thời thơ ấu mỗi người. Qua đó cho ta thấy hình ảnh quê hương trong tâm trí của người Việt nam luôn gần gũi, thanh bình và không bao giờ quên được. * Vì vậy khi so sánh, cần biết lựa chọn những sự vật, hình ảnh quen thuộc, gần gũi, sẽ có tác dụng gợi hình ảnh để cho lời nói hay câu văn thêm sinh động hơn. 2. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Nhân hóa là sự diễn đạt bằng cách biến các sự vật không phải là người thành những nhân vật mang tính chất như con người. Ví dụ : Cho đoạn thơ : “ Rừng mơ ôm lấy núi Mây trắng đọng thành hoa Gió chiều đông gờn gợn Hương bay gần bay xa.” ( Rừng mơ- Trần Lê Văn.) 6 Hãy nêu những cảm nhận của em về vẽ đẹp của rừng mơ Hương Sơn được gợi tả trong đoạn thơ trên. + Học sinh xác định được : Nghệ thuật được sử dụng : Nghệ thuật nhân hóa Hình ảnh nhân hóa : ôm lấy núi. + Cảm nhận được : Rừng mơ bao quanh núi được nhân hóa (ôm lấy núi) cho thấy sự gắn bó gần gũi, thân mật và thắm đượm tình cảm của cảnh thiên nhiên. Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết) lại. Gió chiều đông nhè nhẹ (gờn gợn) đưa hương hoa mơ lan tỏa đi khắp nơi. Có thể nói, đoạn thơ trên đã vẽ ra bức tranh mang vẻ đẹp của đất trời hòa quyện trong rừng mơ Hương Sơn. * Vì vậy, khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa hợp lý sẽ tạo cho sự vật trở nên sinh động, gợi hình ảnh biểu cảm. 3. Nghệ thuật điệp ngữ. Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được nhắc lại nhiều lần nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe. Ví dụ : “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công.” ( Hồ Chí Minh) + Học sinh xác định được: Nghệ thuật được sử dung : Điệp ngữ Từ ngữ được nhắc lại trong hai câu thơ (đoàn kết, thành công.) 7 + Học sinh cảm nhận được sự mạnh mẽ trong lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết sẻ đem đến sự thành công to lớn. * Vì vậy, sử dụng điệp ngữ có chọn lọc, hợp lý sẻ có tác dụng làm nổi bậc ý, giúp câu văn, câu thơ mạnh mẽ, nhịp nhàng và tạo nên âm điệu, tính nhạc cho đoạn thơ, câu văn. Ghi chú: Khi sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong viết văn, tránh nhầm lẫn với trường hợp lặp từ. 4. Nghệ thuật đảo ngữ. Nghệ thuật đảo ngữ là hình thức đảo trật tự thông thường của cụm chủ vị trong câu. Nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động, tính chất, trạng thái...của đối tượng trình bày. Ví dụ : Câu đảo ngữ : Đẹp biết bao // tổ quốc chúng ta! VN CN + Học sinh xác định đúng bộ phận chủ - vị của câu đảo ngữ. Thông qua đó để hiểu được giá trị về nội dung, ý nghĩa của câu. Khẳng định vễ đẹp bất tận của tổ quốc Việt Nam ta. Vì vậy, đảo ngữ có tác dụng làm nổi bật ý và giúp cho việc diển đạt có giá trị biểu cảm.  Một số bài tập phát triển cảm thụ văn học. Ví dụ 1: Trong bài thơ Cô giáo lớp em (TV2/1)nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết: “Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài. Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài.” Em hãy cho biết: khổ thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bậc? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh. Học sinh nêu được. +Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đọan thơ trên là gì? + Các từ ngữ nào thể hiện nghệ thuật ? + Tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong khổ thơ trên ? +Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa. + Được thể hiên qua các từ ngữ ( ghé, xem) + Cho ta thấy được tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh ( làm cho nắng như đứa trẻ nhỏ đang tung tăng chạy nhảy cũng muốn dừng lại ghé vào cửa lớp để xem các bạn học bài.) 8 Ví dụ 2: Trong bài thơ Tre Việt Nam ( SGK -TV5/1) nhà thơ Nguyễn Duy có viết “Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh.” Em hãy cho biết : tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ? Cách sử dụng nghệ thuật đó đã nói lên điều gì? Nhằm khẳng định điều gì ? Học sinh nêu được . 9 + Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ trên là gì? + Các từ ngữ nào thể hiện biện pháp nghệ thuật ? + Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ. (Gợi ý1 : nhận xét về cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điện ngữ Mai sau ) (Gợi ý2 : Xem xét việc lặp lại từ từ xanh trong dòng thơ cuối) + Biện pháp nghệ thuật : Điệp ngữ. + Từ ngữ được lặp lại là : Mai sau, xanh + Với sự thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và hình thức điệp ngữ (Mai sau,/ Mai sau,/ Mai sau./) đã góp phần gợi cảm xúc về thời gian như mỡ ra vô tận, tạo cho ý thơ âm vang bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú. + Với cách nhắc lai từ xanh, nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt nam. Qua đó nói lên sức sống bất diệt của con người Việt Nam, đề cao truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Ví dụ 3 : Trong bài thơ Cây dừa ( SGK-TV2/1) nhà thơ Trần Đăng Khoa có đoạn. « Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay gọi gió, gật đầu gọi trăng. Thân dừa bạc phếch tháng năm, Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. » Theo em, phép nhân hóa và phép so sanh được thể hiện qua những từ ngữ nào trong khổ thơ trên. Hãy cảm nhận cái hay, cái đẹp của nghệ thuật nhân hóa, so sánh được sử dung trong đoạn thơ trên. Học sinh nêu được : 10 + Những từ ngữ nào thể hiện nghệ thuật nhân hóa. + Nêu tác dụng của các từ ngữ Dang tay ; gật đầu ? + Những từ ngữ nào thể hiện nghệ thuật so sánh. + Nêu tác dụng của các từ ngữ thể hiện nghệ thuật so sánh. + Phép nhân hóa được thể hiện qua các từ ngữ : Dang tay đón gió ; gật đầu gọi trăng. + Các từ ngữ đó có tác dụng làm cho các vật vô tri vô giác (là cây dừa) trở nên có những biểu hiện tình cảm như con người. Dừa cùng biết mở rộng vòng tay để đón gió, cũng gật đầu mời gọi trăng lên. + Phép so sánh được thể hiện qua các từ ngữ : Quả dừa (giống như) đàn lợn con ; tàu dừa (giống như) chiếc lược. + Cách so sánh ở đây được chọn những sự vật thật là gần gũi, thể hiện sự liên tưởng rất phong phú của tác giả. * Qua cách so sánh này làm cho cảnh vật trong thơ trở nên sinh động, có đường nét, hình khối và có sức gợi tả, gợi cảm cao. Ví dụ 4 : Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt( SGK-TV5/1) nhà thơ Nguyễn Duy có viết : “Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời. ” Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nỗi bật trong hai câu thơ trên ? 11 Biện pháp nghệ thuật đó đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ ? Yêu cầu học sinh nêu được. + Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của + Biện pháp nghệ thuật được sử dụng đọan thơ trên là gì? trong hai câu thơ trên là: phép nhân + Các từ ngữ nào thể hiện nghệ hóa. thuật ? Được thể hiện qua các từ thường chỉ + Nêu tác dụng của biện pháp nghệ đặc điểm của người như: nâng, liếm. thuật + Gợi tả cảnh mùa gặt ở nông thôn ( Gợi ý : Gợi tả cảnh gì ? Cảnh Việt Nam thật tươi vui và náo nức vật đó như thế nào ?) (Gió nâng tiếng hát chói chang); cánh đồng rộng mênh mông, đang hứa hẹn một cuộc sống ấm no và hạnh phúc (Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời). Cảm nhận được : Với biên pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã cho ta thấy được không khí vui tươi, nhôn nhịp, thanh bình và ấm no nơi làng quê Việt Nam vào những ngày mùa . 5. Kết luận Trong quá trình bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 4,5, theo hướng khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.Giáo viên cần phải : + Trang bị đầy đủ kiến thức về luyện từ và câu cho học sinh (đặc biệt là kiến thức về ngữ pháp như : từ vựng và các kiến thức về các biện pháp tu từ…) + Giúp học sinh phát hiện ra được các biện pháp nghệ thuật được tác giả được sử dụng trong tác phẩm và các ngữ liệu thể hiện biện pháp nghệ thuật . Qua đó giúp các em cảm nhận nội dung, ý nghĩa của nghệ thuật làm tô đẹp giá trị của tác phẩm. + Trong giảng dạy phân môn tập đọc, giáo viên cần thực hiện tốt việc đọc diễn cảm và luyện đọc diễn cảm cho học sinh. 2.3.2. Biện pháp 2 : Cảm thụ văn học thông qua việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa. 12 Mỗi bài văn, bài thơ hay đoạn, câu văn, thơ đều mang một nội dung, ý nghĩa. Việc khai thác nội dung của nó giúp học sinh cảm nhận được nét tinh tế, và giá trị nghệ thuật mà tác giả đã nhắn gửi vào. 1. Một số ví dụ minh họa Ví dụ 1: Trong bài thơ Dừa ơi (SGK- TV5/2) nhà thơ Lê Anh Xuân có viết : “Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng. Rễ dừa bám sâu vào lòng đất Như dân làng bám chặt quê hương.” Em hãy cho biết : hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Học sinh phải trả lời được các câu hỏi. - Từ ngữ hình ảnh nào miêu tả cây dừa ( dáng, lá, rể) ? - Hình ảnh so sánh trong đoạn thơ + Dáng : đứng hiên ngang. + Lá : rất mực dịu dàng. + Rể : bám sâu vào lòng đất. + Rể dừa bám sâu vào lòng đất ( như) dân làng bám chặt quê hương. 13 Nêu được những điều đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ ( qua hình ảnh cây dừa) + Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao + Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang vút có ý ca ngợi những phẩm chất gì cao vút có ý ca ngợi phẩm chất của con người miện Nam trong kiên cường, anh dũng, hiên ngang, kháng chiến chống Mỹ? tự hào trong chiến đấu. + Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng. + Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng Ca ngợi những phẩm chất gì của Ca ngợi phẩm chất trong sáng, con người miền Nam trong kháng thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong chiến chống Mỹ ? cuộc sống. + Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng. + Câu Rễ dừa bám sâu vào lòng đất Ca ngợi phẩm chất gì của con người -Như dân làng bám chặt quê miền Nam trong kháng chiến chống hương. Mỹ ? + Câu Rễ dừa bám sâu vào lòng đất - + Ý nói phẩm chất kiên cường bám Như dân làng bám chặt quê hương. trụ giữ đất, giữ làng, gắn bó chặt Ý nói phẩm chất gì của con người chẽ với mảnh đất quê hương miền miền Nam trong kháng chiến chống Nam. Mỹ *Cảm nhận được : +Cây dừa là hình tượng của con người miền Nam. +Rể, thân ,lá, dáng vóc của dừa qua ngòi bút miêu tả của tác giả trở thành phẩm chất cao đẹp của con người miền Nam. Ví dụ 2 : Trong bài Vàm Cỏ Đông (SGK-TV3/1) nhà thơ Hoài Vũ có viết : « Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày. » 14 Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào ? - Học sinh phải trả lời được các câu hỏi. - Biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ là gì ? - Hình ảnh so sánh trong đoạn thơ ? + Nghệ thuật so sánh + Dòng sông- dòng sữa mẹ. + Nước dòng sông đầy- tấm lòng người mẹ. Học sinh nêu được + Hai dòng thơ đầu ý gợi tả gì ? (Gợi ý : Vì sao được ví như dòng sữa mẹ) + Hai dòng tiếp theo ý nói gì ? (Gợi ý : Tấm lòng người mẹ luôn đầy ăm ắp những gì ?) + Hai dòng thơ đầu : Ý nói dòng sông quê hương đưa nước về làm cho ruộng lúa, vườn cây thêm xanh tươi, đầy sức sống. Vì vậy, nó được ví như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng các con khôn lớn. + Hai dòng tiếp theo : Nước dòng sông đầy ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy tình thương yêu, luôn sẵn sàng chia sẻ ( trang trải đêm ngày) cho những đứa con, cho cả mọi người. 15 *Cảm nhận được : Dòng sông quê hương luôn mang một vẽ đẹp hiền hòa và đầy ắp những kỹ niệm của mỗi con người. Những vẻ đẹp đầy ăm ắp tình người, làm cho chúng ta càng thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hương. Ví dụ 3 : Trong bài Nghe Thầy đọc thơ (sách TV4/1) nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết : « Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa… » Theo em, cuộc sống xung quanh đã gợi lên như thế nào trong tâm trí của cậu học sinh khi nghe thầy đọc thơ. Học sinh trả lời được các ý sau : + Biên pháp nghệ thuât được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì ? + Các từ nào thể hiện nghệ thuật ? + Tìm hình ảnh, âm thanh trong cuộc sống xung quanh đã gợi lên trong tâm trí câu học trò ? + Nghệ thuật nhân hóa và cách gieo vần. + Nhân hóa : thở Cách gieo vần : ngày-cây ; nhà-xa ; xa-bà ; xưadừa. + Các hình ảnh : nắng chói chang, cây cối xanh tươi (Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà) + Các âm thanh. Tiếng mái chèo quẫy nước, khua nước vọng lại từ dòng sông hiện về trong kí ức. Tiếng ru ạ ơ của người bà ru cháu trong những năm tháng cậu học trò còn thơ bé.Tiếng tàu dừa trở mình dưới ánh trăng khuya… Cảm nhận được : + Với những lời thơ của thầy đọc, cảnh vật xung quanh muôn màu, muôn âm sắc tươi sáng đã hiện ra trong tâm trí của cậu học trò. + Cuộc sống được gợi lên, gợi ra có sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại. 16 Ví dụ 4 : Trong bài thơ Bóc lịch (SGK- TV2/1), nhà thơ Bế Kiến Quốc có đoạn viết : « Ngày hôm qua ở lại Trang vở hồng của con Con học hành chăm chỉ Là ngày mai vẫn còn… » Theo em, qua đoạn thơ trên nhà thơ muốn nói với các em điều gì ? - Học sinh xác định được : - Em hiểu thế nào là trang vở hồng ? - Cái đọng lại trên trang vở hồng là những gì ? + Trang vở hồng là trang vở đẹp đẽ nhất của tuổi thơ. + Cái động lại trên trang vở hồng là những thành tích tốt đẹp đã đạt được của các en trong học tập - Hiểu như thế nào về hai dòng + Kết quả của sự chăm chỉ học tập của thơ : ngày hôm qua như( điểm giỏi, những Con học tập chăm chỉ lời khen của thầy cô…) được thể hiện Là ngày mai vẫn còn… rõ trên trang vở hồng đẹp đẽ của tuổi (Gợi ý :Kết quả của học tập thơ ; nó sẽ được lưu giữ lại mãi mãi chăm chỉ là cái gì ?Là ngày cùng với thời gian.Vì vậy có thể nói mai vẫn còn nghĩa là thế ngày hôm qua cũng không thể nào bị nào ?) mất đi. Cảm nhận được : + Sự liên kết giữa : Ngày hôm qua là thì quá khứ, ngày mai là thì tương lai. + Hiểu được ý nghĩa : Khuyên mỗi một học sinh cần phải cố gắng chăm chỉ học hành để ngày mai, tương lai của các em càng thêm tươi sáng và đẹp đẽ hơn. 2. Chỉ đạo giáo viên giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học thông qua các bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa tiểu học. Qua thực trạng khảo sát chất lượng đầu năm, tôi nhận thấy một số vấn đề cơ bản là học sinh viết bài văn cảm thụ không đạt yêu cầu. Nguyên nhân là vì khi phân tích bình giá thơ văn, học sinh ít chú ý khai thác phương diện ngôn ngữ của bài văn, bài thơ… Cụ thể là ít chú ý phân tích các biện pháp tu từ về ngữ âm, từ ngữ, cú pháp được tác giả sử dụng trong bài văn, bài thơ. Vì vậy việc phân tích bình giá thường nặng nề về cảm nhận, chủ quan, thiếu cơ sở khoa học. Với biện pháp này, tôi đã dành một số tiết để đi sâu vào phân tích cụ thể một số bài thơ,bài văn trong sách giáo khoa, tạo hứng thú và khơi nguồn cảm xúc cho các em khi học phần cảm thụ văn học. 17 Minh họa cụ thể bằng một ví dụ: (Giáo viên phân tích). Ví dụ: “Phân tích bài Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy Phân tích: Bài “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy được sang tác trong thời kỳ đế quốc Mỹ đang tiến hành cuộc chiến tranh hủy diệt đất nước ta. Mở đầu bài thơ là một câu tu từ: Tre xanh Xanh tự bao giờ? Và liền sau đó là một câu trả lời: “ Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”. Chuyện về cây tre thì đã có từ ngàn xưa, nào chuyện Thánh Gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân, nào chuyện “Cây tre trăm đốt”,… Cây tre đã từ xa xưa là người bạn thủy chung của con người Việt Nam yêu nước. Cây tre đã trở thành một trong những biểu tượng đẹp đẽ về sức sống và phẩm chất của con người Việt Nam. Cái không khí huyền thoại của khổ thơ đầu đã làm cho người đọc trong suốt cả bài thơ sẽ hiểu các ý nghĩa biểu trưng của cây tre Việt Nam. Từng bước, từng bước qua mỗi khổ thơ, tác giả sẽ mô tả cây tre với những đức tính của dân tộc: cần cù, lạc quan, thương yêu, đùm bọc và kiên cường, bất khuất. Cái nét kỳ diệu đầu tiên làm cho bài thơ phải ngỡ ngàng, sao động là cái thực tế đầy mâu thuẫn của tre: Thân gầy guộc, là mong manh Mà sao lên lũy, lên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu Dạng đặc biệt của câu hỏi tu từ ở đây là: Có câu trả lời, mà lại là câu trả lời phiếm chỉ: Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành. Không biết đây là lời của tác giả hay chính là lời của tre đã nhân hóa. Có thể là những suy tư của tác giả về sự mãnh liệt, cũng có thể là lời tâm tình của tre, câu thơ lục bát ở khổ thơ trên theo nhịp 2/2 đến khổ thơ này đổ thành nhịp 3/3 ( có gì đâu/có gì đâu. Mỡ màu ít/chất dồn lâu/hóa nhiều) Nhịp điệu có vẻ như gấp gáp này cùng với việc lặp lại “ Có gì đâu/ có gì đâu” biểu hiện phần nào đức tính khiêm nhường và tự tin của tre. Không có gì lạ lùng cả, không có gì là khó hiểu cả. Chỉ cần có sự siêng năng, chăm chỉ. Hình thức so sánh “ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù” cho thấy tre cần cù, siêng năng lắm. Người ta không thể biết tre có bao nhiêu rễ thì cũng không biết được sự cần cù của tre cao đến mức nào. Không chỉ có tre được nhân hóa mà cả rễ một bộ phận của tre – cũng được nhân hóa “ Rễ siêng không ngại đất nghèo”. Hai câu cuối cùng của khổ thơ là một hình ảnh đẹp, khái quát lại một phẩm chất 18 của tre, cũng là của con người Việt Nam vượt mọi gian khổ, luôn luôn lạc quan, cố gắng phấn đấu vươn lên: Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Tre phải chống chọi lại những cơn gió lớn, thân cây có thể oằn lại, nghiến ken két nhưng tre vẫn sẵn sang chịu đựng để cho lá cành phấp phới bay trong gió. Nghĩa là trong sự chịu đựng này, tre có một ý thức giáo dục con cháu của mình, trong một đất nước ở vùng nhiệt đới nắng nhiều, tre còn là biểu tượng của sức sống hiên ngang thần kỳ. Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Đây là một khổ thơ chỉ gồm có hai câu đứng tách riêng ra. Hình thức của khổ thơ rất phù hợp với biểu tượng nói trên. Khổ thơ tiếp theo là khổ dài nhất, gồm 14 câu nói đến những phẩm cách còn quý giá hơn của tre. Tre biết thương nhau, đùm bọc lấy nhau, tre biết truyền cho con cháu “Cái gốc” để con cháu noi theo, tre biết chịu đựng mọi gian khổ, dám hy sinh tất cả cho con cái. Kết quả là lớp măng non đã tiếp thu được truyền thống bất khuất của ông cha, những phẩm cách này của tre cũng chính là của con người Việt Nam. Tre tiếp tục được nhân hóa sâu sắc hơn theo những quan hệ gia đình, cộng đống của con người. Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Miêu tả những khóm tre trong gió bão mà dùng những hình ảnh “ Thân bọc lấy thân”, “Tay ôm tay níu” của thân tre, cành tre, thì thật là sát đúng với thực tế mà lại còn nói lên được sự thân yêu đoàn kết giữa những con người với nhau. Tre có thể liên kết với nhau thành lũy là trường hợp duy nhất trong các loại cây được con người gọi kèm với từ “ Lũy”: Lũy tre. Tre còn là biểu tượng cho niềm kiêu hãnh, hiên ngang và sự hy sinh cao đẹp: “Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn mang cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con” Một loài cây sẵn sang chịu đựng mọi mưa nắng dãi dầu, mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Sẵn sang hy sinh tất cả, thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động: “Có manh áo cộc tre nhường cho con” Đó phải chăng chính là những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Tre già măng mọc là quy luật đồng thời cũng thể hiện sức sống bất diệt 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan