Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lựa chọn phương pháp bồi dưỡng năng lực tự đánh giá kết quả học tập môn thể dục ...

Tài liệu Lựa chọn phương pháp bồi dưỡng năng lực tự đánh giá kết quả học tập môn thể dục cho học sinh lớp 7 trường thcs nam hồng đông anh hà nội

.PDF
63
301
90

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRẦN THỊ NHỊ HƢỜNG LỰA CHỌN PHƢƠNG PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN THỂ DỤC CHO HỌC SINH LỚP 7 TRƢỜNG THCS NAM HỒNG - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hà Nội, 5 - 2016 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRẦN THỊ NHỊ HƢỜNG LỰA CHỌN PHƢƠNG PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN THỂ DỤC CHO HỌC SINH LỚP 7 TRƢỜNG THCS NAM HỒNG - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sƣ phạm GDTC Hƣớng dẫn khoa học ThS. Nguyễn Xuân Đoàn Hà Nội, 5 - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Trần Thị Nhị Hƣờng Sinh viên lớp K38A - Khoa GDTC, Trường ĐHSP Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Những vấn đề được nghiên cứu đều mang tính khách quan đúng với thực tế của trường THCS Nam Hồng - Đông Anh - Hà Nội . Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Trần Thị Nhị Hƣờng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI CS Cán sự CSN Cán sự nhóm ĐC Đối chứng GD - ĐT Giáo dục Đào tạo GDTC Giáo dục thể chất GV Giáo viên HS Học sinh KTĐG Kiểm tra đánh giá TCRLTT Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể SL Số lượng TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở TB Trung bình TN Thực nghiệm S Giây (thời gian) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Mục đích nghiên cứu 5 Giả thiết khoa học 5 CHƢƠNG 1 6 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí, vai trò, đặc điểm của môn học trong giáo dục con ngƣời 6 phát triển toàn diện 1.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về công tác giáo dục và 7 đổi mới giáo dục trung học 1.3. Một số khái niệm trong đề tài 9 1.3.1. Năng lực 9 1.3.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 9 1.3.3. Kiểm tra 10 1.3.4. Đánh giá 10 1.3.5. Đánh giá dựa theo tiêu chí 11 1.3.6. Tự đánh giá 11 1.3.7. Đánh giá đồng đẳng 12 1.3.8. Đánh giá kết quả học tập 12 1.3.9. Đánh giá theo định tính 12 1.3.10. Đánh giá bằng định lượng 13 1.4. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi 13 1.4.1. Đặc điểm tâm lý 13 1.4.2. Đặc điểm sinh lý 14 CHƢƠNG 2 17 NHIỆM VỤ - PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 17 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 17 2.2.1. Phương pháp đọc, tổng hợp và phân tích tài liệu 17 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 18 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 18 2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 18 2.2.5. Phương pháp toán học thống kê 19 2.3.Tổ chức nghiên cứu 20 2.3.1. Thời gian nghiên cứu 20 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu 21 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu 21 CHƢƠNG 3 22 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng hoạt động GDTC và hoạt động kiểm tra đánh giá môn Thể dục ở trƣờng THCS Nam Hồng 22 3.1.1. Thực trạng dạy và học môn Thể dục trong giờ chính khóa 22 3.1.2. Thực trạng hoạt động ngoại khóa 22 3.1.3. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá 23 3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả phƣơng pháp bồi dƣỡng năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho HS lớp 7 - 26 trƣờng THCS Nam Hồng - Đông Anh – Hà Nội 3.2.1. Lựa chọn phương pháp bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra đánh giá kết 26 quả học tập môn Thể dục cho học sinh 3.2.1.1. Lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá để bồi dưỡng 26 3.2.1.2. Lựa chọn phương pháp kiểm tra đánh giá để bồi dưỡng năng lực tự KTĐG kết quả môn Thể dục cho học sinh 28 3.2.1.3. Phương pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực tự đánh giá kết quả học tập môn Thể dục cho HS lớp 7- trường THCS Nam Hồng 30 3.2.1.4. Phỏng vấn về mức độ ưu tiên và sử dụng thời gian bồi dưỡng trong một tiết học 34 3.2.1.5. Phỏng vấn lựa chọn công cụ đánh giá 34 3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả phƣơng pháp bồi dƣỡng năng lực tự đánh giá kết quả học tập môn học Thể dục của học sinh lớp 7 trƣờng THCS Nam Hồng – Đông Anh – Hà Nội 36 3.2.2.1. Tổ chức thực nghiệm 36 3.2.2.2. Kết quả kiểm tra trước TN 38 3.2.2.3. Kết quả kiểm tra sau TN 41 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 DANH MỤC BIỂU BẢNG SỐ BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 3.1 Khảo sát kết quả học tập môn Đá cầu 24 Bảng 3.2 Khảo sát kết quả học tập môn Cầu lông 25 Bảng 3.6 Khảo sát kết quả học tập Bật nhảy (phần chạy đà tự do nhảy xa) Khảo sát ý kiến về việc lựa chọn hình thức bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho HS môn học Thể dục Khảo sát ý kiến về việc lựa chọn phương pháp bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho HS Phỏng vấn mức độ ưu tiên thời gian mỗi buổi (n=20) Bảng 3.7 Khảo sát ý kiến về việc lựa chọn hình công cụ đánh giá 35 Bảng 3.8 Tiến trình thực nghiệm 37 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Kết quả tự đánh giá theo tiêu chí môn Đá cầu thông qua kỹ thuật phát cầu Kết quả học tập môn đá cầu của học sinh lớp 7 Bảng 3.13 Kết quả kiểm tra các chỉ số thể lực trước thực nghiệm của nhóm TN và ĐC Kết quả tự đánh giá theo tiêu chí môn Đá cầu thông qua kỹ thuật phát cầu Kết quả học tập môn Đá cầu của học sinh lớp 7. Bảng 3.14 Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra các chỉ số thể lực sau thực nghiệm của nhóm TN và ĐC Bảng 3.11 Bảng 3.12 25 27 29 34 39 39 40 41 42 43 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của GD - ĐT. Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển ngành giáo dục. Ở mỗi cấp học, bậc học chính sách đó được cụ thể hóa thành những mục tiêu và nội dung GD - ĐT tương ứng. Điều đó đã được thể hiện trong quan điểm chỉ đạo của Đảng về định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân . Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trì nh , kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.”[11]. Thực hiện Nghị quyết và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiên, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Vấn đề rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng; tình trạng học 2 sinh quay cóp tài liệu, đặc biệt là chép bài của nhau trong khi thi, kiểm tra còn diễn ra. “Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu,… chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất”. [11]. Mục tiêu giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay là giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển toàn diện các phẩm chất của học sinh, đặc biệt là hình thành năng lực sáng tạo kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và các kỹ năng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Để đạt được những mục tiêu của giáo dục phổ thông, khắc phục những hạn chế và bổ sung những thiếu sót còn đang tồn tại trong giáo dục hiện nay, đòi hỏi cần phải có sư bứt phá trong giáo dục, đó chính là sự đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học trong đó vấn đề cốt lõi của đổi mới là đổi mới cách tiếp cận mục tiêu giáo dục, lựa chọn khâu đột phá trong việc đổi mới là đổi mới kiểm tra đánh giá, từ đó thay đổi cách dạy, cách học… Như vậy mới đáp ứng được mục tiêu, chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong phương hướng nhiệm vụ của Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (21/1/2016) của Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học…đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo công bằng, khách quan”. [20]. Để có thể thực hiện quan điểm chỉ đạo trên, nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở 3 học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo những người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động, kỹ năng thực hành. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Bên cạnh việc giáo viên đánh giá học sinh thì học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn, các em tự rút kinh nghiệm ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục; trao đổi với giáo viên để được góp ý, hướng dẫn, tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học và hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ là một kỹ năng cần thiết để hình thành tư duy, phương pháp làm việc nhóm sau này. Trong các nhà trường ở Việt Nam, vấn đề KTĐG ngày càng được quan tâm nhiều hơn, nhiều công trình nghiên cứu về công tác KTĐG đã được triển khai. Tuy nhiên, xét về mức độ và tính đáp ứng nhu cầu đối với thực tiễn giáo dục, công tác KTĐG còn chưa được quan tâm đúng mức. Tiêu biểu có các tác giả nghiên cứu về kiểm tra đánh giá trong giáo dục có: Năm 1986, Hà Thị Đức có công trình nghiên cứu: Đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá. Năm 1997, Trần Bá Hoành có công trình nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục. Năm 1999, Lưu Xuân Mới có công trình nghiên cứu về kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục. 4 Năm 2003, Lưu Quang Thiệp có công trình nghiên cứu về giới thiệu về đo lường và đánh giá trong giáo dục. Năm 2003, Vũ Ngọc Hải và Trần Khánh Đức có công trình nghiên cứu về hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI, phương pháp đánh giá thành quả học tập.[8]. Muốn bồi dưỡng năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, bản thân học sinh phải được trang bị kỹ năng về tổ chức điều hành học tập theo nhóm, kỹ lực về vận động, kỹ năng thực hiện động tác và kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề trong hợp tác với nhóm học tập và hợp tác với giáo viên. Trường THCS Nam Hồng - Đông Anh - Hà Nội là trường có truyền thống hiếu học. Đội ngũ giáo viên trẻ và có lòng say mê với nghề nghiệp. Học sinh ham thích các hoạt động học tập cũng như hoạt động TDTT. Tuy nhiên do đặc thù là ở nông thôn nên các em học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn thể hiện sự hiểu biết của mình để tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục. Điều này làm hạn chế sự tiếp thu kiến thức và sự phát triển một số kỹ năng sống cần thiết của học sinh, trong đó có năng lực tự đánh giá kết quả học tập của bạn bè và của bản thân các em (sau này rất cần thiết cho kỹ năng làm việc nhóm của mỗi cá nhân khi trưởng thành). Với xu thế đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, đổi mới trong kiểm tra đánh giá, để giúp học sinh lớp 7 trường THCS Nam Hồng phát huy vai trò tự giác, tích cực trong học tập tự đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn hoặc nhóm bạn trong mỗi giờ học Thể dục từ đó nâng cao chất lượng môn học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Lựa chọn phương pháp bồi dưỡng năng lực tự đánh giá kết quả học tập môn Thể dục cho học sinh lớp 7 – Trường THCS Nam Hồng – Đông Anh – Hà Nội. 5 * Mục đích nghiên cứu Thông qua đánh giá thực trạng công tác GDTC và công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học Thể dục, từ đó lựa chọn và ứng dụng một số phương pháp bồi dưỡng năng lực tự đánh giá kết quả học tập thông qua chương trình học tập môn Thể dục nhằm phát huy vai trò tích cực, nâng cao hiệu quả giờ học GDTC cho học sinh lớp 7 trường THCS Nam Hồng - Đông Anh - Hà Nội. * Giả thiết khoa học Nếu lựa chọn được phương pháp bồi dưỡng năng lực tự đánh giá hợp lý và khoa học thì sẽ phát huy được vai trò tích cực và nâng cao hiệu quả giờ học GDTC cho học sinh. 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Vị trí, vai trò, đặc điểm của môn học trong giáo dục con ngƣời phát triển toàn diện Thể dục là môn học trong giáo dục phổ thông, là hoạt động chủ yếu của công tác GDTC trong giáo dục toàn diện ở nhà trường, trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên. Việc dạy và học Thể dục trong trường phổ thông góp phần chuẩn bị cho người lao động trong tương lai đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Dạy học thể dục là con đường cơ bản của GDTC trong nhà trường, là một mặt của giáo dục đức, trí, thể, mĩ là hoạt động giáo dục mang tính đặc thù (dạy học vận động). Thông qua dạy học vận động, dạy học động tác, hoạt động trò chơi, tổ chức thi đấu...là phương tiện góp phần giáo dục thẩm mĩ, giáo dục đạo đức lối sống trên nền cơ thể khỏe mạnh. Dạy học Thể dục trong nhà trường nhằm mục tiêu giúp học sinh: có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực. Đạt tiêu chuẩn RLTT theo lứa tuổi. Có những kiến thức, kỹ năng cơ bản về TDTT và phương pháp tập luyện; các kiến thức, kỹ năng vận động cần thiết trong đời sống; hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí; vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động ở nhà trường vào trong đời sống hàng ngày.[5]. Với những đặc điểm đó là điều kiện để GV có thể tổ chức cho HS học tập với nhiều hình thức: Cả lớp hoạt động; hoạt động theo nhóm; học theo cặp, học 7 cá nhân. Điều quan trọng là xây dựng kế hoạch hoạt động của giờ học, khối lượng vận động, cường độ vận động, lựa chọn cách kiểm tra đánh giá kết quả học sinh nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo và tự giác tích cực trong học tập. Như vậy sẽ tạo điều kiện tốt nhất để học sinh thực hiện được nhiệm vụ giờ học mà còn được trao đổi, tranh luận với bạn học để tìm ra chân lý. 1.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về công tác giáo dục và đổi mới giáo dục trung học Việc đổi mới giáo dục trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của Nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục trung học. Việc đổi mới phương pháp dạy học, KTĐG cần phù hợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục trung học. Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản như: Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [10]. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. [1]. 8 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Đổi mới căn bản hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. [11]. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.[1]. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ -TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. [14]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” ; “Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. [11]. 9 1.3. Một số khái niệm trong đề tài 1.3.1. Năng lực Gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt: Năng lực chung là khả năng vận dụng, chuyển biến các thành phần kiến thức, kĩ năng, thái độ, và các yếu tố cá nhân khác theo một cơ chế nào đó để thực hiện đạt chuẩn những nhiệm vụ học tập thiết yếu của một môn học. Năng lực chung cốt lõi cần thiết cho mỗi con ngườ i trong học tập và trong cuộc sống , bao gồm: năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ; năng lực thể chất; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán; năng lực công nghệ thông tin và truyền thông… Năng lực chuyên biệt môn Thể dục là những năng lực mang tính đặc thù của môn học bao gồm năng lực về thể chất; năng lực vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã hình thành trong học tập để vận dụng vào cuộc sống; tham gia thi đấu; tổ chức tập luyện, thi đấu và tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập; năng lực cảm nhận được cái đẹp, tính hấp dẫn, tính chuẩn mực trong thể thao…[4]. 1.3.2.Chuẩn kiến thức, kĩ năng Là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức,kỹ năng của các môn học mà học sinh cần phải đạt được sau từng giai đoạn học tập để tiến tới hoàn thành chương trình giáo dục của từng lớp học và cấp học. Đạt yêu cầu(Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau: - Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra; - Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại [3]. 10 1.3.3. Kiểm tra Các công trình nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục có những cách hiểu sau đây: Kiểm tra là quá trình đo lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn, mục tiêu đã đề ra nhằm phát hiện những gì đã đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng, chi phối từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh, khắc phục nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Kiểm tra là hoạt động đo lường kết quả học tập, giáo dục theo bộ công cụ đã chuẩn bị trước với mục đích đưa ra các kết luận, khuyến nghị về một mặt nào đó của quá trình dạy học, giáo dục, tại một thời điểm cụ thể để điều chỉnh nhằm đạt các mục tiêu giáo dục đã đề ra. Kiểm tra năng lực học tập của học sinh về một lĩnh vực nào đó, tại một thời điểm cụ thể là xem xét học sinh đạt được những kiến thức, kỹ năng, thái độ như thế nào so với mục tiêu chuẩn đã đề ra, từ đó có kế hoạch giúp học sinh cải thiện thành tích học tập nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Như vậy dù có những cách nhìn khác nhau nhưng tổng hợp lại, kiểm tra là quá trình xem xét tổ chức thu thập thu thập thông tin và gắn với hoạt động đo lường để đưa ra các kết quả so sánh, đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu hay chuẩn đã đề ra, với mục đích xác định xem cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được, những nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng hay chi phối. Kết quả của kiểm tra được sử dụng để điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và học, hướng tới đạt mục tiêu đã đề ra. [8]. 1.3.4. Đánh giá Trong giáo dục, đánh giá được các nhà nghiên cứu định nghĩa như sau: Đánh giá xuất hiện khi có một người tương tác trực tiếp hay gián tiếp với người 11 khác nhằm mục đích thu thập và lý giải thông tin về kiến thức, hiểu biết, kỹ năng và thái độ của người đó. Trong dạy học, đánh giá được xem xét như là một quá trình liên tục và là một phần của giảng dạy. Theo R.F. Marger: Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và giáo viên để dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ. Theo Nitko & Brookhart, đánh giá trong giáo dục là một khái niệm rộng, nó được định nghĩa như là một quá trình thu thập thông tin và sử dụng các thông tin này để ra quyết định về học sinh, về chương trình về nhà trường và đưa ra các chính sách giáo dục. Các quyết định liên quan đến học sinh bao gồm quản lý hoạt động giảng dạy trong lớp, xếp lớp, hướng dẫn và tư vấn, tuyển chọn học sinh để cấp học bổng, xác nhận năng lực của học sinh. [8]. 1.3.5. Đánh giá dựa theo tiêu chí Người học được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã được xác định rõ ràng về thành tích đạt được so với chuẩn đầu ra hay mục tiêu đã đề ra, thay vì xếp hạng trên cơ sở thu được của những học sinh thuộc mẫu khảo sát. Khi đánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp của chính người được đánh giá so với các tiêu chí cụ thể. Trong đánh giá dựa theo tiêu chí, hoạt động học tập của học sinh được so sánh với mục tiêu học tập cố định, ở đó xác định rõ ràng những gì học sinh cần biết, cần hiểu và có thể làm. Các tiêu chí là cơ sở đánh giá thành công và tiến bộ trong học tập của học sinh. Các tiêu chí xác định rõ các yêu cầu cơ bản hay sản phẩm cần đạt được trong quá trình học tập. [8]. 1.3.6. Tự đánh giá 12 Tự đánh giá là quá trình học sinh đánh giá hoạt động và kết quả đạt được của bản thân mình, học sinh không chỉ tự đánh giá mà còn có thể được tham gia vào quá trình xác định các tiêu chí đánh giá thế nào là một thành quả tốt. Tự đánh giá có mối liên hệ chặt chẽ với một trong những mục tiêu chính của giáo dục; học tập theo định hướng của học sinh. [2]. 1.3.7. Đánh giá đồng đẳng Đánh giá đồng đẳng là người học tham gia vào việc đánh giá sản phẩm, công việc của những người cùng học khác, học sinh phải hiểu rõ những nội dung dự kiến sẽ đánh giá trong sản phẩm, công việc của bạn học. Đây chính là quá trình từng học sinh trong lớp học cùng tham gia một hoạt động, chương trình học tập đánh giá lẫn nhau. [2]. 1.3.8. Đánh giá kết quả học tập Đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS theo mô hình trường học mới được hiểu là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh THCS nhằm mục đích giúp các em tự rút kinh nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, tự điều chỉnh phương pháp và cách thức học tập của bản thân, qua đó dần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường giao tiếp, hợp tác; bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện của học sinh trong quá trình giáo dục. [5]. 1.3.9. Đánh giá bằng định tính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất