Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lựa chọn các bài tập nhằm sửa chữa sai lầm thường mắc nhằm nâng cao thành tích c...

Tài liệu Lựa chọn các bài tập nhằm sửa chữa sai lầm thường mắc nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nữ vđv đội tuyển điển kinh trường thpt nam đông quan, đông hưng thái bình

.PDF
9
630
145

Mô tả:

LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP NHẰM SỬA CHỮA SAI LẦM THƯỜNG MẮC NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY CỰ LY NGẮN 100M CHO NỮ VĐV ĐỘI TUYỂN ĐIỂN KINH TRƯỜNG THPT NAM ĐÔNG QUAN, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH Trần Thị Phúc lớp BI K39 Trường ĐHSP TDTT Hà Nội PHẨN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỂ 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phẩn thực hiện mục tiêu: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài" cho đất nước để mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện, "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng nâng cao sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Giáo dục thể chất học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh, quốc phòng. Muốn phát triển được phong trào thể dục thể thao của đất nước không thể coi nhẹ vai trò của giáo dục thể chất trong trường học. Giáo dục thể chất trong trường học góp phần cùng với thể thao thành tích cao, đảm bảo cho nền thể dục thể thao đất nước ta phát triển cân đối và đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược củng cố, xây dựng và phát triển thể dục thể thao Việt Nam từ nay đến năm 2010, đưa nền thể dục thể thao nước ta hoà nhập và đua tranh các nước khu vực và trên thế giới. Hiện nay, điều kiện giảng dạy, trang thiết bị, sân bãi, dụng cụ phục vụ cho dạy và học môn thể dục chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học, nên chưa thực sự hấp dẫn và lôi cuốn học sinh ham thích, hưng phấn tự giác tham gia luyện tập. Do vậy học sinh tích cực tập luyện trong giờ thể dục là rất ít. Từ đó, việc giảng dạy để nâng cao sức khoẻ và thành tích trong các môn thể thao nói chung và môn chạy ngắn 100m trong điền kinh nói riêng. Trong trường phổ thông, thành tích chạy cự ly ngắn còn rất kém. Cho đến nay còn rất ít đề tài nghiên cứu đề cập đến việc phát triển thành tích, cũng như sửa chữa sai lầm cho các vận động viên chạy ngắn 100 m tại các trường phổ thông. Chính vì lẽ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn các bài tập nhằm sửa chữa sai lầm thường mắc nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nữ VĐV đội tuyển điền kinh Trường THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình" 1.2 Mục đích của đề tài : Lựa chọn các bài tập nhằm sửa chữa sai lầm thường mắc nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nữ VĐV đội tuyên điền kinh Trường THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Mục tiêu 1: Đánh giá trình độ kỹ thuật và thành tích chạy 100m của nữ vận động viên đội tuyển điền kinh trường THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình. Mục tiêu 2: Lựa chọn ứng dụng một số bài tập phù hợp nhằm sửa chữa sai lầm thường mắc và nâng cao thành tích môn chạy 100m cho nữ vận động viên đội tuyển điền kinh trường THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình. 1.4 Giả thuyết khoa học : Trong điều kiện hiện tại của trường THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình nếu sử dụng các bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc của chúng tôi kỹ thuật và thành tích chạy ngắn 100m của học sinh đội tuyển điền kinh nhà trường sẽ được nâng cao. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Lựa chọn các bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc 3.1.1 Chọn các nguyên tấc lựa chọn các bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc. Để lựa chọn các bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc cho các vận động viên chúng tôi đề ra các nguyên tắc cơ bản sau đây: Nguyên tắc 1: Các bài tập phải phù hợp về các quy luật vận động sinh lý đối với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Nguyên tắc 2: Các bài tập được lựa chọn cần kế thừa các bài tập sửa chữa sai lầm có hiệu quả của các nhà nghiên cứu đi trước, đã từng áp dụng thành công ở đối tượng khác . Nguyên tắc 3: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy lật hình thành kỹ năng kỹ xảo động tác trong hoạt động thể dục thể thao. Nguyên tắc 4: Các bài tập lựa chọn cần phù hợp với đặc điểm đối tượng và điều kiện vật chất, sân bãi của địa phương. Các nguyên tắc trên đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để đề tài tiến hành lựa chọn các bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc của vận động viên nữ chạy ngắn 100m của đội tuyển điền kinh trường THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình. 3.1.2 Xác định các bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc Để đảm bảo các nguyên tắc đã đề ra. đề tài phân nhóm các bài tập sửa chữa làm hai nhóm. Nhóm 1: là các bài tập phát triển sức nhanh cho vận động viên, nhóm 2: là nhóm các bài tập phát triển sức mạnh cho các vận động viên. 3.2.2.1 Nhóm các bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho vận động viên. Để phù hợp với tình hình của địa phương, đề tài chọn lựa các bài tập sau đây: Bài tập 1: Chạy xuống dốc với tốc độ cao. Mục đích : Lợi dụng thế năng và quán tính từ trên cao giảm trọng lượng cơ thể, giảm yêu cầu khắc phục trọng lượng cơ thể để có điều kiện tăng tần số lăng chân, tăng cường sức nhanh cho vận động viên. Cách thực hiện: Tổ chức cho các vận động viên tập xen kẽ với các bài tập khác trong buổi tập, tuy nhiên xếp các bài tập chạy xuống dốc vào đầu buổi tập để đảm bảo nguyên tắc tuân thủ các quy luật huấn luyện sức nhanh. Mỗi buổi tập các vận động viên chạy 5 nhóm tập, mỗi nhóm gồm 3 tổ, mỗi tổ chạy 4 lần, cự ly chạy xuống dốc một lần là 40 đến 50 m. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 8 phút. Giữa các nhóm là 12 phút. Một tuần tập 3 buổi tập, một tháng thực hiện 4 tuần, cả đợt đề tài sử dụng huấn luyện cho vận động viên nhóm bài tập này là 5 tuần. Cách đánh giá: Sau thực nghiệm đề tài kiểm tra đánh giá thành tích chạy 100m, thành tích chạy 30 tốc độ cao, tính chỉ số dự chữ tốc độ, so sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. Xác định sự khác biệt có ý nghĩa khoa học hay không để khẳng định tác dụng của phương pháp tập. Bài tập 2: Chạy tăng tốc độ đuổi theo người chạy phía trước. Mục đích: Giúp người chạy có hưng phấn thần kinh, cố gắng chạy đạt tần số chạy nhanh nhất, tăng cường thành tích bằng đạt tốc độ sức nhanh cao nhất. Cách thực hiện: Thực hiện tập bài tập này xen kẽ với các bài tập khác, nhưng yêu cầu tập lúc có hưng phấn cao, thể lực đang khoẻ, tốt nhất là sau khởi động chuyên môn, hoặc sau một bài tập nhẹ, không ảnh hưởng tới trạng thái thể lực chuyên môn của ngời tập. Cách tập như sau: Bố trí một người đứng xuất phát ở phía trước người tập khoảng 5 đến 10 m, cho chạy cùng một lúc với người tập, yêu cầu người tập phải cố gắng chạy đuổi kịp người chạy phía trước, như vậy người tập luôn có đích phía trước để cố gắng chạy theo. Chú ý người phục vụ chạy phía trước, không được đứng cách quá xa người tập, vì như vậy, sẽ tạo ra tâm lý chán nản cho người tập, vì không thể đuổi kịp người phía trước. Khối lượng tập luyện mỗi buổi tập thực hiện 2 nhóm tập, mỗi nhóm 3 tổ, mỗi tổ thực hiện 2 lần. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 7 phút, giữa các nhóm là 12 phút. Một tuần tập 2 buổi, mỗi tháng tập 4 tuấn, cả đợt tập 6 tuần. Cách đánh giá: Sau thực nghiệm đề tài kiểm tra đánh giá thành tích chạy 100m, thành tích chạy 30 tốc độ cao, tính chỉ số dự chữ tốc độ, so sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. Xác định sự khác biệt có ý nghĩa khoa học hay không để khẳng định tác dụng của phương pháp tập 3.1.2.2 Nhóm các bài tập nhằm phát triển sức mạnh cho vận động viên. Để phát triển sức mạnh động tác chân đổng thời khắc phục sai lầm kỹ thuật của các vận động viên nhóm này là: chạy lao sau xuất phát thường sớm nâng người lên cao trước yêu cầu của kỹ thuật, đề tài chọn các bài tập sau đây: Bài tập 1: Chạy lên dốc với tốc độ cao. Mục đích: Phát triển sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh đạp sau của chân, đồng thời hoàn thiện kỹ thuật chạy lao sau xuất phát cho các vận động viên. Cách thực hiện: Tập xen kẽ với các bài tập khác, nhưng cũng cần lưu ý là tập trong điều kiện thể lực của vận động viên còn tốt, chưa quá mệt để khả năng hình thành kỹ thuật chạy lao đúng kỹ thuật, không bị phá vỡ. Khối lượng tập luyện đảm bảo mỗi buổi tập thực hiện 3 nhóm tập, mỗi nhóm: 3 tổ, mỗi tổ tập 8 đến 12 lần. Thời gian nghỉ mỗi tổ 2 phút, thời gian nghỉ giữa các nhóm 4 phút. Sự mệt mỏi thực sự là dấu hiệu tốt của bài tập phát triển sức mạnh các vận động viên. Mỗi tuần thực hiện 2 buổi tập, mỗi tháng thực hiện 4 tuần, cả đợt tập thực hiện 7 tuần. Cách đánh giá: Sau thực nghiệm đề tài kiểm tra đánh giá thành tích chạy 100m, thành tích chạy 30 tốc độ cao, tính chỉ số dự trữ tốc độ, so sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. Xác định sự khác biệt có ý nghĩa khoa học hay không để khẳng định tác dụng của phương pháp tập Bài tập 2: Chạy lao trên hố cát, có căng dây cao su ở trên đầu. Mục đích: Tăng cường sức mạnh cơ chân, xây dựng cảm giác chạy lao sau xuất phát. Cách thực hiện: Tập xen kẽ với các bài tập khác, nhưng cũng cần lưu ý là tập trong điều kiện thể lực của vận động viên còn tốt, chưa quá mệt để khả năng phát triển sức mạnh được tốt, khả năng xây dựng cảm giác chạy lao tốt hơn. Khối lượng tập luyện đảm bảo mỗi buổi tập thực hiện 3 nhóm tập, mỗi nhóm : 3 tổ, mỗi tổ tập 12 đến 18 lần. Thời gian nghỉ mỗi tổ 2 phút, thời gian nghỉ giữa các nhóm 4 phút. Sự mệt mỏi thực sự là dấu hiệu tốt của bài tập phát triển sức mạnh các vận động viên. Mỗi tuần thực hiện 2 buổi tập, mỗi tháng thực hiện 4 tuẩn, cả đợt tập thực hiện 7 tuần. Cách đánh giá: Sau thực nghiệm đề tài kiểm tra đánh giá thành tích chạy 100m, thành tích chạy 30 tốc độ cao, tính chỉ số dự chữ tốc độ, so sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. Xác định sự khác biệt có ý nghĩa khoa học hay không để khẳng định tác dụng của phương pháp tập. Bài tập 3: Gánh tạ đứng lên ngồi xuống liên tục tới thật mệt thì nghỉ Mục đích: Tăng cường sức mạnh cơ chân. Cách thực hiện: Tập bài tập này có thể dùng vào cuối các buổi tập như là một hình thức phát triển sức mạnh. Mỗi người tập thực hiện gánh tạ đứng lên ngồi xuống liên tục trong khoảng 3 đến 5 phút, yêu cầu khi ngồi xuống khớp gối nhỏ hơn 90 độ, khi đứng lên thẳng gối.thực hiện tới khi nào không thể đứng lên đợc nữa mới thôi. Mỗi buổi tập thực hiện hai nhóm, mỗi nhóm hai tổ. nghỉ giữa các tổ là 2 phút, nghỉ giữa các nhóm là 15 phút. Mỗi tuần thực hiện 2 buổi tập, mỗi tháng thực hiện 4 tuần cả đợt thực hiện 6 tuần. Cách đánh giá: Sau thực nghiệm đề tài kiểm tra đánh giá thành tích chạy 100m, thành tích chạy 30 tốc độ cao, tính chỉ số dự chữ tốc độ, so sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. Xác định sự khác biệt có ý nghĩa khoa học hay không để khẳng định tác dụng của phương pháp tập. 3.1.3. Lựa chọn các bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc Để lựa chọn được các bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc của các vận động viên nữ chạy ngắn đề tài tiến hành phỏng vấn các thầy cô giáo giảng dạy môn thể dục của trờng THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình về khả năng sử dụng của các bài tập vừa chọn lựa. Dưới đây là kết quả của quá trình phỏng vấn. ( bảng 3.1). Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập sửa chữa sai lầm thường mắccho vận động viên nữ chạy 100m .n= 5 Kết quả STT Đồng ý Nội dung Không đồng ý SỐ lợng % SỐ lợng % 1 Chạy xuống dốc với tốc độ cao 5 100 0 0 2 Chạy tăng tốc độ đuổi theo người chạy phía trước 5 100 0 0 3 Chạy lên dốc với tốc độ cao. 5 100 0 0 4 Chạy lao trên hố cát, có căng dây cao su ở trên đẩu 4 80 1 20 5 Gánh tạ đứng lên ngồi xuống liên tục tới thật mệt thì nghỉ 1 20 4 80 Từ kết quả phỏng vấn tại bảng 3.1 đề tài lựa chọn bốn bài tập để thực nghiệm là: Chạy xuống dốc với tốc độ cao Chạy xuống dốc với tốc độ cao Chạy lên dốc với tốc độ cao Chạy lao trên hố cát, có căng dây cao su ở trên đầu Bởi các bài tập trên đây đều có sự đồng thuận của các thầy cô giáo là từ 80 % trở lên.Riêng giải pháp thứ năm tỷ lệ đồng ý chỉ đạt 20 %, đề tài không sử dụng để thực nghiệm. Sau khi lựa chọn được các bài tập để thực nghiệm nhằm sửa chữa sai lầm, nâng cao thành tích cho các vận động viên, đề tài tiến hành thực nghiệm và đạt kết quả bước đầu , đề tài trình bày tại mục 3.3. 3.2 Kết quả thực nghiệm các bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc Sau khi lựa chọn được các bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho các vận động viên nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong vòng hai tháng. Quá trình thực nghiệm được trình bày tại chương 2 của khoá luận, dưới đây đề tài xin trình bày kết quả thực nghiệm tại bảng 3.2 Bảng 3.2 Kết quả thực nghiệm các bài tập nâng cao thành tích chạy 100m của 15 vận động viên nữ chạy ngắn đội tuyển điền kinh trờng THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình. TT Họ và tên Thành tích t Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 1 Nguyễn Thị Thương 18.3 17.4 0.9 2 Trần Thị Hà 18.4 16.8 1.6 3 Lê Thị Hoa 18.2 17.1 1.1 4 Bùi Thị Huệ 18.6 16.7 1.9 5 Ngô Thị Thịnh 18.6 17.5 1.1 6 Phạm Thị Lan 18.1 17.2 0.9 7 Lê Thị Thu Phương 17.9 16.5 1.4 8 Nguyễn Thị Tuyết Mai 17.7 17.1 0.6 9 Nguyễn Thị Xiêm 18.3 17.4 0.9 10 Lê Thị Quỳnh 18.3 17.5 0.8 11 Ngô Thị Thuỷ 18.2 17.2 1 12 Trần Thị Hồng 18.1 17.3 0.8 13 Bùi Thị Minh 17.8 16.8 1 2,786 14 Nguyễn Thị Nga 18.9 17.6 1.3 15 Nguyên Thị Hạnh 17.1 16.9 0.2 Trung bình 18.16 17.13 1.03 Từ kết quả bảng-3.2 khoá luận nhận xét : nhìn chung toàn bộ các vận động viên sau khi tham gia tập luyện theo kế hoạch huấn luyện của chứng tôi đều có thành tích cao hơn trước thực nghiệm. Các vận động viên có thành tích tăng cao nhất là 1”9, thấp nhất là : 0,2”, trung bình thành tích của các vận động viên tăng : 1”3. sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất p< 0,05. Tuy nhiên trong kết quả huấn luyện các vận động viên sự tăng đột biến : 1”9 chỉ có một vận động viên , đây là sự tăng trưởng đột xuất, có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chúng tôi cho rằng rất có thể vận động viên này có tố chất rất tốt về chạy ngắn, nhưng từ nhỏ chưa từng được rèn luyện, tập luyện môn chạy ngắn bao giờ, khoá luận sẽ tiếp tục điều tra các tố chất khác để có thể xác định rõ hơn hiện tượng này. Các vận động viên khác có các chỉ số tăng thành tích 100%, điều đó cũng chứng tỏ trong cuộc sống hàng ngày, các vận động viên ít tiếp xúc với các hoạt động chạy ngắn, hoặc tương tự. Nhìn bảng thành tích sau huấn luyện còn cho nhận xét, mặc dù thành tích của tất cả các vận động viên đều tăng, nhưng thành tích của các vận động viên không cao, điều đó cho thấy, phong trào tập luyện môn chạy ngắn của học sinh của trường THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình chưa phổ cập, còn khá mới đối với phong trào hoạt động TDTT nói chung của nhà trường. Trong bối cảnh ấy việc áp dụng các bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho các vận động viên trong đội tuyển điền kinh của nhà trường có ý nghĩa rất cao và thực tiễn, giúp đẩy mạnh phong trào hoạt động TDTT của nhà trường. Để tiếp tục đánh giá những ảnh hưởng của các bài tập đối với quá trình khắc phục những sai lầm của các vận động viên chúng tôi tiến hành quan sát kiểm tra đánh giá trình độ kỹ thuật của các vận động viên, kết quả được trình bày tại bảng 3.3 Bảng 3.3 Kết quả điểm kỹ thuật chạy đạp sau trong chạy giữa quãng 100m của các vận động viên nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình sau thực nghiệm. STT Ho và tên Kết quả T.c.l TC.2 T.C.3 T.C.4 T.C.5 Điểm 1 Nguyễn Thị Thương 1 1 2 2 1.5 7.5 2 Trần Thị Hà 0,5 1 2 2 1.5 6.5 3 Lê Thị Hoa 1 1 2 2 2 8 4 Bùi Thị Huệ 1.5 1 2 2 1 8 5 Ngô Thị Thịnh 1 1.5 2 2 1.5 7.5 6 Phạm Thị Lan 0,5 1 2 2 1.5 6.5 7 Lê Thị Thu Phương 1 1 2 2 2 7.5 8 Nguyễn Thị Tuyết Mai 1.5 0.5 2 2 1 8 9 Nguyễn Thị Xiêm 1 1.5 2 2 1.5 7.5 10 Lê Thị Quỳnh 1 1 2 2 1.5 8 11 Ngô Thị Thuỷ 1.5 1.5 2 2 1.5 8 12 Trần Thị Hồng 1 1 2 2 2 8 13 Bùi Thị Minh 1.5 1 2 2 1.5 8 14 Nguyễn Thị Nga 1.5 1.5 2 2 0.5 7.5 15 Nguyễn Thị Hạnh 1.5 1.5 2 2 1 8 Từ bảng 3.3 có nhận xét : So với kết quả điều tra cơ bản trước thực nghiệm Các vận động viên đa số đã có những tiến bộ rõ rệt, các tiêu chí đánh giá về sức mạnh đạp sau, lăng chân nhanh đều có sự tăng trưởng rõ rệt, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất p < 0,05. Sự tiến bộ kỹ thuật trong từng tiêu chí được biến thiên từ 0.4 đến 0.5 . toàn bộ kỹ thuật đạt được sự tăng điểm kỹ thuật là 1.33. Đây là một kết quả chứng tỏ các bài tập sửa chữa sai lầm mà chúng tôi ứng dụng thực nghiệm đã có tác dụng tốt trong việc nâng cao thành tích và kỹ thuật của các vận động viên nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: 1. Điều tra đánh giá thực trạng trình độ kỹ thuật và thành tích của các nữ vận động viên chạy ngắn 100m đội tuyển điền kinh, trường THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình cho thấy: Các vận động viên có thành tích chạy 100m thấp. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật các vận động viên mắc các sai lầm chủ yếu là : đạp sau yếu, lăng chân chậm. Cần sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh và sức mạnh tốc độ nhằm sửa chữa kỹ thuật và nâng cao thành tích cho các vận động viên. Các bài tập huấn luyện nhằm sửa chữa sai lầm kỹ thuật và nâng cao thành tích cho các nữ vận động viên mà chúng tôi ứng dụng đã có kết quả tốt. Các bài tập đó là : 2. 1. Chạy xuống dốc với tốc độ cao 2. Chạy tăng tốc độ đuổi theo người chạy phía trước. 3. Chạy lên dốc với tốc độ cao. 4. Chạy lao trên hố cát, có căng dây cao su ở trên đầu. Kiến nghị: Các bài tập ứng dụng có kết quả tại trường THPT Nam Đông Quan, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình đối với việc nâng cao thành tích , sửa chữa sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chạy ngắn cho các vận động viên nữ chạy cự ly ngắn. Có thể áp dụng cho các trường THPT trong tỉnh Thái Bình. Đề nghị các thầy cô giáo thể dục các trường THPT trong tỉnh ứng dụng để nâng cao thành tích chạy 100m cho các vận động viên nữ lứa tuổi THPT.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan