Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kltn k56đc qlđđ lethithuybinh...

Tài liệu Kltn k56đc qlđđ lethithuybinh

.PDF
61
254
78

Mô tả:

Đánh giá biến động đất đai giai đoạn 2011-2014 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐỊA LÝ ******* Lê Thị Thúy Bình ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020 Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành Địa chính (Chương trình đào tạo chuẩn) Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐỊA LÝ ******* Lê Thị Thúy Bình ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2010 -2014 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020 Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành Địa chính (Chương trình đào tạo chuẩn) Cán bộ hướng dẫn : PGS. TS Trần Văn Tuấn Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô giáo, các tập thể, cá nhân cùng bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Trần Văn Tuấn và các thầy cô giáo trong khoa Địa lý – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tận tình giúp đỡ và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình hoàn thành khóa luận. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và tập thể lớp K56 Địa chính, khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cùng em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình làm khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5/2015 Sinh viên Lê Thị Thúy Bình DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NN – CNXD – DVTM : Nông nghiệp – công nghiệp xây dựng – dịch vụ thương mại CN – XD : công nghiệp – xây dựng TMDV : thương mại dịch vụ UBND : Uỷ ban nhân dân PTNT : phát triển nông thôn QL : quốc lộ TL : tỉnh lộ KH : kế hoạch LĐ : lao động MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................3 1.1. Tổng quan về đất đai .......................................................................................3 1.1.1. Khái niệm đất đai ......................................................................................3 1.1.2. Vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ............................3 1.2. Tổng quan về sử dụng đất và biến động sử dụng đất ......................................4 1.2.1. Sử dụng đất ................................................................................................4 1.2.1.1. Khái niệm sử dụng đất ............................................................................4 1.2.1.2. Phân loại các loại hình sử dụng đất .......................................................4 1.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất...................................................5 1.2.2. Biến động đất đai .......................................................................................7 1.2.2.1. Khái niệm biến động sử dụng đất ...........................................................7 1.2.2.2. Nguyên nhân biến động sử dụng đất .......................................................7 1.2.2.3. Đặc trưng của biến động đất đai ............................................................8 1.2.3. Mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và định hướng sử dụng hợp lý đất đai ...................................................................................................................9 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN KIM ĐỘNG,TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 ............................................10 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ..................................................10 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................10 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội...........................................................................14 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ..............................19 2.2. Tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai............................20 2.2.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản đồ hành chính .....................................................................................................20 2.2.2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập hồ sơ địa chính .............20 2.2.3. Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ..........................20 2.2.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất .......................................................................................................................21 2.2.5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...........................................................................21 2.2.6. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo, các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất.................................................................................................21 2.3. Biến động sử dụng đất huyện Kim Động giai đoạn 2010 – 2014 ..................22 2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Động năm 2014................................22 2.3.2. Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 -2014 ..........24 2.3.3. Đánh giá chung về xu hướng biến động sử dụng đất huyện Kim Động giai đoạn 2010 – 2014...............................................................................................32 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN ĐÊN NĂM 2020 .................................34 3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Kim Động đến năm 2020 .......34 3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ................................................34 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ..........................................................34 3.2. Phân tích quy hoạch sử dụng đất huyện Kim Động đến năm 2020 ...............36 3.2.1. Phân tích quy hoạch sử dụng đất huyện Kim Động đến năm 2020 ........36 3.2.2. Những tồn tại trong quy hoạch sử dụng đất huyện Kim Động ................40 3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Kim Động đến năm 2020 ...........................................................................................................................41 3.3.1. Dự báo xu thế biến động sử dụng đất huyện Kim Động đến năm 2020 ..41 3.3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Kim Động đến năm 2020 ............................................................................................................42 KẾT LUẬN ...............................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................52 PHỤ LỤC ..................................................................................................................53 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Diện tích cơ cấu các loại đất chính huyện Kim Động năm 2014 ................... 23 Bảng 2: Biến động các loại đất huyện Kim Động giai đoạn 2010 – 2014 .................. 24 Bảng 3: Biến động các loại đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2014............................ 26 Bảng 4: Biến động các loại đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2014 .................... 29 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Sơ đồ vị trí huyện Kim Động......................................................................10 Hình 2: Biểu đồ cơ cấu các loại đất huyện Kim Động năm 2014............................24 Hình 3: Biểu đồ so sánh diện tích các loại đất năm 2010 và 2014...........................25 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước, là địa bàn cư trú của dân cư, các cơ sở kinh tế và an ninh quốc phòng. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội kèm theo đó là quá trình khai thác tài nguyên đất đai để phục vụ lợi ích của con người sẽ làm biến đổi cả về hình thái lẫn cấu trúc của đơn vị đất đai, làm cho tình hình sử dụng đất cũng thay đổi theo. Những biến động này vừa là kết quả của sự phát triển quy luật tự nhiên, vừa là kết quả của việc sử dụng đất vào các mục đích kinh tế của con người. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng đất như thế nào cho hợp lý, có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên quý giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia. Kim Động là một huyện đang trên đà phát triển mạnh mẽ, dân số ngày càng tăng, nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao. Để phát huy tiềm năng sẵn có nhất là tiềm năng đất đai, đồng thời thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường của huyện đã đề ra trong những năm tới, biến động tình hình sử dụng đất là vấn đề được huyện Kim Động đặc biệt quan tâm trong quá trình nghiên cứu, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Xuất phát từ thực tiễn trên em xin chọn đề tài: Đánh giá biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2014 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên từ năm 2010 đến năm 2014 để làm rõ sự thay đổi các loại đất theo mục đích sử dụng đất, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020. 3. Nội dung của đề tài - Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. - Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2014 và làm rõ nguyên nhân biến động. 1 - Phân tích quy hoạch sử dụng đất huyện Kim Động đến năm 2020. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020. 4. Phạm vi nghiên cứu Khu vực huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Trong nghiên cứu biến động đất đai, đề tài tập trung đánh giá biến động sử dụng đất theo mục đích sử dụng. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: dùng để thu thập các tài liệu; số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Động các năm 2010, 2014 - Phương pháp so sánh: dùng để so sánh, làm rõ biến động diện tích các loại đất huyện Kim Động giai đoạn 2010 – 2014 - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: dùng để phân tích nguyên nhân biến động các loại đất và đưa ra nhận xét, đánh giá - Phương pháp bản đồ: dùng để tìm hiểu thông tin hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất 6. Cấu trúc khóa luận Cấu trúc khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 – 2014 Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về đất đai 1.1.1. Khái niệm đất đai Theo quan điểm phát sinh thổ nhưỡng: Đất là thể tự nhiên đặc biệt hình thành do sự tác động tổng hợp các yếu tố: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và tác động của con người (Đôcutraev - 1879). Theo quan điểm kinh tế học: Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời là sản phẩm lao động. Khái niệm về đất đai bao gồm nội dung về mặt bằng lãnh thổ sử dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...)” [Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993]. 1.1.2. Vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai đóng vai trò là điều kiện đầu tiên, cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất; là nơi con người tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao động, đồng thời là nơi sinh tồn của xã hội loài người. Các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người nói chung được thể hiện qua các mặt sau: sản xuất, môi trường sự sống, cân bằng sinh thái, tàng trữ và cung cấp nguồn nước. Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành lại rất khác nhau. Trong các ngành nông nghiệp Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như: cày, bừa, xới,...) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi,...). Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. 3 Trong các ngành phi nông nghiệp Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các thành tựu vật chất - văn hoá - khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất. 1.2. Tổng quan về sử dụng đất và biến động sử dụng đất 1.2.1. Sử dụng đất 1.2.1.1. Khái niệm sử dụng đất Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai, phát huy công dụng của đất đai nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội, lợi ích về mặt sinh thái, môi trường. Vì vậy sử dụng đất thuộc phạm trù kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức hoạt động sản xuất xã hội nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào các thuộc tính tự nhiên của đất hiện có. 1.2.1.2. Phân loại các loại hình sử dụng đất [1,5 – 6] Theo quy định của điều 13 Luật đất đai 2003 căn cứ vào mục đích sử dụng, các loại hình sử dụng đất được phân loại như sau: 1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng; e) Đất nuôi trồng thuỷ sản; g) Đất làm muối; 4 h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ; 2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất: a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đ) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; k) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ; 3. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. 1.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất Vị trí địa lý Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sử dụng đất. Nơi có vị trí thuận tiện về giao thông gần các thành phố lớn thì việc đầu tư và tận dụng những nguồn lực về đất đai, lao động cũng như khai thác tiềm năng đất đai sẽ có ưu thế hơn so với các khu vực xa trung tâm đô thị hoặc các vùng miền núi. Yếu tố địa hình Là một trong những yếu tố quyết định đến việc sử dụng đất, đặc biệt đối với mục đích nông nghiệp. Sự khác nhau giữa địa hình các vùng, khu vực dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp và 5 cơ cấu các loại cây trồng. Đối với đất phi nông nghiệp thì địa hình phức tạp dẫn đến nhiều khó khăn cho việc thi công và xây dựng công trình. Điều kiện khí hậu, thủy văn Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Sự khác nhau về nhiệt độ giữa các vùng ảnh hưởng đến phân bố cây trồng và các thực vật khác. Cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng cũng tác động đến quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây trồng. Lượng mưu nhiều hay ít có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước tưới và giữ độ ẩm cho đất. Hệ thống sông suối, ao hồ có vai trò nhất định trong việc tổ chức sử dụng đất đai. Chúng vừa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới vừa là nơi tiêu nước khi có úng ngập. Yếu tố thổ nhưỡng Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến việc sử dụng đất phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp bởi vì mỗi loại cây trồng thích hợp với mỗi loại đất và chất lượng đất nhất định. Độ phì nhiêu của đất là yếu tố tác động mạnh đến sinh trưởng của cây trồng và năng suất, sản lượng. Thảm thực vật tự nhiên Thảm thực vật tự nhiên là yếu tố môi trường có vai trò rất quan trọng, bao gồm các vùng rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng sản xuất, đồng cỏ,… Thảm thực vật tự nhiên là yếu tố điều hòa khí hậu, chế độ nước của sông, suối, chế độ nhiệt, ẩm trong đất, chế độ nước ngầm; là nguồn cung cấp lâm sản quý và là nguồn thức ăn quan trọng cho chăn nuôi gia súc. Thảm thực vật tự nhiên còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp, làm nơi du lịch, nghỉ mát. Yếu tố không gian Mọi ngành sản xuất vật chất và phi vật chất đều cần đất đai cũng như điều kiện không gian để hoạt động. Mặt bằng không gian và vị trí của đất đai có ý nghĩa rất quantrọng trong việc sử dụng đất các công trình công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phục vụ cho mục đích ở. Các yếu tố kinh tế xã hội Bao gồm các yếu tố như dân số và lao động; cơ cấu các ngành kinh tế; mức độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển từng ngành; hiện trạng cơ sở hạ tầng; trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của nông dân và chế độ chính trị xã hội (các chính 6 sách về đất đai, chính sách môi trường, các yêu cầu về an ninh quốc phòng)… Yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất và trong một số trường hợp có ý nghĩa quyết định đối với việc sử dụng đất. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai đối với mục đích sử dụng. Còn việc sử dụng đất như thế nào được quyết định bởi con người và các điều kiện kinh tế, xã hội. 1.2.2. Biến động đất đai 1.2.2.1. Khái niệm biến động sử dụng đất Biến động sử dụng đất là sự thay đổi mục đích sử dụng đất theo thời gian do nguyên nhân khách quan (quy luật biến động tự nhiên) và nguyên nhân chủ quan (hoạt động kinh tế - xã hội của con người). Đánh giá biến động sử dụng đất là việc xem xét, đánh giá quá trình thay đổi diện tích đất đai thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý với nguồn tài nguyên. Việc đánh giá biến động sử dụng đất huyện Kim Động giai đoạn 2010 - 2014 là hết sức cần thiết, để thấy được sự thay đổi của các loại đất trong lãnh thổ huyện, tạo cơ sở khoa học cho việc quản lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế của huyện, khai thác tối đa tiềm năng của tự nhiên và bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. 1.2.2.2. Nguyên nhân biến động sử dụng đất Các yếu tố tự nhiên là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất đai vào các mục đích kinh tế - xã hội của huyện, bao gồm các yếu tố: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật. Các yếu tố kinh tế - xã hội có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích các loại hình sử dụng đất đai, bao gồm các yếu tố sau: - Sự phát triển các ngành kinh tế như: dịch vụ, xây dựng, giao thông và các - ngành kinh tế khác Sự phát triển của dân số Các dự án đầu tư phát triển kinh tế của địa phương Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá 7 1.2.2.3. Đặc trưng của biến động đất đai Tỷ lệ biến động Tỷ lệ biến động là một giá trị định lượng, nó được thể hiện bằng tỷ số biến động diện tích i (là hiệu số của diện tích năm cuối và diện tích năm đầu giai đoạn chia cho diện tích năm đầu giai đoạn), giá trị này có thể âm (-) hoặc dương (+). Tỷ lệ biến động được tính theo công thức: i: tỷ lệ biến động i= : Diện tích năm cuối ×100 : Diện tích năm đầu Khi tìm hiểu về tình hình biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện Kim Động cần lưu ý: số lượng diện tích tăng hay giảm, nhiều hay ít của từng loại hình sử dụng đất trong giai đoạn nghiên cứu. Hình thức biến động đất đai - Biến động về quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, chuyển đổi, hợp thức hóa, thừa kế, cho tặng quyền sử dụng đất, thay đổi do tách chia quyển sử dụng đất - Biến động do thay đổi mục đích sử dụng đất Biến động do quy hoạch Biến động do thiên tai (đất lở, đất bồi) Biến động do thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất,... Quy mô biến động - Biến động về diện tích sử dụng đất đai nói chung Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất Biến động về đặc điểm của những loại đất chính Mức độ biến động Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hay giảm và số phần trăm tăng hay giảm của các loại hình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu. 8 Xu hướng biến động - Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng hoặc giảm của các loại - hình sử dụng đất Xu hướng biến động theo hướng tích cực hay tiêu cực 1.2.3. Mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và định hướng sử dụng hợp lý đất đai Việc đánh giá biến động các loại hình sử dụng đất đai, là cơ sở khai thác tài nguyên này phục vụ các mục đích kinh tế - xã hội có hiệu quả nhằm sử dụng tối đa tiềm năng tự nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể, khi đánh giá biến động tình hình sử dụng đất ta biết được nhu cầu sử dụng đất đai giữa các ngành kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, nắm được sự phân bố giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện thuận lợi khó khăn đối với nền kinh tế - xã hội, đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, từ đó đưa ra những phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế, các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy đánh giá biến động sử dụng đất có một ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền đề, cơ sở đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng hướng, ổn định trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia. 9 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN KIM ĐỘNG,TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Kim Động nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, liền kề với Thành phố Hưng Yên trên trục Quốc lộ 39A, có toạ độ địa lý nằm trong khoảng 20040’ đến 20049’ vĩ độ Bắc và từ 105057’ đến 106006’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Khoái Châu - Phía Nam giáp huyện Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên - Phía Đông giáp huyện Ân Thi - Phía Tây giáp Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam Kim Động có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng đi qua địa bàn huyện như Quốc lộ 39A, QL38, TL195, TL208, TL205, có sông Hồng tiếp giáp phía Tây của huyện. Là một huyện tiếp giáp với Thành phố Hưng Yên, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh đã đem lại cho Kim Động nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt tốc độ đô thị hóa sẽ rất nhanh chóng và mạnh mẽ. 10 Hình 1: Sơ đồ vị trí huyện Kim Động Địa h́ình địa mạo Là huyện đồng bằng, đất đai tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương. Độ dốc của địa hình trên địa bàn huyện theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng rõ rệt. - Vùng trong đê: Có diện tích tự nhiên khoảng 7.575,73 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1,6 - 3,7 m. Khu vực có độ cao tuyệt đối trên 3,0 m so với mặt nước biển tập trung ở các xã ven đê sông Hồng: Phú Thịnh,Thọ Vinh, Đức Hợp, Mai Động, Hùng An, Ngọc Thanh. - Vùng ngoài đê: Diện tích tự nhiên 2.709,57 ha gồm một phần diện tích ngoài đê của các xã Mai Động, Thọ Vinh, Phú Thịnh, Đức Hợp, Hùng An, Ngọc Thanh. Địa hình phức tạp hơn vùng trong đê, nhiều gò cao, thùng sâu xen kẽ những bãi cao, thấp không đồng đều, bề mặt lượn sóng. Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển kinh tế, thích hợp cho việc bố trí các cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống trên địa bàn. Khí hậu Kim Động nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Phân thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. - Mùa hè: khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau. - Mùa đông: khí hậu lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Nắng: Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,10C với tổng tích ôn hàng năm là 8.5030C. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.323,3 giờ. - Mưa: Với lượng mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to và kèm theo bão có khi gây úng lụt cục bộ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Mùa đông thời tiết thường hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ bị cạn không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp. 11 - Gió bão: Có 2 hướng gió chính là gió đông Bắc thổi vào mùa lạnh và gió đông Nam thổi vào mùa nóng, ngoài ra huyện còn bị ảnh hưởng của một số trận bão trong năm cũng gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân. - Độ ẩm không khí trung bình năm là 84% Nhìn chung, Kim Động có khí hậu đặc trưng nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè, lạnh, khô, hanh vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng và phong phú về sản phẩm. Tuy nhiên huyện cũng cần có các biện pháp để phòng chống lụt bão, hạn hán tránh gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Từ đó, sản xuất nông nghiệp mới đạt được hiệu quả cao. Thủy văn Trên địa bàn huyện có sông Hồng được bao bọc từ Tây xuống Nam, ngoài ra có hệ thống các sông nhỏ như sông Cửa An, sông Mát, sông Kim Ngưu, sông Điện Biên, sông Tân Hưng chảy từ Bắc xuống Nam và Tây sang Đông đã giải quyết nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, do địa hình thấp, vào mùa mưa tập trung, lại gặp nước sông Hồng dâng cao nên khả năng tiêu nước hạn chế, úng lụt cục bộ kéo dài, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo Kiểm kê đất đai năm 2014 là 10.285,3 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 6.418,76 ha chiếm 62,41% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3.813,62 ha chiếm 37,08% diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng là 52,92 ha chiếm 0,51% diện tích đất tự nhiên. Đất đai của Kim Động chủ yếu được phát triển trên nền phù sa bồi đắp của sông Hồng, chia thành 2 nhóm đất chính. - Nhóm đất trong đê sông Hồng: Có diện tích là 7.575,73 ha, là loại đất - không được bồi hàng năm, có màu nâu tím, nhưng vẫn được tưới nước phù sa sông Hồng qua hệ thống các sông nhỏ. Nhóm đất ngoài đê sông Hồng: Có diện tích 2.709,57 ha, được phù sa bồi đắp hàng năm, đất có màu nâu tươi, thành phần cơ giới từ pha cát đến thịt nặng, các tầng hơi chặt, chuyển lớp từ từ. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan