Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi khám phá chủ đề thế giới thực vật ...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi khám phá chủ đề thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm

.PDF
63
2403
159

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s u PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC T lỂ u HỌC ===goCŨlo8=== NGÔ THỊ BÍCH NGỌC HƯỚNG DẲN TRẺ 5 - 6 TUỔI KHÁM PHÁ CHỦ ĐÈ THÉ GIỚI THựC VẬT THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C huyên ngành: G iáo dục M ầm non N gưòi hướng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ DUYÊN HÀ NỘI - 2015 LỜ I CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Truông Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo trong tố bộ môn Phương pháp cho trẻ làm quen với Môi trường xung quanh đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em tìm hiểu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Duyên - Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đõ’ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô giáo và các em học sinh trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội đã tận tình giúp đõ' em. Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đế đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Ngô Thị Bích Ngọc LỜ I CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Hướng dẫn trẻ 5-6 tuối khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm” là kết quả mà tôi đã nghiên cứu qua đợt kiến tập hằng năm và thực tập cuối năm. Trong quá trình nghiên cún tôi có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiến cứu, một số tác giả khác. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả nghiên cún của riêng cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng với kết quả của các tác giả khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Ngô Thị Bích Ngọc CÁC CHỦ VIẾT TÁT TRONG KHÓA LUẬN Môi trường xung quanh : MTXQ Cho trẻ khám phá môi trường xung quanh : CTKPMTXQ Khám phá môi trường xung quanh : KPMTXQ Phương tiện,thiết bị dạy học : PTTBDH Phương pháp dạy học : PPDH Khám phá khoa học : KPKH MỤC LỤC MỞ Đ À U .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiến cứu......................................................................................... 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cú n .................................................................. 3 5. Phạm vi nghiên cún............................................................................................ 3 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 7. Giả thuyết khoa h ọ c ........................................................................................... 3 8. Cấu trúc khóa luận............................................................................................. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ 5-6 TUỒI KHÁM PHÁ CHỦ ĐÈ THẾ GIỚI THỤC VẬT THEO HƯỚNG TRẢI NG H IỆM ..................................................................................................5 1.1. Dạy học theo hướng trải nghiệm.................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm trải nghiệm................................................................................5 1.1.2. Học tập trải nghiệm....................................................................................5 1.1.3. Dạy học theo hướng trải nghiệm................................................................. 9 1.2. Đặc trưng của dạy học theo hướng trải nghiệm.......................................... 10 1.3. Vai trò của dạy học theo hướng trải nghiệm trong dạy học mầm non.... 12 1.4. Chủ đề Thế giới thực vật trong chương trình CTKPMTXỌ ở trẻ 5-6 tuổi....................................................................................................................... 14 1.4.1. Mục tiêu chủ đề Thế giới thực v ậ t............................................................ 14 1.4.2. Nội dung chủ đề Thế giới thực vật............................................................ 15 1.4.3. Vai trò của hoạt động khám phá chủ đề Thế giới thực vật đối với trẻ mầm non.............................................................................................................. 16 1.5. Đặc điếm của trẻ 5-6 tuối............................................................................17 1.5.1. Đặc điểm tâm l í ........................................................................................ 17 1.5.2. Đặc điểm sinh l í ....................................................................................... 18 1.5.3. Đặc điểm thể chất..................................................................................... 19 CHƯƠNG 2. C ơ SỞ THỤC TIỄN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ 5-6 TUỐI KHÁM PHÁ CHỦ ĐÈ THẾ GIỚI THỤC VẶT THEO HƯỚNG TRẢI N G H IỆM ............................................................................................... 20 2.1. Mục đích khảo sát thực trạng....................................................................... 20 2.2. Phạm vi, đối tượng khảo sát thực trạng...................................................... 20 2.3. Nội dung, phương pháp khảo sát thực trạng............................................... 20 2.4. Ket quả khảo sát thực trạng...........................................................................21 2.4.1. Thực trạng dạy học cho trẻ 5-6 tuối theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non.............................................................................................................. 21 2.4.2. Thực trạng hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực v ậ t... 26 2.4.3. Thực trạng hướng dẫn trẻ 5-6 tuồi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm...................................................................................... 32 CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN TRẺ 5-6 TƯỐI KHÁM PHÁ CHỦ ĐÈ THẾ GIỚI THỤC VẬT THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM.... 38 3.1. Nguyên tắc hướng dẫn trẻ 5-6 tuôi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm ........................................................................................ 38 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính tương tá c ...........................................................38 3.1.2 Nguyên tẳc đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ................38 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...........................................................39 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức.............................................................39 3.2. Quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổikhám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm ................................................................................................40 3.3. Minh họa quy trình hướng dẫn trẻ 5-6tuồi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm......................................................................... 41 KÉT LUẬN VÀ KIÉN N G H Ị..........................................................................49 TÀI LIỆU THAM K H Ả O ................................................................................ 51 MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài “Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học có tĩnh chất nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp l ” (C h ư ơ n g trình GDMN, ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT - BGD & ĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Với vai trò là bậc học đặt nền móng, chất lượng giáo dục mầm non ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trẻ cũng như chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo. Như vậy công tác quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ ngay ở lứa tuối mầm non là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển thế hệ măng non trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Yêu cầu đặt ra với toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục mầm non nói riêng là đổi mới phương pháp và cách thức dạy học. Trẻ mầm non rất ưa hoạt động, ham thích khám phá và có hàng vạn câu hỏi về vạn vật xung quanh. Các em đều rất tò mò, ham tìm hiếu và có nhu cầu rất cao trong việc khám phá các sự vật, hiện tượng ở thế giới xung quanh. Tô chức cho trẻ khám phá khoa học là một trong những nội dung trọng tâm ở trường mầm non và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới sự phát triển toàn diện của trẻ: trí tuệ, thể chất, đạo đức, thẩm mĩ, kĩ năng sống... Việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh theo hướng trải nghiệm trước hết giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Trẻ dễ dàng nắm bắt khối lượng kiến thức phong phú, đa dạng và sâu sắc hon, rèn luyện các thao tác, kĩ năng tư duy giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin và vận dụng sáng tạo những điều đã học vào 1 thực tiễn đời sống. Khơi gợi ở trẻ tình cảm đạo đức tốt đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa. Thế giới thực vật là một trong các chủ đề khám phá khoa học (KPKH) ở trường mầm non. Đây là chủ đề rất gần gũi, quen thuộc và được trẻ đặc biệt yêu thích. Các đối tượng mà trẻ được khám phá trong chủ đề: cỏ cây, hoa, lá... là những đối tượng có thực trong thế giới tự nhiên, chúng rất đẹp, sống động, gần gũi và đáng yêu nhưng cũng ấn chứa bao bí mật thôi thúc trẻ khám phá. Dạy học theo hướng trải nghiệm tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng trong môi trường thực giúp trẻ phát triển nhận thức: những kiến thức sơ đắng về thực vật (tên gọi, cấu tạo, đặc điếm, môi trường sống, điều kiện sống, vai trò, lợi ích, quy luật phát triển...); hình thành và phát triển các thao tác, kĩ năng tư duy: quan sát, so sánh, phân loại, xếp nhóm... Đồng thời nảy sinh ở trẻ phẩm chất đạo đức đáng quý đó là: tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá... và có ý thức chăm sóc, bảo vệ các đối tượng đó. Hiện nay, việc hướng dẫn trẻ KPKH về MTXQ ở các trường mầm non trên địa bàn cả nước nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Việc hướng dẫn trẻ khám phá chủ đề Thế giới thực vật chưa thực sự quan tâm tới vai trò chủ thể tích cực nhận thức của trẻ, chưa lấy trẻ làm trung tâm, chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ. Một số trường mầm non vẫn tồn tại hình thức dạy học truyền thống: cô tập trung giảng giải kiến thức cho trẻ chứ không để trẻ tự mình trải nghiệm khám phá. Việc vận dụng các phương pháp còn lúng túng, chưa hợp lí, cách thức tố chức còn đơn điệu, lặp đi lặp lại ít khơi gợi được hứng thú, nhu cầu khám phá và năng lực nhận thức ở trẻ... Những lý do kể trên chính là căn cứ để lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn trế 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giói thực vật theo hướng trải nghiệm”. 2 2. Mục đích nghiên cún Đề xuất quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật. 3. Nhiệm vụ nghiên cửu - Nghiên cún cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài “Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm” - Thiết kế quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm. 4. Đối tượng và khách thể nghiên CÚ01 - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình hướng dẫn 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức cho trẻ KPMTXQ. 5. Phạm vi nghiên cứu - Đe tài giới hạn phạm vi nghiên cứu: Chủ đề Thế giới thực vật. - Địa bàn điều tra thực trạng: tại trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cún lí luận 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, phỏng vấn. 6.3. Phương pháp thống kê toán học 7. Giả thuyết khoa học Neu đề xuất được quy trình hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm phù họp với đặc điểm của trẻ và thực tiễn giáo dục mầm non thì sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động hướng dẫn trẻ 5-6 tuôi khám phá chủ đề Thế giới thực vật nói riêng và hoạt động khám phá khoa học nói chung. 3 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận thì khóa luận có phần Nội dung bao gồm : Chưong 1: Cơ sở lý luận của việc Hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc Hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm Chương 3: Quy trình Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá chủ đề Thế giới thực vật theo hướng trải nghiệm. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ 5-6 TUỒI KHÁM PHÁ CHỦ ĐÈ THỂ GIỚI THỤ c VẬT THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM 1.1. Dạy học theo hướng trải nghiệm 1.1.1 Khái niệm trải nghiệm Trải nghiệm là xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo Wikipedia: Trải nghiệm hay kinh ngiệm (exprience) là tông quan khái niệm bao gồm: tri thức, kĩ năng thu được thông qua việc tiếp xúc, thao tác trực tiếp với các sự vật hiện tượng. [14] Từ khái niệm nêu trên, kinh nghiệm và trải nghiệm được hiểu giống nhau. Kinh nghiệm được đề cập tới việc biết như thế nào, trải nghiệm thường đi đến một tri thức về sự hiểu biết đến sự vật, hiện tượng, sự kiện. Theo Từ điển Tiếng Việt: trải nghiệm là đã từng qua, đã từng biết, từng chịu đựng [tr 1020,10]. Từ các khái niệm nêu trên chúng tôi rút ra: Trải nghiệm là quá trình tham gia vào các sự kiện, tiếp xúc trực tiếp, hoạt động cụ thể với các sự vật, hiện tượng nhằm thu thập tri thức, kĩ năng về các đối tượng. 1.1.2 Học tập trải nghiệm Có thể nói học tập trải nghiệm có từ rất lâu cùng với sự xuất hiện của loài người. Cha đẻ của học tập trải nghiệm là Jond Dewey (1859 - 1952), ông là người đặt nền móng cho thuyết học tập trải nghiệm. John Dewey nêu quan điếm về học tập trải nghiệm của trẻ em: Việc học của trẻ em phải đi từ trải nghiệm của chúng. Trải nghiệm vừa là nội dung 5 vừa là phương pháp. Không có nội dung hoặc giá trị giáo dục nào hoặc giá trị bản thân mang tính tuyệt đối, bất biến được áp đặt từ bên ngoài cho trẻ em. Mọi thứ đều phải do từng cá nhân trẻ em tự tìm ra. Khi trẻ em tự mình trải nghiệm thì chúng mới tìm ra được giá trị của điều chúng trải nghiệm, bởi vì giá trị tức là điều được thấy trong khi cảm thụ, đánh giá cao hoặc đánh giá thấp một sự vật chứ không phải tự thân giá trị nằm bên trong sự vật” [11] Theo tác giả Quỳnh Anh thì: Học tập qua trải nghiệm là một quá trình phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ dựa trên những suy nghĩ có ý thức về trải nghiệm đó. Vì vậy, phương pháp này bao gồm những trải nghiệm cá nhân mang tính trực tiếp và chủ động, kết hợp với sự phân tích/ chiếm nghiệm và phản hồi. [tr 17, 13] Theo chúng tôi học tập trải nghiệm là: quá trình tham gia vào các sự kiện, tiếp xúc trực tiếp, hoạt động cụ thể với các sự vật, hiện tượng nhằm thu thập trí thức, kĩ năng về các đối tượng đó. Thuyết học tập trải nghiệm của Jond Dewey được David Kold lấy làm “điểm tựa” khi nghiên cứu về học tập trải nghiệm. Năm 1984, ông đã công bố công trình nghiên cứu của mình về dạy học theo hướng trải nghiệm. Ông đã xây dựng nên mô hình học tập trải nghiệm gồm bốn giai đoạn như sau: 6 Hình thành khái niệm trừu tượng Theo David Kolb, trong mô hình của ông, người học có thể tiếp cận ở bất cứ giai đoạn nào trong bốn giai đoạn của chu trình học. Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb nhấn mạnh vai trò trung tâm của kinh nghiệm trong quá trình học tập. Nhìn vào mô hình học tập trải nghiệm của Kolb ta có thê hiêu chu trình học tập trải nghiệm diễn ra như sau: * Giai đoạn ỉ: Khởi động bằng việc tiếp thu một kinh nghiệm Người học đã có hiếu biết, kiến thức về chủ đề học tập qua việc đọc tài liệu, tham dự bài giảng... Việc này tạo nên các kinh nghiệm nhất định cho người học và chúng trở thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình học tập. * Giai đoạn 2: Quan sát VCI phản hôi Người học cần có sự quan sát, phân tích, đánh giá các sự kiện và kinh nghiệm đã có. Sự đánh giá này cần mang yếu tố “phản tỉnh” tức là tự mình suy tưởng về các kinh nghiệm đó, xem mình cảm thấy thế nào, có hiếu được hay không, có thấy nó họp lý hay không, có thấy nó đúng hay là không ôn, có quan điểm thực tế nào đi ngược lại với các kinh nghiệm mình vừa trải qua không. Khi suy tưởng người học sẽ tham gia sâu hơn vào quá trình học tập. 7 Bản thân quá trình phản hồi lại các suy tưởng rất có lợi cho việc học tập, nó giúp ta có được những cải tiến, nâng cấp, điều chỉnh cho tiến trình phát triển của việc học tập. * Giai đoạn 3: Hình thành khái niệm trừu tượng Sau khi có được quan sát chi tiết cộng với suy tưởng sâu sắc người học tiến hành khái niệm hóa các kinh nghiệm đã nhận được. Từ kinh nghiệm ta có các khái niệm, “lý thuyết mới”. Bước này chính là bước quan trọng để các kinh nghiệm được chuyển đổi thành “tri thức”. Hệ thống khái niệm bắt đầu được lưu giữ lại trong não bộ. Neu không có bước này, các kinh nghiệm sẽ không thể được nâng cấp và phát triển lên một tầm cao mới hữu ích hơn mà chỉ là các trải nghiệm vụn vặt nhặt được trong tiến trình hoạt động hay thực hành. Giai đoạn khái niệm hóa kết thúc bằng việc ta lập một kế hoạch cho các hoạt động tiếp theo trong thời gian tới. Thông thường giai đoạn này được tiếp nối giai đoạn trước (quan sát có suy tưởng) một cách tự nhiên bằng việc trả lời cho câu hỏi quan trọng trong quá trình quan sát có suy tưởng có thể coi như kết luận của toàn bộ quá trình suy tưởng và giai đoạn tiếp theo là giai đoạn kiểm chứng kết luận đó có chính xác hay không. * Giai đoạn 4: Thử nghiêm chủ động Ở giai đoạn trước người học đã có những kết luận được đúc rút từ thực tiễn. Ket luận đó được coi như là một giả thuyết và ta phải đưa vào thực tiễn đê kiêm nghiệm. Việc này hêt sức quan trọng trong việc hình thành nên tri thức thực sự. Đây là bước cuối cùng để chúng ta xác nhận hoặc phủ nhận các kinh nghiệm đã đưa ra từ giai đoạn 3. Và các tri thức mới này lại trở thành đầu vào cho vòng học tập tiếp theo, cứ thế lặp lại cho tới khi nào việc học đạt được mục tiêu đề ra. 8 Từ phân tích trên có thể nhận thấy học tập qua trải nghiệm (experiential learning) là một cách học thông qua làm, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. về bản chất học tập trải nghiệm mang tính chất cá nhân và có tính hiệu quả, tác động cả tới tình cảm và cảm xúc cũng như nâng cao kiến thức và kĩ năng. 1.1.3. Dạy học theo hưóng trải nghiệm Có rất nhiều cách tiếp cận quan niệm dạy học theo hướng trải nghiệm. Một số tác giả coi dạy học theo hướng trải nghiệm là một chiến lược dạy học, hay là một hình thức dạy học. Ớ phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiếp cận quan điểm dạy học theo hướng trải nghiệm dưới góc độ là một phương pháp dạy học. Như vậy: Dạy học theo hướng trải nghiệm là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho người học tham gia vào các sự kiện, tiếp xúc trực tiếp, hoạt động cụ thể với các sự vật, hiện tượng nhằm thu thập tri thức, kĩ năng về các đối tượng. Trong dạy học theo hướng trải nghiệm, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động của học sinh nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo giúp phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động và hình thành cơ sở của thế giới quan. Phương pháp này nhấn mạnh việc học tập dựa trên những kinh nghiệm, người học tiếp thu tri thức dựa trên những trải nghiệm thực tế. Đây là PPDH lấy hoạt động của người học làm trung tâm thực sự và toàn diện. Hay nói cách khác đây là phương pháp dạy học dựa trên việc học tập từ kinh nghiệm trực tiếp và sử dụng tất cả mọi giác quan. Phương pháp này tập trung vào người học và kinh nghiệm của người học. 9 1.2. Đặc trưng của dạy học theo hướng trải nghiệm Môi quan hệ giữa giáo viên VCỈ trẻ trong dạy học theo hướng trải nghiệm: Dạy học theo hướng trải nghiệm làm thay đối cách nhìn nhận của giáo viên và trẻ về kiến thức và về vị trí, vai trò của thầy - trò trong quá trình học tập. Trong quá trình dạy học theo hướng trải nghiệm: giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và thúc đẩy việc trải nghiệm trực tiếp bảo đảm cho quá trình học tập của trẻ có ỷ nghĩa và tồn tại lâu dài chứ không phải là người cung cấp các kiến thức có sẵn. Trẻ trong môi trường dạy học trải nghiệm là người tự tạo ra kiến thức, tự tìm kiếm, thu thập tri thức cho bản thân. Những kiến thức trẻ học được không chỉ là nhũng kiến thức trong nhà trường qua sự giảng dạy của thầy cô mà còn là những kiến thức ngoài xã hội (trường đòi) - kiến thức tổng hợp. Trải nghiệm tạo cơ hội để trẻ đóng góp tiếng nói của mình vào quá trình học tập, thậm chí trẻ có thể tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. Như vậy trong quá trình dạy học theo hướng trải nghiệm giáo viên giữ vai trò là một kĩ sư trong việc thiết kế, xây dựng chương trình, tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập cá nhân hoặc theo nhóm giúp trẻ được tiếp cận trực tiếp với nguồn tri thức, tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động trong việc hoàn thành các mục tiêu: kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình học tập đã đề ra. Qua đó cũng hình thành ở các em lối suy nghĩ, nét tính cách tích cực cho bản thân nhằm giải quyết tốt các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Dạy học theo hướng trải nghiệm nhẩn mạnh đến việc tô chức hoạt động học tập cho trẻ thông qua học qua sai lấm: Bản chất của quá trình dạy học theo hướng trải nghiệm là quá trình dạy học dựa trên việc học tập từ kinh nghiệm trục tiếp và sử dụng tất cả các giác quan của người học. Muốn có 10 được kinh nghiệm, người học phải trực tiếp được trải nghiệm thông qua các hoạt động cụ thể. Trải nghiệm trở thành một quá trình học khi nó được người học động não và phản hồi, từ đó rút ra những kinh nghiệm đê ghi nhớ và vận dụng vào các tình huống khác nhau... Mục đích của việc động não và phản hồi là để có được một sự đánh giá trung thực nhưng không mang tính chất bắt lỗi về toàn bộ hoạt động, trong đó mọi sai lầm đều được nhìn nhận dưới góc nhìn khách quan là điều tất yếu xảy ra và thậm chí sai lầm đó còn có giá trị. Mặt khác những sai lầm đó còn làm giảm bớt một số con đường đi tìm kiến thức và thúc đẩy trẻ tìm những con đường mới khác. Như vậy có thê nói, sai lầm trong quá trình học tập của trẻ cũng là một động thái giúp trẻ tìm ra chân lý. Những phân tích trên đây cho thấy, khi dạy học theo hướng trải nghiệm, người giáo viến luôn khuyến khích trẻ trải nghiệm, tự phát hiện ra tri thức mới và chấp nhận kết quả sai lầm trong quá trình hình thành kinh nghiệm. Dạy học thông qua tỏ chức các hoạt động cho trẻ: Đặc trưng nôi bật của dạy học theo hướng trải nghiệm là dạy học thông qua các hoạt động cụ thể. Xuất phát từ mục tiêu từng hoạt động học mà giáo viên lên kế hoạch tồ chức các hoạt động thích hợp cho trẻ, giúp các em chủ động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Trẻ luôn bị cuốn vào các hoạt động cụ thê do giáo viên tồ chức, mà các hoạt động thì luôn vận động, điều đó tạo ra sự hấp dẫn của nội dung bài học và khiến các em tỏ ra thích thú, ham thích khám phá, thay đối tích cực, đó là cơ sở của sự thành công ở mỗi cá nhân trẻ tham gia. Dạy học trải nghiệm rất thích hợp để trẻ tiếp thu những kĩ năng thực hành thông qua thực hành làm thí nghiệm và những bài tập thực tế. Việc trẻ được trải nghiệm bằng các hoạt động cụ thể sẽ giúp các em tạo dựng sự tự tin, mạnh dạn bộc lộ các điểm mạnh cũng như các kĩ năng xã hội của mình (lãnh đạo, tổ chức, giao tiếp...). 11 Đảnh giả trong dạy học theo hướng trải nghiệm: Hoạt động đánh giá là công việc kiểm nghiệm sự hiệu quả trong việc sử dụng phương pháp, hình thức dạy học có phù họp với bài dạy hay không.Việc đánh giá trẻ không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng học tập của các em mà còn điều chỉnh hoạt động của giáo viên giảng dạy. Giữa cách đánh giá truyền thống và đánh giá trong dạy học trải nghiệm có những điểm khác biệt rõ rệt. Neu trong dạy học truyền thống cách đánh được thực hiện bằng việc giáo viên đặt câu hỏi xem trẻ có trả lời đúng không, thì trong dạy học theo hướng trải nghiệm, ngoài đánh giá kiến thức của trẻ bằng cách đặt câu hỏi giáo viên còn đánh giá trẻ dựa trên các hoạt động mà trẻ thực hiện. Các hoạt động mà trẻ làm sẽ thể hiện vốn kiến thức mà trẻ tiếp thu được. Không những thế, thông qua các hoạt động, giáo viến còn đánh giá được kĩ năng thực hành của trẻ qua việc vận dụng tri thức thu được vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống. Trong dạy học truyền thống giáo viên giữ vai trò độc quyền đánh giá trẻ còn trong dạy học trải nghiệm ngoài việc giáo viên đánh giá thì trẻ còn được tham gia đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá kết quả của bản thân mình. Đánh giá trong dạy học trải nghiệm khuyến khích trẻ suy nghĩ và hoạt động tích cực nhằm hướng tới mục tiêu hữu ích, các em có thái độ tích cực với việc học tập của bản thân hơn và sự đánh giá lẫn nhau giữa các trẻ tạo cho các em ý thức cố gắng vươn lên trong học tập. 1.3. Vai trò của dạy học theo hướng trải nghiệm trong dạy học mầm non Trong xu thế đối mới một cách toàn diện của ngành giáo dục, dạy học trải nghiệm đã được đưa vào áp dụng trong tất cả các bậc học kể cả giáo dục mầm non. Dạy học theo hướng trải nghiệm có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 12 Trẻ mầm non rất ưa hoạt động, ham thích khám phá. Dưới đôi mắt trẻ thơ có biết bao điều mới lạ từ thế giới xung quanh mà các em muốn đi tìm hiếu và lý giải. Thông qua các hoạt động học tập ở trường mầm non, trẻ được thỏa mãn nhu cầu nhận thức, khám phá của mình. Hơn nữa, trẻ mầm non có tâm hồn nhạy cảm, rất dễ xúc động trước cái đẹp, mới lạ, sinh động và những đối tượng được tiếp xúc trực tiếp. Bất kì một sự vật, hiện tượng nào mà các em tiếp xúc cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong các em. Quá trình dạy học theo hướng trải nghiệm luôn đặt trẻ vào những hoạt động trải nghiệm trực tiếp, luôn tạo ra thách thức hấp dẫn trẻ cho nên việc dạy học theo hướng trải nghiệm tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Trong quá trình hoạt động trải nghiệm, trẻ được thỏa sức sáng tạo, tự nhận xét, tự đánh giá, học hỏi lẫn nhau. Như vậy, dạy học theo hướng trải nghiệm đáp ứng và thúc đẩy nhu cầu nhận thức, từ đó, giúp trẻ mở rộng hiểu biết, khơi gợi tính sáng tạo và hình thành các phẩm chất đạo đức tốt đẹp: tính ham học hỏi, lòng say mê khám phá... Dạy học theo hướng trải nghiệm rất thích họp để trẻ gắn lí thuyết với thực hành, úng dụng nhũng tri thức học được vào thực tế giúp cho các tri thức, kĩ năng của trẻ có ý nghĩa hơn. Các bài tập thực tế, các hoạt động làm thí nghiệm rèn cho trẻ kĩ năng thực hành. Việc tham gia các hoạt động trải nghiệm sẽ tạo điều kiện để trẻ được hoạt động trong nhóm, từ đó, rèn cho trẻ kĩ năng hợp tác nhóm, tinh thần đoàn kết và tạo cơ hội đế trẻ bộc lộ sự tự tin, điểm mạnh của mình cũng như các kĩ năng xã hội khác (lãnh đạo, giao tiếp ,...) Lứa tuổi mầm non là giai đoạn sự biến đổi của các cơ quan trong cơ thể diễn ra một cách tích cực, thể hiện rõ ràng ở sự phát triển chiều cao, cân nặng, sự cốt hóa bộ xương... Dạy học theo hướng trải nghiệm tạo điều kiện để trẻ được sử dụng phối họp các giác quan và phát triển sự nhanh nhẹn, mềm dẻo, khéo léo, mạnh mẽ. Trong quá trình dạy học theo hướng trải nghiệm, trẻ luôn 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất