Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoá luận tốt nghiệp giọng điệu thơ lưu quang vũ trong tuyển tập gió và tình yêu...

Tài liệu Khoá luận tốt nghiệp giọng điệu thơ lưu quang vũ trong tuyển tập gió và tình yêu thổi trê đất nước tôi

.DOCX
63
514
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ THU LAN GIỌNG ĐIỆU THƠ LƯU QUANG vũ TRONG TUYỂN TẬP GIÓ VÀ TÌNH YÊU THÔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Lí luận văn học HÀ NỘI - 2015 Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với Thạc sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. LỜI CẢM ƠN Tôi cũng xin gửi tới người thân, gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu lời cảm ơn sâu sắc. Vì điều kiện thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn. Tôi xỉn chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Lan Tôi xin cam đoan khóa luận “Giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ trong tuyến tập Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi ” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Vân Anh. Khóa luận không sao chép từ một tài liệu có sẵn nào. Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Lan LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞĐẰU..........................................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................................5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................................................5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................................5 6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................5 7. Đóng góp của khóa luận................................................................................................................6 8. Bố cục khóa luận............................................................................................................................6 PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................................7 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VÈ GIỌNG ĐIỆU.....................................................................7 1.1.Khái niệm giọng điệu....................................................................................................................7 1.2.Vai trò của giọng điệu................................................................................................................10 CHƯƠNG 2. GIỌNG ĐIỆU THƠ LƯU QUANG vũ TRƯỚC NĂM 1975................13 2.1.Cơ sở hình thành giọng điệu......................................................................................................13 2.1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội............................................................................... 13 2.1.2. Yeu tố gia đình, quê hương và nhữngkỉ niệm tuổi học trò.................................14 2.2.Một số giọng điệu chủ đạo trongcác sáng tác trước năm 1975...............................15 2.2.1. Giọng đắm đuối đến mê hoặc.........................................................................................15 2.2.2. Giọng tâm tình, ngợi ca..................................................................................................22 2.2.3. Giọng lạc quan tin tưởng..............................................................................26 2.2.4. Giọng cô đơn, khắc khoải...............................................................................................27 2.2.5. Giọng đượm buồn, xót xa, cay đắng.............................................................................29 CHƯƠNG 3. GIỌNG ĐIỆU THƠ LƯU QUANG vũ SAU NĂM 1975.........................41 3.1.Cơ sở hình thành giọng điệu......................................................................................................41 3.1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội ...............................................................................41 3.1.2. Yeu tố đời tư của nhà thơ...............................................................................................41 3.2.Một số giọng điệu chủ đạo trong các sáng tác sau năm 1975 .............................43 3.2.1.......................................................................................................................................Gi ọng trăn trở, xót xa......................................................................................................43 3.2.2.......................................................................................................................................Gi ọng suy tư, chiêm nghiệm triết lí..............................................................................45 3.2.3.......................................................................................................................................Gi ọng dịu dàng, đằm thắm..............................................................................................49 PHẢN KÉT LUẬN......................................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Giọng điệu là một phương diện biểu hiện quan trọng của chủ thể sáng tạo. Nó cũng là một nhân tố cốt yếu trong cấu trúc hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. Nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật của nhà thơ sẽ giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn thế giới tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình và đặc biệt là thấy được cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. 1.2. Từ trước đến nay, nhắc đến Lưu Quang Vũ là ta biết đến một kịch gia nối tiếng của sân khấu kịch nói Việt Nam. Ông đế lại hơn 50 vở kịch và được đánh giá là “nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam” (thế kỉ XX - Phan Ngọc), là “Moliere ở Việt Nam”. Với tư cách là một kịch gia, Lưu Quang Vũ đã khầng định được vị trí và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mình trên “địa hạt sân khấu” hiện đại Việt Nam. Song, ít ai biết rằng thơ mới chính là lĩnh vực, là mien sâu tham, là tâm hồn và là đời sống của Lưu Quang Vũ. Thơ ông thể hiện khát vọng được bày tỏ tâm hồn mình với thế giới xung quanh, được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gửi và dâng hiến. Hay nói như là nhà thơ Vũ Quần Phương, người thơ cùng thế hệ với Lưu Quang Vũ: “Có cảm giác anh viết kịch để sống với mọi người và làm thơ để sống với riêng mình... Tôi thấy thơ mới là nơi anh kí thác nhiều nhất và tôi tin nhiều bài thơ của anh sẽ thắng được thời gian” và “về lâu dài, sự đóng góp của Lưu Quang Vũ với thơ ca còn lớn hơn về kịch”. Sau khi Lưu Quang Vũ qua đời, các tập thơ của ông đã lần lượt được giới thiệu và xuất bản. Đen năm 2010, tuyển tập thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ được Nxb. Hội Nhà văn ra mắt bạn đọc. Ngay sau đó tập thơ đã được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải “Thành tựu trọn đời về thơ”. Cuốn sách tập hợp 137 thi phẩm của Lưu Quang Vũ, trong đó có cả những tác phẩm chưa từng được công bố của ông. Lần đầu tiên, bạn đọc được nhận diện một cách đầy đủ và trọn vẹn về thơ Lưu 6 Quang Vũ cả về số lượng lẫn chất lượng. Những cảm xúc nồng nàn được thể hiện bởi nghệ thuật tài hoa khiến thơ Lưu Quang Vũ tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. 1.3. Tiếp cận tập thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi từ góc nhìn giọng điệu chúng tôi muốn góp thêm một cái nhìn tương đối hệ thống về gương mặt thơ độc đáo này. Qua đó, thấy được, bên cạnh một nhà soạn kịch tài năng còn có một nhà thơ tài hoa Lưu Quang Vũ. Thực tế cho thấy, hiện nay thơ Lưu Quang Vũ chỉ mới được một số người biết đến và chưa được dạy ở các cấp học, bậc học. Do đó, lựa chọn đề tài này, cũng là cách chúng tôi tạo ra sợi dây đồng cảm, yêu thích và trân trọng di sản thơ Lưu Quang Vũ ở nhiều bạn đọc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thi đàn Việt Nam, Lưu Quang Vũ xuất hện với một phong cách thơ đôn hậu, hiền hòa và thiết tha tình nghĩa. Chính vì thế, thơ ông dễ đi vào lòng người, gây được cảm tình với độc giả. Với Lưu Quang Vũ, thơ luôn là một phần của tâm hồn, của cuộc đời và lẽ sống. Nhưng, so với kịch, thơ Lưu Quang Vũ lại chịu sự thách thức và sàng lọc kĩ lưỡng của thời gian. Trong khoảng thời gian dài, độc giả dường như đã quên thơ Lưu Quang Vũ bởi sự ra đời rầm rộ hơn 50 vở kịch của ông. Và phải đến khi Lưu Quang Vũ qua đời, nhất là sau khi tập thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội thì việc đánh giá, ghi nhận về vai trò, vị trí của thơ Lưu Quang Vũ trong đời sống văn học nước nhà sôi động và tích cực hơn nhiều. Điểm lại các bài phê bình, giới thiệu, nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ chúng ta có thế tổng kết những nội dung sau: 2.1. Một số bài nghiên cứu khẳng định Lưu Quang Vũ trước hết và trên hết là một nhà thơ tài hoa. Đầu tiên phải kể đến ý kiến của Hoài Thanh, trong bài viết Một cây bút có nhiều triển vọng đã đánh giá những vần thơ của Lưu Quang Vũ: “nó là vàng thật, đúng 7 nó là thơ”; “Lưu Quang Vũ có nhiều câu nhiều đoạn đúng là thơ, lại có một bài thơ rất hay. Năng khiếu của anh đã rõ. Miễn anh đi đúng nhất định anh sẽ đi xa”. PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết Thơ tình Lưu Quang Vũ thì cho rằng: “Trong tính cách sáng tạo của con người tài hoa trẻ trung Lưu Quang Vũ thì thơ là hồn cốt nhân hậu nhất” [10, tr. 92], và “Đi suốt chiều dài đời thơ Lưu Quang Vũ, tôi có cảm giác như đi vào một kho báu. Ở những câu thơ ta nhặt vô tình nhất cũng óng ánh một vẻ đẹp riêng, không hiểu sao chỉ có ở thơ Lưu Quang Vũ - một vẻ đẹp trong vắt của thi ca” [10, tr. 95]. Vũ Quần Phương trong bài Đọc thơ Lưu Quang Vũ đã nhận thấy: “Đọc hết các bản thảo anh để lại, tôi thấy thơ mới là nơi anh kí thác nhiều nhất và tôi tin nhiều bài thơ của anh sẽ thắng được thời gian”; “Tôi thấy trước sau cốt cách thi sĩ vẫn là nét trội nhất trong tâm hồn của anh. Tôi trộm nghĩ, về lâu dài sự đóng góp của Lưu Quang Vũ về thơ còn lớn hơn về kịch” [10, tr. 33]. Tác giả Anh Ngọc cũng cho rằng, chỉ chiếm phân nửa trong tập Hương cây Вер lửa cũng đủ đế Lưu Quang Vũ: “Có một vị trí vững vàng, bởi một hồn thơ dào dạt, một tài thơ sắc sảo với vẻ hồn nhiên đến như là ngẫu hứng, với một mạch nguồn hình ảnh và từ ngữ đầy trục cảm và đột biến tuôn ra dường như bất tận” [10, tr. 109]. Chân dung và tài năng thi ca của Lưu Quang Vũ còn được khẳng định trong cuốn tiếu luận Những gương mặt tiêu biếu của thi ca Việt Nam (2006) của Kiều Văn. Đọc thơ Lưu Quang Vũ, Kiều Văn phải “bàng hoàng và kính phục” khi nhận ra trong đó chân dung của “một nhà thơ giàu tư tưởng và có một tầm tư duy rất cao, trước những tình cảm sâu sắc và rộng lạ thường, trước một chất người hết sức tinh túy và cao quý, và trước một nghệ thuật thơ chân chất nhưng thượng thăng” [17, tr. 389]. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra được những đóng góp “sáng giá” của Lưu Quang Vũ cho đất nước, cho văn học. Như vậy qua những đánh giá cảm nhận ở trên, ta thấy các nhà nghiên cứu đã khẳng định Lưu Quang Vũ trước hết và trên hết là một nhà thơ tài hoa. 2.2. Trong những bài nghiên cứu, phê bình cũng đã đi sâu vào tìm hiểu cách thức thể hiện trong thơ Lưu Quang Vũ. 8 - Một yếu tố được các nhà phê bình rất chú ý đó là những biểu tượng của thế giới nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ. Trong bài viết Lưu Qung Vũ tâm hồn trở gió in trên Tạp chí nghiên cứu văn học, tác giả Phạm Xuân Nguyên đã phát hiện “gió” là một biểu tượng, tượng trưng cho toàn bộ thế giới thơ Lưu Quang Vũ, làm nên bản sắc riêng của thế giới nghệ thuật ấy. Tác giả đã có những phát biểu sâu sắc về sức sáng tạo của Lưu Quang Vũ qua những câu thơ “nổi gió” của ông và khẳng định: “Đời anh là gió, thơ anh là mây. Gió thổi mát và mây che mát. Mây cho gió dừng chân và gió cho mây bay bổng. Gió và mây hợp lại có thế làm mưa, mưa tưới nhuần mặt đất. Gió lòng anh thổi tới lòng ta” [7, tr. 34]. Vương Trí Nhàn lại khám phá một biêu tượng khác: “mưa” - biêu tượng này thường gắn với rất nhiều bài thơ tài hoa của Lưu Quang Vũ: “Trong các thi sĩ đương thời, Vũ là người nhạy cảm với mưa, thân thuộc với mưa hơn ai hết”. “Ở anh, mưa cho thấy sự trôi chảy của thời gian mà con người thấy bất lực, không sao níu kéo nổi. Mưa làm cho hiện tại trở nên vô nghĩa và tương lai trở nên lờ mờ không xác định” [8, tr. 69]. Còn trong bài viết Nôi lao lung của một hồn thơ mới bước vào đời, Phan Trọng Thưởng chú ý den biểu tượng “bầy ong” như hình bóng của tác giả: “Hình như anh cảm thấy sự đồng than, đồng phận nào đó giữa mình với con ong: sự cần mẫn, ý thức chắt chiu, tìm kiếm, nhở nhoi giản dị” [16]. - Yeu tố thứ hai về cách thức biểu hiện trong thơ Lưu Quang Vũ được nói đến khá nhiều là giọng điệu. Hoài Thanh đã nhận thấy “Câu thơ Lưu Quang Vũ thường ngọt ngào hiền hậu”. Trong bài viết Lưu Quang Vũ, hồn thơ đắm đuối, Vũ Quần Phương đã chỉ ra ở Lưu Quang Vũ một “giọng thơ đến đắm đuối” và khẳng định: “Đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ”, “Tìm ra những yếu tố cấu thành cái chất đắm đuối này cũng là cách tìm ra bản chất thi pháp Lưu Quang Vũ” [19, tr. 357]. Lưu Khánh Thơ, Bích Thu cũng dùng từ “đắm đuối” để nói về giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ. Đe cập đến vấn đề này, Bích Thu trong bài Những bài thơ sổng với thời gian đã có nhận xét: “Thơ của 9 Vũ lôi cuốn người đọc không chỉ ở sự trau chuốt lời lẽ, ngôn từ với những kĩ xảo ngón nghề mà chính ở hồn thơ đắm đuối chân thành giản dị mà nồng nàn da diết” [10, tr. 101]. Lê Đình Kỵ trong bài viết Hương cây - Вер lửa - Đất nước đời ta đã nêu ý kiến “Thơ Lưu Quang Vũ có một điệu tâm hồn riêng và không thể thiếu tâm tình” [10, tr. 29]. Như vậy, có thế thấy, qua những bài viết về thơ Lưu Quang Vũ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những nét đặc sắc khác nhau trong thơ của ông. Chúng ta có thể thấy đã có một số bài viết nghiên cứu thơ ông dưới góc độ giọng điệu nhưng chưa phải là nhiều. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiếu thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi nhận thấy vấn đề về giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ còn nhiều vấn đề chưa được triên khai, làm rõ. Trong phạm vi khóa luận tôt nghiệp này, chúng tôi mong muốn tìm hiếu những đặc trưng giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ đế thấy được những nét riêng trong thơ ông, từ đó khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của Lưu Quang Vũ trên thi đàn. 3. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lí thuyết về giọng điệu để tiếp cận thơ Lưu Quang Vũ nhằm thấy được đặc điểm cũng như những biểu hiện phong phú về phương diện giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ qua tuyển tập Gió và tình yêu thoi trên đất nước tôi. Góp phần làm sáng tỏ phong cách thơ Lưu Quang Vũ và chỉ ra những đóng góp của tác giả đối với nền thơ ca Việt Nam hiện đại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận trình bày những vấn đề lí thuyết về giọng điệu. Chỉ ra những đặc sắc, độc đáo trong giọng điệu tập thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ để thấy được sự đóng góp của một gương mặt thơ rất riêng, giàu cá tính. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ trong tuyến tập Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”, chúng tôi xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận như sau: 1 0 Đối tượng nghiên cứu: Yeu tố giọng điệu trong tập thơ Gió và tình yêu thoi trên đất nước tôi. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung khảo sát 137 bài thơ được in trong tuyển tập Gió và tình yêu thôi trên đất nước tôi. 6. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận phối hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp hệ thống Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp phân tích văn học 7. Đóng góp của khóa luận Trên cơ sở, phát hiện được giọng điệu chủ âm và các sắc giọng phong phú khác trong thơ Lưu Quang Vũ, khóa luận một mặt cho thấy những nét độc đáo trong tư duy nghệ thuật của Lưu Quang Vũ. Mặt khác, cũng góp một tiếng nói khẳng định và ghi nhận Lưu Quang Vũ ở một tầm cao mới, xứng đáng hơn trên bình diện thơ ca chứ không dừng lại ở một cây bút thơ được mọi người biết đến. 8. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Ket luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa luận được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về giọng điệu Chương 2: Giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ trước năm 1975 Chương 3: Giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ sau năm 1975 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÈ GIỌNG ĐIỆU 1.1.Khái niệm giọng điệu Từ trước tới nay trong văn học, chúng ta thường bắt gặp khái niệm “hơi văn”, “khí văn”, hay “tone”. Đó đều là những cách gọi khác nhau của giọng điệu. Với tư cách là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, giọng điệu đâ thu hút được sự 1 1 quan tâm của giới phê bình nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã nhận ra vai trò quan trọng của giọng điệu nghệ thuật trong việc khắng định tài năng, phong cách người nghệ sĩ. Trong Những vẩn đề thi pháp học hiện đại giáo sư Trần Đình Sử khắng định: “Phân tích tác phẩm văn học mà bỏ qua giọng điệu tức là tước đi cái phần quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo của nhà văn”. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến lại cho rằng: “Câu văn có hồn là câu văn có giọng, ngữ điệu, bởi vì từ ngữ của bài văn được chọn có thông báo nhiều điều quan trọng nhưng bài văn không có giọng điệu đọc lên vẫn nhạt nhẽo vô vị. Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt được chúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng cho tác phâm mình”. Cho đến nay, mặc dù đã xuất hiện không ít các công trình nghiên cứu, nhưng giọng điệu vẫn là một khái niệm cần tìm hiểu để được lập luận một cách chặt chẽ hơn. Nói một cách khác, khái niệm này dường như vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Vì vậy, chúng ta vẫn thấy một sự thật, đó là giữa các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất cao về khái niệm này. Theo nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc trong Bách khoa thư Mỹ có định nghĩa: “Tone là âm thanh được xét trong sự can thiệp của trường độ, cường độ, âm sắc và âm lượng của nó”. Đây chính là cách quan niệm về giọng điệu trên lập trường của ngôn ngữ học. M.H. Abrams trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra nhận định về “tone”: “tone” có nghĩa “là thái độ của người phát ngôn văn học đối với người nghe của anh ta” [1]. 1 2 M.B. Khrapchenco trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triến của văn học, khi bàn về giọng điệu nghệ thuật lại cắt nghĩa theo một phạm vi hết sức rộng: “Giọng điệu, hiếu theo nghĩa rộng của từ đó không phải chỉ là màu sắc xúc cảm của thiên truyện hay của hành động kịch mà là một cái gì hơn thế”. Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều đã cho rằng: “Giọng điệu trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật toát ra từ bản thân tác phâm và mang một nội hàm tư tưởng thẩm mĩ... Giọng điệu văn học là hiện tượng “siêu ngôn ngữ học”, phụ thuộc vào cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và của thời đại. Giọng điệu là biểu hiện của thái độ, cảm xúc của chủ thể đối với đời sống”. Hay trong một công trình khác, ông khẳng định: “Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả... Giọng điệu ở đây không đơn giản là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói mà là một giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử trước các hiện tượng đời sống” [12, tr. 142]. Có thế thấy, trong quan niệm của Trần Đình Sử, giọng điệu là một hiện tượng đã vượt ngoài “tầm kiểm soát” của ngôn ngữ, và được tạo nên bởi mối quan hệ giữa thái độ, cảm xúc của nhà văn với hiện thực cuộc sống. Như vậy, quan niệm này không chỉ chú ý tới khía cạnh thái độ cảm xúc, lập trường tư tưởng, tình cảm của tác giả, mà còn chú ý tới tính chi phối của phạm vi hiện thực tới giọng điệu. Theo cách khác, Lê Huy Bắc trong bài viết Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại lại không thể hiện trực tiếp quan niệm của mình, mà thông qua việc phân biệt giọng và giọng điệu để giới hạn nội hàm của khái niệm. Theo ông: “Giọng điệu là âm thanh xét ở góc độ tâm lí, biểu hiện các thái độ: buồn, vui, hờ hững, Với các giới hạn này, có thể nói Lê Huy Bắc đã phát hiện ra bản chất của giọng điệu. Tuy nhiên nó vẫn chưa là một khái niệm đầy đủ. Trong chuyên luận Giọng điệu trong thơ trữ tình, PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp đã có sự nghiên cứu khá kĩ càng về giọng điệu trong văn học. Tác giả đã bày tỏ khá rõ nét quan niệm về vấn đề này. Nguyễn Đăng Điệp đã cho rằng: “Giọng điệu biếu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thế phát ngôn qua lời văn nghệ thuật. Không thế có giọng điệu nếu không có những rung động sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa trước thân phận con người, không chia sẻ với họ niềm vui và tình yêu cuộc sống” [2, tr. 57]. Nhìn một cách tổng quát các ý kiến ta thấy rằng, tuy chưa hoàn toàn thống nhất với nhau nhưng các nhà phê bình, nghiên cứu đều ít nhiều có sự gặp gỡ nhau ở khía cạnh này hay khía cạnh khác trong quan niệm về giọng điệu. Từ các quan niệm, nhận thấy giọng điệu đã được nhìn nhận chủ yếu theo khuynh hướng: giọng điệu là biểu hiện của lập trường tư tưởng, thái độ của nhà văn với hiện thực cuộc sống. Theo Từ điến thuật ngữ văn học, mục từ “Giọng điệu”, các soạn giả đã đưa ra khái niệm về giọng điệu như sau: “Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với đối tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm (...) Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thế viết ra một tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật. Không nên lẫn lộn giữa giọng điệu và ngữ điệu là phương tiện biểu hiện của lời nói, thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu chỗ ngừng. Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người trần thuật, kể chuyện hay nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng điệu. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với cái giọng điệu “trời phú” của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng cơ bản, chủ đạo, chứ không đơn điệu” [4, tr. 134]. Như vậy, xét về mọi phương diện thì khái niệm trên đây là tương đối hoàn chỉnh, có thế bao quát mọi khía cạnh của giọng điệu. Chúng tôi chấp nhận khái niệm này như một lí thuyết công cụ đế soi sáng cho sự nghiên cứu của mình. Tuy nhiên đế tránh sự hiếu lầm về yếu tố giọng điệu, chúng tôi thấy cần có sự phân biệt khái niệm này với một số khái niệm gần gũi với nó. 1 4 Trước hết cần thấy rằng, giọng điệu nghệ thuật khác với giọng điệu tác giả vốn có ngoài đời: Giọng điệu của tác giả ngoài đời là giọng điệu của con người cụ thể, là giọng điệu ngôn ngữ trong đời sống với những nét đặc thù về tính cách, phong tục, nghề nghiệp, thói quen, trình độ,...; còn giọng điệu nghệ thuật luôn mang nội dung tình cảm, thái độ, cách ứng xử của tác giả trước những hiện tượng đời sống được miêu tả. Việc đồng nhất giọng điệu nghệ thuật và giọng điệu tác giả vốn có ngoài đời là một việc làm mang tính khiên cưỡng, thậm chí sai lệch về bản chất vấn đề. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phân biệt giọng điệu với ngữ điệu. “Không nên lẫn lộn giữa giọng điệu với ngữ điệu là phương diện biểu hiện của lời nói thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh ...” [4, tr. 135]. Tuy cả hai khái niệm này cũng có cùng một phương tiện biểu hiện là âm thanh, nhưng chúng lại thuộc hai lĩnh vực khác nhau. Ngữ điệu thuộc phạm vi của ngôn ngữ học, là hiện tượng của câu và nó có các chức năng biểu cảm. Còn giọng điệu lại là hiện tượng “siêu ngôn ngữ”, thuộc phạm vi của lí luận văn học, nó phụ thuộc vào cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và cả thời đại. 1.2.Vai trò của giọng điệu Giọng điệu nghệ thuật là một trong những vấn đề phức tạp nhất của thi pháp học hiện đại. Tuy nhiên, việc tìm hiểu giọng điệu trong tác phẩm văn chương lại cung cấp những tri thức về một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học, một thước đo không thế thiếu đế xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ. Nhìn một cách khái quát, giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả. Từ đây giọng điệu có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Dấu ấn phong cách trong giọng điệu chính là “chất riêng” độc đáo, không thế lẫn của mỗi nhà văn, mà nói như Turghenev là: “không thể tìm thấy trong bất kì cổ họng của người khác” [5, tr 90]. Tại sao giọng điệu lại là yếu tố hàng đầu thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn? Có thê lí giải theo cách của M.B. Khrapchenco trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triến của văn học\ “Do chỗ giọng 1 5 điệu gắn liền với việc dùng hình tượng đế miêu tả đối tượng của sáng tác, cho nên nó có đặc điếm của cách nhìn nhận riêng của cá nhân đối với đời sống”. Lê Huy Bắc trong Giọng và giọng điệu văn xuôi hiện đại khắng định: “...giọng điệu là một bộ phận style (phong cách), chúng thoát thai từ các cơ sở rồi góp phần tạo nên style cho mỗi tác phẩm, tác giả” [3, tr. 411]. PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Giọng điệu là một yếu tố cơ bản thuộc phong cách nghệ thuật, giọng điệu văn chương vừa cho phép người đọc nhận ra vẻ riêng của nghệ sĩ, vừa có ý nghĩa như một tiêu chí xác định chân tài nhà văn”. Trong Nam sơn tùng thoại nhận xét rất tinh tế: “Văn như con người của nó, văn nhân hậu thì con người của nó trầm mà tĩnh, văn ôn nhu thì con người của nó khiêm mà hòa, văn cao khất thì con người của nó đam mà giản; văn hùng hồn thì con người của nó cương mà nhanh, văn uyên sâu thì con người của nó thuần túy mà đứng đắn”. Trong Lí luận văn học, giọng điệu được biểu hiện như là lập trường, thái độ, thể hiện qua hệ thống lời văn nghệ thuật, với các yếu tố như: cách xưng hô, cách gọi tên sự vật, cách xây dựng hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, cách dùng từ ngữ,... Giọng điệu trong tác phẩm thường có giá trị đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở giọng điệu cơ bản, chủ đạo chứ không hề đơn điệu. Nói như M.B. Kharapchenco: “Giọng điệu không những không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những sắc điệu khác nhau” - Tức là, trong một tác phẩm văn học có sự xuất hiện của “giọng điệu chủ yếu” (hay còn gọi “giọng chủ đạo” - giọng điệu cơ bản, xuyên suốt tác phẩm, thể hiện một cách sâu sắc lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả với sự vật hiện tượng được miêu tả) và các “sắc điệu bao quanh” với tư cách là bè đệm. Như thế, về thực chất, giọng điệu cũng là một hệ thống. Hệ thống ấy được kiến tạo trong sự kết hợp hài hòa giọng điệu chung (giọng chủ đạo) và những sắc điệu khác nhau được thể hiện trong tác phẩm. Do đó, khi khai thác giọng điệu trong tác phẩm văn học bất kì, ta phải xem xét theo hệ thống ấy. Khác hắn với văn xuôi tự sự, “Thơ trữ tình chủ yếu được nói đến như một bản tự thuật tâm trạng” bởi thế, giọng điệu trong thơ trữ tình chủ yếu là giọng đơn. Giọng điệu trữ tình được thế hiện ở nhiều cấp độ: Giọng điệu trữ tình chịu sự quy định của 1 6 chủ thể trữ tình, cảm hứng chủ đạo và góc độ giao tiếp, giọng điệu in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nghệ sĩ - vì cá tính sáng tạo là thế hiện tập trung nhất, rực rỡ nhất của cái cá biệt, chủ quan... Có thể nói, giọng điệu là yếu tố không thế thiếu trong bất kì tác phẩm văn chương nào, trong đó có thơ. Neu không có giọng điệu, tác phẩm nghệ thuật sẽ không còn là tác phẩm nghệ thuật nữa. Giọng điệu trong thơ thể hiện quan điểm, tình cảm, thái độ của tác giả đối với cách nhìn về cuộc sống và sự vật. Lưu Quang Vũ là một nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lưu Quang Vũ đã nhanh chóng tạo cho mình một giọng điệu riêng. Đó là giọng điệu trẻ trung, trong sáng, tràn đầy niềm tin yêu vào cuộc sống trong thời kì đầu, là giọng cay đắng xót xa trước những va vấp và những mất mát của bản thân. Xuyên suốt các tác phẩm thơ là giọng đắm đuối nồng nàn. Với giọng điệu thơ độc đáo đó, thơ Lưu Quang Vũ vừa mới xuất hiện đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của độc giả. Chương 2 GIỌNG ĐIỆU THƠ LƯU QUANG vũ TRƯỚC NĂM 1975 2.1.Cơ sở hình thành giọng điệu 2.1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuy đã trở thành một nước độc lập nhưng vẫn đứng trước những thách thức to lớn. Cũng như bối cảnh xã hội lúc ấy, văn học vừa diễn ra xu hướng hội tụ, vừa tiếp tục phân hóa thành nhiều khuynh hướng. Trong thời kì chống Pháp, văn học đã được xây dựng để phục vụ cho cuộc chiến đấu của người Việt Nam mà hạt nhân là Việt Minh. Văn học được định hướng theo phương châm do Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định từ “Đe cương văn hóa Việt Nam” năm 1943 là Dân tộc - Khoa học - Đại chúng còn đối với văn học thì làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng. Trong kháng chiến chống Pháp, khấu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa - Văn hóa hóa kháng chiến” của Hồ Chí Minh cũng phản ánh mục tiêu và đi kèm với nó là phương pháp chi phối văn hóa nói chung và văn học nói riêng trong giai đoạn ấy. về phong cách, để có thể kháng chiến hóa văn 1 7 hóa, văn học phải nhằm đến đối tượng quần chúng đông đảo mà chủ yếu là nông dân và do vậy văn học giai đoạn này đều hướng đến phong cách hiện thực, đại chúng. Trong bối cảnh đó, những người sáng tác mà trong số họ có rất nhiều nhà thơ của phong trào Thơ mới, những nhà văn hiện thưc phê phán với không ít cây bũt tài năng băn khoăn về câu hỏi: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào? Người ta im lặng, hoặc cảm thấy bứt rứt vì không thể viết như cũ cũng chưa thế viết được cái mới như ý muốn của mình. Trong thời gian này đã nảy sinh những cuộc tranh luận về nghệ thuật, trong đó người nghệ sĩ băn khoăn; đem nghệ thuật phục vụ chính trị có phải là rẻ rúng nghệ thuật không? Quần chúng có khả năng thưởng thức nghệ thuật không? Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trường kì suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điêm riêng biệt của Iiiột nền văn học hình thành và phát triến trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt. Nen kinh tế nghèo nàn và chậm phát triến, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc ...). Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945 - 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng. 2.1.2. Y eu tố gia đình, quê hương và những kỉ niệm tuổi học trò Lưu Quang Vũ mang nợ thơ từ trong huyết thống. Cha ông - Lưu Quang Thuận sinh ông cùng lúc với thơ. Có thể nói, Lưu Quang Thuận là một tính cách thơ đằm thắm, dạt dào và mặn mòi như biến Đà Nang quê ông. Ngay từ thuở mới lên năm, lên sáu, nhà thơ Lưu Quang Thuận đã sớm phát hiện ra tâm hồn đa cảm, tài hoa của đứa con trai đầu lòng và ông “đã tin chắc rằng sau này lớn lên con trai của mình sẽ trở thành thi sĩ” [13]. Còn mẹ Lưu Quang Vũ là một phụ nữ tảo tần, đảm đang, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh. Bà đã để lại trong tâm trí nhà thơ những hình ảnh ngọt ngào của tuổi thơ “mải chơi trốn học”, “những tối mẹ ngồi khâu lại áo”... Đó là những kỉ niệm một thời không thế quên đã in dấu trong các sáng tác của Lưu Quang Vũ sau này. 1 8 Hình thành nên diện mạo, tâm hồn thơ Lưu Quang Vũ còn có sự góp mặt của vùng quê trung du Bắc Bộ - thôn Chu Hưng “ấm những ngày gian khổ khó quên nhau”. Đúng vậy, quê hương từ xưa đến nay vốn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn trong thơ. Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi thấm đượm biết bao kỉ niệm, là nơi ta gửi gắm tình cảm sâu đậm. Chính ở nơi đây, Lưu Quang Vũ được sinh ra trong mối tình nồng thắm của cha mẹ và sự yêu thương, bao bọc của làng xóm. Vì thế cái tên Chu Hưng đi vào trong thơ Lưu Quang Vũ một cách rất giản dị tự nhiên không chỉ như một địa danh, một nơi chôn nhau cắt rốn mà còn như nguồn cội sáng tạo đời thơ Lưu Quang Vũ. Và ngay từ thuở còn cắp sách tới trường, Lưu Quang Vũ đã là một cậu bé đa cảm. Cậu học sinh lớp 9 họ Lưu từng rung động, xuyến xao trước một cô bạn nhỏ mến thương: “Suối nào mát bằng suối hồi còn bc vẫn tắm mùa hè xao động nắng trưa Câu thơ nào hay bằng câu ca dao tập đọc Ai xinh bằng cô bạn nhỏ mến thương?” (Tuôi thơ) Tuổi học trò đầy mộng mơ, lãng mạn khi nhìn vào “đôi mắt mở to” của cô bạn cùng lớp: “Cô bé con có đôi mắt mở to/ Đã đánh mất kho vàng và tiếng hát” (Những ngày chưa có em) hay: “Gương mặt em mưa ướt át/ Đôi mắt to tan vỡ cả trời chiều”. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nhìn vào đôi mắt ta như hiểu được tâm tư, tình cảm. Trái tim chàng trai mười lăm tuổi như nghẹt thở, bối rối khi nhìn vào đôi mắt long lanh của cô bạn cùng lớp. Đó là những rung động đầu tiên tuổi học trò trong trẻo, hồn nhiên và tươi trong của một cậu bé thiếu niên. Khi là chàng trai mười bảy, mười tám: “Mắt người trong như giếng nước ban đầu Mảnh trăng liềm nghiêng một nỗi nhớ nhau” (Đêm hành quân) 1 9 Những ai đã trải qua rung động đầu đời có lẽ sẽ không bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ. Đôi mắt trong veo của người con gái như “giếng nước” ấy khiến chàng trai luôn đau đáu một nỗi nhớ nhung, để rồi Lưu Quang Vũ sáng tạo ra những hình ảnh mới lạ giàu sức biểu cảm: “Mảnh trăng liềm nghiêng một nỗi nhớ nhau”... Đó là nỗi nhớ nhẹ nhàng, sâu lắng mà da diết. Neu không phải là một tâm hồn nhiều cảm xúc, lắm mộng mơ thì sẽ không có những rung động đẹp đẽ, trong sáng đến như vậy. Chính những tháng ngày mộng mơ vô tư, hồn nhiên, trong sáng ấy đã nuôi dưỡng và chắp cánh những vần thơ của ông. 2.2.Một số giọng điệu chủ đạo trong các sáng tác trước năm 1975 2.2.1. Giọng thơ “đằm đuối đến mê hoặc” Giọng điệu văn chương là một phạm trù quan trọng của thi pháp học có nhiệm vụ tìm hiểu một trong những hình thức bộc lộ cái chủ quan của nhà văn trong tác phẩm văn học. Việc cảm nhận giọng điệu có từ lâu nhưng mãi đến đầu thế kỉ XX, với sự xuất hiện của M.Bakhtin và các công trình khoa học nổi tiếng của ông, vấn đề giọng điệu văn chương mới thật sự trở thành một đối tượng tự giác của khoa học văn học. Cùng với sự lớn mạnh của thi pháp học hiện đại, việc nghiên cứu giọng điệu như một hiện tượng nghệ thuật đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Ngày nay, khi tìm hiểu một nhà văn hay một thời đại văn học, người ta không thể không quan tâm đến giọng điệu với tư cách là một yếu tố then chốt tạo nên sự độc đáo của nhà văn và thời đại văn học ấy. Trong văn học, giọng điệu thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn nhận của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng mà lời văn đó hướng tới. Tìm hiểu giọng điệu trong tập thơ Gió và tình yêu thoi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ, chúng tôi nhận thấy giọng điệu chủ đạo được nhà thơ sử dụng trong tập thơ đó là giọng “đắm đuối đến mê hoặc” khi viết về quê hương, đất nước và những người thân yêu của anh. Giọng điệu đó cũng là một đặc trưng mang tính thi pháp của thơ Lưu Quang Vũ. Tâm hồn tươi trẻ với những khao khát mãnh liệt được gắn bó với cuộc đời đã tạo nên trong thơ anh chất men nồng nàn, đắm say. Ngay từ những vần thơ đầu tay, Lưu 2 0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất