Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát thành phần hóa học của cây lục bình ở hương thủy, thừa thiên huế...

Tài liệu Khảo sát thành phần hóa học của cây lục bình ở hương thủy, thừa thiên huế

.PDF
69
239
50

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA HÓA --------------- LÊ THỊ NHUNG Tên đề tài: KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY LỤC BÌNH Ở HƢƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƢ PHẠM Đà Nẵng- 2012 2 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA HÓA --------------- Tên đề tài: KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY LỤC BÌNH Ở HƢƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƢ PHẠM SVTH : LÊ THỊ NHUNG LỚP : 08SHH GVHD: ThS. GIANG THỊ KIM LIÊN Đà Nẵng- 2012 3 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐHSP KHOA HOÁ --------------- CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ NHUNG Lớp: 08SHH 1. Tên đề tài: KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY LỤC BÌNH Ở HƢƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ 2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị: - Nguyên liệu: Cây lục bình đƣợc thu hái tại Hƣơng Thủy, Thừa Thiên Huế. - Dụng cụ, thiết bị: Tủ sấy, cân kỹ thuật, các dụng cụ thủy tinh, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS hiệu AAnalyst 100, máy đo sắc ký lỏng – khối phổ LCMS Xevo TQ hang Waters, Mỹ và thiết bị sắc ký khí- khối phổ (GC- MS) Aligent 7890A/5975C. 3. Nội dung nghiên cứu: - Xác định các thông số hóa lý của cây lục bình. - Chiết bằng phƣơng pháp ngâm chiết tĩnh với các dung môi n-hexan, etyl axetat và metanol. - Xác định thành phần dịch chiết trong n-hexan bằng phƣơng pháp sắc ký khíkhối phổ (GC-MS). Xác định thành phần dịch chiết trong etyl axetat và metanol bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng – khối phổ (LC-MS). - Thử nghiệm hoạt tính sinh học. 4. Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S. GIANG THỊ KIM LIÊN 5. Ngày giao đề tài: 6. Ngày hoàn thành: Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên) Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 25 tháng 5 năm 2012 Kết quả điểm đánh giá: Ngày…tháng…năm 2012 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký và ghi rõ họ tên) 4 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn khoa học ThS.Giang Thị Kim Liên, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc khoa Hóa-trường ĐHSP Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn, cùng với cán bộ phòng cấu trúc, Viện Hóa học, Viện Hóa học các hợp chất tự nhiên - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Xin được gửi lời cảm ơn đến những người thân, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Tác giả LÊ THỊ NHUNG 5 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 4 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 7 DANH MỤC BẢNG, HÌNH 8 MỞ ĐẦU 10 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13 1.1. Sơ lƣợc về đặc điểm thực vật và phân bố của họ lục bình 13 1.2. Tình hình nghiên cứu về cây lục bình 15 CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. Thu gom và xử lý nguyên liệu 17 2.2. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ 17 2.2.1. Hóa chất 17 2.2.2. Thiết bị 17 2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm 19 2.3.1. Các phƣơng pháp phân hủy mẫu phân tích 19 2.3.2. Phƣơng pháp ngâm chiết 20 2.3.3. Phƣơng pháp chƣng cất để loại dung môi 20 2.3.4. Phƣơng pháp đo quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) 21 2.3.5. Phƣơng pháp sắc ký khí- khối phổ 22 2.3.6. Phƣơng pháp sắc ký lỏng- khối phổ 23 2.3.7. Phƣơng pháp thăm dò hoạt tính sinh học 24 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28 3.1. Xác định các thông số hóa lý 28 3.1.1. Độ ẩm 28 3.1.1.1. Thực nghiệm 28 3.1.1.2. Kết quả 28 3.1.2. Hàm lƣợng tro 29 3.1.2.1. Thực nghiệm 29 6 3.1.2.2. Kết quả 30 3.1.3. Xác định hàm lƣợng kim loại có trong mẫu cây lục bình bằng phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 30 3.1.3.1. Thực nghiệm 30 3.1.3.2. Kết quả 31 3.2. Khảo sát thành phần hóa học của các dịch chiết 31 3.2.1. Quy trình khảo sát thành phần hóa học các dịch chiết 32 3.2.2. Hiệu suất chiết 34 3.2.3. Kết quả khảo sát thành phần hóa học DC1 35 3.2.4. Kết quả khảo sát thành phần hóa học DC2 41 3.2.5. Kết quả khảo sát thành phần hóa học DC3 45 3.3. Thăm dò hoạt tính sinh học 49 3.3.1. Hoạt tính vi sinh vật kiểm định 49 3.3.2. Hoạt tính chống oxi hóa 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 1. Kết luận 51 2. Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC 54 7 DANH MỤC NHỮNG VIẾT TẮT GC Sắc ký khí LC Sắc ký lỏng MS Khối phổ GC-MS Sắc ký khí-khối phổ liên hợp LC-MS Sắc ký lỏng – khối phổ liên hợp DC1 Dịch chiết lỏng của cây lục bình trong dung môi n-hexan C1 Cặn sau khi chiết kiệt với n-hexan DC2 Dịch chiết lỏng của cây lục bình trong etyl axetat C2 Cặn sau khi chiết kiệt với etyl axetat DC3 Dịch chiết lỏng của cây lục bình trong metanol C3 Cặn sau khi chiết kiệt với metanol EE Hợp chất hóa học trong dung môi etyl axetat EM Hợp chất hóa học trong dung môi metanol EtOH Etanol L.f Lactobacillus fermentum S.au Staphylococcus aureus S.ent Salmonella enterica E.coli Escherichia coli P.aeru Pseudomonas aeruginosa C.allbicans Candida albican 8 DANH MỤC BẢNG , HÌNH Hình 1.1.Cây lục bình (hoa, lá, thân) .................................................................. 14 Hình 2.1. Mẫu bột khô của cây lục bình............................................................... 17 Hình 2.2. Thiết bị đo AAS: AAnalyst 100. .......................................................... 18 Hình 2.3. Thiết bị sắc ký khí khối phổ (GC-MS) Agilent 7890A/5975C .............. 19 Hình 2.4. Sơ đồ thiết bị đo quang phổ hấp thụ nguyên tử ..................................... 21 Bảng 3.1. Kết quả xác định độ ẩm của cây lục bình. ............................................ 29 Bảng 3.2. Kết quả xác định hàm lƣợng tro. .......................................................... 30 Bảng 3.3. Kết quả xác định hàm lƣợng kim loại. ................................................. 31 Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu khảo sát thành phần hóa học của cây lục bình .......... 32 Hình 3.2. Dịch chiết của mẫu cây lục bình với n – hexanError! Bookmark not defined.33 Hình 3.3. Dịch chiết của mẫu lục bình với etyl axetat .......................................... 33 Hình 3.4. Dịch chiết của mẫu cây lục bình với dung môi metanol.Error! Bookmark not define Hình 3.5. Sắc ký đồ của DC1 ............................................................................... 35 Bảng 3.4. Hiệu suất chiết ..................................................................................... 35 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát thành phần hóa học của DC1. ................................... 35 Hình 3.6. Phổ khối của n – hexadecanoic axit ..................................................... 38 Hình 3.7. Phổ khối của phytol ............................................................................ 38 Hình 3.8. Phổ khối của cholesterol ................... Error! Bookmark not defined.39 Hình 3.9. Phổ khối của stigmasterol. .................................................................. 39 Hình 3.10. Phổ khối của gamma- sitosterol. ........................................................ 40 Hình 3.11. Phổ khối của 4,22- stigmastadiene-3-one. ......................................... 40 Hình 3.12. Sắc ký đồ LC của DC2 . ..................................................................... 42 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát thành phần hoá học của DC2. ................................... 43 Hình 3.13. Phổ khối của (EE6). ........................................................................... 44 Hình 3.14.Sắc ký đồ LC của DC3. ...................................................................... 45 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát thành phần của DC3.................................................. 46 Hình 3.15. Phổ khối của (EM6) ........................................................................... 47 Hình 3.16. Phổ khối của (EM7). .......................................................................... 48 9 Bảng 3.8. Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định ............................... 49 Bảng 3.9. Kết quả thử hoạt tính chống oxi hóa. ................................................... 50 10 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Từ nhiều thế kỷ nay, nền y học cổ truyền ở Việt Nam vẫn đƣợc duy trì, phát triển và ngày càng khẳng định đƣợc vai trò cũng nhƣ tiềm năng to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Những chế phẩm y học cổ truyền đƣợc coi nhƣ một kho tàng dƣợc liệu quý báu. Cùng với sự tiến bộ của khoa học, con ngƣời đã có thêm điều kiện tốt để nghiên cứu, tìm ra thêm những công dụng của cây cỏ và góp phần làm giàu thêm cho nền y học cổ truyền Việt Nam. Nƣớc ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên đƣợc thừa hƣởng nguồn thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng sinh học với nhiều loài dƣợc liệu quý. Việc sử dụng các loại thuốc thảo dƣợc theo cách cổ truyền hay từ các hợp chất nguồn gốc tự nhiên có xu hƣớng ngày càng tăng đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền y học Việt Nam. Vậy nên, những bài thuốc từ thảo dƣợc hiện nay là một chủ đề đang đƣợc các nhà khoa học Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung tích cực quan tâm. Việc nghiên cứu thành phần hóa học từ những cây cỏ thiên nhiên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Và việc nghiên cứu cây Lục bình cũng vậy. Lục bình (danh pháp khoa học: Eichhornia crassipes Solms) còn đƣợc gọi là bèo tây, bèo sen hay bèo Nhật Bản, là một loài thực vật thủy sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nƣớc, thuộc về chi Eichhornia của họ Họ Bèo tây (Pontederiaceae) [1, 5, 9, 10]. Lục bình có giá trị sử dụng lớn. Nó đƣợc sử dụng làm phân xanh bón ruộng, làm chất độn để ủ phân chuồng, làm thức ăn cho lợn, bò…Đọt non của lục bình đƣợc dùng làm thức ăn cho ngƣời. Lục bình còn là nguyên liệu sản xuất giấy, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làm giá thể của sản xuất nấm rơm [24, 25, 26]. Ngoài ra, ngƣời ta còn sử dụng nó vào việc chữa bệnh: lá và thân có vị ngọt cay, tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm giải độc lành da. Lá lục bình tƣơi đem giã với muối rồi đem đắp lên ung nhọt, khô thì thay miếng khác, nhiều lần sẽ làm giảm sƣng [4, 8, 19, 22]. 11 Từ lâu, dù cây lục bình dễ sinh sôi, phát triển ở khắp Việt Nam, nhƣng vẫn bị coi là thứ cây hoang dại ít đƣợc khai thác, sử dụng có hiệu quả. Nhiều nơi, còn coi lục bình nhƣ là một mối họa môi trƣờng vì lục bình gây tắc vƣớng giao thông đƣờng thủy, cản trở dòng chảy kênh rạch [20]. Hiện tại, ở vùng sông nƣớc Nam Bộ, lục bình mới đƣợc ngƣời dân khai thác và sử dụng từ năm 2000 đến nay. Còn đối với các vùng Trung Bộ và Bắc Bộ thì tiềm năng của cây lục bình vẫn chƣa đƣợc ngƣời dân chú ý nhiều. Những công trình nghiên cứu về cây lục bình vẫn còn rất ít, đặc biệt là việc nghiên cứu về thành phần hóa học của cây lục bình và hoạt tính sinh học của nó. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Khảo sát thành phần hóa học của cây lục bình ở Hƣơng Thủy, Thừa Thiên Huế” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình, nhằm góp phần cung cấp thêm những thông tin có ý nghĩa khoa học của cây lục bình để phục vụ cho việc nghiên cứu và ứng dụng nó vào thực tiễn. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Cây lục bình đƣợc thu gom ở huyện Hƣơng Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài này nhằm mục đích khảo sát thành phần hóa học có trong cây lục bình để cung cấp thêm một số thông tin khoa học, góp phần cho việc nghiên cứu và ứng dụng cây lục bình vào thực tiễn. 4. Nội dung nghiên cứu - Xác định hàm lƣợng tro bằng phƣơng pháp tro hóa mẫu khô ƣớt kết hợp. - Xác định hàm lƣợng kim loại bằng phƣơng pháp đo quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). - Chiết bằng phƣơng pháp ngâm chiết tĩnh với các dung môi n-hexan, etyl axetat, metanol. - Xác định thành phần dịch chiết trong n-hexan bằng phƣơng pháp sắc ký khí-khối phổ (GC - MS). - Xác định thành phần dịch chiết trong etyl axetat và metanol bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng – khối phổ (LC - MS). 12 - Thử nghiệm hoạt tính sinh học. 5. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 70 trang, trong đó có:  Phần mở đầu ( 3 trang).  Phần nội dung gồm 3 chƣơng:  -Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu (4 trang).  -Chƣơng 2: Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu (10 trang).  -Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận (22 trang).  Kết luận và kiến nghị ( 2 trang).  Tài liệu tham khảo ( 3 trang: 10 tài liệu tiếng Việt, 8 tài liệu tiếng Anh và 14 tài liệu Internet ).  Phụ lục (16 trang) 13 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lƣợc về đặc điểm thực vật và phân bố của họ lục bình Họ Lục bình hay họ Bèo tây (danh pháp khoa học: Pontederiaceae) là một họ thực vật hạt kín thuộc bộ Commelinales của nhánh commelinids thuộc nhánh lớn là monocots. Đây là một họ nhỏ chứa các loài thực vật thủy sinh sống trôi nổi hay cắm rễ xuống bùn, rễ chùm, có hoa lƣỡng tính, đối xứng tỏa tia là chủ yếu, nhƣng có loài đối xứng hai bên. Điểm đặc biệt là hoa dị kiểu (hay dị nhụy), sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thân sinh dƣỡng ngắn hay bò lan, mập. Lá mọc thành dạng giống nhƣ nơ hay phân bố dọc theo thân, xếp thành 2 dãy. Họ này theo Angiosperm Phylogeny Group có 6-9 chi và chứa khoảng 33 loài [27, 28].  Eichhornia Kunth (bao gồm cả Piaropus): Bèo tây, bèo lục bình, bèo Nhật Bản, phƣợng nhãn lam. Một số tài liệu ghi nhận tới 7 loài trong chi này.  Eurystemon . Có thể gộp trong chi Heteranthera.  Heteranthera Ruiz & Pav.: Dị nhị hoa. Khoảng 11 loài tại Tây bán cầu và châu Phi.  Hydrothrix : 1 loài lục thủy sam ở đông Brasil.  Monochoria C.Presl: Rau mác, vũ cửu hoa. Khoảng 8 loài ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi, châu Á và Australia.  Pontederia L.: Thoa ngƣ thảo. Khoảng 6 loài ở Tây bán cầu.  Reussia . Có thể gộp trong chi Pontederia.  Scholleropsis H.Perrier: 1 loài tại Madagascar.  Zosterella : Nghĩ cam tảo. Có thể gộp trong chi Heteranthera. Ở Việt Nam có 2 chi (Monochoria, Eichhornia) và 5 - 7 loài. Chi Eichhornia gồm bảy loài bèo lục bình, là những cây lƣu niên mọc tự do, nổi trên mặt nƣớc có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Với lá rộng, dày, bóng và có hình trứng, bèo lục bình trƣởng thành có thể cao tới 1m. Bề ngang lá từ 10-20 14 cm, nổi trên mặt nƣớc nhờ thân dài, xốp, phồng ra hình củ. Rễ có lông, có mày hơi tía đen. Thân trắng đứng đỡ một cụm hoa từ 8-15 bông rất đẹp, phân biệt, có màu hoa oải hƣơng hoặc hồng nhạt với sáu cánh hoa. Bèo lục bình có thể sinh sản chính bằng thân bò lan, chúng cũng có thể sinh sôi bằng hạt. Trong đó, cây lục bình thông dụng nhất ( Eichhornia crassipes ). Hình 1.1.Cây lục bình (hoa, lá, thân) Cây lục bình thuộc giới Plantae, bộ Commelinales, họ Pontederiaceae, chi Eichhornia, tên khoa học là Eichhornia crassipes. Đây là loài cỏ đa niên, là thực vật thủy sinh, sinh sản rất nhanh, xâm lấn các dòng chảy chính. Lục bình mọc cao khoảng 30 cm , là loài lá đơn, lá mọc thành hoa nhị, cuống xốp phồng lên thành phao nổi khi còn non, trƣởng thành cuống thon dài. Lá cuống vào nhau nhƣ những cánh hoa. Hoa lƣỡng tính không đều, màu xanh tím nhạt, cánh hoa có một đốm vàng. Hoa có 6 nhụy gồm 3 dài 3 ngắn. Bầu thƣợng 3 ô đựng nhiều noãn, quả nang. Dò hoa đứng thẳng đƣa hoa vƣơn lên khỏi túm lá. Cây thân cỏ sống lâu năm, nổi trên mặt nƣớc hay bám dƣới bùn, rễ dài, rậm và trông nhƣ lông vũ sắc đen buông rũ xuống nƣớc. Kích thƣớc cây thay đổi tùy theo môi trƣờng có nhiều hay ít chất màu, sinh sản bằng con đƣờng vô tính. Từ các nách lá, đâm ra những thân bò dài và mỗi đỉnh thân bò cho một cây mới, sớm tách khỏi cây mẹ để trở thành một cá thể độc lập. Ao, hồ, đầm nƣớc lặng nhiều màu thì lục bình phát triển rất nhanh, có thể cho 150 tấn chất khô/hecta/ năm. 15 Cây lục bình xuất xứ từ chây Nam Mỹ, du nhập Việt Nam khoảng năm 1905 [17], do đó trong tiếng Việt mới có tên bèo Tây. Còn tên bèo Nhật Bản vì có ngƣời cho là mang từ Nhật về. 1.2. Tình hình nghiên cứu về cây lục bình Các công trình nghiên cứu về thành phần hoá học của cây lục bình trên thế giới rất ít và tại Việt Nam hầu nhƣ chƣa có. Còn các nghiên cứu về ứng dụng của cây lục bình thì đã đƣợc công bố khá nhiều. Lục bình có những công dụng nhƣ trồng làm cảnh. Rễ bèo phơi khô làm vật liệu để chèn lót rất tốt, có sức đàn hồi cao, chịu đƣợc các hóa chất thông thƣờng và ít bị nát vụn. Ở dạng tự nhiên, lục bình có tác dụng hấp thụ những kim loại nặng nhƣ chì, thủy ngân và strontium và vì thế có thể dùng khử trừ ô nhiễm môi trƣờng [22]. Ở Nhật Bản, ngƣời ta dùng lục bình để làm giấy và ép thành một thứ bìa nhẹ và cứng, dùng lục bình làm thuốc, chống ô nhiễm nguồn nƣớc, có khả năng cung cấp năng lƣợng cho lên men bằng vi khuẩn….[29]. Lục bình thuộc nhóm thức ăn xanh, chứ hầu hết các axit amin không thay thế, giàu vitamin, khoang đa lƣợng và vi lƣợng. Có thể sử dụng lục bình cho gia súc khi thiếu thức ăn xanh. Lƣợng chất khô thấp (6-7% ), lƣợng xơ cao (trên 200g/kg), khoáng tổng số cũng cao (180-190g/kg chất khô) nên giá trị năng lƣợng thấp. Ngƣời ta còn sử dụng lục bình trong sản xuất thủ công mỹ nghệ nên cây lục bình cũng đƣợc khai thác mạnh để cung cấp nguồn nguyên liệu [24, 25]. Ở Trung Quốc, ngƣời ta dùng toàn cây làm thuốc trị cảm mạo phát nhiệt, tiểu tiên đỏ đau, phong chẩn, mụn nhọt sƣng đỏ. Ở Ấn Độ, hoa đƣợc dùng làm thuốc chữa bệnh về đƣờng hô hấp… Ở nƣớc ta, ngƣời ta còn dùng lục bình làm phân xanh bón ruộng, làm chất độn để ủ phân chuồng và đặc biệt làm thức ăn xanh hoặc nấu chín với cám và bột bắp cho heo ăn. Lục bình cũng là nguồn thức ăn tốt cho bò trong mùa khô thiếu cỏ tƣơi… Cây lục bình đƣợc vứt bỏ hết phiến lá và rễ băm nhỏ, đem ủ lên men trong 24 giờ với một ít nƣớc muối rồi trộn lẫn với cám cho bò ăn. 16 Lục bình cũng có thể dùng làm rau ăn. Ngƣời ta rút các đọt non, rửa sạch cắt mỏng dùng nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên nấu chín nhừ, ăn nát không ngon. Hoa ăn cũng ngon, có thể dùng ăn sống hoặc nấu canh nhƣ các đọt non. Năm 1979, Viện chăn nuôi đã cho biết thành phần hóa học của thân lục bình nhƣ sau (tính theo %): nƣớc 92,3; protein 0,8; lipid 0,3; xenlulozo 1,4; dẫn xuất không protein 5,08 và khoáng toàn phần 1,4 [20]. Hoa lục bình có vị nhạt, tính mát, có tác dụng sơ phong thanh, lợi niệu, giải độc, chữa sƣng tấy hoặc viêm đau nhƣ sƣng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe, chín mé, sƣng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết…[17]. Khi ho hen ho đàm hoặc ho gió, chƣng một nắm hoa với đƣờng phèn uống, kết hợp thêm hoa hòe hoa khế càng tốt. Ngƣời cao huyết áp mãn tính dùng hoa chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn. Dùng khô thân và lá phơi khô sao thơm khử thổ phối hợp với các vị thuốc khác chữa hạch cổ tràng nhạc. Ngoài ra, lá, hoa, thân và quả của lục bình là vị thuốc hiệu quả cao đối với ngƣời loãng xƣơng và trẻ em gầy còm. Ở miền Nam trƣớc đây, bà con cũng thƣờng dùng để chữa những vết thƣơng trên cơ thể bị nhiễm độc chất hóa học. Lục bình còn có tác dụng trị giun sán ở đƣờng ruột trẻ em và ngƣời cao tuổi [30]. 17 CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thu gom và xử lý nguyên liệu Cây lục bình đƣợc thu gom từ huyện Hƣơng Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 3 tháng 8 năm 2011. Mẫu thực vật sau khi thu gom, rửa sạch, để ráo nƣớc rồi đem cân. Sau đó, đem mẫu khô đi xay nhỏ. Hình 2.1. Mẫu bột khô của cây lục bình 2.2. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ 2.2.1. Hóa chất  Dung môi n-hexan (C6H14)  Dung môi etyl axetat (CH3COOC2H5)  Dung môi methanol (CH3OH)  Axit sunfuric H2SO4 có nồng độ 95-99%  Các dung dịch chuẩn của các muối Pb2+, Ca2+, Mg2+, Cu2+, Zn2+, Fe2+, Na+, K+ . 2.2.2. Thiết bị Các thiết bị sử dụng trong quá trình gồm có: 18  Tủ sấy.  Cân kỹ thuật.  Các dụng thủy tinh dùng trong quá trình gồm có: bình tam giác loại 50mL, 100 mL, 250 mL, cốc thủy tinh các loại 5mL, 10mL, 20 mL, 50mL. phễu Bruchner, ống hút, pipet, micropipet, đũa thủy tinh, lọ thủy tinh, chai đựng mẫu, ống đong 100 mL, ống nghiệm, giá đỡ, bình định mức 100mL, nhãn hóa chất, giấy lọc......  Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS hiệu AAnalyst 100 ( phòng thí nghiệm khoa Hóa, trƣờng Đại học Sƣ Phạm – Đại học Đà Nẵng). Hình 2.2. Thiết bị đo AAS: AAnalyst 100  Máy đo sắc kí lỏng kết hợp với khối phổ LC/MS Xevo TQ hãng Waters, Mỹ (phòng nghiên cứu cấu trúc – viện hóa học – viện khoa học và công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội). Hệ dung môi Metanol-nƣớc; Tốc độ dòng : 0,25 ml/phút; Nguồn ion hóa của máy khối phổ : phun mù điện tử.  Thiết bị sắc ký khí khối phổ (GC-MS) Agilent 7890A/5975C ( Trung tâm kĩ thuật chất lƣợng đo lƣờng 2, số 2 Ngô Quyền, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng). 19 Hình 2.3. Thiết bị sắc ký khí khối phổ (GC-MS) Agilent 7890A/5975C - Điều kiện sắc ký: Nhiệt độ buồng tiêm mẫu: 280 oC. Khí mang He: 7 psi. Thể tích tiêm 1ul, split 10:1. Chƣơng trình nhiệt độ lò: Nhiệt độ đầu 80oC, giữ ở 0 phút. Sau đó tăng lên 290oC với tốc độ gia nhiệt 10oC/phút, giữ ở nhiệt độ này trong 20 phút. Cột sắc ký HP5MS 30m x 0.25mmx0.25um. - Điều kiện khối phổ: Nguồn Ion hoá:EI. Năng lƣợng Ion hoá:70eV. Nhiệt độ MS source: 230oC. Nhiệt độ MS Quad: 150 oC. Nhiệt độ giao diện sắc ký khí với detector khối phổ: 280oC. Chế độ quét Fullscan: Thời gian trễ 0-3 phút, thời gian quét: 3-50 phút, khoảng khối quét: 35-600amu. 2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm 2.3.1. Các phương pháp phân huỷ mẫu phân tích Muốn phân tích một chất trong một đối tƣợng nào đó, trƣớc hết ta phải chuyển chất đó vào dung dịch, đặc biệt đối với đối tƣợng phân tích là chất rắn. Phân loại: Phƣơng pháp phân hủy mẫu phân tích bao gồm phƣơng pháp “ƣớt”, phƣơng pháp “khô”, phƣơng pháp kết hợp khô và ƣớt. - Phƣơng pháp khô: Cách này thƣờng dùng và đơn giản nhất. Ta đem nung mẫu ở 500-5500C trong chén platin hay thạch anh, các chất hữu cơ bị đốt cháy, trong tro còn lại các chất vô cơ khó bay hơi. Cần chú ý rằng trong quá trình 20 nung sẽ mất một số nguyên tố do bay hơi nhƣ các halogen, thuỷ ngân, lƣu huỳnh…..Phƣơng pháp này áp dụng cho mẫu hữu cơ dễ bị đốt cháy. - Phƣơng pháp ƣớt: Thực hiện phản ứng oxi hóa khử bằng dung dịch axit có tính oxi hóa mạnh. Khó áp dụng cho mẫu hữu cơ. Phƣơng pháp này rất tốn dung môi và đòi hỏi dung môi phải tinh khiết. Hàm lƣợng phân tích có khi lớn hơn lƣợng thực tế dẫn đến hiệu suất thu hồi lớn hơn 100%. Tuy nhiên, phƣơng pháp này lại hạn chế đƣợc việc bay hơi của các chất trong mẫu phân tích, kết quả phân tích gần với kết quả thực hơn. - Phƣơng pháp khô ƣớt kết hợp: là sự kết hợp của hai phƣơng pháp trên. Cho lƣợng dung môi rất ít vào mẫu, mục đích phá vỡ các liên kết yếu rồi đƣa vào lò nung ở nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ của phƣơng pháp khô. Phƣơng pháp này giúp ta có thể nung ở nhiệt độ thấp nên hạn chế các chất bay hơi và lƣợng dung môi dùng ít hơn. 2.3.2. Phương pháp ngâm chiết Phƣơng pháp chiết là phƣơng pháp lấy chất từ hỗn hợp bằng dung môi để tách biệt, cô và tinh chế các cấu tử có trong hỗn hợp thành những cấu tử riêng. Có thể chiết từ hổn hợp dung dịch hay từ chất rắn. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng rộng rãi trong hoá dƣợc để tách các hoạt chất từ các vị thuốc có nguồn gốc động, thực vật. Phân loại: - Chiết trong hệ chất lỏng: + Chiết từ các dung dịch hoặc từ các huyền phù. + Chiết lỏng liên tục. - Chiết trong hệ chất rắn lỏng. 2.3.3. Chưng cất để loại dung môi Chƣng cất là phƣơng pháp thƣờng dùng để tách biệt và tinh chế những chất có nhiệt độ sôi khác nhau bằng cách đun sôi chất lỏng thành hơi rồi ngƣng tụ hơi lại thành những chất lỏng tinh khiết.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan