Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạy học chủ đề bản thân...

Tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạy học chủ đề bản thân

.DOC
70
1271
114

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ---------------------------------- TRẦN THỊ THÙY GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẢN THÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non Người hướng dẫn khoa học TS. PHẠM QUANG TIỆP HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo TS.Phạm Quang Tiệp người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn BGH, các thầy giáo, cô giáo khoa GDTH Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Mặc dù em đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt khóa luận nhưng với điều kiện, thời gian nghiên cứu cũng như vốn kiến thức còn hạn chế nên cũng không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014 SVTH Trần Thị Thùy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Phạm Quang Tiệp Những kiến thức trong khóa luận là: trung thực, rõ ràng, chưa được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội ngày 05 tháng 05 năm 2014 SVTH Trần Thị Thùy MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu............................................2 4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3 7. Giả thuyết khoa học.......................................................................................3 NỘI DUNG.......................................................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẢN THÂN...............................................................................................................5 1.1. Kĩ năng sống và vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi...............5 1.1.1. Bản chất và đặc điểm của kĩ năng sống..................................................5 1.1.1.1. Bản chất của kĩ năng sống....................................................................5 1.1.1.2. Đặc điểm của kĩ năng sống..................................................................6 1.1.2. Phân loại kĩ năng sống............................................................................7 1.1.2.1. Cách phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khỏe (WHO).......................7 1.1.2.2.Cách phân loại của UNESCO...............................................................7 1.1.2.3.Cách phân loại của tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). .8 1.1.2.4. Cách phân loại khác:..........................................................................11 1.1.3. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống..........................................................16 1.1.4. Cách thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non...............................16 1.2. Đặc điểm của trẻ 5 - 6 tuổi.......................................................................17 1.2.1. Đặc điểm sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi........................................................17 1.2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 - 6 tuổi.........................................................18 1.2.2.1 Sự phát triển cảm giác, tri giác............................................................18 1.2.2.2. Đặc điểm phát triển trí nhớ.................................................................18 1.2.2.3. Đặc điểm phát triển tư duy.................................................................19 1.2.2.4. Đặc điểm phát triển trí tưởng tượng...................................................19 1.2.2.5. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo................................20 1.2.2.6. Đặc điểm giao tiếp của trẻ 5 - 6 tuổi..................................................20 1.2.2.7. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn..........................21 1.3. Dạy học chủ đề bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi...............................................22 1.3.1. Mục tiêu của chủ đề bản thân................................................................22 1.3.2. Nội dung của chủ đề bản thân...............................................................23 1.3.3. Đặc điểm của chủ đề bản thân..............................................................24 1.4. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua day học chủ dề bản thân..................................................................................................................25 1.4.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua dạy học chủ đề bản thân..................................................................................................................25 1.4.2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua dạy học chủ đề bản thân..................................................................................................................26 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẢN THÂN.............................................................................................................31 2.1. Thực trạng kĩ năng sống của trẻ 5 - 6 tuổi................................................31 2.1.1. Kĩ năng tự phục vụ................................................................................31 2.1.2. Kĩ năng nhận thức về bản thân..............................................................32 2.1.3. Kĩ năng hợp tác.....................................................................................33 2.1.4. Kĩ năng giao tiếp...................................................................................33 2.1.5. Kĩ năng thể hiện sự tự tin......................................................................35 2.1.6. Kĩ năng xác định giá trị.........................................................................36 2.1.7. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc của trẻ.......................................................36 2.1.8. Kĩ năng đặt mục tiêu.............................................................................37 2.1.9. Kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích...............................................37 2.1.10. Kĩ năng thể hiện sự tự tin....................................................................37 2.2. Thực trạng dạy học chủ đề bản thân.........................................................37 2.3. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học chủ đề bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi.....................................................................................................38 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẢN THÂN................41 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi...41 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích giáo dục mầm non...........................................41 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn..........................................................................41 3.1.3. Phù hợp với đặc trưng của trẻ 5 - 6 tuổi................................................42 3.2. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạy học chủ đề bản thân.........................................................................................42 3.2.1. Xây dựng hệ thống kĩ năng sống giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi.................42 3.2.2. Thiết kế bài học tích hợp và giáo dục kĩ năng sống..............................45 3.2.3. Tổ chức dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống..................................46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................61 1. Kết luận.......................................................................................................61 2. Kiến nghị.....................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................63 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ về đức, trí, thể, mĩ trường mầm non không chỉ quan tâm dạy trẻ học tập, rèn luyện, vui chơi mà còn phải chú ý tới việc rèn luyện cho trẻ cách sống, cách làm người hay nói cách khác là rèn kĩ năng sống. Kĩ năng sống là tất cả nhữngđiều cần thiết mà chúng ta phải biết để có thể thích nghi với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống để có thể sống một cách an toàn và khỏe mạnh. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, nó không chỉ được hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống mà còn là qua quá trình giáo dục, rèn luyện mà có. Trong sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ, kĩ năng sống giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ chuyển tri thức, tình cảm, niềm tin thành giá trị xã hội, thành hoạt động thực tế mang tính tích cực xã hội, tính xây dựng đồng thời giúp trẻ có được thành công trong hoạt động lao động, hoạt động vui chơi và rèn luyện. Kĩ năng sống như cây cầu giúp trẻ vượt qua những bến bờ thử thách, ứng phó với những thay đổi của cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ đối với cá nhân, tập thể xã hội. Nhờ có kĩ năng sống mà trẻ thích nghi với cuộc sống không ngừng biến đổi. Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng cần thiết. Hiện nay việc giáo dục kĩ năng sống đã bắt đầu được chú ý và đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông trong các hoạt động chính khóa và ngoại khóa. Đặc biệt giáo dục kĩ năng sống đã được đưa vào trường mầm non nhằm giúp trẻ có những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Nhưng trên thực tế hiện nay việc giáo dục kĩ năng sống chỉ được thực hiện trên lý thuyết hoặc theo 1 một khuôn mẫu nào đó. Nghĩa là việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đã được chú ý đến nhưng nội dung giáo dục chưa được đầy đủ, chưa cụ thể. Các biện pháp giáo dục của giáo viên còn mang tính lý thuyết, khuôn mẫu, chủ quan áp đặt, tản mạn, không logic, gò ép trẻ. Chính vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ không đạt được hiệu quả cao. Để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, giáo dục kĩ năng sống có thể thông qua các hình thức chính như: thông qua các chủ đề, các hoạt động (hoạt động vui chơi, học tập, lao động…). Trẻ 5 - 6 tuổi là giai đoạn chuẩn bị bước vào trường phổ thông. Chính vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là rất cần thiết. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua dạy học chủ đề bản thân mang lại hiệu quả cao trong việc cung cấp cho trẻ những kiến thức cũng như những kĩ năng sống cần thiết là hành trang giúp trẻ tự tin hơn. Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạy học chủ đề bản thân”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạy học chủ đề bản thân. 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạy học chủ đề bản thân. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục trẻ mầm non. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tại các trường mầm non tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua dạy học chủ đề bản thân. - Tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạy học chủ đề bản thân ở trường Mầm non. - Đưa ra một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua dạy học chủ đề bản thân. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu. - Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực tiễn. 6.2. Phương pháp quan sát - Đối với giáo viên: Quan sát giáo viên về việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. - Đối với trẻ: Quan sát kĩ năng sống của trẻ. 6.3. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Thu thập thông tin từ phía giáo viên về: + Tầm quan trọng của kĩ năng sống đối với trẻ mầm non. + Nắm bắt thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc nghiên cứu. - Tiến hành: Khảo sát, thu thập thông tin. 7. Giả thuyết khoa học Vấn đề rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ đã được chú trọng nhưng chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều đó như: do nhận thức của giáo viên, do chương trình chưa phù hợp, do sử 3 dụng những phương pháp chưa khoa học, hình thức tổ chức còn hạn chế… Nếu đề xuất được các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non thông qua dạy học chủ đề bản thân thì sẽ cải thiện được kĩ năng sống cho trẻ. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẢN THÂN 1.1. Kĩ năng sống và vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi 1.1.1. Bản chất và đặc điểm của kĩ năng sống 1.1.1.1. Bản chất của kĩ năng sống Để hiểu được khái niệm kĩ năng sống trước hết ta cần hiểu kĩ năng là gì? Khái niệm kĩ năng: Tác giả A.V. Ptrovski cho rằng: Kĩ năng là năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính, bản chất của sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định. - Có rất nhiều khái niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo nhưng cách khác nhau: - Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO): cho rằng kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) coi kĩ năng sống là những kĩ năng mang tính tâm lý xã hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một các hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. - Các quan niệm khác: Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống. 5 Như vậy có rất nhiều cách tiếp cận về kĩ năng sống. Dựa vào các góc độ, các tiêu chí khác nhau có thể hình thành các khái niệm khác nhau về kĩ năng sống. Quan niệm của Nguyễn Quang Uẩn cũng phần nào khái quát hơn về kĩ năng sống: “Kĩ năng sống là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các kĩ năng nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện các công việc và tham gia vào cuộc sống hàng ngày đạt kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống” (Tạp chí tâm lý học 6/2008) 1.1.1.2. Đặc điểm của kĩ năng sống Kĩ năng sống bao gồm những đặc điểm chủ yếu sau đây: - Đó là khả năng con người sống một cách phù hợp và hữu ích (từ góc độ sức khỏe thể hiện ngay cả biết ăn thực phẩm dinh dưỡng trong một bữa). - Đó là khả năng con người quản lý được những rủi ro, không chỉ đối với bản thân mà còn thuyết phục được mọi người chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa rủi ro (từ góc độ sức khỏe thể hiện cả ở bệnh tật). - Đó là khả năng con người quản lý một cách thích hợp bản thân, người khác và xã hội trong cuộc sống hàng ngày, điều này có thể xem như là năng lực tâm lý xã hội của kĩ năng sống. - Kĩ năng sống liên quan đến tâm vận động. Tâm vận động là một chức năng tâm - sinh lý của cá nhân, vận hành và thể hiện sự tác động tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau giữa vận động của cơ thể và tâm lý, thông qua đó thể hiện sự tác động qua lại của con người với thế giới xung quanh, làm phát triển những khả năng con người. - Kĩ năng sống thường gắn với một bối cảnh để người ta có thể hiểu và thực hành một cách cụ thể. Nó thường gắn liền với một nội dung giáo dục nhất định. 6 - Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Kĩ năng sống mang tính cá nhân vì là năng lực của cá nhân. Kĩ năng sống còn mang tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi mỗi cá nhân có kĩ năng sống thích hợp. Ví dụ: Kĩ năng sống của cá nhân trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn hội nhập: kĩ năng sống của người sống ở miền núi khác với kĩ năng sống của người sống ở vùng biển, kĩ năng sống của người sống ở nông thôn khác với kĩ năng sống của người sống ở thành phố… - Từ những đặc điểm của kĩ năng sống nói chung ta thấy được đặc điểm kĩ năng sống của trẻ mầm non đó là khả năng con người sống một cách phù hợp và hữu ích (từ góc độ sức khỏe thể hiện ngay cả biết ăn thực phẩm dinh dưỡng trong một bữa). 1.1.2. Phân loại kĩ năng sống 1.1.2.1. Cách phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khỏe (WHO) - Kĩ năng nhận thức bao gồm những kĩ năng cụ thể như: Tư duy phê phán, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị… - Kĩ năng đương đầu với cảm xúc bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và tự điều chỉnh… - Kĩ năng xã hội (kĩ năng tương tác): giao tiếp, tính quyết đoán, từ chối, hợp tác, sự cảm thông, chia sẻ, khả năng nhận thấy sự thiện cảm của người khác… 1.1.2.2. Cách phân loại của UNESCO Theo cách phân loại của UNESCO thì 3 nhóm trên được coi là những kĩ năng sống chung, ngoài ra còn có những kĩ năng sống còn thể hiện trong các vấn đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội như: 7 - Vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng. - Các vấn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản. - Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS. - Phòng tránh rượu, thuốc lá và ma túy. - Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực rủi ro. - Hòa bình và giải quyết xung đột. - Gia đình và cộng đồng. - Giáo dục công dân. - Bảo vệ thiên nhiên và môi trường. - Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ… 1.1.2.3.Cách phân loại của tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Với mục đích là giúp người học có những kĩ năng ứng phó với các vấn đề của cuộc sống và tự hoàn thiện mình, UNICEF đưa ra cách phân loại kĩ năng sống theo các mối quan hệ như sau: - Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: + Kĩ năng nhận thức: Mỗi người cần nhận biết và hiểu rõ về bản thân, những tiềm năng của mình, những mặt mạnh, mặt yếu của mình. Khi con người càng nhận thức về khả năng của mình thì càng có khả năng sử dụng các kĩ năng sống khác một cách có hiệu quả, và càng có năng lực chọn những gì phù hợp với các điều kiện sẵn có của bản thân, của xã hội mà họ sống và lựa chọn cả những gì phù hợp với khả năng của bản thân. + Lòng tự trọng: là kĩ năng sống giúp ta cảm nhận được bản thân mình và lòng tự trọng giúp ta làm chủ được thế giới xung quanh theo hướng của những giá trị tích cực. Nếu con người có lòng tự trọng cao hay tích cực:  Người đó sẽ cảm nhận tốt về bản thân. 8  Người đó tự tin và quý trọng bản thân.  Người đó cảm thấy mình có giá trị đối với người khác.  Người đó sẽ cư xử tốt và cảm thấy mạnh mẽ. Nếu con người có lòng tự trọng thấp hoặc tiêu cực thì người đó sẽ không tự hào về bản thân, không có những hành động lành mạnh, trong sáng trong cuộc sống và cảm thấy mình vô dụng, không có sức mạnh. + Sự kiên định: là nhận biết những gì mình muốn, tại sao lại muốn và khả năng tiến hành các bước để đạt được những gì mình muốn. + Đương đầu với cảm xúc: Trong cuộc sống con người vẫn thường trải nghiệm những cản xúc mang tính chủ quan như sợ hãi, tình yêu, phẫn lộ, e thẹn và mong muốn thừa nhận… và con người thường phản ứng một cách tức thời với tình huống mà không dựa trên suy luận logic. + Đương đầu với căng thẳng: Những căng thẳng như: những vấn đề của gia đình, những mối quan hệ bị đổ vỡ, sự mất người thân, căng thẳng trong thi cử là một phần hiển nhiên của cuộc sống. Học kĩ năng sống này là quá trình cơ bản tạo ra căng thẳng ảnh hưởng đến cách ứng xử, sức khỏe và xã hội. Học để hiểu nguyên nhân gây căng thẳng, hiểu cách đúng đắn để quản lí căng thẳng và cách đúng để giải tỏa căng thẳng. - Những kĩ năng nhận biết và sống với người khác: + Kĩ năng quan hệ - tương tác liên nhân cách: Mỗi cá nhân phải biết đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ, để có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môi trường của mình. + Sự thông cảm - thấu cảm: Bày tỏ sự cảm thông bằng tự đặt mình vào vị trí của người khác, đặc biệt khi phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do chính bản thân họ gây ra. + Đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc người khác: Đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc người khác là kiên định bảo vệ 9 những giá trị và niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm trái ngược của bạn bè cùng lứa tuổi hoặc của người khác. + Thương lượng: là một kĩ năng quan trọng trong các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau. Nó liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông và mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cũng như khả năng thỏa hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân. Nó còn liên quan đến khả năng đương đầu với những hoàn cảnh của đe dọa hoặc rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè… + Giao tiếp có hiệu quả: Một trong những kĩ năng quan trọng nhất là giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi người. Khả năng giao tiếp là kĩ năng lắng nghe và hiểu được người khác… - Các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả: + Tư duy phê phán: Để đưa ra những quyết định phù hợp, con người cần có khả năng phân tích một cách phê phán cái đúng, cái hợp lý và cái sai, cái không hợp lý của thông tin, của quan điểm, cách giải quyết vấn đề… trên cơ sở đó lựa chọn những thông tin, quan điểm, cách giải quyết thích hợp. + Tư duy sáng tạo: tiếp cận với các sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới được gọi là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo là kĩ năng sống quan trọng bởi vì chúng ta thường xuyên bị đặt vào hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra. Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo để có thể đáp ứng lại một cách phù hợp. + Ra quyết định: Hàng ngày mỗi người đều phải ra nhiều quyết định, có những quyết định tương đối đơn giản và có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng cuộc sống, nhưng cũng có những quyết định nghiêm túc liên quan đến các mối quan hệ, tương lai cuộc sống công việc…Do vậy, điều 10 quan trọng cần phải làm là lường được những hậu quả trước khi ra quyết định và phải lên kế hoạch cho những lựa chọn và quyết định này. + Giải quyết vấn đề: Qua thực hành ra quyết định và giải quyết vấn đề giúp con người có thể xây dựng được những kĩ năng cần thiết: đưa ra được những lựa chọn tốt nhất trong bất kì hoàn cảnh nào mà họ gặp phải trong cuộc sống và tiến hành những bước cần thiết để thực hiện quyết định. 1.1.2.4. Cách phân loại khác: Kĩ năng giao tiếp (giao tiếp với ông bà, bố mẹ, anh chị, cô giáo, bạn bè). Kĩ năng thích nghi (thích nghi với thức ăn, thích nghi với môi trường). Kĩ năng khám phá môi trường xung quanh (khám phá không gian, chất liệu tự nhiên). Kĩ năng tự phục vụ (tự ăn, tự mặc quần áo…). Kĩ năng tạo niềm vui (kĩ năng tự chơi, chơi cùng bạn…). Kĩ năng tự bảo vệ (kĩ năng phân biệt nguy hiểm). Kĩ năng làm việc nhóm. Kĩ năng tạo niềm vui thông qua kết quả đạt được. Kĩ năng tạo tinh thần đồng đội. Kĩ năng khái quát vấn đề. Kĩ năng kiểm soát hành vi. Kĩ năng ngăn cản tình huống xảy ra. Kĩ năng tư duy tích cực, giải quyết vấn đề. Như vậy có rất nhiều cách phân loại khác nhau về kĩ năng sống. Điều đó cho thấy tính đa dạng, phức tạp, phong phú về các biểu hiện cụ thể của các kĩ năng sống của con người. * Hệ thống các kĩ năng sống cần giáo dục cho trẻ: 11 - Từ những phân tích về kĩ năng sống và mục tiêu rèn luyện kĩ năng sống, có thể rút ra quan niệm về kĩ năng sống như sau: “Rèn kĩ năng sống là hình thành cuộc sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, thái độ, kĩ năng thích hợp”. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là những kĩ năng mang tính tâm lý xã hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một các hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO): cho rằng kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Theo UNESSCO: Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục: - Học để biết: kĩ năng tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả. - Học để tự khẳng định mình: các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin. - Học để sống với người khác: các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông. - Học để làm: kĩ năng thực hiện các công việc và các nhiệm vụ như kĩ năng đặt mục tiêu, đảm bảo trách nhiệm. Kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Người có kĩ năng sống là người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp và khả năng tích cực khi ứng phó. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ. 12 Rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ là điều thiết yếu và vô cùng quan trọng đối với tất cả chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trong thực tế cuộc sống vấn đề môi trường xung quanh là một đề tài muôn thuở không chỉ được các nhà nghiên cứu quan tâm mà chính chúng ta cũng phải quan tâm thường xuyên và đặc biệt. Nó phần nào làm chủ cuộc sống của chúng ta nhưng chúng ta cũng làm chủ nó để phát triển cũng như làm cho nó bị suy vong. Muốn có một môi trường sống tuyệt vời và lý tưởng thì mỗi chúng ta cần phải có hiểu biết cũng như kiến thức chính xác về môi trường xung quanh mình. Như vậy chưa hẳn là đủ. Có kiến thức mà không được rèn luyện kĩ năng sống thì quả là một thiếu sót vô cùng. Đối với trẻ nhỏ thì rèn luyện kĩ năng sống vừa mang ý nghĩa thực tế giúp trẻ sống tốt hơn vừa bồi dưỡng cho trẻ một nhân cách sau này. Trong thời đại công nghệ ngày nay, trẻ em dường như được học cách làm thế nào để sử dụng máy tính truy cập mạng Internet nhiều hơn kĩ năng sống cơ bản. Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhiều kĩ năng sống có thể được dạy ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ tạo dựng được nền tảng cơ bản trong suốt những năm thơ ấu của mình. Vì vậy sớm dạy cho trẻ những kĩ năng sống cần thiết như: - Kĩ năng giao tiếp: Giáo dục trẻ biết thể hiện suy nghĩ của mình và cảm xúc thông qua ngôn ngữ nói, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…giáo dục trẻ biết giao tiếp thân thiện. Giáo dục trẻ biết cách giao tiếp và chấp nhận những cảm xúc có thể dẫn đến những thay đổi tích cực hơn. Ví dụ: Khi giao tiếp với cô giáo trẻ phải biết nhìn vào mặt cô, có những ngôn ngữ giao tiếp lịch sự phù hợp khi giao tiếp với người lớn tuổi. - Kĩ năng nhận thức: Là tự nhận thức, tự đánh giá về bản thân. Nhận thức được các giác quan các bộ phận trên cơ thể, vị trí, vai trò của các giác quan, các bộ phận đó. Quan tâm tới sức khỏe bản thân, nhận thức ngay cả khi cơ thể đang bị ốm, mệt mỏi. Kĩ năng phân biệt điểm giống và khác nhau giữa 13 bản thân và các bạn và biết chấp nhận sự khác biệt đó. Có khả năng nhận thức về giá trị, vị trí của mình trong gia đình, lớp và xa hơn là ngoài xã hội. Ví dụ: trong chủ đề “bản thân” khi học xong bài “trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé”, trẻ phải biết trên cơ thể mình có những bộ phận nào và tác dụng của nó là gì? - Kĩ năng xác định giá trị: Ngay từ tuổi mầm non cần giáo dục cho trẻ kĩ năng xác định giá trị đó là hình thành hành vi đạo đức cho trẻ. Giáo dục hành vi đạo đức là giáo dục cho trẻ biết vâng lời, ngoan ngoãn và có ý thức trách nhiệm trong công việc của mình. Giáo dục nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày, trong gia đình, ở lớp và ngoài xã hội. Giáo dục trẻ biết những việc nên và không nên để bảo vệ môi trường. Giáo dục trẻ thái độ đối với những việc làm sai trái hay những hoạt động sai trái. Giáo dục lòng tự trọng cho trẻ cũng là giáo dục những hành vi đạo đức. Giáo dục trẻ kĩ năng hoạt động tích cực và chủ động. Ví dụ: trong một tình huống ở lớp 5 tuổi B: khi bạn Hoa đang chơi ở góc phân vai Hoa đang bế búp bê và cho búp bê ăn thì bạn Lan đang chơi ở góc xây dựng chạy sang giằng lấy con búp bê của bạn Hoa. Trong tình huống này bạn Lan phải biết hành vi của bạn là sai và xin lỗi bạn Hoa. - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Đó là rèn luyện kĩ năng tự chủ ở trẻ. Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc của bản thân và có cách ứng xử phù hợp, đó là kiềm chế cơn dận dữ… dạy trẻ biết xin lỗi và nhận ra hành vi sai trái của mình. - Kĩ năng tự phục vụ: Đó là kĩ năng vệ sinh cá nhân như tự đánh răng, tự rửa mặt, tự mặc cởi quần áo, tự đi giầy, tự đi vệ sinh …Kĩ năng phục vụ trong ăn uống như: tự xếp bàn ghế, bát đĩa trước khi ăn, tự xúc ăn ở trường cũng như ở nhà. Giáo dục kĩ năng vệ sinh môi trường: tự dọn dẹp phòng, tự cất đồ chơi sau khi chơi song. Ví dụ: Bạn Nam lớp 5 tuổi B khi chơi xong đồ chơi đã tự mình cất đồ chơi đúng nơi quy định, bạn Tuấn khi chơi xong thì không cất đồ chơi. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất