Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầ...

Tài liệu Giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầm non

.DOCX
65
1681
144

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH GIÁO DỤC HÀNH VI CHO TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TRONG LỚP HỌC HÒA NHẬP MẦM NON KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non Người hướng dẫn khoa học ThS. LÊ THỊ NGUYÊN HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, ThS. Lê Thị Nguyên - giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập tại nhà trường. Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường mầm non Ngô Quyền (Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc) đã tạo điều kiện cho tác giả điều tra, khảo sát các vấn đề thực tiễn có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị Như Quỳnh LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả, nội dung khóa luận không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị Như Quỳnh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADHD Attention Deficit Hyperactivity Disorder- rối loạn tăng động ADD ADS DAMP DSM giảm chú ý Attention Deficit Disorder -rối loạn giảm chú ý Attention-deficit syndrome Deficits in Attention, Motor control and Perception Diagnostic anh statistical Manual of Mental Discorders - Sổ tay chẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần (của hội tâm thần học Hoa Kỳ) ICD International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems - Hệ thống phân loại quốc tế các bệnh và vấn đề sức khỏe liên quan (hiện nay dùng MCD GV HV ICD-10) Minimal Cerebral Dysfunction Giáo viên Hành vi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu..............................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3 7. Giả thuyết khoa học.......................................................................................3 8. Cấu trúc đề tài...............................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC HÀNH VI CHO TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TRONG LỚP HỌC HÒA NHẬP MẦM NON.............................................5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................5 1.1.1. Những nghiên cứu về hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý........5 1.1.2. Những nghiên cứu về việc giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý................................................................................................7 1.2. Hội chứng tăng động giảm chú ý ADHD ở trẻ em.....................................8 1.2.1. Khái niệm và phân loại........................................................................8 1.2.2. Chuẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý.......................................11 1.2.3. Nguyên nhân và những giải thích về cơ chế gây rối loạn tăng động giảm chú ý.......................................................................................................18 1.2.4. Can thiệp và trị liệu rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em............21 1.3. Giáo dục hành vi cho trẻ ADHD trong lớp học hòa nhập mầm non........23 1.3.1. Các khái niệm....................................................................................23 1.3.2. Các phương thức giáo dục cho trẻ ADHD ở mầm non.....................25 1.3.3. Đặc điểm hành vi của trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp hòa nhập..........................................................................................................28 1.3.4. Các chiến lược can thiệp hành vi cho trẻ ADHD trong lớp học hòa nhập mầm non.................................................................................................29 1.4. Thực trạng giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầm non.............................................................................31 1.4.1. Mục đích điều tra thực trạng.............................................................31 1.4.2. Nội dung điều tra thực trạng.............................................................31 1.4.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát.........................................................31 1.4.4. Phương pháp điều tra thực nghiệm...................................................31 1.4.5. Đánh giá kết quả khảo sát thực trạng................................................33 CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI CHO TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TRONG LỚP HỌC HÒA NHẬP MẦM NON................................................................................................................35 2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp..................................................................35 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tổng thể và toàn diện................................35 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực hành, thường xuyên và hệ thống......35 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính cá biệt hóa................................................35 2.2. Biện pháp giáo dục hành vi của trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầm non.............................................................................36 2.2.1. Tổ chức giáo dục hòa nhập trẻ ADHD bằng thiết lập các cấu trúc...36 2.2.2. Biện pháp nhằm hạn chế và cải thiện các hành vi không hợp chuẩn 38 2.2.3. Biện pháp nhằm hình thành và củng cố các hành vi hợp chuẩn.......41 2.2.4. Một số biện pháp hỗ trợ....................................................................43 CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI CHO TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TRONG LỚP HỌC HÒA NHẬP MẦM NON..............................................................................46 3.1. Mục đích thử nghiệm...............................................................................46 3.2. Nội dung thử nghiệm................................................................................46 3.3. Đối tượng thử nghiệm..............................................................................46 3.4. Tiến hành thử nghiệm...............................................................................47 3.4.1. Đánh giá trước thử nghiệm................................................................47 3.4.2. Mô tả tiến trình thử nghiệm...............................................................47 3.5. Đánh giá kết quả thử nghiệm...................................................................49 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................51 PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chăm sóc giáo dục trẻ em trở thành con người phát triển toàn diện là mục tiêu trọng tâm của nền giáo dục nước ta. Trẻ khuyết tật cũng là một nhóm trẻ trong xã hội. Do đó, trẻ khuyết tật cần được quan tâm, chăm sóc và tạo mọi cơ hội học tập để có thể phát triển bình thường như bao trẻ khác. Xuất phát từ quan điểm đó, việc chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật đã được khẳng định là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân. Theo các văn bản pháp luật quốc gia cũng như Công ước của Liên Hiệp Quốc về người khuyết tật, thì quyền được giáo dục là một trong những quyền cơ bản của trẻ khuyết tật. Năm 2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định về giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật với các hướng dẫn cụ thể. Đến năm học 2009-2010, công văn số 7712 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, cũng đề cập đến việc thực hiện giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật. Trẻ khuyết tật cần được chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt để tồn tại và phát triển. Bởi, trẻ khuyết tật có những khó khăn đặc thù trong các hoạt động học tập, vui chơi và lao động do bị tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức năng nhất định gây nên. Trong đó, rối loạn tăng động giảm chú ý là một hội chứng thường gặp ở trẻ em. Nó gây nên những khó khăn nhất định cho trẻ trong mọi hoạt động. Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Những trẻ mắc hội chứng này thường có biểu hiện: hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém khả năng tập trung chú ý gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và trong các mối quan hệ xã hội. Trong điều kiện của Việt Nam, hiện nay các trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý, đặc biệt là các trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý ở mức độ trung bình 1 và nặng khó có thể theo học ở các trường học bình thường. Tại các trường học chuyên biệt, giáo viên sẽ lập chương trình riêng cho mỗi trẻ, xác định nhu cầu của mỗi trẻ và phối hợp với gia đình để cùng giúp trẻ học tập và phát triển. Nhưng không phải nơi nào cũng có điều kiện để trẻ được học tại các trường chuyên biệt, một số trẻ phải đến trường bình thường như bao trẻ khác. Do đó, việc giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý chưa được quan tâm. Trên thực tế, những trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ngày càng phổ biến, những hành vi do rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thể chất và tinh thần. Vì vậy, để giúp trẻ có thể tham gia các hoạt động và hòa nhập với xã hội một cách dễ dàng thì giáo dục hành vi cho trẻ là điều cần thiết. Mặc dù, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về rối loạn tăng động giảm chú ý nhưng giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập vẫn là một vấn đề cần được đặt ra, và làm thế nào để trẻ rối loạn năng động giảm chú ý có thể nhận thức được hành vi của mình. Cha mẹ, giáo viên, nhà trường và các ngành giáo dục cần phải làm gì và đâu là giải pháp tốt… Xuất phát từ những lí do trên người nghiên cứu chọn đề tài: “Giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầm non, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục cho trẻ ADHD ở các trường mầm non hòa nhập. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục hành vi của trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầm non. 2 - Đề xuất biện pháp giáo dục hành vi của trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầm non. - Minh họa một số biện pháp giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầm non. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của trẻ mắc hội chứng ADHD (lứa tuổi 3- 6 tuổi) trong lớp học hòa nhập mầm non. - Khách thể nghiên cứu: các hành vi, hoạt động của trẻ mắc hội chứng ADHD ở trường, lớp hòa nhập mầm non. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn nghiên cứu trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý lứa tuổi từ 3- 6 tuổi. Địa bàn nghiên cứu: trường mầm non Ngô Quyền (Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc) trung tâm giáo dục đặc biệt Nắng Mai (Số 36, Tổ 21, Khu đô thị Mỹ Đình I, Từ Liêm, Hà Nội); trung tâm Khánh Tâm (65 Trần Hữu Tước, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội) 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp thực nghiệm khoa học 3 7. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầm non được sử dụng và phối hợp một cách hệ thống, thường xuyên và linh hoạt; phù hợp với đặc trưng các dạng hoạt động của trẻ ở trường mầm non hòa nhập, thì sẽ góp phần cải thiện hành vi cho trẻ. 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung khóa luận gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầm non. Chương 2: Biện pháp giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầm non. Chương 3: Thử nghiệm biện pháp giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầm non. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC HÀNH VI CHO TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TRONG LỚP HỌC HÒA NHẬP MẦM NON 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) đã được tiến sĩ Heinrich Hoffman mô tả lần đầu tiên vào năm 1845. Ông là bác sĩ từng viết sách y khoa và tâm thần học, ngoài ra ông cũng có những sáng tác thơ cho trẻ em khi ông không thể tìm được tài liệu nào để đọc và giải nghĩa cho hành vi của cậu con trai 3 tuổi. Kết quả là một tập thơ ra đời, trong đó ông chủ yếu đề cập đến trẻ em với những mô tả về nét tính cách của chúng, kèm theo các hình ảnh minh họa. Trong sáng tác của ông có thể kể đến tác phẩm tiêu biểu đó là “Câu chuyện của Fidgety Philip” đây là câu chuyện kể về một cậu bé mắc hội chứng tăng động giảm chú ý với những biểu hiện và mô tả đầu tiên về hội chứng này. Tuy nhiên, những mô tả mới chỉ là bước đầu có đề cập đến một vài đặc điểm nhưng chưa đưa ra một cái nhìn chung về trẻ ADHD. Mãi cho đến năm 1902, một loạt bài giảng mô tả về một nhóm trẻ ADHD, trong đó đặc biệt nói đến hành vi ứng xử của nhóm trẻ này mới được xuất bản bởi George F.Still dành cho việc giảng dạy tại trường Cao đẳng Y học Hoàng Gia. Những bài giảng chứng minh ADHD là do sự rối loạn chức năng gen gây ra chứ không phải do sự giáo dục của cha mẹ. Kể từ đó, rất nhiều công trình khoa học nói về hội chứng ADHD đã được công bố, bao gồm những thông tin về biểu hiện, diễn biến, nguyên nhân và cách điều trị. Bên cạnh những nghiên cứu nêu trên, một cách nhìn nhận khác về ADHD và cơ chế gây ra nó cũng bắt đầu hình thành. ADHD xuất phát từ trận dịch viêm não trên thế giới từ năm 1917-1926. Kết quả của trận đại dịch để lại hậu quả rất lớn ở trẻ đó là nó gây ra nhiều vấn đề về hành vi bao gồm kém 5 chú ý, quá hiếu động và dễ bị kích thích. Những trẻ này và những trẻ bị chấn thương khi sinh, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại cũng có biểu hiện các vấn đề về hành vi được gọi là “Hội chứng trẻ em bị tổn thương não”, thường có kèm theo chậm phát triển trí tuệ. Trong những năm 1940 đến 1950, thuật ngữ này cũng được áp dụng cho những trẻ có biểu hiện và các hành vi tương tự nhưng không có bằng chứng tổn thương não hoặc chậm phát triển trí tuệ, và được gọi với tên: “Tổn thương não tối thiểu” (Minimal brain damage) hoặc “Rối loạn chức năng não tối thiểu” (Minimal brain dysfunction). Những thuật ngữ này làm cho mọi người kết luận một cách dễ dàng rằng nguyên nhân của những vấn đề về hành vi là do nguyên nhân thực thể. Mặc dù, một vài trường hợp ADHD có thể được giải thích bởi các chấn thương não nhưng những giả thuyết về tổn thương não đó cuối cùng bị từ chối (vì nó chỉ giải thích được một số ít các trường hợp). Vào những năm cuối của thập niên 1950, ADHD được xem như là tăng động (Hyperkinesis) và cho rằng nguyên nhân là do sự sàng lọc kém các kích thích đi vào trong não. Quan điểm này dẫn đến một định nghĩa về “Hội chứng tăng động ở trẻ em” (Hyperactive child syndrome), trong đó sự hoạt động quá mức của hệ vận động được xem là những đặc tính cốt lõi của ADHD (Chess, 1960). Tuy nhiên, người ta sớm nhận ra rằng tăng động không chỉ là vấn đề duy nhất. Trẻ còn gặp một loạt các vấn đề khác như không có khả năng điều chỉnh hoạt động và các vận động để đáp ứng các tình huống cụ thể. Cho tới năm 1970, người ta tranh luận rằng ngoài việc tăng hoạt động, giảm chú ý thì việc kiểm soát hoạt động cũng được xem là những triệu chứng chủ yếu của ADHD. Giả thuyết này được chấp nhận rộng rãi, ảnh hưởng rất lớn (được xem như cơ sở) cho sự phân loại các tiêu chí chẩn đoán trong các tiêu chuẩn của DSM. Những năm gần đây, người ta xác định đặc trưng chủ yếu của rối loạn này là các triệu chứng về sự suy giảm khả năng tự điều chỉnh và khó khăn trong việc ức chế hành vi (Barkley, 1997; Douglas, 1999; Nig, 2001). [13] 6 1.1.2. Những nghiên cứu về việc giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý Cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có không ít các công trình nghiên cứu về hội chứng ADHD ở trẻ em. Trong đó ở Việt Nam có thể kể đến một số công trình nghiên cứu điển hình như: “Hướng nghiên cứu về trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý” [Lê Thị Minh Hà, 2012]; “Thích nghi hóa bộ trắc nghiệm Conner” [Nguyễn Công Khanh, 2003]; “Đặc điểm tâm lý tâm sàng của học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý” [Nguyễn Thị Vân Thanh, 2010]; “Tâm lý học thần kinh” [Võ Thị Minh Chí, 2003]; “Rối nhiễu hành vi: Tăng động giảm chú ý ở học sinh tiểu học” [Nguyễn Công Khanh, 2002]; “Rối loạn tăng động - giảm chú ý” [Đặng Hoàng MinhHoàng Cẩm Tú, 2001]; “Thực trạng rối loạn tăng động giảm chú ý ở hai trường tiểu học tại Hà Nội” [Nguyễn Thị Thanh Vân - Nguyễn Sinh Phúc, 2007]; “Thử ứng dụng một vài liệu pháp tâm lý trong trị liệu tăng động giảm chú ý ở học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội” [Nguyễn Thị Hồng Nga, 2003]… Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các mặt khác nhau của trẻ ADHD: TS.Lê Thị Minh Hà đã nghiên cứu về biểu hiện hành vi của trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý và đã đánh giá hành vi của trẻ ADHD qua bốn dạng đó là giảm chú ý, tăng động/xung đột, tăng động, xung đột. Nguyễn Công Khanh đã xác định trắc nghiệm là công cụ hữu hiệu để phát hiện ADHD…Những nghiên cứu trên đã chỉ ra những biểu hiện chung (nhiều khi được coi là tiêu chí để chuẩn đoán trẻ ADHD) đó là trẻ bị suy giảm chức năng tập trung chú ý, rất khó tập trung vào các hoạt động, gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, giao tiếp và quan hệ xã hội…Do đó, việc giáo dục hành vi cho trẻ ADHD trong lớp học hòa nhập mầm non là một vấn đề cần được quan tâm, cũng chính vì thế mà người nghiên cứu đã lựa chọn đề 7 tài “Giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý trong lớp học hòa nhập mầm non” 1.2. Hội chứng tăng động giảm chú ý ADHD ở trẻ em 1.2.1. Khái niệm và phân loại Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) Theo DSM - IV: ADHD là một dạng rối nhiễu về mặt phát triển diễn ra trong suốt thời kì thơ ấu, với những triệu chứng quá hiếu động- hấp tấp và giảm tập trung xuất hiện trước 7 tuổi [9, tr46]. Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến đã mô tả khái niệm: Hội chứng rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý là một dạng rối loạn gây ra những khó khăn vĩnh viễn biểu hiện ở một hoặc nhiều hành vi sau: a) Thiếu chú ý; b) Quá hiếu động & c) Hấp tấp - Thiếu chú ý: khó khăn trong việc tập trung vào các chi tiết hay tham gia vào các công việc cụ thể; khó duy trì thời gian, mức độ tham gia công việc; hay sai sót… - Quá hiếu động: khó kiềm chế các hành vi; cơ thể luôn vận động không ngừng - Hấp tấp: khó kiểm soát các phản ứng. ADHD là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người [10] ADHD là một rối loạn đặc trưng bởi sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế với sự suy giảm chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong mọi công việc [11]. Theo ICD-10, rối loạn tăng động giảm chú ý có đặc điểm: dấu hiệu khởi phát sớm, sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, kém kiểm tra với 8 thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong công việc; và những đặc điểm hành vi lan tỏa trong một số lớn hoàn cảnh và kéo dài theo thời gian. Tóm lại, trên cơ sở tổng hợp các khái niệm về ADHD, tác giả nhìn nhận: “Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý thường xuất hiện trước 7 tuổi”. ADHD ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng học tập và quan hệ giao tiếp với mọi người. Theo DSM-IV, hiện nay hội chứng ADHD không chỉ tổn tại với 3 biểu hiện chính như trên mà người ta còn xem xét ADHD đi kèm với các biểu hiện khác như: - Kém chịu đựng sự thất bại - Thường xuyên bùng phát các cơn cáu giận - Cư xử thiếu tôn trọng Các nghiên cứu cho thấy một tỉ lệ không nhỏ trẻ ADHD được chuẩn đoán kèm với rối loạn tính cách (Mood Disorders), rối loạn chống đối (Oppositional Defiant Disorders), rối loạn lo âu (Anxiety Disorders) Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý lứa tuổi mầm non Trẻ ADHD là những trẻ thiếu chú ý, quá hiếu động và bốc đồng, thường vận động luôn chân luôn tay và trả lời trước khi cô đặt xong câu hỏi. [13]. Trẻ ADHD là những trẻ dễ bị sao nhãng, hay quên, luôn chuyển động, nói năng liên tục. Lúc nào trẻ cũng có vẻ bồn chồn, nôn nóng, vội vàng trong lời nói và hành động, không biết kiên nhẫn chờ đợi [5, tr343]. Như vậy trên cơ sở tổng hợp khái niệm về trẻ ADHD của một số tác giả, người nghiên cứu cho rằng: Trẻ ADHD là những trẻ có biểu hiện giảm tập trung, quá hiếu động và hấp tấp. Trẻ thường vận động không ngừng, không chú ý nghe cô giảng bài, hay nói leo và tự ý rời khỏi vị trí. 9 Các thuật ngữ liên quan Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến liên quan đến các thuật ngữ hay định nghĩa về ADHD. Những định nghĩa được đưa ra hầu hết đều mang tính mô tả về những triệu chứng điển hình của hội chứng ADHD. Tuy nhiên, khi một định nghĩa được xây dựng theo hình thức là một định nghĩa mô tả thì nó cũng có những tồn tại nhất định. Sau đây là một số thuật ngữ được nhiều nhà chuyên môn sử dụng khi nhắc tới hội chứng ADHD. Phân loại DSM-IV sử dụng thuật ngữ ADHD (Attention- Deficit/ Hyperactivity Disorder), trong đó chia thành 3 dạng: - Dạng giảm tập trung ADD (Attention Deficit Disorder) - Dạng tăng động- hấp tấp - Dạng kết hợp (tăng động - hấp tấp, thiếu tập trung chú ý) Ngoài ra, trường hợp những người có triệu chứng giống như ADHD nhưng không đủ các tiêu chí để chuẩn đoán là ADHD theo ba dạng trên được gọi là “ADHD không điển hình” (ADHD not Otherwise Specified). Về ý nghĩa, thuật ngữ ADHD dùng để mô tả cho rối loạn tăng động giảm tập trung. Thuật ngữ ADD để mô tả cho rối loạn giảm tập trung. Một người có khả năng mắc ADD mà không hề tăng động, nói cách khác người đó có thể được chuẩn đoán là ADHD hay ADD dựa vào việc người đó có tăng động hay không. Do đó, để điều chỉnh cho khả năng một người mắc rối loạn chú ý có hay không tăng động, hội chứng này được viết là AD(H)D - Attention Deficit (Hyperactivity) Disorder hoặc AD/HD - Attention- Deficit/Hyperactivity Disorder). Thuật ngữ của ICD: Những trẻ có triệu chứng của ADHD được gọi là “Rối nhiễu Hyperkinnetic”. Dạng rối nhiễu này còn được ICD phân loại thành “Rối nhiễu hoạt động và tập trung” (Disturbance of Activity and Attention); “Các rối nhiễu Hyperkinnetic khác” (Other Hyperkinnetic 10 Disorders); “Rối nhiễu Hyperkinnetic không điển hình” (Hyperkinnetics Disorders, Unspecified). Một số thuật ngữ khác: Hội chứng giảm tập trung (Attention- deficit syndrome- ADS). Thuật ngữ này tương đương với thuật ngữ ADHD, được đưa ra vì các nhà chuyên môn không muốn gọi ADHD là một “Rối nhiễu”/Disorder. Thuật ngữ ADS (Attention-deficit syndrome) nghĩa là “Hội chứng giảm tập trung”. Thuật ngữ ADS tương đương với thuật ngữ ADHD song được đưa ra với là do một số nhà chuyên môn không muốn gọi hội chứng này là một “Rối nhiễu” (Disorder) Thuật ngữ MCD (Minimal Cerebral Dysfunction) nghĩa là “Giảm chức năng não bộ tối thiểu”. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi ở Mỹ. Thuật ngữ DAMP (Deficits in Attention, Motor control and Perception) nghĩa là “Suy giảm khả năng tập trung, kiểm soát vận động & tri giác”. Thuật ngữ này thường được sử dụng ở Đan Mạch & Thụy Điển để chỉ những trẻ mang ADHD kèm dyspraxia (chứng rối loạn phối hợp động tác) [9, tr47] 1.2.2. Chuẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý Thứ nhất: chuẩn đoán ADHD theo tiêu chí chuẩn đoán của DSM-VI Việc chuẩn đoán ADHD căn cứ theo các tiêu chí chuẩn đoán của DSMVI bao gồm 5 tiêu chí (1-5) đây cũng chính là những biểu hiện đặc trưng của trẻ mắc hội chứng ADHD xét trong môi trường chủ yếu là lớp học, trường học hoặc gia đình. (1) Mắc các triệu chứng (1A) hoặc (1B), trong đó (1A) là những triệu chứng giảm- chú ý, (1B) là những triệu chứng tăng động- bồng bột. (1A): Có ít nhất 6 triệu chứng giảm tập trung-chú ý, kéo dài trong thời gian tối thiểu là 6 tháng, ở mức độ không thích nghi và không phù hợp/mẫu thuẫn với mức phát tiển 11 Giảm tập trung - Thường khó tập trung vào các chi tiết hoặc thường mắc lỗi do cẩu thả khi làm bài ở trường, hoặc trong các hoạt động khác. - Thường khó duy trì sự tập trung vào nhiệm vụ hoặc hoạt động giải trí. - Luôn có vẻ không chăm chú vào những điều người đối thoại đang nói. - Luôn không theo dõi các hướng dẫn và không làm hết bài tập ở trường, các việc vặt hoặc những nhiệm vụ (không phải hành vi chống đối hay không hiểu được lời hướng dẫn). - Hay gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và hoạt động. - Hay quên những thứ quan trọng cho nhiệm vụ hoặc hoạt động (ví dụ: đồ chơi, bài tập giao về nhà, bút chì, đồ dùng học tập) - Dễ bị xao nhãng bởi kích thích bên ngoài. - Luôn đãng trí trong các hoạt động hằng ngày. (1B): Có ít nhất 6 triệu chứng tăng động-bồng bột, kéo dài trong thời gian tối thiểu là 6 tháng, ở mức độ không thích nghi và không phù hợp/mẫu thuẫn với mức phát tiển Quá hiếu động: - Thường hay cựa quậy chân tay hoặc cả người khi ngồi. - Thường rời khỏi ghế trong lớp học hoặc trong những trường hợp cần ngồi cố định. - Thường chạy hoặc leo chèo quá mức trong những tình huống không phù hợp. - Thường khó khăn khi chơi hoặc tham gia một cách yên tĩnh vào các hoạt động giải trí. - Thường “luôn tay luôn chân” hoặc thường hành động như thể “được gắn động cơ”. - Thường nói quá nhiều. Hấp tấp: - Thường đưa ra câu trả lời trước khi người hỏi đặt xong câu hỏi. 12 - Thường khó chờ đợi đến lượt mình. - Thường cắt ngang hoặc nói leo người khác (ví dụ như chen vào cuộc trò chuyện hay thứ tự chơi trò chơi. (2) Một vài triệu chứng quá hiếu động, hấp tấp hoặc giảm tập trung gây sự kém khả năng xuất hiện trước 7 tuổi. (3) Có một dạng khuyết tật nào đó từ những triệu chứng này bộc lộ trong hai môi trường hoặc hơn (như ở trường/ ở nơi làm việc và ở nhà) (4) Phải có bằng chứng lâm sàng rõ ràng về sự suy yếu đáng kể trong các chức năng xã hội, học tập và nghề nghiệp. (5) Những triệu chứng không xảy ra đồng thời với các loại rối loạn phát triển diện rộng, bệnh loạn tinh thần hoặc các rối loạn tinh thần khác và không thể xếp vào các dạng rối loạn trí tuệ nào (như rối loạn tâm trạng; rối loạn lo lắng; rối loạn không giao tiếp hay rối loạn nhân cách) Diễn giải các dạng ADHD theo kết quả chuẩn đoán - Nếu cả tiêu chí (1A) và (1B) đều có trong 6 tháng qua: Rối loạn tăng động giảm tập trung dạng liên kết/ dạng kết hợp. - Nếu có tiêu chí (1A) nhưng không có tiêu chí (1B) có trong 6 tháng qua: Rối loạn tăng động giảm tập trung dạng giảm tập trung. - Nếu có tiêu chí (1B) nhưng không có tiêu chí (1A) có trong 6 tháng qua: Rối loạn tăng động giảm tập trung dạng tăng động, hấp tấp [9, tr48] Phạm vi nghiên cứu của đề tài hướng vào giáo dục các hành vi thiếu tự chủ, thiếu kiểm soát của trẻ. Vì vậy, người nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tìm hiểu và nghiên cứu trẻ có các triệu chứng tăng động- bồng bột. Thứ hai: chẩn đoán trẻ ADHD theo ICD-10 Theo tổ chức y tế thế giới (1990), mặc dù ICD-10 không đưa ra các tiêu chí cụ thể để chẩn đoán ADHD và các dạng của chúng, song ICD-10 đã đưa ra mã bệnh ADHD-F90 và đề cập đến các nguyên tắc chẩn đoán. Quán triệt những nguyên tắc này đảm bảo việc chẩn đoán chính xác, nội dung các nguyên tắc bao gồm: 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất