Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua những tấm gương điển hình trong đời sống...

Tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua những tấm gương điển hình trong đời sống hàng ngày

.DOC
20
117
103

Mô tả:

I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài 1.1.Về mặt lí luận Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội hiện nay, sự nghiệp giáo dục đào tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy việc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo trong xu thế hội nhập là một trong những thách thức đang đặt ra đối với nước ta. Làm thế nào để Giáo dục đào tạo đạt được kết quả vững chắc? Làm thế nào để Giáo dục đào tạo giữ đúng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và làm thế nào để nền giáo dục Việt Nam có thể phát triền kịp với nền giáo dục trên thế giới? Đó là những câu hỏi lớn đang đặt ra và cần có phương hướng giải quyết. Điều 23 Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phát triển là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”. Để thực hiện mục tiêu đó, nền giáo dục Việt Nam đang dần dần thực hiện công cuộc đổi mới trong giáo dục và một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường đổi mới phương pháp dạy và học trong đó lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy.Đặc biệt, là ngành giáo dục Việt Nam luôn chú trọng việc Giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mỹ dục cho học sinh ở tất cả các cấp học, nhất là việc coi trọng giáo dục đạo đức cho thế hệ tương lai của đất nước. Bởi vì như Hồ Chí Minh đã từng nói “Đạo đức là cái gốc rất quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định”. Do vậy, học phần Công dân với đạo đức trong giáo dục công dân 10 càng có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh 1.2 Về thực tiễn Quá trình giao lưu hội nhập kinh tế thế giới một mặt giúp cho đất nước có nhiều cơ hội, thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhưng mặt khác nó 1 còn làm phát sinh những vấn đề đặt ra cho xã hội mang tính cấp thiết như: bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, nhiều sản phẩm đồi trụy xuất hiện reo rắc lối sống tự do tư sản làm sói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc. Đặc biệt điều này lại đang ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận không nhỏ là thanh thiếu niên- những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện nay trong xã hội đã có một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút về về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ trong mọi công việc. Ở đâu đó trong xã hội ta đã xuất hiện số học sinh phổ thông nói chung và THPT nói riêng, số lượng học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học, tình trạng học sinh yêu trước tuổi vị thành niên và đáng báo động hơn là xuất hiện cả những clip sex của các em được tung lên mạng. Về phía khác, 1 số cán bộ quản lí, giáo viên chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ chăm lo dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn Giáo dục công dân, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Hơn nữa bản thân những giáo viên dạy giáo dục công dân có nhiều giáo viên dạy không tâm huyết với bộ môn, không tìm mọi biện pháp để kích thích giờ học sôi nổi. Vì thế nhiều giờ công dân diễn ra trong sự buồn tẻ. 1.3. Về cá nhân Xuất phát từ lí luận và thực tiễn, đồng thời để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay và xuất phát từ việc giảng dạy học sinh ở trường THPT, việc trang bị kiến thức môn giáo dục công dân phần đạo đức sẽ giúp các em nâng cao ý thức đạo đức của mình, thiết nghĩ điều này thật sự rất cần thiết. Song, làm thế nào để học sinh thật sự hứng thú với mỗi giờ học đạo đức lại là vấn đề cần giải quyết. Bởi vì đa số các em học sinh coi môn học giáo dục công dân là môn học phụ và trong suy nghĩ của các em, phần đạo đức là phần các em đã được làm quen từ môn GDCD cấp THCS, không cần học cũng biết. Do đó phần đạo đức nếu chỉ học nguyên trong sách giáo khoa mà 2 không cần liên hệ với thực tiễn cuộc sống, với các thông tin, sự kiện từ cuộc sống hay những tấm gương sáng từ trong cuộc sống đời thường thì sẽ không kích thích được lòng say mê học tập của học sinh. Rồi từ đó sẽ làm cho môn giáo dục công dân đúng như trong suy nghĩ của mọi học sinh, gia đình và toàn xã hội từ trước đến nay chỉ là 1 môn học phụ “ Khó, Khô và Khổ”. Đó chính là lí do vì sao tôi chọn đề tài “ Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua những tấm gương điển hình trong đời sống hàng ngày” làm đề tài nghiên cứu của mình. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1.Thực trạng Qua điều tra, thăm dò và dự giờ đồng nghiệp trong trường và 1 số trường THPT trong huyện Hà trung, đồng thời qua quá trình giảng dạy tại trường THPT Hà trung trong những năm qua cho thấy thực trạng quá trình dạy và học phần Công dân với đạo đức - GDCD 10 của giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế. Điều này xuất phát từ 1 số nguyên do. Lý do đầu tiên cần phải nhìn nhận đó là về phía giáo viên dạy môn giáo dục công dân. Có 1 thực tế hiện nay, nhiều giáo viên dạy bộ môn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của phần học Công dân với đạo đức 10, cho rằng đây là phần dễ giảng, chỉ cần truyền đạt kiến thức trong sách giáo khoa là đủ và học sinh cũng đã được làm quen từ cấp 2 nên không cần giảng nhiều, khắc sâu nhiều kiến thức học sinh cũng sẽ nắm được. Hơn nữa giáo viên vẫn suy nghĩ Giáo dục công dân không phải là môn học chính, không thi tốt nghiệp...nên dù cố gắng đến đâu thì học sinh cũng chỉ có thái độ thờ ơ, xem nhẹ. Một số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của phần học có tác động lớn và có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đạo đức cho học sinh. Nhưng trong quá trình giảng dạy của mình, giáo viên chỉ giảng kiến thức trong sách giáo khoa, thậm chí nếu có lấy ví dụ minh họa thì giáo viên chỉ lấy những ví dụ ở phần in nghiêng trong sách. Vì vậy giờ học công dân đối với học sinh trở nên nhàm chán, tẻ nhạt. 3 Về phía học sinh, do nhận thức và quan niệm về bộ môn Giáo dục công dân chưa đúng, coi môn Giáo dục công dân là môn học phụ nên thường dành ít, thậm chí không dành thời gian cho việc học bộ môn. Những giờ học ở trên lớp có những em còn lấy các môn học được xem là quyết định đến tương lai các em như: Toán, lí, hóa… để tranh thủ học trong giờ giáo dục công dân. Rõ ràng một giờ học mà giáo viên không kích thích được sụ hứng thú từ người học, một giờ học mà học sinh không tập trung và chú ý học thì làm sao giờ học đó có hiệu quả thiết thực? Lí do thứ hai khiến cho việc dạy và học môn Giáo dục công dân gặp nhiều khó khăn nữa là từ cách nhìn nhận của phụ huynh học sinh với môn học này. Đối với mỗi phụ huynh khi cho con em mình học lên THPT họ chỉ quan tâm, đầu tư cho các môn học phục vụ cho việc thi cử, định hướng nghề nghiệp trong tương lai như : Toán, lí hóa, văn…Một điều thực tế cần nhìn nhận đúng vấn đề là trong số 12 môn học THPT chỉ có Giáo dục công dân, thể dục, công nghệ là môn học không thi tốt nghiệp và thi vào đại học. Điều này càng gây tâm lí coi thường và có thái độ phủ nhận vai trò môn học như 1 lẽ đương nhiên. Nhiều phụ huynh có suy nghĩ rất đơn giản rằng đối với môn giáo dục công dân khi học không cần tập trung học ở nhà, không cần suy nghĩ, không cần đến trí tuệ, không cần dành quá nhiều thời gian mà chỉ cần tranh thủ đọc sơ qua, có mặt trên lớp đầy đủ là tốt rồi. Lí do thứ ba là về phía xã hội. Đã từ lâu môn học công dân trong cách nhìn nhận của xã hội là môn học phụ nên xã hội vẫn chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho người dạy và người học bộ môn này. Chính vì sự xem nhẹ của học sinh, giáo viên, phụ huynh, xã hội đối với môn giáo dục công dân mà dẫn đến sự buông lỏng trong quá trình dạy và học môn học này nên hiện nay chất lượng và hiệu quả của giờ học về giáo dục đạo đức không cao. Cũng có lẽ vì thế mà tình trạng xuống cấp về đạo đức của học sinh diễn ra càng phổ biến 4 Trong khi đó, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức khó hơn giáo dục tri thức vì nó không chỉ giáo dục bằng giáo án có sẵn mà còn phải bằng nhân cách và những tấm gương sống động (điển hình mẫu). Giáo dục đạo đức không đứng độc lập mà được lồng ghép vào từng mảng, từng vấn đề, từng lĩnh vực, bài giảng thấm sâu vào học sinh mỗi ngày. Cái khó của giáo dục đạo đức ở học sinh không chỉ lựa chọn nội dung, cách thức giáo dục mà còn ở nghệ thuật giáo dục nhằm tạo ra cho các em niềm hứng khởi và xúc cảm thẩm mỹ. Đặc biệt việc giáo dục đạo đức thành công sẽ góp phần trực tiếp trong việc giáo dục và rèn luyện giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh hiện nay- vấn đề mang tầm vóc thời đại. Để làm được điều này, một trong những biện pháp hữu hiệu chính là phải biết dựa vào các thông tin chính xác, các tấm gương điển hình, các câu chuyện có thực và sống động trong thực tế cuộc sống. Như Hồ Chí Minh đã từng khẳng định’’Một tấm gương sống có giá trị hơn cả ngàn lần bằng diễn thuyết”.Điều này đồng nghĩa với việc trong quá trình giảng dạy tri thức và giáo dục đạo đức có hiệu quả phải tìm ra một phương thức tích cực và thích hợp. 2. Kết quả của thực trạng trên Để tìm hiểu thực trạng vấn đề đang nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đối với học sinh các lớp 10B, C, K, H của trường THPT Hà trung trong năm học 2011-2012 trước khi chưa sử dụng các thông tin, tấm gương, các câu truyện kể sống động trong quá trình giảng dạy. Nhưng chất lượng môn học chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Do vậy bản thân tôi nhận thấy ngoài việc sử dụng phương pháp truyền thống như trước đây, để mỗi bài học đạo đức trở nên hấp dẫn, sôi nổi, lôi cuốn sự say mê của học sinh thì có một giải pháp cực kì quan trọng là giáo viên nên vận dụng các thông tin, truyện kể và các tấm gương điển hình trong thực tế đời sống để giảng dạy và nâng cao chất lượng phần Công dân với đạo đức trong Giáo dục công dân 10. III.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Xây dựng nội dung cần lồng ghép, tích hợp 5 Để xây dựng nội dung cần tích hợp, lồng ghép vào bài học thì: Thứ nhất, giáo viên phải xác định rõ đặc điểm của từng bài học, tiết học, của từng nội dung có những yêu cầu gì và yêu cầu nào là trọng tâm.. Xác định những nội dung cần truyền đạt, nội dung nào cần khắc sâu, nội dung nào phù hợp với phương pháp nào, từ đó mới xác định và xây dựng nội dung lồng ghép cho hợp lí. Thứ hai, việc tích hợp phải mang tính lồng ghép không tràn lan và chiếm chỗ các kiến thức khác của bài. Do vậy nên chắt lọc 1 cách có trọng tâm Thứ ba, việc tích hợp phải đảm bảo 2 yêu cầu: nguồn tích hợp là nguyên liệu để dạy và sau khi tích hợp, lồng ghép thì nội dung đó phải phục vụ rã ràng mục đích là nhắm tới giáo dục đạo đức cho học sinh và kích thích sự say mê môn học 2. Các bước chuẩn bị lồng ghép - Khi sưu tầm tài liệu cần bảo đảm nguồn tài liệu phải phong phú và có độ tin cậy cao( như vậy mới có tính thuyết phục) - Cần xác định nội dung lồng ghép cơ bản trong 1 bài dạy để định hướng tìm nguồn tích hợp. 3. Cách thức lồng ghép - Với môn Giáo dục công dân, áp dụng phương pháp giảng giải, thuyết trình, thảo luận, liên hệ, nêu vấn đề, cho học sinh tham gia là thường xuyên. - Tuy nhiên, việc dẫn dắt, lồng ghép các câu truyện, tấm gương từ thực tế đời sống phải mang tính đúc kết - Dẫn dắt, nêu vấn đề sẽ gây hứng thú cho môn học. Đặc biệt cách dùng câu từ nhẹ nhàng, bình thường, dễ hiểu thay thế những cụm từ mang tính “ hàn lâm” để dễ cho các em tiếp thu. Một điểm đáng lưu ý nữa là, đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay thường gắn liền với thiết bị dạy học, thay đổi căn bản tình hình dạy chay, vì vậy cần chú trọng loại hình gắn tích hợp các thông tin, truyện kể sinh động với tranh ảnh phần mềm dạy học phù hợp với mục tiêu bài dạy. 4.Thực hiện bài dạy có nội dung lồng ghép 4.1 Một số yêu cầu: 6 - Về phía giáo viên: + Chuẩn bị nội dung cần lồng ghép vào bài học + Thiết lập hệ thống câu hỏi, chuẩn bị các phương tiện dạy học và phương tiện hỗ trợ + Phải dành thời gian phù hợp cho các em chuẩn bị câu trả lời + Khi giải quyết tình huống, học sinh sẽ hiểu và có những ý kiến trái chiều do tiếp nhận những tin từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy giáo viên phải có kiến tức chắc chắn và bản lĩnh vững vàng, đồng thời phải lường trước được hướng trả lời của học sinh để không mất thời gian tiết dạy và làm lệch trọng tâm bài học. - Về phía học sinh: + Xem xét trước nội dung Sách giáo khoa + Rút ra nội dung bài học và kết luận + Vận dụng và liên hệ với thực tiễn xung quanh 4.2 . Áp dụng bài dạy có nội dung lồng ghép Ở phạm vi bài 10 “Quan niệm về đạo đức”, trong quá trình giảng tôi đưa ra câu chuyện“ Bác Hồ trong đời thường” Câu chuyện “Bác Hồ trong đời thường” kể về sự dung dị thanh cao của Bác Hồ. Bao nhiêu năm bôn ba khắp năm châu, bốn biển không bao giờ Người quên những bữa cơm đạm bạc nơi quê nhà. Dù làm gì, ở đâu Bác cũng chỉ ăn uống thanh đạm, tiết kiệm và nhường nhịn. Bác sống rất gần gũi, thân mật với những người xung quanh. Một lần tình cờ cố vấn Vĩnh Thụy - cựu hoàng bảo đại tới gặp đúng lúc Bác đang ăn, bữa ăn như thường lệ làm việc nhiều, đôi mắt trũng sâu, má hóp. Ngài cố vấn Vĩnh Thụy xin phép được mang thức ăn lại để Bác dùng. Nhưng Bác trả lời tự nhiên “Cảm ơn ngài cố vấn, tôi cùng anh em đã quen lệ rồi”. Không chỉ ở việc ăn uống mà trong cả sinh hoạt hàng ngày ở Bác đều toát lên sự giản dị, thanh cao. Ngoài câu chuyên trên, tôi có thể đưa ra thêm thông tin như: Trong những ngày tháng sau cách mạng tháng 8-1945, Bác Hồ ra lời kêu gọi nhân dân cả nước lập các hũ gạo cứu đói “cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa, đem 7 gạo đó để cứu dân nghèo”. Đồng thời Bác cũng thực hiện như vậy, 1 tháng 3 lần đến bữa không ăn, Bác lấy phần gạo của mình tự tay bỏ vào hòm gạo cứu đói và Bác cũng nhịn như mọi người. (Trong sách tư tưởng Hồ Chí Minh về Đạo Đức, NXB Giáo dục) Qua các câu chuyện và thông tin trên tôi có thể đặt ra câu hỏi: Câu 1: Việc làm trên đây đã thể hiện phẩm chất đạo đức gì của Bác Hồ để chúng ta học tập? Câu 2: Em có thể kể thêm gì về tấm gương đạo đức của Bác? Mục đích tôi đưa ra câu chuyện và thông tin trên để làm rõ nội dung ”Vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hội” Học sinh: Trả lời Giáo viên kết luận: Rõ ràng chúng ta thấy ở Bác có rất nhiều phẩm chất đạo đức cần thiết và quan trọng mà không phải ai cũng có. Trọn đời Hồ chí Minh là 1 cuộc đời giáo dục mọi người, lấy đức làm gốc. Đạo đức của người luôn là tấm gương sáng để chúng ta noi theo. Và qua đó chúng ta có thể thấy rõ được đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người, giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại. Ở bài 11“Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” khi giảng đơn vị kiến thức “Nhân phẩm và danh dự”, Giáo viên có thể đưa ra câu chuyện ” Không chịu nhục”. Câu chuyện kể về Đời vua Trang Công nước Tề, có một người tên la Tân Ti Tụ đêm nằm mơ thấy một người to lớn mặc quần gai, áo vải, đội mũ trắng, đi giầy mới, đeo thanh gươm tự dưng vào tận nhà mắng, rồi nhổ vào mặt. Tân Ti Tụ giật mình sực tỉnh dậy, tuy biết là chiêm bao nhưng vẫn tức vô cùng, ngồi suốt đêm, lấy làm bực dọc khó chịu lắm. Sáng hôm sau, ông ta mời một người bạn thân đến và nói rằng: - Bác ơi, từ trước đến giờ, tôi vẫn là người hiếu dũng, đến nay đã 60 tuổi, chưa hề phải đứa nào tỏa nhục bao giờ. Thế mà đêm qua phải một đứa nó làm nhục. Tôi định tìm đứa ấy để báo thù cho hả giận. Nếu tôi tìm thấy nó thì hay 8 mà nếu không tìm thấy thì tôi chết mất. Rồi từ hôm đó cứ sáng nào ông ta cũng cùng người bạn ra đứng ngoài đường mà rình. Rình 3 ngày không thấy đâu, ông ta về nhà uất lên mà chết. Lời bàn Xem chuyện này, không cho là phải được, là vì tức ai chứ tức một người gặp trong lúc chiêm bao mơ ngủ thì là tức hão huyền, tức cái không đáng tức. Nhưng tựu chung câu chuyện lại có 1 điều đáng phục, đó là muốn nâng cao cái lòng biết nhục, biết lấy liêm sỉ làm trọng. Bởi trong khi giấc ngủ còn mơ màng, bị người ta làm nhục còn không chịu được thì trong khi thật tỉnh táo mà bị người ta làm nhục thì thế nào? Thế mà lạ thay, ở đời có lắm kẻ hoặc mê ham danh lợi, hoặc quen thói tôi đòi, chôn hết cả liêm sỉ, chịu hết nỗi nhục nhằn đè nén, không bút nào tả xiết được mà vẫn hớn hở như không. Đối với những người không biết nhục, Tân TI Tụ thực sự đáng là một cái gương soi sáng sâu vào tâm não họ vậy. ( Theo cổ học tinh hoa, NXB Văn học, Hà Nội 2002) Hoặc khi giảng phần “ Nhân phẩm và danh dự”, giáo viên cũng có thể sử dụng câu chuyện “Không nhận lụa” trích trong “Kho tàng giai thoại Việt nam tập 1- nxb Văn học 1994” để minh họa cho học sinh thấy được đức độ cao thượng, liêm khiết của quan Tả thị lang bộ hình Vũ Tụ - người được vua Lê Thánh Tông ban cho 2 chữ “Liêm khiết” đính vào cổ áo mỗi lúc vào triều...Quan Tả thị Lang bộ hình Vũ Tụ, dưới thời vua Lê Thánh Tông, khi có người đến nhà ông kính cẩn xinh ông nhận cho tấm lụa quý để tỏ lòng biế ơn của anh ta khi anh ta vừa thắng kiện, mà anh ta nghĩ rằng chắc là nhờ quan Vũ Tụ có phần chiếu cố. Vũ Tụ trả lời: Ta không biết anh là ai, việc xử án là theo luật lệ. Người khách trả lời, tập tục bây giờ đều thế, tấm lụa có đáng là bao, chỉ gọi là một chút lòng thành. Còn đi vào lúc này là để tránh điều dị nghị. Vũ Tụ trừng mắt: Ngươi cũng biết nói đến điều dị nghị à? Tránh dị nghị sao lại còn lén lút? Tập tục thì ta mặc, ta há phải theo tập tục để làm ô danh như bao kẻ khác hay sao? Dứt lời ông bảo người nhà đuổi khách ra khỏi cửa. Qua 2 tình huống trên, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Thông qua 2 câu chuyện trên, em học tập được gì? 9 Mục đích của việc đưa ra 2 câu chuyện trên để tích hợp giáo viên nhằm khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh về nhân phẩm và danh dự, đồng thời thông qua 2 tấm gương đó sẽ tác động đến việc giáo dục ý thức cho học sinh tôt hơn. Đối với bài 13 “Công dân với cộng đồng” , ở đơn vị kiến thức “Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người” ,giáo viên có thể đưa ra 2 thông tin sau: - Năm 1920 ở Ấn độ có em gái Amala 8 tuổi và Camala nhỏ hơn đã bị lạc vào bầy sói. Khi phát hiện người ta đã đưa 2 em gái trở về với cộng đồng. Chúng vẫn còn giữ lại những thói quen bò 4 chân, ban đêm lang thang với những tiếng hú - Năm 1989, một cô bé 8 tuổi đi vào rừng và lạc. 18 năm sau, cô được tìm thấy và đưa về làng. Sự trở về đầy gian nan bởi cô gần như đã bị “rừng hóa”. Đó là cô bé Rơ Châm H’Pnhiên, một Việt kiều ở Campuchia. Anh Ksor Lu, cha của Rơ Châm H’Pnhiên, kể: Gia đình anh thuộc dân tộc Giơ-rai, quê gốc ở xã Ia Do, huyện Đức Cơ (Gia Lai), hiện đang sống ở thị trấn Ô-da-đao, tỉnh Ra-ta-naki-ri. Ngày 12/4/1989, lúc đó H’Pnhiên lên 8 tuổi, đang học lớp 2. Mải đi tìm bò lạc, em đã đi sâu vào rừng rồi không tìm được đường về. Dân làng đã đi tìm 3 ngày, 3 đêm nhưng không thấy. Vợ chồng anh đành gạt nước mắt khổ đau và đinh ninh con gái mình đã bị thú dữ ăn thịt. Đầu tháng 1/2007, một nhóm người địa phương ở khu vực làng Xom, huyện Ô-da-đao đi phát cây làm rẫy, phát hiện hằng ngày phần cơm họ nấu để dành bữa trưa luôn có dấu một bàn tay nào đó bốc ăn vụng. Và nhóm người này quyết định rình để bắt cho được “thủ phạm”… Hai, ba lần họ phát hiện đuổi theo nhưng “người rừng” chạy nhanh quá nên trốn vào rừng mất... Cho đến trưa ngày 13/1/2007 thì họ đã bắt được “người rừng”. Lúc bắt gặp, ai nấy đều sợ hãi như không còn tin vào mắt mình: Một hình hài con gái đen đúa, không mảnh vải che thân, tóc dài chấm gót rối bù, miệng chỉ ú ớ giống tiếng người, lại cả giống tiếng thú mà không rõ nghĩa. 10 Nhóm người địa phương liền đưa “người rừng” về làng Xom cạnh đó và báo cho cơ quan Công an huyện Ô-da-đao. Được tin, anh Ksor Lu (Công an huyện Ô-da-đao) đã có mặt. Anh không cầm được nước mắt khi phát hiện “người rừng” đó chính là con gái mình đã bị lạc cách đây 18 năm. Ksor Lu định ôm con vào lòng, nhưng nó sợ quá cào anh rách cả mặt, chỉ chực chạy trốn. Phải vất vả lắm vợ chồng anh Ksor Lu mới “làm quen” và giữ được con gái để cắt tóc, cắt móng chân, móng tay và tắm gội. H’Pnhiên còn nhất quyết không chịu mặc quần áo… Cuối cùng, chị Rơ Châm H’Thía, mẹ của H’Pnhiên, vuốt ve và nựng mãi, “người rừng” mới chịu để yên. H" Pnhiên không thể đi vừa dép vì bàn chân và ngón dài quá, ngón tay cũng dài và lóng ngóng như tay vượn, cứ co co như sắp nhảy và trèo. “Người rừng” đặc biệt thích ăn trái cây và thức ăn sống… Có thể thấy, Rơ Châm H’Pnhiên gần như đã bị “rừng hóa”. Đến nay, sau mấy ngày tách khỏi rừng rú và sống trong tình yêu thương của gia đình “bản tính người” trong cô mới hồi phục dần dần… ( Việt Báo. Vn thứ 5, ngày 18 - 1-2007) Từ các thông tin trên giáo viên có thể đặt ra câu hỏi: - Qua các thông tin trên, theo em nếu con người sống tách rời cộng đồng thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? - Cộng đồng có tác dụng như thế nào đối với mỗi người trong cuộc sống? (liên hệ bản thân) Đưa ra các thông tin trên, mục đích của giáo viên là muốn nhấn mạnh cho các em hiểu rõ và khắc sâu kiến thức vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. Ở đơn vị kiến thức 2 “ Nhân nghĩa “ giáo viên có thể sử dụng thông tin từ trong lịch sử để giúp học sinh thấy rõ được truyền thống nhân nghĩa của dân tộc việt nam. 11 Trong lịch sử của dân tộc việt nam, khi giải quyết những vấn đề liên quan đến chính trị cha ông chúng ta luôn lấy nhân nghĩa làm gốc, với tinh thần “ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”. Khi đất nước ta lâm nguy cả dân tộc đứng lên diệt giặc bảo vệ đất nước, nhưng khi kẻ thù quy hàng thì hành xử khoan dung, vị tha: là khi Vua Trần Nhân Tông dùng áo ngự bào đắp vào thủ cấp của Toa Đô ( tướng giặc nguyên ) và lệnh cho các quan mang đi mai táng tử tế, lại sai các quan đưa bọn tướng bị bắt là Tích lệ và Cơ Ngọc về nước, còn Phàn Tiếp do bị bệnh chết thì được hỏa táng và cấp người ngựa cho vợ con đem hài cốt về nước, là quan điểm và thái độ của Lê Lợi và Nguyễn Trãi sau khi đánh bại giặc Minh:”…người ta đã hàng mà lại còn giết thì không hay. Nếu mình muốn thỏa cơn giận một lúc, mà lại chịu tiếng muôn đời giết kẻ hàng, thì sao bằng để cho muôn vạn con người sống mà khỏi được các mối tranh chiến về đời sau, lại để tiếng thơm lưu truyền thiên cổ trong sử xanh”. Đó là những biểu hiện sinh động truyền thống nhân từ Thương người như thể thương thân, đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại…của cha ông chúng ta. Và khi nói đến nhân nghĩa, giáo viên không thể không lấy tấm gương Hồ Chí Minh làm dẫn chứng trong quá trình giảng dạy, bởi vì Hồ Chí Minh là tấm gương lớn về nhân nghĩa và ở người luôn có tình thương bao la với tất cả mọi kiếp người.Chia sẻ với mỗi người những nỗi đau, Người nói” Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”. Ngay cả với những người bị lầm đường lạc lối, Hồ Chí Minh cũng tỏ rõ sự khoan dung, độ lượng “ 5 ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay, trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên, vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ.” 12 Ngoài tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo viên có thể đưa ra những câu chuyện giữa cuộc sống đời thường mà tấm gương đạo đức về họ sẽ giúp cho bài giảng sinh động và học sinh học hỏi nhiều điều từ những tấm gương ấy. Câu chuyện như sau: Cách đây 4 năm, mọi người chắc hẳn không thể quên được câu chuyện cảm động về bé Nguyễn Thiện Nhân. Đó là đứa trẻ sơ sinh bị mẹ ruột vứt bỏ ngoài vườn. Khi mọi người phát hiện ra thì cháu đã bị con vật nào đó ăn mất một chân và toàn bộ cơ quan sinh dục. Sau khi báo chí, các cơ quan truyền thông đưa tin về hoàn cảnh đáng thương của bé, chị Mai Anh - một biên tập viên tạp chí Heritagi ở Hà Nội đã nhận Thiện Nhân về nuôi. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đó là một em bé bình thường và gia đình chị là gia đình có đầy đủ điều kiện về vật chất, sống dư giả. Điều làm mọi người như chúng ta hết sức kinh ngạc và không khỏi ngỡ ngàng, đó chính là việc chị nhận một em bé khuyết tật về nuôi trong khi hoàn cảnh gia đình rất khó khăn: chồng chị không có việc, 2 con còn nhỏ, trong quá trình nhận nuôi bản thân chị đã từng phải mổ cấp cứu vì chứng phình động mạch. Ấy thế mà với tình thương cao cả của chị, chị đã nuôi Nguyễn Thiện Nhân khôn lớn và giờ đây cháu đã lên lớp 1. ( Báo mới.com 30-7-2011) Từ câu chuyện trên, tôi có thể đưa ra các câu hỏi sau: Em có suy nghĩ gì về việc làm của chị Mai Anh? Sau khi các em trả lời, tôi sẽ giúp các em thấy được việc làm của chị Mai Anh thực sự là 1 câu chuyện cổ tích thời hiện đại về tình yêu thương, sự rung cảm trước số phận éo le của con người. Đối với bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” Ở đơn vị kiến thức 1”Lòng yêu nước”, để khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh, tôi đưa ra câu chuyện “Hội nghị Diên Hồng” 13 ….Trần Thánh Tông sai mời mỗi hương một bô lão cao tuổi để thay mặt dân hương về kinh dự hội nghị. Hàng trăm bô lão lục tục kéo nhau về, nhiều cụ râu tóc bạc phơ, phải chống gậy, nhưng tất cả đều hăng hái. Thượng Hoàng sai bày yến ở điện Diên Hồng thiết đãi các cụ. Sau ddoss, vua nói tới việc quân Nguyên vô cớ xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh, sợ lúc chiến tranh, dân bị sát hại, nước bị tàn phá. Cho nên nhà vua muốn bàn trước với trăm họ. Vua hỏi: - Các cụ thay mặt cả nước, xin cho biết nên đánh hay nên hàng? Thế là giữa điện Diên Hồng, các bô lão đồng thanh nói lớn: - Quyết đánh. Quyết đánh Tiếng hô vang cả ra ngoài điện. Nhà vua xúc động, càng vững lòng ra lệnh: “Đánh” ( Theo Việt sử giai thoại, NXBGD,2003, tr.24-25) Từ câu chuyện trên, tôi có thể đặt ra câu hỏi: Câu 1: Theo em, tại sao khi nghe các bô lão đồng thanh nói lớn: “Quyết đánh”, nhà vua càng vững lòng ra lệnh đánh? Câu 2: Qua câu chuyện trên, em nghĩ gì về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta? Sau khi nghe học sinh trả lời, tôi sẽ đưa ra kết luận: Lòng yêu nước của mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển qua nhiều những biến cố, thử thách. Và chính khi vượt qua được những thử thách đó thì lòng yêu nước đã trở thành truyền thống đạo đức cao quý của dân tộc ta. Và cũng chính truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua rất nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển như ngày hôm nay. 14 Còn khi giảng đơn vị kiến thức 2 của bài “Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” tôi lại đưa ra câu chuyện “Nguyễn Trọng Nhân và ước mơ viết phần mềm phục vị ngành giáo dục” Đạt giải khuyến khích tại Hội nghị Tin học không chuyên năm 2002 và giải ba năm 2003, đến cuộc thi năm 2004, Nguyễn Trọng Nhân vẫn tiếp tục tham gia với tinh thần”năm sau cao hơn năm trước”. Sự cố gắng đó đã mang lại cho Nhân kết quả : Nhân đã đoạt giải nhất bảng Sản phẩm phần mềm sáng tạo với phần mềm có tên:” Công cụ hỗ trợ quản lí trường học” ….Được làm quen với máy tính từ năm lên 6, lúc đầu Nhân chỉ sử dụng máy tính để chơi games, gõ văn bản. Đến khi biết dùng máy tính để giải toán và lập trình, Nhân mới nhận thấy máy tính còn vô vàn điều thú vị nữa. Vào lớp 10, Nhân được học lớp chuyên Tin của trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Nhân thường được các thầy cô nhờ đến văn phòng lập điểm, lập bản quản lí nề nếp của học sinh trong trường. Nhân và các thầy cô phải làm những công việc đó bằng tay, mất rất nhiều thời gian. Khi đó Nhân nghĩ tại sao không viết 1 phần mềm thực hiện công việc này trên máy tính? Thế là em liền bắt tay vào thực hiện” công cụ hỗ trợ quản lí trường học”, bao gồm các phần: quản lí nhân sự ( quản lí thông tin giáo viên-học sinh); quản lí niên khóa, xếp lớp; quản lí bảng điểm của học sinh; quản lí kỉ luật. Khi được hỏi dự định tương lai của Nhân là gì? Nhân đã trả lời rằng, Nhân mong muốn trở thành một kĩ sư phần mềm và tự thành lập một công ti chuyên viết phần mềm để phục vụ nghành giáo dục. ( Theo Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 5-6-2006) Sau câu chuyện trên, câu hỏi tôi đặt ra cho học sinh như sau: 15 Câu 1: Em học được gì qua tấm gương học tập và lao động của Nguyễn Trọng Nhân? Câu 2: Em có cho rằng việc làm và thành tựu của Nhân đã đạt được là thể hiện trách nhiệm của công dân - học sinh trong sự nghiệp xây dựng Tổ Quốc hay không? Tại sao? Sau khi học sinh trả lời, tôi có thể kết luận Việc làm của Nhân là việc làm rất thiết thực, phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân. Đó là việc làm không chỉ thể hiện lòng yêu nước của Nhân mà còn toát lên được tinh thần và trách nhiệm xây dựng đất nước của Nhân khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Và đó là hành động cao cả mà mỗi người trong số các em cần phải học tập để cố gắng. Hẳn các em cũng biết đất nước ta có được như ngày hôm nay là nhờ các thế hệ đi trước đã đổ bao mồ hôi, xương máu. Do đó đất nước chúng ta sẽ cần lắm những việc làm như Nhân để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, đưa đất nước tiết lên thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, trở thành nước Việt Nam phát triển vững mạnh trên thế giới. Thiết nghĩ, khi giảng 1 bài đạo đức giáo viên không thể dùng một phương pháp, nhưng có lẽ cùng với những phương pháp đang được sử dụng thì thông qua những tấm gương đạo đức như trên sẽ làm cho những tri thức đạo đức dễ khắc sâu hơn vào tâm trí của học sinh. Dạy học phần “Công dân với đạo đức” không chỉ là truyền thụ tri thức, hình thành thái độ mà còn rèn luyện hành vi đạo đức cho học sinh, biến những tri thức đạo đức thành sức mạnh nội tâm bên trong và thôi thúc hành động của họ tạo ra những con người Việt Nam có đủ cả sức lẫn tài, đem sức trẻ, nhiệt huyết và tài năng của mình để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. IV. KẾT LUẬN 1.Kết quả của đề tài nghiên cứu 16 Để kiểm nghiệm tính khả thi của biện pháp đưa ra, tôi đã tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh ở một số lớp trong trường THPT Hà Trung năm học 2011-2012 với kết quả học tâp của học sinh ở 1 số lớp sau khi đã vận dụng đề tài vào giảng dạy năm học 2012-2-13. Kết quả như sau: Trước khi chưa sử dụng truyện kể và những tấm gương điển hình để lồng ghép trong các bài dạy đạo đức thì chất lượng học tập của học sinh ở các lớp 10 B,C,K,H năm học 2011-2012 như sau: Lớp Sĩ số 10B 46 10 C 46 10 H 42 10 K 45 Giỏi SL 4 2 3 2 % 8,7 4,3 7,1 4,5 Khá SL 12 10 11 11 % 26,1 21,7 26,2 24,5 T.Bình SL % 25 54,3 28 61,0 23 54,8 27 60,0 Yếu SL 5 6 5 5 % 10,9 13,0 11,9 11,0 Kém SL % 0 0 0 0 0 0 0 0 Và dưới đây là bảng số liệu đánh giá kết quả chất lượng học của các em sau khi tôi đã sử dụng các câu chuyện, tấm gương điển hình trong quá trình giảng dạy các lớp năm học 2012-2013: Lớp Sĩ số 10A 50 10 C 48 10 G 45 10M 45 Giỏi SL % Khá SL 13 11 9 7 29 28 26 29 26 22 20 15,5 % Trung bình SL % Yếu SL % Kém SL % 58 56 52 64,4 8 9 7 6 0 0 3 3 0 0 6,6 6,6 0 0 0 0 16 18 15,5 13,3 0 0 0 0 Ngoài việc đánh giá hiệu quả của việc lồng ghép thông qua các giờ học trên lớp, tôi còn đánh giá được chất lượng học sinh thông qua kết quả làm bài kiểm tra năm học 2012-2013. Và kết quả thật khác biệt. Trước khi chưa lồng ghép thì kết quả làm bài kiểm tra của học sinh ở các lớp như sau: ở lớp 10A, trong 50 bài kiểm tra, có 8 bài đạt điểm giỏi (16%), có 15 bài đạt điểm khá (30%), 20 bài đạt điểm trung bình (40%) và 7 bài đạt 17 điểm kém (14%). Ở lớp 10C có 48 bài kiểm tra trong đó có 6 bài bài đạt điểm giỏi (12,5%), có 18 bài đạt điểm khá (37,5%), 18 bài đạt điểm trung bình (37,5%) và 8 bài đạt điểm kém (16,6%). Còn ở lớp 10G có 45 bài kiểm tra trong đó có 5 bài bài đạt điểm giỏi (11,1%), có 16 bài đạt điểm khá (35,5), 11 bài đạt điểm trung bình (24,4%) và 10 bài đạt điểm kém (22,2%). Ở lớp 10M có 45 bài kiểm tra trong đó có 4 bài bài đạt điểm giỏi (8,8%), có 18 bài đạt điểm khá (40%), 13 bài đạt điểm trung bình và 10 bài điểm kém (22,2%) Nhưng sau khi vận dụng việc lồng ghép trong quá trình giảng dạy thì kết quả làm bài kiểm tra như sau Đối với lớp 10A, trong 50 bài kiểm tra có 13 bài đạt điểm giỏi (26%), 26 bài đạt điểm khá (52%), 11 bài đạt điểm trung bình (22%). Ở lớp 10C, trong tổng số 48 bài, có11 bài đạt điểm giỏi (22,9%), 25 bài đạt điểm khá (52,1%), 11 bài đạt điểm trung bình (22,9%) và 1 bài điểm kém (2%). Còn ở lớp 10G có 45 bài kiểm tra trong đó có 8 bài đạt điểm giỏi (17,7%), 25 bài điểm khá (55,5%), 9 bài đạt điểm trung bình (20%) và 4 bài điểm kém (8,8%). Đối với lớp 10M, trong tổng số 45 bài thì trong đó có 9 bài đạt điểm giỏi (20%), 26 bài điểm khá (57,7%), 8 bài đạt điểm trung bình (17,7) và 2 bài điểm kém (4,4%) Chưa dừng lại ở đó, để chứng minh thêm tính khả thi của đề tài tôi đã kiểm nghiệm kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ I của các em khi các em chưa được học phần đạo đức với kết quả xếp loại hạnh kiểm kì II sau khi các em đã được học phần công dân với đạo đức do tôi giảng dạy ở 1 số lớp năm học 2012-2013. Kết quả như sau: Kết quả xếp loại hạnh kiểm kì I Lớp Sĩ số 10A 50 10 C 48 10 G 45 10M 45 Tốt SL 41 39 37 38 % Khá SL 82 12 82,2 84,4 7 6 6 4 % Trung bình SL % Yếu SL % Kém SL % 14 56 13,3 8,8 2 3 2 2 0 0 0 1 0 0 0 2,2 0 0 0 0 4 20 4,4 4,4 0 0 0 18 Kết quả xếp loại hạnh kiểm kì II Lớp Sĩ số 10A 50 10 C 48 10 G 45 10M 45 Tốt SL 46 43 41 42 % Khá SL 92 89,5 91,1 93,3 4 4 3 2 % Trung bình SL % Yếu SL % Kém SL % 8 8,3 6,6 4,4 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2,0 2,2 2,2 0 0 0 0 Với kết quả trên rõ ràng chúng ta thấy việc sử dụng lồng ghép các thông tin, các câu chuyện kể và những tấm gương điển hình trong đời sống đã tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Bởi nội dung môn học vốn khô khan, giáo viên bằng năng lực của mình cần phải tìm tòi, vận dụng các phương pháp để sao cho bài giảng đạt kết quả cao nhất. Qua đó, lôi cuốn học sinh vào việc tự tìm ra tri thức và tự rèn luyện và nâng cao đạo đức của bản thân. 2. Kiến nghị, đề xuất Đối với giáo viên dạy: Phải đầu tư suy nghĩ, lựa chọn một cách công phu các câu chuyên, thông tin tấm gương điển hình phuc vị cho nội dung bài giảng - Thông tin, câu chuyện có thể dài hay ngắn, tùy từng nội dung vấn đề, song phải phù hợp với nội dung cần truyền đạt, vừa sức với trình độ học sinh và thời lượng tiết học. Đối với các nhà quản lí: Cụ thể là Ban giám Hiệu nhà trường cần có sự quan tâm đúng mức đối với giáo viên dạy bộ môn - Đối với các tổ chức trong nhà trường như Đoàn Thanh Niên, Công Đoàn nhà trường cần có sự phối hợp với giáo viên dạy bộ môn trong việc nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh - Đối với giáo viên chủ nhiệm ở các lớp cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với giáo viên dạy bộ môn trong quá trình đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cho học sinh 19 - Đối với các giáo viên bộ môn khác cần có sự hợp tác với bộ môn trong quá trình giảng dạy Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của quý thầy cô và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh hóa, ngày 25 tháng 05, năm 2013 ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Minh Thư 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất