Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GIA CÔNG CƠ KHÍ NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC ...

Tài liệu ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GIA CÔNG CƠ KHÍ NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐỒNG NAI

.PDF
154
219
69

Mô tả:

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GIA CÔNG CƠ KHÍ NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐỒNG NAI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯƠNG THỊ LAN ANH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GIA CÔNG CƠ KHÍ NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐỒNG NAI NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 TP. Hồ Chí Minh, tháng 05/2011 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯƠNG THỊ LAN ANH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GIA CÔNG CƠ KHÍ NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐỒNG NAI NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN Y TP. Hồ Chí Minh, tháng 05/2011 1 LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ & tên: TRƯƠNG THỊ LAN ANH Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 01 / 11 / 1985 Nơi sinh: Đồng Nai Quê quán: Hà Nội Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai. Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 170, khu phố 11, phường Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai. Điện thoại cơ quan: 061.382311 Điện thoại nhà riêng: 01264683775 Fax: E-mail: [email protected] II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Đại học: Hệ đào tạo: Chính qui Thời gian đào tạo: từ 2003 đến 2008 Nơi học: Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh Ngành học: Kỹ thuật công nghiệp Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế băng tải định lượng phân vi sinh với năng suất 50 tấn/ca. Người hướng dẫn: Nguyễn Minh Chính, Nguyễn Nhựt Phi Long. 2. Thạc sĩ: Hệ đào tạo: Chính qui tập trung Thời gian đào tạo: 2009 - 2011 Nơi học: Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh Ngành học: Giáo dục học Tên luận văn: Đổi mới phương pháp dạy học môn Gia công cơ khí nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai. Ngày & nơi bảo vệ luận văn: Tháng 5/2011 tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Y 4. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Anh văn - B i III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Từ 2008 đến nay Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai Giảng viên XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC Ngày......tháng 05 năm 2011 Người khai ký tên (Ký tên, đóng dấu) Trương Thị Lan Anh ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2011 Ký tên Trương Thị Lan Anh iii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Y– Giảng viên trường Quản lý cán bộ Tp. Hồ Chí Minh, người đã tận tình giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học và khoa Sư phạm trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu và các giảng viên, sinh viên của trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai – nơi tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm và cũng là nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô, những người đã tham gia giảng dạy lớp Cao học ngành Giáo dục học khóa 17. Tôi cũng xin cám ơn các bạn học khóa 17 ngành Giáo dục học, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. TRƯƠNG THỊ LAN ANH iv TÓM TẮT Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo và hình thành năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học hiện nay. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo thì bên cạnh việc đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũng rất quan trọng. Đặc biệt, đối tượng người học ở đây là những giáo viên tương lai thì việc đổi mới phương pháp dạy học cần được đặt lên hàng đầu vì nó sẽ hình thành cho người học ý thức luôn đổi mới không ngừng trong việc giảng dạy của mình sau này sao cho phù hợp và đạt kết quả dạy học tốt nhất. Chính vì vậy, người nghiên cứu tiến hành đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học môn Gia công cơ khí nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai”. Nội dung của đề tài được triển khai trong 4 chương: Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận cần thiết để thực hiện đề tài. Chương 2: Khảo sát thực trạng việc đổi mới phương pháp dạy học môn Gia công cơ khí tại trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai. Chương 3: Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học môn Gia công cơ khí theo hướng tích cực hóa hoạt động người học. Chương 4: Tiến hành thực nghiệm sư phạm có đối chứng để đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học mới. Cuối cùng là kết luận và kiến nghị. v ABSTRACT One of the basic orientations of the education reform is to move from the academic nature of education, away from reality to an education that focuses on promoting positive, self-reliance, creativity and forming capacity of action, collaborative working capability of learners. That was the international trends in teaching method innovate in the current. To raise the quality and efficiency of the training, besides the renewal of purpose and content, the renewal of the teaching method is the very important factor. Particularly the learner objects here are the future teachers that the renewal of the teaching method needs to put on the top because that renewal will form learners’ awarenens that the usual Non- stop renewal in their future teaching in order to fit and reach the best teaching result. Therefore, the researcher have carried out the thesis about “innovating teaching methods of the subject of Mechanical Processing follow positive learner tendency at the Dong Nai pedagogy College”. Content of the Topic is developed in four chapters: Chapter 1: the researcher presents necessary basis of theories to carry out thesic. Chapter 2: Survey real of the teaching method in subject of Mechanical processing at the Dong Nai pedagogy college. Chapter 3: Suggest the teaching method innovate in the direction of making the leaner positive. Chapter 4: The researcher proceeds with the pedagogic Experimentation with comparison to evaluate the efficiency of the new teaching method. The final part is conclusion and proposal. vi MỤC LỤC LÝ LỊCH KHOA HỌC ................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................. v ABSTRACT ...............................................................................................................vi MỤC LỤC ................................................................................................................ vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ............................................................... x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..............................................................................xi DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... xiii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...................................................................... 3 4. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 3 5. Giới hạn đề tài ....................................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 5 Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài ....................................................................... 5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 5 1.2. Một số khái niệm liên quan ............................................................................. 7 1.3. Cách tiếp cận việc đổi mới phương pháp dạy học ........................................ 10 1.4. Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh ................................................ 13 1.4.1. Hoạt động học tập của học sinh .......................................................... 13 1.4.2. Những biểu hiện của tính tích cực nhận thức...................................... 18 1.4.3. Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức ................................ 19 1.5. Dạy học theo hướng tích cực hoá người học ................................................. 20 1.5.1. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực ..................................... 20 vii 1.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực ................................................................................................ 23 1.5.3. Một số phương pháp dạy học tích cực ............................................... 27 1.6. Sơ đồ tư duy .................................................................................................. 34 1.7. Kết luận chương 1 .......................................................................................... 40 Chương 2: Cơ sở thực tiễn việc giảng dạy môn Gia công cơ khí tại trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai .............................................................................. 41 2.1. Giới thiệu sơ lược về trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai ........................ 41 2.2. Giới thiệu môn Gia công cơ khí .................................................................... 43 2.2.1. Vị trí, vai trò, mục tiêu môn học .......................................................... 43 2.2.2. Chương trình môn Gia công cơ khí cho chuyên ngành Sư phạm Công nghệ ............................................................................................................... 44 2.2.3. Đặc điểm nội dung môn Gia công cơ khí ............................................ 46 2.2.4. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên........................................... 47 2.3. Thực trạng việc dạy học môn Gia công cơ khí tại trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai ............................................................................................................... 48 2.4. Kết luận chương 2 .......................................................................................... 63 Chương 3: Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học môn Gia công cơ khí nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai ........................................................................................................................... 65 3.1. Cơ sở đề xuất ................................................................................................. 65 3.2. Đề xuất biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Gia công cơ khí theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập .......................................................... 66 3.3. Thiết kế một số bài giảng môn Gia công cơ khí theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên ................................................................................... 75 3.4. Kết luận chương 3 .......................................................................................... 90 Chương 4: Thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 92 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................... 92 4.2. Đối tượng, nội dung thực nghiệm ................................................................. 92 4.3. Kế hoạch thực nghiệm ................................................................................... 92 4.4. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................... 93 viii 4.5. Xử lí số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................. 94 4.6. Kết luận chương 4 ........................................................................................ 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 111 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 114 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1. Cấu trúc của hoạt động học tập ................................................................ 13 Hình 1.2. Động cơ học tập ........................................................................................ 16 Hình 1.3. Hình mô phỏng xu hướng dạy học với học sinh là trung tâm ............. 21 Hình 1.4. Quá trình hình thành nhóm ....................................................................... 31 Hình 1.5. Cơ sở khoa học của dạy học trực quan ..................................................... 34 Hình 1.6. Mô phỏng chức năng của bộ não với các công cụ sử dụng trong Sơ đồ tư duy ....................................................................................................... 35 Hình 1.7. Tổng quan về Sơ đồ tư duy “Mind map” ................................................. 36 Hình 1.8. Cấu trúc Sơ đồ tư duy ............................................................................... 38 Hình 1.9. Cách đọc dòng chảy thông tin trên Sơ đồ tư duy ..................................... 39 Hình 2.1. Sơ đồ các mảng kiến thức ngành SP Công nghệ .......................................... 43 Hình 2.2. Biểu đồ mức độ hứng thú học môn GCCK của SV ................................. 49 Hình 2.3. Phương tiện mà GV sử dụng trong giờ học môn GCCK ......................... 52 Hình 2.4. Mức độ thường xuyên sử dụng các PPDH trong giảng dạy môn GCCK. 54 Hình 2.5. Mức độ mong muốn đổi mới PPDH môn Gia công cơ khí của SV ......... 55 Hình 2.6. Hình thức tự học mà SV sử dụng trong việc học môn GCCK ................. 58 Hình 2.7. Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc đổi mới PPDH ..................... 59 Hình 2.8. Thực tiễn đổi mới PPDH tại trường CĐSP Đồng Nai ............................. 60 Hình 2.9. Nhận xét việc sử dụng PPDH của GV trong giảng dạy môn GCCK ....... 62 Hình 3.1. Mô hình tham gia hợp tác ......................................................................... 68 Hình 3.4. Sơ đồ tư duy theo đề cương của môn Gia công cơ khí ............................ 73 Hình 3.5. Sơ đồ tư duy chương 3 - Phương pháp Đúc ............................................. 81 Hình 3.6. Sơ đồ tư duy nội dung “Đúc trong khuôn cát” ......................................... 82 Hình 3.7. Sơ đồ tư duy chương 6 - Nguyên lý cắt gọt kim loại ............................... 87 Hình 4.1. Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 1 của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ............................................................................................ 95 x Hình 4.2. Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 2 của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ............................................................................................. 96 Hình 4.3. Mức độ hứng thú học tập của sinh viên ................................................ 103 Hình 4.4. Tác dụng của Sơ đồ tư duy trong hoạt động nhóm ............................... 103 xi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. So sánh học tập mang tính hợp tác với học tập mang tính tranh đua .... 27 Bảng 1.2. So sánh phương pháp ghi nhớ truyền thống và phương pháp ghi nhớ bằng Sơ đồ tư duy .................................................................................. 35 Bảng 2.1. Mức độ hứng thú học môn GCCK của sinh viên .................................. 48 Bảng 2.2. Sự cần thiết của môn GCCK trong chương trình đào tạo của ngành .... 48 Bảng 2.3. Nguyên nhân gây khó khăn cho SV khi học môn GCCK ..................... 49 Bảng 2.4. Nguồn cung cấp tài liệu, giáo trình, sách tham khảo môn GCCK ........ 49 Bảng 2.5. Phương tiện mà GV sử dụng trong giờ học môn GCCK ...................... 50 Bảng 2.6. PPDH mà GV sử dụng trong giảng dạy môn GCCK ............................ 52 Bảng 2.7. Mức độ mong muốn đổi mới PPDH môn Gia công cơ khí của SV ...... 53 Bảng 2.8. Hình thức mà GV tạo điều kiện cho SV tham gia tích cực vào các hoạt động học tập................................................................................... 54 Bảng 2.9. Các hình thức tự học mà SV sử dụng trong việc học môn GCCK........ 55 Bảng 2.10. Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc đổi mới PPDH .................. 56 Bảng 2.11. Trường CĐSP Đồng Nai đã thực hiện được những việc gì trong đổi mới phương pháp dạy học ............................................................................ 56 Bảng 2.12. Những khó khăn khi GV thực hiện PPDH tích cực trong giảng dạy môn gia công cơ khí ...................................................................................... 57 Bảng 2.13. PPDH mà GV sử dụng trong giảng dạy môn GCCK ............................ 58 Bảng 3.1. Hệ thống câu hỏi chương 3. Phương pháp đúc ..................................... 76 Bảng 3.2. Hệ thống câu hỏi chương 6. Nguyên lý cắt gọt kim loại ....................... 86 Bảng 4.1. Kết quả bài kiểm tra lần 1 ........................................................................... 92 Bảng 4.2. Kết quả bài kiểm tra lần 2 ........................................................................... 93 Bảng 4.3. Giá trị trung bình Mean và độ lệch chuẩn SD của điểm kiểm tra qua 2 lần thực nghiệm ....................................................................................... 94 Bảng 4.4. Hệ số t của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ............................... 96 Bảng 4.5. Bảng tương quan f0 ................................................................................ 97 Bảng 4.6. Bảng tần số fe ........................................................................................ 97 xii Bảng 4.7. Bảng 4.8. Bảng tính χ2ij ........................................................................................... 97 Bảng 4.9. Nhận xét của SV khi học xong môn GCCK theo PPDH tích cực ......... 99 Đánh giá mức độ hiểu bài khi sử dụng PPDH tích cực ......................... 99 Bảng 4.10. Đánh giá tính tích cực học tập của SV ................................................ 101 Bảng 4.11. Kết quả điểm số đánh giá giờ dạy lý thuyết của giảng viên dự giờ ........ 102 xiii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ STT Chữ viết tắt 1 CĐSP Cao Đẳng Sư Phạm 2 GCCK Gia công cơ khí 3 GV Giáo viên, giảng viên 4 HS Học sinh 5 HĐHT Hoạt động học tập 6 KTCN Kỹ thuật công nghiệp 7 NXB Nhà xuất bản 8 PPDH Phương pháp dạy học 10 SV Sinh viên 11 SP Sư phạm 12 SĐTD Sơ đồ tư duy 13 THCS Trung học cơ sở 14 THPT Trung học phổ thông xiv MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chất lượng giáo dục hiện nay được xem là đề tài được sự quan tâm của cả xã hội. Trong những năm gần đây, vấn đề này càng trở nên nóng bỏng, bức xúc từ diễn đàn Quốc hội đến câu chuyện hàng ngày của người dân. Đã có không ít những ý kiến của các nhà quản lý giáo dục từ cấp Bộ, các giáo sư, tiến sĩ đánh giá thực trạng giáo dục, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta. Và một trong những giải pháp được đưa ra đó là đổi mới phương pháp dạy học, đây là mục tiêu chính đã được Đảng ta chỉ rõ trong nghị quyết TW2 khoá VIII (12/1996): “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạyhọc…”. Và chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 (ban kèm quyết định số 201/2001/QĐ – TT ghi ngày 28/12/2001 của thủ tướng Chính phủ) ở mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động tích cực của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập,…” Ngoài ra thì hiện nay trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai có giảng dạy môn Gia công cơ khí cho 2 ngành Sư phạm Công nghệ và Sư phạm Lý trình độ Cao đẳng. GCCK là môn học mang tính trừu tượng và tính thực tiễn cao, nhằm trang bị cho học sinh hệ thống cơ sở lí luận về những nguyên lý chung nhất của các quá trình sản xuất và các phương pháp, phương tiện gia công cơ khí chủ yếu; nó sẽ là môn cơ sở cho các môn thực hành sau này. Tuy nhiên, việc giảng dạy môn học này còn nhiều bất cập về phương pháp cũng như phương tiện nên hiệu quả môn học chưa cao. 1 Nhưng trong điều kiện thực tiễn, chúng ta không thể vận dụng rập khuôn các phương pháp dạy học của các nước tiên tiến vì cơ bản là mục tiêu giáo dục quá khác nhau. Vì vậy, việc đổi mới PPDH là rất cần thiết nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, giúp học sinh tham gia tích cực vào bài giảng, làm cho lớp học năng động, học sinh dễ dàng ghi nhận kiến thức một cách có hệ thống, không nhồi nhét, quá tải. Đồng thời rèn luyện năng lực tự học trong mỗi học sinh; tiến tới chỗ hình thành cho các em biết cách tự học ở mọi nơi, mọi lúc; nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tự tìm mà học ở người học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở nước ta. Chính vì những lí do trên, tác giả đã chọn: “Đổi mới phương pháp dạy học môn Gia công cơ khí nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai” làm đề tài luận văn Thạc sĩ. 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đổi mới phương pháp dạy học môn Gia công cơ khí cho sinh viên trường CĐSP Đồng Nai theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời phát triển khả năng làm việc nhóm, bồi dưỡng và rèn luyện năng lực tự học cho sinh viên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học tích cực, tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh. - Khảo sát thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học môn GCCK tại trường CĐSP Đồng Nai. - Đề xuất biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Gia công cơ khí nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trường CĐSP Đồng Nai. - Thực nghiệm Sư phạm tại trường CĐSP Đồng Nai để đánh giá hiệu quả các biện pháp đổi mới PPDH môn Gia công cơ khí. 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp dạy học môn GCCK theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập tại trường CĐSP Đồng Nai. 3.2. Khách thể nghiên cứu Các phương pháp dạy học tích cực hoá, giáo viên, sinh viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, tài liệu dạy và học môn GCCK. 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nếu đổi mới được phương pháp dạy học môn Gia công cơ khí theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn học này tại trường CĐSP Đồng Nai. 5. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Để đề tài được tập trung, phù hợp với thời gian nghiên cứu, đề tài chỉ nghiên cứu xây dựng một số bài giảng cụ thể và tiến hành thực nghiệm sư phạm một số bài học của môn GCCK cho sinh viên ngành Sư phạm Công nghệ tại trường CĐSP Đồng Nai. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học tích cực. Sử dụng phương pháp này giúp tác giả thấy được tổng quan vấn đề cần nghiên cứu, cơ sở khoa học của nó và giải quyết tốt nội dung nghiên cứu. Bằng cách tham khảo, phân tích các tài liệu như: tài liệu chuyên môn (chương trình và giáo trình môn GCCK, các tài liệu bồi dưỡng giảng dạy…), tài liệu sư phạm (lý luận dạy học, phương tiện dạy học, PPDH…), tạp chí giáo dục, kỷ yếu hội thảo và các đề tài thạc sĩ có liên quan…), từ đó định hướng giải pháp cho đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra Sử dụng các phiếu điều tra, phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên, sinh viên về phương pháp dạy học môn GCCK nhằm xác định thực trạng việc giảng dạy môn học này tại trường CĐSP Đồng Nai cũng như hiệu quả của việc đổi mới PPDH môn học. 3 6.3. Phương pháp thống kê số liệu Sử dụng toán thống kê để phân tích kết quả điều tra thực trạng cũng như phiếu đánh giá nhu cầu và hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và sinh viên. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Chọn mẫu đối chứng và mẫu thực nghiệm để tiến hành dạy thực nghiệm tại trường CĐSP Đồng Nai nhằm đánh giá hiệu quả của bài giảng qua việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của sinh viên so với PPDH cũ. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất