Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đồ án phân tích đặc điểm môi trường trầm tích miocen giữa khu vực đông bắc đứt g...

Tài liệu Đồ án phân tích đặc điểm môi trường trầm tích miocen giữa khu vực đông bắc đứt gãy sông lô

.PDF
94
1
74

Mô tả:

NĂM 2019 LỚP: ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ-K59 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ DIỆU LINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SINH VIÊN : HÀ DIỆU LINH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH MIOCEN GIỮA KHU VỰC ĐÔNG BẮC ĐỨT GÃY SÔNG LÔ CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ HÀ NỘI – 6/2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ DIỆU LINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH MIOCEN GIỮA KHU VỰC ĐÔNG BẮC ĐỨT GÃY SÔNG LÔ CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN TS. Lê Ngọc Ánh Th.S Tống Duy Cương Hà Diệu Linh HÀ NỘI – 6/2019 MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................. 1 1.1. Vị trí địa lý và lịch sử nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò .......................... 1 1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 1 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò ............................................. 1 1.2. Lịch sử phát triển địa chất, đặc điểm cấu kiến tạo khu vực .................. 5 1.2.1. Đặc điểm địa tầng .......................................................................... 5 1.2.2. Đặc điểm cấu trúc .......................................................................... 9 1.2.3. Đặc điểm phát triển kiến tạo ........................................................ 13 1.3. Hệ thống Dầu khí ................................................................................ 17 1.3.1. Đá sinh ......................................................................................... 17 1.3.2. Đá chứa ........................................................................................ 17 1.3.3. Đá chắn ........................................................................................ 18 1.3.4. Bẫy ............................................................................................... 18 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP ĐỊA CHẤN ĐỊA TẦNG VÀ ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRONG MINH GIẢI TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN, ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN .............................................................................................. 20 2.1. Phương pháp phân tích địa chấn địa tầng ........................................... 20 2.1.1. Phân tích các tập địa chấn ............................................................ 20 2.1.2. Một số đặc điểm địa tầng phân tập liên quan đến phân tích địa chấn địa tầng ............................................................................................. 21 2.1.3. Phân tích tướng địa chấn.............................................................. 23 2.2. Phân tích tài liệu địa chấn bằng phương pháp địa chấn địa tầng ........ 34 2.2.1. Minh giải cấu trúc ........................................................................... 35 2.2.2. Minh giải địa tầng ........................................................................ 35 2.3. Phân tích tài liệu ĐVLGK kết hợp với tài liệu trầm tích tướng đá cổ địa lý ............................................................................................................. 36 2.4. Tổng hợp và chính xác hóa kết quả phân tích tài liệu địa chất-ĐVLGK .. ............................................................................................................. 40 2.4.1. Chính xác các bề mặt ranh giới tập theo các kết quả phân tích của địa chấn địa tầng và địa tầng phân tập ...................................................... 40 2.4.2.Thành lập các sơ đồ, bản đồ ............................................................ 41 2.4.3. Dự đoán môi trường trầm tích và tướng thạch học ........................ 41 CHƯƠNG III: CƠ SỞ TÀI LIỆU .................................................................... 42 3.1. Tài liệu địa chấn .................................................................................. 42 3.2. Tài liệu giếng khoan ............................................................................ 43 3.3. Các tài liệu khác .................................................................................. 43 CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH MIOCEN GIỮA TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................... 44 4.1. Phân tích và xác định các mặt ranh giới tập ....................................... 45 4.2. Đặc điểm phân bố trầm tích Miocen giữa ........................................... 53 4.3. Đặc điểm phân bố tướng địa chấn và môi trường trầm tích ............... 62 4.4. Dự đoán tiềm năng đá chứa ................................................................ 79 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BBSH: Bắc bể Sông Hồng BCH: Bất chỉnh hợp ĐB: Đông Bắc ĐN: Đông Nam ĐVL: Địa vật lý ĐVLGK: Địa vật lý giếng khoan GK: Giếng khoan GR: Gamma Ray MVHN : Miền Võng Hà Nội TB: Tây Bắc TN: Tây Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Khối lượng khoan thăm dò khu vực Bắc Bể Sông Hồng Bảng 3.1 : Các khảo sát 2D, 3D trong khu vực nghiên cứu DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Vị trí và giới hạn khu vực nghiên cứu Hình 1.2 : Bản đồ phân bố các cấu tạo triển vọng và tiềm năng lô 102&106 Hình 1.3 : Cột địa tầng tổng hợp Bắc Bể Sông Hồng Hình 1.4 : Hệ thống các đứt gãy chính trong lô 102&106 Hình 1.5: Các yếu tố cấu trúc lô 102&106 Hình 1.6 : Mặt cắt đặc trưng qua khu vực nghiên cứu Hình 1.7 : Mặt cắt khôi phục khu vực nghiên cứu Hình 1.8: Mô hình khái quát hệ thống dầu khí các lô 102 & 106 Hình 2.1: Mối quan hệ giữa chu kỳ thay đổi mực nước biển với các hệ thống trầm tích, tập trầm tích trầm tích và các ranh giới phân chia chúng Hình 2.2: Các dạng bất chỉnh hợp nóc và đáy Hình 2.3 : Mô hình tổng hợp các kiểu bất chỉnh hợp địa chấn Hình 2.4 : Một số dạng các yếu tố phản xạ Hình 2.5 : Phân loại các kiểu phân lớp phản xạ Hình 2.6 : Hình ảnh một số đơn vị tướng địa chấn 3 chiều Hình 2.7: Mô hình tập trầm tích đồng bằng châu thổ Hình 2.8. Các dạng tướng và môi trường thành tạo liên quan đến đường cong Gamma Ray theo phân loại của Emery Hình 2.8: Các dạng tướng trầm tích thể hiện trên đường cong Gamma Ray Hình 2.9: Các kiểu tướng và môi trường trầm tích Hình 3.1 : Các khảo sát địa chấn 2D, 3D lô 102&106 Hình 4.1: Quy trình thành lập bản đồ tướng địa chấn và bản đồ môi trường trầm tích Hình 4.2: Ranh giới địa tầng của các tầng phản xạ địa chấn Hình 4.3: Các mặt ranh giới chính trong khu vực nghiên cứu Hình 4.4a : Đặc trưng địa chấn phản xạ 200 Hình 4.4b : Đặc trưng địa chấn phản xạ 200 Hình 4.5a : Đặc trưng địa chấn phản xạ 210 Hình 4.5b : Đặc trưng địa chấn phản xạ 210 Hình 4.5c : Đặc trưng địa chấn phản xạ 210 Hình 4.5d : Đặc trưng địa chấn phản xạ 210 Hình 4.6: Đặc trưng địa chấn phản xạ 220 Hình 4.7a : Đặc trưng địa chấn phản xạ 240 Hình 4.7b: Đặc trưng địa chấn phản xạ 240 Hình 4.8a: Đặc trưng địa chấn phản xạ U260 Hình 4.8b: Đặc trưng địa chấn phản xạ U260 Hình 4.9: Các mặt ranh giới được minh giải trên tài liệu địa chấn Hình 4.10: Bản đồ đẳng thời của các tầng trong Miocen giữa Hình 4.11: Hàm chuyển đổi từ time sang depth được xây dựng dựa trên tài liệu giếng khoan 106-HRN-1X Hình 4.12: Bản đồ đẳng sâu của các phản xạ trong Miocen giữa Hình 4.13: Bản đồ bề dày Miocen giữa U260-U240 Hình 4.14: Bản đồ bề dày Miocen giữa U240-U220 Hình 4.15: Bản đồ bề dày Miocen giữa U220-U210 Hình 4.16: Bản đồ bề dày Miocen giữa U210-U200 Hình 4.17: Các dạng đường cong GR và môi trường tương ứng Hình 4.18: Các kiểu tướng và môi trường trầm tích tại vùng châu thổ theo phân loại của Kenneth Hình 4.19: Bản đồ phân bố tướng trầm tích tập Miocen giữa I Hình 4.20: Tài liệu giếng khoan 102-CQ-1X, 102-SP-1X, 106DS-1X, 107BAL-1X Hình 4.21: Bản đồ phân bố môi trường trầm tích tập Miocen giữa I (U260U240) Hình 4.22: Bản đồ phân bố tướng trầm tích tập Miocen giữa II (U240-U220) Hình 4.23: Tài liệu các giếng khoan 102-TB-1X,102-CQ-1X,107-BAL1X,106-DS-1X,106-HR-1X,106-HRN-1X Hình 4.24: Bản đồ phân bố tướng địa chấn tập trầm tích Miocen giữa III (U210-U220) Hình 4.25: Bản đồ phân bố môi trường trầm tích Miocen giữa III (U220U210) Hình 4.26: Bản đồ phân bố tướng trầm tích tập Miocen giữa IV (U210-U200) Hình 4.27: Tài liệu giếng khoan 107 BAL-1X , 106-HRN-1X Hình 4.28: Bản đồ phân bố tướng trầm tích tập Miocen giữa IV (U210-U200) MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài : Minh giải tài liệu địa chấn phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có vai trò hết sức quan trọng. Việc minh giải tài liệu địa chấn giúp xác định và liên kết các ranh giới địa tầng, phân tích đặc điểm cấu kiến tạo, đặc điểm phân bố tướng địa chấn để từ đó luận giải đặc điểm môi trường trầm tích, tướng thạch học, lịch sử phát triển địa chất. Phân tích tài liệu địa chấn dựa trên cơ sở “địa chấn-địa tầng”, địa vật lý giếng khoan,... nhằm phục vụ cho giải quyết các nhiệm vụ của “địa tầng phân tập” để nghiên cứu các bể trầm tích. Phương pháp địa chấn-địa tầng là một trong các phương pháp minh giải tài liệu địa chấn được sử dụng phổ biến và hiệu quả trong nhiều năm qua. Khu vực Đông Bắc đứt gãy Sông Lô là khu vực tương đối bình ổn, ít chịu ảnh hưởng của yếu tố kiến tạo và đầy triển vọng về tiềm năng Dầu khí. Trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu trước đây và khoan thăm dò nhận thấy bên cạnh đá Cacbonat trước Kainozoi và đá cát kết trong Oligocen thì cát kết Miocen giữa có tiềm năng chứa tốt, phân bố rộng và ổn định trong khu vực. Do đó đặt ra các vấn đề nghiên cứu đặc điểm môi trường trầm tích Miocen giữa. Vì vậy luận văn:“ Phân tích đặc điểm môi trường trầm tích Miocen giữa khu vực Đông Bắc đứt gãy Sông Lô” sẽ làm sáng tỏ môi trường thành tạo, dự đoán thạch học và tướng đá trong khu vực nghiên cứu. Tên đề tài : Phân tích đặc điểm môi trường trầm tích Miocen giữa khu vực Đông Bắc đứt gãy Sông Lô Mục tiêu nghiên cứu : • Nghiên cứu và áp dụng phương pháp địa chấn địa tầng, minh giải tài liệu địa chấn, địa vật lý giếng khoan trong việc minh giải môi trường lắng đọng trầm tích Miocen giữa của khu vực Đông Bắc đứt gãy Sông Lô. • Dự đoán tiềm năng chứa của tập cát kết, tướng đá dựa trên môi trường trầm tích trong Miocen giữa khu vực Đông Bắc đứt gãy Sông Lô. Nhiệm vụ nghiên cứu : Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cần giải quyết các nhiệm vụ sau: • Thu thập các tài liệu về địa chất, địa vật lý và địa vật lý giếng khoan và các tài liệu hiện có trong khu vực nghiên cứu. • Tìm hiểu chu trình làm việc, sử dụng phần mềm minh giải. • Minh giải trực tiếp và đưa ra kết quả cuối cùng. G.V hướng dẫn: T.S Lê Ngọc Ánh Cán bộ hướng dẫn tại đơn vị thực tập: Th.S Tống Duy Cương Phương pháp nghiên cứu : • Phương pháp địa chấn địa tầng: dùng để xác định phân chia các tập địa chấn, các ranh giới địa tầng, các bất chỉnh hợp, cấu trúc địa chất, tướng và môi trường thành tạo trầm tích. • Các phương pháp minh giải các tài liệu địa vật lý giếng khoan (ĐVLGK) nhằm liên kết địa tầng, phân tích tướng dựa đặc trưng của tổ hợp các đường cong địa vật lý giếng khoan. Phân tích đặc trưng các tập thô dần mặc mịn dần dựa trên các đặc trưng đường cong địa vật lý giếng khoan tương ứng với các môi trường trầm tích hình thành nên các tập trầm tích. Kết hợp với các thông tin địa chấn–địa chất khác cho phép minh giải về điều kiện hình thành, dự báo môi trường trầm tích tại vị trí giếng khoan. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : • Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thành tạo trầm tích có tuổi Miocen giữa và triển vọng dầu khí của nó trong khu vực nghiên cứu. • Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào khu vực Đông Bắc đứt gãy Sông Lô thuộc rìa bắc bể trầm tích Sông Hồng. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học • Xây dựng được tổ hợp phương pháp để nghiên cứu xác định môi trường trầm tích. • Góp phần củng cố lý thuyết các đặc điểm hình thành môi trường trầm tích . Ý nghĩa thực tiễn: • Tổ hợp phương pháp nghiên cứu được đề xuất trong nghiên cứu khoa học có thể áp dụng vào dự đoán môi trường trầm tích của đối tượng có điều kiện địa chất tương tự. • Xác định được đặc điểm môi trường trầm tích Miocen giữa làm tiền đề cho nghiên cứu triển vọng dầu khí của khu vực. Cấu trúc của đồ án Luận văn hoàn thành gồm bản lời với khối lượng 79 trang đánh máy khổ A4 và 53 hình vẽ, 02 bảng biểu đi kèm. Không kể phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, bố cục của đồ án bao gồm 04 chương sau: Chương I: Tổng quan về khu vực nghiên cứu Chương II: Các phương pháp nghiên cứu minh giải tài liệu địa chấn, địa vật lý giếng khoan Chương III: Cơ sở tài liệu Chương IV: Đặc điểm môi trường trầm tích Miocen giữa trong khu vực nghiên cứu Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn T.S Lê Ngọc Ánh, Th.S Tống Duy Cương cùng các anh (chị) phòng Địa vật lý của viện Dầu khí đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đồ án này. Do hạn chế về kiến thức chuyên môn, thiếu kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được những góp ý của quý thầy (cô) và các bạn để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Hà Diệu Linh 1 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí địa lý và lịch sử nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò 1.1.1. Vị trí địa lý Khu vực Đông Bắc đứt gãy sông Lô thuộc khu vực Bắc Bể Sông Hồng (BBSH), nằm ở Vịnh Bắc Bộ được giới hạn bởi phía Tây Nam (TN) là đứt gãy Sông Lô và phía Đông Bắc (ĐB) là đứt gãy Hải Dương. Độ sâu mực nước biển tương đối dao động trong khoảng 20-35m. Đáy biển nhìn chung tương đối bằng phẳng, dốc nhẹ từ Tây sang Đông và từ Tây Bắc (TB) xuống Đông Nam (ĐN). Mức chênh lệch thuỷ triều trung bình của khu vực là 2m. Hình 1.1: Vị trí và giới hạn khu vực nghiên cứu 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò Công tác nghiên cứu địa chất – ĐVL khu vực BBSH thuộc phần phía Bắc Vịnh Bắc Bộ được tiến hành từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỉ trước. Qua từng giai đoạn, khu vực BBSH tại các lô 102,103,106,107 nói chung và lô 2 102,106 nói riêng được Tổng cục Dầu khí Việt Nam nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (1978-1987) và các Nhà thầu nước ngoài như Total (1989-1991), Idemitsu (1993-1995), PCOSB(2003-3/2009) tiến hành thu nổ một khối lượng lớn địa chấn 2D,3D với mật độ khác nhau để nghiên cứu cấu trúc địa chất lớp phủ trầm tích Đệ Tam, khoanh vùng cấu tạo và đã khoan thăm dò trên các đối tượng khác nhau nhằm phát hiện, khai thác dầu khí ở khu vực này. Bên cạnh đó còn tiến hành khoan tổng số 11 giếng khoan trong đó có 04 giếng khoan nhằm vào đối tượng cát kết Miocen- Oligocen và 08 giếng nhằm vào đối tượng móng Đá vôi trước Đệ Tam. Kết quả công tác thăm dò địa chấn có thể được tóm lược như sau : 1.1.1.1. Công tác tìm kiếm dầu khí và kết quả nghiên cứu cấu trúc • Giai đoạn 1983-1984: Tổng cục Dầu khí Việt Nam tiến hành thu nổ địa chấn 2D theo mạng lưới tuyến nghiên cứu khu vực tỷ lệ 16x16 km tại các lô 102, 103, 106 ,107 và mạng lưới tuyến 2x2 km thuộc khu vực trung tâm các lô 102,103 và khoảng 800km tuyến tại một phần lô 106 với bội quan sát 48 bằng tàu địa chấn Poisk và Iskachel của Liên Xô cũ. Kết quả minh giải đã vẽ được Bản đồ cấu trúc địa chất cho phép đánh giá bề dày, các yếu tố cấu-kiến tạo chủ yếu của trầm tích Kainozoi thuộc Miền Võng Hà Nội(MVHN) và phần biển Vịnh Bắc Bộ. Đây là cơ sở để đánh giá tiềm năng dầu khí và triển khai công tác thăm dò dầu khí tiếp theo tại khu vực Thềm lục địa phía Bắc Việt Nam. • Giai đoạn 1989 -1990: Nhà thầu Total đã tiến hành thu nổ địa chấn 2D với mạng lưới từ 1x1.5km , 2x2 km đến 4x6 km tại các lô 103,106 và một phần lô 102, 107 với khối lượng tổng cộng khoảng 9200 tuyến, bội quan sát 60. Kết quả nghiên cứu cho phép phát hiện một loạt các cấu tạo uốn nếp trong lát cắt trầm tích Miocen- Oligocen. Total đã chọn được 3 cấu tạo: H(lô 103), G (nằm vắt qua lô 102,103) là dạng bẫy khép kín 4 chiều trong lát cắt iocen và cấu tạo PA ( lô 107) khép kín 4 chiều trong lát cắt Oligocen để khoan thăm dò. • Giai đoạn 2001- 3/2009: nhà thầu PCOSB tiến hành công tác thăm dò tỉ mỉ địa chấn 3D, bổ sung địa chấn 2D trên các cấu tạo được đánh giá triển vọng dầu khí với khối lượng tổng cộng 1,050 km2 địa chấn 3D và gần 2,200 km tuyến địa chấn 2D. Tài liệu địa chấn 2D, 3D đã cho phép chi tiết hóa những cấu tạo hình thành trong điều kiện trầm tích và hoạt động kiến tạo phức tạp như cấu tạo Thái Bình, Hồng Hà (lô 102) và cụm cấu tạo trong móng carbonat nứt nẻ Hàm Rồng – Hậu Giang (lô 106) đặc trưng cho dạng bẫy khép kín. 3 Khu vực phía Đông của lô 106, tài liệu địa chấn mới có dạng lưới khảo sát sơ bộ của Total giai đoạn 1989 – 1990 và một số tuyến thu nổ bổ sung năm 2007 của PCOSB. 1.1.1.2. Công tác khoan thăm dò và phát hiện dầu khí Tại phần Đông Bắc Bể Sông Hồng, trong giai đoạn 1989-2009 các công ty Total, Petrovietnam, Idemitsu và Petronas đã khoan tổng cộng khoan tổng số 11 giếng khoan trong đó có 04 giếng khoan nhằm vào đối tượng cát kết Miocen- Oligocen và 07 giếng nhằm vào đối tượng móng Đá vôi trước Đệ Tam (Bảng 1.1). Dựa vào các kết quả minh giải tài liệu địa chấn và địa vật lý giếng khoan trong khu vực đã xác định được một số cấu tạo triển vọng và có tiềm năng. Có thể tổng hợp và phân ra các phát hiện chứa khí và các phát hiện chứa dầu như sau: Các phát hiện chứa khí: Cấu tạo Bạch Long Năm 2006, PIDC khoan giếng PV-107 – BAL – 1X phát hiện khí trong trầm tích Miocen giữa-dưới. Cấu tạo Thái Bình (Petronas - 2006) Cấu tạo có dạng vòm khép kín 4 chiều (địa chấn 3D, PCOSB-2005) trong lát cắt Miocen – Oligocen. Phát hiện khí trong trầm tích Miocen giữa-dưới. Các phát hiện chứa dầu : Cấu tạo Yên Tử (Petronas-2006) Cấu tạo có dạng bẫy địa tầng trong trầm tích Miocen giữa và dạng móng đá vôi trước Kainozoi. Phát hiện khí-condensate trong cát kết hạt thô Miocen giữa. 4 Hình 1.2: Bản đồ phân bố các cấu tạo triển vọng và tiềm năng lô 102&106 (Nguồn: PVEP) Bảng 1.1: Khối lượng khoan thăm dò khu vực Bắc Bể Sông Hồng (Nguồn: PVEP) Chiều sâu Đối tượng Lô STT Tên GK 1 102-CQ-1X 3021 Mio-Oli Idemitsu/1994 2 102-TB-1X 2900 Mio-Oli PCOSB/2006, phát hiện khí 3 102-SP-1X 2605 Mio-Oli PVEP/2014 4 106-YT-1X 1967 Carb- PCOSB/2004, phát hiện dầu (m) Móng 5 7 106-HR-1X 106-YT-2X 3767 2636 Ghi chú 102 Móng PCOSB/2008, phát hiện dầu Carb- PCOSB/2009 Carb- Móng 8 106-DS-1X 3201 CarbMóng PCOSB/2009 5 9 106-HR-2X 3920 CarbMóng PCOSB/2009 106 10 106-HRN-1X 4148 CarbMóng PVEP/2013, phát hiện thân dầu chứa mũ khí 11 106-HRD-1X 4038 Carb- PVEP/2015, phát hiện khí Móng 12 106-HRD-2X 3392 Oligocen PVEP/2015 Cấu tạo Hàm Rồng trung tâm (Petronas - 2009) Cấu tạo là khối nhô móng đá vôi trước Oligocen được phủ bởi trầm tích Oligocen (địa chấn 3D, PCOSB-2005). Phát hiện dầu trong móng và nhận được dòng dầu 773 (4.859 thùng)/ng.đ và 170000 (6,0 triệu bộ khối) khí/ng.đ . 1.2. Lịch sử phát triển địa chất, đặc điểm cấu kiến tạo khu vực 1.2.1. Đặc điểm địa tầng Địa tầng của BBSH tương đối phức tạp bao gồm đá tróng trước Đệ Tam, trầm tích Paleogen, trầm tích Neogen và trầm tích Pliocen-Đệ Tứ. Cột địa tầng tổng hợp của khu vực được thể hiện ở hình 1.3. Các thành tạo địa chất trong phạm vi nghiên cứu gồm: thành tạo móng trước Kainozoi và trầm tích Eocen-Oligocen (thuộc hệ tầng Phù Tiên – Đình Cao), trầm tích Miocen (thuộc hệ tầng Phong Châu, Phù Cừ, Tiên Hưng) và trầm tích Neogen-Đệ Tứ (thuộc hệ tầng Vĩnh Bảo, Kiến xương, Hải Dương). Tham gia vào cấu trúc địa chất phần TB Bể Sông Hồng, bao gồm 2 phần: - Móng là các đá biến chất, trầm tích, magma (phun trào và xâm nhập) có tuổi từ tiền Campri - Mesozoic lộ ra trên bề mặt ở các đới Quảng Ninh, đới Nam Định, đới Ninh Bình, đới Sông Mã và đới Sầm Nưa, còn trong phần TB bể Sông Hồng thì chúng bị chôn vùi ở các độ sâu khác nhau. - Lớp phủ trầm tích Rift hoặc kéo toạc và rìa lục địa thụ động tuổi Kainozoi. Các thành tạo trầm tích Kainozoi chủ yếu phân bố ở TB bể Sông Hồng. 1.2.1.1. Đá móng trước Kainozoi 6 Các thành tạo móng trước Kainozoi ở khu vực lô 102&106 là sự phân dị, lún chìm phức tạp của nhiều loại đá có tuổi khác nhau, cụ thể là phía Đông Bắc đứt gãy sông Lô là sự lún chìm của các đá Cacbonat dạng khối và lục nguyên tuổi Paleozoi muộn bị phong hóa và nứt nẻ mạnh như các đá lộ ra ở Hạ Long và Đồ Sơn. Chúng được phát hiện ở các giếng khoan Yên Tử, Hàm Rồng, Đồ Sơn. Còn ở phía TN của đứt gãy Sông Lô có thể là các thành tạo tiền Cambri biến chất cao giống như đá ở núi Gôi-Nam Định (GK15). Thạch học đá móng trước Kainozoi gồm nhiều loại từ trầm tích biến chất đến granit, cacbonat nứt nẻ tuổi Mesozoi-Paleozoi đến tiền Cambri. Ngoài đá vôi phân lớp, đá vôi dạng khối, dolomit còn gặp các thành phần khác như quartzit ở trên nóc móng cacbonat (ở giếng khoan 106-DS-1X, 106-HR-1X, 106-YT-1X). 1.2.1.2. Các thành tạo trầm tích Kainozoi Các thành tạo trầm tích Kainozoi có mặt ở khu vực Đông Bắc đứt gãy sông Lô bao gồm : Trầm tích Eocen - Hệ tầng Phù Tiên (E2 pt): Ở MVHN được phát hiện tại giếng khoan 104 với các tập cát kết hạt thô màu đỏ xen kẽ với cuội kết và cát kết dạng khối thành tạo trong điều kiện lục địa và được đặt tên là hệ tầng Phù Tiên. Ngoài khơi bể Sông Hồng, giếng khoan 106-HR-1X gặp trầm tích Eocen (?), phù hợp với dự đoán theo tài liệu địa chấn trong lát cắt trầm tích này có thể nằm ngay trên móng địa hào hoặc ở đáy các trũng sâu 3500-5000m. Trầm tích Oligocen - Hệ tầng Đình Cao (E3 đc):được phát hiện nhiều ở MVHN, ngoài khơi có các giếng khoan 107-BAL-1X,106-BAL-1X, 106-HR1X,..... Trầm tích Oligocen được hình thành trong môi trường đầm hồ chứa nhiều sét giàu vật chất hữu cơ nên có khả năng sinh dầu tốt như tập sét Đông Ho ở Quảng Ninh, tập sét Oligocen gặp ở giếng khoan PV-XT-1X(MVHN). Thành phần bao gồm cát kết xám sáng, sáng xẫm, hạt nhỏ đến vừa, ít hạt thô, đôi khi gặp cuội kết, sạn kết có độ lựa trọn trung bình đến tốt, gắn kết chắc bằng xi măng cacbonat, sét và oxit sắt. Sét kết xám sáng, xám sẫm, đôi chỗ có các thấu kính than hoặc các lớp kẹp mỏng sét vôi. Trầ m tić h Oligocen hệ tầng Đin ̀ h Cao phủ bấ t chỉnh hợp lên hệ tầng Phù Tiên. Trầm tích Miocen 7 Hình 1.3 : Cột địa tầng tổng hợp Bắc Bể Sông Hồng (Nguồn: VPI) 8 Trầm tích Miocen sớm - Hệ tầng Phong Châu (N11 pc): Phân bố chủ yếu ở diện tích của lô 102 và một phần phía Tây của lô 106. Bề dày thay đổi từ 300m đến 600m ở rìa phía Tây lô 106 và tăng dần về phía Đông và ĐN, bề dày trầm tích lớn nhất tại trũng trung tâm bể Sông Hồng nằm phía Nam của lô 102. Điều này cho thấy bể Miocen sớm phát triển và sụt lún mạnh dần, làm tăng lượng trầm tích về phía trung tâm bể. Trầm tích Miocen sớm đã gặp ở các giếng khoan trong đất liền và tại lô 102&106. Lát cắt trầm tích này bao gồm các lớp cát kết hạt mịn xen kẽ các lớp bột sét kết mỏng có chứa than, hoặc lớp đá vôi mỏng, được hình thành trong môi trường châu thổ và biển ven bờ, biển nông. Trầm tích Miocen giữa - Hệ tầng Phù Cừ (N12 pc): Phát triển tương đối rộng và mở rộng ra phía Đông lô 106, phản ánh đây là thời kỳ mở rộng bể trầm tích Miocen. Trung tâm trũng trầm tích nằm phía Tây lô 102 kéo xuống phía Nam lô 103. Độ sâu trũng trung tâm khoảng 1600m và nông dần về ĐB với bề dầy trầm tích từ 200m đến 800m. Thành phần chủ yếu gồm cát kết, cát bột kết, sét bột kết và sét than; phân lớp rõ, thành phần sét và sét than tăng dần lên phía trên, đôi chỗ còn xen kẽ các lớp đá vôi như ở các giếng khoan 106-HL-1X và 106-HR-1X, v.v… Trầm tích Miocen giữa được thành tạo trong môi trường đồng bằng châu thổ đến biển nông. Trầm tích Miocen muộn - Hệ tầng Tiên Hưng (N13 th): Các trầm tích của hệ tầng có mặt tại tất cả các giếng khoan ở MVHN và ngoài khơi bể Sông Hồng với thành phần chủ yếu là cát hạt thô, sạn kết ở phần trên, tiếp xuống là cát kết, bột kết, sét kết xen kẽ là các vỉa sét than. Cũng như trầm tích Miocen giữa, mức độ chứa than giảm dần theo phương TB-ĐN. Môi trường thành tạo là châu thổ, biển ven bờ, biển nông ở phía Bắc và trung tâm bể Sông Hồng, càng về phía Nam càng chịu ảnh hưởng của biển nhiều hơn. Trầm tích Pliocen-Đệ Tứ - Hệ tầng Vĩnh Bảo (N2 vb), Hệ tầng Hải Dương (Q vb) và Hệ tầng Kiến Xương (Q kx) : Trên bản đồ bề dày trầm tích N2-Q cho thấy chúng phân bố trên toàn bộ phạm vi lô 102&106 với bề dày thay đổi dày dần về phía Nam và mỏng dần ở phía Bắc lô 102&106. Bề dày sâu nhất trong phạm vi lô khoảng 700m. Phần
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan