Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề cương xói mòn...

Tài liệu đề cương xói mòn

.DOC
6
245
74

Mô tả:

Cây Thông là loài cây có sức chống chịu cao, sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng đất khô cằn, bị thoái hóa, rửa trôi mạnh. Là loài cây gỗ lớn, đa mục đích, sống lâu năm, sinh trưởng chiều cao đạt tới 30m, đường kính thân cây có thể đạt tới 70cm. Nhựa thông tinh chế để thu được sản phẩm tinh dầu thông và colophan để sử dụng trong công nghiệp hóa mỹ phẩm, làm keo trong sản xuất giấy (keo nhựa thông) và làm chất cách điện trong công nghiệp điện, làm sơn,… Rừng trồng Thông đã góp phần tích cực vào công cuộc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất, tạo nguồn nước, góp phần ổn định hệ sinh thái và đa dạng sinh học, thông qua khai thác nhựa Thông góp phần tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm cho các hộ gia đình làm nông, lâm nghiệp, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh. Vì vậy tôi chọn Ô tiêu chuẩn cây thông “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế từ Mô hình trồng thông lấy nhựa tại xã Phương Độ, thành phố Hà Giang”. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu về mặt Kinh tế; - Nghiên cứu về mặt Xã hội; - Nghiên cứu về mặt Môi trường III. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cây thông lấy nhựa tại xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang. - Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu tại khu rừng trồng thông lấy nhựa của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Sỹ, sinh năm 1979, hộ khẩu thường trú thôn Chang xã Phương Độ, thành phố Hà Giang. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình thực hiện Mô hình. Nhóm điều tra vào gặp gỡ hộ gia đình, hỏi các thông tin liên quan đến mô hình từ lúc triển khai thực hiện trồng cho đến cho thu hoach sản phẩm: Về mặt kinh tế, về mặt Xã hội, về mặt môi trường, các chi phí cho mô hình, nhân công để thực hiện, lợi nhuận thu được từ việc thực hiện Mô hình. 2.2. Phương pháp điều tra về độ tàn che, độ che phủ, thảm mục, xói mòn, các lợi nhuận thu được về từ Mô hình trồng thông lấy nhựa. Điều tra theo ô tiêu chuẩn Điều tra tỷ lệ % độ tàn che, độ che phủ, thảm mục, chiều cao vút ngọn trong ô tiêu chuẩn, mật độ, tuổi cây, thực bì và đặc điểm về độ cao, độ dốc, diện tích của ô tiêu chuẩn là 500m 2 (25m x 20m) tổng số cây trong ô tiêu chuẩn 80 cây, ranh giới của ô được xác định bằng dây, điều tra từng cây trong ô tiêu chuẩn từ 080, Phương pháp: Dùng ống nhòi, cây sào để điểu tra độ tàn che, độ che phủ, thảm mục. Dùng máy độ dốc tính bằng độ, và đo chiều cao vút ngọn tính bằng m Dùng bảng tra để tra độ xốt (X) và (K). Dùng công thức để tính độ xói mòn/năm, bằng công thức. D(mm/năm)= 2,31x10-6 x K x ἀ2 (TC/Hnv+TP+TM)2 x X IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả điều tra tỷ lệ % độ tàn che, độ che phủ, thảm mục của rừng thông lấy nhụa ở thôn Châng, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, - Qua điểu tra tại khu rừng trồng thông lấy nhựa tại xã Phương Độ cho thấy được Tăng tỷ lệ che phủ của rừng là 38%, độ tàn che lên 67%, và tầng thảm mục là 27%, độ xói mòn của đất là 18,83 mm/năm. (Có bảng tổng hợp kèm theo) BIỂU 01: BẢNG TỔNG HỢP XÓI MÒN ST T 1 Loại cây Mật độ K X Cây thông 1330 cây/ha 580 50 Độ D TC CP TM Hvn dốc (%) (%) (%) (m) (mm/năm) (độ) 57 67 38 27 22,3 18,83 2. Kết quả điều tra về mặt kinh tế của rừng thông lấy nhụa ở thôn Châng, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang, * Về mặt kinh tế: - Qua phỏng vấn hộ gia đình thực hiện Mô hình trồng cây thông lấy nhựa lợi nhuận đem lại từ mô hình ước tính là rất cao 493.370.000 đồng/ chu kỳ thực hiện 15 năm, ước tính một năm đạt từ 32.981.000đồng/năm. (Có biểu tổng hợp đánh giá kết quả rừng trồng kèm theo) BIỂU 02. BIỂU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG RỪNG THÔNG Quy mô: 1 ha Số Chỉ tiêu TT ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú (đồng/kg) (đồng) I Chi phí 106.630.000 C 1 Giống Cây 1.330 11.000 14.630.000 2 Phân bón hóa học 7.000.000 K NPK Kg Tấn Công Công phát cỏ, làm đất 500 4.000.000 650 Công 81.000.000 100 150.000 15.000.000 150 120.000 18.000.000 200 120.000 24.000.000 200 120.000 24.000.000 C Công Công bón phân, chăm sóc C Công C Công khai thác Công Thu Năng suất (nhựa thông) I 8.000 C Công trồng II 3.000.000 C 3 Công I 7.500 t Phân chuồng I 400 K Kg 120.000 5.000 600.000.000 Lợi nhuận (thu-chi) 120 tấn/ha 493.370.000 * Về mặt Xã hội: Trong quá trình thực hiện mô hình đã giải quyết việc làm cho 650 người lao động tại chỗ trong một chu kỳ 15 năm thực hiện Mô hình, có thu nhập ổn định. (Có biểu tổng hợp chi phí nhân công kèm theo) BIỂU 03. BIỂU TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG THỰC HIỆN MÔ HÌNH TRỒNG Quy mô: 1 ha S Số TT Chỉ tiêu ĐVT Công Số lượng Công Đơn giá (đồng/kg) 650 Thành tiền (đồng) Ghi chú 81.000.000 1Công phát cỏ, làm đất Công 100 150.000 15.000.000 2Công trồng Công 150 120.000 18.000.000 Công bón phân, chăm 3 sóc Công 200 120.000 24.000.000 4Công khai thác Công 200 120.000 24.000.000 * Về mặt môi trường: - Qua điểu tra tại khu rừng trồng thông lấy nhựa tại xã Phương Độ cho thấy được Tăng tỷ lệ che phủ của rừng là 38%, độ tàn che lên 67%, và tầng thảm mục là 27%, độ xói mòn của đất là 18,83 mm/năm. (Có bảng tổng hợp kèm theo) BIỂU 04: BẢNG TỔNG HỢP VỀ MẶT MỒI TRƯỜNG SINH THÁI STT Loại cây TC (%) CP (%) TM (%) Hvn 1 Cây thông 67 38 27 22,3 D(mm/năm) 0,19 V. KẾT LUẬN - Mô hình này cho lợi nhuận kinh tế cao, tạo được công ăn việc làm cho người lao động có thu nhập, tăng tỷ lệ che phủ, độ tàn che lên cao chống được xói mòi. Tạo cảnh quan môi trường sinh thái, nên khuyến khích các hộ dân khác tiếp tục thực hiện và nhân rộng ra các hộ xung quanh cùng nhau thực hiện Mô hình này để giúp người dân xói đói giảm nghèo nhân bền vững. - Kiến nghị Đảng nhà nước tiếp tục có các chính sách khuyến khích người dân trồng rừng mới như dự án 661, chương trình 135…. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình quản lý lưu vực 2. Giáo trình kỹ thuật trồng cây thông 3. Giáo trình hoạch toán kinh tế 4. Báo tổng kết các Mô hình nông, lâm nghiệp xã năm 2016 của UBND xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, 5. Kết quả phỏng vấn của hộ gia đình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng