Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX...

Tài liệu Cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

.DOC
72
373
70

Mô tả:

MỞ ĐẦU Đầu thế kỉ XX, châu Á thức tỉnh, phong trào cách mạng dân chủ tư sản ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa như Iran, Thổ Nhĩ Kì, Trung Quốc, Ấn Độ… mang một nội dung mới: Đấu tranh yêu nước giải phóng dân tộc kết hợp đấu tranh giành quyền dân chủ. Ở nước ta, vào những năm đầu thế kỉ XX, dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế - xã hội Việt Nam có sự biến đổi. Nền kinh tế có tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc đã bị phá vỡ, mặc dù chưa tan rã hoàn toàn. Nền nông nghiệp cổ truyền còn chiếm ưu thế, nhưng một nền công thương nghiệp theo kiểu tư bản đã xuất hiện, thể hiện một cảnh quan mới, khác lạ ở Việt Nam và hơn hẳn chế độ phong kiến. Đồng thời, mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc. Trước sự suy tàn của chế độ phong kiến và những yêu cầu mới của lịch sử, những người yêu nước Việt Nam đã ý thức được sự lỗi thời của thiết chế cũ về mọi mặt, họ nhận thấy rằng, “quan niệm trung quân ái quốc” của thời kì Cần Vương không thể là con đường cứu nước, cứu dân được nữa. Đây là những tiền đề cho sự hình thành một khuynh hướng cách mạng mới. Đúng lúc, các tân thư, tân văn của Trung Quốc, Nhật Bản dội vào nước ta đã giới thiệu những tư tưởng dân chủ tư sản của phương Tây dưới lăng kính của các nhà tư tưởng lập hiến. Các học thuyết về nhân đạo, dân quyền của những nhà tư tưởng trong trào lưu triết học ánh sáng Pháp thế kỉ XVIII cũng truyền bá vào Việt Nam, được các sĩ phu yêu nước tiến bộ tiếp thu nồng nhiệt. Trào lưu tư tưởng đó đã cổ vũ, hướng theo họ lí tưởng của cuộc Cách mạng Pháp (1789), cuộc vận động Duy Tân (1898) và Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc, giúp họ đoạn tuyệt những tư tưởng quân chủ bảo hoàng, chuyển sang tư tưởng dân chủ cộng hòa. Mặt khác, hơn 30 năm sau duy tân, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản hùng mạnh, nhất là sau chiến thắng vang dội của 1 quân đội Nhật trong chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) càng củng cố niềm tin của các sĩ phu yêu nước vào con đường cách mạng tư sản và họ đã dấy lên một cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng này. I. Hoàn cảnh lịch sử 1.1. Sự thất bại của phong trào yêu nước dưới ngọn cờ phong kiến và những vấn đề đặt ra trong phong trào giải phóng dân tộc Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng chính thức xâm lược Việt Nam. Lúc đầu, triều đình Huế cũng lãnh đạo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống Pháp để bảo về độc lập chủ quyền của đất nước. Đã có lúc chúng ta đã giành được thắng lợi, đẩy thực dân Pháp vào thế bị bao vây khốn đốn. Song sự bạc nhược, đớn hèn, thiếu kiên quyết, tư tưởng “thủ để hoàn” của vua quan nhà Nguyễn đã khiến cho cuộc chiến của chúng ta từng bước bị thất bại. Thực dân Pháp đã chớp lấy thời cơ, chiếm lấy từng phần lãnh thổ Việt Nam. Vớí hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874), hiệp ước Hácmăng ngày (25/8/1883), hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884), triều đình đã đi từ từng bước đến hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. Trái ngược với triều đình Huế, phong trào đấu tranh trong quần chúng nhân dân vẫn diễn ra rất mạnh mẽ và quyết liệt. Cuối thế kỷ XIX, phong trào vũ trang chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đứng đầu bùng nổ. Phong trào lan rộng ra khắp các địa phương, kéo dài cho đến hết thế kỷ XIX, với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887), khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892), khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1892), khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896). Song phong trào Cần Vương cuối cùng đã tàn lụi với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1896). Sự thất bại các phong trào này, đã gây nên một không khí u ám báo trùm trong phong trào giải phóng yêu nước Việt Nam. Sĩ phu văn thân ở thế hệ trước bắt đầu bị phân hóa thành năm, bảy mảnh. Một số đã hy sinh trong 2 kháng chiến, trong một cuộc chiến không cân sức, không có lý tưởng vững vàng. Một số khác bị bắt bớ, tù đày. Một số công khai quay trở về công tác với địch… Thế nhưng, đến thời điểm này, do tình trạng phân hóa trong cơ cấu xã hội Việt Nam xuất phát từ những chủ trương duy trì chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu gây ra nên hệ tư tưởng mới không có điều kiện nảy nở, truyền bá từ bên ngoài vào. Trong điều kiện như vậy, cuộc dấu tranh yêu nước của nhân dân ta nửa cuối thế kỷ XIX vẫn không có con đường nào khác là hướng tới việc khôi phục lại chế độ cũ giống như mơ ước của Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết được thể hiện dưới dạng một bài học kêu gọi nhân dân: “chuyển loạn làm trị, chuyể ngụy làm an, khôi phục lại bờ cõi”. Người lãnh đạo tối cao cuối thế kỷ XIX, vẫn là sĩ phu văn thân yêu nước. Tuy vậy, cũng có không ít sĩ phu vẫn một long sắt son với sự nghiệp cứu nước, cứu dân, ngày đêm trăn trở với câu hỏi: Vì sao dân tộc ta mất nước ? Làm thế nào và đi theo con đường nào để cứu được nước. Tóm lại, cuối thể kỷ XIX Việt Nam bước vào một thời kỳ xã hội lố lăng, vua là tượng gỗ, dân là than trâu, mọi người dân bị tước hết quyền dân sinh, dân chủ tối thiểu. Người nông dân bị cướp hét ruộng dất, công nhân bị bóc lột đến tận xương tủy. Phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta đang lâm vào tình trạng bế tắc, khủng hoảng về một con đường cứu nước. 1.2. Những biến đổi về kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX 1.2.1 Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Năm 1897, Pôn Đu - me được cử làm Toàn quyền Đông Dương. Ngay khi vừa đặt chân đến Đông Dương, y đã đưa ra chương trình hành động gồm 7 điểm, trong đó tập trung vào các vấn đề: + Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hành chính trên toàn cõi và cho từng xứ ở Đông Dương. 3 + Sửa đổi chế độ tài chính, thuế khóa, xây dựng các thiết bị khai thác, tạo điều kiện chắc chắn cho tư bản Pháp đầu tư vào Đông Dương. + Ổn định tình hình chính trị và quân sự, đồng thời khuếch trương ảnh hưởng của Pháp ra khỏi vùng Viễn Đông, nhất là đối với các nước lân cận. Để thực hiện chương trình trên, Dume đã cho thi hành một loạt chính sách trên tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế, xã hội đến quân sự, văn hóa, giáo dục: + Về chính trị: Chúng áp dụng triệt để chính sách chia để trị, “dùng người bản xứ trị người bản xứ”. Tổ chức liên bang Đông Dương (thành lập từ năm 1887) tiếp tục kiện toàn để chia rẽ nhân dân Đông Dương trong một cấu trúc thống nhất giả tạo, xóa tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới. Chúng liên kết với các thế lực phong kiến phản động ở Việt Nam để đàn áp về chính trị và vơ vét, bóc lột về kinh tế. Song song với việc tổ chức hành chính nhà nước là bộ máy quân sự, cảnh sát, tòa án, nhà tù. Chúng ra sắc lệnh bắt thanh niên Việt Nam đi lính, lập lực lượng lính khố xanh (6/1897), xây dựng lực lượng cảnh sát đặc biệt, lập sở tình báo an ninh. + Về văn hóa giáo dục Ngu dân về giáo dục, đầu độc về văn hóa là một trong những biện pháp cai trị của thực dân Pháp. Mục tiêu của chính sách này là hướng vào việc xác lập và duy trì vĩnh viễn ách thống trị của thực dân. Vì vậy, tùy theo yêu cầu về chính trị mà ở từng giai đoạn cụ thể, thực dân Pháp đã cho thi hành những chính sách về giáo dục khác nhau. Song song với chính sách giáo dục nô dịch, thực dân Pháp còng cho thi hành một số chính sách phản động về văn hóa nhằm phá hoại lòng tự hào dân tộc, reo rắc tư tưởng tự ti trong nhân dân, duy trì nếp sống hủ lậu của xã hội cũ và truyền bá nếp sống tư sản phương Tây không kém phần hủ bại. 4 + Về kinh tế: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp đã chú trọng đẩy mạnh đầu tư vào Đông Dương (từ năm 1896 đến năm 1914 đầu tư 514 triệu Phơrăng vàng dưới hình thức vốn nhà nước). Ngoài việc vơ vét thóc gạo để xuất khẩu, bọn thực dân còn tăng cường việc tước đoạt ruộng đất lập đồn điền. Khi nền nông nghiệp mang các yếu tố tư bản chủ nghĩa xuất hiện thì tất yếu sẽ dẫn đến sự xuất hiện các cơ sở công nghiệp chế biến và sản xuất hàng hóa. Các nhà máy xay xát, xay bột, nấu rượu nối tiếp nhau mọc lên. Để có đủ lượng gạo xuất khẩu, thương nhân Pháp được chính quyền thực dân giúp đỡ đã sử dụng mọi hình thức ép nông dân phải bán rẻ cho chúng số lúa gạo ít ỏi của mình. Nông dân do đó bị kiệt sức, không còn khả năng để cải tiến kĩ thuật canh tác. Tình hình trên đã dẫn đến hậu quả là nông nghiệp Việt Nam vẫn ở nguyên tình trạng độc canh, năng suất rất thấp mà lại phải đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cao, cho nên đời sống nhân dân, nhất là nông dân vô cùng bi đát. Nền công nghiệp Việt Nam lúc này nằm trong tay nhà nước thực dân. Hướng phát triển của nó đã được vạch sẵn là: “Chỉ giới hạn trong phạm vi sao cho nền công nghiệp đó không tổn hại đến công nghiệp chính quốc. Nền công nghiệp chính quốc phải được nền công nghiệp thuộc địa bổ sung chứ không bị nền công nghiệp này phá hoại”. Nói cách khác, công nghiệp thuộc địa được đẻ ra là để làm những cái mà công nghiệp Pháp không thể làm được, để cung cấp những sản phẩm đến những nơi mà sản phẩm công nghiệp Pháp không đến được. Phần lớn hàng tiêu dùng phải nhập từ Pháp. Do đó có thể nói rằng nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX về cơ bản vẫn mang nặng tính tự cung tự cấp. Các ngành thủ công do đó còn rất cần thiết. Nhưng hàng hóa nhập từ Pháp ngày càng nhiều cùng với chính sách độc 5 quyền kinh tế của nhà nước thực dân đã làm cho nhiều ngành thủ công dân gian gặp khó khăn. Hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân hết sức khan hiếm. Pháp độc chiếm thị trường Đông Dương, nắm nguồn thuế, độc quyền thương mại, thuế quan, xuất nhập khẩu. Hai thứ thuế trực thu và gián thu tăng mạnh. Nhiều thứ thuế mới được đặt ra để nuôi sống một số lượng quan lại đông đúc, nhất là các quan chức Pháp lương cao, đồng thời góp tiền của để hoàn chỉnh cơ sở kĩ thuật cho cuộc khai thác thuộc địa đại quy mô của Pháp. Tất cả các vấn đề trên đây đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam, làm cho xã hội đó bị lay động đến tận nền tảng của nó. Từ một nước phong kiến tuy lạc hậu nhưng là một nước độc lập thống nhất, từ đây Việt Nam biến thành một nước bị đô hộ, chia cắt với một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, có đổi mới nhưng không thật sự tiến bộ và cởi mở, ngược lại ngày càng bị lệ thuộc vào đế quốc Pháp. 1.2.2. Tác động đến xã hội Việt Nam Cuộc khai thác thuộc địa quy mô của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có những chuyển biến quan trọng. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa bắt đầu du nhập vào nước ta, thâm nhập vào các khu vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, kết hợp với phương thức sản xuất phong kiến (do thực dân Pháp cố tình duy trì) đã dẫn tới hình thành phương thức bóc lột thuộc địa, đảm bảo siêu lợi nhuận tối cao cho thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Trong bối cảnh đó, xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX bắt đầu có sự thay đổi nhanh chóng. - Các giai cấp cũ phân hóa. Nông dân và thợ thủ công bị bần cùng hóa và phá sản hàng loạt. Các giai cấp địa chủ được thực dân Pháp nâng đỡ nên thế lực kinh tế và chính trị của giai cấp này tăng lên. Ngoài địa chủ Pháp, địa chủ nhà thờ, địa chủ quan lại, địa chủ thường, còn xuất hiện thêm các địa chủ kiêm công thương. 6 Địa chủ Việt Nam phát triển hơn trước, trở thành chõ dựa vững chắc cho thực dân Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa và duy trì trật tự có lợi cho chúng. - Một số giai cấp và tầng lớp mới ra đời như giai cấp công nhân. Tuy nhiên, giai đoạn này công nhân nước ta còn đang trong giai đoạn tự phát. Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam trước giai cấp tư sản dân tộc là một đặc điểm lịch sử, quy định những nét đặc thù sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam. Ngoài giai cấp công nhân, còn xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản thành thị. Vì bị thực dân Pháp chèn ép nặng nề, tư sản Việt Nam phát triển chậm chạp về mọi mặt, chưa đủ điều kiện để hình thành một giai cấp. Tuy vậy, sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa nói chung và sự lớn lên của tầng lớp tư sản dân tộc nói riêng đã trở thành cơ sở thuận lợi cho sự tiếp thu các trào lưu tư tưởng cách mạng từ bên ngoài. 3. Sự thức tỉnh của Châu Á và sự truyền bá Tân thư, tân văn vào Việt Nam Sự thức tỉnh của Châu Á là khái niệm của Lênin đầu thế kỉ XX dùng để chỉ những trào lưu tư tưởng muốn thoát khỏi chế độ phong kiến để vươn tới những nền văn minh mới ở Châu Âu. Phong trào ấy bắt đầu ở Nga với xu hướng cải tổ nhằm thủ tiêu chế độ Nga Sa hoàng, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa ở Nga. Sau đó trào lưu tư tưởng này xuất hiện ở Tây Ban Nha, Mianma, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Nhật Bản… Khi nói tới sự thức tỉnh của Châu Á, người ta hay nói đến Trung Quốc, Nhật Bản, trong đó có sự xuất hiện của những cuốn sách, những tờ báo đề cập những vấn đề về kinh tế, chính trị, tư tưởng của phương Tây. Năm 1868, Nhật Bản tiến hành cuộc Minh Trị duy tân. Cuộc cải cách này đã giúp Nhật thoát khỏi thân phận thuộc địa của tư bản phương Tây, và hơn nữa còn nhanh chóng phát triển thành một cường quốc. Đặc biệt, năm 1905, 7 Nhật Bản đánh thắng Nga hoàng. Sự kiện này đã gây chấn động lớn đến các nước Châu Á, làm xuất hiện trào lưu sùng bái Nhật, muốn học theo Nhật Bản. Ở Trung Quốc, vào năm 1899, Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vỹ đã vận động vua Quang Tự tiến hành cuộc cải cách mà sách vở gọi là biến pháp. Mở đầu cuộc vận động là chống lề thói phong kiến, vận động mở trường học, thư quán, báo quán để tuyên truyền tư tưởng mới, dân chủ tiến bộ; khuyến khích, chấn hưng nền kinh tế dân tộc. Những biện pháp này đã động chạm đền quyền lợi của triều đình phong kiến Trung Hoa nhất là quyền lợi của phái Bảo thủ do Từ Hy Thái hậu cầm đàu. Phái bảo thủ đã sử dụng quân đội, thậm chí liên kết với tư bản nước ngoài, sử dụng vũ lực để đàn áp phái cải cách. Nhiều người trong phái cải cách đã bị bắt, tra tấn, tù đày. Một số người chạy sang nước ta. Họ đem theo tất cả tài liệu, tân thư tân văn vào. Đến lượt mình, các nhà nho Việt Nam đón nhận rất hồ hởi. coi như món ăn tinh thần vô giá. Cùng với ảnh hưởng của Nhật Bản, Trung Quốc, làn sóng Tân thư tràn vào Việt Nam. Có thể khẳng định Tân Thư là một hiện tượng chung của các nước Châu Á lúc bấy giờ trước nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa phương Tây. Nhưng do hoàn cảnh và các điều kiện của mỗi nước khác mà sự du nhập Tân Thư và ảnh hưởng của loại sách đó đối với mỗi nước khác nhau mà sự du nhập Tân Thư và ảnh hưởng của loại sách đó đối với mỗi nước không giống nhau. Ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX, dưới ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu xã hội đã có nhiều biến chuyển mới. Từ đầu thế kỉ XX cho đến chiến tranh thế giới I, xã hội Việt Nam ở vào buổi giao thời, xét về mặt phân hóa giai cấp, ngoài các giai cấp cũ của xã hội phong kiến là địa chủ và nông dân đã bắt đầu hình thành những giai tầng mới. Trước hết là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đang trong quá trình hình thành. Cùng với sự mở mang đô thị và các bộ máy hành chính, sự nghiệp của chính quyền thực dân, giai cấp tiểu tư sản thành thị cũng đã ra đời. Nhưng đó 8 là một giai cấp trung gian, phức tạp, không có hệ tư tưởng riêng, do đó không có khả năng lãnh đạo cách mạng. Thực dân Pháp cũng đã mở một số trường học. Nhưng trong thời gian đầu thế kỉ, chúng chỉ mới nhằm đạo tạo một số công chức và kinh tế viên cấp thấp. Do đó, tầng lớp trí thức Tây học chưa có mấy người. Trong những điều kiện như trên, bộ phận có tinh thần yêu nước và tiến bộ trong tầng lớp trí thức. Nho học đã được lịch sử giao cho một số nhiệm vụ trong chức năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam (nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân, tố cáo tội ác của giặc, tiếp thu tư tưởng mới, đưa ra đường lối cứu nước…). Vào thời điểm đầu thế kỉ, bộ phận này của tầng lớp trí thức Nho học là những người có khả năng nhất trong việc vận động phong trào cứu nước và học hỏi, tiếp thu các tư tưởng. Tự giác hay không tự giác, họ đã đảm nhận sứ mệnh mà lịch sử đã giao cho họ trong buổi giao thời của xã hội. Các nhà Nho yêu nước hồi đầu thế kỉ có nhược điểm cố hữu là được đào tạo trong trường Nho học cũ kĩ, không biết tiếng nước ngoài nào khác ngoài Trung Quốc, họ chỉ có thể tiếp xúc với tư tưởng mới qua các sách báo Trung Quốc. Tình hình này chẳng những hạn chế họ rất nhiều trong việc tiếp thu cái mới mà luôn đặt họ trước nguy cơ chỉ có thể tiếp thu được các học thuyết của phương Tây đã bị “khúc xạ” qua tư tưởng của các tác giả và dịch giả Trung Quốc. Đối với các nhà Nho hồi đầu thế kỉ XX đã thấy sự lỗi thời của Nho giáo và đang khao khát giải thích nhiều vấn đề có liên quan đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, Tân Thư đã có sức hút mãnh liệt. Niềm say mê Tân Thư còn được kích thích thêm bởi tấm gương duy tân của nước Nhật “đồng văn đồng chủng”, và bởi các sự kiện trên thế giới như cuộc chính biến Mậu Tuất 1898 ở Trung Quốc, chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905, Cách mạng Tân Hợi 1911. 9 Các nhà Nho Việt Nam yêu nước đầu thế kỉ XX đã say mê Tân Thư không phải là để thỏa mãn lòng yêu thích cái mới lạ, mà là để tìm phương sách giải quyết vấn đề dân tộc. Họ đã vận dụng các học thuyết mà họ tiếp thu được từ Tân Thư vào sự nghiệp cứu nước. Tình hình Việt Nam lúc bấy giờ có nhiều điểm khác Trung Quốc. Họ không rập khuôn máy móc những trào lưu duy tân của Trung Quốc. Tóm lại, tư tưởng tư sản đã được đưa vào Việt Nam từ những năm cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX, thông qua các cuốn Tân Thư theo hai con đường Trung Quốc và Nhật Bản. Những cuốn sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Nghiêm Phục… đề cập tới yêu cầu của cải cách thể chế chính trị, tổ chức kinh tế, giáo dục xã hội… theo lối phương Tây. Đồng thời còn có một số sách báo từ Nhật Bản tới của các tác giả Cát Điền Tùng Âm, Phúc Trạch Dụ Cát… Dù còn thiếu hệ thống và sơ sài nhưng nó cũng là chất men kích thích, có tác dụng giải tỏa những ràng buộc cũ trong suy nghĩ và hành động, hâm nóng bầu nhiệt huyết của những người yêu nước thức thời – tức bộ phận sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX – để bước vào thời kì mới. II. Nội dung cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX 1. Khuynh hướng “dân chủ tư sản” và sự biểu hiện của nó ở Việt Nam Khuynh hướng dân chủ tư sản là một khái niệm dùng để chỉ một hướng đi của phong trào duy tân mà theo đó sẽ có sự định hướng về con đường giải phóng và phát triển xã hội, đoạn tuyệt với chế độ quân chủ và hướng tới xã hội tiến bộ hơn. Sự tiến bộ đó sẽ được tìm thấy trong các mô hình xã hội phương Tây – cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI – XVII. Nói cách khác, khuynh hướng dân chủ tư sản là một hướng đi, thoát khỏi xã hội phong kiến lạc hậu để xây dựng một xã hội tiến bộ theo mô hình phương Tây. 10 Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam tồn tại song song với các khuynh hướng khác như khuynh hướng bảo hoàng. Khuynh hướng này còn ảnh hưởng ở nước ta cho đến tận Cách mạng tháng Tám 1945. Biến thiên của khuynh hướng dân chủ tư sản chịu sự chi phối của các màu sắc tư sản xuất hiện ở nhiều nước xunh quanh lúc bấy giờ. Đó là khuynh hướng quân chủ lập hiến. Nhật Bản là nước điển hình. Sau đó là Thái Lan, thực chất đó là thể chế chính trị dung hòa giữa tư sản với phong kiến, nhưng quyền lực thực tế trong tay giai cấp tư sản. Ngoài ra, còn có thể chế cộng hòa. Đầu thế kỉ XX, có nước Trung Hoa dân quốc thành lập sau Cách mạng Tân Hợi (1911). Như vậy, khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam xuất hiện như là một nhu cầu khách quan tất yếu nhằm hướng tới thay thế xã hội quân chủ bằng một thể chế cộng hòa tư sản, lúc đầu là quân chủ lập hiến rồi đến dân chủ cộng hòa. + Khuynh hướng dân chủ tư sản bắt nguồn từ nhu cầu nội tại sự phát triển của xã hội Việt Nam. + Xuất hiện từ nhu cầu của công cuộc giải phóng dân tộc. Nói cách khác, khuynh hướng dân chủ tư sản vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện để đi tới độc lập. Điều này khác với cách mạng tư sản ở Châu Âu. Sở dĩ có những đặc điểm như vậy là vì: các mầm mống tư bản tuy xuất hiện từ sớm nhưng lại không có điều kiện phát triển. Những nhân tố mới không đủ thắng thế lực cản của xã hội cũ. Đến khi nhà Nguyễn thắng Tây Sơn, để duy trì, bảo vệ chế độ phong kiến đã làm cho những nhân tố TBCN bị thui chột. Đến lúc nhà Nguyễn có sự biến đổi, nhận thức cần phát triển thì lúc đó thực dân phương Tây xâm chiếm. Quá trình thực dân Pháp khai thác Việt Nam, đã dựa trên nền sản xuất cũ cộng với khuynh hướng TBCN, tạo ra một nền kinh tế lai căng để thu lợi nhuận. Xã hội Việt Nam vì thế không thể phát 11 triển tự do để tiến lên TBCN. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã đưa nước ta quay trở lại quỹ đạo của nó. Nghiên cứu chuyên đề là một trong những điều kiện để tiếp tục nghiên cứu những khuynh hướng khác xuất hiện từ những năm 20 của thế kỉ XX, khi xuất hiện khuynh hướng vô sản. Tuy nhiên, do những điều kiện đặc biệt của lịch sử dân tộc, sự xuất hiện khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam có những nét hơi khác biệt so với khuynh hướng này ở các quốc gia khác như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản. Nghiên cứu chuyên đề này còn mở rộng thêm những kiến thức lịch sử thế giới, soi rọi vào Việt Nam, so với Việt Nam để thấy được những nét tương đồng và khác biệt. Ví dụ: bắt đầu từ thế kỉ XVII, XVIII, CNTB đã xuất hiện, chiếm ưu thế ở phương Tây, sang thế kỉ XIX, song song với quá trình xâm lược và đô hộ của các nước tư bản phương Đông đã xuất hiện làn sóng đổi mới. Làn sóng này ở cuối XIX, gọi là thời kì “Châu Á thức tỉnh” với sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng xã hội ở Thổ Nhĩ Kì, Iran, Mianma, Thái Lan, Indonesia…, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Con đường đi tời dân chủ tư sản ở các quốc gia nói trên khác nhau nhưng sau mấy thế kỉ bị kìm hãm bởi sự thống trị của chế độ quân chủ ở tất cả các nước phương Đông nhìn chung hướng tới sự biến đổi chế độ chính trị - xã hội, ít nhất những cải tạo xã hội cũ theo hướng tiến bộ. Riêng ở Việt Nam, quá trình này được bắt đầu từ ảnh hưởng bên ngoài là chính, còn những yếu tố nội tại chỉ có tác động kích thích những nhân tố kinh tế TBCN chưa đủ mạnh đẻ tiến tới một cuộc CMTS như ở Châu Âu. Con đường phát triển TBCN ở Việt Nam cũng có những quanh co ở một số điểm như Thái Lan hay Nhật Bản. ở những nước này lựa chọn con đường TBCN thể hiện trong chính sách của Nhà nước (Minh Trị, Rama) trong khi ở Việt Nam mới chỉ là các phong trào xã hội do quần chúng tiến hành. 12 2. Nội dung cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX Như đã trình bày ở trên, luồng tư tưởng dân chủ tư sản sau khi vào nước ta đã được các sĩ phu yêu nước tiến bộ tiếp nhận và họ đã khởi xướng lên một cuộc vận động yêu nước. Nội dung cuộc vận động này được thể hiện ở ba mặt: chính trị tư tưởng, kinh tế và văn hóa – xã hội. 2.1. Về tư tưởng chính trị Thất bại của phong trào yêu nước theo ngọn cờ yêu nước cộng với những trào lưu tư tưởng mới từ bên ngoài dội vào đã khiến các sĩ phu có sự thay đổi về mặt tư tưởng chính trị. Vẫn hướng tới một mục tiêu chung là độc lập dân tộc nhưng cách đi đến độc lập đã có sự đổi mới. Ở đây, chúng ta phải kể đến hai nhà chí sĩ tiêu biểu cho hai xu hướng cách mạng khác nhau, đó là Phan Bội Châu với xu hướng bạo động và Phan Châu Trinh với xu hướng cải cách. a) Phan Bội Châu và xu hướng bạo động Phan Bội Châu hiệu là Sào Nam, tự là Hải Thu, sinh năm 1867 tại quê mẹ ở Sa Nam, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Phan Văn Phổ, một nhà nho nghèo sống bằng nghề dạy học; mẹ là Nguyễn Thị Nhàn, một phụ nữ rất mực hiền hậu. Lúc còn thiếu niên, Phan Bội Châu nổi tiếng thông minh, học giỏi. Bảy tuổi, học kinh truyện đã có thể sáng tác ra cuốn Phan tiên sinh chi luận ngữ để đùa vui, chế giễu bạn bè. Mười ba tuổi, đã làm được thơ văn lối cận cổ, thi đỗ đầu huyện, đến mười sáu tuổi đỗ đầu tỉnh nên có tên gọi là Đầu xứ San. Phan Bội Châu sớm có tinh thần yêu nước. Vào lúc chín tuổi, khi cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai bùng nổ ở Nghệ Tĩnh, Phan Bội Châu tập hợp bạn bè cùng trường “lấy ống tre làm súng, hột vải làm đạn, giả cách chơi trò bình Tây”. Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (1883), Phan lúc đó mười bảy tuổi, đã thảo hịch “Bình Tây thu bắc” để kêu gọi thân hào, nhân dân đứng lên chống Pháp. Năm 1885, kinh đô Huế thất thủ, hưởng ứng Chiếu Cần 13 Vương của vua Hàm Nghi, thân hào xứ Nghệ nổi lên mạnh mẽ, Phan (19 tuổi) đã lập “đội Thí sinh quân” gồm 60 người để ứng nghĩa. Tiếp đó là năm dạy học, mở rộng giao du, tìm người đồng tâm, đồng chí, bí mật liên lạc với các dư đảng Cần Vương và “vong mạng lục tâm” chuẩn bị công cuộc cứu nước. Phan ra bắc, vào Huế. Tại kinh đô, ông đã dùng văn tự kết giao với các bậc sĩ phu tên tuổi, như Khiếu Năng Tĩnh, Đặng Nguyễn Cẩn, Nguyễn Thượng Hiền… Chính nhờ sự giao du này, Phan đã tiếp xúc với các tân thư, như “Thiên hạ đại thế luận” của Nguyễn Lộ Trạch, “Trung Đông chiến kỉ”, “Phổ Pháp chiến kỉ”, “Doanh hoàn chí lược”… và tư tưởng thế giới của ông bắt đầu hình thành. Năm 1900, Phan đỗ thủ khoa (giải nguyên) kì thi Hương ở trường thi Nghệ An. Sau đó, Phan Bội Châu chính thức bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc. Năm 1901, Phan đã tập hợp lực lượng định đánh úp thành Nghệ An đúng vào lễ Quốc khánh nước Pháp (14/7) nhưng không thành. Liền sau đó, Phan cùng Đặng Thái Thân đề ra ba kế hoạch lớn: 1. Liên kết với dư đảng Cần Vương và các tráng kiện ở chốn sơn lâm, xướng khởi nghĩa binh, mục đích là đánh giặc, phục thù với thủ đoạn bạo động. 2. Tìm người dòng họ nhà vua lập làm minh chủ rồi ngầm liên kết với những người có thế lực, tập hợp những người trung nghĩa ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ cùng nhau khởi sự. 3. Khi cần thiết sẽ phái người xuất dương cầu viện. Mục đích: “Cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một Chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác”1. 1 Phan Bội Châu – Niên biểu, 1957, H: Văn – Sử - Địa, Hà Nội, tr 33. 14 Ba kế hoạch trên được xem là tiền thân của cương lĩnh chính trị của Duy Tân Hội sau này. So với người cùng thời, Phan Bội Châu sớm ý thức về vận mệnh đất nước và cũng là một trong những sĩ phu đầu tiên đối đầu với các vấn đề liên hệ đến Việt Nam như một "quốc gia quốc dân". Ngay từ hồi chưa xuất dương, Phan đã từng đi chu du nhiều nơi trong nước - miền Nam xứ Nghệ (quê Phan) từ Huế vào Nam Ngãi, Bình Phú, rồi Gia Định, cho đến tận vùng Thất Sơn ở Châu Đốc; miền Bắc từ Nam Định, Hà Nội, lên tận rừng Yên Thế của Đề Thám - nhằm tìm cách kết giao đặng mưu đồ việc nước với những người có nghĩa khí, từ sĩ phu tới các "hảo hán" trong giới "lục lâm giang hồ" sống ngoài vòng pháp luật. Trong thời kỳ Đông Du (1905-1909), hàng ngày tiếp xúc và lo việc ăn học cho các thành viên từ Nam chí Bắc, Phan ý thức sâu sắc về tình trạng thiếu đồng thuận giữa người Việt với nhau do một lý do khá đơn giản: đây là lần đầu tiên các thanh niên này có dịp tiếp xúc, đối thoại và sinh hoạt với nhau. Trong Việt nam quốc sử khảo (1908), Phan nêu lên 5 điều khiếm khuyết trong dân trí nước ta: hay nghi kỵ lẫn nhau, coi trọng những điều xa hoa vô ích (như trong việc hôn nhân, cúng bái, v.v ...), biết lợi mình chứ không biết hợp quần, tiếc của riêng mà không nghĩ đến lợi chung, biết thân mình mà không nghĩ đến việc nước [4]. Ý thức "quốc gia quốc dân" trong tư tưởng cũng như hành động của Phan phải nói là một sự đề kháng đối với chính sách "chia để trị" của chính quyền đô hộ, khác hẳng với đầu óc địa phương hẹp hòi thường thấy ngay ở các nhân vật tai to mặt lớn trong nước lúc bấy giờ. Bình tĩnh mà nói, bệnh chia rẽ, óc địa phương không chỉ do chính sách cai trị của người nước ngoài, bởi lẽ ngay khi người Việt nắm lấy vận mệnh đất nước, vẫn không thấy những biện pháp tích cực nhằm khắc phục tư tưởng cục bộ "ăn cây nào, rào cây ấy" hay tình trạng "phép vua thua lệ làng". Đóng góp của Phan trên mặt này ngay từ hồi đầu thế kỷ đúng là một điểm son đáng trân trọng, cần được ghi nhớ. 15 Sau Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911), tư tưởng của Phan Bội Châu đã có sự chuyển biến từ quân chủ sang dân chủ. Cụ nhận thấy sự lỗi thời lạc hậu của chế độ phong kiến và muốn thay thế nó bằng thể chế cộng hòa tư sản. Sự chuyển biến tư tưởng này được đánh dấu bằng việc thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội (1912) Tôn chỉ "độc nhất" của Quang phục Hội là "khôi phục nền độc lập của Việt Nam" và thành lập một nước "cộng hòa dân quốc". Nói một cách khác, với sự thành lập của Quang phục Hội, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chủ nghĩa quân chủ đã bị phủ nhận và chủ nghĩa dân chủ "được xác định". Dĩ nhiên Phan Bội Châu đã đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hướng đường lối của Quang phục Hội. Cho dù việc thay đổi "ngọn cờ quân chủ" (mà Phan Bội Châu đã đề cao để chống Pháp lúc xuất dương) thành lá cờ dân chủ phần nhiều là do ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc, nhưng trong bối cảnh lịch sử nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, sự kiện này có ý nghĩa như một khúc nhạc dạo đầu báo hiệu sự cáo chung của chế độ quân chủ ở nước ta mà trên thực tế sẽ xảy ra trong quá trình ba, bốn mươi năm sau đó. Chủ trương cứu nước xuyên suốt trong tư tưởng của Phan Bội Châu, đó là tiến hành đấu tranh bằng con đường bạo động. Lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp bằng phương tiện võ trang (quân sự), đối với Phan, là phương cách duy nhất để lấy lại độc lập cho Việt Nam. Tuy nhiên, Phan cho rằng người Việt tự mình không địch nổi người Pháp, do đó phải cậy vào một cường quốc khác. Sở dĩ Phan và các đồng chí trong Duy Tân Hội chọn Nhật Bản để cầu viện vì Nhật là nước "đồng văn đồng chủng" mà lại vừa mới thắng Nga. Sau khi bị nhà đương cuộc Nhật trục xuất khỏi Nhật, Phan chuyển hướng, muốn liên kết với các nước "đồng bệnh" - trước hết là Trung Quốc - chống lại "cường quyền". Tuy nhiên, suốt đời Phan không rời chủ nghĩa Liên Á, tin rằng nếu không có sự giúp đỡ của các nước "đồng văn đồng chủng" như Trung Quốc, Nhật Bản... thì Việt Nam không thể nào lấy lại độc lập. 16 Nhận thức về quan hệ quốc tế của Phan vừa lỗi thời vừa rất chủ quan. Có thể nói một trong những lý do khiến Phan thất bại là vì mặc dầu đứng trong tư thế người lãnh đạo một phong trào chống Pháp, Phan không bao giờ có ý định tìm hiểu về người Pháp và nước Pháp. Theo phương châm ngày xưa "kẻ thù của địch là bạn ta", Phan ngỏ ý cầu viện một cách bừa bãi với các nước mà Phan coi là có quyền lợi xung đột với Pháp lúc bấy giờ: Đức, Nga, và đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản. Phan cả tin và chủ quan về những "nước bạn", rồi với trạng thái tâm lý được diễn tả và châm biếm qua câu ca dao "Thương thì thương cả đường đi, ghét thì ghét cả tông chi họ hàng" (hoặc "Thương thì trái ấu cũng tròn, không thương trái bồ hòn cũng méo"), Phan tưởng rằng những "nước bạn" sẽ là những đồng minh muôn thuở, bất luận trong tình huống nào và vô hình trung cho rằng "Pháp là nước duy nhất có ý đồ xâm chiếm Việt Nam". Vì Phan hoạt động trong giai đoạn mà ý thức hệ (hệ tư tưởng) chính trị chưa chia phối hàng ngũ người Việt trong nước cũng như hải ngoại, nên mặc dầu những thuật ngữ Phan dùng có thể khác những thuật ngữ của các thế hệ sau, nhưng phải nói trạng thái tâm lý nói trên vẫn thể hiện đậm nét trong quan niệm đối ngoại của Việt Nam ít ra mãi cho đến gần đây. Chủ trương bạo động của Phan Bội Châu tùy thời điểm có mức độ khác nhau. Chẳng hạn, sau khi sang Nhật để xin viện trợ quân sự chống lại Pháp, Phan gặp Lương Khải Siêu, và sau khi nghe lời khuyên chí tình của họ Lương, Phan mới chuyển hướng sang việc gửi thanh niên sang Nhật du học. Qua bút đàm, Lương khuyên Phan: "Quý quốc chớ lo không có ngày độc lập, mà chỉ nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập... Thực lực của quý quốc là dân trí, dân khí và nhân tài". Mặc dầu thời kỳ Đông Du là khoảng thời gian mà chính Phan xem là "đắc ý" nhất trong đời, Phan vẫn còn vương vấn với khuynh hướng "bạo động" nên cũng không hết lòng tin tưởng vào vai trò của giáo dục. Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật (1909), bôn ba sang Xiêm, rồi cuối cùng trở về Quảng Đông thành lập Quang phục Hội (1912), Phan chủ trương 17 "bạo động kịch liệt" nhằm "tìm cái sống trong muôn vạn cái chết" và những mong bạo động sẽ là "môi giới để cải lương giáo dục"! b) Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách Trong lúc phong trào Đông Du và những hoạt động của Duy Tân hội diễn ra sôi nổi thì Phan Châu Trinh và một số sĩ phu yêu nước khác như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp… chủ trương tiến hành một phong trào Duy Tân nhằm vận động cải cách kinh tế, văn hoá, xã hội và gắn liền với việc động viên lòng yêu nước, căm thù giặc, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của ngoại xâm. Người đại diện tiêu biểu nhất cho xu hướng này là Phan Châu Trinh. Phan Châu Trinh hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, sinh năm 1872 ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Cha ông là Phan Văn Bình – một võ quan nhỏ, đã từng tham gia phong trào Cần Vương Quảng Nam với chức chuyển vận sứ, phục trách việc quân lương. Phan Châu Trinh theo cha tập võ nghệ. Năm 1887, Phan Văn Bình bị kẻ xấu sát hại. Năm 1892, Phan Châu Trinh bắt đầu đi học. Ông nổi tiếng học giỏi. Năm 1900, Phan Châu Trinh đỗ cử nhân, năm sau (1901), đỗ Phó bảng. Năm 1902, ông học trường Hậu bổ rồi ra làm quan với chức Thừa biện bộ Lễ, nhưng tâm trạng chán nản cảnh quan trường ô nhục. Tại kinh đô Huế, ông giao du với nhiều người có tư tưởng canh tân, như Thân Trọng Huề, Đào Nguyên Phổ, Vũ Trọng Hàm… được đọc “Thiên hạ đại thế luận” của Nguyễn Lộ Trạch, các “tân thư” giới thiệu tư tưởng duy tân của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, các học thuyết về dân quyền của Rút xô, Môngtexkiơ , phong trào Duy Tân ở Nhật Bản, cách mạng ở Pháp, Mỹ. Tháng 7/1904, Phan Châu Trinh gặp Phan Bội Châu và hai người trở thành đôi bạn tâm phúc. Cuối năm này, Phan Châu Trinh lấy cớ phải về chăm lo việc thờ phụng tổ tiên thay cho anh cả đã mất, ông đã từ quan về quê. Từ đó, ông dốc lòng vào công cuộc cứu nước. 18 Về đường lối cứu nước, Phan Châu Trinh thẳng thắn và kiên trì bảo vệ quan điểm của mình là chưa đặt việc khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc thành một nhiệm vụ trước mắt, mặc dù ông rất đau xót cảnh người Pháp ngược đãi người Việt Nam. Mặt khác, Phan Châu Trinh còn phản đối việc dùng vũ lực để giành độc lập dân tộc quốc như cầu viện bên ngoài “Bất bạo động, bạo động tắc tử, bất vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu). Theo Phan Châu Trinh, nhiệm vụ cấp bách của dân tộc ta là: - Chấn dân khí: Thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, làm cho mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, xoá bỏ nọc độc chuyên chế. Vì vậy, ông chủ trương: “Không cần hô hào đánh Pháp, chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã giác ngộ quyền lợi của mình, bấy giờ mới có thể dần dần mưu tính đến việc khác. - Khai dân trí: Bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thiết khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục, xa hoa, tuyên truyền lối sống tiết kiệm, văn minh. - Hậu dân sinh: Chăm lo đời sống cho nhân dân bằng việc phát triển kinh tế, chỉ con đường làm ăn cho dân, như khẩn hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hoá. Đây chính là tiền đề để tiến đến giải phóng dân tộc. Để thực hiện các mục tiêu trên, Phan Châu Trinh yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh (ỷ Pháp cầu tiến bộ). Tuy vậy, ông đề cao phương châm “Tự lực khai hoá”, vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền, vận động mở trường học theo lối mới, hô hào phát triển công, nông, thương nghiệp, cải cách phong tục, chống lề thói phong kiến cổ hủ. Với phương châm đã xác định, Phan Châu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam, vào các tỉnh phía nam (đến 19 Phan Thiết) để hô hào duy tân cải cách. Ông lại ra Bắc, đến căn cứ Phồn Xương, Yên Thế tìm gặp Hoàng Hoa Thám. Năm 1906, nghe tin Phan Bội Châu cùng Cường Để xuất dương sang Nhật, Phan Châu Trinh cũng định ra nước ngoài để tìm gặp Phan Bội Châu, nhưng khi đến nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông, ông đã gặp Phan Bội Châu ở đây. Hơn 10 ngày ở Quảng Đông, hai ông đã cùng bàn bạc việc nước. Phan Châu Trinh tán thưởng bài Khuyến quốc dân tự trợ du học văn của Phan Bội Châu và xem chương trình hoạt động của Duy Tân hội, ông không nói gì. Ông chỉ “… cực lực đả kích vua quan, gọi họ là “độc phu dân tặc”, hại nước hại dân, hình như không đập tan được nền quân chủ thì dù có khôi phục được nước cũng không phải là hạnh phúc của dân”2. Trung tuần tháng 3 năm 1906, Phan Châu Trinh cũng sang Nhật với Phan Bội Châu và Cường Để, trọ tại “Bính Ngọ hiên”. Thượng tuần tháng 4, Phan Châu Trinh cùng đi Đông Kinh với Phan Bội Châu, nhờ Phan Bội Châu giới thiệu, Phan Châu Trinh đã tiếp xúc với nhiều chính khách Nhật Bản, tham quan các trường học, khảo cứu tình hình giáo dục, chính trị Nhật Bản. Giữa tháng 5/1906, Phan Châu Trinh về nước. Ngày 15/8/1906, ông gửi cho Toàn quyền Bô (Beau) một bức thư bằng chữ Hán thường được gọi là “Đầu Pháp Chính phủ thư” (Thư gửi Chính phủ Pháp). Trong thư, Phan Châu Trinh cực lực lên án bọn quan trường, hủ bại, hà hiếp, tham nhũng, bóc lột nhân dân, tố cáo thực dân Pháp dung dưỡng bọn quan lại, quy trách nhiệm cho thực dân Pháp về sự lạc hậu, bế tắc của Việt Nam lúc bấy giờ. Ông yêu cầu Chính phủ Pháp phải “Đổi chính sách đi, kén chọn người hiền tài trao cho quyền bính, lấy lễ mà tiếp, lấy thành mà đãi, cùng nhau lo toan việc dấy lợi, trừ hại ở trong nước, mở đường sinh nhai cho dân nghèo, rộng đường ăn nói cho thân sĩ, báo quan cho mở rộng để thông đạt tình dân, phạt cho nghiêm minh để khuyên răn quan lại, còn đến những việc đổi pháp luật, bỏ khoa cử, 2 Phan Bội Châu toàn tập, tập 6, H: Thuận Hoá, Huế, 1990, tr 114. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng