Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề ứng dụng phương pháp vnen vào dạy học theo chương trình sgk hiện nay...

Tài liệu Chuyên đề ứng dụng phương pháp vnen vào dạy học theo chương trình sgk hiện nay

.DOC
12
4432
154

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VNEN VÀO DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH SGK HIỆN NAY
UBND HUYỆN XUYÊN MỘC TRƯỜNG TH HUỲNH MINH THẠNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phước Bửu, ngày 09 tháng 12 năm 2014 LÝ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VNEN VÀO DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH SGK HIỆN NAY ______________________________ A. MỤC TIÊU: Tập huấn cho giáo viên dạy các khối lớp 1, 3, 4, 5 đang sử dụng SGK và chương trình dạy học hiện nay ở trường tiểu học Huỳnh Minh Thạnh nắm bắt được: - Mô hình dạy học theo VNEN và việc ứng dụng PP VNEN vào dạy học hiện nay ở trường phổ thông; - Vận dụng xây dựng kế hoạch bài giảng, những yếu tố cần thiết cho việc sử dụng thành công phương VNEN trong dạy học các môn học ở các khối lớp không sử dụng sáng hướng dẫn của VNEN; - Nắm bắt được đặc trưng cơ bản của PP VNEN để trong những năm tiếp theo úng dụng dạy theo mô hình VNEN. B. NỘI DUNG Nhằm đáp ứng được nhu cầu đổi mới công tác giáo dục trong năm học 20142015 với trọng tâm là : Đổi mới sinh hoạt chuyên môn ; Thực hiện thông tư 30BGD&ĐT ; Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN chiều ngày 19/12/2014 trường TH Huỳnh Minh Thạnh đã tổ chức chuyên đề : Ứng dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vào chương trình và sách giáo khoa hiện nay. Trong chuyên đề này chuyên môn nhà trường kết hợp với việc đổi mới cách dự giờ “khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, theo dõi nét mặt, hành vi, thái độ tập trung đến bài học của từng học sinh thông qua đó đánh giá được mức độ nắm vững bài của học sinh, sự hào hứng hoặc thờ ơ với bài học của học sinh, những khó khăn của học sinh, tìm mối liên hệ giữa việc học của học sinh với tác động của phương pháp, nội dung dạy học” cách góp ý chuyên đề theo hướng đỏi mới “Toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, cần nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật, hạn chế chính, hiệu quả bài giảng đối với học sinh, tập trung phân tích hoạt động học tập của học sinh, không đi sâu phân tích về giáo viên dạy và không xếp loại giờ dạy.” Việc nhận xét theo thông tư 30 cũng được quan tâm : cách nhận xét bằng lời của giáo viên trên lớp, cách nhận xét vào vở hay vào phiếu học tập qua tiết dạy thực tế trên lớp cũng được đưa ra thảo luận sôi nổi. Điểm trọng tâm của chuyên đề là việc ứng dụng phương pháp dạy học theo VNEN vào chương trình và sách giáo khoa hiện nay. Năm học 2014 - 2015 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và huyện Xuyên Mộc nói riêng đã tiến hành áp dụng giảng dạy mô hình VNEN vào khối lớp 2 ở 50% số trường trên địa bàn (Khi áp dụng mô hình VNEN thì học sinh và giáo viên sử dụng chung bộ sách hướng dẫn học). Còn đối với các khối lớp khác cũng như các trường chưa áp dụng mô hình VNEN ở khối lớp 2 thì tiến hành áp dụng từng phần. Nhưng việc áp dụng từng phần này như thế nào thì gần như các cấp chưa có định hướng và mỗi trường tiến hành thực hiện theo cách riêng của mình. Nhiều giáo viên chưa nắm bắt đầy đủ mô hình VNEN thì việc áp dụng nó theo chương trình và sách giáo khoa hiện nay là một vấn đề nan giải. Riêng đối với trường tiểu học Huỳnh Minh Thạnh, huyện Xuyên Mộc từ năm học 2013-2014 đã tổ chức thí điểm áp dụng mô hình VNEN vào phân môn Tập đọc ở tất cả các khối lớp và có kết quả đáng khích lệ. Và trong năm học 2014 – 2015 trường tiếp tục tiến hành áp dụng mô hình VNEN vào dạy học ở các môn học còn lại cho khối lớp 3, 4, 5 (khối hai áp dụng toàn bộ mô hình VNEN). Và qui trình áp dụng như sau : 2.1. Cấu trúc bài học ứng dụng phương pháp dạy học theo mô hình VNEN. 2.1.1. Về nội dung : Giữ nguyên mục đích, yêu cầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng tiểu học hiện hành ; Giữ nguyên quy trình và thời gian dạy học của các môn học hiện hành ; Sử dụng phân phối chương trình và sách giáo khoa hiện hành để giảng dạy ; Về đánh giá, nhận xét học sinh theo thông tư 30 của Bộ giáo dục ngày 28/08/2014. 2.1.2. Về phương pháp : Chuyển hoạt động, hình thức dạy học truyền thống hiện nay : Thầy chủ động hướng dẫn học sinh tìm ra tri thức sang học sinh tự giác tổ chức các hoạt động học tập của mình. Học sinh biết hợp tác và thông qua sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm học tâ âp, học sinh hoàn toàn chủ động để khám phá và tìm ra tri thức. Học sinh tự đánh giá bản thân mình, và được bạn bè đánh giá thông qua hoạt động nhóm. 2.1.3. Về hình thức : Phối hợp quy trình của các môn học hiện nay với Tiến trình 10 bước học tập và qui trình 5 bước lên lớp của mô hình VNEN. Tức là theo qui trình của tiết dạy các môn học hiện nay giáo viên lồng ghép, thay đổi một số một số hình thức lên lớp mà trong đó giáo viên mang tính chủ đạo sang các hoạt động học sinh tự tổ chức các hoạt động học tập của cá nhân, nhóm, lớp… thông qua các “lô gô” và “lệnh.” 2.1.4. Các công cụ hỗ trợ : - Hội đồng tự quản : Quản lý lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh” do các em bầu ra và đảm nhiệm, đây là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập. Học sinh còn có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tham gia, kỹ năng hợp tác trong các hoạt động ; Mỗi lớp cần thực hiện việc bình bầu “Hội đồng tự quản (HĐTQ) cùng các ban” thay cho “Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng”, HĐTQ sẽ quản lý tổ chức các hoạt động của lớp. Thông thường có có 01 chủ tịch HĐTQ và 02 phó CT HĐTQ. Các ban gồm : ban học tập, ban vệ sinh - sức khỏe, ban văn nghệ - phong trào, ban đối ngoại – nề nếp, …. - Các công cụ hỗ trợ : Lớp học cần xây dựng không gian lớp học với “Góc học tập”, “Góc cộng đồng”, “Thư viện lớp học”, mở nhiều “hòm thư vui”, hòm thư “Điều em muốn nói” góc sản phẩm, thư viện, cây nội qui, 10 bước học tập, ngày em đến trường …cũng như trang trí lớp học, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, an toàn. - Thẻ hoạt động nhóm : Đặc trưng của phương pháp dạy học theo mô hình VNEN là học sinh tự tổ chức các hoạt động học tập, thông qua làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi, làm việc nhóm…. Trong các hoạt động khi học sinh gặp khó khăn cần giúp đỡ, hoặc khi hoàn thành công việc thì học sinh thông báo cho giáo viên biết thông qua các thẻ cứu trợ hoặc thẻ hoàn thành công việc (như thẻ xanh, thẻ đỏ; thẻ mặt cười, mặt mếu…..) tùy quy định của lớp. Dưới đây là hình các thẻ hoạt động nhóm. - Lô gô : Vì không có sách hướng dẫn như mô hình VNEN có đầy đủ các lô gô, nên để học sinh hiểu được các hoạt động mỗi lớp cần trang bị một bộ lô gô theo mô hình VNEN, bộ lô gô được in màu, ép nhựa phía sau có gắn nam châm đề đính lên bảng. Kích cỡ bằng nửa tờ giấy A4 hoặc bằng tờ giấy A4. Làm việc nhóm Làm việc cặp đôi Làm việc với lớp (Có HD của GV) Làm việc cá nhân Làm việc ở cộng đồng (Có HD của người lớn) Trong mỗi bài học giáo viên cần thiết kế bài học theo hướng chuyển các nội dung bài học trong GSK thành các hoạt động học tập ứng với 10 bước lên lớp theo mô hình VNEN. Bắt đầu của mỗi hoạt đô âng trên lớp giáo viên đều có mô ât hình vẽ (lô gô) cùng với những “Lê ânh” thực hiê ân để học sinh dễ dàng nhâ ân ra yêu cầu và các hình thức tổ chức thực hiê ân hoạt đô âng học tâ âp. Học sinh nhìn lô gô biết hoạt đô âng đó thực hiê ân cá nhân, hay cặp đôi, nhóm lớn hoă âc chung cả lớp. Và nhìn vào lệnh (hướng dẫn) biết được yêu cầu nội dung cần thực hiện . Lưu ý: lô gô và lời hướng dẫn chỉ có ở sách hướng dẫn học theo mô hình VNEN, vì vậy giáo viên phải chuẩn bị trước lô gô và lời hướng dẫn ở bảng phụ, trong phiếu học tập, hoặc trình chiếu trên máy…. Tùy theo nội dung bài học tùy theo tình hình lớp giáo viên nên điều chỉnh các hoạt động làm sao để hoạt đô âng học của học sinh đạt hiê âu quả nhất, không nhất thiết phải bám vào sách giáo khoa. Lô gô làm viê âc cá nhân hiểu là cá nhân làm viê âc là chính. Nhưng khi làm xong có thể đổi vở cho bạn để kiểm tra bài làm của nhau, hoă âc báo cáo với nhóm kết quả mình đã làm được. Lô gô làm viê âc nhóm chủ yếu nhắc nhở học sinh hoạt đô âng theo nhóm có sự tương tác trong nhóm để cùng giải quyết môt nhiê âm vụ học tâ âp nào đó. Có lô gô hoạt đô nâ g nhóm, thì mỗi học sinh vẫn phải suy nghĩ, phải làm viê câ cá nhân, nhóm không làm thay, học thay cá nhân. Như vâ yâ rất cần sự điều chỉnh linh hoạt của giáo viên để hoạt đô âng học diễn ra tự nhiên, hiệu quả. Ví dụ : Việc sử dụng lô gô và lệnh trong tiết toán lớp ba, bài “Tính giá trị của biểu thức” * Phần thực hành Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: a. 205 + 60 + 3 = b. 462 – 40 + 7 = 268 – 68 + 17 = 387 – 7 – 80 = - Xác định các biểu thức sau có những phép tính nào và nêu cách tính giá trị biểu thức đó . - Làm vào phiếu học tập rồi đối chiếu kết quả với bạn bên cạnh . Lô gô Lệnh Học sinh nhìn vào lô gô biết : Cần làm việc theo cặp đôi. Và nhiệm vụ là thảo luận các biểu thức trên có những phép tính nào cách tính. Làm vào phiếu học tập xong đối chiếu với nhau trong cặp đôi. * Phần thực hành Bài 3: Điền dấu: 55 : 5 × 3 …. 32 > < = 47 …. 84 - 34 - 3 20 + 5 …. 40 : 2 + 6 - Thảo luận cách điền dấu vào các phép so sánh. Thực hiện vào vở, rồi đối chiếu với bạn bên cạnh. Lô gô Lệnh Học sinh nhìn vào lô gô biết : Cần làm việc theo nhóm cố định. Và nhiệm vụ là thảo luận cách điền dấu vào các phép so sánh trên. Thực hiện làm cá nhân vào vở, đối chiếu kiểm tra bài với nhau. 2.1.5. Giáo án : Giáo viên phải soạn giáo án như hiện nay, mà chỉ cần soạn cách tổ chức các hoạt động trên lớp. Thay vì giáo viên soạn bài chi tiết đầy đủ thì giáo viên cần tập trung chuẩn bị đồ dùng học tập, các phiếu có lô gô và lệnh cho các hoạt động. Ví dụ : LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Bài : Tổng kết vốn từ A/ Yêu cầu - Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ : nhân hậu , trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1) . - Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong đoạn văn Cô Chấm (BT2) . B/ Chuẩn bị - 1 tờ giấy khổ to để HS làm BT. - Phiếu học tập có Bảng kẻ sẵn các cột để HS làm BT1. - Bảng phụ ghi mục tiêu bài học. C/ Lên lớp Hoạt động 1/ Ổn định: Học sinh báo cáo việc chuẩn bị của lớp. 2/ Kiểm tra - Nhóm trưởng cho các bạn nêu lại những câu thành ngữ, tục ngữ nói về gia đình. - Nhóm báo cáo ; Giáo viên nhận xét. 3/ Bài mới a/ Giới thiệu : Giáo viên giới thiệu - GV ghi tựa bài – học sinh ghi tựa vào vỡ. - Học sinh đọc mục tiêu bài. b/ Nội dung Hoạt động 1 : Bài tập 1 - Thảo luận nhóm – Ghi vào phiếu học tập - Lô gô : Thảo luận nhóm. - Lệnh : Tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa theo yêu cầu bài 1. Học sinh báo cáo nhận xét. Hoạt động 1 : Bài tập 2 - Học sinh làm việc cặp đôi vào phiếu bài tập. - Lô gô : Thảo luận cặp đôi. - Lệnh : Nêu tính cách của Cô Chấm, những chi tiết và từ ngữ minh họa cho nhận xét của em thuộc tính cách của Cô Chấm . 4/ Củng cố - dặn dò - Đại diện các nhóm học sinh đánh giá về việc hoàn thành bài học : kiến thức kĩ năng, năng lực và phẩm chất của các thành viên trong nhóm. - Giáo viên nhận xét chung yêu cầu về ứng dụng vào học các môn học khác. 2.1.6. Qui trình lồng ghép : 10 bước học tâp theo mô hình VNEN Các bước lên lớp của một tiết học Các bước lên lớp của một tiết học ứng dụng VNEN hiện nay 1. Chúng em làm việc 1. Kiểm tra bài cũ : 1. Kiểm tra bài cũ : nhóm (nhóm trưởng lấy Giáo viên gọi vài học Các nhóm trưởng tổ chức tài liệu và đồ dùng) sinh lên kiểm tra về kiểm tra bài các thành viên kiến thức đã học tiết trong nhóm. Với những câu trước. hỏi hoặc nội dung giáo viên đưa ra. 2. Em đọc tên bài học và 2. Giới thiệu bài mới 2. Giới thiệu bài mới : Giáo viết vào vở : Giáo viên giới thiệu viên tổ chức cho học sinh một và ghi tựa bài. hoạt động nhỏ (hát, trò chơi, …) để rút ra tựa bài học giới thiệu và ghi tựa bài. Học sinh 3. Em đọc mục tiêu bài học. đọc tên bài học và viết vào vở. Giáo viên đưa mục tiêu bài học, học sinh đọc mục tiêu bài học. 4. Em thực hiện hoạt 3. Bài mới : Giáo 3. Bài mới : Giáo viên tổ chức động cơ bản (nhớ xem viên hướng dẫn học cho học sinh tự tìm ra kiến làm việc cá nhân hay sinh tìm hiểu bài thức kĩ năng mới. Có thể làm theo nhóm theo lôgô mới. Rút ra kiến thức việc lớp, cá nhân, nhóm tùy trong tài liệu). mới. môn và bài học. 5. Kết thúc hoạt động cơ Học sinh đánh giá và báo cáo bản, em tự đánh giá rồi cho thầy cô việc tiếp thu kiến báo cáo những việc đã thức mới của các thành viên làm được với thầy, cô trong nhóm hoặc lớp. giáo để thầy, cô xác nhận. 6. Em thực hiện hoạt động thực hành (Làm việc cá nhân rồi chia sẻ với bạn kề bên, với cả nhóm) 4. Luyện tập : Giáo 4. Luyện tập : Giáo viên tổ viên hướng dẫn học chức cho học sinh áp dụng sinh giải các bài tập kiến thức kỹ năng vừa học vào trong SGK, áp dụng các bài tập thực hành, tự kiến thức vừa học. hướng dẫn học sinh giải các bài tập trong SGK, áp dụng kiến thức vừa học. thông qua các lô gô và lệnh hướng dẫn của giáo viên. 7. Chúng em đánh giá 5. Củng cố : Học 5. Củng cố : Học sinh nhắc lại cùng thầy, cô giáo. sinh nhắc lại kiến kiến thức cơ bản đã học. thức cơ bản đã học. Học sinh báo cáo với thầy cô về sự tiếp thu kiến thức kĩ năng của bài học, sự hợp tác và thái độ học tập của các thành viên trong nhóm 8. Em thực hiện Hoạt 6. Dặn dò : Về nhà 6. Dặn dò : Giáo viên dặn học động ứng dụng (với sự làm bài, học bài, xem sinh ứng dụng các kiến thức kĩ giúp đỡ của gia đình, bài mới. năng vừa học vào các hoạt người lớn ) động thực tế ở gia đình, cộng 9. Kết thúc bài, em viết đồng. Chuẩn bị bài tiết sau. vào Bảng đánh giá. 10. Em đã học xong bài mới em phải ôn lại phần nào? Điểm khác biệt của mô hình VNEN trong các bước lên lớp của một tiết học với cách dạy thông thường là : Học sinh luôn nắm bắt được mục tiêu bài học trước khi đi vào bài học. Ngoài ra trong mỗi bài học đều có nội dung làm việc với cộng đồng (Tức là áp dụng những nội dung kiến thức kĩ năng các em vừa học được vào ứng dụng ở nhà) do đó hai nội dung này cần phải đưa vào trong tiết học. Phần tìm hiểu mục tiêu bài được lồng ghép ngay sau phần giới thiệu ghi tựa ; Phần làm việc với cộng đồng đưa vào phần dặn dò cuối bài. Việc thực hiện phương pháp dạy học VNEN vào các môn học trong đề tài này, bước đầu giáo viên không nhất thiết là phải áp dụng vào tất cả các hoạt động trong một tiết học, giáo viên chỉ cần áp dụng ở một, hai hoạt động nào đó, khi học sinh thực hiện quen rồi mới áp dụng đầy đủ. VD : Môn toán bước đầu nên áp dụng ở nội dung thực hành làm bài tập. Sau đó mới áp dụng toàn bộ. Qui trình trên là qui trình chung áp dụng cho tất cả các môn học theo từng bước lên lớp hiện nay. Nhưng đối với mỗi môn học thì qui trình dạy học cũng khác nhau nên việc áp dụng cũng khác nhau. Không nhất thiết phải theo qui trình này. Điều cốt lõi của phương pháp này là trong các hoạt động của tiết dạy giáo viên cần sử dụng “lô gô” và “lệnh” để học sinh tự tổ chức các hoạt động học tập của mình. Ví dụ : Quy trình môn Tập đọc khi áp dụng phương pháp VNEN như sau : Qui trình dạy môn Tập đọc hiện nay 1. Kiểm tra bài cũ Qui trình dạy môn Tập đọc ứng dụng phương pháp VNEN 1. Kiểm tra bài cũ -Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh -Giáo viên chia lớp thành 3-4 nhóm, yêu đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng cầu nhóm trưởng kiểm tra 2, 3 học sinh bài đoạn – bài của bài Tập đọc trước đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng đoạn – đó. Giáo viên đặt câu hỏi cho học bài của bài Tập đọc trước đó. Nhóm sinh trả lời về nội dung đoạn đọc. trưởng đặt câu hỏi theo sánh giáo khoa ứng với nội dung đoạn các bạn đọc. -Nhóm nhận xét. -Các nhóm trưởng báo cáo kết quả hoạt động bài cũ cho giáo viên. 2. Bài mới: -Giáo viên nhận xét chung. 2. Bài mới: - Giáo viên giới thiệu bài. Giáo viên - Giáo viên giới thiệu bài. Giáo viên ghi tựa ghi tựa -Học sinh ghi tựa bài. -Giáo viên đưa ra mục tiêu yêu cầu cần đạt a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng của bài học, học sinh đọc. a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng + Giáo viên đọc toàn bài. + Học sinh khá, giỏi đọc toàn bài - Lớp đọc thầm và chia đoạn (nếu - Lớp đọc thầm và chia đoạn (nếu nội dung nội dung bài có phân đoạn rành bài có phân đoạn rành mạch) đối với lớp 4, 5. mạch) đối với lớp 4, 5. + Giáo viên chia đoạn cho học sinh + Học sinh tự chia doạn, giáo viên nhận xét. đọc. * Đọc vòng 1: Luyện phát âm đúng. * Đọc vòng 1: Luyện phát âm đúng (Lớp 2, 3 (Lớp 2, 3 đọc câu, lớp 4, 5 đọc đọc câu, lớp 4, 5 đọc đoạn.) đoạn.) -Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp từng - Giáo viên chỉ định học sinh đọc đoạn của bài dưới sự điều hành của nhóm nối tiếp nhau từng đoạn của bài. trưởng. -Học sinh phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng. -Học sinh báo cáo cho giáo viên kết quả đọc của nhóm và những từ khó đọc mà học sinh chưa đọc đúng. -Giáo viên ghi lại những từ học sinh -Qua báo cáo của học sinh giáo viên ghi lại phát âm sai phổ biến lên bảng ở những từ học sinh phát âm sai phổ biến lên phần luyện đọc đúng, luyện cho học bảng ở phần luyện đọc đúng, gạch dưới điểm sinh cách phát âm, đọc đúng. sai trong các từ ngữ đó và hướng dẫn cho lớp cách đọc. *Đọc vòng 2 : Luyện ngắt nghỉ *Đọc vòng 2 : Luyện ngắt nghỉ đúng câu dài đúng câu dài kết hợp giải nghĩa từ kết hợp giải nghĩa từ (Lớp 2, 3 đọc câu, lớp 4, (Lớp 2, 3 đọc câu, lớp 4, 5 đọc 5 đọc đoạn.) đoạn.) -Luyện ngắt nghỉ đúng: -Luyện ngắt nghỉ đúng: + Giáo viên chỉ định học sinh đọc +Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp lần 2 nối tiếp từng đoạn của bài, giáo viên từng đoạn của bài dưới sự điều hành của lắng nghe phát hiện những điểm sai nhóm trưởng. (Lưu ý những bạn lần 01 của học sinh. chưa đọc). Trong khi đọc, nhóm cần phát hiện những câu dài khó đọc. Báo cáo cho giáo viên những câu dài không có dấu câu khó ngắt nghỉ mà học sinh phát hiện. -Giáo viên đưa câu dài hướng dẫn -Giáo viên đưa câu dài đọc mẫu, học sinh hoc sinh ngắt nghỉ. nghe giáo viên đọc phát hiện ra chỗ cần ngắt nghỉ. -Học sinh đọc từ chú giải, Giáo viên -Hướng dẫn giải nghĩa từ bao gồm từ ngữ hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ. trong phần chú giải, các từ khó hiểu, từ trọng tâm, từ chủ đề * Đọc vòng 3: Đối với lớp 2, 3 giáo * Đọc vòng 3: Đối với lớp 2, 3 học sinh chia viên chia đoạn. Học sinh đọc nối đoạn. Học sinh đọc nối tiếp đoạn. tiếp đoạn. -Học sinh đọc theo nhóm đôi. sau đó có thể -Học sinh đọc theo cặp. sau đó có gọi 1-2 nhóm đọc với mục đích kiểm tra kết thể gọi 1-2 nhóm đọc với mục đích quả đọc nhóm. Yêu cầu học sinh nhận xét kiểm tra kết quả đọc nhóm. Yêu bài đọc của bạn. cầu học sinh nhận xét bài đọc của bạn. b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài -Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm -Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội hiểu bài thông qua đó luyện đọc dung bài học thông qua câu hỏi giáo viên hiểu : (đọc thầm, đọc lướt) và trả lời đưa ra. Học sinh đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi trong sánh giáo khoa theo câu hỏi mà giáo viên đưa ra. các hình thức thích hợp (cá nhân, -Các nhóm báo cáo kết quả. nhóm nhỏ). -Giáo viên sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý -Ghi bảng những từ ngữ hình ảnh chính và có thể ghi bảng những từ ngữ hình chi tiết nổi bật cẩn nhớ của đọan ảnh chi tiết nổi bật cẩn nhớ của đọan văn, của văn, của khổ thơ. khổ thơ. -Gợi ý để học sinh nêu nội dung - Học sinh nêu nội dung chính của bài– chính của bài (2-3 em nêu) – giáo giáo viên kết luận ghi bảng, 1; 2 học sinh viên kết luận ghi bảng, 1; 2 học sinh nhắc lại. nhắc lại. c. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn c. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (đối với cảm (đối với văn bản nghệ thuật), văn bản nghệ thuật), hoặc luyện đọc lại (đối hoặc luyện đọc lại (đối với văn bản với văn bản phi nghệ thuật) phi nghệ thuật) *Giáo viên hướng dẫn chung toàn *Thông qua tìm hiểu nội dung học sinh tìm bài về giọng đọc, cách nhấn giọng, ra giọng đọc chung toàn bài (Hào hứng, sôi cao độ, trường độ... nổi, nhẹ nhàng…. Những từ ngữ cần nhấn giọng (cao độ, trường độ...) * Luyện đọc diễn cảm đoạn : Lớp 2, * Luyện đọc diễn cảm đoạn : Lớp 2, 3 luyện 3 luyện đọc đúng. Lớp 4, 5 luyện đọc đúng. Lớp 4, 5 luyện đọc diễn cảm. đọc diễn cảm. +Giáo viên giới thiệu đoạn cần +Giáo viên giới thiệu đoạn cần luyện đọc, đưa luyện đọc, đưa lên bảng. lên bảng. +Giáo viên đưa ra những từ cần +Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe và nhấn giọng, gạch chân từ trên bảng. nêu giọng đọc của đoạn, những từ cần +Giáo viên đọc mẫu đoạn nhấn giọng, giáo viên gạch chân từ trên bảng. - 2,3 học sinh đọc lại. - 2, 3 học sinh đọc lại. -Luyện đọc nhóm. -Luyện đọc nhóm. -Thi đọc diễn cảm. Hướng dẫn học -Thi đọc diễn cảm. Học sinh nhận xét, giáo sinh nhận xét, giáo viên chấm điểm viên chấm điểm khuyến khích khuyến khích -Đối với bài Tập đọc có yêu cầu học - Đối với bài Tập đọc có yêu cầu học thuộc thuộc lòng, sau khi hướng dẫn học lòng, sau khi hướng dẫn học sinh đọc diễn sinh đọc diễn cảm, giáo viên dành cảm, giáo viên dành thời gian thích hợp cho thời gian thích hợp cho học sinh tự học sinh tự học (thuộc một đoạn hoặc cả bài). học (thuộc một đoạn hoặc cả bài). Gọi học sinh đọc đạt mức yêu cầu tối thiểu, Gọi học sinh đọc đạt mức yêu cầu sau đó gọi học sinh khá giỏi đọc ở mức cao tối thiểu, sau đó gọi học sinh khá hơn. giỏi đọc ở mức cao hơn. 3.Củng cố dặn dò 3.Củng cố dặn dò - Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung - Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung bài Tập bài Tập đọc học sinh trả lời. (1,2 đọc học sinh trả lời. (1,2 câu) câu) -Giáo viên nhận xét tiết học -Học sinh nhận xét tiết học, giáo viên bổ sung. -Dặn dò về yêu cầu luyện tập và -Dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài chuẩn bị bài sau. sau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan