Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải biên một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi...

Tài liệu Cải biên một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

.DOCX
67
1403
130

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC TÔ THỊ LỆ QUYÊN CẢI BIÊN MỘT SỐ TRÒ CHƠI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non HÀ NỘI - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC TÔ THỊ LỆ QUYÊN CẢI BIÊN MỘT SỐ TRÒ CHƠI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non Người hướng dẫn khoa học Th.S LẠI THẾ ANH HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin cảm ơn sự giúp đỡ, quan tâm của các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục tiểu học, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo, Th.S Lại Thế Anh - Người đã tận tình hường dẫn chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu và các thầy cô giáo trường Mầm non Trưng Nhị, Thị xã Phúc Yên - Vĩnh phúc, trường Mầm non Sơn Ca – Thành phố Thái Bình đã tạo điều kiện cho em có được những thông tin có ích trong việc hoàn thành khóa luận. Với khả năng và trình độ còn hạn chế của một sinh viên nên trong quá trình thực hiện khóa luận này chắc chắn em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cô và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cản ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Người thực hiện Tô Thị Lệ Quyên LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Cải biên một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi” là công trình nghiên cứu của riêng em, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Lại Thế Anh. Em xin cam đoan công trình nghiên cứu khóa luận của em là trung thực, chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Tô Thị Lệ Quyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................4 4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................4 5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................5 7. Đóng góp của khóa luận............................................................................6 8. Cấu trúc khóa luận.....................................................................................6 NỘI DUNG ......................................................................................................7 Chương 1. Tổng quan về tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.............................................................................7 1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................7 1.1.1. Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non....................................................7 1.1.2. Tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc trong trường mầm non............11 1.1.3. Đặc điểm tâm lý và khả năng âm nhạc của trẻ 5-6 tuổi....................13 1.1.4. Trò chơi âm nhạc đối với lứa tuổi 5-6 tuổi trong trường mầm non. .16 1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................20 1.2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc trong trường mầm non .........................................................................................................................20 1.2.2. Nguyên nhân các vấn đề cơ bản trong tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc..................................................................................................................23 Tiểu kết chương 1........................................................................................24 Chương 2. Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua việc cải biên sáng tạo một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi........26 2.1. Cải biên một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi26 2.1.1. Trò chơi “Chiếc mũ âm nhạc”...........................................................26 2.1.1.1. Trò chơi “Chiếc mũ âm nhạc” dạng nguyên bản...........................26 2.1.1.2. Trò chơi “Chiếc mũ âm nhạc” cải biên 1.......................................27 2.1.1.3. Trò chơi “Chiếc mũ âm nhạc” cải biên 2.......................................29 2.1.2. Trò chơi “Nghe thấu hát tài”.............................................................30 2.1.2.1. Trò chơi “Nghe thấu hát tài” dạng nguyên bản..............................30 2.1.2.2. Trò chơi “Nghe thấu hát tài” cải biên ............................................31 2.1.3. Trò chơi “Nghe tiết tấu tìm đồ vật”...................................................33 2.1.3.1. Trò chơi “Nghe tiết tấu tìm đồ vật” dạng nguyên bản...................33 2.1.3.2. Trò chơi “Nghe tiết tấu tìm đồ vật” cải biên..................................34 2.1.4. Trò chơi “Giai điệu thân quen”.........................................................35 2.1.4.1. Trò chơi “Giai điệu thân quen” dạng nguyên bản..........................36 2.1.4.2. Trò chơi “Giai điệu thân quen” cải biên.........................................37 2.1.5. Trò chơi “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”.......................................40 2.1.5.1. Trò chơi “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng” dạng nguyên bản.......40 2.1.5.2. Trò chơi “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng” cải biên.......................41 2.1.6. Trò chơi âm nhac nhí 2014................................................................42 2.2. Yêu cầu cần thiết khi tổ chức trò chơi âm nhạc...................................44 2.2.1. Yêu cầu đối với giáo viên..................................................................44 2.2.2. Các yếu tố khác.................................................................................45 Tiểu kết chương 2........................................................................................46 KẾT LUẬN....................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................53 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21, nhiệm vụ của đất nước là đào tạo con người mới, con người của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là nền văn minh trí tuệ trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Vấn đề giáo dục con người là vấn đề của mọi thời đại, mọi quốc gia dân tộc và cũng là của mọi nhà, mọi người.Vì vậy, việc giáo dục con người ngay từ những năm tháng đầu đời là vô cùng quan trọng. Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người. Trong thời đại ngày nay, trẻ em luôn được xác định là tương lai của đất nước, là những chủ nhân quyết định vận mệnh đất nước. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật suất hiện sớm trong lịch sử loài người, và là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là đối với trẻ thơ. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật biểu hiện bằng âm thanh có sức tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người. Ngôn ngữ của âm nhạc chính là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, hòa âm, tiết tấu… diễn ra cùng với thời gian đã thu hút hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, đồng thời là phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc. Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. 1 Ngoài ra, Âm nhạc còn giúp phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ. Ở trường mầm non, tổ chức hoạt động âm nhạc bao gồm hoạt động hát, nghe nhạc và vận động theo nhạc. Quá trình tham gia các hoạt động âm nhạc như: nghe giáo viên hát, trẻ tự hát, vận động, trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành các yếu tố của một nhân cách phát triển hài hòa, toàn diện. Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc, giáo viên phải có khả năng, kiến thức âm nhạc, thường xuyên rèn luyện để có khả năng biểu diễn, vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến với trẻ. Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên Mầm non sử dụng một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn guitar, organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác cuả trẻ (giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm...). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ. Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủ đích “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non. Đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc 2 được tích hợp trong làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục buổi sáng… Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui tươi hồn nhiên. Chúng ta cần phải biết vận dụng một cách sáng tạo, thường xuyên tổ chức sưu tầm, cải biên, sáng tác một số trò chơi giáo dục âm nhạc, tổ chức các hoạt động để đưa giáo dục âm nhạc vào cho phù hợp thì sẽ uốn nắn kịp thời và tạo điều kiện để thực hiện tốt. Trẻ ở lứa tuổi mầm non học tập thông qua hoạt động vui chơi. Các hoạt động âm nhạc như ca hát, vận động, nghe… tổ chức dưới dạng trò chơi là hình thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ và thường được mọi trẻ yêu thích. Trong thực tế các loại trò chơi âm nhạc được lồng vào quá trình học hát, vận động và cũng có thể có kết cấu riêng. Dù ở hình thức nào, trò chơi âm nhạc cũng tuân theo nguyên tắc : Âm nhạc quyết định nội dung và tính chất các hoạt động nhằm phát triển các giác quan nhạy bén. Trẻ được tự do tìm cách thể hiện nhân vật, thể hiện bản thân, hoạt động tích cực, sáng tạo. Tham gia chơi với nhau giúp các cháu có sự tưởng tượng phong phú, có tinh thần tập thể và rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn. Em luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, em đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, và tìm hiểu các thầy cô có nhiều kinh nghiệm để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Với tất cả những lý do trên, Em nhận thấy công tác tổ chức cải biên, sáng tác một số trò chơi Âm nhạc có tác dụng rất tích cực đối với trẻ nên Em luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn Âm nhạc. Bằng tất cả sự nỗ lực và cố gắng, Em xin đề cập tới đề tài: “CẢI BIẾN MỘT SỐ TRÒ CHƠI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI” 3 2. Mục đích nghiên cứu: - Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. - Giúp trẻ nhận thức nhanh các môn học thuộc nhiều lĩnh vức khác nhau. - Đặc biệt, giúp trẻ ham học ham tìm hiểu, biết tự rèn luyện sức khỏe thông qua quá trình học tập âm nhạc. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện “chân, mỹ, thiện”. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Lý luận: Tổng quan về tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc trong trường mầm non. Xây dựng hệ thống đặc điểm tâm lý, khả năng âm nhạc và hoạt động trò chơi âm nhạc với trẻ 5-6 tuổi. - Thực tiễn: Tìm hiểu các trò chơi ở dạng nguyên bản được sử dụng trong giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non. Đề xuất các trò chơi ở dạng cải biên, sáng tạo giúp tăng hiệu quả giáo dục âm nhạc trong trường Mầm non. 4. Đối tượng nghiên cứu: Trò chơi âm nhạc phục vụ hoạt động học cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non. 5. Phạm vi nghiên cứu: Trường mầm non công lập Trưng Nhị, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Trường Mầm non công lập Sơn Ca, Thành Phố Thái Bình. 4 Và một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thái Bình và Thị xã Phúc Yên. 6. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này, em đã sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu tài liệu. Bằng việc vận dụng các kĩ năng tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp,... Em tiến hành nghiên cứu các tài liệu về Giáo dục học Mầm non, Tâm lý học trẻ em, Chương trình giáo dục Mầm non, Tạp chí Giáo dục Mầm non, các giáo trình liên quan đến Giáo dục Âm nhạc cho trẻ Mầm non, Trò chơi âm nhạc cho trẻ Mầm non,... để góp nhặt những kiến thức lí luận về dạy học âm nhạc, tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc và đưa ra đề xuất về các trò chơi mới nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc trong trường Mầm non. * Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát Qua những tiết học Âm nhạc ở trường Mầm non Trưng Nhị, Thị xã Phúc Yên, trường Mầm non Sơn Ca, Thành phố Thái Bình em chú ý quan sát hoạt động dạy và học để nắm được quá trình dạy học Âm nhạc trong thực tế, khả năng ca hát cũng như sự hợp tác tích cực của trẻ trong các hoạt động âm nhạc khi được giáo viên hướng dẫn. - Phương pháp đàm thoại Bằng việc trò chuyện với giáo viên vấn đề giảng dạy môn Âm nhạc và khả năng âm nhạc của trẻ đồng thời gần gũi với trẻ để nắm được mức độ hứng thú của trẻ đối với âm nhạc nói chung và trò chơi âm nhạc nói riêng. - Phương pháp trao đổi kinh nghiệm 5 Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên mầm non trực tiếp giảng dạy lứa tuổi 5-6 tuổi để tích lũy những kinh nghiệm thực tế trong việc tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc trong hoạt động Âm nhạc. Trao đổi với giáo viên hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến đề tài từ đó rút ra một số bài học khi tiến hành nghiên cứu. 7. Đóng góp của khóa luận Bài Khóa luận góp phần làm phong phú thêm kho tàng trò chơi âm nhạc dành cho trẻ Mầm non để phục vụ cho các hoạt động Âm nhạc,nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ đồng thời nâng cao chất lượng Giáo dục Âm nhạc trong trường Mầm non. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì nội dung khóa luận gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc trong trường Mầm non. - Chương 2: Cải biên một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi. 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Giáo dục âm nhạc cho trẻ Mầm non Âm nhạc mang sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người, những rung cảm hết sức tế nhị của niềm vui, nỗi buồn, day dứt, suy tư, nghi ngờ, ước vọng, tin tưởng… đối với các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ trong đời sống một cách đầy đủ và đa dạng. Vì vậy, khi nói đến ý nghĩa tình cảm của âm nhạc là có cả ý nghĩa tư tưởng. Âm nhạc trong khi tác động trực tiếp vào lĩnh vực tình cảm của con người còn có khả năng thống nhất con người vào cùng nỗi xúc động và trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con người mà không cần đến ngôn ngữ. Âm nhạc có khả năng tác động đến con người ngay từ thủa nằm nôi, nghe tiếng hát ru của mẹ. Những phản ứng xúc cảm từ rất sớm, những biểu hiện sinh động của trẻ khi nghe thấy nhạc âm…, đã khẳng định rằng có thể cho trẻ làm quen với âm nhạc từ những tháng tuổi đầu tiên và âm nhạc là phương tiện tích cực trong giáo dục trẻ em phát triển một cách toàn diện. Trong chương trình Giáo dục Mầm non, môn Giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là phương tiên hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, 7 thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm nonMẫu giáo một cách lôgich, có hiệu quả. Muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần nhuyễn, muốn có trò chơi mới trong hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc trong các ngày hội ngày lễ chúng ta cần sử dụng đầy đủ 4 phương pháp cơ bản của giáo dục âm nhạc là:  Phương pháp trực quan thính giác qua trình bày tác phẩm Phướng pháp trực quan thính giác qua trình bày tác phẩm là phương pháp đặc thù trong thường thức và giáo dục âm nhạc. Vì âm nhạc chỉ có thể gợi cảm xúc tới người nghe khi được trình diễn. Tổ chức cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc nhằm mục đích gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũi giúp trẻ có sự liên tưởng. Tác phẩm hay rất quan trọng, đồng thời cũng cần người trình bày tốt mới truyền cảm tới người nghe. Ví dụ: Tiếng đàn, giọng hát chuẩn xác, diễn cảm kết hợp động tác, điệu bộ phù hợp với trẻ sẽ mang đến cho trẻ niềm vui sướng, thán phục 8 Giáo viên nghiên cứu tìm tòi cách thể hiện sáng tạo, trình bày tác phẩm dưới các hình thức khác nhau để thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ, lôi cuốn trẻ mong muốn được tự thể hiện mình. Thông qua phương pháp trình bày tác phẩm, giáo viên cho trẻ được tri giác trọn vẹn giai điệu và lời ca của bài hát, đặc biệt là những tính chất và đặc điểm cơ bản của âm hình tiết tấu, các tuyến giai điệu và những ca từ gần gũi, hấp dẫn với trẻ. Bên cạnh đó các cách thể hiện sắc thái như: to - nhỏ, ngân ngắt, to dần ở cao trào bài hát hay nhỏ dần và chậm lại ở cuối câu. Trong hoạt động múa, vận động, phương pháp này giúp trẻ quan sát tỉ mỉ các động tác, điệu bộ thể hiện nội dung âm nhạc của giáo viên, và tùy theo khả năng của độ tuổi mà trẻ có thể dần ghi nhớ và bắt trước theo cô giáo hay quan sát và tích lũy những kĩ năng vận động mà trẻ sẽ có cơ hội thể hiện trong quá trình tham gia vào các hoạt động âm nhạc sau này. Ví dụ: Trong giờ nghe hát, giáo viên thể hiện bài hát “Ba ngọn nến lung linh – Ngọc Lễ”. Ngoài việc thể hiện bài hát bằng giọng hát truyền cảm người giáo viên nên kết hợp những động tác nhẹ nhàng biểu lộ cảm xúc phù hợp để minh họa theo lời bài hát. Qua đó trẻ sẽ tiếp thu được giai điệu của bài hát đồng thời hình thành xúc cảm yêu thương gia đình mình hơn nữa, trẻ sẽ bắt đầu cảm mến với bài hát và bắt trước theo những hành động của giáo viên.  Phương pháp dùng lời Phương pháp dùng lời là phương pháp cần thiết, đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ cho các phương pháp khác. Giáo viên sử dụng lời nói trong dạy học âm nhạc phải có sự chuẩn bị kĩ càng để dùng lời đúng lúc, đúng chỗ và vừa đủ. Dùng lời trong giáo dục và dạy học âm nhạc khá phong phú: như trình bày, giới thiệu tác phẩm, giới thiệu cách thể hiện, giới thiệu nội dung, trò 9 chuyện về nội dung âm nhạc, kể chuyện về âm nhạc, đặt câu hỏi, gợi ý, nhặc nhở những chỗ trẻ quên, dùng lời để khích lệ, động viên trẻ,… Ví dụ: Tiết dạy hát “Rềnh rềnh ràng ràng” - Nhạc: Phạm Tuyên, lời: Đồng giao cổ - Giáo viên dùng lời để giới thiệu tên bài hát và tác giả - Giáo viên dùng lời đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát: Bài đồng dao này nói về điều gì? Bạn nhỏ đã đếm số chân của các bạn như thế nào? Để dệt được những tấm vải hoa thật đẹp tặng cho ai? Trời nắng thì bạn nhỏ trong bài hát dư định sẽ làm gì?  Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp hỗ trợ tích cực cho phương pháp trình bày tác phẩm, thực hành luyện tập và phối hợp với các biện pháp khác làm cho quá trình dạy học trở nên dễ dàng, hấp dẫn và sinh động. Những đồ chơi, tranh ảnh, con rối,… có liên quan đến nội dung tác phẩm thường được giáo viên sử dụng minh họa trong giờ học để thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ: Trong khi học hát, trẻ gõ đệm theo bằng phách tre, trống lắc, nhạc cụ trẻ em,… sẽ tăng cường cảm giác nhịp điệu, tạo sự hưng phấn. Khi vận động-múa, các đạo cụ, hóa trang giúp trẻ thể hiện tự tin, sinh động, hấp dẫn hơn. Đồ dùng trực quan có thể do giáo viên tự làm hoặc được trang bị, với các nhạc cụ và phương tiện nghe nhìn được trang bị, giáo viên cần phải học cách sử dụng và biết sư dụng phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ tránh lạm dụng để mọi đồ dùng trực quan có tác dụng hỗ trợ tốt trong giáo dục âm nhạc.  Phương pháp thực hành nghệ thuật 10 Phương pháp thực hành nghệ thuật chính là sự luyện tập để phát triển tai nghe âm nhạc, khả năng ca hát, vận động và trò chơi âm nhạc cho trẻ… Đặc điểm của trẻ mầm non học âm nhạc không dựa vào chữ viết hay kí hiệu nốt nhạc mà học qua bắt chước. Những hoạt động bắt trước, tập luyện hay sáng tạo của trẻ dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên sẽ đồng thời nâng cao khả năng hoạt động âm nhạc và phát triển trí tuệ cho trẻ. Ví dụ: tiết dạy hát “Cả tuần đều ngoan” Sau khi trẻ đã thuộc bài hát, giáo viên hướng đãn cho trẻ biểu diễn bài hát bằng một số động tác vận động đơn giản. Cần chú ý phát huy tính sáng tạo của trẻ bằng cách cho trẻ được tự do bộc lộ bản thân và làm những động tác minh họa mà trẻ thích. 1.1.2. Tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc trong trường Mầm non Âm nhạc là bộ môn được ưa thích, học ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo là nền tảng cho các bước phát triển của cuộc đời mỗi con người. Trẻ em lớn lên và phát triển từng ngày. Lứa tuổi mẫu giáo, trẻ đã biết tự làm nhiều việc như: tự thu dọn đồ chơi của mình, tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo,…, trẻ khao khát được tìm hiểu và khám phá những cái mới lạ, trẻ rất hiểu động và nhiều khi hoạt động quá mức. Tuy nhiên chúng ta không nên hạn chế bắt trẻ ngồi yên, cấm trẻ hoạt động mà thay vào đó hãy hướng dẫn trẻ những kĩ năng cần thiết (đi bộ,chạy, nhảy,…) nhằm tăng cường sức khỏe đặc biệt là những động tác. Kĩ năng cơ bản tốt cho cuộc sống sau này. Muốn làm giàu tuổi thơ cho trẻ, đem lại những tình cảm và ấn tượng tốt thì hãy đưa trẻ đến với những rung động mà âm nhạc mang lại. Đối với trẻ mẫu giáo, việc làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi là biện pháp hữu hiệu nhất vì đặc điểm của lứ tuổi mầm non là học mà chơi, chơi mà học. Các trò chơi Âm nhạc có vai trò giúp trẻ phát triển tai nghe 11 nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn. Trò chơi âm nhạc được coi là hình thức hoạt động sáng tạo, tích cực nhất nhằm đến sự thể hiện nội dung, cảm xúc âm nhạc, dưới các dạng vận động, xây dựng hình tượng… Tham gia trò chơi âm nhạc, trẻ được động viên, được tự do thể hiện bản thân, những cảm xúc, suy nghĩ và sáng tạo, thể nghiệm… Các trò chơi có nội dung, có luật giúp trẻ thực hiện một cách dễ dàng các bài luyện tập lỹ năng: hát, múa, cảm thụ âm nhạc, ghi nhớ tác phẩm, nắm những khái niệm âm nhạc sơ giản về các phương tiện diễn tả âm nhạc… trong những hình thức hấp dẫn, sinh động. Để tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ, cần phải lựa chọn trò chơi một cách phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp nhận của trẻ. Dựa vào tình hình thực tế ở từng lớp mà giáo viên tự xây dựng kế hoạch cho lớp mình, vì vậy trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động Âm nhạc nào với một nhóm trẻ, giáo viên nên vạch sẵn một loạt các hoạt động giúp cân bằng giữa yên tĩnh và ồn ào, giữa năng động và nghỉ ngơi. Để tổ chức tốt trò chơi, vận động sáng tạo theo nhạc cho trẻ đòi hỏi giáo viên lập kế hoạch và tập duyệt nghiêm túc, đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong nhiều giờ hoạt động khác. Một số hình thức hoạt động nghệ thuật trong trường mầm non như: hát, nghe nhạc, vận động sáng tạo, trò chơi…có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng, giáo dục những tình cảm xã hội lành mạnh, làm phong phú thế giời nội tâm của trẻ, hình thành phát triển tình cảm thẩm mĩ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh. Do vậy, giáo viên mầm non cần trau dồi kiến thức, kĩ năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp xung quanh hơn nữa, để vận dụng tổ chức tốt các hình thức cho trẻ tập hát, nghe nhạc, vận động, chơi trò chơi đóng vai, đóng kịch phù hợp, hiệu quả hơn với trẻ. 12 Trò chơi âm nhạc được xây dựng với sự tham gia của mọi trẻ và giáo viên, đó là một hình thức thuận lợi để giáo dục trẻ tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, quan tâm đến nhau. Những nội dung giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình, bảo vệ môi trường, giữ gìn hòa bình, phân biệt điều tốt - xấu, nếp sống văn minh… được lồng ghép một cách tế nhị, uyển chuyển vào các trò chơi có chủ đề sẽ có tác động mạnh mẽ nhưng hết sức thu hút tới tâm hồn, tình cảm, trí tuệ của trẻ. Không khí hào hứng, sôi động của cuộc chơi làm cho mọi trẻ đều vui vẻ, sung sướng. Niềm vui, sự say mê, tích cực tham gia trò chơi còn giúp cho những trẻ rụt rè, nhút nhát thêm tự tin, mạnh dạn hơn, hòa nhập cùng các bạn. Ngoài việc tổ chức cải biên, sưu tầm, sáng tác một số trò chơi phục vụ cho các chuyên đề như toán, văn học- chữ viết, khám phá khoa học...thì trò chơi phục vụ Giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường cũng đã từng bước nâng lên rất phong phú và sáng tạo. Với mong muốn làm sao để các giáo viên đầu tư, nghiên cứu chuyên môn như: sưu tầm, cải biên, sáng tác một số trò chơi không những phục vụ hoạt động Giáo dục Âm nhạc mà còn phục vụ các hoạt động khác. 1.1.3. Đặc điểm tâm lý và khả năng âm nhạc của trẻ 5-6 tuổi 1.1.3.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi Nhà tâm lý học V.X. Mukhina đã có những nghiên cứu về tâm lý học trẻ em và đã đưa ra kết luận: Độ tuổi mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm non”. Ở giai đoạn này, những cấu tạo đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây. Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thành về mọi phương diện hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm, ý chí) để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người. 13 Trẻ 5 - 6 tuổi đã biết sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, đã xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lý, trẻ chuẩn bị tiến vào bước ngoặt 6 tuổi. Bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng, khiến các nhà giáo dục cần phải quan tâm, một mặt giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm lý trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường phổ thông. Vì vậy trong giai đoạn này phải có bước chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cho trẻ đến trường phổ thông. Trẻ cần hiểu được mình là như thế nào, có phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, vì sao mình lại làm việc này, mình làm việc này tốt hay chưa tốt, đúng hay sai. Chính nhờ ý thức bản ngã phát triển mạnh nên trẻ đã có thể điều chỉnh được hoạt động của bản thân. Trẻ hay đưa ra các lời nhận xét về bản thân mình và người khác. Trẻ cũng thể hiện cái tôi của mình bằng việc thích tự mình quyết định. Trẻ bắt đầu thích nghe chuyện có pha một chút kịch tính, phức tạp hơn. Trí tưởng tượng phong phú, có tình hiện thực khiến chúng luôn nhân cách hóa các sự vật xung quanh. Do sự phát triển của cơ thể, trẻ lứa tuổi 5-6 rất hoạt bát và hiếu động, chúng không thích ngồi một chỗ, chỉ thích được tự do chạy nhảy, không lúc nào chịu ngồi yên. Trẻ con thích tưởng tượng, chúng đã biết yêu cái thiện, ghét cái ác. Chính vì vậy, trẻ rất thích nghe những bài hát về động vật dễ thương, thiện ác phân minh, kết thúc có hậu. Trẻ cũng rất thích hát, bắt trước trò chơi theo những bài hát, trò chơi như thật để thể hiện cho mọi người. Trẻ 5 tuổi bắt đầu có ý thức chan hòa với bạn cùng chơi. Biết tuân thủ luật chơi, biết cho mượn, chia sẻ đồ chơi với bạn. Trẻ đã biết thiết lập quan hệ rộng rãi và phong phú với bạn đồng lứa. Tâm trạng của trẻ không kéo dài, dễ bộc phát nhưng cũng dễ tiêu tan. Trẻ giai đoạn này rất dễ xúc động, dễ cười, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất