Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bước đầu nghiên cứu phân loại chi thanh phong (sabia colebr.) ở việt nam...

Tài liệu Bước đầu nghiên cứu phân loại chi thanh phong (sabia colebr.) ở việt nam

.PDF
51
130
111

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN HÀ KIỀU LOAN BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI THANH PHONG (SABIA COLEBR.) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Hà Nội, 2016 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN HÀ KIỀU LOAN BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI THANH PHONG (SABIA COLEBR.) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HÀ MINH TÂM Hà Nội, 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của TS. Hà Minh Tâm . Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ phòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! ĐHSP Hà Nội 2, ngày 10 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Hà Kiều Loan LỜI CAM ĐOAN Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan: Khóa luận “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. ĐHSP Hà Nội 2, ngày 10 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Hà Kiều Loan MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3 1. 1. Trên thế giới .......................................................................................... 3 1. 2. Ở Việt Nam............................................................................................ 5 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 8 2. 1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 8 2. 2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 8 2. 3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 8 2. 4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 8 2. 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 9 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 12 3. 1. Hệ thống phân loại và vị trí chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam ............................................................................................................. 12 3. 2. Đặc điểm phân loại chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam. ... 12 3.2.1. Dạng sống ...................................................................................... 13 3.2.2. Lá ................................................................................................... 13 3.2.3. Hoa và cụm hoa ............................................................................. 13 3.2.4. Quả và hạt...................................................................................... 14 3. 3. Khoá định loại các loài thuộc chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam ............................................................................................................. 14 3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam...................................................................................................... 15 3.4.1. Sabia dielsii ................................................................................... 15 3.4.2. Sabia fasciculata ............................................................................ 17 3.4.3. Sabia limoniacea ........................................................................... 20 3.4.4. Sabia parviflora ............................................................................. 23 3.4.5. Sabia uropetala .............................................................................. 25 3.5. Giá trị sử dụng chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam ............ 27 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 29 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 32 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Chi Thanh phong (Sabia Colebr.), còn gọi là Xương gan, thuộc họ Thanh phong (Sabiaceae Blume) có khoảng 30 loài, phân bố chủ yếu ở nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, chi này hiện biết có 5 loài, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Tuy số lượng không lớn, nhưng các loài thuộc chi này có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái rừng và đều được sử dụng làm thuốc. Cho đến nay, ở nước ta đã có một số công trình đề cập đến phân loại chi Thanh phong nhưng vẫn chưa đầy đủ và có hệ thống, một số thông tin thiếu cập nhật. Từ thực tế nêu trên, tôi đã chọn đề tài: Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam. Mục đích nghiên cứu Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Sabiaceae Blume, phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn – Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt Nam về họ Sabiaceae Blume ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam. – Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho việc nhận biết và sử dụng các loài thuộc chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam. Điểm mới của đề tài Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, giúp cho việc tra cứu thông tin nhanh chóng, chính xác. 2 Bố cục của khóa luận: Gồm 30 trang, 5 hình vẽ, 5 ảnh, 1 bản đồ, 1 bảng được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 5 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 4 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 18 trang), kết luận và kiến nghị: 1 trang, tài liệu tham khảo: 30 tài liệu; bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. 1. Trên thế giới Chi Thanh phong (Sabia) được Colebrooke công bố năm 1819 [12] với loài chuẩn là Sabia lanceolata. Năm 1825 [9], Blume trong công trình “ Bijdragen tot de flora van Nederlansch Indie” đã công bố chi Meniscosta và xếp vào họ Menispermaceae. Sau này được xác định là tên đồng nghĩa của chi Sabia. Năm 1842 [19] Falconer công bố chi Enantia và xếp vào họ Menispermaceae. Sau này được xác định là tên đồng nghĩa của chi Sabia. Trong công trình này, Falconer đã chỉ ra bằng chứng về sự giống nhau về quả của chi này với quả của họ Menispermaceae, nhưng không chỉ rõ được quan mối hệ họ hàng giữa chúng. Năm (1851) [10], Blume tìm thấy mối quan hệ giữa chi Meniscota và Sabia. Trên cơ sở đó, ông đã công bố họ Sabiaceae và xếp 2 chi trên vào họ này. Trong công trình này, ông đã đưa ra quan điểm cho rằng Sabiaceae có quan hệ họ hàng lân cận với họ Menispermaceae. Bentham & Hooker (1862) [29] khi xây dựng hệ thống phân loại cho họ Sabiaceae đã mô tả chi Sabia và cung cấp một số thông tin về số loài và sự phân bố của các loài thuộc chi này trên thế giới. Năm 1878 [11] Baillon đã xếp chi Sabia vào họ Sapindaceae. A. Takhtajan (1997) [17] Và nhiều tác giả cũng đề cập đến chi Sabia trong các công trình nghiên cứu và các tác giả này đều cho rằng chi Sabia nằm trong họ Sabiaceae. Bên cạnh các công trình công bố các chi nêu trên, một số tác giả đã nghiên cứu và công bố thêm một số loài mới, như: Wall (1824) [18] công bố thêm loài S.parviflora và S. campunalata (trong đó loài S.parviflora có ở Việt Nam); Hooker & Thomson 1855[15] công bố loài S. limoniacea và S. 4 paniculata; 1901 [28] Diels công bố và xây dựng bản mô tả chi tiết cho loài Sabia schumanniana; năm 1908 [22, 14] Lecomte công bố loài S. emarginata, Dunn công bố loài S. Discolor; Lesvl. (1911) [27] công bố các loài S. dielsii, S. feddei, S. cavsleriei, S. esquirolii, S. dunnii; năm 1915 [30] Hayata công bố loài Sabia transarisanensis, xây dựng bản mô tả chi tiết; Lecomte ex L. Chen (1943) [24] công bố loài S. fasciculata... nâng tổng số loài hiện biết ở chi này lên khoảng 30 loài. Gần Việt Nam, một số công trình Thực vật chí ở các nước trong khu vực cũng nghiên cứu phân loại chi Sabia như: Wu Young-fen & Law Yuh-wu (1985) [26] khi nghiên cứu hệ thực vật Trung Quốc đã xây dựng hệ thống phân loại chi Sabia với 16 loài là: Sabia campanulata, Sabia achumanniana, Sabia yunnanensis, Sabia emarginata, Sabia transarisanensia, Sabia japonica, Sabia purpurea, Sabia nervosa, Sabia coriacea, Sabia discolor, Sabia dielsii, Sabia swinhoei, Sabia fasciculata, Sabia paniculata, Sabia limoniacea, Sabia pavifrola. Trong đó 4 loài có ở Việt Nam là: Sabia dielsii, Sabia fasciculata, Sabia limoniacea, Sabia pavifrola.Trong công trình có hình ảnh minh họa của các loài. C.F. van Beusekom & Th.P.M. van de Water (1989) [13] đã nghiên cứu phân loại chi Sabia ở khu vực Malesian trong “Flora Malesiana Vol. 10, part 4” , tác giả đã mô tả đặc điểm chi, xây dựng khóa định loại và mô tả 7 loài có ở vùng Malesiana là: S. sumatrana, S. erratica, S. parviflora, S. limoniacea, S. racemose, S. pauciflora, S. javanica. Bên cạnh việc cung cấp các thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố, sinh thái, tác giả còn cung cấp thông tin về giá trị sử dụng của các loài. Năm 2008, tập thể tác giả Chen Jiarui và cộng sự trong “Flora of China” [16] đã mô tả chi Sabia ở Trung Quốc và phân loại chi này với 17 loài là: S. campanulata, S. schumanniana, S. yunnanensis, S. emarginata, S. 5 transarisanensis, S. japonica, S. fasciculate, S. paniculata, S. limoniacea, S. parviflora, S. lanceolate, S. purpurea, S. swinhoei, S. nervosa, S. coriacea, S. discolor, S. dielsii. Trong đó, 4 loài có ở Việt Nam là: S. fasciculate, S. limoniacea, S. parviflora, S. dielsii. 1. 2. Ở Việt Nam Cho đến nay các công trình nghiên cứu họ Thanh phong (Sabiaceae) và chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam còn rất ít. Người đầu tiên đề cập đến chi Thanh phong là Pierre (1897) [25] trong công trình “Flore forestière de la Cochinchine” khi nghiên cứu hệ thực vật rừng Nam Bộ đã công bố loài Sabia harmandii, Meliosma harmandiana, Meliosma cambodiana, đến nay loài Sabia harmandii được xác định là tên đồng nghĩa của Sabia parviflora. Năm 1908 [23], khi nghiên cứu phân loại họ Sabiaceae ở Đông Dương, Lecomte đã mô tả chi Sabia, xây dựng khóa định loại và mô tả 17 loài. Trong đó, có 5 loài ở Việt Nam. F. Gagnepain (1952) [20] đã công bố 2 loài là Sabia uropetala và S. kontumensis. Trong đó, loài S. kontumensis nay được xác định là tên đồng nghĩa của Sabia fasciculata. Năm 1960, F. Gagnepain và J. E. Vidal [21] trong công trình “Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam”, đã mô tả và xây dựng khóa định loại cho 4 loài và 2 phân loài là : Sabia fasciculata, Sabia komtumensis, Sabia olacifolia, Sabia uropetela, Sabia paviflora v. parviflora, Sabia parviflora v. harmandiana. Trong đó có loài Sabia komtumensis hiện đã trở thành tên đồng nghĩa với Sabia fasciculata. Tác giả đã xếp chi này vào họ Sabiaceae. xây dựng khóa định loại các loài, cung cấp một số thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố, sinh thái, giá trị sử dụng của các loài kèm hình ảnh minh họa. 6 Năm 1997 trong “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” [3] Nguyễn Tiến Bân đã tóm tắt đặc điểm về họ Sabiaceae, cung cấp một số thông tin về chi Sabia, chỉ ra đặc điểm khác biệt quan trọng nhất của họ thanh phong với Sapindaceae bởi có lá mầm xoắn vặn. Trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” tập 2 năm 2003 [7], Phạm Hoàng Hộ đã cung cấp đặc điểm nhận biết các loài thuộc chi Thanh phong ở Việt Nam, đó là: Sabia dielsii, Sabia fasaculata, Sabia limoniace, Sabia parviflora, Sabia uropetala. Công trình “Cây cỏ Việt Nam” tuy có nhiều hạn chế như: Bản mô tả còn sơ sài, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu,... nhưng cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở Việt Nam. Nguyễn Hữu Hiến (2003) [4] đã xây dựng danh lục, chỉnh lý tên khoa học, cung cấp một số thông tin về phân bố, sinh thái và giá trị tài nguyên cho 5 loài thuộc chi Thanh phong ở Việt Nam, đó là: Sabia dielsii, Sabia fasciculata, Sabia limoniacea, Sabia parviflora, Sabia uropetala. Trong cuốn “từ điển thực vật thông dụng” của tác giả Võ Văn Chi (2004) [6] tác giả đã xếp chi Sabia vào họ Sabiaceae, chỉ ra có 19 loài ở khu vực Đông Nam Á. Tác giả cũng mô tả và đưa ra công dụng của 3 loài là: Sabia dielsii, Sabia fasaculata, Sabia parviflora. Ngoài các công trình phân loại nêu trên, còn có một số công trình nghiên cứu về giá trị tài nguyên đã đề cập đến một số loài thuộc chi Thanh phong ở Việt Nam, như: Võ Văn Chi (1997) [5] trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” tập 2 đã cung cấp thông tin về mô tả, sinh thái, phân bố, cách dùng và hình vẽ của 4 loài là Sabia limoniacea, Sabia fasaculata, Sabia dielsii, Sabia parviflora. 7 Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về họ Thanh phong (Sabiaceae) nói chung và chi Thanh phong (Sabia Colebr.) nói riêng. 8 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 1. Đối tƣợng nghiên cứu Các loài thuộc chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu. Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Thanh phong (Sabia Colebr.) trên thế giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo. Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN); Phòng tiêu bản thực vật trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU). Tổng số mẫu nghiên cứu là 14 số hiệu với 27 tiêu bản. Việc phân tích mẫu vật được tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), phòng tiêu bản thực vật (đại học Khoa học tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội). Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu thêm các ảnh chụp mẫu vật từ các chuyên gia phân loại và ảnh trên Internet. 2. 2. Phạm vi nghiên cứu Khắp cả nước 2. 3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1/2015- 3/2016 2. 4. Nội dung nghiên cứu – Lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp để sắp xếp các taxon nghiên cứu ở Việt Nam. – Điều tra nghiên cứu thực địa để thu thập mẫu vật và các thông tin về phân bố, sinh thái,... – Phân tích mẫu vật để định loại và xây dựng bản mô tả các taxon nghiên cứu. – Xây dựng khóa định loại các taxon nghiên cứu. 9 2. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu phân loại chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam, chúng tôi sử dụng phương pháp Hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007 [8]. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa,...). Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp. Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái sống, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác. Công tác nội nghiệp: Được tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật. Tại đây, các mẫu vật được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại. Việc nghiên cứu phân loại chi Thanh phong (Sabia Colebr.) được tiến hành theo các bước như sau: Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Thanh phong (Sabia Colebr.). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi này ở Việt Nam. Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Thanh phong (Sabia Colebr.) hiện có. 10 Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác. Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề tài. – Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam 2003 [1], thứ tự như sau: Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài chuẩn của chi, ghi chú (nếu có). Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có). – Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá, ...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt). 11 Để xây dựng bản mô tả cho một loài, tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó, sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), tôi sẽ có những ghi chú bổ sung. – Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành như sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon. – Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam. 12 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3. 1. Hệ thống phân loại và vị trí chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Thanh phong và họ Thanh phong trong các công trình phân loại trên thế giới, như: Blume (1951), Bentham & Hooker (1867), Takhtajan (1997, 2009),... và các công trình ở Việt Nam như: Lecomte (1908), Gagnepain F. & J. E. Vidal (1960), Nguyễn Tiến Bân (1997), Phamh. (2003)... tôi nhận thấy hệ thống phân loại chi Thanh phong là khá đồng nhất, phân loại chi này không có phân chi mà phân chia trực tiếp đến các loài. Trong công trình này, tôi lựa chọn hệ thống của A. Takhtajan (1997) để phân loại chi Thanh phong nước ở Việt Nam. Vì đây là hệ thống được kế thừa từ các hệ thống trước đó, được hầu hết các tác giả trên thế giới sử dụng và phù hợp với việc sắp xếp các taxon ở Việt Nam. Trên cơ sở của hệ thống này, chi Thanh phong (Sabia Colebr.) được xếp vào họ Thanh phong (Sabiaceae), bộ Thanh phong (Sabiales), phân lớp Hoa hồng (Rosidae) lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Dicotyledonae), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae). Theo đó, chi này ở Việt Nam có 5 loài. 3. 2. Đặc điểm phân loại chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam Colebr. 1819. Tran. Linn. Soc. Lond. 12: 355; Benth. & Hook. f. 1867. Gen. Pl. 1: 413; Lecomte, 1908. Fl. Gen. Indoch. 1: 1043; Gagnep. & Vidal, 1960. Fl. Camb. Laos Vietn. 1: 12; Y. F. Wu and Y. C. Law, 1985. Fl. Reip. Pop. Sin. 47(1): 73; C.F. van Beusekom & van de Water, 1989. Fl. Males. 10 (4): 682; Lixiu Guo & Anthony R. Brach, 2008. Fl. China, 12: 25. - Meniscosta Blume, 1825. Bijdr. 1: 28. - Enantia Falc. in Hook. 1841. J. Bot. 4: 75. 13 - Androglossa Benth. in Hook. 1842. J. Bot. Kew Gard. Misc. 4: 42. - Xương gan. 3.2.1. Dạng sống Dây leo thân gỗ, đôi khi là dạng dây leo quấn (S. limoniacea) hoặc dạng bụi trườn (S. parviflora); phần non không lông (S. dielsii, S. fasciculata, S. limoniacea, S. parviflora) hoặc có lông dày màu vàng (S. uropetala). 3.2.2. Lá Lá đơn, mọc cách; không có lá kèm; cuống lá ngắn (S. limoniacea); phiến lá mỏng; hình trứng (S. dielsii, S. limoniacea), thuôn (S. fasciculate), hoặc hình bầu dục đến mác; chóp lá nhọn (S. parviflora ) hoặc nhọn dài (S. dielsii, S. fasciculate) hoặc tù (S. limoniacea); mép lá nguyên hoặc có răng cưa (S. dielsii); gốc lá tròn hoặc dạng nêm mở rộng (S. dielsii, S. fasciculate, S. limoniacea) hoặc tù hơi lệch (S. parviflora); gân lá hình mạng lông chim, gân chính thường nổi rõ ở mặt dưới. 3.2.3. Hoa và cụm hoa Hoa lưỡng tính, mọc thành cụm hoa xim hoặc chùy, mọc ở nách lá hoặc đỉnh cành, có cuống và lá bắc. Lá đài xếp lợp, không rụng khi hoa nở, lá đài 5 (S. dielsii, S. fasciculate, S. parviflora) hoặc 6 (S. limoniacea). Cánh hoa bằng số lá đài, đính trên lá đài, xếp lợp; rụng muộn; màu trắng (S. dielsii, S. parviflora, S. limoniacea) hoặc vàng xanh (S. limoniacea, S. parviflora), hoặc có đốm màu đỏ ở giữa (S. fasciculate); hình trứng (S. dielsii, S. limoniacea), thon hẹp (S. uropetala) hoặc mác; chóp cánh hoa tròn (S. dielsii, S. limoniacea), hoặc nhọn đến tù (S. parviflora). Nhị bằng số lá đài, tất cả đều hữu thụ, chỉ nhị dẹt, đính vào gốc của cánh hoa; bao phấn đính lưng (S. uropetala) hoặc đính gốc, thẳng đứng hoặc uốn cong. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn hợp thành bầu thượng 2 ô; mỗi ô có 2 noãn nửa đảo. Bầu hình cầu hoặc hình 14 trứng. Vòi nhụy hình nón hoặc hình trụ có khi là dạng giùi ngắn (S. uropetala). Núm nhụy xẻ thùy. 3.2.4. Quả và hạt Quả hạch, thường xẻ thùy sâu thành 2 quả hạch nhỏ. Quả hạch nhỏ hình cầu hoặc hình trứng (S. fasciculate) hoặc hình hạt đậu (S. dielsii, S. limoniacea); khi chín có màu xanh (S. dielsii, S. limoniacea, S. parviflora), trắng (S. limoniacea) đến đỏ (S. fasciculate); vỏ quả trong cứng, ép dẹt, có gân ở giữa thò ra. Hạt chỉ có 1 ít khi là 2 hạt trong mỗi quả hạch nhỏ; mặt ngoài vỏ hạt có nhiều chấm màu đen, rõ; mặt trong có 1 lớp nội nhũ mỏng. Phôi có 2 lá mầm, rễ mầm cong. Typus: Sabia lanceolata Colerbr. Có khoảng 30 loài, phân bố chủ yếu ở nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt Nam hiện biết có 5 loài, phân bố rải rác ở một số tỉnh khu vực miền Bắc và Tây Nguyên. 3. 3. Khoá định loại các loài thuộc chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam 1A. Cành non có lông màu vàng, bao phấn đính lưng ................ 1. S. uropetala 1B. Cành non ít khi có lông, bao phấn đính gốc. 2A. Đài 6 hoặc 7; mặt dưới lá có lông ................................ 2. S. limoniacea 2B. Đài 5; mặt dưới lá không có lông. 3A. Mép lá có răng cưa ......................................................... 3. S. dielsii 3B. Mép lá nguyên. 4A. Cụm hoa chùy, mọc ở đỉnh cành ..................... 4. S. fasciculata 4B. Cụm hoa chùy, mọc ở nách lá ............................ 5. S. paviflora 15 3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Thanh phong (Sabia Colebr.) ở Việt Nam 3.4.1. Sabia dielsii Lesvl.- Thanh phong diels Lesvl. 1911. Repert. Spec. Nov. Regni Veg. 9: 456; Y. F. Wu and Y. C. Law, 1985. Fl. Reip. Pop. Sin. 47(1):89; N. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 1032; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 335; Lixiu Guo & Anthony R. Brach, 2008. Fl. China, 12: 31. - Sabia brevipetiolata H. Y. Chen, 1943. Sargentia 3: 50. - Sabia olacifolia Stapf ex Koidz, 1936. Acta Phytotax. Geobot. 5: 78. - Thanh phong diels, (dây) Thanh phong, Xương gan, Cốt khí. Dây leo thân gỗ, cao 1-2 m, rụng lá theo mùa, không lông. Cành non hơi vàng hoặc nâu nhạt, khi già có màu nâu, nhẵn; chồi non hình tam giác hoặc hình trứng ngược, dày. Lá đơn, mọc so le. Phiến lá dẹp, mép lá có răng cưa, mặt dưới xanh nhạt, mặt trên xanh tối, màu oliu xanh khi khô, hình trứng hoặc trứng thuôn dài, kích thước 6-14 x 2-6 cm, hai mặt nhẵn, gốc hình tròn hoặc dạng nêm mở rộng, đỉnh lá nhọn hoặc nhọn dài, có 4-6 đôi gân bên, gân mạng dải dác hình mắt lưới; cuống lá có kích thước dài 3-10 mm. Cụm hoa xim, mọc ở nách lá, dài 2.5-6 cm, mỗi cụm hoa cơ sở có 2-6 hoa. Hoa màu xanh, đường kính cỡ 5 mm; cuống hoa dài 1.5- 3 cm, cuống nhỏ dài 5-10 mm. Đài 5, không có lông, hình trứng, dài 0.5-1 mm. Cánh hoa 5, màu trắng, hình bầu dục hoặc hình trứng, đỉnh tròn, kích thước 2-3 x 1.5-2 mm. Nhị 5; chỉ nhị dẹt, dài 0.8 - 2 mm; bao phấn đính gốc, hình trứng, dài 0,5- 0.8 mm. Đĩa mật hình chén, có 5 thùy đều nhau, tù. Bầu hình trứng, nhẵn; vòi nhụy dài 1-1.3 mm. Quả xẻ thùy sâu thành 2 quả hạch nhỏ, màu đỏ đến đen khi chín; quả hạch nhỏ hình hạt đậu, khoảng 8 x 6 mm. (Hình 3.1). Loc. class.: China (Yunnan); Typus: Henry 10487 (A).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan