Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bước đầu nghiên cứu phân loại các loài làm thuốc thuộc chi rau ngổ (limnophila r...

Tài liệu Bước đầu nghiên cứu phân loại các loài làm thuốc thuộc chi rau ngổ (limnophila r. br.) ở việt nam

.PDF
63
264
80

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ------ VŨ THỊ QUỲNH BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CÁC LOÀI LÀM THUỐC THUỘC CHI RAU NGỔ (LIMNOPHILA R. BR.) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Hà Nội, 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3 1. 1. Những nghiên cứu về chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) trên thế giới ................ 3 1. 2. Ở Việt Nam ......................................................................................................... 4 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 8 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 8 2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 8 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2014 - 4/2015 .................................................... 8 2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 8 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 9 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 13 3.1. Vị trí và hệ thống phân loại của chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam 13 3.2. Đặc điểm phân loại chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) qua các đại diện làm thuốc ở Việt Nam ............................................................................................................... 14 3.2.1. Dạng sống .................................................................................................... 14 3.2.2. Lá ................................................................................................................. 14 3.2.3. Hoa và cụm hoa ........................................................................................... 15 3.2.4. Quả và hạt .................................................................................................... 17 3. 3. Khoá định loại các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam................................................................................................................... 17 3.4. Đặc điểm phân loại các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam................................................................................................................... 18 3.4.1. Limnophila chinensis (Osbeck.) Merr. – Om trung quốc ............................ 18 3.4.1.a. Limnophila chinensis subsp. aromatica (Lamk.) Merr. – Om ................. 22 3.4.2. Limnophila repens (Benth.) Benth. – Om bò............................................... 25 3.4.3. Limnophila rugosa (Roth) Merr. – Quế đất ................................................ 28 3.4.4. Limnophila heterophylla (Roxb.) Benth. – Ngổ nước ................................. 32 3.4.5. Limnophila sessiliflora (Vahl) Blume. – Rau om không cuống .................. 35 3.4.6. Limnophila indica (L.) Druce – Om ấn ....................................................... 38 3. 5. Bƣớc đầu tìm hiểu về giá trị làm thuốc của các loài thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam............................................................................... 41 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... 43 Kết luận: ................................................................................................................... 43 Đề nghị: .................................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 45 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 48 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ của TS. Đỗ Thị Xuyến – Khoa Sinh học, trƣờng ĐHKHTN – ĐHQG Hà Nội và TS. Hà Minh Tâm – Khoa Sinh – KTNN, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy cô. Tôi xin trân trọng cảm ơn GS. TS. Phan Kế Lộc cùng các thầy, cô ở Bộ môn Thực vật học (Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội), các cán bộ thuộc phòng Thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Tiêu bản thực vật – Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội (HNU); Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016 Sinh viên Vũ Thị Quỳnh LỜI CAM ĐOAN Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan: Khóa luận “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Đỗ Thị Xuyến và TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào trƣớc đây. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016 Sinh viên Vũ Thị Quỳnh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Sự đa dạng về các nhóm bệnh có thể chữa trị bởi các loài thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) Bảng 2: Bảng phân biệt các đặc điểm các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam (bảng khóa mở) Bảng 3: Bảng tra tên khoa học Bảng 4: Bảng tra tên Việt Nam DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Một số dạng lá của chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) Hình 3.2. Vị trí cụm hoa của chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) Hình 3.3. Một số dạng hoa và tràng Hình 3.4. Một số dạng quả Hình 3.5. Limnophila chinensis (Osbeck.) Merr. Hình 3.6. Limnophila chinensis subsp. aromatica (Lamk.) Merr. Hình 3.7. Limnophila repens (Benth.) Benth. Hình 3.8. Limnophila rugosa (Roth) Merr. Hình 3.9. Limnophila heterophylla (Roxb.) Benth. Hình 3.10. Limnophila sessiliflora (Vahl) Blume. Hình 3.11. Limnophila indica (L.) Druce DANH MỤC CÁC ẢNH Ảnh 1: Limnophila chinensis Ảnh 2: Limnophila chinensis subsp. aromatica (Lamk.) Merr. Ảnh 3: Limnophila repens (Benth.) Benth. Ảnh 4: Limnophila rugosa (Roth) Merr. Ảnh 5: Limnophila heterophylla (Roxb.) Benth. Ảnh 6: Limnophila sessiliflora (Vahl) Blume. Ảnh 7: Limnophila indica (L.) Druce Ảnh 8: Điều tra thực địa thu thập mẫu vật Ảnh 9: Nghiên cứu mẫu vật tại phòng tiêu bản HNU Ảnh 10: Nghiên cứu mẫu vật tại phòng tiêu bản HNU Ảnh 11: Nghiên cứu mẫu vật tại phòng tiêu bản HN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thế giới thực vật vô cùng đa dạng phong phú, là một phần không thể thiếu của giới sinh vật. Việc nghiên cứu, phân loại thực vật đã trở thành một ngành khoa học quan trọng trong sinh học, có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của nhân loại. Mỗi loài thực vật đều có những đặc điểm và công dụng hết sức quan trọng mà cho đến nay con ngƣời còn chƣa khám phá hết. Ngày nay, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, y học cổ truyền cũng ngày một khẳng định đƣợc vị trí cũng nhƣ vai trò của nó trong việc điều trị bệnh tật cho con ngƣời. Phƣơng pháp chữa bệnh bằng các loại thảo mộc tự nhiên đem lại hiệu quả khá thiết thực và đặc biệt an toàn cho ngƣời sử dụng. Rất nhiều loại thảo mộc đƣợc nghiên cứu để phục vụ công việc chữa bệnh đó. Chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) hay còn gọi là Rau Om, thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) có khoảng 40 loài phân bố chủ yếu trong môi trƣờng sáng và ẩm, ở các ruộng hoang, ven ao hồ, ven bờ suối… Ở Việt Nam chi này có khoảng 17 loài và 1 phân loài trong đó có 6 loài hiện đƣợc ghi nhận sử dụng làm thuốc. Nhiều loài thuộc chi này có hình thái ngoài mang nhiều nét giống nhau, khó khăn trong việc nhận dạng loài. Cho đến nay, ở Việt Nam chƣa có một công trình nào nghiên cứu cũng nhƣ phân loại một cách toàn diện về các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ. Từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam. Mục đích nghiên cứu Hoàn thành công trình khoa học về phân loại các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và sử dụng các loài này ở Việt Nam. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn – Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam về chi Rau ngổ nói riêng và họ Scrophulariaceae nói chung ở Việt Nam; 1 bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.). – Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho việc sử dụng các loài này ở Việt Nam, định hƣớng cho các nghiên cứu tiếp theo về y dƣợc học, tài nguyên sinh vật... Bố cục của khóa luận: gồm 56 trang, 11 hình, 11 ảnh, 4 bảng đƣợc chia thành các phần chính nhƣ sau: Mở đầu (3 trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu: 5 trang), chƣơng 2 (Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu: 4 trang), chƣơng 3 (Kết quả nghiên cứu: 29 trang), kết luận và kiến nghị (1 trang), tài liệu tham khảo: 32 tài liệu; phụ lục. 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những nghiên cứu về chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) trên thế giới Ngƣời đầu tiên nghiên cứu về chi Rau ngổ là R. Brown (1810) [15], trong công trình “Prodromus florae Novae Hollandiae et Insulae van Diemen”. Tác giả đã đặt tên cho chi này là Limnophila, với loài chuẩn là Limnophila gratioloides R. Br. và xếp trong họ Scrophulariaceae ở một phân họ cùng với các chi nhƣ Buchnera, Lindernia. Bentham G. & Hooker J. D. (1873) [24] khi nghiên cứu thực vật trên toàn thế giới trong công trình Genera Plantarum cũng xếp chi Limnophila R. Br. vào họ Scrophulariaceae dựa vào đặc điểm có nhị 4 và bao phấn dính nhau. Kế tiếp các công trình nghiên cứu trƣớc đó, Takhtajan (1997) [19], khi xây dựng hệ thống phân loại họ Scrophulariaceae đã xếp chi Limnophila R. Br. vào tông Gratioleae, phân họ Scrophularioideae. Cũng cùng quan điểm này, cón có công trình của Heywood V. H. (1997). [16]. Ở các nƣớc lân cận với Việt Nam, cũng có một số công trình Thực vật chí nghiên cứu về chi Limnophila R. Br. nhƣ: R. C. Bakhuizen van den Brink (1965) [14] khi nghiên cứu thực vật ở đảo Java (Inđônêxia), đã xây dựng khóa định loại cho 6 loài thuộc chi Limnophila R. Br. và xếp chúng vào họ Scrophulariaceae nhƣ L. sessiliflora, L. indica… Trong công trình này tác giả sử dụng khóa định loại cho 6 loài theo kiểu lƣỡng phân, các đặc điểm hình thái đƣợc trình bày theo dạng một khóa, xếp cạnh nhau nên dễ so sánh. Tuy nhiên, công trình này không đƣa ra giá trị của các loài, không có hình ảnh minh họa, không có mẫu vật nghiên cứu để so sánh và đối chiếu. Chin Tsen-li (1979) [25] khi nghiên cứu hệ thực vật Trung Quốc trong công trình “Flora Reipublicae Popularis Sinicae” đã xếp chi Limnophia R. Br. vào họ Scrophulariace cùng với các chi Adenosma, Lindenbergia, Mazus… bởi chúng có đặc điểm cùng là có 4 nhị. Trong công trình này, tác giả đã xây dựng khóa định loại và miêu tả 10 loài thuộc chi Limnophila R. Br. kèm theo một số hình ảnh. Về sau Shi long wei shu (1998) [18], trong công trình “Flora of China” đã chỉnh lý và 3 bổ sung thêm cho công trình của Chin Tsen-li (1979), tác giả cũng xếp chi Limnophila R. Br. vào họ Scrophulariaceae với 10 loài là: Limnophila sessiliflora, Limnophila borealis, Limnophila indica… có kèm theo bản mô tả chi tiết và hình vẽ. Trong công trình này, nhiều thông tin đƣợc bổ sung thêm về mặt danh pháp của các loài, các điểm phân bố… Trong 10 loài, có 9 loài đƣợc ghi nhận có mặt tại Việt Nam, 1 loài trong số đó đƣợc ghi nhận làm thuốc là L. rugosa. Yamazaki Takasi (1990) trong công trình “Flora of Thailand” [20], đã công bố 20 loài thuộc chi Limnophila R. Br. và xếp vào họ Scrophulariaceae. Tác giả chỉ miêu tả đặc điểm hình thái, nơi phân bố và sinh thái của các loài, tuy nhiên, công trình này chƣa nhắc đến công dụng của các loài, chƣa đƣa ra hình ảnh minh họa. Yuen-Po Yang and Shen-Horn Yen (1997) [21] khi nghiên cứu chi Limnophila ở Đài Loan đã mô tả 7 loài có mặt tại vùng này. Trong công trình, tác giả đã xây dựng khóa định loại đến loài. Tuy nhiên, công trình này không chỉ ra giá trị sử dụng của các loài Limnophila ở Đài Loan. Về sau trong công trình “Flora of Taiwan”, Liu Ho-Yih (2001) cũng đã ghi nhận có 7 loài thuộc chi Limnophila có ở Đài Loan. [17]. 1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngƣời đầu tiên đề cập đến chi Rau ngổ là Lourreiro (1790) [26] trong công trình “Flora cochinchinensis”. Trong công trình này, tác giả đã công bố chi Diceros với loài chuẩn là Diceros cochinchinensis Lour. Tuy nhiên, đến nay, chi Diceros đã trở thành tên đồng nghĩa của chi Limnophila R. Br. Sau đó, Bonati (1936) [22] khi nghiên cứu hệ thực vật Đông Dƣơng trong công trình “Flore Générale de l'Indo-Chine” cũng xếp chi Limnophila R. Br. vào họ Scrophulariaceae. Trong công trình này các tác giả đã xây dựng khóa định loại và mô tả đặc điểm của 14 loài thuộc chi này có ở Đông Dƣơng nhƣ: L. roxburghii, L. balsamea, L. conferta, L. chevalieri… kèm theo hình vẽ của một loài là L. chevalieri. Trong đó có 4 loài có ở Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị sử dụng của các loài thuộc chi này chƣa đƣợc chỉ ra. 4 Yamazaki T. (1963) [23], trong công trình “Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam” đã nêu ra đặc điểm của chi Limnophila R. Br., mô tả chi tiết 19 loài có ở Đông Dƣơng, có kèm theo hình vẽ, mẫu nghiên cứu; xếp chúng vào 5 nhánh, mỗi nhánh có từ 1 đến 5 loài. Trong số 19 loài này có 12 loài ở Việt Nam và công bố thêm 7 loài mới trong đó có 6 loài đƣợc ghi nhận là có giá trị làm thuốc là L. chinensis, L . rugosa, L . repens, L. heterophylla, L. sessiliflora, L. indica. Trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2003) [10], tác giả đã cung cấp các thông tin cơ bản để nhận biết 17 loài và 1 phân loài thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam cùng với hình vẽ sơ bộ kèm theo là: L. aromatica, L. balsemea, L.micrantha, L.chinensis, L.erecta, L. geoffrayi, L. laxa, L. polyantha, L. repens, L. connata, L. glabra, L. hayatae, L. heterophylla, L. indica, L. sessiliflora, L. chinensis subsp. chevalieri, L. cf. gentianoides, L. rugosa. Công trình này tuy có nhiều hạn chế nhƣ: Bản mô tả còn sơ sài, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu để đối chiếu... nhƣng cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở Việt Nam. Vũ Xuân Phƣơng (2005) trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [12] đã đƣa ra danh lục 15 loài và 2 phân loài thuộc chi Rau ngổ. Tác giả cung cấp một số dẫn liệu về vùng phân bố, dạng sống và sinh thái, cũng nhƣ giá trị sử dụng các loài trong chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.). Đáng lƣu ý, tác giả đã đề cập đến giá trị làm thuốc của 4 loài là L. chinensis, L. heterophylla, L. repens, L. rugosa và một phân loài là L. chinensis subsp. aromatica. Nghiên cứu về giá trị làm thuốc của các loài thuộc chi Limnophila R. Br., ở nƣớc ta có một số công trình nhƣ: - Lê Trần Đức (1997) [9], trong cuốn “Cây thuốc Việt Nam” khi mô tả các loài cây thuốc ở Việt Nam, tác giả đã mô tả đặc điểm, công dụng làm thuốc và cách sử dụng của một loài là Limnophila aromatica thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) kèm theo hình ảnh. Tuy nhiên các đặc điểm miêu tả còn rất ít, chƣa chi tiết. 5 - Cũng vào năm 1997, trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi [7], tác giả đã đề cập đến 7 loài mang tên liên quan đến rau ngổ có tác dụng làm thuốc ở Việt Nam. Trong đó có một loài rau ngổ nƣớc (Enydra fluctuans) thuộc họ Cúc (Asteraceae) và 6 loài còn lại là rau om (Limnophila aromatica), rau om Ấn Độ (Limnophila indica), rau om bò (Limnophia repens), rau om khác lá (Limnophila heterophylla), rau om không cuống (Limnophila sessiliflora), rau om Trung Quốc (Limnophila chinensis) đều thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Trong cuốn này, các loài đƣợc miêu tả rất chi tiết, từ đặc điểm, sinh thái, phân bố, thành phần hóa học… đến công dụng và đặc biệt là có kèm theo đơn thuốc và hình ảnh cụ thể cho từng loài. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về các loài làm thuốc thuộc chi rau ngổ ở Việt Nam. Trong công trình Từ điển thực vật thông dụng, tập 2, năm 2003 [8], tác giả cũng xếp chi rau ngổ (Limnophila R. Br.) vào họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) và miêu tả 6 loài và một phân loài thuộc chi này là rau om (Limnophila chinensis), rau ngổ thơm (Limnophila chinensis subsp. aromatica), rau om Geoffrayi (Limnophila geofrayi), ngổ nƣớc (Limnophila heterophylla), rau om bò (Limnophila repens), hồi nƣớc (Limnophila rugosa) và rau om không cuống (Limnophia sessiliflora). Trong công trình này tác giả cũng miêu tả về đặc điểm, phân bố và công dụng của các loài với hình ảnh kèm theo. Tuy nhiên lại chƣa có khóa định loại các loài thuộc chi này. Đỗ Tất Lợi (2004) [11], trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã đề cập đến một số loài thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) nhƣ Limnophila aromatica, Limnophila rugosa, Limnophila indica… Trong đó, ngoài việc miêu tả đặc điểm và nơi phân bố tác giả còn đặc biệt nói thêm về tác dụng dƣợc lý cũng nhƣ công dụng và liều dùng khi chữa bệnh của các loài đó. Tuy nhiên tác giả chƣa có hình ảnh cụ thể cho từng loài cũng nhƣ các bài thuốc cụ thể trị bệnh. Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của nhóm tác giả Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chƣơng, Nguyễn Thƣợng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiên, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004) [3], cũng đã đề cập đến một loài là Limnophia aromatica thuộc họ Hoa mõm chó (Scophulariaceae). Trong đó các tác 6 giả cũng đề cập đến đặc điểm, phân bố, sinh thái, cách trồng, tác dụng dƣợc lý… và bài thuốc từ loài này. Nhƣ vậy, cho đến nay các tài liệu ở Việt Nam ghi nhận chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) có 6 loài làm thuốc là Limnophila chinensis, Limnophila repens, Limnophila sessiliflora, Limnophila heterophylla, Limnophila rugosa, Limnophila indica. Vì vậy, có thể thấy rằng, công trình của chúng tôi là công trình đầu tiên nghiên cứu phân loại các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R.Br.) ở Việt Nam. 7 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu. Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) trên thế giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo về phân loại học, về giá trị sử dụng làm thuốc. Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam, hiện đƣợc lƣu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN), phòng tiêu bản thực vật thuộc trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU). Tổng số mẫu nghiên cứu là 14 số hiệu với 15 tiêu bản. Việc phân tích mẫu vật đƣợc tiến hành tại phòng tiêu bản Thực vật - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) và phòng tiêu bản thực vật thuộc trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU). Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn thu thập đƣợc một số mẫu vật khi điều tra thực địa để chụp ảnh; ngoài ra còn tham khảo các ảnh chụp mẫu vật trên internet. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: - Các loài thuộc chi Rau ngổ có thể làm thuốc trên khắp cả nƣớc. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2014 - 4/2016 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Tìm hiểu vị trí và lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp để sắp xếp các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam. 2.3.2. Xây dựng bản mô tả đặc điểm phân loại của chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) qua các loài đƣợc ghi nhận làm thuốc ở Việt Nam. 8 2.3.3. Xây dựng khóa định loại các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam. 2.3.4. Xây dựng bản mô tả đặc điểm phân loại các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam. 2.3.5. Tìm hiểu giá trị làm thuốc của các loài thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu phân loại các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) ở Việt Nam, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn 2007 [13]. Tổng hợp các phƣơng pháp nhƣ sau: 2.4.1. Phương pháp kế thừa Kế thừa các tài liệu về chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) đã đƣợc công bố, đặc biệt là các công trình về phân loại học và giá trị làm thuốc. Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm những công trình về giá trị làm thuốc và tình hình sử dụng, tình trạng hiện tại của các loài Rau ngổ, để nhằm mục tiêu tìm hiểu về đặc điểm sinh học, sinh thái, tình trạng của loài. 2.4.2. Phương pháp Hình thái so sánh Đây là phƣơng pháp cổ điển nhƣng cho tới nay vẫn là phƣơng pháp chính và phổ biến nhất ở Việt Nam. Phƣơng pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trƣờng. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tƣơng ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trƣởng thành so sánh với cây trƣởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa...). 2.4.3. Các bước tiến hành Để hoàn thành tốt nội dung nghiên cứu, chúng tôi thực hiện công việc ở ngoài thực địa (ngoại nghiệp) cũng nhƣ trong phòng thí nghiệm (nội nghiệp). Chúng tôi 9 đã sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ nghiên cứu nhƣ máy ảnh, kính hiển vi và các tài liệu tham khảo. Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tƣơi, quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và các đặc điểm khác. Trong khi nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành điều tra các loài thuộc Nam Định. Đặc trƣng của các loài thuộc chi Rau ngổ là thƣờng mọc ở các bờ nƣớc, nơi hoang dại, ẩm ƣớt nên chúng tôi tiến hành điều tra tại các cánh đồng, mƣơng nƣớc, ven sông, suối, ao… Công tác nội nghiệp: Đƣợc tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật. Tại đây, các mẫu vật đƣợc phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nƣớc lân cận) để phân tích, so sánh và định loại. Việc nghiên cứu phân loại các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau : Bƣớc 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nƣớc về các loài làm thuốc thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại các loài làm thuốc thuộc chi này ở Việt Nam. Bƣớc 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Rau ngổ (Limnophila R. Br.) hiện có. Bƣớc 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác. Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây dựng khoá định loại các loài làm thuốc, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề tài. – Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ƣớc quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam năm 2008 [6], thứ tự nhƣ sau: 10 Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài chuẩn của chi, ghi chú (nếu có). Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ƣớc quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có). – Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dƣỡng (dạng sống, cành, lá...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt). Để xây dựng bản mô tả cho một loài: chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu chuẩn (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi đƣợc xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thƣờng do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung. – Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lƣỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm đƣợc tiến hành nhƣ sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm đƣợc chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục nhƣ vậy đến khi phân biệt hết các taxon. 11 Danh pháp của các taxon: đƣợc chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam (2008). Địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. Class.), mẫu vật chuẩn (Typus): Dựa vào tài liệu gốc, mẫu vật chuẩn và các chuyên khảo, đƣợc trích dẫn theo quy ƣớc quốc tế. Sinh học và sinh thái: Trình bày theo khả năng thông tin hiện có (đƣợc thu thập thông qua tài liệu và mẫu vật). Dữ liệu sinh học bao gồm các thông tin về thời gian ra hoa và quả là chủ yếu… Dữ liệu về sinh thái là những thông tin về nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình sinh thái thích hợp (nhƣ ven biển, đồi trọc, rừng rậm thƣờng xanh…), độ cao so với mực nƣớc biển. Phân bố: Bao gồm phân bố ở Việt Nam và trên thế giới. + Phân bố ở Việt Nam: Căn cứ vào mẫu vật và tài liệu thu đƣợc để xác định. Các tỉnh đƣợc trích dẫn theo thứ tự từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông theo quy ƣớc soạn thảo thực vật chí Việt Nam. + Phân bố trên thế giới: Đƣợc xác định căn cứ vào tài liệu và trích dẫn theo quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam. Mẫu nghiên cứu: Đƣợc xác định căn cứ vào những mẫu vật đã nghiên cứu, trích dẫn kèm theo trình tự địa điểm thu mẫu và theo quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam. Giá trị sử dụng: Đƣợc xác định thông qua tài liệu và điều tra thực địa, bao gồm giá trị khoa học (loài đặc hữu, loài quý hiếm, nguồn gen độc đáo), giá trị kinh tế (làm thực phẩm, làm thuốc…) và hiện trạng nguồn lợi (theo sách đỏ, theo các tài liệu tham khảo khác). Ghi chú: Nêu những ý kiến còn tranh cãi, những bổ sung của tác giả (nếu có) để lƣu ý. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan