Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp của học sinh bán...

Tài liệu Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp của học sinh bán trú dân nuôi ở các trường trung học phổ thông tỉnh tuyên quang

.PDF
127
1153
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG VĂN KHÁNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ HỌC TRÊN LỚP CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ DÂN NUÔI Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG VĂN KHÁNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ HỌC TRÊN LỚP CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ DÂN NUÔI Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN THỊ TUYẾT OANH HÀ NỘI – 2010 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập,nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục tại Đại học Giáo dục – Đạị học Quốc gia Hà Nội, tôi đã đƣợc Ban giám hiệu, cán bộ công chức, các thầy cô giáo trong trƣờng tận tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập, cũng nhƣ hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Với tình cảm chân thành, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Xin cảm ơn Ban giám đốc, các Phòng ban thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang, các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh các trƣờng THPT Trung Sơn, Đầm Hồng, Hà Lang tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện để tôi đƣợc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS – TS Trần Thị Tuyết Oanh, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, động viên và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành luận văn này. Vô cùng biết ơn sự giúp đỡ của bạn bè, sự động viên, yêu thƣơng của gia đình, sự sẻ chia khó khăn của đồng nghiệp trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu. Dù đã có nhiều cố gắng, song bản luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận đƣợc sự góp ý, bổ sung của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện, có tính khả thi cao. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2010 Tác giả Hoàng Văn Khánh BẢNG DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ATK An toàn khu BGH Ban giám hiệu CNH – HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa DTNT Dân tộc nội trú DTTS Dân tộc thiểu số GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GVCN Giáo viên chủ nhiệm KTX Ký túc xá HĐGDNGHTL Hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐND Hội đồng nhân dân QLGD Quản lý giáo dục TDTT Thể dục thể thao THPT Trung học phổ thong UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………… 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 3.1. Khách thể nghiên cứu........................................................................... 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 7.1- Phân tích nghiên cứu lý thuyết ............................................................ 7.2- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ..................................................... 7.3 - Phƣơng pháp sử dụng toán thống kê................................................... 8. Cấu trúc luận văn .................................................................................... Chƣơng 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG 4 6 6 6 6 6 6 7 7 7 7 7 7 NGOÀI GIỜ HỌC TRÊN LỚP CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ DÂN NUÔI Ở CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH TUYÊN QUANG 1.1.Tổng quan nghiên cứu ..................................................................... 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ………………………………. 1.2.1. Học sinh bán trú dân nuôi ……………………………………….. 1.2.2. Hoạt động ngoài giờ học trên lớp của học sinh bán trú dân nuôi…. 1.2.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp……………………………... 1.2.4. Hoạt động giáo dục ……………………………………………….. 1.2.5.Quản lý …………………………………………………………….. 1.2.6. Quản lý giáo dục …………………………………………………... 1.2.7. Quản lý nhà trƣờng ………………………………………………... 1.2.8. Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp …………... 3.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp và vai trò của hoạt động ngoài giờ học trên lớp đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú dân nuôi 1.3.1. Đặc trƣng của các trƣờng THPT có học sinh bán trú dân nuôi …… 1.3.2. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh bán trú dân nuôi …… 1 9 9 12 12 13 14 15 15 16 17 18 19 19 20 1.3.3. Hoạt động giáo dục ngoài các giờ học trên lớp của học sinh bán trú 1.3.4. Yêu cầu đổi mới giáo dục THPT đối với học sinh bán trú dân nuôi 1.3.5.Vai trò của hoạt động ngoài giờ học trên lớp đối với học sinh bán trú 1.4. Nội dung quản lý các hoạt động giáo dục ngoài các giờ học trên lớp cho học sinh bán trú dân nuôi ở trƣờng THPT …………………………... 1.4.1. Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ( cơ cấu, tổ chức) ……………. 1.4.2. Quản lý các hoạt động NGHTL của học sinh bán trú dân nuôi 1.4.3.Quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất ................................................. 1.4.4.Quản lý việc huy động các lực lƣợng xã hội trong quá trình giáo dục 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ………………………………...... 1.5.1. Yếu tố phong tục, tập quán ………………………………………... 1.5.2. Yếu tố xã hội ……………………………………………………… Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ HỌC TRÊN LỚP ĐỐI VỚI HỌC SINH BÁN TRÚ DÂN NUÔI TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Khái quát về giáo dục tỉnh Tuyên Quang và giáo dục ở các trƣờng THPT có học sinh bán trú ………………………………………………... 2.1.1. Sơ lƣợc về đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang …………… 2.1.2. Phát triển giáo dục ở tỉnh Tuyên Quang ………………………….. 2.1.3. Đặc điểm các trƣờng THPT có học sinh bán trú của tỉnh ………… 2.1.4. Đội ngũ quản lý và cơ sở vật chất dành cho học sinh bán trú 2.2. Thực trạng các hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp đối với học sinh bán trú tại các trƣờng THPT………………………………........ 2.2.1 Thực trạng nhận thức về các hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp 2.2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp……………. 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp của học sinh bán trú tại các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang…... 2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý các hoạt động…………………… 2.3.2 Thực trạng công tác chỉ đạo,tổ chức các hoạt động ……………….. 2.3.3. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động …………….. 2.4. Thực trạng cơ sở vật chất, các điều kiện sống và tổ chức các hoạt động …. 2.5. Đánh giá chung về các mặt mạnh, những tồn tại và nguyên nhân ………... 2 22 26 28 31 31 33 36 37 38 38 39 42 42 42 42 45 48 50 50 54 58 58 65 67 68 70 2.5.1. Mặt mạnh, thành công …………………………………………….. 2.5.2. Tồn tại …………………………………………………………….. 70 71 2.4.3. Những nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý học sinh ……... 72 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ HỌC TRÊN LỚP CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ DÂN NUÔI Ở CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp. ………………………………….. 75 75 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ……………………………….. 75 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ……………………………….. 75 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ……………………………….. 75 3.1.4. Nguyên tắc thực hiện mục tiêu giáo dục .…………………………. 76 3.1.5. Nguyên tắc đảm sự huy động, các chủ thể cùng tham gia ……….. 76 3.2. Các biện pháp quản lý các hoạt động ngoài giờ học trên lớp đối với học sinh bán trú dân nuôi ……………………………………………….. 3.2.1. Nhóm các biện pháp quản lý việc chấp hành nội quy, nề nếp tự học và ôn tập cho học sinh bán trú dân nuôi …………………………….. 77 77 3.2.2.Nhóm quản lý nếp sống, giáo dục kỹ năng sống và các hoạt động tập thể, tƣ vấn cho học sinh bán trú dân nuôi …………………………………………... 81 3.2.3. Nhóm biện pháp huy động các lực lƣợng xã hội trong quản lý học sinh 91 3.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý các hoạt động ngoài giờ học trên lớp đối với học sinh bán trú dân nuôi………… 96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận ……………………………………………………………...... 106 2. Khuyến nghị:…………………………………………………………... 108 PHỤ LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc, Đảng, Nhà Nƣớc ta luôn quan tâm, đầu tƣ cho sự nghiệp phát triển giáo dục và nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao, ý nghĩa quyết định của nguồn lực con ngƣời. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Để phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, Đảng ta đã xác định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và không ngừng đầu tƣ cho giáo dục. Trong đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo đối với vùng miền núi, dân tộc thiểu số, luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm phát triển về mọi mặt, nhằm nhanh chóng đƣa miền núi, vùng dân tộc thiểu số thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bƣớc rút ngắn dần khoảng cách về mọi mặt giữa các vùng miền. Song hiện nay đa số học sinh vùng cao, vùng sâu có nhà cách trƣờng từ 10 đến 20 ki-lô-mét đƣờng rừng. Các em đến lớp phải vƣợt đèo, vƣợt suối rất gian nan, chƣa kể mùa mƣa, lũ quét. Ðặc điểm này chi phối không nhỏ tới việc vận động con em đi học. Vì vậy muốn thật sự nâng cao dân trí - cơ sở tạo nguồn nhân lực phát triển - ngoài vận động tuyên truyền, nhiệm vụ trƣớc tiên là cải tạo điều kiện ăn ở và học tập để yên tâm học hành, thì học sinh miền núi mới có điều kiện tiếp xúc với khoa học - kỹ thuật và từ đó mới có thể xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi của thời đại. Trong khi hệ thống trƣờng nội trú hiện có tại các tỉnh miền núi chƣa thể đáp ứng nhu cầu của học sinh vùng cao, thì mô hình "bán trú dân nuôi" xuất hiện đã góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Ðây là cách tập hợp, thu hút học sinh đến trƣờng đang đƣợc chính quyền và ngành giáo dục một số địa phƣơng vùng cao thực hiện. Nếu nhƣ các trƣờng Dân tộc nội trú mới chỉ đƣợc xây dựng ở những nơi trung tâm với số lƣợng ít, thì hình thức "bán trú dân nuôi" 4 có thể mở rộng về tận bản làng. Ở bán trú, thầy giáo, cô giáo có thể kiểm tra việc học của các em thƣờng xuyên hơn, nắm đƣợc sức học và có điều kiện giúp đỡ từng em. Cũng do đƣợc tập trung ăn, ở và học tại chỗ, đƣợc giao lƣu, gặp gỡ với bạn bè và thầy cô thƣờng xuyên, các em có cơ hội giao tiếp, nói tiếng phổ thông nhiều hơn, nó có vai trò quan trọng đối với chất lƣợng giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ý nghĩa quan trọng nhất mà mô hình này đem lại là đã thúc đẩy phong trào giáo dục ở vùng dân tộc phát triển; nâng cao nhận thức cho bà con các dân tộc về sự cần thiết phải cho con em mình học chữ, học văn hóa đến nơi đến chốn. Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, năm học 2008-2009, theo báo cáo của 24 tỉnh, có 1657 trƣờng phổ thông có bán trú dân nuôi với hơn 144.000 học sinh bán trú, trong đó đông nhất là bậc trung học cơ sở với hơn 79.700 em, tiểu học hơn 38.600 và trung học phổ thông là 25.770 học sinh Đƣợc ra đời từ những năm 60 thế kỷ trƣớc. Song đến nay mô hình trƣờng phổ thông có học sinh bán trú dân nuôi vẫn là một trong những sáng tạo rất có ý nghĩa, cần nhân rộng và tập trung làm tốt để nuôi dƣỡng những ƣớc mơ tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số, nghèo khó đang gặp nhiều khó khăn. Quản lý tốt số học sinh ở bán trú trên sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục tại các trƣờng THPT vùng sâu, vùng xa. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu : “ Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp của học sinh bán trú dân nuôi ở các trƣờng Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang” làm luận văn thạc sĩ. Với mong muốn khắc phục đƣợc các vấn đề bất cập trong thực tiễn quản lý. Góp phần hoàn thiện các biện pháp để quản lý hiệu quả mô hình này. Từ đó nâng cao chất lƣợng giáo dục tại các khu vực vùng 5 sâu vùng xa, nơi điều kiện kinh tế, văn hóa còn kém phát triển, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận và thực tiễn quản lý học sinh bán trú dân nuôi, đề xuất biện pháp quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với học sinh bán trú dân nuôi ở các trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trung học phổ thông. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý các hoạt động giáo dục của học sinh bán trú dân nuôi ở trƣờng THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động ngoài giờ học trên lớp và các biện pháp quản lý hoạt động này cho học sinh bán trú dân nuôi ở các trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang 4. Giả thuyết khoa học Quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở các trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang còn có những khó khăn, hạn chế ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục, nếu xác định đúng hƣớng những nguyên nhân của thực trạng, đề ra đƣợc các biện pháp nhƣ trong đề tài nghiên cứu này và thực hiện đồng bộ các biện pháp đó sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh bán trú dân nuôi tại các trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục ngoài các giờ học trên lớp của học sinh bán trú dân nuôi ở các trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang. 6 5.2- Khảo sát đánh giá thực trạng các hoạt động và quản lý các hoạt động giáo dục ngoài các giờ học trên lớp của học sinh bán trú dân nuôi ở các trƣờng THPT Tỉnh Tuyên Quang. 5.3- Đề xuất các biện pháp quản lý các hoạt động ngoài giờ học trên lớp cho học sinh bán trú dân nuôi ở các trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: Tại các trƣờng THPT có học sinh bán trú dân nuôi của tỉnh Tuyên Quang. - Khảo sát về quản lý hoạt động giáo dục cho học sinh bán trú dân nuôi từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2009 – 2010. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu: 7.1- Phân tích nghiên cứu lý thuyết + Phân tích, tổng hợp các nguồn tƣ liệu, các bài viết liên quan đến hoạt động ngoài giờ lên lớp của mô hình bán trú dân nuôi làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu. + Phân tích, tổng hợp các số liệu, tƣ liệu về học sinh bán trú của các trƣờng THPT có học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh 7.2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra bằng bảng hỏi: - Phỏng vấn sâu: - Phương pháp quan sát, - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: 7.3 - Phương pháp sử dụng toán thống kê 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn có 3 chƣơng. 7 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý các hoạt động ngoài giờ học trên lớp của học sinh bán trú dân nuôi ở các trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý các hoạt động ngoài giờ h ọc trên lớp với học sinh bán trú tại các trƣờng Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý các hoạt động ngoài giờ học trên lớp của học sinh bán trú dân nuôi ở các trƣờng THPT tỉnh Tuyên Quang. 8 CHƢƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ HỌC TRÊN LỚP CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ DÂN NUÔI Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG 1.1.Tổng quan nghiên cứu. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đối với vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm phát triển về mọi mặt, Một trong những hình thức “kéo” đƣợc các em học sinh vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa đến trƣờng hiện nay đó là mô hình trƣờng phổ thông dân tộc bán trú đƣợc áp dụng ở một số địa phƣơng đã và đang phát huy đƣợc hiệu quả tích cực. Hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau về loại trƣờng phổ thông có học sinh bán trú: “Trƣờng phổ thông dân tộc bán trú”, “Trƣờng nội trú dân nuôi”, “phổ thông có nội trú dân nuôi”. Mỗi địa phƣơng có thể dùng các tên gọi khác nhau. Song tựu chung lại đây là mô hình giúp học sinh miền núi bám lớp và chuyên tâm học hành. Mô hình này ngày càng nhận đƣợc đƣợc sự quan tâm của các cấp các ngành, đặc biệt là các nhà quản lý giáo dục. Đã có một số nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết của việc quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh và học sinh bán trú; Nhiều cuộc hội thảo và ý kiến đề cập về mô hình này và khẳng định và trò của mô hình này đối với sự phát triển của giáo dục miền núi. Theo Quyết định 112/2007/QĐ-CP của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chƣơng trình 135 giai đoạn II, mỗi học sinh bán trú dân nuôi thuộc hộ nghèo đƣợc hƣởng 140 nghìn đồng/tháng[ 28 ]; Quyết định 27/2008/QĐ-TTg quy định thêm đối với học sinh nghèo thuộc diện học sinh bán trú theo học ở các trƣờng công lập, bán công đƣợc hƣởng 50% số học bổng của 9 học sinh nội trú.[29] Nhiều địa phƣơng, tùy điều kiện thực tế đã vận dụng sáng tạo nhằm thu hút học sinh đến lớp. Cụ thể tỉnh Yên Bái hỗ trợ 15 kg gạo/tháng cho học sinh ngƣời dân tộc Mông thuộc hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải có hoàn cảnh khó khăn theo học bán trú dân nuôi; ở tỉnh Nghệ An học sinh bán trú đƣợc hƣởng 80% chế độ của học sinh nội trú; tỉnh Hà Giang trợ giúp 100 nghìn đồng/tháng cho học sinh bán trú dân nuôi; tỉnh Tuyên Quang trợ cấp cho giáo viên tham gia quản lý học sinh bán trú ở tại KTX nhà trƣờng, với định mức quản lý 50 học sinh bán trú tính bằng một suất lƣơng trung bình trong tổng quỹ lƣơng của trƣờng. Về mô hình “ Bán trú” và “ Học sinh bán trú” đã có nhiều bài viết về mô hình này: Trong bài “Mái nhà chung cho các dân tộc” của tác giả Quốc Hùng ( Báo Văn hóa) đã đăng tin: Ngày 11/7/2009 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và 2 đầu cầu truyền hình khác là Hà Nội và Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị trực tuyến về mô hình trƣờng Phổ thông dân tộc bán trú. Phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị với sự tham dự của đại diện lãnh đạo 23 Sở GD&ĐT của các tỉnh có học sinh dân tộc bán trú trong toàn quốc và khẳng định: Đây là một mô hình nhân văn, thực sự mang lại hiệu quả và chất lƣợng đối với giáo dục miền núi, cần nhân rộng mô hình bán trú dân nuôi.[18] Ngày 27- 11- 2009 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo về trƣờng phổ thông dân tộc bán trú với sự tham dự của đại diện 23 tỉnh có trƣờng phổ thông dân tộc bán trú tiểu học, trung học cơ sở và trƣờng phổ thông dân tộc bán trú. Tại cuộc hội thảo này Phó Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân một lần nữa đã khẳng định: “mô hình 10 bán trú dân nuôi đã hiện diện ở hầu hết các tỉnh miền núi và vùng dân tộc, là nhân tố quan trọng nhằm đảm bảo an ninh xã hội, đảm bảo một tƣơng lai tốt đẹp hơn cho con em ngƣời dân tộc thiểu số. Mô hình bán trú dân nuôi cần phải đƣợc toàn ngành Giáo dục và chính quyền các cấp quan tâm, phát triển”. Bên lề Kì họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, trao đổi với phóng viên báo Biên phòng GS - TS Đào Trọng Thi, Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: Hiện số lƣợng trƣờng DTNT quá ít, mỗi tỉnh có 1 trƣờng, qui mô lại quá nhỏ nên không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của các em. Vì thế, các địa phƣơng mới có sáng kiến làm mô hình bán trú dân nuôi, tức là Nhà nƣớc và nhân dân cùng chăm lo công tác giáo dục. Đây là một hình thức tổ chức giáo dục rất phù hợp với các tỉnh miền núi, địa bàn hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, trong khi các em học sinh còn nhỏ tuổi. Thực tiễn cho thấy, ở đâu có bán trú, nội trú dân nuôi, nơi đó tỷ lệ huy động học sinh khá cao, các em đi học chuyên cần đã là một yếu tố góp phần bảo đảm chất lƣợng giáo dục.[20] Đối với vai trò hoạt động ngoài giờ học trên lớp của học sinh cũng có nhiều ý kiến: Tác giả Nguyễn Văn Thiềm trong bài “ Mấy biện pháp giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp theo địa bàn dân cƣ [36] cho rằng chất lƣợng giáo dục học sinh ở nhà trƣờng giảm sút có nguyên nhân từ việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bị buông lỏng. Tác giả Đinh Xuân Huy với công trình nghiên cứu “Các biện pháp quản lý giáo dục ngoài giờ lên lớp của ngƣời hiệu trƣởng trong trƣờng phổ thông Dân tộc Nội trú – Tỉnh Lai Châu” [19] khẳng định vai trò quan trọng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục của các trƣờng phổ 11 thông Dân tộc Nội trú, ngƣời cán bộ quản lý cần xây dựng và quản lý các hoạt động ngoài giờ học trên lớp của học sinh nội trú. Tác giả Lê Thị Hoài Thu trong luận văn Thạc sĩ QLGD “ Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại các trƣờng Trung học phổ thông huyện An Dƣơng thành phố Hải phòng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay”[34] cũng đã khẳng định các hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa xã hội lớn đối với học sinh miền núi, học sinh dân tộc thiểu số. Đó là dịp để các em có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn, tiếp cận với môi trƣờng học tập, sinh hoạt hiện đại và phong phú, trang bị cho các em có thêm những hiểu biết xã hội, học hỏi thêm đƣợc kinh nghiệm giao tiếp, giúp các em tự tin hơn và xóa dần khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi. Thông qua các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể ... giúp các em mở rộng tri thức, tính tích cực và kỹ năng sống. Nhƣ vậy vai trò của mô hình bán trú dân nuôi và vai trò của hoạt động ngoài giờ học trên lớp đối với học sinh dân tộc thiểu số đã đƣợc khẳng định và nhận đƣợc sự quan tâm của chính phủ, của các cấp các ngành, của các nhà quản lý giáo dục. Song để có sự quản lý tốt loại hình này và đặc biệt là các hoạt động ngoài giờ học trên lớp của học sinh bán trú dân nuôi thì chƣa có các nghiên cứu đi sâu vào xem xét 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài. 1.2.1. Học sinh bán trú dân nuôi Học sinh bán trú dân nuôi là các học sinh do gia đình ở cách xa trƣờng, các em không thể đi về trong ngày, phải đến trọ học tại trƣờng, trọ ở nhà ngƣời quen, họ hàng, trong nhà dân hoặc ở tại các nhà do phụ huynh dựng lên gần trƣờng học. Tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình hàng tuần, hàng tháng học sinh tự mang lƣơng thực, thực phẩm và dụng cụ cá nhân để sinh hoạt chung với 12 gia đình ở trọ hoặc các bạn ở cùng. Đây cũng là hình thức học nội trú, song mọi chi phí từ ăn, ở, học hành đều do học sinh tự túc. Nếu nhƣ trƣờng Dân tộc Nội trú chỉ về đƣợc đến các trung tâm tỉnh, huyện thì mô hình bán trú dân nuôi có thể về đến tận thôn, bản. Đƣợc tập trung ăn, ở, học tập, các em chuyên tâm hơn vào việc học hành. Đây là cách tập hợp, thu hút học sinh đến trƣờng hiệu quả, giảm tình trạng học sinh bỏ học tại các vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn gặp nhiểu khó khăn. Sớm xa gia đình phải sống tự lập các em gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, thiếu các kỹ năng sống cần thiết. Vì vậy học sinh bán trú dân nuôi rất cần đƣợc giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và sự quan tâm của các cấp, các ngành. Những năm gần đây, nhận thức vai trò và những đóng góp của mô hình này, nhiều tỉnh miền núi đã đầu tƣ mạnh cho mô hình này, mà chủ yếu là xây dựng các khu vực KTX tại các trƣờng, để các em một nơi ở tốt hơn, có điều kiện yên tâm học tập. 1.2.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp của học sinh bán trú dân nuôi Hoạt động ngoài giờ học trên lớp của học sinh bán trú dân nuôi không phải là các hoạt động trong chƣơng trình HĐGDNGLL do Bộ Giáo dục- Đào tạo đã quy định trong chƣơng trình chính khóa. Đây là các hoạt động của học sinh sau thời gian học tập tại trƣờng. Đối với các học sinh phổ thông, sau thời gian học tập tại trƣờng các em về sống tại gia đình, đƣợc gia đình tiếp tục giáo dục, chịu sự quản lý của gia đình, chính quyền địa phƣơng nơi cƣ trú. Song các học sinh bán trú dân nuôi, do gia đình ở xa trƣờng phải trọ học nên sau thời gian học tập tại trƣờng (Các giờ chính khóa) các em còn thực hiện nhiều các hoạt động khác. 13 Nhƣ vậy hoạt động ngoài giờ học trên lớp của học sinh bán trú dân nuôi là bao gồm tất cả các hoạt động của học sinh bán trú ngoài các giờ học chính khóa tại nơi các em trọ học. Trong đó có rất nhiều hoạt động cần đƣợc tổ chức để phát triển nhân cách cho học sinh. Quản lý các hoạt động này là cần thiết trong các trƣờng phổ thông có học sinh bán trú. 1.2.3.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐGDNGLL là những hoạt động đƣợc tổ chức ngoài giờ học các bộ môn văn hóa. HĐGDNGLL ở trƣờng THPT có mục tiêu giúp học sinh nâng cao hiểu biết các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại, củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp, củng cố các kỹ năng, hình thành, phát triển các năng lực chủ yếu (năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lý hợp tác và cạnh tranh, năng lực hoạt động chính trị xã hội ...) có thái độ đúng đắn trƣớc những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống. Theo GS Đặng Vũ Hoạt, “HĐGDNGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học, kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí... để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách”[16] “HĐGDNGLL bao gồm các hoạt động ngoại khóa về văn học, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dƣỡng học sinh có năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giáo dục văn hóa, các hoạt động giáo dục môi trƣờng, các hoạt động lao động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh. ( Điều 24 Điều lệ trƣờng Phổ thông)” [7] 14 Nhƣ vậy, HĐGDNGLL là hoạt động đƣợc tổ chức ngoài giờ học của môn học trên lớp, là sự tiếp nối bổ xung hoạt động trên lớp, là con đƣờng gắn lý luận với thực tiễn nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng mục tiêu xã hội. Xuất phát từ vị trí và ý nghĩa trên, Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông đã quy định HĐGDNGLL là một chƣơng trình bắt buộc, và là một bộ phận trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh, trong chƣơng trình chính khóa 1.2.4. Hoạt động giáo dục Hoạt động là phƣơng thức tồn tại thích cực của con ngƣời với môi trƣờng sống của mình. Trong và bằng hoạt động, con ngƣời thiết lập mối quan hệ của mình với sự vật và với con ngƣời khác. Hoạt động giúp “ Con ngƣời sáng tạo ra lịch sử và trong quá trình đó sáng tạo ra chính bản thân mình” ( Mác) Hoạt động đƣợc xác định là cơ chế, là con đƣờng để hình thành và phát triển nhân cách, trong đó hoạt động giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động giáo dục là hoạt động do các nhà giáo dục tổ chức theo kế hoạch chƣơng trình, điều hành và chịu trách nhiệm. Điều này có nghĩa là các chủ thể của hoạt động giáo dục phải chịu trách nhiệm về hoạt động giáo dục. Đó là các nhà giáo dục, giáo viên và các chủ thể liên quan khác nhƣ cha mẹ, học sinh, các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo dục. Hoạt động giáo dục là sự vận hành các yếu tố của giáo dục đã đƣợc nhận thức và kiểm soát. Hoạt động giáo dục cơ bản của xã hội đƣợc thực hiện bởi nhà trƣờng và trong nhà trƣờng. 1.2.5.Quản lý Khái niệm quản lý đã hình thành rất lâu và cùng với sự phát triển của tri thức nhân loại cũng nhƣ nhu cầu thực tiễn nó đƣợc xây dựng và phát triển ngày càng hoàn thiện. Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý. Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội cả ở tầm 15 vĩ mô và vi mô. Hoạt động quản lý là hoạt động cần thiết phải thực hiện khi những con ngƣời kết hợp với nhau trong các nhóm, các tổ chức nhằm đạt đƣợc các mục tiêu chung. Khái niệm quản lý là một khái niệm rộng, đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trên cơ sở và các cách tiếp cận khác nhau. Theo PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS Nguyễn Quốc Chí thì Quản lý là “tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý ) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức ” [9,tr.19] Theo GS Nguyễn Ngọc Quang “ Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những ngƣời lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu đã dự kiến ”[25,tr.1] Mặc dù khái niệm quản lý đƣợc diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhìn chung lại có thể hiểu nhƣ sau: - Quản lý là thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình hoạt động xã hội. Hoạt động quản lý là điều kiện quan trọng, đều làm cho tổ chức tồn tại, vận động và phát triển. - Quản lý là sự tác động liên tục có định hƣớng, có chủ định của chủ thể quản lý lên khách thể trong một tổ chức thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra nhằm đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trƣờng. 1.2.6. Quản lý giáo dục Cũng nhƣ mọi hoạt động khác của xã hội loài ngƣời, hoạt động giáo dục cũng đƣợc quản lý ngay từ khi các tổ chức giáo dục đầu tiên đƣợc hình thành. Khoa học quản lý giáo trở thành một bộ phận chuyên biệt của quản lý nói chung, 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan