Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế và đào tạo tại trường đại học giao t...

Tài liệu Biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế và đào tạo tại trường đại học giao thông vận tải trong giai đoạn hiện nay

.PDF
117
1341
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM BÙI THỊ GIANG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI- 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM BÙI THỊ GIANG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Quốc Chí HÀ NỘI- 2009 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5 5. Phạm vi nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6 8. Cấu trúc luận văn 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản 7 1.1.1. Dự án 7 1.1.2. Dự án về đào tạo 10 1.1.3. Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo 11 1.1.4.Chất lượng dự án 19 1.1.5. Quản lý 21 1.2.Quản lý dự án và quản lý dự án hợp tác quốc tế về đào tạo 22 1.2.1. Đặc trưng, nội dung, mục tiêu và phương thức quản lý dự án 22 1.2.2. Quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo 31 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN 35 HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 2.1.Giới thiệu về trường Đại học Giao thông Vận tải 35 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trường Đại học Giao thông 35 Vận tải 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Phòng Đối ngoại - trường 38 Đại học Giao thông Vận tải 2.2. Thực trạng các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của trường Đại 39 học Giao thông Vận tải 2.2.1.Vài nét về các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của trường 39 Đại học Giao thông Vận tải 2.2.2. Đặc điểm của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo 43 2.2.3.Quá trình hình thành và triển khai các dự án hợp tác quốc tế 47 về đào tạo 2.2.4. Vai trò của các đối tác trong dự án hợp tác quốc tế về đào tạo 48 2.2.5. Đánh giá những thành tựu đạt được của các dự án hợp tác 51 quốc tế về đào tạo 2.2.6. Đánh giá những tồn tại của các dự án hợp tác quốc tế về đào 56 tạo 2.3. Thực trạng công tác quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào 62 tạo ở trường Đại học Giao thông Vận tải 2.3.1. Quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của trường Đại 62 học Giao thông Vận tải 2.3.2. Nhận định những vấn đề trong công tác quản lý các dự án 63 hợp tác quốc tế về đào tạo của trường Đại học Giao thông Vận tải Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC 74 TẾ VỀ ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 74 3.1.1. Định hướng phát triển của trường Đại học Giao thông Vận tải 74 trong bối cảnh mới 3.1.2. Phương hướng phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo của 75 trường Đại học Giao thông Vận tải trong giai đoạn mới 3.1.3. Mục tiêu phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo của trường Đại 78 học Giao thông Vận tải 3.2. Biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tại 81 trường Đại học Giao thông Vận tải trong giai đoạn hiện nay 3.2.1.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý các dự án hợp tác quốc tế 81 về đào tạo 3.2.2. Hoàn thiện và bổ sung các văn bản hướng dẫn về quản lý các 82 dự án hợp tác quốc tế 3.2.3. Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý dự án hợp tác 83 quốc tế về đào tạo 3.2.4. Tăng cường nguồn thông tin khi xây dựng dự án 87 3.2.5. Tăng cường tìm kiếm nguồn tài chính để thực hiện dự án 88 3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động của dự 89 án 3.3. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã 90 đề ra KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93 1. Kết luận 93 2. Khuyến nghị 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Công tác cử cán bộ, sinh viên đi học ở nước ngoài Phụ lục 2: Tình hình tài chính trường Đại học Giao thông Vận tải giai đoạn 2001- 2006 Phụ lục 3: Tổng hợp các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo từ năm 1996 đến năm 2008 Phụ lục 4: Phiếu điều tra DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Vòng đời dự án Hình 1.2. Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: kết quả, chi phí, thời gian Hình 1.3. Chu trình quản lý dự án Hình 1.4. Sơ đồ cách tiếp cận quản lý dự án độc lập Hình 1.5. Sơ đồ cách tiếp cận quản lý dự án theo chiều dọc Hình 1.6 Sơ đồ cách tiếp cận quản lý dự án theo chiều ngang Bảng 2.1. Các dự án HTQT về ĐT điển hình của trường ĐH GTVT từ năm 1996 đến năm 2008 Bảng 2.2. Chương trình đào tạo tiên tiến ngành xây dựng công trình giao thông Bảng 2.3. Chương trình phối hợp đào tạo kỹ sư ngành metro Việt-Nga Bảng 2.4. Sự tham gia của trường ĐH GTVT trong các dự án/chương trình HTQT về ĐT Bảng 2.5. Sự tham gia của các đối tác trong chương trình phối hợp đào tạo kỹ sư ngành metro giữa trường ĐH GTVT và ĐH GTĐS Matxcova – CHLB Nga Bảng 2.6. Lực lượng học viên được đào tạo trong khuôn khổ các chương trình HTQT về ĐT từ năm 1998 đến năm 2008 Bảng 2.7. Hệ thống tổ chức quản lý các chương trình HTQT về ĐT tại trường ĐH GTVT Bảng 3.1. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐH Đại học ĐT Đào tạo GTĐS Giao thông đường sắt GTVT Giao thông vận tải HTQT Hợp tác quốc tế KHKT Khoa học kỹ thuật KT Kinh tế CSGDNN Cơ sở giáo dục nước ngoài Bm Bộ môn BQL Ban Quản lý MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội nhập khu vực và thế giới trong mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa và đặc biệt giáo dục và đào tạo là một xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay và nước ta không thể đứng ngoài cuộc. Đại hội Đảng IX cũng đã đưa ra quan điểm: “Phát huy nội lực, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để phát triển”. Trong xu thế đó, các trường đại học Việt nam nói chung và trường Đại học Giao thông Vận tải nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển đồng thời cũng đối diện với nhiều thách thức. Một trong những hoạt động có ý nghĩa hội nhập quốc tế hiện nay là hợp tác giữa các trường đại học trong nước với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới qua hình thức dự án. Đối với trường Đại học Giao thông Vận tải thì hình thức này ngày càng được mở rộng và góp phần đáng kể nâng cao năng lực của nhà trường cả về nhân lực, tài lực và vật lực, đồng thời khẳng định uy tín của nhà trường trong nước cũng như trong khu vực. Chính vì vậy Nhà trường cần có sự quan tâm thích đáng để đảm bảo dự án hoạt động một cách chính quy, bài bản và đạt hiệu quả cao. Trường Đại học Giao thông Vận tải được thành lập từ năm 1945 dưới chính quyền Cách mạng với tên là trường Cao đẳng Công chính. Năm 1962, Nhà trường chính thức đổi tên thành trường Đại học Giao thông Vận tải theo quyết định số 42/CP của Hội đồng Chính phủ. Trường là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt nam. Trong hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, trường Đại học Giao thông Vận tải đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý cho những thành tích đóng góp của nhà trường đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế quốc dân. Công tác quan hệ quốc tế, hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học đã góp phần quan trọng trong những thành tích của trường. 1 Nhận thức rõ tầm quan trọng của các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong tiến trình phát triển và khẳng định vị thế của trường trong nước và trong khu vực, Nhà trường đã chính thức thành lập Phòng Đối ngoại từ tháng 10 năm 1994 với một trong những chức năng chính là tham mưu cho Hiệu trưởng về chính sách phát triển đào tạo quốc tế của Đại học GTVT; quản lý và tổ chức thực hiện các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Có thể nói, việc nghiên cứu, tiếp nhận, phổ cập kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại và vươn lên tiếp nhận những công nghệ tiên tiến trong đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới đã được nhà trường quan tâm ngay từ những ngày thành lập. Tuy nhiên, việc tiếp nhận này mới chỉ được thực hiện thông qua các chương trình, dự án hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học lẻ tẻ, chưa thực sự khoa học và bài bản nên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong bối cảnh chung của xã hội trước thềm hội nhập, Đảng uỷ và Ban Giám hiệu nhà trường đã chủ động quan tâm chú trọng phát triển hoạt động hợp tác quốc tế nhằm duy trì phát triển quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức, doanh nghiệp, trường đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng phát triển hơn cả về quy mô và đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Nhiều dự án đào tạo quốc tế, chương trình hợp tác song phương được thực hiện đã góp phần tích cực trong việc đào tạo các kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ khoa học giao thông vận tải chất lượng cao, nâng cao trình độ cho giảng viên, trình độ quản lý cho cán bộ, cải tiến chương trình đào tạo, mở thêm nhiều chuyên ngành đào tạo mới cho trường và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. Thông qua các chương trình, dự án này, năng lực của nhà trường không ngừng được cải thiện, uy tín của trường không ngừng được nâng cao trong nước cũng như trong khu vực và trên thế giới. Đây chính là nhân tố tích cực mà nhà trường cần phát huy hơn nữa. 2 Tuy nhiên việc mở rộng và gia tăng về số lượng các dự án trong trường cũng gây ra sự chưa đồng bộ trong phương thức quản lý và theo kết quả khảo sát gần đây nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì một số các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo chưa đầy đủ cơ sở pháp lý, quy trình thực hiện dự án đôi khi còn thiếu…Và cũng vì vậy mà hiệu quả do các dự án đem lại cũng chưa thực sự như mong muốn của các nhà hoạch định dự án và các cấp lãnh đạo. Nhiều dự án được xây dựng, ký kết nhưng các cán bộ quản lý lại thấy vô cùng lúng túng và khó khăn khi triển khai vào thực tế. Theo thống kê của Phòng Đối ngoại thì từ năm 1995 đến nay chỉ 60% trong số các dự án đã xây dựng và ký kết được triển khai và chỉ có 70% trong số này đạt được các mục tiêu đề ra. Trên thực tế, có các dự án, chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, Phòng Đối ngoại mới chỉ dừng lại ở việc quản lý trên giấy tờ và điều này rõ ràng là chưa đủ. Một trong những nguyên nhân của của vấn đề này chính là số lượng các cán bộ quản lý dự án còn quá ít ỏi, lại là những giảng viên chuyên môn kiêm nhiệm, không ai được đào tạo chính qui về lĩnh vực quan hệ quốc tế và quản lý dự án, vốn ngoại ngữ rất hạn chế, kiến thức quản lý dự án đều do tự học hỏi, trau dồi mà có chứ không được đào tạo một cách bài bản. Thêm vào đó,việc có nhiều đơn vị tham gia vào quá trình hợp tác quốc tế về đào tạo với nhiều loại hình cũng gây khó khăn không chỉ cho các đơn vị quản lý chức năng mà còn cho cả các cá nhân, những người quan tâm khi tìm hiểu và lựa chọn chương trình phù hợp. Thực trạng đó cho thấy Nhà trường nên có biện pháp phân cấp rõ ràng, trao quyền lực, giao trách nhiệm cụ thể và đào tạo cán bộ quản lý dự án chuyên nghiệp để việc quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của trường được thực hiện theo một quy trình chuẩn thống nhất. Theo tác giả được biết thì đề tài hợp tác quốc tế về đào tạo nói chung và quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo nói riêng còn khá mới mẻ. Một số nghiên cứu mới chỉ tập trung vào công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán 3 bộ làm công tác quan hệ quốc tế. An Thuỳ Linh với đề tài luận văn thạc sỹ: “Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà nội”. Bùi Thị Hồng Lâm với đề tài luận văn thạc sỹ: “Một số biện pháp quản lý nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quan hệ quốc tế của Đại học Quốc gia Hà nội trong bối cảnh hội nhập”. Dường như chưa có một nghiên cứu nào cụ thể cho lĩnh vực quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo nói chung và tại trường Đại học Giao thông Vận tải nói riêng. Là một chuyên viên làm công tác quan hệ quốc tế tại Phòng Đối ngoạitrường Đại học Giao thông Vận tải, tác giả nhận thấy công tác quản lý các dự án hợp tác quốc tế là một lĩnh vực rất quan trọng và lý thú, cần được nghiên cứu một cách toàn diện, sát với điều kiện thực tế của nhà trường. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “ Biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tại trường Đại học Giao thông Vận tải trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công tác hợp tác quốc tế của nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý dự án, quản lý giáo dục và thực trạng công tác quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo ở trường Đại học Giao thông Vận tải, luận văn đề xuất biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tại trường Đại học Giao thông Vận tải trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến công tác quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo. 4 - Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo ở trường Đại học Giao thông Vận tải giai đoạn hiện nay. - Đề xuất biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo ở trường Đại học Giao thông Vận tải trong giai đoạn hiện nay. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tại trường Đại học Giao thông Vận tải. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tại trường Đại học Giao thông Vận tải trong giai đoạn hiện nay. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu trong khuôn khổ các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tại trường Đại học Giao thông Vận tải giai đoạn 1995-2013. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp và khái quát hoá các tài liệu về lý luận quản lý giáo dục và quản lý dự án, các bản báo cáo tổng kết các dự án trong trường, và một số các tài liệu khác. 6.2. Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm: - Phương pháp bảng hỏi: Đối tượng điều tra là các cán bộ quản lý dự án trong trường. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đối tượng điều tra là các cán bộ lãnh đạo và các cán bộ có kinh nghiệm quản lý và triển khai dự án trong trường. 5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công tác quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo ở trường đại học. 7.2.Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá được thực trạng công tác quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của trường Đại học Giao thông Vận tải, phát hiện ra những hạn chế cần khắc phục, từ đó đề xuất biện pháp để quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận , khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài Chương II: Thực trạng công tác quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tại trường Đại học Giao thông Vận tải Chương III: Biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo tại trường Đại học Giao thông Vận tải trong giai đoạn hiện nay. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Dự án Dự án là cách tiếp cận trong quản lý được sử dụng rất nhiều trên thế giới. Tuy nhiên cách tiếp cận này mới chỉ được đưa vào Việt nam những năm gần đây và trở nên một thuật ngữ quen thuộc đối với các nhà quản lý trong vòng hơn một thập kỷ qua, từ những dự án ODA đầu tiên vào năm 1993 (trước đó có dự án ODA vào năm 1978, nhưng do những điều kiện lịch sử đã bị đình hoãn). Có nhiều cách định nghĩa “dự án” khác nhau, tùy theo mục đích mà nhấn mạnh một khía cạnh nào đó:  Dự án có thể xem là một hoạt động (đơn vị công việc) được tiến hành bởi một nhóm người (một đội- team work) để đạt được những mục tiêu (sản phẩm) nhất định, trong khoảng thời gian nhất định và với chi phí xác định.  Dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù , một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới.  Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn vật chất đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà bạn mong muốn. Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản cuả dự án như sau:  Tính mục đích: mục tiêu được xác định tường minh và cụ thể, có tính lượng hóa cao. Kết quả của tất cả các dự án đều phải được xác định rõ. Kết quả này có thể là một tòa nhà, một dây chuyền công nghệ được chuyển giao 7 hay một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp thông qua hoạt động dự án. Có thể nói dự án là một hệ thống phức tạp, được phân chia thành nhiều bộ phận, phân hệ khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng đều phải thống nhất đảm bảo các mục tiêu chung về thời gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao.  Tính hạn chế về thời gian : Dự án là một hoạt động mang tính sáng tạo. Giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc…(Hình 1.1. Vòng đời dự án ). Một dự án không thể kéo dài vô hạn định, chúng phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian định trước. Khi kết thúc dự án, kết quả dự án phải được chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành và nhóm quản trị dự án giải tán. Hình 1.1. Vòng đời dự án  Nguồn lực được cung ứng và sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả cao.  Tính bất biến của kết quả dự án. Khi thực hiện dự án, giám đốc dự án buộc phải đảm bảo chắc chắn sự thành công của nó bởi vì nguồn nhân, tài, 8 vật lực của dự án vốn đã được xác định và chi phí của nó vốn đã được tính toán từ trước.  Đặc điểm tổ chức và quản lý dự án : Dự án thường có một cơ cấu tổ chức đặc thù, huy động sự tham gia của nhiều nguồn nhân lực, huy động sự đóng góp tài chính từ nhiều nguồn vốn, nguồn cung ứng khác nhau.  Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tƣơng tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án. Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người thụ hưởng dự án, các nhà tư vấn, cộng tác viên, các cơ quan quản lý nhà nước. Tùy theo tính chất dự án mà các thành phần trên cũng khác nhau. Để thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.  Môi trƣờng hoạt động linh hoạt. Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án “cạnh tranh ” lẫn nhau và cạnh tranh với các hoạt động khác nhau trong tổ chức lớn. Trong quản lý, nhiều trường hợp, các thành viên ban quản lý dự án lại có “hai thủ trưởng ” nên không biết phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp nào nếu hai mệnh lệnh lại mâu thuẫn nhau… Do đó, môi trường quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động và linh hoạt.  Tính bất định và độ rủi ro cao. Hầu hết các dự án đòi hỏi qui mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên mỗi dự án đều có tính không xác định của nó, tức là trong khi thực hiện dự án cụ thể, do tác động của hoàn cảnh bên trong và bên ngoài nên việc thực hiện đó tất nhiên có sự thay đổi so với kế hoạch ban đầu. Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành có thể bị kéo dài nên các các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao. Vì thế, trước khi thực hiện dự án cần phân tích đầy đủ các nhân tố bên trong và bên ngoài mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới dự 9 án. Trong quá trình thực hiện mục tiêu dự án cũng cần tiến hành quản lý và khống chế có hiệu quả nhằm tránh được những sai sót xảy ra. Điều này có nghĩa là khả năng gặp rủi ro luôn tồn tại như một đặc điểm, một thuộc tính gắn liền với dự án. Vì vậy, ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của những người làm công tác quản lý dự án.  Đặc điểm công nghệ: dự án thường hướng tới phát kiến hoặc sử dụng các công nghệ ở mức tiên tiến nhất có thể, kể cả công nghệ cứng (hardware) cũng như công nghệ mềm (software) bao gồm cả những tri thức và kỹ năng chuyên biệt.  Đặc điểm về không gian, địa lý : dự án có thể có tác động hay được triển khai trên một không gian địa lý phù hợp với mục tiêu của dự án.  Tác động của dự án: dự án có thể có những tác động tức thời về kinh tế-xã hội hay quân sự và cũng có những tác động dài hạn. 1.1.2. Dự án về đào tạo Dự án về đào tạo là một loại dự án đặc thù để phát triển nguồn nhân lực. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó là cá nhân hay tổ chức đã được nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo. Những dự án thuộc loại hình này bao gồm việc đào tạo giáo viên, đào tạo cán bộ quản lý, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên đến việc nâng cao năng lực quản lý cụ thể như năng lực lập kế hoạch phát triển giáo dục, năng lực quản lý tài chính trong giáo dục, năng lực giám sát, đánh giá việc triển khai dự án, chương trình mục tiêu và năng lực đánh giá kết quả, thành tựu học tập của học sinh một cấp học, bậc học cụ thể…Các dự án về đào tạo thường có phạm vi tác động, ảnh hưởng rộng gồm nhiều địa chỉ và đối tượng thụ hưởng. Đây là một trong những hình thức dự án đem lại hiệu quả thiết thực nhất, rõ nét nhất cho nguồn nhân lực của xã hội. Thời gian hoạt động của mỗi dự án 10 về đào tạo tùy thuộc vào mục tiêu ban đầu của dự án, tính cấp thiết của dự án và chất lượng của dự án được công chúng công nhận. 1.1.3. Dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Khái niệm về chương trình/dự án hợp tác quốc tế về đào tạo sẽ được nhìn nhận với nghĩa tương đối rộng, bao gồm các hoạt động đào tạo có sự hợp tác tham gia của các tổ chức đào tạo trong nước và nước ngoài nhằm cung cấp cho người học chương trình học tập và bằng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đặc điểm chung cơ bản của các chương trình /dự án này là sự tham gia của các đối tác nước ngoài trong quá trình đào tạo. Với hình thức này, người học đạt được mục tiêu quan trọng nhất là có “trình độ học vấn quốc tế ” qua việc được theo học một chương trình quốc tế với các giảng viên quốc tế và có thể cùng với sự hợp tác của các giảng viên trong nước và cuối cùng có một tấm bằng quốc tế, được công nhận quốc tế. Trình độ đạt được của sinh viên/học viên sau khi ra trường không chỉ dừng lại ở các nội dung chuyên môn, mà còn được thể hiện ở khả năng sử dụng ngôn ngữ chương trình đó và những lợi ích khác nữa. Đối với các sinh viên/học viên theo học ở chương trình hợp tác quốc tế đào tạo tại chỗ, sinh viên có đầy đủ các yếu tố cơ bản của một sinh viên đi du học ở nước ngoài: theo học chương trình của nước ngoài, học bằng ngôn ngữ nước ngoài, được học tập và làm việc với các giảng viên nước ngoài, trong khi đó họ lại có lợi thế là chi phí thấp, tài chính thấp hơn cho cả khóa đào tạo, cho nên các chương trình này ngày càng được mở rộng và đã trở thành xu thế chung của các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp nhưng có khát vọng vươn lên trong quá trình hội nhập quốc tế. Có thể nhìn thấy những bài học đó từ nền giáo dục của Thái lan, Malaysia…với rất nhiều trường có các chương trình liên thông liên kết với nước ngoài, từ đó tạo ra môi trường đào tạo mang 11 tính quốc tế ngay trong nước, thu hút được các sinh viên nước ngoài đến học tập. 1.1.3.1. Các yếu tố cấu thành của dự án hợp tác quốc tế về đào tạo Nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong một dự án hợp tác quốc tế về đào tạo bao gồm: Ban quản lý dự án, cán bộ hành chính, giảng viên và sinh viên/học viên. - Ban quản lý dự án và cán bộ hành chính của các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo giúp các thành viên dự án làm rõ phương hướng đào tạo, tạo ra môi trường đào tạo, công nghệ đào tạo, nguồn vốn phục vụ đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và chương trình đào tạo. - Phương hướng đào tạo : Mục tiêu đào tạo của chương trình hợp tác quốc tế là những gì mà sinh viên/học viên phải có được về : tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và thái độ đối với xã hội sau một quá trình đào tạo. Vì vậy việc xác định mục tiêu đào tạo có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học. Nội dung mục tiêu phương hướng đào tạo là nhằm đạt chất lượng và hiệu quả dạy học. Mục tiêu đào tạo được xác định bởi cả hai bên của dự án hợp tác quốc tế về đào tạo. - Môi trường đào tạo : Thích hợp với sinh viên nhằm tăng động lực học tập cho họ, kích thích các nhân tố tích cực nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. - Công nghệ đào tạo : là phương pháp đào tạo hợp lý cho “đầu vào” của sinh viên/học viên (người học). Thiết kế và giúp người học phương pháp nhận thức, phương pháp học sao cho phù hợp với tình hình thực tế của dự án về thời gian, không gian, tài chính, cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học. - Nguồn vốn phục vụ dự án : có thể được đối tác nước ngoài tài trợ hoàn toàn, một phần hay tự trang trải. Nguồn vốn dự án là một phần rất quan trọng trong dự án, quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Hiện nay, nguồn 12 vốn trong các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo thường được lấy từ cả hai phía: đối tác nước ngoài và nguồn vốn tự tạo của dự án từ phía người học. - Cơ sở vật chất dự án hợp tác quốc tế về đào tạo: chủ yếu do phía các trường đại học Việt nam cung cấp: giảng đường, bàn ghế, máy tính và các phương tiện dạy học khác trong dự án. Trong một số dự án, phía đối tác có cung cấp một số thiết bị nghe, nhìn và thiết bị phục vụ dạy học. - Chương trình đào tạo: được cung cấp bởi các đối tác nước ngoài của dự án. Đây là phần quan trọng nhất của các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo. Chương trình mang lại vị thế cho người học về bằng cấp cũng như thực chất được đào tạo. Chương trình đào tạo chủ yếu được đối tác thiết kế phù hợp với yêu cầu thực tế của đầu vào và mục tiêu của đầu ra. - Mối qua hệ giữa dự án và chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo : Có thể dễ dàng nhận thấy rằng: “ dự án ” thường là giai đoạn phát triển ban đầu của hai đối tác hợp tác quốc tế về đào tạo và “chương trình ” thường là giai đoạn tiếp theo, khi dự án đã đi vào guồng hoạt động, dự án cần phát triển ở tầm cao hơn. Ví dụ như Dự án Đào tạo kỹ sư cầu – đường bằng tiếng Anh: ở giai đoạn đầu của dự án vào năm 1998-2001 khi mới triển khai, các hoạt động của dự án tập trung vào đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh cho giảng viên chuyên môn và trình độ giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho giảng viên tiếng Anh. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của giáo dục và nhu cầu về nguồn nhân lực có thể làm việc trong môi trường quốc tế, dự án đã mở rộng các hoạt động không chỉ tập trung vào đào tạo giảng viên mà còn bao gồm cả các hoạt động về cải tiến chương trình giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư cầu đường cả về chuyên môn và ngoại ngữ. Chương trình đào tạo kỹ sư cầu đường bằng tiếng Anh bao gồm cả việc trao đổi chuyên môn với các giảng viên đến từ các nước nói tiếng Anh, biên soạn giáo trình giảng dạy và tài liệu 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan