Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp kiểm kê áp lực môi trường toàn tỉnh bình dương giai đoạn 2013...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp kiểm kê áp lực môi trường toàn tỉnh bình dương giai đoạn 2013 – 2017 và kiến nghị các giải pháp để tiến đến mục tiêu phát triển bền vững

.PDF
61
1
135

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÍ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN ÁP LỰC MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2017 VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TIẾN TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Sinh viên thực hiện: Bùi Thái Quỳnh Giang Lớp: D17MTSK Khóa: 2017-2021 Ngành: Khoa học Môi trường Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Chế Đình Lý Bình Dương, tháng 11 năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÍ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN ÁP LỰC MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2017 VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TIẾN TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Sinh viên thực hiện: Bùi Thái Quỳnh Giang Lớp: D17MTSK Khóa: 2017-2021 Ngành: Khoa học Môi trường Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Chế Đình Lý Bình Dương, tháng 11 năm 2020 LỜI CẢM ƠN Tiểu luận tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một trước khi hoàn thành quá trình học tập 4 năm đại học tại trường. Đây cũng chính là một giai đoạn hết sức ý nghĩa tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp xúc và làm quen thực tế, và mở rộng kiến thức của bản thân với ngành nghề làm việc trong tương lai. Khi thực hiện đề tài tiểu luận tốt nghiệp “ Kiểm kê áp lực môi trường toàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2017 và kiến nghị các giải pháp để tiến đến mục tiêu phát triển bền vững”, em đã nhận được sự dạy bảo nhiệt tình và động viên giúp đỡ của thầy hướng dẫn PSG. TS Chế Đình Lý. Em xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn cũng như ban giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, ban lãnh đạo khoa, đã tạo điều kiện cho em được học tập và làm việc suốt thời gian qua Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm và những kiến thức rất mới và thời gian cấp bách, nên báo cáo tiểu luận tốt nghiệp của em vẫn còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý phê bình của, thầy cô để bài báo cáo trở nên hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin một lần nữa chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn PSG. TS Chế Đình Lý! Người đã chỉ dạy cho em không chỉ kiến thức mà còn chia sẻ cho em rất nhiều kinh nghiệm quý báu suốt thời gian em thực hiện báo cáo Em chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo nghiên cứu đề tài “ Kiểm kê áp lực môi trường ngành công nghiệp và nông nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2017 và kiến nghị các giải pháp tiến tới phát triển bền vững” là sản phẩm nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong báo cáo có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định . Các kết quả nghiên cứu do tôi tự tìm hiểu, phân tích trung thực, khách quan dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy PGS.TS Chế Đình Lý. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài báo cáo này MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT ....................................................................... vii TÓM TẮT NỘI DUNG ............................................................................... viii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2 1.3 ĐỐI TƯỢNG ........................................................................................... 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................ 2 1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .......................................................................... 3 2.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ ..................................................................................... 3 2.2 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ............................................................. 3 2.3TỔNG QUAN BÌNH DƯƠNG ................................................................. 5 2.3.1 Vị trí địa lý ........................................................................................ 5 2.3.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 5 2.3.2.1 Địa hình, thủy văn .................................................................. 5 2.3.3 Đặc điểm kinh tế ................................................................................ 6 2.3.3.1 Phát triển công nghệp ............................................................ 6 2.3.3.2 Phát triển nông nghiệp ........................................................... 7 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 8 3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 8 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 8 3.2.1 Tiến trình nghiên cứu......................................................................... 8 3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................ 9 i 3.2.3 Phương pháp thống kê ..................................................................... 10 3.2.4 Phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá ...................................... 10 3.2.5 Phương pháp tính toán áp lực môi trường ........................................ 10 3.2.5.1 Tính toán áp lực môi trường không khí trong công nghiệp . 11 3.2.5.2 Áp lực môi trường nước........................................................ 11 3.2.5.3 Áp lực môi trường đất .......................................................... 15 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 18 4.1 ÁP LỰC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG CÔNG NGHIỆP ....... 18 4.2 ÁP LỰC MÔI TRƯỜNG NƯỚC ........................................................... 19 4.2.1 Trong công nghiệp ........................................................................... 19 4.2.1.2 Thải lượng BOD và COD ..................................................... 20 4.2.1.4 Thải lượng Tổng N và Photpho công nghiệp ........................ 27 4.2.2 Trong nông nghiệp .......................................................................... 29 4.2.2.1 Thải lượng nước thải trong chăn nuôi .................................. 29 4.2.2.2 Thải lượng BOD và COD trong nông nghiệp ....................... 30 4.2.2.2 Thải lượng Tổng N và Photpho trong nông nghiệp ............... 32 4..3 ÁP LỰC MÔI TRƯỜNG ĐẤT ............................................................. 33 4.3.1 Trong công nghiệp ........................................................................... 33 4.3.3.1 Chất thải rắn trong công nghiệp........................................... 33 4.3.3.2 Thải lượng chất thải rắn nguy hại ........................................ 35 4.3.2 Trong nông nghiệp .......................................................................... 37 4.3.2.1 Thải lượng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp ........................ 37 4.3.2.1 Thải lượng phân bón trong nông nghiệp ............................... 38 4.3.3 Nhận xét chung về tình hình áp lực môi trường do nông nghiệp và công nghiệp .............................................................................................. 39 4.3.3.1 Nông nghiệp ......................................................................... 39 4.4.3.2 Trong công nghiệp ............................................................... 39 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 40 5.2 Kiến nghị ................................................................................................ 40 5.2.1 Trong công nghiệp ........................................................................... 40 ii 5.2.2 Trong nông nghiệp .......................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................. 43 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................. 42 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................. 46 iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương ...................................................... 6 hình 3.1: Tiến trình thực hiện nghiên cứu ................................................................ 9 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Hệ số phát thải từ hoạt động công nghiệp ..................................... 11 Bảng 3.2: Hệ số phát thải nước thải từng ngành công nghiệp ....................... 11 Bảng 3.4: Hàm lượng kim loại năng trung bình trong nước thải tại KCN ..... 13 Bảng 3.5: Nồng độ trung bình tồng N và tổng P trong nước thải công nghiệp .......................................................................................................... 13 Bảng 3.6: Hệ số nước thải của từng loại vật nuôi ......................................... 13 Bảng 3.7 : Hệ số phát thải BOD do mỗi vật nuôi .......................................... 14 Bảng 3.8: Hệ số phát thải tổng N, tổng P trong chăn nuôi ............................ 14 Bảng 3.9: Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp ..................................... 15 Bảng 3.10: Hệ số phát thải chất thải rắn nguy hại trong công nghiệp............ 15 Bảng 3.12: Số mùa vụ trong nông nghiệp ..................................................... 16 Bảng 3.13: Hệ số từng loại cây trên 1 đơn vị diện tích ................................. 17 Bảng 4.1: Thải lượng khí thải trong công nghiệp .......................................... 18 Bảng 4.2: Thải lượng nước thải các ngành công nghiệp ............................... 19 Bảng 4.3: Thải lượng BOD các ngành công nghiệp ...................................... 20 Bảng 4.4: Thải lượng COD các ngành công nghiệp ...................................... 21 Bảng 4.5: Thải lượng kim loại Đồng có trong nước thải công nghiệp ........... 22 Bảng 4.6: Thải lượng kim loại Chì có trong nước thải công nghiệp .............. 23 Bảng 4.7: Thải lượng kim loại Crom có trong nước thải công nghiệp .......... 23 Bảng 4.8: Thải lượng kim loại Thủy ngân có trong nước thải công nghiệp ... 24 Bảng 4.9: Thải lượng kim loại Kẽm có trong nước thải công nghiệp ............ 25 Bảng 4.10: Thải lượng kim loại Niken có trong nước thải công nghiệp ........ 25 Bảng 4.11: Thải lượng kim loại Asen có trong nước thải công nghiệp ......... 26 Bảng 4.12: Thải lượng Tổng N trong công nghiệp ....................................... 27 Bảng 4.13 Thải lượng Photpho trong công nghiệp........................................ 28 Bảng 4.14: Thải lượng nước thải trong nông nghiệp ..................................... 29 Bảng 4.15: Thải lượng BOD trong nông nghiệp ........................................... 30 Bảng 4.16: Thải lượng COD trong nông nghiệp ........................................... 31 Bảng 4.17: Thải lượng Tổng N trong nông nghiệp ....................................... 32 v Bảng 4.18: Thải lượng Photpho trong nông nghiệp ...................................... 32 Bảng 4.19: Thải lượng chất thải rắn trong công nghiệp ................................ 33 Bảng 4.20: Thải lượng chất thải rắn nguy hại trong công nghiệp .................. 35 Bảng 4.21: Thải lượng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp ............................... 37 Bảng 4.22: Thải lượng phân bón trong nông nghiệp ..................................... 38 vi DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT KCN KCN CN Công nghiệp QĐ Quyết định BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường Tổng P Tổng Phốt-pho Tổng N Tổng Ni-tơ CSXS Cơ sở sản xuất BOD Lượng oxy cần thiết để oxy hóa một phần hợp chất hữu cơ COD Lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ chất hóa học DPSIR Drives-Pressures- States-ImpactResponse CCN Cụm công nghiệp TP Thành phố TSP Tổng bụi lơ lửng, có đường kính ≤100 𝝁𝒎 vii TÓM TẮT NỘI DUNG Tỉnh Bình Dương là một trong các tỉnh thành có nền kinh tế công nghiệp phát triển về mặt nông nghiệp và công nghiệp, nhưng công nghiệp vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, sản xuất công, nông nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để đánh giá sự phát triển kinh tế tác động đến môi trường, báo cáo sử dụng phương pháp tính toán theo QĐ 88/QĐ-UBND là chủ yếu để kiểm kê áp lực môi trường. Bao gồm tính toán lượng phát thải về khí thải, nước thải, cũng như chất thải rắn gây ô nhiễm cho đất từ đó kiến nghị các giải pháp để tiến tới mục tiêu phát triển bền vững cho tỉnh. Đồng thời , hạn chế các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cho con người và môi trường, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm viii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Được tái lập từ tỉnh Sông Bé từ ngày 1/1/1997 với diện tích tự nhiên là 2.696 km2; tổng dân số cả tỉnh trên 2 triệu người (trong đó dân số nhập cư từ ngoài tỉnh khoảng 52%). Nhìn lại 30 năm phát triển, Bình Dương chuyển mình thành công từ một tỉnh nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp trọng điểm. Tính đến năm 2017, Bình Dương có 48 cụm, KCN với diện tích 789 héc-ta, đã tạo được sự thay đổi tích cực đáng kể. Bình Dương là một trong 4 tỉnh, thành phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò rất quan trọng phát triển công nghiệp. Bình Dương thu hút lượng lớn các dự án cùng vốn đầu tư nhiều doanh nghiệp trong nướcvà nước ngoài. Nền kinh tế của Bình Dương luôn luôn tăng trưởng ổn định và là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước Đây thực sự là một bước nhảy vọt trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tuy nhiên, phát triển kinh tế nhanh chóng, luôn kèm theo hậu quả là các tác động tiêu cực lên môi trường. Điển hình như vấn đề dân số tăng phát sinh chất thải rắn, nước thải, và khí thải,… từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp Mặc dù pháp luật, kiểm tra và rà soát môi trường định kì ngày càng chặc chẽ. Tuy nhiên vẫn liên tục xuất hiện các bài báo, quyết định xử phạt về môi trường do các công ty xả thải bất hợp pháp, không có hệ thống xử lý nước và khí thải,… hay hệ thống mạch nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Áp lực môi trường ngày một tăng cao và chính thức trở thành điểm nóng của toàn tỉnh. Đến khi môi trường xung quanh bị tàn phá nghiêm trọng thì mọi biện pháp sửa chữa khó có hiệu quả Dựa vào áp lực môi trường, để hoạch định một cách chính xác các chính sách, biện pháp phù hợp. Hạn chế các ngành công nghiệp gây áp lực môi trường quá lớn, thay vào đó, lựa chọn kêu gọi đầu tư các ngành gây áp lực môi trường thấp hơn Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Kiểm kê áp lực môi trường toàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2017 và kiến nghị các giải pháp phát triển bền vững” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp đại học của mình. Nguồn dữ liệu được thu thập từ Niên giám thống kê qua các năm từ 2013 – 2017 (Cục thống kê Bình Dương). Và trên cơ sở kế thừa các phương pháp đã được nghiên cứu trong Đề án “Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, lập kế 1 hoạch, xây dựng và quản lý chỉ thị môi trường tỉnh Bình Dương” (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, 2012) 1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Kiểm kê áp lực môi trường toàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2017 và kiến nghị các giải pháp phù hợp để tiến đến mục tiêu phát triển bền vững. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Gồm có 3 mục tiêu - Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương, làm cơ sở để kiểm kê các tải lượng chất thải - Tính toán kiểm kê tải lượng chất thải ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp trong gian đoạn từ 2013 – 2017 - Đề xuất giải pháp giảm thiểu áp lực và thu hút vốn đầu tư, hướng đến phát triển bền vững 1.3 ĐỐI TƯỢNG Tải lượng các chất thải ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp của tỉnh Bình Dương giai đoạn từ 2013 – 2017 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian nghiên cứu: Tỉnh Bình Dương Thời gian nghiên cứu: từ năm 2013– 2017 1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Do thời gian thực hiện nghiên cứu và khả năng có hạn, chỉ đánh giá áp lực môi trường của tỉnh Bình Dương thông qua các tải lượng chất thải từ ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp. Cụ thể là thải lượng thuốc trừ sâu, phân bón chất thải rắn, nước thải và khí thải, trong đó đề tài không bao gồm khí nhà kính 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ - Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT Về Báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường - Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2016-2018 - Quyết định số 88/QĐ-UBND về Ban hành Hướng dẫn, thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2017 2.2 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN Trong bài báo cáo tác giả có đề cập đến một số khái niệm cơ bản liên quan đến áp lực môi trường, các khái niệm này được hiểu nhất quán như sau: Chỉ thị môi trường là chỉ thị truyền đạt những khía cạnh được coi là quan trọng hoặc đặc trưng cho sự tương quan phức tạp giữa các loài tự nhiên với các thành phần phi sinh học của hệ thống môi trường. Phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường Bộ chỉ thị môi trường là tập hợp các chỉ thị môi trường. Chỉ thị môi trường bao gồm 01 hoặc nhiều chỉ thị thứ cấp [5] Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa: + Động lực (D) phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường + Áp lực (P) các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường + Hiện trạng (S) hiện trạng chất lượng môi trường +Tác động (I) tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái + Đáp ứng (R) các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường[5] Do luôn tồn tại sự đa dạng, thay đổi liên tục theo thời gian của các vấn đề và khía cạnh môi trường. Điều quan trọng trong xây dựng bộ chỉ thị là chắc lọc các thông tin và chuyển nó thành một bộ chỉ thị tương đối nhỏ, dễ hiểu và phải thể hiện được các đặc trưng của môi trường được nghiên cứu Áp lực môi trường là một trong những chỉ thị quan trọng nhất của trong mô hình. Áp lực môi trường có thể được phản ánh thông qua việc đo lường số lượng các dòng nguyên liệu khác nhau. Theo các chuyên gia của OECD, áp lực môi trường bao gồm các lượng phát thải, sử dụng đất đá cho xây dựng và lượng đất đa sử dụng làm đường trong các hoạt động kinh tế xã hội 3 Chỉ thị áp lực môi trường theo khái niệm của tổ chức EEA mô tả sự phát triển của việc xả thải, các tác nhân vật lý và sinh học, việc sử dụng các nguồn tài nguyên và việc sử dụng đất do các hoạt động của con người Với ý nghĩa đó, chỉ số áp lực môi trường sẽ được tích hợp từ các chỉ thị liên quan đến các áp lực môi trường như lượng chất thải rắn công nghiệp toàn tỉnh rác thải, tổng lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, lượng chất ô nhiễm phát thải vào không khí qua các năm, diện tích đất đai sử dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất,… Do đó áp lực môi trường được đề cập trong báo cáo sẽ bao gồm các yếu tố môi trường phát sinh do quá trình tỉnh sử dụng các nguồn tài nguyên phục vụ cho kinh tế. Cụ thể là tải lượng của các dòng thải: chất thải rắn, nước thải và khí thải. Áp lực môi trường phải được tính dựa trên mối liên hệ giữa thải lượng và hệ số phát thải tương ứng. Cụ thể phương pháp tính toán sẽ được trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Theo đó phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hòa giữa ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường với nội dung cụ thể như sau: + Phát triển bền vững về kinh tế: là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế như lạm phát, lãi suất, nợ chính phủ, đảm bảo cân đối cán cân thương mại, đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông qua việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làm phương hại đến xã hội và môi trường + Phát triển bền vững về xã hội: là phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường + Phát triển bền vững về môi trường: là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh. Phát triển bền vững về môi trường cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác, cần hạn chế vấn đề nhiễm môi trường bao gồm cả ô nhiễm đô thị và KCN, cần phải quản lý và xử lý tốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai 4 Kiểm toán chất thải là công tác thống kê tải lượng và đặc điểm nguồn thải chất ô nhiễm trong một khu vực, phục vụ quản lý môi trường với mục đích ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay từ ban đầu 2.3 TỔNG QUAN BÌNH DƯƠNG 2.3.1 Vị trí địa lý Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc miền Đông Nam bộ, với tổng diện tích tự nhiên là 2.681 km2, chiếm 11% diện tích khu vực và 0,83% diện tích cả nước. Vị trí địa lý của tỉnh Bình Dương: - Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; - Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh; - Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh; - Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất của cả nước, Bình Dương lại tiếp giáp với Tp.Hồ Chí Minh và Đồng Nai là những tỉnh, thành phố phát triển công nghiệp mạnh, chính nhờ vị trí thuận lợi trên mà Bình Dương được thừa hưởng những kinh nghiệm cũng như những lợi thế khu vực để phát triển kinh tế xã hội. Bình Dương có 01 thị xã, 06 huyện với 11 phường, 9 thị trấn, 71 xã. Thị xã Thủ Dầu Một – trung tâm hành chính - kinh tế - văn hóa của tỉnh Bình Dương 2.3.2 Điều kiện tự nhiên 2.3.2.1 Địa hình, thủy văn Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên Bình Dương địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20 – 25m so với mặt biển, độ dốc không quá 3 – 150m Có 3 con sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh là sông Sài Gòn, Đồng Nai và Sông Bé. Mặc dù Bình Dương được bao quanh bởi các con sông lớn nhưng do địa hình có cao độ trung bình từ 20 – 25m nên đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt và ngập úng ngoại trừ một vài vùng trũng dọc theo sông Sài Gòn và Đồng Nai 2.3.2.2 Khí hậu 5 Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, gồm 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 5–11 và mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau:  Nhiệt độ trung bình trong 05 năm là 26,78 0C. Độ ẩm trung bình vào mùa mưa là 90% và độ ẩm trung bình vào mùa khô là 78%  Chế độ gió tương đối ổn định, với hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió Tây – Tây Nam và gió Đông – Đông Bắc. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây – Tây Nam Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương 2.3.3 Đặc điểm kinh tế 2.3.3.1 Phát triển công nghệp Là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, Bình Dương thu hút được nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.. Sản xuất công nghiệp đã góp phần tạo ra việc làm cho người lao 6 động. Năm 2013, toàn tỉnh có khoảng 6000 doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp và đến năm 2017 đã tăng lên gấp ba lần với hơn 20.000 doanh nghiệp. Số lao động tham gia hoạt động công nghiệp tăng khá nhanh, chỉ trong vòng 8 năm số lao động công nghiệp tăng tới 1,6 lần. Tăng gần 400.000 người lao động Bình Dương hiện có 28 KCN bao gồm cả các KCN hiện hữu và các KCN vẫn đang trong tình trạng quy hoạch với tổng diện tích các KCN tập trung 8.751 ha. Theo quy hoạch đến năm 2020, dự kiến toàn tỉnh sẽ có 31 KCN (9.360,5 ha) và 23 CCN (2.704 ha) với tổng diện tích khoảng hơn 12.000 ha. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng nhanh chóng diện tích đất công nghiệp, vấn đề ô nhiễm môi trường công nghiệp cũng ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động; đó là việc gia tăng nhanh chóng khối lượng và số lượng các loại chất thải công nghiệp, nhất là chất thải nguy hại... 2.3.3.2 Phát triển nông nghiệp Bình Dương có tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 7% trong GDP và hàng năm diện tích đất nông nghiệp chuyển sang công nghiệp dịch vụ và đô thị từ 2.000-6.000 ha, nhưng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn tăng bình quân 6%/năm và diện tích đất nông nghiệp chiếm 70% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh phát triển theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp. Các trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất sản phẩm chăn nuôi hàng hóa Ngành trồng trọt tăng bình quân 3,2%; ngành chăn nuôi tăng 13,7% hàng năm; tỷ trọng trồng trọt – chăn nuôi đến năm 2013 là 68,2% - 26,7%; cây lâu năm và chăn nuôi tập trung tiếp tục là thế mạnh của Tỉnh. Các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi phát triển ổn định và ngày càng định hình theo quy hoạch 7 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đối với các mục tiêu đã được đặt ra ở trên, nghiên cứu sẽ lần lượt triển khai 4 nội dung như sau:  Nội dung 1. Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2017  Nội dung 2. Nghiên cứu, tính toán áp lực môi trường giai đoạn 2013 – 2017 đối với: + Khí thải, nước thải và chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại từ hoạt động công nghiệp + Nước thải, thuốc trừ sâu, phân bón từ hoạt động nông nghiệp  Nội dung 3: Đánh giá áp lực môi trường của các ngành công nghiệp. Đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu áp lực môi trường và thu hút vốn đầu tư của các ngành công nghiệp gây áp lực môi trường thấp 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Tiến trình nghiên cứu Thực hiện tuần tự các nội dung đã được nêu, nghiên cứu sẽ sử dụng một số phương pháp tương ứng, bao gồm 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan