Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp hiện trạng xử lý nước cấp và ứng phó sự cố của công ty cấp nư...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp hiện trạng xử lý nước cấp và ứng phó sự cố của công ty cấp nước chi nhánh dĩ an

.PDF
77
1
64

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA HỌC QUẢN LÝ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC CHI NHÁNH DĨ AN Người Thực Hiện : Đào Viết Hoàng GVHD : ThS Lê Thị Đào Lớp : D17MTSK01 Mssv : 1724403010060 Bình Dương,Tháng 11,Năm 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA HỌC QUẢN LÝ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC CHI NHÁNH DĨ AN GVHD: ThS Lê Thị Đào Sinh viên : Đào Viết Hoàng (Ký tên) (Ký tên) Th.S Lê Thị Đào Đào Viết Hoàng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................... ii MỞ ĐẦU ..........................................................................................iii 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................iii 2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ iv 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ................................................... iv 3.1 Đối tượng ........................................................................... iv 3.2 Phạm vi .............................................................................. iv 4 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... iv 4.1 Nội dung............................................................................. iv 4.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................... iv CHƯƠNG I TỔNG QUAN .............................................................. 1 1.1TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG . 1 1.2.TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY DĨ AN .................................. 6 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................... 6 1.2.2 Nghành nghề kinh doanh ............................................... 10 CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............ 12 2.1 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC HIỆN NAY .................... 12 2.1.1Nước cấp là gì ? .............................................................. 12 2.1.2 Đánh giá nguồn nước mặt hiện nay ở Việt Nam ........... 13 2.1.3 Quy định kỹ thuật........................................................... 14 2.1.4 Phương pháp xác định.................................................... 16 2.1.5 Chỉ tiêu về chất lượng nước ........................................... 20 2.2 TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC CẤP............. 22 2.2.1 Mô tả công trình xử lý nước mặt ................................... 29 2.2.2 Sơ đồ công nghệ ............................................................. 30 2.2.3 Thuyết minh sơ đồ ......................................................... 32 2.2.4 Tiêu chuẩn nước đầu vào và đầu ra ............................... 33 2.3.CÔNG DỤNG CỦA CÁC BỂ .............................................. 37 2.3.1 Bể trộn đứng................................................................... 37 2.3.2 Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng ..................................... 38 2.3.3 Bể phản ứng vách ngăn .................................................. 39 2.3.4 Bể lắng ngang ................................................................ 39 2.3.5 Bể lọc ............................................................................. 40 2.3.6 Bể chứa .......................................................................... 40 2.4 TÌM HIỂU VỀ CÁC SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH ............................................................................................. 41 2.4.2 Bên trong nhà máy ......................................................... 45 2.5 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH ...................................................................... 54 2.5.1 Quy trình xử lý sai lạc.................................................... 54 2.5.4 Cháy. .............................................................................. 56 2.6 Vận hành an toàn................................................................... 57 2.7 ĐỀ SUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, KỸ THUẬT NHẰM GIẢM THIỂU SỰ CỐ ....................................................... 58 2.7.1 Các biện pháp quản lý .................................................... 58 2.7.2 Nội dung quản lý kĩ thuật .............................................. 59 2.7.3 Nội dung quản lý các công trình .................................... 60 CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................. 63 3.1 KẾT LUẬN ........................................................................... 63 3.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................... 63 Tài liệu tham khảo ........................................................................... 64 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI CÔNG TY........................................... 65 MỤC LỤC VIẾT TẮT HSE: Sức khỏe An toàn Môi trường TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN: Quy chuẩn Việt Nam BYT: Bộ Y tế SMEWW: Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước PLC: Máy điều khiển logic MỤC LỤC BẢNG Bảng 1.1 Các nghành nghề kinh doanh của công ty ........................... 10 Bảng 2.1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt ............ 14 Bảng 2.2 Phương pháp lấy mẫu .......................................................... 16 Bảng 2.3 Các ion chủ yếu có trong nước thiên nhiên ......................... 22 Bảng 2.4 Mô tả công trình xử lý nước ................................................ 29 Bảng 2.5 Tiêu chuẩn nước đầu vào ..................................................... 33 Bảng 2.6 Tiêu chuẩn nước đầu ra ....................................................... 35 Bảng 2.7 Sự cố và biện pháp của thiết bị ............................................ 45 Bảng 2.8 Sự cố ở các bể ...................................................................... 47 Bảng 2.9 Sự cố hệ thống định lượng clo ............................................. 50 Bảng 2.10 Bảng xếp hạng đánh giá nguy hại và mức độ rủi ro .......... 50 MỤC LỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Công ty cấp nước, chi nhánh Dĩ An ..................................... 10 Hình 1.2 Biểu đồ tỉ lệ của công ty....................................................... 10 Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp của nhà máy .................... 31 Hình 2.2 Bể trộn .................................................................................. 38 Hình 2.3 Bể phản ứng có vách ngăn ................................................... 39 Hình 2.4 Bể lắng ngang ....................................................................... 40 Hình 2.5 Bể lọc.................................................................................... 40 Hình 2.6 Bể chứa ................................................................................. 41 Hình 3.1 Nhà chứa hóa chất ................................................................ 65 Hình 3.2 Phòng Clor ........................................................................... 65 Hình 3.3 Trạm bơm nước .................................................................... 65 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng các nội dung và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong bảng biểu, nhận xét, đánh giá là do em thu thập từ tài liệu tham khảo và tài liệu tại công ty, tất cả được thể hiện trong tài liệu tham khảo. i LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không có sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt khoảng thời gian học tập ở giảng đường đại học đến nay, bản thân nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ trong quá trình học tập của quý thầy cô, bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở Trường đại học Thủ Dầu Một, với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức cũng như những kinh nghiệm của mình cho chúng em trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kì này, nhà trường đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập, để tiếp cận với kiến thức thực tế cũng như môi trường làm việc kỉ luật để giành cho mình những bài học cũng như những kinh nghiệm quý báu để giúp ích cho bản thân sau này. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên trường đã giúp đỡ và hướng dẫn em những kiến thức cần thiết giúp ích cho bài báo cáo lần này. Sau cùng em xin kính chúc các quý thầy cô ở Trường đại học Thủ Dầu Một có thật nhiều sức khỏe, thành công trong việc đào tạo những thế hệ trẻ, để giúp cho trường được nhiều người biết đến. ii MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nước là nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật, đóng vai trò đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu và cho sự sống trên trái đất. Hàng ngày cơ thể con người cần 3-10l nước cho các hoạt động sống, lượng nước này đi vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống để thực hiện quá trình trao đổi chất và trao đổi năng lượng, ngoài ra còn sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nước ta hiện nay nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do sự phát triển dân số và mức sống ngày càng tăng. Tùy thuộc vào mức sống của người dân và tùy từng vùng mà nhu cầu sử dụng nước là khác nhau. Nguồn nước cung cấp cho nước sinh hoạt ở nước ta chủ yếu là nguồn nước mặt, được lấy từ các sông hồ, sau khi qua xử lý sẽ dẫn đến các hộ dân. Hiện nay, hơn 60% tổng công suất các trạm cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp trên cả nước dùng nguồn nước mặt với tổng lượng nước khoảng 3 triệu/m3/ ngày đêm, con số này còn tăng lên nhiều trong những năm tới nhằm cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển. Dự kiến 50 năm nữa nước ta sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu sẽ dẫn đến sự suy giảm của nguồn nước. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy tổng lượng nước mặt của nước ta vào năm 2025 chỉ bằng khoảng 96%, đến năm 2070 xuống còn khoảng 90% và năm 2100 còn khoảng 86% so với hiện nay. Tài nguyên nước tại Việt Nam phân bố không đều giữa các vùng. Trên 60% nguồn nước tập trung ở đồng bằng sông Hồng, trong khi toàn phần lãnh thổ còn lại chỉ có 40% lượng nước nhưng lại chiếm 80% dân số cả nước và trên 90% khối lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đặc biệt các địa phương vùng miền Đông Nam Bộ và lưu vực Đồng Nai – Sài Gòn, lượng nước bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 2900 m3/ người,năm bằng 28% so với mức trung bình cả nước. Bên cạnh đó, tài nguyên nước của Việt Nam cũng phân bố không đều theo thời gian trong năm và giữa các năm. Lượng nước trung bình iii trong 4 đến 5 tháng mùa mưa chiếm khoảng 75%-80% trong khi tháng mùa khô kéo dài đến 7-8 tháng, lại chỉ có khoảng 15%-25% lượng nước của cả năm. 2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Tìm hiểu được quy trình xử lý nước sạch đến với người tiêu dùng và các khu công nghiệp sản xuất, đồng thời khắc phục những sự cố bên ngoài môi trường cũng như bên trong nhà máy trong quá trình vận hành. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI 3.1 Đối tượng Khu xử lý nước cấp tại công ty 3.2 Phạm vi Trong công ty cấp nước Bình Dương chi nhánh Dĩ An 4 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Nội dung Quá trình xử lý nước từ sông Đồng Nai, qua các giai đoạn để thu được nguồn nước sạch. Những rủi ro, mối nguy khi thực hiện ở môi trường bên ngoài, đồng thời mối nguy môi trường làm việc bên trong như an toàn lao động của các công nhân,các sự cố gặp phải khi vận hành. Từ đó đề ra các biện pháp cũng như giải pháp khắc phục cho vấn đề được nêu ra. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu Qua tài liệu tham khảo của công ty, kiến thức của anh chị hướng dẫn, kĩ năng quan sát trong quá trình thực tập. Phương pháp liệt kê mối nguy Đưa ra những mối nguy tiềm ẩn cũng như mối nguy có thể gặp trong quá trình làm việc, gây ra những nguy hại cho môi trương bên ngoài và cả con người, gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn cho người lao động. iv Phương pháp đánh giá rủi ro Ma trận xác định mối nguy hại và đánh giá rủi ro Không đáng kể 1 ngày/1 5=5x1 lần (5) Nhẹ Bình thường Nghiêm trọng Rất nghiêm trọng 10=5x2 15=5x3 20=5x4 25=5x5 1 tuần/1 lần (4) 4 8 12 16 20 1 tháng/1 lần (3) 3 6 9 12 15 1 năm/1 lần (2) 2 4 6 8 10 5 năm/1 lần (1) 1 2 3 4 5 M: vi sinh, C: hóa học, P: vật lí Cách đánh giá Mức độ nguy hại và rủi ro được đánh giá bằng tích số hai yếu tố là tần suất có thể xảy ra nhân với hậu quả. Tần suất xảy ra có 5 bậc:  Rất chắc chắn- một ngày/ một lần:loại 5.  Có khả năng- một tuần/ một lần :loại 4.  Trung bình- một tháng/ một lần :loại 3.  Không có khả năng- một năm/ một lần :loại 2.  Hiếm có- một năm/ một lần: loại 1 Tác động rất lớn – tác động rất lớn đến sức khỏe cộng đồng: loại 5. Tác động lớn – tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng: loại 4. Tác động vừa – tác động đến một số khu vực của cộng đồng: loại 3. Tác động nhỏ - tác động đến một nhóm người của cộng đồng: loại 2. Không nghiêm trọng – tác động không đáng kể đến cộng đồng: loại 1. v CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG Cách tiếp cận quản lý HSE chính thức đầu tiên xuất hiện vào năm 1985 trong ngành công nghiệp hóa chất bởi hậu quả của các vụ tai nạn thảm khốc (như thảm họa Seveso, thảm họa Bhopal). Sáng kiến tự phát trên toàn thế giới được gọi là "Chăm sóc có trách nhiệm" được đặt ra ở khoảng 50 quốc gia và phối hợp với Hội đồng quốc tế của Hiệp hội Hóa học (ICCA). Nó bao gồm 8 tính năng cơ bản nhằm đảm bảo sự an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường trong quy trình sản xuất sản phẩm cũng như cố gắng chứng minh bằng những chiến dịch xây dựng hình ảnh ngành công nghiệp hóa học đang hoạt động một cách có trách nhiệm. Tuy nhiên, sáng kiến này chỉ được giới hạn trong các ngành công nghiệp hóa chất. Từ những năm 1990, cách tiếp cận chung để quản lý HSE mà phù hợp với bất kỳ loại hình tổ chức nào có thể được tìm thấy trong các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14001 về quản lý môi trường và OHSAS 18001 về quản lý an toàn và sức khỏe lao động hoặc Đề án Kiểm soát và Quản lý Kinh tế châu Âu (EMAS). Vào năm 1998, hướng dẫn HSE cũng được lập ra bởi Tổng công ty Tài chính Quốc tế. Một ví dụ điển hình về những hoạt động của một nhóm thuộc một công ty làm về Sức khỏe, An toàn và Môi trường (HSE) tập trung vào trao đổi thông tin, kinh nghiệm liên quan đến những khía cạnh về sức khỏe, an toàn và môi trường của một vật liệu cùng với quảng bá những cách thức thực hiện hiệu quả chẳng hạn như sử dụng vật liệu tái chế. Ở Việt Nam, Công ty Tài chính quốc tế IFC (thuộc Ngân hàng Thế giới) đã hỗ trợ Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc rà soát và xây dựng kế hoạch 5 năm về xây dựng và hoàn thiện các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và đến năm 2007 đã cho ra đời Cuốn sách Sổ tay Hướng dẫn chung về Môi trường, Sức khỏe và An toàn, đánh dấu một bước quan trọng trong quan hệ hợp tác của Bộ và IFC. 1 1.1.1 Khái niệm về HSE HSE là viết tắt của cụm từ Health – Safety- Enviroment, có nghĩa là Sức khỏe- An toàn- Môi trường. Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là thuật ngữ chỉ nghề nhân viên giám sát an toàn môi trường và có trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn, vệ sinh an toàn lao động của mọi người. H- Sức khỏe: sức khỏe người lao động S- An toàn: sự an toàn của người lao động, trang thiêt bị, tài sản của doanh nghiệp E- Môi trường: sự phát triển bền vững của môi trường sống. Từ quan điểm của sức khỏe & an toàn, nó liên quan đến việc tạo ra những nỗ lực và hành động hiểu quả để xác định mối nguy hiểm tại khu vực lao động và giảm thiểu tai nạn lao động cũng như tiếp xúc với các tình huống nguy hiểm và các chất độc hại, cũng bao gồm đào tạo cán bộ nhân viên trong phòng chống tai nạn, ứng phó tai nạn, ứng phó trong trường hợp khẩn cấp cũng như sử dụng quần áo và các trang thiết bị lao động. Từ quan điểm của môi trường, nó liên quan đến việc tạo ra 1 cách tiếp cận có hệ thống để tuân thủ các quy định về môi trường , chẳng hạn như quản lý chất thải, khí thải, nước thải trong công ty. Thực tế thì HSE là một trong những ngành nghề hoạt động vì sự an toàn và sức khỏe tuyệt đối dành cho người lao động của xã hội trong sự phát triển bền vững của cộng đồng. Bên cạnh đó HSE còn đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về môi trường, đồng thời đảm bảo danh tiếng, uy tín của công ty. Hiện nay tại một số công ty, doanh nghiệp thường phân định khác rõ ràng vì công việc, chức năng, nhiệm vụ của nghề và có những cái tên khác như SHE, EHS,…Và những chữ cái đầu tiên trong kí hiệu thể hiện công việc rõ ràng công việc mà nhân viên đó phải làm, nhìn chung tất cả đều hướng đến mục đích là sự an toàn, sức khỏe và môi trường làm việc đảm bảo cho mọi người. 1.1.2 HSE và luật pháp Người lao động là nguồn nhân lực chính trong hoạt động sản xuất, tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp và xã hội. Sức khỏe và tình mạng của người lao động nói riêng và con người nói chung được xem 2 là tài sản quý giá đối với bản thân, gia đình,doanh nghiệp và xã hội. Đảm bảo an toàn lao động cho người động cũng như là bảo toàn cho trang thiết bị, tài sản của doanh nghiệp chính là đảm bảo những nguồn lực chủ yếu cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Môi trường là nơi con người sinh sống và làm việc, cũng là nơi chứa nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất, tạo ra sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sống và phục vụ của con người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ nguồn tài nguyên, nguồn sống chung của nhân loại trên trái đất . Luật pháp và chính sách về an toàn lao động ngày càng được thắt chặt hơn cùng với hiệp định thương mại và hệ thống quản lý ISO 14001, hệ thống OHSAS 18001, ISO 9001… Lợi ích của OHSAS 18001 Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe hiệu quả có thể mang lại lợi ích cho khách hàng của bạn và giúp bạn có được những ưu thế cạnh tranh bằng cách: • Giảm thiểu rủi ro trì hoãn sản xuất. • Tạo ra môi trường an toàn cho việc kinh doanh. • Chứng minh cam kết của bạn trong việc duy trì hiệu quả các chính sách an toàn và sức khoẻ. Những lợi ích khác giúp tổ chức của bạn hoạt động có hiệu quả hơn, có thể đáp ứng các yêu cầu pháp lý và giúp nâng cao tinh thần của nhân viên bằng cách tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn. Những lợi ích cho tổ chức bao gồm: • Nâng cao danh tiếng và tăng cơ hội giành được nhiều cơ hội kinh doanh mới. • Giảm thiểu rủi ro ngừng sản xuất khi có sự cố. • Chứng minh cam kết đáp ứng các trách nhiệm pháp lý của bạn. • Tiết kiệm chi phí có thể từ các khoản phí bảo hiểm bắt buộc. • Duy trì sự tuân thủ theo các yêu cầu pháp lý. • Tạo ra một hệ thống vững chắc giúp duy trì và cải tiến liên tục an toàn và sức khoẻ. 3 1.1.3 Lợi ích của HSE Bảo vệ con người và môi trường: Hệ thống HSE giúp cho doanh nghiệp giảm tỷ lệ tử vong hay thương tật do tai nạn lao động, giảm tác động đối với môi trường xung quanh. Các bệnh nghề nghiệp sẽ được kiểm soát, môi trường sẽ trong lành hơn, người lao động và cộng đồng sẽ có môi trường sống và làm việc an toàn, hiệu quả hơn. Tăng lợi nhuận và uy tín cho công việc: Khi một tai nạn và sự cố xảy ra, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra rất nhiều chi phí để khắc phục. Có những chi phí hữu hình như chi phí cho người lao động bị tai nạn, cho người bị hại hay chi phí sửa chữa thiết bị, phục hồi sản xuất, khôi phục môi trường, còn có những chi phí không thể tính bằng tiền như mất uy tín, chất lượng của công ty trên thương trường. Giảm tai nạn sự cố là doanh nghiệp đã tăng được lợi nhuận cho mình. Bên cạnh đó việc đáp ứng tầm quan trọng ngày càng tăng của an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ môi trường sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp và cộng đồng. Hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp đạt được điều đó. Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Hệ thống HSE sẽ giúp cho doanh nghiệp một công cụ nhận diện đầy đủ và chính xác các yêu cầu pháp luật mà doanh nghiệp cần tuân thủ. Điều này vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp có mong muốn phát triển bền vững. Trong thời kì hội nhập lợi ích kinh tế được đánh giá cao hơn dựa vào các vấn đề bảo vệ môi trường , độ an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người lao động được đảm bảo và quan tâm nhiều hơn. Vì vậy chỉ có thực hiện tốt hệ thống quản lý HSE, thì hiệu suất lao động của con người mới được nâng cao tạo động lực cho sự phát triển. 1.1.4 Phạm vi ứng dụng Tất cả mọi công việc dù là công việc bình thường nhất hàng ngày đều có những rủi ro hiện hữu hoặc tiềm ẩn, tuy nhiên những rủi ro đó xuất hiện với mức độ khác nhau. Do vậy bất kì doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến, vận chuyển hay là phân phối sản phẩm thì cũng cần xây dựng hệ thống HSE. 4 1.1.5 Yêu cầu trong quản lý, kỹ thuật Phân biệt và xác định mối nguy về HSE và rủi ro đi kèm càng sớm càng tốt trong việc xây dựng cơ sở hoặc dự án, kể cả việc hợp nhất các xem xét HSE vào quá trình lựa chọn địa điểm, quá trình thiết kế sản phẩm, yêu cầu về công việc kỹ thuật. Đánh giá và quản lý ảnh hưởng rủi ro HSE, tiến hành chức năng quản lý môi trường cụ thể hoặc lên kế hoạch hành động cụ thể, và các khuyến nghị kỹ thuật phù hợp. Hiểu rõ khả năng và mức độ rủi ro HSE, dựa trên: Bản chất hoạt động của các dự án, như sẽ phát thải lượng nước hoặc khí đáng kể, liên quan đến các vật liệu hoặc quá trình nguy hại. Các hậu quả với người lao động, cộng đồng hoặc môi trường nếu các mối nguy không được quản lý đầy đủ có thể phụ thuộc vào những mức độ lân cận của các hoạt động dự án với mọi người hoặc với các nguồn môi trường mà nó phụ thuộc vào. Ủng hộ chiến lược mà loại trừ được các nguyên nhân của mối nguy tại nguồn, bằng cách lựa chọn vật liệu hoặc quá trình ít nguy hại hơn mà có thể tránh sự cần thiết để kiểm soát HSE. Nếu không thể tránh được các ảnh hưởng, thì kết hợp kiểm soát kỹ thuật và quản lý để giảm hoặc giảm thiểu khả năng và mức độ của các hậu quả xấu, áp dụng kiểm soát ô nhiễm để giảm mức độ ô nhiễm với người lao động và môi trường. Chuẩn bị cho người lao động ứng phó với các tai nạn, kể cả việc cung cấp các nguồn tài chính và kỹ thuật để kiểm soát một cách hiệu quả và an toàn, phục hồi môi trường làm việc và môi trường cộng đồng với các điều kiện an toàn và sức khỏe. Nâng cao tính năng HSE thông qua sự kết hợp giám sát tính năng và trách nhiệm hiệu quả, tập trung phòng ngừa các tác động đang tiềm ẩn. 1.1.6 Ứng dụng tại Việt Nam Nghành HSE phát triển không ngừng và đi vào nhiều lĩnh vực hoạt động cũng như cuộc sống hàng ngày để đảm bảo hay bảo vệ con người, thiết bị, tài sản và môi trường sống của chúng ta . 5 Việt Nam có hơn 300000 doanh nghiệp vừa và nhỏ và yêu cầu phải có kỹ sư bảo hộ lao động ( theo thông tư liên tịch số TTLT 01/2011-TTLT-BLĐTBXH-BYT). Trong tình trạng luật pháp, các chính sách về lao động ngày càng thắt chặt hơn, đặc biệt về an toàn vệ sinh lao động cùng với hiệp định rào cản thương mại, hệ thống quản lý ISO 14001, OHSAS 18001, ISO 9001. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An toàn, Môi trường Dầu Khí, viện Dầu Khí Việt Nam, là đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng và áp dụng phương pháp quản lý an toàn cho các hoạt động trong và ngoài nghành.Các hoạt động chính gồm : Triển khai các nghiên cứu khoa học về quản lý an toàn sức khỏe môi trường. Tham gia xây dựng các quy định, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe môi trường. Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 14001,OHSAS 18001) Kiểm tra đánh giá hệ thống quản lý an toàn sức khỏe môi trường. 1.2.Tổng quan về nhà máy cấp nước chi nhánh Dĩ An. 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Dĩ An là một thị xã của tỉnh Bình Dương, tiếp giáp với 2 thành phố lớn là Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh đồng thời là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc. Dĩ An là một trong những nơi tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp, trường học và dân cư đông đúc. Do vậy nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất rất lớn. Trước những thực trạng đó, vấn đề quan tâm lúc bấy giờ của lãnh đạo tỉnh là nhanh chóng xây dựng một hệ thống cấp nước tập trung đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân và doanh nghiệp. Hệ thống cấp nước được xây dựng sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển chung của cả khu vực theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững mà lãnh đạo tỉnh đã đề ra. Ngày 17/09/1998, dự án Xây dựng Nhà máy nước Dĩ An -Giai đoại 1công suất 15.000m3 ngày, đêm được Chính phủ phê duyệt chủ 6 trương cho phép sử dụng vốn ODA Đan Mạch (DANIDA) tại văn bản số 1101/CP-QHQT và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương có Quyết định phê duyệt dự ánxây dựng Nhà máy nước Dĩ An số 796/QĐ-CT ngày 04/3/1999 do Công ty Cấp Thoát Nước Bình Dương (nay là Công ty cổ phần Nước – Môi Trường Bình Dương- gọi tắt là BIWASE) làm chủ đầu tư. Ngày 30/12/2000, Hợp đồng xây dựng được ký kết giữa Công ty Cấp Thoát Nước Bình Dương và Nhà thầu Intertec A/S Đan Mạch giá trị là 3,6 triệu USD tương đương 50,4 tỷ đồng. Thời gian thực hiện kể từ ngày 05/01/2001, tiến độ hợp đồng là 13 tháng. Đến năm 2003, Nhà máy nước Dĩ An -Giai đoạn 1- công suất 15.000 m3/ngày, đêm được khánh thành đưa vào hoạt động với tổng giá trị đầu tư là 81,9 tỷ đồng (vốn vay do chính phủ Đan Mạch tài trợ bằng nguồn tín dụng DANIDA với giá trị 3,6 triệu USD tương đương 50,4 tỉ đồng chiếm 61,5%và vốn đối ứng từ Ngân sách là 31,5 tỷ đồng chiếm 38,5%.) Năm 2004, nhận thấy sự cần thiết phải thành lập ra các đơn vị trực thuộc tương xứng với quy mô hoạt động của Công ty, ngày 17/08/2004 Ban lãnh đạo công ty đã quyết định thành lập xí nghiệp cấp nước Dĩ An trực thuộc Công ty Cấp Thoát Nước Bình Dương, là xí nghiệp cấp nước đầu tiên của Công ty đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, cung cấp nước sạch, tự chủ trong điều hành sản xuất kinh doanh nhưng vẫn theo định hướng phát triển chung của công ty. Đến năm 2005, Công ty xây dựng thêm giai đoạn 2 nhà máy nước Dĩ An công suất 15.000 m3/ngày đêm bằng nguồn vốn vay của quỹ hỗ trợ phát triển VN chi nhánh Bình Dương (nay là Ngân hàng phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương – Bình Phước) với giá trị là 14 tỷ đồng, nâng công suất cấp nước sạch của nhà máy nước Dĩ An lên 30.000 m3/ngày đêm, cung cấp cho trên 2.000 khách hàng, doanh thu 20,7 tỷ đồng, tỷ lệ thất thoát nước đến cuối năm 2005 là 19,17% Cũng trong thời gian này Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã dành một khoản tín dụng ưu đãi cho Chính phủ Việt Nam để xây dựng và phát triển các dự án cấp nước và vệ sinh nhằm nâng cao sức khỏe, đời sống của cộng đồng dân cư và góp phần phát triển kinh tế ở một số đô thị. Chương trình này đã được triển khai đợt I ở 7 thị xã tỉnh lỵ 7 và đợt II gồm có 6 thị xã tỉnh lỵ. Theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) sẽ tiếp tục tài trợ một khoản tín dụng ưu đãi đáng kể nhằm thực hiện các dự án cấp nước và vệ sinh đợt III gồm 5 thị xã tỉnh lỵ và 2 thị trấn huyện lỵ, trong đó có dự án cấp nước và vệ sinh Nam Thủ Dầu Một theo Hiệp định vay vốn ADB số 1880 VIE(SF) được ký kết giữa Ngân hàng phát triển Châu Á với ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 02 tháng 04 năm 2002. Dự án cấp nước và vệ sinh Nam Thủ Dầu Một công suất 30.000 m3/ngày.đêm với tổng vốn đầu tư của dự án là 40 triệu USD, tương đương 741 tỷ đồng (Vốn vay ADB là 26 triệu USD, tương đương 485 tỷ đồng, vốn vay AFD là: 7,2 triệu USD, tương đương 134 tỷ đồng, vốn viện trợ của NORAD (Na Uy) là 296 ngàn USD, tương đương 5,4 tỷ đồng, vốn đối ứng Ngân sách là 6,3 triệu USD, tương đương 115,8 tỷ đồng.) Năm 2006, sau khi trao thầu các gói thầu thuộc dự án thứ ba cấp nước và vệ sinh đô thị các thị xã, thị trấn, Công ty tiết kiệm được một khoản tiền từ nguồn vốn ADB là 8,6 triệu USD, công ty quyết định trình Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư thêm một số hạng mục công trình từ nguồn vốn nêu trên để nâng công suất nhà máy từ 30.000 m3/ngàyđêm lên 60.000 m3/ngàyđêm và được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận theo công văn số 6962/UBND-SX, ngày 28 tháng 12 năm 2006. Cuối năm 2008, tổng công suất thiết kế của Nhà máy nước Dĩ An là 90.000 m3/ngày đêm tăng gấp 3 lần so với năm 2005, cung cấp cho trên 22.000 khách hàng tăng 11 lần so với 2005, doanh thu 113 tỷ đồng tăng 5,5 lần so với năm 2005, tỷ lệ thất thoát nước là 8,5% giảm 10,67% so với năm 2005. Ngày 06/11/2009, nhà máy nước Dĩ An vinh dự đón tiếp ngài Thái Tử Đan Mạch đến thăm Dự án do Đan Mạch tài trợ và thăm các doanh nghiệp Đan Mạch trên địa bàn Bình Dương. Chuyến thăm của ngài Thái Tử tới Nhà máy nước Dĩ An đánh dấu tầm quan trọng của việc hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam và Đan Mạch nói chung và giữa Bình Dương với Đan Mạch nói riêng, thúc đẩy các doanh nghiệp Đan Mạch mạnh dạn đầu tư vào Bình Dương. Năm 2014, thực hiện chủ trương của Chính Phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hình thức hợp tác giữa nhà nước và tư 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan