Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy nư...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy nước dĩ an

.PDF
62
1
124

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ  BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG RỦI RO VÀ AN TOÀN LAO ĐÔNG TẠI NHÀ MÁY NƯỚC DĨ AN SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Trọng Phúc GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S Lê Thị Đào Bình Dương, tháng 11 nưm 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ  BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG RỦI RO VÀ AN TOÀN LAO ĐÔNG TẠI NHÀ MÁY NƯỚC DĨ AN Giáo viên hướng dẫn (Ký tên) Sinh viên thực hiện Mã số SV:1724403010034 Lớp: D17MTSK01 (Ký tên) Th.S LÊ THỊ ĐÀO NGUYỄN TRỌNG PHÚC Bình Dương, tháng 11 năm 2020 LỜI CẢM ƠN Được học tập và rèn luyện trong môi trường giáo dục năng động và sáng tạo như trường Đại học Thủ Dầu Một là niềm hạnh phúc của rất nhiều sinh viên , trong đó có bản thân em Quan trọng hơn hết, để hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này , trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đối với quý Thầy Cô giảng viên của trường Đại học Thủ Dầu Một, những người đã trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy em hết sức tận tình. Bên cạnh đó, quý Thầy Cô cũng chính là cầu nối giữa tri thức và tâm huyết với chúng em, là người đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em. Em xin gửi lời cảm ơn đến các Anh/Chị ở Nhà máy cấp nước Dĩ An đã tạo điều kiện trao đổi hướng dẫn cho em thực tập tốt tại nhà máy, cung cấp tài liệu giúp em có đủ thông tin, số liệu để hoàn thành báo cáo. Trong quá trình thực tập cũng như làm báo cáo khó tránh khỏi sai sót, rất mong các anh chị bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những đóng góp của anh chị và thầy cô để nhận thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới. Kính chúc quý thầy cô, anh chị luôn dồi dào sức khỏe hạnh phúc và thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, tháng 9 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Trọng Phúc i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 1 3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 2 4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY CẤP NƯỚC DĨ AN .......................... 3 1.1 Vị trí địa lý thành phố Thuận An ................................................................. 3 1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................ 3 1.1.2 Lịch sử hình thành ................................................................................ 3 1.1.3 Đặc điểm kinh tế ................................................................................... 4 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy cấp nước Dĩ An.................. 5 1.2.1 Tổng quan Nhà máy nước Dĩ An .......................................................... 5 1.2.2 Lịch sử hình thành Nhà máy cấp nước Dĩ An ...................................... 5 1.2.3 Lịch sử phát triển của BIWASE ........................................................... 5 1.3 Sơ đồ tổ chức ............................................................................................... 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP NƯỚC.............................. 8 2.1 Đánh giá rủi ro trong hoạt động cấp nước ................................................... 8 2.1.1 Khái niệm rủi ro .................................................................................... 8 2.1.2 Nhận diện rủi ro .................................................................................... 8 2.1.2.1 Công thức tính rủi ro...................................................................... 8 2.1.2.2 Mức độ rủi ro ................................................................................. 8 2.1.3 Kiểm soát và đánh giá rủi ro ............................................................... 10 2.1.3.1 Kiểm soát rủi ro ........................................................................... 10 2.1.3.2 Ý nghĩa trong việc đánh giá rủi ro ............................................... 14 2.2 Công tác an toàn lao động trong hoạt động cấp nước ............................... 14 2.2.1 Khái niệm công tác an toàn lao động.................................................. 14 2.2.2 Mục đích của công tác an toàn lao động............................................. 14 2.2.3 Nội dung của công tác an toàn lao động ............................................. 15 2.2.4 Các biện pháp phòng chống tai nại lao động, bệnh nghề nghiệp ....... 16 2.2.4.1 Các biện pháp phòng chống tai nạn lao động .............................. 16 2.2.4.2 Các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp ........................... 18 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................... 20 3.1 Tìm hiểu về hoạt động cấp nhước tại nhà máy .......................................... 20 3.1.1Sơ đồ công nghệ................................................................................... 20 3.1.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ............................................................. 21 3.2 Tìm hiểu về các vị trí và công đoạn sản xuất có nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ......................................................................... 25 ii 3.2.1 Tại vị trí làm việc trong qua trình vận hành hệ thống xử lý nước cấp 25 3.2.2 Làm việc với máy móc, thiết bị .......................................................... 25 3.2.3 Làm việc với hóa chất ......................................................................... 25 3.3 Tìm hiểu về các văn bản, quy phạm pháp luận liên quan đến công tác an toàn lao động. ................................................................................................... 25 3.4. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp .......................................................................................................................... 29 3.4.1 Tai nạn lao động ................................................................................. 29 3.4.1.1 Nguyên nhân về thiết kế và thi công công trình .......................... 29 3.4.1.2 Nguyên nhân về kỹ thuật ............................................................. 29 3.4.1.3 Nguyên nhân về tổ chức .............................................................. 30 3.4.1.4 Nguyên nhân do môi trường và điều kiện làm việc ..................... 30 3.4.1.5 Nguyên nhân do bản thân người lao động ................................... 30 3.4.2 Bệnh nghề nghiệp ............................................................................... 31 3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho nhà máy. ........................................................................................ 31 3.5.1 Các giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động.......................................... 31 3.5.2 Các giải pháp giảm thiểu bệnh nghề nghiệp ....................................... 34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 36 4.1. Các công đoạn sản xuất có nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp............................................................................................................... 36 4.1.1 Kiểm tra và vệ sinh hệ thống xử ......................................................... 36 4.1.2 Kiểm tra hóa chất ................................................................................ 36 4.1.3 Làm việc với máy móc ....................................................................... 36 4.2. Hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luận liên quan đến công tác an toàn lao động mà công ty đang áp dụng. ................................................................. 36 4.3. Kết quả phân tích các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp............................................................................................................... 37 4.4. Các giải pháp đề xuất nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho công ty ........................................................................................... 44 4.4.1 Thiết bị che chắn ................................................................................. 44 4.4.2 Thiết bị bảo hiểm thay thế thiết bị phòng ngừa .................................. 44 4.4.3 Tín hiệu, báo hiệu ............................................................................... 45 4.4.4 Khoảng cách an toàn ........................................................................... 46 4.4.5 Thiết bị an toàn riêng biệt cho một số loại thiết bị, công việc............ 47 4.4.6 trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân ................................................... 47 4.4.7 Phòng cháy chữa cháy ........................................................................ 48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 50 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 50 iii 5.2 Kiến nghị.................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Bảng mô tả mức độ nghiêm trọng ..................................................... 9 Bảng 3.1: Kiểm soát theo nguyên tắc 4T ......................................................... 12 Bảng 3.2: Bảng mô tả ma trận rủi ro ............................................................... 13 Bảng 3.3: Bảng mô tả mức độ rủi ro................................................................ 13 Bảng 4.1 Kết quả phân tích rủi ro dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp............................................................................................................... 37 v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Bản đồ hành chính thành phố Thuận An ............................................ 3 Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức ...................................................................................... 7 Hình 2.1 Tháp quản lý rủi ro ........................................................................... 11 Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp giai đoạn 1................................... 20 Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp giai đoạn 2................................... 21 Hình 3.1 Bể phản ứng ...................................................................................... 22 Hình 3.2 Bể lắng Acelator ............................................................................... 22 Hình 3.3 Bể lắng Lamen .................................................................................. 22 Hình 3.4 Bể lọc ................................................................................................ 23 Hình 3.5 Bể thu bùn ......................................................................................... 23 Hình 3.6 Bể chứa ............................................................................................. 24 Hình 3.7 Trạm bơm cấp nước .......................................................................... 24 vi DANH MỤC VIẾT TẮT PPE ATLĐ AT-VSLĐ BNN TNLĐ NLĐ PTBVCN MT&ĐKLV TBBVCN PAC PCCC CO NTU QCVN BTNMT BYT : : : : : : : : : : : : : : : : Phương tiện bảo vệ cá nhân An toàn lao động An toàn - Vệ sinh lao động Bệnh nghề nghiệp Tai nạn lao động Người lao động Phương tiện bảo vệ cá nhân Môi trường và điều kiện làm việc Thiết bị bảo vệ cá nhân Poly Aluminium Chloride Phòng cháy chữa cháy Cacbon monoxit Đơn vị đo độ đục Quy chuẩn Việt Nam Bộ tài nguyên môi trường Bộ y tế vii TÓM TẮT BÁO CÁO Những năm gần đây, công tác đảm bảo an toàn ,vệ sinh lao động đã đạt được những hiệu quả nhất định.Tuy nhiên,theo báo cáo thì vấn đề này vẫn còn tiềm ẩn một số hạn chế do công tác huấn luyện, đào tạo kỹ năng an toàn lao động chưa được quan tâm đúng mực ở cơ sở, đơn vị sản xuất, doanh. Do đó người lao động vẫn chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn an toàn cho mình và cộng đồng. Đối với doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người lao động sẽ giúp cắt giảm tối đa các chi phí do tai nạn gây ra. Không những vậy, xét về mặt vĩ mô, công tác an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt, góp phần tạo được niềm tin và uy tín thương hiệu đối với người lao động cũng như công chúng cho daonh nghiệp. Qua việc đánh giá hiện trạng rủi ro, xác định nhận dang mối nguy góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thống an toàn lao động trong công tác vận hành hệ thống xử lý nước cấp của nhà máy. Từ kết quả nghiên cứu đề tài đề xuất các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu, góp phần kiểm soát rủi ro dẫn đến tai nạn cho người lao động và môi trường. viii ABSTRACT In recent years, the work of ensuring occupational safety and sanitation has achieved certain results.However, according to the report, this problem still has some potential limitations due to training and training. The creation of occupational safety skills has not been given due attention at establishments, production units or joint ventures. Therefore, the employees still do not have a high sense of keeping safe for themselves and the community. For businesses, ensuring the safety of workers will help minimize costs caused by accidents. Not only that, in terms of macro, occupational safety and sanitation are strictly and strictly implemented, contributing to creating brand trust and reputation for employees as well as the public. Karma. Through risk assessment, identification of hazards plays an important part in building an occupational safety system in the operation of the plant's water treatment system. From the research results, the topic proposes solutions to prevent and minimize, contribute to the control of risks leading to accidents for workers and the environment. ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc hội nhập kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Từ đó, dẫn đến việc số lượng công nhân ngày càng nhiều và thời gian làm việc của người lao động cũng gia tăng theo. Những năm gần đây, công tác đảm bảo an toàn ,vệ sinh lao động đã đạt được những hiệu quả nhất định.Tuy nhiên,theo báo cáo thì vấn đề này vẫn còn tiềm ẩn một số hạn chế do công tác huấn luyện, đào tạo kỹ năng an toàn lao động chưa được quan tâm đúng mực ở cơ sở, đơn vị sản xuất, doanh. Do đó người lao động vẫn chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn an toàn cho mình và cộng đồng. Xuất phát từ thực tế trên, Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách,pháp luật về đảm bảo an toàn lao động với nghị định 44/2016/NĐ-CP đã quy định một số yêu cầu bắt buộc đối với các nhóm đối tượng lao động một cách toàn diện và cụ thể. Điều này cho thấy sự quan tâm sâu sắc về tầm quan trọng của việc thực hiện lao động an toàn. Có thể nói, an toàn lao động có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với người trực tiếp lao động,doanh nghiệp sử dụng lao động mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển chung đối với nền kinh tế và toàn xã hội. Nói cách khác, khi vấn đề an toàn và vệ sinh lao động được thực hiện hiệu quả là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm gánh nặng đối với xã hội. Đối với doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người lao động sẽ giúp cắt giảm tối đa các chi phí do tai nạn gây ra. Không những vậy, xét về mặt vĩ mô, công tác an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt, góp phần tạo được niềm tin và uy tín thương hiệu đối với người lao động cũng như công chúng cho daonh nghiệp. Mặt khác, người lao động là một nhân tố quan trọng, lực lượng sản xuất tạo ra sự phát triển chung của xã hội. Khi các tai nạn lao động được giảm thiểu xuống mức thấp nhất thì người lao động luôn luôn yên tâm làm việc.Từ đó, chất lượng cuộc sống của người lao động được nâng cao, kinh tế gia đình có điều kiện được cải thiện. trên phương diện chung, thúc đẩy xã hội phát triển. Vấn đề tai nạn lao động lại một lần nữa trở thành tiêu điểm của xã hội và mối lo của rất nhiều người lao động cũng như doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về ý nghĩa an toàn lao động và các biện pháp bảo hộ trong công ty, xưởng sản xuất là rất đáng quan tâm. 2. Mục tiêu đề tài Trên cơ sở khảo sát hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại Nhà máy cấp nước Dĩ An, đề tài tập trung vào các mục tiêu sau: 1  Tìm hiểu quy trình xử lý nước cấp, quản lý kỹ thuật, quy trình vận hành và mạng lưới cấp nước của nhà máy nước Dĩ An.  Thu thập, tông hợp số liệu, quản lý, vận hành và cách khắc phục sự cố của hệ thống xử lý nước cấp tại nhà máy.  Áp dụng kiến thức đã học vào việc đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động trong nhà máy.  Học hỏi rèn luyện cách làm việc và ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại một cơ quan. 3. Nội dung nghiên cứu  Tổng quan về nhà máy cấp nước Dĩ An.  Tham quan tìm hiểu quy trình công nghệ xử lý nước cấp.  Tìm hiểu thực trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy.  Thu thập số liệu thực tế phục vụ cho việc viết báo cáo. 4. Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng: Các rủi ro tiềm năng trong các giai đoạn xử lý nước cấp ảnh hưởng đến môi trường và người lao động.  Phạm vi: Nhà máy cấp nước Dĩ An. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY CẤP NƯỚC DĨ AN 1.1 Vị trí địa lý thành phố Thuận An 1.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Thuận An có diện tích tự nhiên 83,71 km2, nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Dương;  Phía Đông giáp thành phố Dĩ An,.  Phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương,  Phía Tây giáp quận 12, phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Hình 1.1 Bản đồ hành chính thành phố Thuận An 1.1.2 Lịch sử hình thành Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Thuận An là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đã xây dựng Chiến khu Thuận An Hòa là một trong những căn cứ cách mạng lớn của tỉnh, là nơi tổ chức, chỉ huy, xây dựng và phát triển lực lượng chiến đấu của các cơ quan, 3 đơn vị trong và ngoài tỉnh góp phần quan trọng vào các thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Mậu Thân 1968, chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 và nhất là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Sau năm 1975, Thuận An đã không ngừng thay đổi, vươn lên cùng với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Huyện được biết đến là vùng đất giàu tiềm năng về các loại cây ăn trái đặc sản và phát triển mạnh với ngành nghề gốm sứ, điêu khắc gỗ truyền thống. Tháng 8/1999, thực hiện Nghị định số 58/1999/NĐ-CP của Chính phủ, huyện được chia tách thành huyện Thuận An và huyện Dĩ An, trong đó, huyện Thuận An có 10 đơn vị hành chính (08 xã và 02 thị trấn), 56 khu phố - ấp, dân số toàn huyện tại thời điểm này là 361.604 người. Ngày 13/01/2011, thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ, huyện được nâng lên thành thị xã với 10 đơn vị hành chính (07 phường và 03 xã), diện tích tự nhiên 8.426ha, dân số 382.034 người. Đến cuối năm 2013, xã Bình Nhâm và xã Hưng Định được nâng cấp lên phường theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ. Hiện nay thành phố Thuận An có 09 phường và 01 xã. Đến 01/02/2020, thị xã Thuận An được nâng cấp lên thành phố theo Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH14 ngày 10/012020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 1.1.3 Đặc điểm kinh tế Trong những năm qua, thành phố Thuận An luôn là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã luôn ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 143,88 triệu đồng/người/năm. Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ- thương mại, nông nghiệp; năm 2018, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng chiếm 79,48%, thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 20,44% và nông lâm nghiệp chiếm 0,08%. Toàn thị xã hiện có 03 khu công nghiệp (VSIP 1, Việt Hương, Đồng An) và 03 cụm công nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước; trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 400 doanh nghiệp. Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa xã hội đều có những chuyển biến tích cực theo định hướng, hài hòa với phát triển kinh tế. Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm, tết Nguyên đán và các sự kiện của địa phương. Công tác giảm nghèo và chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, xã hội được quan tâm thường xuyên. Công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được duy trì 4 thường xuyên. Công tác xã hội hóa trên lĩnh vục giáo dục, y tế được thực hiện có hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị y tế và các thiết chế văn hóa thể thao tiếp tục được đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi giải trí ngày càng tăng của nhân dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Phát huy các điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và các thành tựu đã đạt được, trong thời gian tới, Thuận An sẽ tiếp tục phấn đấu để giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định và bền vững, phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, quyết tâm xây dựng đúng định hướng quy hoạch của tỉnh Bình Dương. 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy cấp nước Dĩ An 1.2.1 Tổng quan Nhà máy nước Dĩ An Nhà máy cấp nước Dĩ An trực thuộc Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) với công suất hiện tại 290.000 m3/ ngày đêm. Địa chỉ: Số 369B/1 Khu phố 1A - Phường An Phú – Thành phố Thuận An - Tỉnh Bình Dương. Tel: +84-274-3714289 Fax: +84-274-3713 136 Lĩnh vực kinh doanh:  Cung cấp nước sạch.  Khảo sát, thiết kế, thi công hệ thống cấp nước.  Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước bên trong, bên ngoài nhà. Phạm vi dịch vụ:  Thành phố Dĩ An và Thuận An.  Các KDC, KCN trên địa bàn thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An. 1.2.2 Lịch sử hình thành Nhà máy cấp nước Dĩ An  Ngày 17/08/2004 Quyết định số 684/QĐ-CTN thành lập Xí nghiệp cấp nước Dĩ An.  Công suất cấp nước sạch đến 2004: 60.000 m3/ngày đêm, cung cấp cho trên 10.000 đấu nối khách hàng.  Ngày16/02/2019 Quyết định số 209/QĐ-CPN.MT – Thành lập Chi nhánh Cấp nước Dĩ An, là chi nhánh cấp nước đầu tiên của BIWASE đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, cung cấp nước sạch. Công suất cấp nước hiện tại là 290.000 m3/ngày đêm. 1.2.3 Lịch sử phát triển của BIWASE Trước năm 1975: 5  05 Trạm bom nước ngầm, công suất 2.000 m3/ngày đêm.  08 km đường ống D100 – D200.  Khu vực phục vụ: Nội ô Thủ Dầu Một. Giai đoạn 1975 – 1985:  13 Trạm bom nước ngầm, công suất 5.000 m3/ngày đêm.  Khu vực phục vụ: Nội ô Thủ Dầu Một (2.000 hộ).  Giai đoạn 1985 – 1995:  13 Trạm bom nước ngầm, công suất 7.500 m3/ngày đêm.  Khu vực phục vụ: Nội ô Thủ Dầu Một (5.000 hộ).  Tỷ lệ thất thoát nước: >65%  CBCNV: khoảng 100 người. Giai đoạn 1995 – 2005:  13 Trạm bom nước ngầm, 02 nhà máy nước mặt, tổng công suất 200.000 m3/ngày đêm.  13.000 đấu nối cấp nước.  Khu vực phục vụ: Nội ô Thủ Dầu Một (5.000 hộ).  Tỷ lệ thất thoát nước: 24,63%.  Triển khai dự án KLH chất thải rắn Nam Bình Dương.  CBCNV: 383 người. Giai đoạn 2005 – 2015:  Dịch vụ hoạt động trên 3 lĩnh vực: Cấp nước – Thoát nước – Môi trường.  04 nhà máy nước mặt, tổng công xuất khoảng 350.000 m3/ngày đêm, phục vụ toàn bộ đô thị Bình Dương và một phần nông thôn.  08 Xí nghiệp trực thuộc.  2.857 km đường ống; 146.000 đấu nối cấp nước.  Tỷ lệ thất thoát nước: 7,3%  Khánh thành KLH xử lý chất thải Nam Bình Dương.  Ra đời nước uống đóng chai nhãn hiệu BIWASE, phân compost và gạch nhãn hiệu con Voi.  Cổ đông sáng lập Công ty CP nước Thủ Dầu Một.  CBCNV: 966 người. Giai đoạn 2015 – 2020:  07 nhà máy nước mặt, tổng công suất: 480.000 m3/ngày đêm, mạng lưới cấp nước bao phủ toàn tỉnh Bình Dương và một phần TP.HCM.  18 chi nhánh, 6 phòng ban và 2 trung tâm trực thuộc.  Tỷ lệ thất thoát nước: 5,55%. 6  Từ cuối năm 2016: hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.  CBCNV: 1.110 người. 1.3 Sơ đồ tổ chức Cơ cấu tổ chức công ty gồm có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, Các đơn vị trực thuộc và Các phòng ban. Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP NƯỚC 2.1 Đánh giá rủi ro trong hoạt động cấp nước 2.1.1 Khái niệm rủi ro Rủi ro được hiểu là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra và mức độ thương tật đối với sức khỏe con người, tài sản và tác động có hại đến môi trường phát sinh từ các mối nguy tại nơi làm việc. Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể xảy ra và sẽ liên quan đến công việc cần đánh giá, hay chỉ rõ những rủi ro có thể gặp. Xây dựng những biện pháp kiểm soát để đảm bảo thực hiện công việc một cách hiệu quả và an toàn nhất, giảm thiểu tai nạn lao động cho con người, thiệt hại tài sản, thiết bị và tác động xấu đến môi trường. 2.1.2 Nhận diện rủi ro Nhận diện rủi ro là quá trình tìm kiếm, nhận biết và mô tả rủi ro. Việc xác định rủi ro là phải xác định nguồn gốc rủi ro, nguyên nhân và hậu quả tiềm tang hoặc có thể phân tích các dữ liệu đã có, ý kiến chuyên môn từ các chuyên gia. 2.1.2.1 Công thức tính rủi ro Rủi ro được xác định theo công thức sau: Rủi ro = Mức độ nguy hiểm x Tần suất nguy hiểm Trong đó:  Mức độ nguy hiểm là hậu quả xảy ra bởi sự cố hoặc tai nạn.  Tần suất nguy hiểm tỷ lệ thuận với những lần tiếp xúc với các thiết bị hoặc những mối nguy hiểm trong công việc đó. 2.1.2.2 Mức độ rủi ro Mức độ nghiêm trọng là sự nghiêm trọng của tổn hại có thể gây ra, là hậu quả của mối nguy đã nhận dạng. Sự nghiêm trọng được cho điểm như sau:  Rất nhẹ: Không đáng kể  Nhẹ: Các vết xước, vết thâm tím được chữa khỏi trong lần cứu chữa đầu tiên hoặc các thương tích tương tự; (hoặc là những tai nạn lao động nhẹ được phân loại theo phụ luc 02–Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 15/05/2016).  Trung bình: Các vết xước, vết thâm tím nghiêm trọng hơn, vết đâm cần có sự chăm sóc y tế của thầy thuốc lành nghề, có kinh nghiệm; (hoặc là những chấn thương được phân theo phụ lục 02–Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 15/05/2016, các chấn thương có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần, tỷ lệ mất sức lao động nhỏ hơn 30%). 8  Cao: Thương tích thường không chữa khỏi được, ở dạng thương tật vĩnh viễn; (hoặc là những chấn thương được phân theo phụ lục 02–Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 15/05/2016; các chấn thương có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần, tỷ lệ mất sức lao động nhỏ hơn 30%).  Rất cao: Thương tích không chữa khỏi được; mất khả năng nghe, nhìn thậm chí là chết (hoặc là những chấn thương được phân theo phụ lục 02– Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 15/05/2016, các chấn thương có thể phục hồi hoàn toàn một phần, tỷ lệ mất sức lao động 81%). Bảng 3.1: Bảng mô tả mức độ nghiêm trọng Mức trọng độ nghiêm Rất nghiêm trọng Nghiêm trọng Trung bình Mô tả  Gây ô nhiễm môi trường ở một phạm vi rộng, tác động đến quần thể sinh thái/cộng đồng, cần phải xử lý trong thời gian dài, với sự phối hợp của nhiều bên;  Vi phạm nghiêm trọng luật pháp và bị đình chỉ hoạt động; Ảnh hưởng đến an toàn ở cấp độ gây chết nhiều người, ở góc độ sức khỏe đã gây bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc, đền bù thiệt hại liên quan cho người lao động;  Tổn hại tài sản lên đến 100 triệu đồng;  Thiết bị trọng yếu bị phá hủy hoàn toàn.  Gây ô nhiễm môi trường ở một phạm vi vừa phải, xử lý trong thời gian tương đối, có sự phối hợp của một số bên;  Đã vi phạm luật pháp và đã bị phạt hành chính; Ảnh hưởng đến an toàn ở cấp độ gây chết nhiều người, ở góc độ sức khỏe đã gây kiệt sức, quá tải trong công việc và nguy cơ rất cao làm cho người vận hành không thể tập trung thực hiện nhiệm vụ một cách chính xác và xảy ra lỗi, người lao động đã bị bệnh nghề nghiệ và phải điều trị bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của bác sĩ;  Tổn hại tài sản từ 50 triệu đến 100 triệu đồng;  Thiết bị trọng yếu bị hư hỏng.  Gây ô nhiễm môi trường ở một phạm vi cục bộ, không tác động đến sinh 9 Giá trị 5 4 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan