Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bao cao thuc te cong tac thi dua khen thuong...

Tài liệu Bao cao thuc te cong tac thi dua khen thuong

.DOC
24
679
139

Mô tả:

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thi đua là cùng nhau đưa hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác hoặc học tập. Ngay từ những ngày mới thành lập Nước - Đảng và Bác Hồ đã hết sức quan tâm đến công tác thi đua - khen thưởng. Người nói: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày". Trong thành quả xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cách mạng Việt Nam từ trước đến nay luôn gắn liền với việc thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua ái quốc. Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Quốc hội ban hành Luật Thi đua - khen thưởng năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2005, hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác thi đua - khen thưởng ngày càng được hoàn chỉnh, công tác thi đua - khen thưởng đã đi vào nề nếp. Tạo điều kiện quan trọng thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước ở mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra. Đã có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ các phong trào thi đua như việc thường xuyên nâng cao nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo các cấp về vị trí, vai trò công tác thi đua - khen thưởng; Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; Sự phối hợp giữa cấp ủy chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào thi đua. v.v. Xã Tân Quới là xã diện đang ra sức xây dựng xã Nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2020 xã đạt cơ bản 19 tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới, vì vậy công tác thi đua khen thưởng của xã là yếu tố vô cùng quan trọng để góp phần hoàn thành nhiệm của địa phương. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng là vấn đề vô cùng cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiển cấp bách. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Công tác thi đua khen thưởng ở Ủy ban nhân dân xã Tân Quới năm 2013, một số giải pháp, kiến nghị” làm báo cáo thực tế tốt nghiệp cho mình. Đồng thời bản thân nhận thức vai trò và trách nhiệm của cán bộ, công chức thực thi cho tốt nhiệm vụ của mình góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước tại đơn vị mình đang công tác. 2. Phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Là vấn đề lý luận và thực tiển liên quan đến Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật người lao động năm 2013 ở Ủy ban nhân dân xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. 2.2. Thời gian nghiên cứu Số liệu năm 2012 - 2013. 3. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo này được thực hiện dựa trên cơ sở là thu thập số liệu, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích...
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thi đua là cùng nhau đưa hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác hoặc học tập. Ngay từ những ngày mới thành lập Nước - Đảng và Bác Hồ đã hết sức quan tâm đến công tác thi đua - khen thưởng. Người nói: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày". Trong thành quả xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cách mạng Việt Nam từ trước đến nay luôn gắn liền với việc thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua ái quốc. Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Quốc hội ban hành Luật Thi đua - khen thưởng năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2005, hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác thi đua - khen thưởng ngày càng được hoàn chỉnh, công tác thi đua - khen thưởng đã đi vào nề nếp. Tạo điều kiện quan trọng thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước ở mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra. Đã có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ các phong trào thi đua như việc thường xuyên nâng cao nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo các cấp về vị trí, vai trò công tác thi đua - khen thưởng; Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; Sự phối hợp giữa cấp ủy chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào thi đua. v.v. Xã Tân Quới là xã diện đang ra sức xây dựng xã Nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2020 xã đạt cơ bản 19 tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới, vì vậy công tác thi đua khen thưởng của xã là yếu tố vô cùng quan trọng để góp phần hoàn thành nhiệm của địa phương. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng là vấn đề vô cùng cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiển cấp bách. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Công tác thi đua khen thưởng ở Ủy ban nhân dân xã Tân Quới năm 2013, một số giải pháp, kiến nghị” làm báo cáo thực tế tốt nghiệp cho mình. Đồng thời bản thân nhận thức vai trò và trách nhiệm của cán bộ, công chức thực thi cho tốt nhiệm vụ của mình góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước tại đơn vị mình đang công tác. 2. Phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Là vấn đề lý luận và thực tiển liên quan đến Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật người lao động năm 2013 ở Ủy ban nhân dân xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. 2.2. Thời gian nghiên cứu Số liệu năm 2012 - 2013. 3. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo này được thực hiện dựa trên cơ sở là thu thập số liệu, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích... 2 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Một số khái niệm về công tác thi đua khen thưởng 1.1.1. Khen thưởng: - Là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích đem lại lợi ích cho cơ quan tổ chức. - Nguyên tắc khen thưởng: + Công khai, chính xác, công bằng, kịp thời. + Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng. + Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng. + Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất. + Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; Thành tích đạt được trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng rộng thì được xem xét đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể nhỏ và những người trực tiếp thừa hành nhiệm vụ. - Khen thưởng thường xuyên, khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề và khen thưởng theo niên hạn: + Khen thưởng thường xuyên: Là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc khi kết thúc một đợt thi đua hay một năm thực hiện kế hoạch. + Khen thưởng đột xuất: Là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc, có tác dụng nêu gương lớn, không nằm trong chỉ tiêu thi đua hoặc không tham gia ký kết, giao ước thi đua. 3 + Khen thưởng theo chuyên đề: Khi kết thúc một chương trình hoặc một chuyên đề công tác, cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc sẽ được xem xét khen thưởng. + Khen thưởng theo niên hạn: các cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và không để xẩy ra vụ việc gây ảnh hướng xấu đến hoạt động của đơn vị trong 5 năm gần nhất. Khen thưởng theo niên hạn thực hiện định kỳ 5 năm một lần. 1.1.2. Kỷ luật lao động: - Là những quy định về việc tuân thủ thời gian và điều hàng công việc thể hiện trong nội dung qui chế cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp... Nội qui kỷ luật lao động không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động phải có nội qui bằng văn bản, đó là những quy tắc làm việc mà trong quan hệ lao động mổi người điều phải chấp hành. - Nguyên tắc kỷ luật lao động: Mổi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý 01 hình thức kỷ luật cao nhất, tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất. Không xử lý kỷ luật đối với người lao động mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Cấm hình thức phạt tiền, cúp lương hay xử lý kỷ luật lao động. 1.2. Cơ cấu tổ chức nguyên tắc làm việc, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng thi đua khen thưởng- kỷ luật của xã. 1.2.1. Cơ cấu tổ chức: - Hội đồng thi đua khen thưởng- kỷ luật của xã gồm: + Chủ tịch Hội đồng (Chủ tịch UBND xã). + Thường trực Hội đồng (Công chức Văn phòng thống kê xã). 4 + Thành viên Hội đồng gồm: Trưởng Công an xã; Chỉ huy trưởng Quân sự xã; Công chức Tài chính - Kế toán xã; Trưởng ban Thanh tra nhân dân xã; Chủ tịch Công Đoàn cơ sở xã; Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam xã; Bí Thư Đoàn Thanh Niên; Chủ Tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ xã; Chủ Tịch Hội Nông Dân xã; Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh xã. 1.2.2. Nguyên tắc làm việc: Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và biểu quyết theo đa số. Trường hợp tỷ lệ ý kiến các thành viên Hội đồng ngang nhau thì ý kiến Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định. 1.2.3. Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng xã: * Quyền hạn và trách nhiệm chung: - Quyết định các hình thức khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế cơ quan. - Xem xét và quyết định hủy bỏ các hình thức khen thưởng đối với các đối tượng vi phạm các quy định thi đua khen thưởng. - Đề xuất với cấp trên quyết định khen thưởng đối với tập thể, cá nhân của đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác. - Xem xét đề xuất với cấp trên quyết định hủy quyết định khen thưởng đối với các đối tượng vi phạm các quy định thi đua khen thưởng của nhà nước. - Phát động và ban hành quy chế thi đua cho các phong trào thi đua của xã; xem xét và phê duyệt cho phép triển khai các phong trào thi đua các ngành, đoàn thể xã. - Xem xét và quyết định các mức thưởng đối với các hình thức khen thưởng theo quy chế này trên cơ sở đề xuất của Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng. 5 - Giải quyết các khiếu nại tố cáo của tập thể, cá nhân về thi đua khen thưởng của xã. - Các quyền hạn và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. * Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thi đua Khen thưởng – kỷ luật xã: - Thay mặt Hội đồng thi đua khen thưởng ký các quyết định khen thưởng, hủy khen thưởng, các quyết định và các tài liệu khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng thi đua khen thưởng. - Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng thi đua khen thưởng để xem xét các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thi đua khen thưởng. - Trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền cho các thành viên khác của Hội đồng trao tặng các hình thức khen thưởng cho các cá nhân và tổ chức được khen thưởng phù hợp với quy định. - Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng khi không tổ chức họp toàn thể Hội đồng (chịu trách nhiệm trước Hội đồng về quyết định của mình). - Các quyền hạn và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy định của xã. * Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của xã: - Đầu mối tiếp nhận xử lý các vấn đề có liên quan đến công tác thi đua khen thưởng của xã phù hợp với quy định. - Thừa ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng công bố các quyết định khen thưởng của xã tại các sự kiện có diễn ra các nghi lễ trao tặng các hình thức khen thưởng. - Thực hiện các công việc theo chỉ đạo của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng phù hợp với quy định. 6 - Các quyền hạn và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy định của xã. * Thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng- kỷ luật của xã: - Đề xuất các hình thức khen thưởng theo quy định. - Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng theo triệu tập của người có thẩm quyền. - Tham gia đóng góp ý kiến, biểu quyết về các hình thức khen thưởng, hủy khen thưởng, xử lý các khiếu nại tố cáo đối với các tổ chức cá nhân có liên quan tại các cuộc họp của Hội đồng thi đua khen thưởng. - Theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định của quy chế này. - Thực hiện các công việc theo chỉ đạo của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng phù hợp với quy định. - Các quyền hạn và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy định. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội xã Tân Quới - Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: + Tân Quới là một xã Cù lao thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Ÿ Phía Đông giáp sông Tiền, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Ÿ Phía Tây giáp xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Ÿ Phía Nam giáp xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Ÿ Phía Bắc giáp xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh đồng tháp. + Diện tích tự nhiên: 1860,6ha, được chia ra làm 04 ấp, với tổng số: 3.026 hộ, nhân khẩu: 14.983 người, mật độ dân cư phân bố chưa đồng điều, tập trung định cư theo trục lộ chính chiếm 85%, còn 12% tập trung ở phần đất sản xuất, 08% tập trung ở cụm tuyến dân cư. + Tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước: Đảng, đoàn thể, chính quyền xã có 39 cán bộ (trong đó: cán bộ chuyên trách là 11 đồng chí, cán bộ công chức 7 là 11 đồng chí, cán bộ không chuyên trách là 17 đồng chí và 29 đại biểu hội đồng nhân dân xã). + Đa số nhân dân tín ngưỡng theo 02 tôn giáo chính: đạo thiên chúa chiếm 10%; đạo phật giáo Hòa Hảo chiếm 23%, còn lại 03% không có đạo và không có tôn giáo. + Xã có 04 ấp được trên công nhận ấp văn hoá và công sở văn hoá, có 3315/3481 hộ gia đình văn hoá đạt tỉ lệ 95,23% so với hộ toàn xã, năm 2010 được tỉnh công nhận là xã văn hoá và cộng đồng an toàn. - Nhìn chung điều kiện kinh tế - xã hội của xã rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân, cần thúc đẩy mạnh hơn nữa công tác dạy nghề xây dựng nhiều cơ sở công nghiệp, tình hình trật tự xã hội và tệ nạn xã hội trong địa bàn tạm ổn định. + Về giao thông, nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã đảm bảo phục vụ cho xe 02 bánh và xe 04 bánh đi lại dễ dàng.Về điện thắp sáng toàn xã các hộ đã sử dụng đạt 100%. Về sử dụng nước sạch được trên xây dựng 02 trạm nước sạch đưa vào hoạt động có hiệu quả có 80% số hộ sử dụng. + Về giáo dục: Xã có 04 trường, trong đó mẫu giáo 01 điểm, Tiểu học 02 điểm, Trung học cơ sở 01 điểm, huy động trẻ 06 tuổi vào lớp 01 đạt 100%, tỉ lệ học sinh bỏ học các cấp 2%, các điểm trường chuẩn bị tốt cơ sở vật chất dạy và học, toàn xã có 2.118 học sinh, trong đó mầm non có 464 em, tiểu học có 1.094 học sinh, trung học cơ sở có 405 học sinh, tỷ lệ trẻ em 06 tuổi vào lớp 01 đạt 100%. + Về y tế: Xã có 01 trạm y tế gồm có 01 bác sĩ, 5 y sĩ và 01 cán bộ dược và 2 nữ hộ sinh, 01 cán bộ dân số kế hoạch hoá gia đình đảm bảo cho công tác điều và trị bệnh cho người dân. - Về phát triển kinh tế - xã hội: + Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ nông nghiệp. Ÿ Về kết cấu hạ tầng kinh tế xã có mạng lưới giao thông, mạng luới thông tin liên lạc và mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước cơ bản đáp ứng yêu cầu. 8 Ÿ Về mạng lưới giao thông nông thôn xã đã kết hợp nhiều nguồn vốn đã đầu tư xây dựng các tuyến đường liên xã, lộ làng, tu sửa đảm bảo lưu thông được xe 04 bánh trên địa bàn toàn xã với chiều dài đoạn đường 9,6 km được lán nhựa. Ÿ Bên cạnh với 01 hệ thống kênh mương chằng chịt được khảo sát và nạo vét hàng năm tạo điều kiện cho giao thông thủy lợi được thông suốt. Ÿ Về mạng lưới thông tin liên lạc xã có 01 bưu điện, 01 trạm truyền thanh kéo dài 4 ấp, điện thoại phủ sóng toàn xã. Ÿ Về mạng lưới điện tính đến cuối năm 2001 mạng lưới điện đã phủ toàn xã. Ÿ Về hệ thống nước sạch xã có 02 trạm cấp nước với hệ thống ống dài 15km đã cung cấp được 3245/2982 hộ đưa tỉ lệ số hộ sử dụng nước sạch của toàn xã đạt khoảng 99,7%. Ÿ Về giáo dục xã có 6 điểm trường rãi đều 4 ấp, trong dó có 4 điểm chính, 4 điểm phụ, được trên công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở năm 2005. Ÿ Về y tế xã có 01 trạm y tế đặt tại trung tâm xã, 4/4 tổ y tế và ngoài ra còn có 5 phòng mạch tư nhân và các điểm bán thuốc tây ở các ấp. 2.2. Nhận thức về công tác thi đua khen thưởng ở xã Tân Quới 2.2.1. Kế hoạch thi đua thi đua khen thưởng, kỷ luật người lao động: Nhận thức được vai trò của Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật người lao động, là vấn đề quan trọng, nó quyết định sự nổ lực của Cán bộ và nhân dân trong xã, nhằm mang lại lợi ích và hiệu quả nhất trong công tác và lao động sản xuất. Ngay từ đầu năm, Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật của xã, xây dựng kế hoạch phát động thi đua khen thưởng, kỷ luật, phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, Công đoàn cơ sở xã, triển khai khai rộng rãi đến toàn thể Cán bộ, Công chức xã, ấp và đến tất cả các Tổ dân phòng liên kết của xã. Xây dựng các chuẩn mực, nội qui, qui chế, các danh hiệu khen thưởng phát động thi đua khen thưởng, kỷ luật, cụ thể: 9 - Quy chế, nội qui cơ quan. - Quy chế phối hợp làm việc giữa Ủy ban nhân dân xã với Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các ngành đoàn thể xã. - Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã. - Quy chế thi đua khen thưởng, kỷ luật. 2.2.2. Các danh hiệu khen thưởng, kỷ luật phát động thi đua * Các hình thức khen thưởng: - Đối với cá nhân: + Lao động tiên tiến. + Chiến sĩ thi đua cơ sở. + Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh. + Bằng khen của UBND Tỉnh. + Chiến sỹ thi đua toàn quốc. - Đối với tập thể: + Tập thể Lao động tiên tiến. + Tập thể Lao động xuất sắc. + Bằng khen của UBND Tỉnh. + Cờ thi đua của UBND Tỉnh. + Cờ thi đua của Chính phủ. + Danh hiệu anh hùng. * Các hình thức kỷ luật lao động: - Đối với cá nhân: + Cảnh cáo. + Khiển trách. + Kéo dài thời gian nâng bậc lương. 10 + Hạ bậc lương. + Giáng chức; + Cách chức. + Buộc cho thôi việc. - Đối với tập thể: + Cảnh cáo. + Khiển trách. 2.3. Thực trạng về công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật người lao động ở xã Tân Quới năm 2012 - 2013 2.3.1. Thực hiện kế hoạch phát động thi đua khen thưởng, kỷ luật: Hưởng ứng sự phát động kế hoạch thi đua khen thưởng, kỷ luật, tập thể Cán bộ, công chức, các ngành đoàn thể và nhân dân xã Tân Quới nhiệt liệt hưởng ứng, có nhiều mô hình, đề tài sáng kiến đăng ký thực hiện, điển hình một số mô hình, đề tài tiêu biểu mang lại hiệu quả thiết thực trong công việc và lao động sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân áp dụng thực hiện: - Mô hình lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã xuống họp Tổ dân phòng liên kết, đối thoại trực tiếp với nhân dân. - Mô hình Đê bao liên kết bảo vệ vườn, kết hợp giao thông nông thôn của Ủy ban nhân dân xã. - Mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) của Hội Nông Dân xã. - Mô hình hai cặp một (Hai Hội viên khá giúp đỡ một Hội viên nghèo) của Hội Cực Chiến Binh xã. - Mô hình Tổ hợp tác (Giúp đỡ, tư vấn khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thong sản xuất chăn nuôi...) của Đoàn Thanh Niên. - Mô hình Hủ gạo tình thương của Hội Chữ Thập Đỏ xã. 11 - Sáng kiến Xuống địa bàn ấp giải quyết thủ tục về hộ tịch cho dân nghèo ngày thứ Bảy của Công chức Tư pháp – Hộ tịch xã. - Sáng kiến Xuống địa bàn ấp cấp phát lương cho gia đình chính sách, người cao tuổi của Công chức Văn hóa- Xã hội xã. 2.3.2. Những thành tựu đạt được trong công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật người lao động ở xã Tân Quới năm 2012- 2013 * Tăng trưởng kinh tế: Xuất phát là một xã thuần nông, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, phần lớn là cây công nghiệp ngắn ngày và vườn tạp với tập quán sản xuất lạc hậu, nhỏ lẽ; năng suất và sản lượng không cao nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; thu nhập bình quân đầu vào năm 2011 khoảng 30 triệu đồng/người/ năm. Sau khi tiếp thu chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cùng với tiềm năng lợi thế của địa phương và sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân, nên kinh tế của xã có bước phát triển khá nhanh, đã chuyển từ một xã thuần nông, vườn tạp tiến tới một nền kinh tế với cơ cấu đa dạng, đi vào chiều sâu và bền vững theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc theo mô hình nông thôn mới. Kết quả, sau 02 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 1,5 lần, từ trên 30 triệu đồng/người năm 2011 lên 45 triệu đồng/người năm 2013. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2013 đạt 8.424 triệu đồng, gấp 1,3 lần so năm 2012. * Sản xuất nông nghiệp: Nhân dân xã Tân Quới đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương như thổ nhưỡng, mặt nước, bãi bồi ven sông…; phát triển, nhân rộng mô hình kinh tế tổng hợp hộ gia đình, kinh tế trang trại gắn với nhu cầu tiêu thụ, chế biến hàng nông sản của các doanh nghiệp trong khu vực, nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Song song đó, việc ứng dụng có hiệu quả 12 các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất luôn được quan tâm thông qua các câu lạc bộ, mạng internet, đội ngũ cộng tác viên; yếu tố sản xuất hàng hóa sạch, an toàn ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo trong sản xuất của nông dân và doanh nghiệp. Đến nay diện tích vườn chuyên canh của xã với 3 loại cây chủ yếu là xoài cát, nhãn và cây có múi là 1.804 ha (trong đó có 30% diện tích sản xuất theo hướng an toàn), chiếm 69,57% diện tích sản xuất của Xã và 34,65% diện tích vườn toàn Huyện; sản lượng hàng năm ước đạt 27.060 tấn; ngoài tiêu thụ trong nước còn được xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một số nước phương Tây. Về thủy sản phát triển mạnh, chủ yếu là nuôi cá tra và cá điêu hồng, với 277,2 ha và 784 lồng bè, sản lượng hàng năm ước đạt 36.000 tấn, chiếm 80% sản lượng thủy sản toàn Huyện. Trên địa bàn còn có 85 ha cây lác và 49 ha lục bình, đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ cho các làng nghề dệt chiếu và đan thảm lục bình, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương. Ngoài ra những năm gần đây đã bắt đầu hình thành một số diện tích sản xuất hoa, cây cảnh. Đã có hàng trăm hộ nông dân đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” cấp Huyện và Tỉnh, đạt mức thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả sản xuất đạt 60 triệu đồng/ ha/năm, dẫn đầu toàn Huyện. * Tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ: Do kịp thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, địa phương luôn quan tâm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư như chú trọng thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính theo các quy định hiện hành của Nhà nước, tranh thủ các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn… qua đó đã thu hút 13 doanh nghiệp và hàng trăm cơ sở sản xuất đầu tư, mở rộng hoạt động trên nhiều lĩnh vực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là các lĩnh vực chế biến, vận chuyển hàng nông sản, kinh doanh dụng cụ nông - ngư cơ, vật liệu xây dựng, các dịch vụ nhà trọ, ăn uống giải khát, du lịch miệt vườn…, góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách. Đặc biệt trên địa bàn có một Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và 3 làng nghề 13 được UBND Tỉnh công nhận với mặt hàng dệt chiếu lát xuất khẩu. * Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - văn hoá – xã hội: Đến nay, trên địa bàn xã đã xây dựng được 25 bờ bao kết hợp giao thông nông thôn, có chiều dài 135 km, bảo vệ 1.084 ha vườn cây ăn trái, tất cả các tuyến đường liên ấp kết hợp bờ bao chống lũ bảo vệ vườn cây ăn trái được nâng cao hơn đỉnh lũ năm 2011, mặt đường rộng từ 3 - 5 mét và được rãi nhựa hoặc bê tông xi măng; các tuyến đường còn lại đều được rãi vật liệu cứng, do đó xe 2 bánh lưu thông trong toàn Xã cả 2 mùa mưa - nắng, xe 4 bánh lưu thông đến ấp. Để tạo sự thông thương trong trao đổi hàng hóa và việc đi lại của nhân dân được dễ dàng, thông qua Huyện. * Cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân: Trong những năm qua, cùng với việc tập trung hoàn thành các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh, Đảng ủy, Chính quyền và các đoàn thể luôn quan tâm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xem đây là thước đo hiệu quả của các chương trình, mục tiêu về kinh tế - xã hội thực hiện trên địa bàn; trên 85% hộ gia đình có nhà cấp 4 trở lên, không còn nhà tạm; 99,93% hộ gia đình có điện thắp sáng; 99,05% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; 98% hộ gia đình có phương tiện nghe, nhìn và xe mô tô. * Xây dựng đội ngũ cán bộ Từ kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng cao và cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và thời gian tới. Tổng số cán bộ, công chức là 39 người đều đạt chuẩn theo quy định, trong đó: trình độ chuyên môn đại học 07 người chiếm 18,95%, cao đẳng 02 người, chiếm 5,4%, trung cấp 28 người, chiếm 75,6% ; trình độ chính trị: Cử nhân, cao cấp: 05 người, chiếm 13,5%, trung cấp 19 người, chiếm 51,3%. Công tác đánh giá cán bộ được thực hiện đúng qui định, kết quả đánh giá hàng năm có 100% cán bộ, công chức đều đạt mức hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ. 14 2.3.3. Kết quả đạt được về thi đua khen thưởng, kỷ luật người lao động ở xã Tân Quới. * Kết quả đạt được toàn diện về Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật người lao động ở xã Tân Quới Với những đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh và xây dựng hệ thống chính trị, thời gian qua, đơn vị Ủy ban nhân dân xã Tân Quới đã được khen thưởng: - Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1976. - Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp công nhận danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc 11 năm liên tục từ năm 2000 đến năm 2011. - Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2007. - Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tặng 8 Cờ thi đua xuất sắc vào các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2008, 2009, 2010, 2011. - Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng 3 Cờ thi đua vào năm 2001, 2008, 2009. - Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2001, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2005, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2010. - Đảng bộ xã Tân Quới được Ban dân vận Trung ương tặng bằng khen trong phong trào thi đua “ Dân vận khéo ” năm 2009 – 2010. - Đảng bộ và nhân dân xã Tân Quới được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen đã có thành tích 04 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ 2007 – 2010. - Đại diện các xã, phường, thị trấn trong Tỉnh dự đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ VIII năm 2010. 15 - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp tặng cờ “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu” giai đoạn 2008 - 2011. * Kết quả đạt được về thi đua khen thưởng, kỷ luật người lao động năm 2013 ở xã Tân Quới =>Khen thưởng tập thể Cán bộ, Công chức xã - Cá nhân: + Lao động tiên tiến: 15 người. + Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 05 người. + Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh: 02 người. + Bằng khen của UBND Tỉnh: 01 người. - Tập thể: + Tập thể lao động xuất sắc. + Đơn vị thi đua xuất sắc của Tỉnh. + Chính phủ tặng Cờ thi đua. * Khen thưởng nhân dân trong đạt thành tích xuất sắc: - 01 Bằng khen của Chủ tịch nước khen thưởng Thanh niên điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất. - 01 giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh, khen thưởng đột xuất cho cá nhân có thành tích xuất sắc phong trào toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc. - Rất nhiều Giấy khen của Ủy ban nhân dân huyện cho cá nhân có thành tích trong phong khuyến học, khuyến tài, lao động sản xuất giỏi, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn ở khu dân cư ... * Kỷ luật lao động: Nhận thức được vai trò của Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật người lao động, là vấn đề quan trọng, nhằm mang lại lợi ích và hiệu quả nhất trong công tác và lao động sản xuất, mổi Cán bộ, Công chức xã luôn có ý thức phấn 16 đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, không vi phạm nội qui cơ quan và các qui chế khác liên quan đến chuẩn mực của người Cán bộ, Công chức. Song bên cạnh đó trong hai năm tại đơn vị có 01 Công chức, do chủ quan trong công việc nên mức độ hoàn thành nhiệm vụ đạt chưa cao, đã được tập thể Hội đồng thi đua khen thưởng - kỷ luật xã tổ chức họp nhắc nhở, yêu cầu khắc phục, xét thấy mức độ vi phạm nhẹ, không gây hậu quả lớn, nên Hội đồng không áp dụng hình thức kỷ luật đối với Công chức này. 3. Đánh giá chung: 3.1. Những thành tựu đạt được: Mục đích của việc thi đua - khen thưởng là nhằm động viên, giáo dục, nêu gương, để sau khi được biểu dương, khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen phát huy tính tích cực trong công việc được giao; người chưa được khen cũng thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cần phải phấn đấu để được ghi nhận trong thời gian tới và đạt được mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị, địa phương đề ra. Nhận thức được điều đó, công tác thi đua - khen thưởng những năm qua đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân trong xã. Các phong trào thi đua được phát triển sâu rộng trên địa bàn xã, với nhiều hình thức phong phú có tác dụng thúc đẩy, động viên cán bộ, nhân dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tích cực học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh, nhất là phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, xã đã kịp thời có những chính sách khen thưởng đột xuất, khen thưởng chuyên đề, quan tâm coi trọng khen thưởng tập thể và các cá nhân, lao động trực tiếp. Tạo động lực thi đua hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà xã đề ra; kinh tế phát triển, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng được củng cố tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. 3.2. Khuyết điểm: 17 Bên cạnh những nổ lực phấn đấu vươn lên của tâ pâ thể cán bộ công chức, ở cơ quan trong thời gian qua đã mang lại những thành tựu cho sự phát triển của đơn vị. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những mă ât hạn chế như sau: Viê âc khen thưởng ở đơn vị vẫn còn mang nă nâ g mă ât tình cảm, nể nang, chưa chú ý nhiều đến hiệu quả trong đơn vị. Vẫn còn mô ât số cán bộ công chức còn chưa nhiê ât tình trong công tác, ý thức trách nhiê âm chưa cao, khả năng sử dụng công nghê â thông tin còn hạn chế, còn một bộ phận cán bộ chưa thật sự tâm huyết và gắn bó với nghề, chưa thường xuyên học hỏi tìm tòi từ những đồng nghiê âp và ra sức thi đua thực hiện hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao… Nguồn ngân sách của xã còn hạn hẹp, cho nên đôi lúc viê âc chi tiền khen thưởng còn chưa đúng theo quy định. 3.3. Nguyên nhân: - Xuất phát điểm của Tân Quới là nền kinh tế thuần nông, điều kiên sinh hoạt, vui chơi, giải trí còn thiếu thốn, đời sống dân trí thấp. - Vẫn còn một bộ phận nhỏ Cán bộ, Công chức và nhân dân ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động chưa cao. - Chính sách, chế độ khen thưởng chưa xứng đáng với công sức bỏ ra. - Quy chế quy định về khen thưởng, khen cao đối với cơ sở chưa phù hợp: Khen thưởng theo chỉ tiêu, xét khen cao phải đạt thành tích cao nhiều năm liền, nếu theo cơ chế này thì không biết đến bao giờ Công chức xã mới được Trung ương khen. 4. Phương hướng và giải pháp 4.1. Phương hướng: Với những thành tựu và kết quả đạt được Đảng bộ và nhân dân xã Tân Quới quyết tâm thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật người lao động, phấn đấu trong năm 2014 với sự nổ lực của mình và tranh thủ sự ủng hộ 18 của cấp trên sẽ đạt hoàn thành mới từ 2-3 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Đảng bộ trong sạch vững mạnh. 4.2. Giải pháp: Từ thực tiễn công tác thi đua - khen thưởng của xã Tân Quới, để nâng cao chất lượng công tác khen thưởng trong thời gian tới, cần quan tâm, thực hiện một số vấn đề sau: Trước tiên, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thi đua - khen thưởng. Cấp ủy Đảng cần quán triệt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về thi đua, khen thưởng trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước đối với công tác thi đua - khen thưởng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, để vận dụng một cách cụ thể, sáng tạo vào ngành, địa phương, đơn vị mình từ đó có sự lãnh đạo chỉ đạo đúng đắn, kịp thời làm cho công tác thi đua - khen thưởng bắt nhịp được với hơi thở của thực tiễn cuộc sống, phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, thực hiện được nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Thứ hai, nâng cao nhận thức về công tác thi đua - khen thưởng và quản lý Nhà nước đối với công tác thi đua - khen thưởng. Phải bám sát và thực hiện nguyên tắc khen thưởng: “chính xác, công khai, công bằng, kịp thời”; trong đó chú trọng khen thưởng đối tượng người lao động trực tiếp là chính, phải xem người lao động là nền tảng của phong trào thi đua yêu nước. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các buổi sinh hoạt tại các cơ quan, đơn vị về Luật Thi đua - Khen thưởng và các quy định, chính sách về thi đua khen thưởng của Nhà nước và của đơn vị đến mọi đối tượng. Thứ ba, đẩy mạnh công tác xây dựng điển hình tiên tiến và tuyên truyền nêu gương các điển hình tiên tiến. Khi tổng kết, rút kinh nghiệm phải suy tôn các cá nhân, các tập thể điển hình tiên tiến, để mỗi tập thể, cá nhân đó chính là những tấm gương sáng và là vốn quý của sự nghiệp cách mạng. Thứ tư, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị trong công tác thi đua - khen thưởng. Các tổ chức trong hệ thống chính trị, thông qua vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình để tham gia phong 19 trào và tham gia quản lý Nhà nước đối với công tác thi đua - khen thưởng. Trong đó, các cấp ủy Đảng đóng vai trò lãnh đạo đề ra chủ trương, mục tiêu của công tác thi đua - khen thưởng. Thứ năm, thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý Nhà nước về công tác thi đua - khen thưởng. Xây dựng và ban hành các quy định, chính sách về thi đua - khen thưởng phù hợp với điều kiện, tình hình xã hội hiện nay. Đào tạo cán bộ, công chức làm công tác thi đua - khen thưởng. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về thi đua - khen thưởng. Thứ sáu, tăng cường năng lực hoạt động của tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác thi đua - khen thưởng. Kiện toàn bộ máy làm công tác thi đua - khen thưởng. Đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo và tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua - khen thưởng. Thứ bảy, đổi mới phong trào thi đua - khen thưởng. Đổi mới hình thức tổ chức phát động thi đua, đăng ký giao ước thi đua đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương hình thức. Mục tiêu thi đua phải gắn với nhiệm vụ công việc hàng ngày và gắn liền với mục đích, yêu cầu chung trong từng giai đoạn lịch sử của cách mạng để hướng quần chúng vào mục tiêu đó mà phấn đấu thi đua đạt kết quả tốt. Chuyển từ khen thưởng cuối năm là chủ yếu, sang khen thưởng thường xuyên, đột xuất, kể cả đề nghị cấp trên khen thưởng đột xuất. 5. Kiến nghị: Để Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật người lao động của xã một cách toàn diện và thiết thực. Qua thực tế nghiên cứu của báo cáo, bản thân xin đề ra một số kiến nghị sau: - Nhà nước xem xét mức khen thưởng xứng đáng các đề tài, sáng kiến mang lại hiệu quả cao, được nhân rộng điển hình. - Nhà nước xem xét qui chế khen thưởng đối với cấp cơ sở. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan