Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thu hoạch cá nhân...

Tài liệu Báo cáo thu hoạch cá nhân

.DOC
20
6207
127

Mô tả:

Báo cáo thu hoạch cá nhân là những tích lũy của bản thân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TAM NÔNG -----š š › › ----- BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM LÂN II Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ MỸ LỆ Giáo sinh thực tập : NGUYỄN THỊ NGỌC HUẾ Lớp : K9- ĐHSP Ngữ văn Khoa : Khoa hội xã hội và nhân văn Lớp thực tập chủ nhiệm : 10 A4 Phú Thọ - 2015 1 UBND TỈNH PHÚ THỌ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạmh phúc BẢN THU HOẠCH - PHẦN I - SƠ YẾU LÝ LỊCH: + Họ và tên giáo sinh: Nguyễn Thị Ngọc Huế Giới tính: Nữ + Ngày, tháng, năm sinh: Ngày 23 tháng 10 năm 1993 + Chuyên ngành đạo tạo: Sư Phạm Văn + Lớp: K9- ĐH Sư phạm văn + Khoa khao học xã hội và nhân văn - Trường: Đại học Hùng Vương + Hệ đào tạo: Đại học chính quy tập chung - Khoá: 2011- 2015 + Thực tập chủ nhiệm: 10A4 + Các nhiệm vụ được giao: - Làm công tác chủ nhiệm. - Soạn giáo án, giảng dạy và dự giờ. Thời gian thực tập sư phạm 2 từ ngày: 02/03/2015 đến ngày: 17/04/2015. Thực tập tại trường: THPT Thanh Sơn – huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ. 2 MỞ ĐẦU Trong thời gian thực tập sư phạm ở trường THPT Thanh Sơn (từ 02/03/2015 - 17/04/2015) nhờ có sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của BGH nhà trường, cùng với giáo viên bộ môn đồng thời là giáo viên hướng dẫn công tác chủ nhiệm đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho em hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực tập của mình. Mục tiêu trong đợt thực tập này của em là: hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm, rèn luyện kĩ năng đứng lớp, hoàn thiện kiến thức. Nắm được phương pháp giảng dạy môn Hóa học trong trường phổ thông, nắm được các hoạt động chủ nhiệm. Học hỏi các kĩ năng sư phạm cần thiết để phục vụ cho hoạt động giảng dạy sau này. Trong thời gian học tập tại trường Đại Học Hùng Vương, em đã học được rất nhiều điều từ trong sách vở và những kiến thức do nhiều giáo viên truyền thụ, tuy nhiên để trở thành một giáo viên giỏi, điều quan trọng không phải là chỉ biết bám vào sách vở mà phải biết thực hành áp dụng vào thực tiễn những gì mình đã học được, hướng phấn đấu tương lai của em là sẽ cố gắng hết mình để trở thành một giáo viên giỏi, nên em muốn được thực hành tại trường trung học phổ thông Thanh Sơn, thực tập tại trường sẽ giúp em học hỏi được những phương pháp giảng dạy của các thầy cô giáo trong trường và hơn nữa em sẽ biết được các hoạt động chủ nhiệm lớp, cách quản lí lớp là như thế nào, đợt thực tập này sẽ giúp em chủ động làm quen với môi trường sinh hoạt mới và môi trường đó em với tư cách là một giáo viên, điều đó giúp em vững bước đi đến con đường tương lai của mình. - Trong quá trình thực tập dưới sự chỉ dẫn của thầy cô giáo tại trường, và những gì em học hỏi được trong những tiết dự giờ và lên lớp sinh hoạt, những điều đó giúp ít rất nhiều cho công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm của em sau này vì em đã được làm quen với cách giảng dạy trên lớp và cách xử lí các tình huống xảy ra trên lớp, cũng như là biết cách gần gũi với các em học sinh để nắm bắt tâm tư tình cảm của các em. - Trong bảy tuần thực tập, tuy không phải là một thời gian dài, nhưng cũng giúp cho em một phần nào biết được các phương pháp giảng dạy ở trường, em đã được vào dự giờ nhiều tiết dạy của các cô giáo trong trường, sau đó em cũng được 3 họp tổ chuyên môn rút kinh nghiệm cùng các cô giáo trong tổ, các thầy cô đã chỉ ra những ưu điểm và những sơ xuất nhỏ của các thầy cô. Mỗi người có một phương pháp giảng dạy riêng, và các phương pháp đó có một điểm chung là đều tạo sự thích thú cho học sinh khi tham gia vào tiết học. Qua đó em cũng học hỏi được rất nhiều điều và đó là hành trang để em bước đi trên con đường tương lai. Trong bảy tuần vừa qua em cũng gặt hái được nhiều thành quả, em biết được cách quản lí lớp học như thế nào, ngoài những buổi chính khóa em còn tham gia vào các hoạt động ngoài giờ: tham gia chỉ đạo lớp lao động,… - Trong đợt thực tập này em nghiên cứu những phương pháp dạy học ở trường, các trình tự để dạy một bài học, cách gây sự chú ý của học sinh đến bài học, dùng các phương pháp trực quan sinh động, dùng nhiều hình ảnh, cho học sinh nghe băng để rèn luyện các kỹ năng cho học sinh, cho học sinh chơi trò chơi để thư giãn và củng cố kiến thức, từ đó em cũng tìm ra được phương pháp giảng dạy cho riêng mình. Đồng thời em cũng nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Lệ, em đã hoàn thành được tiết sinh hoạt lớp đầu tiên với lớp 10A4, tuy không thành công như mong đợi nhưng em cũng có được thật nhiều kinh nghiệm do cô Nguyễn Thị Mỹ Lệ của nhà trường, biết cách soạn giáo án sinh hoạt, cách điều khiển các em chơi trò chơi trên lớp, tự tin để đứng trước lớp để sinh hoạt. - Bên cạnh những giáo viên hướng dẫn, các em học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực tập của em, cụ thể là các em học sinh lớp 10A4, ban đầu các em còn e dè không muốn tiếp xúc với em, nhưng sau vài ngày các em đã chủ động đến để trò chuyện cùng em. Các em lớp 10A4 cũng là những nhân vật chính trong quá trình nghiên cứu của em. Qua bảy tuần em cũng tìm hiểu được một phần nào tính cách và những ước mơ tương lai của các em qua những bức tranh của các em vẽ về ước mơ của mình. - Em đã được tìm hiểu về các phương pháp giảng dạy của các thầy cô giáo ở các khối lớp 10, 11, 12 của trường THPT Thanh Sơn. Đó là kết quả em thu được sau nhiều tiết dự giờ của các thầy cô giáo: cô Nguyễn Thị Mỹ Lệ lớp 10A4, cô Phan Thị Ân lớp 10a2,… và rút kinh nghiệm những tiết dự giờ cùng cô giáo 4 Nguyễn Thị Mỹ Lệ. Qua những lần rút kinh nghiệm thầy giáo đã tận tình chỉ bảo những gì cô tích góp được trong quá trình giảng dạy của mình. - Em bắt đầu thực hiện bài thu hoạch này ngay sau khi em đã hoàn thành xong đợt thực tập tại trường THPT Thanh Sơn, và em có thời gian là 7 tuần để hoàn tất bài thu hoạch này. Sơ lược đặc điểm tình hình chung của nhà trường: - Tổng số lớp : 30 lớp + Khối 10 : 10 lớp. + Khối 11: 10 lớp. + Khối 12: 10 lớp. - Tổng số học sinh: 1188 học sinh: + Khối 10 : 391 + Khối 11: 381 + Khối 12: 416 - Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 90, được chia ra: + Nhân viên : 11 + Giáo viên : 79 - Được chia ra làm 5 tổ: Trong đó có: + Tổ Hóa - Công nghệ - Thể dục - QP + Tổ Văn – Sinh – GDCD + Tổ Toán – Tin - Lý + Tổ Sử - Địa – Ngoại ngữ + Tổ văn phòng Những thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục trong mọi hoạt động của trường. 5 - Nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục được quán triệt trong cấp ủy đảng,chính quyền và các đoàn thể địa phương, mức độ quan tâm đến việc học của học sinh đã có chuyển biến tích cực trong các bậc phụ huynh. - Cơ sở vật chất khá đầy đủ, đảm bảo các yêu cầu cơ bản cho việc dạy và học. - Địa bàn dân cư hẹp nên việc điều tra vận động học sinh ra lớp được dễ dàng. - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt, có tinh thần đoàn kết nội bộ tốt. - Các đoàn thể trong nhà trường phát huy đúng chức năng, nhiệm vụ của mình là chổ dựa vững chắc của chính quyền. - Nề nếp học tập của học sinh được xây dựng khá vững chắc. + Hạnh kiểm: Tốt 100%. + Học lực: Giỏi: 28,2% ; Khá: 71,8% - Trong những năm qua nhà trường đạt được rất nhiều thành tựu : * Khó khăn: - Điều kiện phục vụ cho hoạt động ngoại khóa còn rất hạn chế (sân chơi bãi tập, …) - Một số học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập. Phần II: Tự đánh giá kết quả thực hiện các công việc 1. Công tác giảng dạy: * Tinh thần thái độ, ý thức đối với hoạt động dạy học. - Tích cực trong việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy, tìm hiểu cách tổ chức dạy học để chuẩn bị cho tiết dạy theo sự phân công của nhà trường. - Dự giờ đủ các tiết thao giảng để học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp, cách tổ chức, đặc biệt là tác phong chuẩn mực của một người giáo viên khi đứng lớp, nhằm bổ sung và phục vụ cho tiết dạy của mình được tốt hơn. - Hoàn thành việc soạn giáo án và nộp đúng hạn cho giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa kịp thời trước khi lên lớp. - Tập trung chú ý cao khi nghe thầy cô giáo hướng dẫn rút kinh nghiệm sau tiết dạy, để khắc phục những khuyết điểm của mình. 6 - Luôn học hỏi và trau dồi cách giảng dạy của giáo viên hướng dẫn và các bạn cùng nhóm để tiết dạy tốt hơn. * Những công việc đã làm và kết quả cụ thể - Dự giờ đầy đủ và chu đáo các yêu cầu trước khi dự giờ, ghi chép tỉ mỉ nội dung tất cả các tiết dạy của thầy cô và các bạn trong nhóm. - Tham dự đầy đủ tất cả các tiết dạy thao giảng toàn đoàn, nhóm và rút kinh nghiệm. Từ đó có thể nhận xét, đánh giá, học hỏi được cách giảng dạy để có kinh nghiệm cho tiết dạy của bản thân. - Đã giảng dạy lớp 10A2 5 tiết; 10A4 8 tiết; 10A6 5 tiết. * Soạn giáo án: - Sau khi nắm bắt được phân phối chương trình học và lịch dự giờ thực tập thao giảng em tiến hành soạn giáo án đầy đủ trước khi đi dự giờ. Trong quá trình soạn em luôn tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các bạn trong nhóm để kịp thời chỉnh sửa cho phù hợp. - Trong đợt thực tập em đã soạn được: 8 giáo án Ngữ văn - Em được dự được tổng cộng 19 tiết dạy của các thầy cô giáo, trong đó có 01 tiết sinh hoạt lớp và 13 tiết chuyên nghành và 04tiết bộ môn khác, mỗi thầy cô đều có cách thức riêng để trình bày bài dạy của mình. * Sau đây là tiến trình một số giờ em được đi dự và một số tiết em được giảng dạy trong đợt thực tập này: Tuầần 31: (16/03-21/03/2013) Thứ 2: (16/03/2015) - Dạy tếết 5 lớp 10A6 môn ngữ văn tếết 79 bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (tếết 1) Thứ 7: (21/03/2015) - Dạy tiết 3 lớp 10A6 môn ngữ văn tiết 79 – 80 bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (tiết 2) - Dạy tiết 5 lớp 10 A4 môn ngữ văn tiết 84 bài “Trao duyên”(tiết 2) Tuần 32: (23/03 – 28/03/2015) 7 Thứ 3: (24/03/2015) - Dự giờ tiết 4 lớp 10A4 bài “Truyện Kiều” phần I Tác phẩm. của bạn Nguyễn Thị Hai - Dự giờ tiết 5 lớp 10 A4 tiết 85: Đọc thêm “Thề nguyền” của bạn Nguyễn Thị Hai Tuần 33: (30/3 – 4/4/2015) Thứ 3: (31/3/2015) - Dự giờ tiết 4 lớp 10A4 tiết 88: TLV: Trả bài viết số 6 của cô Nguyễn Thị Mỹ Lệ - Dạy lớp tiết 5 lớp 10A4 tiết 89: Tiếng việt: Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối (tiết 1) Thứ 7: (4/4/2015) - Dạy tiết 3 lớp 10A6 tiết 86: Đọc thêm: Nỗi thương mình - Dự giờ tiết 4 lớp 10A2 tiết 65: Đọc thêm: Thề nguyền của bạn Nguyễn Thị Hai - Dạy lớp tiết 5 lớp 10A4 tiết 90: Tiếng việt: Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối (tiết 2) Tuần 34: (6/4 – 11/4/2015) Thứ 2: (6/4/2015) - Dự giờ tiết 2 lớp 10A6 tiết 85: Đọc thêm: Thề nguyền của bạn Nguyễn Thị Hai - Dạy tếết 3 lớp 10 A6 tếết 86: Đọc thếm: Nỗỗi thương mình Thứ 3: (7/4/2015) - Dự giờ tiết 4 lớp 10A4 tiết 91: làm văn: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh bạn Nguyễn Thị Hai - Dạy tiết 5 lớp 10A4 tiết 92: Làm văn: Phương pháp thuyết minh Thứ 4: (8/4/2015) - Dạy tiết 4, lớp 10 A2 tiết 86: Đọc thêm: Nỗi thương mình - Dự giờ tiết 5 lớp 10A2 tiết 87: Đọc văn: Chí khí anh hùng cô Nguyễn Thị Mỹ Lệ Kết luận: Có thể nói qua những tiết dự giờ trên, em đã học hỏi được rất nhiều điều cho riêng bản thân em, các thầy cô giảng dạy đúng nội dung kiến thức bài học, làm chủ được kỹ năng, kiến thức, xác định đúng mục tiêu của bài, rèn luyện kĩ năng cho học 8 sinh, chọn và sử dụng phương pháp dạy phù hợp với đặt trưng môn học đối tượng học sinh. Phân phối thời gian hợp lí, tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, làm cho học sinh hăng say học hỏi và chủ động làm việc. Không khí lớp học nghiêm túc, thoải mái nhẹ nhàng. Do các thầy cô đều là những giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nên trong quá trình giảng dạy thường ít gặp sai sót. Các thầy cô đã tạo được một không khí lớp hăng say học tập, các em rất nghiêm túc, tích cực phát biểu xây dựng bài. Trong lần thực tập này em được một lần đứng lớp để sinh hoạt, em cũng làm đúng theo trình tự của một tiết sinh hoạt lớp tuy nhiên kết quả không được như mong muốn vì đây là lần đầu tiên em đứng lớp nên còn quá nhiều sơ xuất, việc xử lí vi phạm, tuyên đương chưa được rõ ràng, không điều tiết thời gian hợp lí. Trong khi thực tập công tác chủ nhiệm thì vào mỗi buổi đầu giờ học em có mặt tại lớp học trước 7 giờ 05 phút để theo dõi tình hình lớp, quản lí các em đầu giờ, để ý và nhắc nhở các em thực hiện không đúng nội quy, trò chuyện cùng các em để hiểu thêm về các em. Bám sát thời khóa biểu và lịch kiểm tra của các em. Thông qua giáo viên chủ nhiệm để hiểu thêm về tình hình lớp, dự các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các buổi lao động, …. Qua những tiết sinh hoạt của các thầy giáo em học hỏi được rất nhiều điều về cách quản lí lớp, cách xử lí các em vi phạm, cách nắm bắt tâm lí của các em, các cô có những biện pháp xử lí công bằng, cho học sinh có quyền khiếu nại, không thiên vị em nào, có kế hoạch rõ ràng cho tuần tiếp theo. Không khí lớp rất thoải mái, không tạo tâm lí căng thẳng cho học sinh * Mức độ nắm vững các nguyên tắc và phương pháp dạy học, các quy định của trường phổ thông. - Trước khi bước vào trường để thực tập em đã xác định cho mình mục đích của đợt thực tập là trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, làm quen với học sinh và các hoạt động của một trường phổ thông thật sự. Do đó em luôn ý thức trong việc học hỏi rút kinh nghiệm qua các tiết dạy của thầy cô, bạn bè, các tiết rút kinh nghiệm chủ động làm quen với học sinh. 9 - Qua các tiết dự giờ em rút ra được nhiều kinh nghiệm từ việc trình bày bảng hợp lí, đến giọng nói phải rõ ràng truyền cảm, tác phong phải chuẩn mực. Truyền đạt kiến thức mới cần phải gắn với ôn cũ và lồng ghép các nội dung giáo dục vào. - Về phương pháp dạy học em đã nắm bắt được cách nắm vững và cách vận dụng tốt nhiều phương pháp như: trực quan, thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp…vào quá trình dạy học. - Luôn đến trường đúng giờ quy định, trang phục gọn gàng phù hợp với tác phong sư phạm, tôn trọng lễ phép với giáo viên, thực hiện tốt nội quy quy định của nhà trường. - Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, đồ dùng của nhà trường. * Những bài học kinh nghiệm được rút ra qua hoạt động dạy học Về mặt giảng dạy, cũng không kém phần bận rộn công việc. Phải lên kế hoạch thực tập cho toàn đợt, từ khâu soạn giáo án, dự giờ, tập giảng rồi rút kinh nghiệm… Tuy nhiên trong sự vất vả ấy lại có thật nhiều niềm vui bên học trò, bên bạn bè cùng các thầy cô hướng dẫn. Qua đó em cũng học thêm được nhiều kinh nghiệm, tích lũy thêm được nhiều kiến thức thực tiễn cho chuyên ngành, học hỏi được nhiều kĩ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết trong môi trường sư phạm. - Trải qua đợt thực tập, thời gian tiếp cận thực tế chỉ có 7 tuần ngắn ngủi, nhưng bản thân tôi cảm thấy rằng để đạt được kết quả tốt trong công tác giảng dạy đòi hỏi người thầy giáo phải trang bị cho mình một vốn kiến thức sâu rộng, phải có chuẩn bị về đồ dùng, phương tiện dạy học thật tốt. - Giáo án cần phải soạn kĩ, cụ thể chi tiết, trước khi giảng dạy chính thức phải nắm chắc các trình tự lên lớp, cách tiến hành và các phương pháp đã vận dụng. Đồng thời phải biết linh hoạt trong quá trình giảng dạy, xử lí các tình huống sư phạm khéo léo, không làm ảnh hưởng đến học sinh, đến tiết học, đảm bảo phân bố thời gian hợp lí. Nắm vững nội dung kiến thức và đặc biệt là không được dạy sai, dạy nhầm, mang nội dung xuyên tạc mê tín. 10 - Tác phong phải chuẩn mực, trang phục hợp lí. Giọng nói phải rõ ràng, truyền cảm, hấp dẫn học sinh chú ý bài, không sử dụng từ ngữ địa phương, từ ngữ khó hiểu. - Phải biết tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ các tiết dự giờ của giáo viên, của các bạn trong nhóm từ cách trình bày, cách đặt câu hỏi…và đặc biệt là những kinh nghiệm từ giáo viên hướng dẫn. - Qua đợt thực tập em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu giúp ích cho việc giảng dạy sau này. 2. Công tác chủ nhiệm Em được sự phân công của trường vào chủ nhiệm lớp 10A4 tại trường THPT Thanh Sơn, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Lệ. Sau bảy tuần em cũng tìm hiểu được đặc điểm của lớp cụ thể là: - Tổng số học sinh của lớp là 44, trong đó có 31 nữ và 13 nam. - Các em học sinh đều ngoan và có ý thức học tập. * Những thuận lợi và khó khăn của lớp 11A1 - Thuận lợi : + Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. + Lực học tương đối đồng đều. + Hoàn thành tốt các hoạt động trường lớp đề ra. + Các phụ huynh học sinh có quan tâm đến con em mình. - Khó khăn : + Nhiều học sinh ở xa trường việc đi lại khó khăn + Một số em hoàn cảnh gia đình còn khó khăn + Một số em còn nói chuyện riêng không chú ý xây dựng bài * Thuận lợi và khó khăn khi thực tập tại trường THPT Thanh Sơn - Thuận lợi: Trong thời gian thực tập tại trường THPT Thanh Sơn em và cả đoàn được sự đón tiếp nồng hậu của tập thể giáo viên trường và trong công tác chủ nhiệm em được sự chỉ bảo rất nhiệt tình của, hầu hết các em đều rất ngoan, các thầy cô trong trường tạo điều kiện cho em được dự giờ và học hỏi kinh nghiệm 11 giảng dạy của những giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, và dự giờ những tiết dạy của các giáo sinh để em tích lũy được vốn kiến thức cho mình. - Khó khăn: Bên cạnh những mặt thuận lợi em cũng gặp một vài khó khăn là khó tiếp xúc với một vài em trong lớp, dường như các em chỉ sống thế giới của riêng mình, em không biết cách để tiếp cận các em ấy. * Ý thức, thái độ đối với công tác giáo dục nói chung, công tác chủ nhiệm nói riêng - Vấn đề giáo dục học sinh là một vấn đề được ngành giáo dục rất chú trọng quan tâm. Đối với em là một sinh viên thực tập làm công tác chủ nhiệm thì việc giáo dục học sinh cũng được đặt lên hàng đầu. - Luôn đến lớp đúng giờ quy định để theo dõi và quản lí học sinh trong giờ, 15 phút đầu giờ, ra chơi, ra về. Thường xuyên theo dõi học sinh để kịp thời phát hiện những học sinh cá biệt cần được nhắc nhở. - Đối với em công tác chủ nhiệm còn rất mới mẻ, vì thế em luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc được giao. - Là một giáo viên chủ nhiệm em luôn gương mẫu trong lời nói, tác phong chuẩn mực, chấp hành tốt mọi nội quy của trường lớp để học sinh noi theo. - Luôn quan tâm công bằng khách quan đối với mọi học sinh, yêu mến các em tạo mối quan hệ thầy trò tốt đẹp. Chủ động làm quen với lớp từ những ngày đầu bước vào trường để nắm tình hình lớp học, nắm rõ tên cũng như trình độ học tập và tâm lí của các em. Theo dõi bám sát các hoạt động của lớp. * Khả năng vận dụng các phương pháp giáo dục trong công tác chủ nhiệm, những thành tích cụ thể đạt được. - Mỗi người giáo viên cần phấn đấu trở thành tấm gương đạo đức để học trò noi theo. - Trong giảng dạy, giáo viên phải dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách ứng xử với học sinh. Thực hiện công tác giáo dục toàn diện thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin với phụ huynh để trao đỏi tình hình học tập của học sinh. Thường xuyên kiểm tra động viên khuyến khích các em bằng phong trào hoa điểm 10. 12 - Ngoài khâu tổ chức lớp tốt và vận dụng nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng mà còn luôn luôn giáo dục các em tuân theo luật lệ an toàn giao thông qua các bài học theo chương trình và qua thực tế hằng ngày. Đồng thời giáo dục cho các em đức tính “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” như lời Bác Hồ đã dạy. * Những bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh, nhất là những học sinh cá biệt. - “Sự thành công không từ bỏ mọi cố gắng”. Thật vậy, đối với học sinh các biệt đòi hỏi chúng ta phải biết lên kế hoạch cụ thể trong một khoảng thời gian khá dài mới có thể giáo dục được các em tiến bộ. Để làm được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải có sự kiên trì, nhẫn nại, chịu thương chịu khó trong công việc kèm cặp với vai trò là một người cố vấn, chỉ dẫn tận tình các em thì mới có thể giúp các em học tốt. - Trong việc giáo dục học sinh cá biệt giáo viên cần nhanh nhẹn, khéo léo, xử lí các tình huống phải khoa học, nghệ thuật. Phải linh hoạt và kịp thời phát hiện những hành vi không đúng nhằm điều chỉnh nhanh chóng cho các em. Phải biết nghiêm khắc đúng lúc, đúng chỗ đối với học sinh, làm cho các em vừa nể sợ vừa kính trọng và yêu quý thầy cô. Đối với học sinh các biệt cần có biện pháp giáo dục riêng, Phải nghiêm khắc đối với hành động không đúng của các em, tuyên dương kịp thời những tiến bộ trong em đó. Muốn làm được như vậy thì đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc tình hình của các em, nắm được đặc điểm tâm sinh lí, tình cảm, sở thích, tâm tư nguyện vọng của từng học sinh. Ngoài ra đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng tốt các quy tắc xử lí tình huống được học tập ở nhà trường sư phạm. - Tùy vào mức độ của từng học sinh mà giáo viên đề ra các phương thức, biện pháp và kế hoạch khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh cá biệt của lớp mình chủ nhiệm. 3. Công tác khác - Luôn có ý thức tìm hiểu thực tế giáo dục của lớp trường ngay từ buổi đầu đến trường THPT Tam Nông. - Tìm hiểu tình hình trật tự an ninh của nhà trường cũng như của địa phương 13 - Tích cực tham gia chỉ đạo tổ chức lớp lao động vệ sinh toàn trường . 4. Ý thức tổ chức kỉ luật - Luôn có ý thức tổ chức kỉ luật tốt. - Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội quy của nhà trường đề ra. - Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm. Phần III. Đánh giá chung và phương pháp phấn đấu 1. Một số thu hoạch lớn qua đợt thực tập sư phạm (mặt mạnh và mặt yếu). - Được vận dung các kiến thức về phương pháp, hình thức tổ chức trong dạy - học đã học tập và rèn luyện ở nhà trường sư phạm vào việc dạy học cụ thể từ đó rút ra những kinh nghiệm quý giá cho bản thân trong công tác giảng dạy sau này. - Được vận dụng các phương pháp giáo dục trong giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó rút ra những kiến thức thực tế, kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chủ nhiệm học sinh. - Được cô giáo hướng dẫn giảng dạy tạo điều kiện đứng giảng nhiều giờ ở nhiều lớp từ đó rút ra được những mặt ưu và nhược điểm của bản thân để hoàn thiện bản thân hơn. - Có được những kiến thức thực tế về đặc điểm tâm sinh lí học sinh THPT Thanh Sơn. - Làm quen với các nhiệm vụ công việc của một giáo viên THPT (dạy học và làm công tác chủ nhiệm), nhờ đó tích lũy thêm cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Giúp em hiểu đúng mực về nghề nghiệp của mình sau này. - Thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm lớn lao của người giáo viên THPT Thanh Sơn trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà từ đó mà có ý thức không ngừng học tâp, rèn luyện để có thể dáp ứng một cách tốt nhất nghiệm vụ “trồng người”của mình. - Thêm “yêu nghề”, “mến trẻ”. * Mặt mạnh - Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của BGH, của tập thể giáo viên trường THPT Thanh Sơn, được sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn chuyên môn. 14 Và đặc biệt là của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm và sự cộng tác của tập thể lớp 10A4 trong suốt thời gian thực tập giúp em học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong cách xử lí, giao tiếp với giáo viên trong môi trường sư phạm, tìm hiểu về hoạt động dạy học và giáo dục, cách xử xử, xử lí tình huống trong giao tiếp với học sinh, quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm, sinh hoạt đội,… - Chấp hành tốt nội quy, quy chế của trường thực tập, đoàn thực tập cũng như những quy định của trường: + Hoàn thành sổ sách đúng thời hạn. + Thực hiện tốt tác phong của người giáo viên. + Quý mến, tôn trọng thầy cô, công nhân viên và học sinh của trường. + Sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đóng góp, những nhận xét và lời chỉ bảo của thầy cô. + Tạo được mối quan hệ tốt với học sinh, đặc biệt là lớp chủ nhiệm 10A4 + Nhắc nhở, động viên các em cần tránh những công việc sai trái, luôn quan tâm giúp đỡ các em trong học tập. + Bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản của nhà trường. + Hoàn thành công tác chủ nhiệm. + Có khả năng tổ chức quản lí học sinh. Gần gũi trò chuyện với học sinh + Ngoài những điều trên bản thân em cũng đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quí báu từ thầy cô, bạn bè. Em sẽ tận dụng vốn kinh nghiệm này để sau này ra trường trở thành một giáo viên giỏi. * Mặt yếu - Thời gian thực tập chỉ có 7 tuần với nhiều công việc nên tôi không có nhiều thời gian tìm hiểu cụ thể từng em học sinh, đến gia đình để phối hợp với phụ huynh học sinh nhằm giáo dục các em tốt hơn, đầy đủ và có hiệu quả hơn trong học tập cũng như trong các phong trào khác. - Kĩ năng thực tế chưa có nhiều. - Chưa có nhiều kĩ năng trong công tác chủ nhiệm và công tác giảng dạy nên kết quả còn hạn chế. 15 - Chưa giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh trong công tác chủ nhiệm và các cách xử lí tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy. Qua đợt thực tập sư phạm năm cuối lần này, em đã rút ra cho bản thân mình nhiều kinh nghiệm quý báu và đồng thời với kết quả đạt được em cảm thấy rất vui vì biết được khả năng, thực lực của bản thân mình và sau khi ra trường cần phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn để đạt được thành tích cao hơn trong công tác giảng dạy. Đặc biệt trong đợt thực tập này, bản thân em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về công tác giảng dạy; công tác chủ nhiệm lớp và cố gắng phát huy những mặt tích cực của bản thân và hạn chế những thiếu sót của mình để làm ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ được giao. 2. Tự đánh giá xếp loại Trong suốt thời gian thực tập tại trường THPT Thanh Sơn, bản thân tôi đã luôn nỗ lực hết sức để hoàn thành những nhiệm vụ được giao như nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp, soạn giáo án, công tác giảng dạy trên lớp, tham gia đầy đủ các tiết dự giờ, chỉ đạo lớp lao động,… và những công việc cần thiết một cách nhanh chóng, chất lượng đó là tôi đã hoàn thành tất cả các sổ sách, bài báo cáo theo quy định của nhà trường. tôi luôn có tinh thần đoàn kết nội bộ, tinh thần học hỏi cao, cầu tiến, luôn nhiệt tình trong mọi công việc, đồng thời có nếp sống lành mạnh, hòa nhã, cư xử đúng mực, tôn trọng thầy cô, học sinh. Tuy bản thân trong quá trình thực tập có thể còn mắc những khuyết điểm như nói nhỏ trong những ngày đầu, chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên thực hiện các công việc được giao còn sai sót, luôn cần giáo viên hướng dẫn chỉ dạy tận tình, chưa tìm hiểu hết học sinh,… nhưng nhìn chung bản thân tôi đã phấn đấu, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt mọi công việc, luôn cố gắng tiếp thu khuyết điểm và sửa chữa ngay. Tự xếp loại: Tốt 3. Phương hướng phấn đấu sau đợt thực tập sư phạm - Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Vì vậy người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 16 - Em sẽ cố gắng phấn đấu nhiều hơn để nâng cao kĩ năng sư phạm để sau khi ra trường giảng dạy được tốt hơn. Và qua đợt thực tập này, em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ những thầy cô trong trường em đã đề ra phương hướng phấn đấu sau đợt thực tập sư phạm năm thứ cuối là: + Cố gắng phấn đấu, tu dưỡng đạo đức, học tập và rèn luyện nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dạy và học. + Nắm vững phương pháp dạy học theo chương trình mới của SGK. + Tham khảo thu thập tài liệu có liên quan đến chuyên môn cũng như những tài liệu cần thiết cho việc dạy và học, lĩnh hội tri thức chuyên môn. + Luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức và nhân cách của mình, hòa nhã với đồng nghiệp, tuân thủ nội qui của trường. + Với nền giáo dục và đào tạo như hiện nay thì người giáo viên cần phải có tri thức khoa học. Bên cạnh đó thì nhân cách, phẩm chất và đạo đức phải chuẩn mực để xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Phải chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học trước khi lên lớp, hoàn thành sổ sách đúng thời gian quy định. Gương mẫu chấp hành tốt nội quy nề nếp học tập, sinh hoạt của trường lớp. Giáo viên phải có kế hoạch chủ nhiệm, tinh thần sáng tạo. Song song với những vấn đề trên thì người giáo viên cần phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của mình để đạt yêu cầu hơn. - Phát huy những ưu điểm, tiếp thu những kinh nghiệm hay của các giáo viên trong dạy học, làm công tác chủ nhiệm. - Củng cố, hoàn thiện dần những kiến thức, kĩ năng mà mình còn yếu trong đứng lớp giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm, hướng dẫn sinh hoạt ngoại khóa ,… (đã bộc lộ trong thời gian thực tập). - Trang bị thêm cho bản thân những kiến thức, kỹ năng trong dạy học, chủ nhiệm lớp trong khoảng thời gian học tập còn lại. Bản thân tôi sẽ luôn cố gắng hết sức để trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, giữ vững tinh thần cầu tiến, ham học hỏi mọi lúc mọi nơi, khắc phục những hạn chế của bản thân để xây dựng cho bản thân một bản lĩnh vững 17 vàng, một hành trang chắc chắn, chuẩn bị cho đợt thực tập sư phạm năm thứ IV và cho nghề nghiệp trong tương lai. PHẦN IV: NHẬN XÉT CỦA NHÓM GIÁO SINH THỰC TẬP VÀ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Nhận xét của nhóm giáo sinh thực tập - Có ý thức tốt chấp hành tốt nội quy của trường cũng như đoàn thực tập sư phạm. - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. - Có tinh thần trách nhiệm cao. - Có tinh thần đoàn kết, lối sống lành mạnh. 2. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 2.1. Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm. + Ưu điểm: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... .......................................................................................................................... + Nhược điểm ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... .......................................................................................................................... 2.2.Giáo viên hướng dẫn giảng dạy + Ưu điểm 18 ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... + Nhược điểm ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Thanh Sơn, Ngày 10 tháng 04 năm 2015 Giáo sinh thực tập Giáo viên hướng dẫn 19 Nguyễn Thị Ngọc Huế Nguyễn Thị Mỹ Lệ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan