Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bao cao quy hoach...

Tài liệu Bao cao quy hoach

.DOCX
22
274
51

Mô tả:

Báo cáo thực tập quy hoạch lâm nghiệp tại Hòa Bình
LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Nhà trường và hội đồng khoa Lâm học trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt đợt thực tập môn “Quy Hoạch Lâm Nghiệp” trong khuôn khổ đào tạo kỹ sư chuyên ngành Lâm sinh, khóa học 2013 – 2017 của Trường Đại học Lâm Nghiệp. Có được kết quả này, trước hết chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ viên chức trường Đại học Lâm Nghiệp và khoa Lâm học đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này. Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Vi Việt Đức và Thầy Phạm Thế Anh đã tận tình hướng dẫn ,giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đợt thực tập vừa qua. Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ sâu sắc những sự giúp đỡ quý báu nói trên. Nhưng trong quá trình thực tập, mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi có những khiếm khuyết nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến phê bình, đóng góp của các bạn bè để bài báo cáo được hoàn thiện hơn, đảm bảo về độ tin cậy. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 09, tháng 12, năm 2016 Đặt Vấn Đề. Câu thành ngữ “Học đi đôi với hành” của ông cha ta đã có hàng trăm năm trước nhưng nó không hề hao mòn với từng thế hệ, từng lớp người. Chỉ có thực hành, áp dụng lý thuyết vào thực tế mới có thể ghi nhớ được các kiến thức căn bản, mới hiểu được bản chất thực sự của lý thuyết, giúp cho người học tăng khả năng tư duy và nhận thức, tích lũy được kinh nghiệm thực tiễn, tìm hiểu sự sai khác giữa lý thuyết và thực tế để có những giải pháp, các khắc phục... từ đó tránh được tình trạng “Lý Thuyết Hóa” của những sinh viên khi mới ra trường. Thực hành là vận dụng lý thuyết vào thực tiễn nhưng không đồng nghĩa với sự giống nhau giữa các ngành các nghề. Đặc biệt là với Lâm nghiệp ta, tư liệu sản xuất chính là Tài Nguyên Rừng gồm Rừng và Đất Rừng, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, điều kiện sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, chu kỳ kinh doanh kéo dài, khả năng hồi vốn thấp, người dân sống không tập trung, tình hình dân trí chưa cao... Từ đó cho thấy việc đưa ra các dự án, chính sách, thông tư hay việc áp dụng các kỹ thuật chăm sóc, gây trồng và bảo vệ,.. phải được căn nhắc rất kỹ lưỡng, tính toán chi tiết tỷ mỷ, đưa ra các giả định và cách khắc phục rủi ro để đạt thành công. Xuất phát từ thực tế trên Trường Đại học Lâm nghiệp đã tổ chức cho sinh viên khoa Lâm Học có 3 đợt thực với thời gian và lịch trình cụ thể, 2 đợt thực tập đầu với những môn căn bản, giúp cho sinh viên có kỹ năng về đo đếm, điều tra sản lượng Rừng, thổ những, trắc địa. Đặc biệt với thực tập 3 tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngổ Luông-Ngọc Sơn thuộc Xã Ngọc Sơn Huyện Lạc Sơn, Tỉnh Hòa Bình với các Môn chuyên môn sâu như: Trồng Rừng, Quy Hoạch Lâm nghiệp, Rèn nghề. Tuy thời gian ngắn ngủi nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy Cô đã cho chúng tôi những kinh nghiệm và những bài học bổ ích cho tương lai. CHƯƠNG I: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1.1 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU. 1.1.1 Mục đích. Đợt thực tập nhằm hoàn thành chương trình môn học quy hoạch lâm nghiệp, giúp sinh viên nắm vững kỹ năng thực hiện các bước tiến hành công tác điều tra các điều kiện cơ bản để xây dựng phương án quy hoạch trên một địa bàn cụ thể. Củng cố những kiến thức đã tiếp thu được trong phần lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. 1.1.2 Yêu cầu. Rèn luyện tinh thần thái độ cho sinh viên đối với nghề nghiệp, tác phong khoa học nghiêm túc trong chuyên môn, biết kế thừa và vận dụng kiến thức các môn học cho liên quan vào công tác điều tra quy hoạch. Kết thúc đợt thực tập mỗi sinh viên cần nắm vững: Trình tự các bước tiến hành cụ thể khi điều tra điều kiện cơ bản để có tài liện xây dựng 1 phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp. Các phương pháp, thao tác cụ thể trong điều tra các điều kiện cơ bản trong quy hoạch lâm nghiệp cho một đối tượng cụ thể. 1.2 NỘI DUNG THỰC TẬP. 1.2.1 Công tác ngoại nghiệp. Chủ yếu thực hiện nội dung: Điều tra điều kiện cơ bản sản xuất lâm nghiệp của đối tượng quy hoạch. 1.2.1.1 Điều kiện sản suất Lâm nghiệp. Đây là một trong những công việc rất quan trọng, mục đích của nó chính là để tiến hành điều tra một các đầy đủ có hệ thống và là cơ sở để phân tích sâu sắc các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất lâm nghiệp từ trước tới nay của đối tượng quy hoạch lâm nghiệp, làm cơ sở đề xuất phương án quy hoạch phù hợp với thực tế khách quan, có tính khả thi cao và phát huy cao tác dụng chỉ đạo sản xuất. Nội dung của công tác bao gồm.  Điều tra điều kiện tự nhiên.  Điều tra điều kiện kinh tế xã hội. CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC TẬP ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA TẠI KBTTN NGỔ LUÔNG- 2.1 NGỌC SƠN, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH. 2.1.1. Điều kiện sản suất Lâm nghiệp. 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường. a. Vị trí địa lý, diện tích và ranh giới. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông cách trung tâm thị trấn Vụ Bản huyê ên Lạc Sơn 12km về phía Tây Nam, cách thành phố Hòa Bình 70km. Vị trí địa lý của khu bảo tồn: Tọa đô ô địa lý: ' Từ 20 ° 21 ' đến 22 ° 36 vĩ đô ê Bắc Từ 105 ° 00 ' đến 106 ° 00 ' kinh đô ê Đông Về địa giới: Ranh giới vùng đê ôm trong: Thuô êc các xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do, mô êt phần xã Tân Mỹ gồm các xóm Bu, Lọt (huyê nê Lạc Sơn) và các xã Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn (huyê nê Tân Lạc). Ranh giới vùng đê ôm ngoài: Phía Đông Bắc giáp: Xã Lũng Vân, Quyết Chiến, Do Nhân, Lỗ Sơn, Gia Mô huyê nê Tân Lạc và các xã Phú Lương, Chỉ Đạo, Định Cư, Hương Nhượng huyê nê Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình và VQG Cúc Phương tỉnh Ninh Bình. Phía Bắc giáp: Xã Pù Bin, Noong Luông, huyê nê Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Phía Tây Nam giáp: Xã Lũng Cao, Cổ Lũng, Hạ Trung, Lương Nô êi huyê nê Bá Thước và các xã: Thạch Tượng, Thạch Lâm huyê ên Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích của khu bảo tồn:15.890,63 ha, trong đó: - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:12.171 ha - Phân khu phục hồi sinh thái: 3.719,63 ha b. Đặc điểm địa hình, địa thế KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông nằm trên dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình là phần giữa của cánh cung đá vôi Tây Bắc – Đông Nam miền Bắc Việt Nam, kéo dài từ Cúc Phương – Ninh Bình đến Mộc Châu – Sơn La, tạo thành dải phân cách giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình chia cắt phức tạp, xen kẽ những khói núi đá vôi hiểm trở chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam là những thung lũng hẹp.Độ cao giảm dần từ trên 100m phía Tây Bắc đến trên 300 về Đông Nam. c. Địa chất, đất đai - Địa chất Phần lớn diện tích KBTTN phân bố thành dạng dải kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Thành phần địa chất chính gồm: đá sét vôi, bột kết, đá vôi, đá phiến sét, đôi nơi có kẹp lớp mỏng cát kết hạt mịn. Các đá vôi xếp vào nhóm này có dạng khối phân lớp dày. Đá vôi bị phong hóa mạnh với các khe nứt sâu và rộng do các hoạt động kiến tạo tác động. Đồng thời, các quá trình phong hóa cơ học và phong hóa hóa học xảy ra mạnh mẽ nhất là phong hóa quá trình hòa tan trên các đá vôi dạng khối. Kết quả là trên bề mặt địa hình tạo thành các phễu karst đá vôi và dạng địa hình tai mèo điển hình. - Thổ nhưỡng Do sự có mặt của nhiều loại đá vôi khác nhau đã tạo nên nhiều dạng địa hình karst và karst xâm thực trong KBTTN Ngổ Luông – Ngọc Sơn, cao nguyên karst, thung lũng karst xâm thực, cánh đồng karst,....Tuy nhiên, các dạng địa hình xâm thực và kiến tạo như sườn xâm thực , bề mặt san bằng, podiment, rãnh xói,...phát triển trên đá macma và đá lục nguyên mới làm nên sự khác biệt giữa KBTTN Ngổ Luông – Ngọc Sơn và Vườn Quốc gia Cúc Phương, Pù Luông Thanh Hóa. Theo diện phân bố; trên 70%diện tích khu bảo tồn là đã vôi, 27% là đá macma và chỉ có 3% là đá lục nguyên(Trần Tân Văn và các cộng sự ,2003) Do đặc điểm địa chất , địa mạo khá đa dạng nên lớp đất phủ ở KBTTN Ngổ Luông – Ngọc Sơn khá phong phú. Theo các bảng phân loại của FAO, UNESCO, WRS và của Việt Nam, lớp đất phủ trong vùng hình thành từ các loại đá nêu trên có thể chia thành các kiểu loại chính sau:(1)Đất Renzit màu nâu vàng, màu đen, phát triển trên đá vôi; (2) Đất Luvisol màu vàng xám, phát triển trên đá vôi; (3) Đất Leptosol màu vàng xám, phát triển trên các sườn đá vôi ;(4)Đất Cabisol màu xám đen, màu vàng xám, phát triển trên đá macma;(5) Đất Acrisol màu xám nâu , phát triển trên đá macma;(6) Đất Acrisol màu vàng xám, phát triển trên đá lục nguyên và (7)Đất Fluvisol và Gleysol màu vàng xám, xám nâu, phát triển dọc các thung lũng (Trần Tân Văn và các cộng sự , 2003) d. Khí hậu, thủy văn - Khí hậu KBT nằm trong miền khí hậu nhiệt đới,gió mùa,ảnh hưởng của khí hậu vùng cao. Một năm có 2 mùa và chia theo lượng mưa thì có mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Các đặc trưng chính của khí hậu trong vùng như sau; - Chế độ nhiệt Nhiệt độ không khí bình quân là 23,3*C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,6*C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 27,2*C.Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 35*C vào tháng 1 ,nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38,5*C vào tháng 6. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 7.6*C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 810*C - Chế độ Lượng mưa trung bình năm là 1.750 mm. Năm cao nhất là 2.800 mm, năm thấp nhất là 1.250 mm. Lượng bốc hơi bình quân là 885 mm, bằng 50,6 lượng mưa trung bình năm, lượng bốc hơi lớn thường xảy ra vào các tháng ít mưa gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân. Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 75-86%. - Chế độ gió Hướng gió thịnh hành từ tháng 3 đến tháng 11 là gió mùa Đông Bắc, các tháng còn lại củ yếu là gió Nam, gió Tây Nam thường xuất hiện vào tháng 6, 7 gây khô nóng . Sương muối thường xuyên xuất hiện vào tháng 2 và tháng 12 năm sau với tần suất xuất hiện 1-3 lần/ năm . Đây là yếu tố bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng - Thủy văn Do địa hình ở KBTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông chiếm trên 70% diện tích là núi đá , hệ thống suối chảy bề mặt rất ít, chỉ chảy vào mùa mưa, còn lại là hệ thống suối chảy ngầm và KBTTN, có suối Mu chảy về tạo thành thác Mu, đây là suối, thác to, đẹp nhất bắt đầu từ thượng nguồn của khu bảo tồn. e. Hệ động – thực vật và phân bố các loài quý hiếm.  Tài nguyên thực vật Đa dạng về các thành phần các loài khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông có hai kiểu thảm thực vật đặc trưng: - Rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới (>700m) - Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới (<700m) Với mỗi kiểu thảm thực vật tương ứng với ở hai độ cao khác nhau lại có các kiểu phụ gồm kiểu phụ rừng thường xanh trên núi đá vôi, kiểu phụ trên núi đất. Mẹ sa thạch /basalt , kiểu phụ rừng trồng và trảng cỏ cây bụi. Kiểu phụ rừng thường xanh trên núi đá vôi co diê ên tích lớn nhất bao gồm các khu rừng trên núi đá vôi .Kiểu rừng thường xanh trên núi đất bao gồm nhiều loại rừng la kết quả quá trình tác đô nê g của con người , như rừng thứ sinh sau khai thác kiê êt ,canh tác nương rẫy, cây bụi và trảng cỏ. Kiểu phụ nuôi trồng bao gồm bao gồm các diê nê tích rừng trồng ở khu vực trong những năm gần đây. Trong đó HST rừng thường xanh trên núi đá vôi và trên núi đất có vai trò quan trọng đối với sự đa dạng và phong phú của tài nguyên đô nê g thực vâ êt . Đa dạng về thành phần các loài Tổng hợp kết quả các đợt điều tra từ trước đến nay cho thấy hệ thực vật KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông có số lượng loài tương đối phong phú. Bước đầu ghi nhận được 667 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 372 chi của 140 họ, trong 5 ngành thực vật. Điều đáng chú ý là thành phần thực vật trong khu vực (phụ lục…), có tới 50 loài cây có nguồn gốc dẫn giống từ nơi khác đến đã ổn định, đó là cây ăn quả, cây cảnh và một số cây gỗ. Giá trị bảo tồn của khu hệ thực vật KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông có giá trị bảo tồn cao. Tổng số có 28 loài thực vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 7 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, 9 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2014). Điều này càng khẳng định vai trò cần bảo tồn của khu vực này đối với nguồn gen thực vật quý hiếm của Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng. Ngoài ra, một số loài thực vật tuy không có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) nhưng trên phạm vi thế giới chúng vẫn thuộc nhóm có nguy cơ bị tuyệt chủng nên vẫn được xếp trong Danh lục đỏ IUCN (2014) như Trường sang,… Những loài có nguy cơ bị đe dọa của khu vực là Đinh, Chò chỉ, Hoàng đằng, Trường mật, Nghiến, Trai, Giổi…là nguồn gen quý hiếm của hệ thực vật tại KBT. Cần có sự quan tâm đặc biệt đối với công tác bảo tồn tại khu vực dải núi đá vôi này. Sự phân bố của các loài thực vật quý hiếm trong khu vực theo độ cao khác nhau: Các loài Táu mặt quỷ, Táu mật, Lim xanh, Sến phân bố ở độ cao 300 – 400m, về phía Đông KBT thuộc địa phận xã Ngọc Lâu, xã Tự Do. Các loài Nghiến, Trai, Trường sang, Đăng, Re hương, Táu mặt quỷ,…là những loài khá phổ biến và phân bố rộng trên tòa khu vực và còn cây lớn. Các loài Nghiến, Trai, Đinh, Lát hoa, Chò chỉ, Kim giao, Sến mật phân bố khá tập trung tại khu vực núi cao ranh giới các xã Ngổ Luông, Ngọc Lâu và khu vực Bò U, Máng nước xã Tự Do. Các loài lim xanh, Trường mật, Giổi mỡ,…phân bố rải rác ở độ cao<500m trong địa phận xã Ngọc Sơn, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn, Pù Bin. 2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội tại KBT. a. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư - Dân số: Toàn bộ các xã thuộc KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông và các xã dự kiến quy hoạch vào vùng đệm có 3 dân tộc chính đang sinh sống là: Mường chiếm 96%, Thái chiếm 3%, Tày chiếm 1%. Tổng số hộ và số nhân khẩu hiện có là 5.974 hộ với 26.406 nhân khẩu đang sinh sống tại 93 thôn, xóm. Trong đó, có 2.497 hộ với 11.009 nhân khẩu sinh sống tại 45 thôn xóm vùng đệm trong và 3.477 hộ với 15.395 nhân khẩu đang sinh sống tại 48 thôn, xóm vùng đẹm ngoài khu bảo tồn. Dân số phân bố tương đối đồng đều giữa các xã trong khu vực , mật độ cao nhất là xã Bắc Sơn( 102,2 người/km2 ), thấp nhất là xã Ngổ - Luông( 37,14 người/km2 ). Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình là: 0.93%năm. Sự phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư ở phần đệm trong và ngoài mang đâm nét đặc thù của một các xã miền núi với nhiều dân tộc sinh sống và phân bố rất không đều giữa các vùng, các khu vực. Mật độ dân số thường tập trung cao ở vùng thấp, ngược lại ở các vùng cao dân số rất thưa thớt. Người Mường, Thái, Tày, người Kinh thường tập trung ở những nơi ven các thung lũng gần suối nước, có đất canh tác nông nghiệp, ven đường giao thong, có trình độ canh tác và nhận thức xã hội. b. Tập quá sinh hoạt và sản xuất.  Sản xuất nông nghiệp Đồng bào trong khu vực có tập quán canh tác lúa nước. Ruộng lúa có độ màu mỡ cao, có hệ thống thủy lợi dẫn nước từ các khe suối. Ngoài lúa tẻ, lúa nếp, còn có hoa màu và cây củ các loại. Cùng với nông nghiệp chăn nuôi cũng đang trên đường phất triển trong khu vực, tuy nhiên nhìn chung vẫn còn chậm. - Chăn nuôi Chăn nuôi trên địa bàn chưa phát triển do những hạn chế như địa hình dốc, không địa bàn chăn thả, thiếu đồng cỏ, thiếu kinh nghiêm và kỹ thuật. Các loại gia súc gia cầm chính trong vùng là trâu, bò, lợn, dê, gà… c. Hoạt động sản xuất và khai thác Lâm nghiệp Phương thức canh tác : Đối với lúa nước và một số loại hoa màu trong KBT như ngô, đậu, lạc nhười dân địa phương canh tác hai vụ chủ yếu là vụ đông xuân và vụ hè thu.Hiện tai, canh tsc lúa nước chỉ còn ở một số xã như Tự Do , Bắc Sơn , Pù Bin và Noong Luông . Hầu hết các nương rẫy cũ hiện nay đều được sử dụng để trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng . Chỉ còn một số ít vẫn được người dân sử dụng để trồng cây lương thực như ngô và sắn . d. Thực trạng cơ sở hạ tầng - Giao thông: Trên địa bần KBT TN Ngọc Sơn – Ngổ luông có các tuyến giao thông nối với các xã vùng đệm đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp sửa chữa trong những năm qua , cơ bản giải quyết được tình trạng giao thông , song chất lương các tuyến đường do xây dựng đã lâu nên đã xuống cấp nghiêm trọng, rất khó khan trong việc đi lại vào mùa mưa, hiện tại, xe ô tô vào được tất cả các thôn bản vào mùa khô. - Thủy lợi Hệ thống thủy lợi các xã trong vùng đệm hiện tại đang được củng cố để đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích lúa nước của các xã vùng đệm, tại các bản đều có khe, suối chảy qua ; người dân sử dụng nguồn nước này đưa vào các kênh dẫn. Một phần tưới tiêu cho đồng ruộng, một phần dung cho sinh hoạt hằng ngày. Các kênh mương chưa được kiên cố hóa, một số công trình thủy nông khác trên địa bàn do địa phương quản lý. Đập thủy lợi trong khu vực hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, thường bị hư hỏng do không được tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên. Hiện nay, do nhu cầu về tưới tiêu, nhân dân và chính quyền địa phương các xã đã tự đầu tư tu sửa và làm mới các công trính thủy lợi sẵn có trên địa bàn. Để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của các xã trong thời gian tới, cần phải đầu tư xây dựng thêm một số công trình thủy lợi, củng cố đập cũ, bê tông hóa các kênh đầu mối trên địa bàn từng thôn bản trong từng xã. - Y tế Các xã vùng đệm có mạng lưới y tế tương đối phát triển. Mỗi huyện đều có bệnh viện huyện và trung tâm y tê, một số xã có phòng khám đa khoa ( Tân Lạc , Lạc Sơn…) mỗi xã đều có trạm xã với đội ngũ từ 1 – 2 y sỹ, 1 – 2 y tá. Một số bệnh dịch như sốt rét, bướu cổ… đã được kiểm soát. Tuy nhiên, việc đảm bảo cho người dân đến các dịch vụ y tế còn khó khăn, nhân viên y tế năng lực chuyên môn còn hạn chế, phương tiện, thuốc men thiếu thốn, ở vùng sâu bệnh dịch vẫn ngoài tầm kiểm soát, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao… Nhìn chung tình hình cơ sở, trang thiết bị, thuốc men, đội ngũ cán bộ y tế xã bước đầu đáp ứng được công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định như cơ sở hạ tầng còn chật hẹp, xuống cấp, thiếu phòng, trang thiết bị chưa đồng bộ, thuốc men, cán bộ y tế còn thiếu, chưa chuyên sâu, đây cũng là những khó khăn chung của huyện cũng như của tỉnh hiện nay. Mạng lưới cán bộ y tế thôn đã được bố trí đều đến tất cả các thôn bản trong các xã, họ làm các dịch vụ y tế ban đầu như công tác dự phòng, tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình… nhưng do chưa được đào tạo bài bản, kinh phí tgaaps nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế - Giáo dục Là các xã miền núi nhưng lĩnh vực giáo dục đào tạo ở vùng đệm nhìn chung khá khả quan, đặc biệt ở giáo dục phổ cập. Tình trạng nhà tạm bợ, tranh tre, nứa lá đã căn bản được xóa bỏ. Tuy nhiên học vấn của người lao động còn thấp. Khoảng cách về trình độ học vấn giữa nam và nữ chênh lệch lớn. Cơ sở vật chất giáo dục mặc dù chính quyền đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn có nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên thiếu, một số có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu. Trên địa bàn của 7 xã thuộc vùng đệm khu bảo bảo tồn, mạng lưới giáo dục phổ thông hiện đã có 3 cấp học: mầm non, tiểu học, trung học sơ sở. Đội ngũ giáo viên chủ yếu là người địa phương, giáo viên tăng cường và một số giáo viên ở địa phương khác đã được đào tạo cơ bản, ssoos lượng giáo viên đã đáp ứng được công tác giảng dạy cho con em địa phương. - Đời sống văn hóa xã hội Tình hình đói nghèo tại KBT đang là vấn đề trở ngại lớn nhất cho các nhà chức trách của tỉnh Hòa Bình. Nhìn chung tình hình sản suất, đời sống, thu nhập đang còn thấp. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao từ 25,8-31,89%, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất ở xã Ngọc Sơn(31,89%), thấp nhất ở xã Tân Mỹ(25,8%) Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn các xã vùng đệm trong và ngoài còn ở mức thấp chỉ đạt 11-13 triệu đồng/người/năm. - Thông tin liên lạc Phần lớn UBND các xã đã có điện thoại, thậm chí khu vực trung tâm các xã còn có sóng viettel, vina, mobile thuận lợi để trao đổi thông tin với cấp huyên, tỉnh. Các xã đều có bưa điện văn hóa xã hội 2.1.2 Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên lâm nghiệp tại KBT. Căn cứ vào kết quả theo dõi diến biến hàng năm từ bản đồ rà soát lại quy hoạch rừng lại 3 loại rừng và kết quả phúc tra ngoài thực địa tháng 06/201. Cho thấy hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng KBTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông như sau: Tổng diện tích của khu bảo tồn: 15.890.63 ha, trong đó: * Đất có rừng KBTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông diện tích đất có rừng 12992,44 ha, độ che phủ là 88,64%, chủ yếu là rừng tự nhiên.Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị để bảo tồn, là nơi có các hệ sinh thái rừng, nơi phân bố, cư trú và môi trường sống của các loài động vật rừng, những sinh cảnh cần được bảo tồn. - Rừng giàu: diện tích 0 ha ( chiếm 0% diện tích của KBTTN ) - Rừng trung bình: diện tích 2599,22 ha ( chiếm 17,33% ) - Rừng nghèo: 6339,73 ha (chiếm 42,48% ) - Rừng phục hồi: 2790,30 ha ( chiếm 25,28%) - Rừng tre nứa: 38,28 ha ( chiếm 0,26% ) - Rừng trồng: 2445,95 ha ( chiếm 1.5 % ) * Đất chưa có rừng Diện tích đất chưa có rừng 2.162,3 ha ( chiếm 13.85% ) . Gồm đất trảng cỏ (IA), đất trống có cây gỗ mọc rải rác, (IB,IC). Đây là diện tích đất đã canh tác nương rẫy trước đây nay bỏ hoang nhưng chưa đủ thời gian diễn thế thành rừng. Tuy không có rừng, nhóm đất này là nơi kiếm ăn của các loài thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc như: Lợn và Hoãng,… và nơi cư trú của gà rừng và một số loài thú nhỏ khác. Trong thời gian Thực tập diễn ra ngắn ngủi, hạn chế về kinh nghiệp cũng như điều kiện hoàn cảnh nơi thực tập gặp nhiều khó khăn, chúng tôi mới chỉ điều tra khoanh vẽ diện tích các lô các khoảnh như sau: Biểu 2.1: Thống kê diện tích các loại đất đai. STT Lô I 1 II 2 3 4 STT Lô A I 1 2 3 4 Khoảnh: Ngọc Sơn. Tên các loại Đất Đất Lâm Nghiệp Đất Rừng phòng hộ IIA Đất chưa sử dụng Đất đồi núi chưa sử dụng Đất đồi núi chưa sử dụng Đất đồi núi chưa sử dụng Khoảnh: Ngọc Lâu. Tên các loại Đất Đất Lâm Nghiệp Đất Rừng phòng hộ IIA IC IC IC Diện tích (ha). 20.92 9.72 9.72 20 6.65 5.89 7.46 Diện tích (ha). 30.33 30.33 3.14 5.72 8.5 12.97 Bảng 2.2: Đánh giá hiện trạng rừng theo diện tích và trữ lượng. Khoảnh Ngọc Sơn: STT Lô 1 Rừng phòng hộ IIA S 9.72 Khoảnh Ngọc Lâu: STT Trạng Thái Rừng Lô Rừng Phòng hộ S M 73.58 M N/D < 6- >1 6 1 Rừng phòng hộ IIA 3.1 8 10 0 25 15 29 19 16 55 51. 6 Rừng phòng hộ IC (Bương) 3 chân - 3 sườn - 3 đỉnh 5.7 2 8.5 1 0 5 3 chân - 3 sườn - 3 đỉnh 10.88 3 2 3 chân - 3 sườn - 3 đỉnh 3 4 Bảng 2.3: Xây dựng phần 1 sổ kinh doanh (sổ khoảnh) cho khu vực quy hoạch. Sổ khoảnh: Ngọc Sơn Số hiệu lô 1 DT lô 6.6 5 Độ dốc BQ 32.7 5 9.7 2 29.7 3 7.4 6 27 4 5.8 9 2 Độ cao tuyệt đối Kiể u TT Loài cây ưu thế Loại đất >700m Đất chưa sử Dụng IA cỏ lau lách, cây bụi >700m Đất rừng tự nhiên phòng hộ IIA Đất chưa sử Dụng IA >700m >700m 23 Đất chưa sử Dụng IA Lòng mang cỏ lau lách, cây bụi cỏ lau lách, cây bụi Dbq (cm ) Hb q (m ) Độ tàn ch e Số cây/ ha Số cây/l ô M/ha M/lô 0.3 8.7 18. 7 Đề xuất BPKD Trồng mới 0.7 OTC 6 cây 32.1 265 62.4 538 0.4 3 Khoanh nuôi Trồng mới Trồng mới 0.5 Sổ Khoảnh: Ngọc lâu Số hiệu lô 1 2 DT lô 3.1 4 5.7 2 Độ dốc BQ Độ cao tuyệt đối 30.4 7 >700m 19.4 >700m Loại đất Đất rừng tự nhiên phòng hộ Đất rừng tự nhiên Kiể u TT IC IIA Loài cây ưu thế cỏ lau lách, cây bụi Xoan, Lát hoa Dbq (cm ) Hb q (m ) Độ tàn ch e Số cây/ ha số cây/l ô M/ha M/lô 0.3 7.3 18. 7 Đề xuất BPKD Bảo vệ 0.4 5 740 235. 32 16.2 226 51.5 975 Khoanh nuôi 3 4 10. 88 33 8.5 35 >700m >700m phòng hộ Đất rừng tự nhiên phòng hộ Đất rừng tự nhiên phòng hộ IC IC cỏ lau lách, cây bụi cỏ lau lách, cây bụi 0.4 3 Bảo vệ Bảo vệ 0.5 2.2 ĐỂ XUẤT PHƯƠNG ÁN PTSXLN CHO ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP. 2.2.1. Một số căn cứ căn bản. - Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Lạc Sơn. - Phương hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của KBT. - Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất và tiềm năng đất đai của KBT - Luật Đất đai năm 2013 - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 ; - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng; - Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; - Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; - Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020; - Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 quy định chi tiết lập, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất - Thông tư 34 Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng - QĐ số 1565/QĐ-BNN ngày 08/07/2013 về Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp - QĐ số 57/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 - QĐ số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của TTCP phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020. - Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/1/2008 hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng; - Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011- 2015; - Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành qui chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh; - Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC ngày 23/6/2008 của Bộ Kế hoạch đầu tư - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển rừng sản xuất; - Thông tư số 70/2009/TTLT- BNN- KHĐT- TC ngày 04 tháng 11 năm 2009 về việc sửa đổi bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT- BKH- KHĐT- TC về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 100/2007/ QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007 và Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT- BKH- NN- TC về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. 2.2.2. Phương hướng và mục tiêu. a. Phương Hướng. - Từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế lâm nghiệp, phát huy thế mạnh kinh tế tại KBT, phấn đấu xóa đói giảm nghèo, đưa cuộc sống của người dân ngày một gia tăng. b. Mục tiêu - Khai thác triệt để cá nguồn tài nguyên của nơi Thực Tập nhằm cung ứng hài hòa các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái. - Mục tiêu kinh tế:  Tăng thu nhập cho người dân địa phương khu thực tập.  Giải quyết việc làm tăng mức sống và thu nhập cho người dân.  Áp dụng khoa học kỹ thuật cây trồng để đạt năng suất cao.  Giảm tỷ lệ đói nghèo cho địa điểm thực tập.  Tận dụng quỹ Đất chưa sử dụng sang trồng cây Lâm nghiệp.  Tìm đầu ra, bao tiêu cho sản phẩm sau khi thu hoạch sản phân. - Mục tiêu xã hội:  Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, về ý thức bảo vệ và phát triển rừng, giảng dạy cho người dân về kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc rừng.  Đào tạo nâng cao trình độ cho 100% cán bộ quản lý lâm nghiệp.  Tạo điều kiện công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân đồng thời giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc giao khoán rừng cho người dân để mỗi lô rừng đều có chủ, thuê nhân công trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng. - Mục tiêu về môi trường sinh thái.  Phủ xanh đất trống đồi núi trọc để góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, cải tạo môi trường, cân bằng hệ sinh thái.  Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng