Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài thu hoạch ứng dụng đồng vị bền trong xác thực nguồn gốc thực phẩm và động vậ...

Tài liệu Bài thu hoạch ứng dụng đồng vị bền trong xác thực nguồn gốc thực phẩm và động vật (thực phẩm vân tay)

.PDF
32
1
62

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & THỰC PHẨM  BÀI THU HOẠCH ỨNG DỤNG ĐỒNG VỊ BỀN TRONG XÁC THỰC NGUỒN GỐC THỰC PHẨM VÀ ĐỘNG VẬT (THỰC PHẨM VÂN TAY) Sinh viên: Luyện Thị Thanh Tâm Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm Lớp: DHTP 14A MSSV: 18027161 Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 28 tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1 DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: ĐĂNG KÝ VÀ THAM DỰ ..................................................................... 5 1.1. Xác nhận qua email đăng ký tham dự seminar.................................................... 5 1.2. Xác nhận qua màn hình của buổi seminar ........................................................... 5 CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH...................................................................... 6 2.1. Ý nghĩa ..................................................................................................................... 6 2.2. Mục đích ................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP ....................................................... 7 3.1. Địa chỉ công ty .......................................................................................................... 7 3.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty và các dịch vụ của công ty .................................... 8 3.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty ........................................................................ 8 3.2.2. Các dịch vụ của công ty..................................................................................... 8 CHƯƠNG 4: CÁC NỘI DUNG CHÍNH ..................................................................... 13 4.1. Tổng quát về phân tích đồng vị bền ....................................................................... 13 4.2. Đồng vị bền Carbon – xác định nguồn gốc và vùng nuôi trồng của tôm sú ......... 17 4.3. Đồng vị Nito – cách phát hiện rau quả trồng hữu cơ ............................................. 19 4.4. Ứng dụng kỹ thuật đồng vị trên một số thực phẩm cụ thể ..................................... 23 1 4.4.1. Truy tìm nguồn gốc địa lý của cà phê bằng đồng vị Carbon .......................... 23 4.4.2. Truy tìm nguồn gốc địa lý của gạo hữu cơ bằng đồng vị Nito ........................ 24 4.4.3. Phát hiện mật ong pha trộn .............................................................................. 26 4.4.4. Xác thực nguồn gốc rượu ................................................................................ 28 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................ 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 31 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1. Email xác nhận đăng ký tham dự ....................................................................... 5 Hình 1. 2. Hình chụp màn hình của buổi seminar ............................................................... 5 Hình 3. 1. Hình ảnh về công ty TNHH MTV Khoa học và Công nghệ Hoàn Vũ .............. 7 Hình 4. 1.Đồng vị bền δ13C, đồng vị phóng xạ δ14N ......................................................... 14 Hình 4. 2. Phương pháp xác thực nguồn gốc trên thế giới ................................................ 16 Hình 4. 3. Phương pháp xác thực nguồn gốc sản phẩm về động vật trên thế giới ............ 16 Hình 4. 4. Một số máy đồng vị bền của công ty Hoàn Vũ ................................................ 17 Hình 4. 5. So sánh tỉ số đồng vị bền của tôm sú ở hai môi trường sống khác nhau.......... 18 Hình 4. 6. Giá trị đồng vị cacbon và nitơ của tôm sú nuôi và đánh bắt tự nhiên từ vùng cận nhiệt đới Queensland, Australia. ....................................................................................... 18 Hình 4. 7. Biểu đồ sinh học đồng vị bền cho biết tôm sú được nuôi (màu trắng) và đánh bắt tự nhiên (màu đen). ............................................................................................................ 19 Hình 4. 8. Đồng vị δ15 N của cà chua (hữu cơ và phi hữu cơ) ........................................... 19 Hình 4. 9. Bảng phân tích về chỉ số đồng vị δ15 N của phân bón hữu cơ và vô cơ ........... 20 Hình 4. 10. Chỉ số đồng vị nitrogen của phân bón ............................................................ 21 Hình 4. 11. Quy trình đánh giá phân bón hữu cơ ở California .......................................... 22 Hình 4. 12. Phân bón hóa học phát hiện trong quá trình canh tác của Bưởi Năm Roi Vũng Tàu ..................................................................................................................................... 23 Hình 4. 13. Xác thực nguồn gốc Cà Phê bằng đồng vị Carbon ......................................... 23 3 Hình 4. 14. So sánh đồng vị δ15N giữa gạo hữu cơ và gạo thường ................................... 24 Hình 4. 15. Giá trị đồng vị δ15N của một số loại gạo trên thế giới.................................... 25 Hình 4. 16. Nhiệt độ hàng năm của các vùng trồng lúa được thu thập từ công cụ ước tính khí hậu trực tuyến (FAO, 2002). ....................................................................................... 25 Hình 4. 17. %C4 trong 1624 mẫu mật ong ở Việt Nam năm 2017 ................................... 26 Hình 4. 18. Phương pháp kiểm tra lại đường Rice Sugar trong mật ong .......................... 27 Hình 4. 19. Sắc ký đồ phân tích rượu Apothic Red California ......................................... 28 Hình 4. 20. Các đồng vị của một số thực phẩm ................................................................ 29 4 CHƯƠNG 1: 1.1. ĐĂNG KÝ VÀ THAM DỰ Xác nhận qua email đăng ký tham dự seminar Hình 1. 1. Email xác nhận đăng ký tham dự 1.2. Xác nhận qua màn hình của buổi seminar Hình 1. 2. Hình chụp màn hình của buổi seminar 5 CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH 2.1. Ý nghĩa Giúp sinh viên tiếp cận gần hơn và tiếp thu được những kiến thức thực tế từ các doanh nghiệp. Sinh viên khai thác được nhiều bài học bổ ích đến từ doanh nghiệp, từ đó tạo tiền đề giúp cho sinh viên khi đi thực tập thực tế, đi làm dễ dàng tiếp cận môi trường làm việc. Sinh viên có cơ hội để gặp gỡ trực tiếp trao đổi, thảo luận với diễn giả từ đó rút ra được các bài học và tiếp thu được các kiến thức thực tế từ những người có kinh nghiệm. So sánh các lý thuyết học được từ trên nhà trường và những kiến thức ở trên thực tế. 2.2. Mục đích Buổi seminar này giúp sinh viên có thêm các thông tin về công ty TNHH MTV Khoa học và Công nghệ Hoàn Vũ, cũng như quy mô và các sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Diễn giả Bùi Xuân Hoàng (Henry Bui) trình bày về các nội dung ứng dụng đồng vị bền trong xác thực nguồn gốc thực phẩm. Thực phẩm cực kỳ đa dạng. Vậy làm sao để chúng ta biết được nguồn gốc của thực phẩm đó. Nếu như chúng ta nhận dạng nó qua mắt thì ta có thể xác định nó là loại nào, nhưng thành phẩm của thực phẩm thì làm cách nào để chúng ta xác thực được thực phẩm đó. Ví dụ như cà phê. Những câu hỏi đặt ra là làm sao để ta biết được nó là cà phê? Làm sao ta biết được cà phê này là cà phê của Việt Nam? Làm sao ta biết được cà phê đó là loại cà phê robusta và arabica. Và cà phê đó được trồng ở vùng nào? Cà phê đó có an toàn hay không, có dư lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực phẩm, kháng sinh hay không. Hay cà phê đó có bị pha trộn với các loại cà phê khác? Với mục đích của buổi seminar này diễn giả đã trình bày về ứng dụng đồng vị bền trong xác thực nguồn gốc thực phẩm. Từ đó giúp sinh viên xác định được nguồn gốc của thực phẩm để tránh được các gian lận thương mại. Tránh được các hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe cho người tiêu dùng và tránh mua phải hàng kém chất lượng. 6 Ngoài ra còn tạo cơ hội cho các sinh viên gặp gỡ, học hỏi, trao đổi những thông tin cùng với diễn giả Bùi Xuân Hoàng làm việc tại Công Ty TNHH MTV Khoa học và Công nghệ Hoàn Vũ. Giúp sinh viên có những trải nghiệm mới mẻ về những kiến thức thực tế và diễn giả cũng chia sẻ, giải đáp thắc mắc về những phần mà sinh viên quan tâm. Đồng thời cũng góp phần định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP 3.1. Địa chỉ công ty Tên tổ chức: Công ty TNHH MTV Khoa học và Công nghệ Hoàn Vũ Trụ sở chính: 65 Tô Hiệu, Hiệp Tân, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh Website của công ty: https://hoanvustc.com.vn/ Hình 3. 1. Hình ảnh về công ty TNHH MTV Khoa học và Công nghệ Hoàn Vũ 7 3.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty và các dịch vụ của công ty 3.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty Phân tích kiểm nghiệm - Kiểm nghiệm thực phẩm, nông lâm thủy hải sản, mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm, sản phẩm công nghiệp (phân bón, thức ăn chăn nuôi, bao bì…), dược phẩm… - Kiểm nghiệm truy tìm nguồn gốc (thật/giả) Dịch vụ quan trắc và phân tích môi trường Không khí môi trường xung quang, Khí thải, đất, nước thải, chất thải rắn nguy hại. Tư vấn, đào tạo - Tư vấn lựa chọn thiết bị, xây dựng phòng thí nghiệm. - Đào tạo kiểm nghiệm viên - Hướng dẫn đề tài, luận văn tốt nghiệp 3.2.2. Các dịch vụ của công ty Kiểm nghiệm thực phẩm Nước chấm, dầu ăn, thủy hải sản, rượu, bánh kẹo, mì gói, rau củ quả, ngũ cốc, nước giải khát, sữa, sản phẩm dinh dưỡng, mật ong, thực phẩm. 1. Khoáng đa lượng và vi lượng: Ca, Mg, Na, K, Se, Mn, Mo, B, Fe, Cu, Zn, P, Iod, … Kim loại nặng: As, Cd, Pb, Hg, Sn, Ag, Sb, Au, Pt, …và một số kim loại khác: Co, Cr, Ni, Ba, Ti, Al, … Đặc biệt phân tích các dạng tồn tại như: As (III), As (V), inorganic Asenic, MeHg, Cr (III), Cr (VI), Br- và BrO3- 8 2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: họ Chlor, họ Phospho, họ Cúc, họ Carbamate. Dư lượng thuốc diệt nấm, diệt cỏ. 3. Dư lượng kháng sinh: + Chloramphenicol, florfenicol, Thiamfenicol + Các dẫn xuất Nitrofuran (AOZ, AMOZ, SEM, AHD) + Họ fluoroquinolone (Enrofloxacine, Ciprofloxacine, Norfloxacine, Danofloxacine, Difloxacine, Enoxacine, Flumequine, Gatifloxacine, Levofloxacine, Lomefloxacine, Marbofloxacine, Nalidixic acid, Ofloxacine, Orbifloxacine, Oxonilic acid, Pefloxacine, Sarafloxacine, Sparfloxacine). + Họ tetracyline (Tetracycline, Oxytetracycline, Doxycycline, Chlortetracycline) + Dư lượng malachite green, leucomalachite green, crystal violet, leucocrystal violet, brilliant green + Họ sulfamide (Sulfaguanidine, Sulfabenzamide, Sulfacetamide, Sulfamethizole, Sulfanilamide, Sulfameter, Sulfadoxine, Sulfamoxole, Sulfaclozine, (Sulfachloropyrazine), Sulfamonomethoxine, Sulfaphenazole, Sulfasalazine, Sulfisozole, sulfadimethoxine, Sulfapyridine, sulfamethoxypyridazin, Sulfaquinoxaline, sulfathiazole, sulfamethoxazole, Sulfadiazine, sulfadimethoxine, Sulfamethazine (sulfadimidine), … + Và một số chất khác như: penicillin, amoxiciline, cephalosporin, Erythromycine, Spiramycine, … 4. Dư lượng hocmon tăng trưởng dùng trong chăn nuôi (clenbuterol, salbutamol, ractopamin, dietilstibestrol…) Một số hocmon khác: Hoocmon (Estradiol), Hoocmon (Testosterol), … 9 5. Độc tố trong thực phẩm: 3-MPCD, Aflatoxin (B1, B2, G1, G2), Aflatoxin M1, Fumonisine Ochratoxin, Deoxynivalenol, histamin, benzene, PAHs, PCBs, Melamin, Phthalate ester (BBP, DBP, DEHP, DNOP, DINP, DIDP) 6. Các vitamin: Vitamin B1 (Thiamine), Vitamin B12 (Cyanocobalamin), Vitamin B2 (Riboflavin), Vitamin B3 (Niacin), Vitamin B5 (Pantothenic acid), Vitamin B6, Vitamin B7 (Vitamin H), Vitamin B8 (Biotin), Vitamin B9 (Acid folic), Vitamin D2, Vitamin D3, Vitamin K1, Vitamin PP (Nicotinamid), Vitamin C (Ascorbic acid), Vitamin A, Vitamin E (D, L-Alpha Tocopherol) 7. Thành phần acid béo: Omega 3, Omega 6, Omega 9, Monounsaturated fat, Polyunsaturated fat, Saturated fat, Trans fat, Unsaturated fat, DHA, EPA, Linoleic acid, Linolenic acid… 8. Các chất bảo quản: BHA, BHT, TBHQ, Benzoate, Sorbate, Acid citric, oxalic acid, propionic acid 9. Các chất màu trong thực phẩm như: Amaranth, Ponceaur 4R, Sunset yellow, Tartrazine, Para red, Brilliant blue FCF, Orange II, Auramin O, Sudan (I, II, III, IV) 10. Các chất tạo ngọt: Acesulfam K, Saccarin, Aspartam, Cylamate 11. Phân tích Ethanol, Methanol trong rượu, hàm lượng ester tính theo ethyl acetate, hàm lượng aldehyde tính theo acetaldehyde, … 12. Các chỉ tiêu vi sinh: E. coli, Coliforms, tổng số vi sinh vật hiếu khí, Staphylococcus aureus, Salmonella, Bacillus cereus, Listeria monocytogenes, Vibrio parahaemolyticus, tổng số nấm men và nấm mốc, Clostridium perfringens, Enterobacteria, … 13. Các chỉ tiêu dinh dưỡng trong bảng Nutrition facts 14. Phân tích các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (QCVN 12-1:2011/BYT) 10 15. Phân tích các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (QCVN 12-3:2011/BYT) 16. Phân tích các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (QCVN 12-4:2015/BYT) Kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi Kiểm nghiệm thành phần trong thức ăn chăn nuôi, độc tố, kháng sinh. 1. Thành phần các chất trong thức ăn chăn nuôi như: protein, protein tiêu hóa, béo tổng, tro tổng, tro không tan trong HCl, TVB-N, xơ thô, photpho tổng, độ ẩm, NaCl. 2. Các vitamin: Vitamin B1, Vitamin B12, Vitamin B2, Vitamin B3, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B7 (Vitamin H), Vitamin B8 (Biotin), Vitamin B9 (Acid folic), Vitamin D2, Vitamin D3, Vitamin K1, Vitamin PP (Nicotinamid)), Vitamin A và E … 3. Phân tích các nguyên tố (Ca, Mg, Se, K, Na, …), các kim loại nặng (Pb, Cd, As, Hg,…). 4. Phân tích: Ethoxyquin, cyanuric acid, melamine, … 5. Kiểm nghiệm các chất kháng sinh, hoá chất cấm hoặc hạn chế sử dụng trong thức ăn gia súc như: Chloramphenicol, Flofenicol, Thiamphenicol, Tetracycline, Oxytetracycline, Chlotetracycline, Doxycycline, Demeclocycline, họ fluoroquinolones (Enrofloxacin, Cipro, …), Malachite green, Leucomalachite green, Tylosin, Erythromycine 6. Phân tích các độc tố vi nấm (Aflatoxins, Zearealenon, Deoxynivalenol…) 7. Phân tích Lysine, Taurine. Kiểm nghiệm hóa mỹ phẩm 1. Phân tích các kim loại (As, Cd, Pb, Hg, Sb, Co, Ni, Cr, Fe, Cu, Zn…) và kim loại nặng tính theo chì 11 2. Phân tích Parabens: Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben, Pentylparapen. 3. Phân tích 1,4-Dioxan 4. Chất bảo quản: Methylchloroisothiazolinone (CIT) và Methylisothiazolinone (MIT) trong khăn ướt, sữa tắm, và các sản phẩm mỹ phẩm. Kiểm nghiệm môi trường Đất, nước mặt, nước thải, nước ngầm, nước uống, không khí, rác thải, bùn thải ... Các lĩnh vực công nghiệp Tập trung vào vi sinh vật học, hóa học phân tích và khoa học môi trường cũng như các lĩnh vực chức năng như tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm, an toàn sản phẩm tiêu dùng và các biện pháp chống hàng giả. Dịch vụ tư vấn và ươm tạo của chúng tôi hỗ trợ khách hàng với những ý tưởng sản phẩm mới bao gồm kiểm tra độ an toàn của sản phẩm và lập hồ sơ dinh dưỡng hoặc hóa học. Hỗ trợ dịch vụ thực phẩm của chúng tôi giúp các khách sạn và nhà hàng xác minh chất lượng, độ an toàn và độ tin cậy (hữu cơ, v.v.) của các sản phẩm mà họ cung cấp. Kiểm nghiệm phân bón Phân bón hữu cơ, vô cơ, vi sinh... 1. Phân tích các nguyên tố kim loại (Al, B, Ca, Mg, Mn, Zn, Na, K, Cu, Fe, Co, Cr, Ni, As, Cd, Pb, Hg, SiO2 …). 2. Phân tích chất điều hòa sinh trưởng trong cây trồng như: Gibberellic acid (GA3) và αNAA. 3. Một số chỉ tiêu hóa lý khác: N tổng, N hữu hiệu, P tổng, P dễ tiêu, Độ ẩm, Hữu cơ tổng số, Kali tổng số, kali hữu hiệu, Acid Humic & fulvic, Lưu huỳnh. 12 Kiểm nghiệm nguồn gốc Kiểm nghiệm truy tìm nguồn gốc (hàng thật/giả). Mật ong, Dầu oliu, dầu đậu nành, dầu dừa, cà phê, rượu, thịt gà, thịt heo, cá, thịt bò, nước trái cây nguyên chất, ... 1. Thông thường chúng ta đánh giá chất lượng mật ong (có trộn đường, trộn bao nhiêu phần trăm) thông qua phần trăm saccarozo có trong mẫu, nhưng nếu trộn đường corn syrup (thành phần chủ yếu là glucozo và fructozo) thì đánh giá này hoàn toàn sai lầm. Việc phân tích hàm lượng đường C4 (đường mía, đường bắp, …) bằng phương pháp tỉ lệ đồng vị C13/C12 đã giải quyết vấn đề này (EA-IRMS). 2. Nhưng nếu trộn đường C3 (củ cải đường, …) có tỉ lệ đồng vị C13/C12 giống với mật ong thì phương pháp tỉ lệ đồng vị cũng không đánh giá được chất lượng sản phẩm. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành triển khai phương pháp tối ưu nhất đó là phương pháp tỉ lệ đồng vị C13/C12 ghép nối sắc kí lỏng (LC- IRMS). 3. Ngoài ra, chúng tôi có thể phân biệt sản phẩm thật/ giả (nguyên chất hay có tạp) bằng phương pháp tỉ lệ đông vị C13/C12, N15/N14, O18/O16. Dịch vụ khác Các dịch vụ khác của Hoàn Vũ như tư vấn và đào tạo. CHƯƠNG 4: CÁC NỘI DUNG CHÍNH 4.1. Tổng quát về phân tích đồng vị bền Đồng vị Đồng vị được phân ra làm hai dạng là đồng vị bền và đồng vị phóng xạ. Đồng vị phóng xạ có tính phóng xạ, nghĩa là hạt nhân của nó không bền vững và sẽ bị biến đổi. Với Carbon, chúng ta có 3 đồng vị là Carbon – 12, Carbon – 3 và Carbon – 14, trong đó Carbon – 14 là đồng vị phóng xạ còn Carbon – 12 và Carbon – 3 là đồng vị bền. 13 Hình 4. 1.Đồng vị bền δ13C, đồng vị phóng xạ δ14N Kỹ thuật phân tích đồng vị bền Kỹ thuật phân tích đồng vị bền đặc trưng là một công cụ ngày càng trở nên hữu ích để giải quyết nhiều câu hỏi trong nghiên cứu về sinh thái và môi trường. Bằng cách phân tích thành phần đồng vị bền của các hợp chất cụ thể, các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu sâu hơn các quá trình cơ bản làm thay đổi môi trường hoặc sinh thái từ cấp độ phân tử đến cấp độ cộng đồng. Nguồn gốc sản phẩm Trong khí quyển, các đặc thù vùng miền của CO2 làm cho cây trồng khi quang hợp sẽ tạo ra một sản phẩm đặc thù ở tại khu vực trồng trọt ở địa phương đó. Nhờ vào các đặc thù của CO2 của từng vùng miền, chúng ta sẽ nhận dạng được vân tay riêng của mỗi thực phẩm ở mỗi vùng, mỗi dịa phương. Chính nhờ vào điều này giúp chúng phân xác thực được nguồn gốc thực phẩm. 14 Ở nhiều thị trường toàn cầu, chương trình chính thức xác định, thúc đẩy và bảo vệ sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm. Chúng bao gồm các chương trình như chỉ dẫn xuất xứ (PDO), Bảo vệ chỉ dẫn địa lý (PCI), và Đảm bảo đặc sản truyền thống (TSG). Ở nước ngoài, họ dùng đồng vị để xác thực được nguồn gốc sản phẩm để bảo vệ cho người tiêu dùng và chống lại gian lận thương mại. Phần lớn họ dùng đồng vị Carbon bền và đồng vị Nito. + Đối với đồng vị Carbon bền để nhận dạng nguồn gốc- bản thân thực phẩm đó, ví dụ như là xác thực được giống trồng/ động vật và nguồn thức ăn của động vật đó thì sẽ xác thực được nguồn gốc của thực phẩm đó. + Đồng vị Nito để xác thực được nguồn gốc hữu cơ của thực phẩm. Sử dụng đồng vị để xác định nguồn gốc của một số loại thực phẩm: + Mật Ong: Đồng vị Carbon bằng C4 (EA-IRMS) + Mật Ong: thành phần, Đồng vị đường C3 (LC-IRMS). + Chanh dây: xác thực tinh khiết, Đồng vị Carbon C4 (EA-IRMS). + Bưởi và Chanh dây: xác thực Hữu Cơ, Đồng vị Nitrogen N15 (EA-IRMS). + Rượu, cà phê, cá Basa, cá Diêu hồng, dầu ăn C13 ... (EA-IRMS). Tại Công ty Hoàn Vũ sử dụng các thiết bị đồng vị Mass Spectrometry mới nhất để xác nhận nguồn gốc sản phẩm. Họ giúp bảo vệ sự toàn vẹn của chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách cải thiện khả năng phục hồi của chuỗi, tránh gian lận thực phẩm và ghi nhãn sai. 15 Hình 4. 2. Phương pháp xác thực nguồn gốc trên thế giới Xác thực nguồn gốc/sản phẩm có rất nhiều phương pháp. Ví dụ như muốn xác thực rằng rượu có thực sự được lên men tự nhiên hay không hay mật ông có bị pha trộn hay không và nước trái cây có bị bỏ thêm đường hay là không? Đây là một trong những phương pháp quan trọng sử dụng kỹ thuật đồng vị bền để xác thực được nguồn gốc. Hình 4. 3. Phương pháp xác thực nguồn gốc sản phẩm về động vật trên thế giới 16 Kể cả đối với động vật sử dụng kỹ thuật đồng vị bền để xác thực được nguồn gốc của động vật. Và hình 4.3 là phương pháp xác thực nguồn gốc sản phẩm về động vật trên thế giới. Dưới đây là một số thiết bị xác định đồng vị bền để xác thực nguồn gốc của thực phẩm. Hình 4. 4. Một số máy đồng vị bền của công ty Hoàn Vũ 4.2. Đồng vị bền Carbon – xác định nguồn gốc và vùng nuôi trồng của tôm sú Nhận dạng tôm sú nuôi hay đánh bắt tự nhiên 17 Hình 4. 5. So sánh tỉ số đồng vị bền của tôm sú ở hai môi trường sống khác nhau Xác thực trên 2 con tôm sú cùng cha, cùng mẹ. Nhưng một con thì được nuôi và con còn lại thì được đánh bắt ngoài tự nhiên. Vì hai con tôm sú này ở hai môi trường sống khác nhau. Khi sử dụng đồng vị bền Carbon thì ta thấy rằng tôm sú nuôi có tỉ lệ ‰ là -20,68 và tôm sú bắt ngoài tự nhiên là -16,32. Hai tỉ lệ có chênh lệch là 4.34 ‰. Đối với đồng vị Nito cũng có sự chênh lệch lớn. Điều này thể hiện rằng đã có sự khác biệt cực kỳ lớn giữa hai con tôm sú này. Hình 4. 6. Giá trị đồng vị cacbon và nitơ của tôm sú nuôi và đánh bắt tự nhiên từ vùng cận nhiệt đới Queensland, Australia. 18 Đây là nhũng chỉ số có thể đo được bằng phương pháp đồng vị bền để xác thực được nguồn gốc của tôm sú mà người ta sẽ đánh giá được người cung cấp có gian lận thương mại hay là không. Hình 4. 7. Biểu đồ sinh học đồng vị bền cho biết tôm sú được nuôi (màu trắng) và đánh bắt tự nhiên (màu đen). Bằng kỹ thuật đồng vị bền mà chúng ta có thể xác nhận được vùng nuôi trồng hay đánh bắt và xác thực được con tôm sú này có đúng là bản thân của nó hay không (là tôm nuôi hay là tôm đánh bắt). Với kỹ thuật này có thể nhận dạng địa lý, ví dụ như là nhận dạng được tôm sú này được nuôi ở Cà Mau hay là được đánh bắt ở Phú Yên. 4.3. Đồng vị Nito – cách phát hiện rau quả trồng hữu cơ Cách phát hiện rau quả trồng hữu cơ Hình 4. 8. Đồng vị δ15 N của cà chua (hữu cơ và phi hữu cơ) 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan