Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài thu hoạch khởi đầu cho một kỹ sư công nghệ thực phẩm...

Tài liệu Bài thu hoạch khởi đầu cho một kỹ sư công nghệ thực phẩm

.PDF
21
1
121

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & THỰC PHẨM BÀI THU HOẠCH KHỞI ĐẦU CHO MỘT KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Sinh viên Luyện Thị Thanh Tâm Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm Lớp DHTP 14A MSSV 18027161 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, ngày 21 tháng 11 năm 2021 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1 MỤC LỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: ĐĂNG KÝ VÀ THAM DỰ .................................................................... 5 1.1. Email đăng ký tham dự của ban tổ chức ................................................................ 5 1.2. Màn hình của buổi seminar .................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH...................................................................... 6 2.1. Ý nghĩa ..................................................................................................................... 6 2.2. Mục đích ................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP ....................................................... 6 3.1. Địa chỉ của doanh nghiệp ......................................................................................... 7 3.2. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm của Vinamilk ................................................. 9 3.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty Vinamilk ........................................................ 9 3.2.2. Các sản phẩm của vinamilk ............................................................................... 9 CHƯƠNG 4: CÁC NỘI DUNG CHÍNH ..................................................................... 11 4.1. Các yếu tố cần thiết cho bản thân khi ra trường ..................................................... 11 4.1.1. Sức khỏe .......................................................................................................... 11 4.1.2. Thái độ ............................................................................................................. 11 4.1.3. Kỹ năng............................................................................................................ 11 1 4.1.4. Kiến thức ......................................................................................................... 11 4.2. Một số nguyên tắc hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp ........................................ 12 4.2.1. Nguyên tắc chào hỏi mọi người ...................................................................... 12 4.2.2. Nguyên tắc hãy tập trung làm việc, đừng nhiều chuyện ................................. 12 4.2.3. Nguyên tắc tuân thủ những nguyên tắc chung của doanh nghiệp: Chính trực – Tôn trọng – Công bằng – Tuân thủ - Đạo đức .......................................................... 12 4.2.4. Nguyên tắc luôn cẩn trọng trong công việc ..................................................... 12 4.2.5. Nguyên tắc không ngừng học hỏi .................................................................... 13 4.2.6. Chủ động làm việc nhóm và hoạt động chung ................................................ 13 4.3. Các công việc phù hới với kỹ sư hóa thực phẩm/công nghệ thực phẩm ................ 13 4.3.1. Các lĩnh vực ..................................................................................................... 13 4.3.1.1. Kinh doanh .............................................................................................. 13 4.3.1.2. Sản xuất ................................................................................................... 13 4.3.1.3. Tư vấn ...................................................................................................... 13 4.3.2. Yêu cầu của công việc ..................................................................................... 13 4.3.2.1. Công việc kinh doanh .............................................................................. 13 4.3.2.2. Công việc tại các nhà máy thực phẩm ..................................................... 14 4.3.2.3. Công việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu............................................. 14 4.3.2.4. Công việc kiểm tra chất lượng sản xuất trong quá trình sản xuất ........... 14 4.3.2.5. Công việc kiểm tra chất lượng thành phẩm............................................. 15 2 4.4. Khám phá nhà máy sữa Việt Nam – nhà máy sữa Mega ....................................... 15 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................ 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 20 3 MỤC LỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1: Hình email xác nhận đăng ký tham dự seminar của ban tổ chức ....................... 5 Hình 1. 2: Hình màn hình của buổi seminar ........................................................................ 5 Hình 3. 1: Hệ thống các nhà máy của Vinamilk trải dài khắp Việt Nam ............................ 7 Hình 3. 2: Hệ thống các trang trại của Vinamilk trong và ngoài nước ............................... 8 Hình 4. 1. Nhà máy sữa Việt Nam .................................................................................... 16 Hình 4. 2. Robot đẩy thức ăn, phát nhạc cho bò trong trang trại Vinamilk ...................... 17 Hình 4. 3. Chuổi massge cho bò được áp dụng trong trang trại của Vinamilk ................. 17 Hình 4. 4. Hệ thống kho thông minh của nhà máy Vinamilk............................................ 18 4 CHƯƠNG 1: 1.1. ĐĂNG KÝ VÀ THAM DỰ Email đăng ký tham dự của ban tổ chức Hình 1. 1: Hình email xác nhận đăng ký tham dự seminar của ban tổ chức 1.2. Màn hình của buổi seminar Hình 1. 2: Hình màn hình của buổi seminar 5 CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH 2.1. Ý nghĩa Giúp sinh viên tiếp cận gần hơn và tiếp thu được những kiến thức thực tế từ các doanh nghiệp. Sinh viên khai thác được nhiều bài học bổ ích đến từ doanh nghiệp, từ đó tạo tiền đề giúp cho sinh viên khi đi thực tập thực tế, đi làm dễ dàng tiếp doanh nghiệp hơn. Sinh viên có cơ hội để gặp gỡ trực tiếp trao đổi, thảo luận với diễn giả từ đó rút ra được các bài học và tiếp thu được các kiến thức thực tế từ những người có kinh nghiệm. So sánh các lý thuyết học được từ trên nhà trường và những kiến thức ở trên thực tế. 2.2. Mục đích Diễn giả Nguyễn Thị Thu Thủy chuyên viên R&D công ty Vinamilk đã có những chia sẻ các kiến thức về khởi đầu cho một kỹ sư hóa thực phẩm nói riêng hay công nghệ thực phẩm nói chung. Giúp sinh viên nắm rõ các kiến thức về: - Các yếu tố cần thiết cho bản thân khi ra trường - Một số nguyên tắc hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp - Các công việc phù hới với kỹ sư hóa thực phẩm/công nghệ thực phẩm - Khám phá nhà máy sữa Việt Nam – nhà máy sữa Mega Từ chia sẻ của diễn giả giúp sinh viên rút ra được những kinh nghiệm, những kiến thức mới giúp chúng ta có thể đương đầu với những thử thách để chuẩn bị hành trang khởi đầu cho một kỹ sư công nghệ thực phẩm. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP Trải qua hơn 43 năm hình thành và phát triển đến nay Vinamilk đã mở rộng quy mô lên đến 40 đơn vị gồm các chi nhánh, nhà máy, trang trại bò sữa, kho vận và các công ty con, công ty liên kết cả trong và ngoài nước. 6 3.1. Địa chỉ của doanh nghiệp • Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) - Địa chỉ (trụ sở chính): Số 10, Đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Tp. HCM - Điện thoại: 028 54 161 226 - Email: [email protected] - Website: https://vinamilk.com.vn Vinamilk đang sở hữu hệ thống 13 nhà máy trên cả nước. Trong đó, có siêu nhà máy mega tọa lạc tại Bình Dương là 1 trong 3 siêu nhà máy sữa trên toàn thế giới. Công suất cực lớn 800 triệu lít/năm (khoảng 2,2 triệu lít/ngày), tọa lạc trên diện tích 20ha, tổng vốn đầu tư là hơn 4.100 tỉ đồng. Hình 3. 1: Hệ thống các nhà máy của Vinamilk trải dài khắp Việt Nam 7 Vinamilk đang sở hữu hệ thống 13 trang trại bò sữa trong và ngoài nước. Với tổng đàn bò là 150 000 con (bao gồm hàng nghìn hộ nông dân trên cả nước) và sản lượng sữa nguyện liệu thu được trên 1000 tấn/ngày, bò được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Úc & New Zealand. Hình 3. 2: Hệ thống các trang trại của Vinamilk trong và ngoài nước 8 3.2. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm của Vinamilk 3.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty Vinamilk Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng khác. Các lĩnh vực hoạt động của công ty Vinamilk: - Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác - Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm và nhiều loại cà phê - Chăn nuôi bò sữa, cung cấp giống vật nuôi và kỹ thuật nuôi - Các lĩnh vực khác theo giấy phép kinh doanh 3.2.2. Các sản phẩm của vinamilk Vinamilk hiện đang sản xuất và kinh doanh các nhóm sản phẩm sau: - Dinh dưỡng Organic - Sữa nước (sữa tươi Organic, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa tiệt trùng) - Sữa chua Vinamilk (dành cho trẻ em, người ăn kiêng, mọi lứa tuổi) - Sữa bột Vinamilk (sữa cho bà mẹ mang thai và cho con bú, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) - Bột ăn dặm - Sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn - Sữa đặc - Nước giải khát (nước trái cây, nước nha đam, nước đóng chai, nước chanh muối, trà) - Kem ăn (kem Vinamilk, nhóc kem, delight ốc quế, delight cây, subo, kem twin cows) - Phô mai (phô mai Vinamilk) 9 - Sữa đậu nành (sữa dậu nành đậu đỏ, sữa đậu nành hạnh nhân, sữa đậu nành tươi, sữa đậu nành hạt óc chó, sữa đậu nành goldsoy giàu đạm, sữa đậu nành Vinamilk gấp đôi canxi) - Đường Vietsugar 10 CHƯƠNG 4: CÁC NỘI DUNG CHÍNH 4.1. Các yếu tố cần thiết cho bản thân khi ra trường 4.1.1. Sức khỏe Có một sức khỏe tốt thì mới có thể thực hiện được các công việc. Hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục hằng ngày, lập kế hoạch cho bản thân để cân bằng giữa công việc và giải trí. 4.1.2. Thái độ Hãy là người có thái độ làm việc tích cực, nhiệt tình, biết lắng nghe. Nếu sinh viên có được các thái độ trên thì tin chắc không một doanh nghiệp nào lại không chọn bạn cả. Thái độ là một trong các yếu tố rất quan trọng để dẫn đến thành công. 4.1.3. Kỹ năng Kỹ năng là các cách thức để hỗ trợ làm công việc hiệu quả, chẳng hạn như kỹ năng quan sát, kỹ năng tìm kiếm thông tin, thu thập thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề,….Các kỹ năng này sẽ giúp cho chúng ta đạt được các mục tiêu trong công việc và thu thập kinh nghiệm cho bản thân mình. Như vậy, để có được các kỹ năng thì chúng ta cần làm việc và trải nghiệm trong công việc trên trường lớp và trong cuộc sống. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên hãy tích cực học tập và tham gia các phong trào để tích lũy được các kỹ năng, giúp ta mạnh dạn hơn. Khi sinh viên ra trường chúng ta không nên từ chối bất kỳ các công việc nào khi có cơ hội. Cho dù các công việc đó không phải là công việc mà chúng ta đã định hướng từ ban đầu. Bởi vì, rất có thể các công việc đó có thể giúp chúng ta tích lũy được các kỹ năng, các kinh nghiệm để phục vụ cho các mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của chúng ta. 4.1.4. Kiến thức Kiến thức là yếu tố rất quan trọng cho sinh viên khi ra trường. Kiến thức chúng ta có thể học được khi ở trên trường lớp, tự học, trong cuộc sống. Khi chúng ta một nền kiến thức 11 vững chắc thì sẽ thuận lợi cho công việc sau này. Hãy tích cực học tập và làm việc để luyện tập và trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm. 4.2. Một số nguyên tắc hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp 4.2.1. Nguyên tắc chào hỏi mọi người Lời chào hỏi khi gặp nhau là một trong những hành vi cơ bản của việc giao tiếp. Có thể nói, lời chào hỏi chính là cách gây thiện cảm với mọi người, đặc biệt khi đi kèm với một nụ cười thân thiện thì sức mạnh của lời chào càng được nhân lên. Hãy kết nối ta với mọi người bằng cách chào hỏi một cách lễ phép, biểu hiện thái độ vui vẻ và luôn sẵn sàng hợp tác với mọi người. 4.2.2. Nguyên tắc hãy tập trung làm việc, đừng nhiều chuyện Hãy tập trung làm tốt công việc của mình, những cũng đừng tập trung quá mức dẫn đến việc không biết chia sẻ với đồng nghiệp, mọi người xung quanh chúng ta. 4.2.3. Nguyên tắc tuân thủ những nguyên tắc chung của doanh nghiệp: Chính trực – Tôn trọng – Công bằng – Tuân thủ - Đạo đức Mỗi một doanh nghiệp đều có những nguyên tắc riêng được thể hiện qua văn hóa doanh nghiệp. Nhưng đều xoanh quanh các tiêu chuẩn chuẩn mức của xã hội. Thông thường sẽ có các nguyên tắc như Chính trực – Tôn trọng – Công bằng – Tuân thủ – Đạo đức. Mỗi nhân viên phải có tính trung thực luôn tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức và lương tâm, quy tắc chuẩn mực của xã hội. Mọi người tôn trọng lẫn nhau được thể hiện ở thái độ và cách cư xử tử tế đối với mọi người xung quanh. Ở doanh nghiệp, mọi người luôn được đối xử bình đẳng và công bằng. Mỗi nhân viên phải tuân thủ và làm đúng theo các quy định được đưa ra. Các quy định nguyên tắc được đưa ra đều phải tuân theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. 4.2.4. Nguyên tắc luôn cẩn trọng trong công việc Công việc nào cũng đòi hỏi có sự tỉ mỉ, cẩn thận nếu ta muốn có kết quả đạt yêu cầu và tránh các sai sót không đáng có. Luôn kiểm tra đi, kiểm tra lại nhiều lần khi báo cáo với 12 cấp trên. Chú tâm vào từng chi tiết nhỏ cũng là cách để làm việc tập trung, hiệu quả hơn và giảm thiểu rủi ro. 4.2.5. Nguyên tắc không ngừng học hỏi Chúng ta phải tự trau dồi, học hỏi những kiến thức kinh nghiệm từ sếp và đồng nghiệp, tự bồi bổ kiến thức chuyên môn, học tập rèn luyện không ngừng. 4.2.6. Chủ động làm việc nhóm và hoạt động chung Nguyên tắc này giúp ta giao tiếp với mọi người xung quanh, giúp ta học hỏi thêm được người kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và kết nối mọi người trong một tập thể. Chúng ta phải biết cách phối hợp với đồng nghiệp trong công việc, phải có chung một trách nghiệm. 4.3. Các công việc phù hới với kỹ sư hóa thực phẩm/công nghệ thực phẩm 4.3.1. Các lĩnh vực 4.3.1.1. Kinh doanh Ở lĩnh vực này, chúng ta có thể tư vấn thiết bị, dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm hoặc là các nguyên liệu, quy trình công nghệ phục vụ cho sản xuất. 4.3.1.2. Sản xuất Chúng ta kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản phẩm trong quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm đầu ra. Chúng ta có thể làm các chuyên viên, các giám sát viên để vận hành thiết bị của nhà máy. Hoặc chúng ta đi về mảng nghiên cứu sản phẩm. Chúng ta có thể làm việc tại các trung tâm tin tức như kiểm nghiệm, phân tích về an toàn thực phẩm. 4.3.1.3. Tư vấn Chúng ta có thể làm về tư vấn hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm, tư vấn về dinh dưỡng… 4.3.2. Yêu cầu của công việc 4.3.2.1. Công việc kinh doanh 13 Đối với công việc kinh doanh, trước hết chúng ta phải: - Tìm hiểu kỹ các mặt hàng mà công ty chào bán. Lưu ý các thiết bị có những điểm cạnh tranh hơn so với các công ty khác. - Hiểu được công dụng, mục đích, nguyên lý hoạt động của các thiết bị - Học cách trao đổi, giao tiếp với khách hàng: Cách nhận thông tin, cách tư vấn thiết bị. - Thực hiện báo giá các thiết bị và thực hiện hợp đồng, bảo hành, bảo trì. 4.3.2.2. Công việc tại các nhà máy thực phẩm Mọi người khi làm việc tại các nhà máy sản xuất thực phẩm đạt tiêu chuẩn về HACCP phải tuân thủ các tiêu chuẩn về sức khỏe, có kiến thức về an toàn. Một số quy định an toàn thực phẩm – vệ sinh cá nhân: - Cắt móng tay ngắn, sạch sẽ - Không đeo đồ trang sức hoặc mang theo bất kỳ vật dụng khi đi xuống phân xưởng sản xuất. - Mặt đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, đội mũ che tóc, thay dép sạch khi vào vị trí sản xuất. Mặt áo choàng khi vào phòng sạch. - Rửa tay sạch bằng xà bông, sát khuẩn bằng cồn, sấy khô trước khi xuống phân xưởng sản xuất. Đeo bao tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chế biến. - Đi đúng lối quy định 4.3.2.3. Công việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu - Nắm được kiến thức cơ bản của nguyên liệu. - Đánh giá chất lượng nguyên liệu dựa trên yêu cầu kỹ thuật của nhà máy. - Cấp phiếu đạt, đưa nguyên liệu vào sản xuất. 4.3.2.4. Công việc kiểm tra chất lượng sản xuất trong quá trình sản xuất - Tuân theo các quy định về an toàn thực phẩm vệ sinh cá nhân và nhà xưởng 14 - Hiểu về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Thông qua chế biến, thiết bị trên dây chuyền. - Thực hiện đúng các yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy trình kiểm tra, phân tích, đánh giá mẫu trên dây chuyền so với yêu cầu kỹ thuật đã được đưa ra của sản phẩm. - Ghi chép lại quá trình chế biến vào các biểu mẫu kiểm soát quá trình. 4.3.2.5. Công việc kiểm tra chất lượng thành phẩm - Kiểm tra bao bì - Kiểm tra code sản phẩm, trọng lượng rót - Cảm quan, đánh giá chất lượng sau khi vô hộp - Ghi nhận, kiểm soát quá trình đóng gói thành phẩm 4.4. Khám phá nhà máy sữa Việt Nam – nhà máy sữa Mega Nhà máy sữa Việt Nam (Siêu nhà máy) với diện tích rộng hơn 20 ha, với quy trình sản xuất hiện đại, tự động. Đặt tại khu công nghiệp Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương với công suất là 800 triệu lít sữa mỗi năm nên góp phần vào tổng lít sữa là 1,4 tỉ mỗi năm. Nhà máy được tự động hóa hoàn toàn kể cả hệ thống kho. Toàn bộ dây chuyền thiết bị của nhà máy đều do các nhà sản xuất châu Âu cung cấp. Đây là nhà máy chế biến sữa lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á với mức độ tự động hóa tối đa đang được áp dụng hiện nay trên thế giới. Nhà máy sữa Việt Nam thì có 33 dây chuyền sản xuất. Trong đó thì có 16 dây chuyền sản xuất sữa bịch, 16 dây dây chuyền sản xuất sữa hộp và 1 dây chuyền còn lại là chuyên sản xuất về sữa hộp 1 lít. 15 Hình 4. 1. Nhà máy sữa Việt Nam Về trạm tiếp nhận sữa tươi nguyên liệu có thể tiếp nhận 80 tấn sữa tươi/giờ. Sữa tươi được lấy mẫu kiểm tra bằng máy móc hiện đại. Nếu đạt tiêu chuẩn thì sẽ được nhập vào hệ thống 3 bồn lạnh để bảo quản, mỗi bồn có dung tích 150m3. Đây là hệ thống bồn sữa có sức chứa lớn nhất hiện nay tại Việt Nam. Sữa tươi nguyên liệu đạt chuẩn sẽ được đưa vào quy trình chế biến hoàn toàn khép kín với hệ thống máy móc hiện đại để cho ra những hộp sữa tươi bổ dưỡng. Dây chuyền máy móc hiện đại do tập đoàn tetra Park Thụy Điển thiết kế. Với công nghệ ly tâm tách khuẩn hiện đại, có thể tách đến 99% vi khuẩn trong sữa tươi nguyên liệu. Đây là công nghệ mới của thế giới, được Vinamilk tiên phong sử dụng. Những hộp sữa sau được chiết rót xong sẽ được di chuyển ra ngoài bằng những băng tải. Sau đó sẽ đi qua máy trữ hộp, máy dán ống hút, máy co lốc, máy đóng thùng, dán date và sẽ được di chuyển ra ngoài bằng máy gắp thùng. Vinamilk cũng là công ty đầu tiên sử dụng robot để đẩy thức ăn cho bò và phát nhạc được sản xuất tại Hà Lan. Kết hợp với chổi massage giúp đàn bò được thư giãn để cho ra chất lượng sữa tốt nhất. 16 Hình 4. 2. Robot đẩy thức ăn, phát nhạc cho bò trong trang trại Vinamilk Hình 4. 3. Chuổi massge cho bò được áp dụng trong trang trại của Vinamilk 17 Ở tại nhà máy sữa có hệ thống kho thông minh. Kho có sức chứa 27 000 pallet hàng hóa được xếp trên 17 tầng giá đỡ khi diện tích khi chỉ có vọn vẹn 6 hecta. Điểm ưu việt của kho chính là mọi hoạt động xuất nhập, truy xuất hàng hóa của kho đều được thực hiện qua hệ thống điều khiển trung tâm. Hình 4. 4. Hệ thống kho thông minh của nhà máy Vinamilk 18 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN Diễn giả Nguyễn Thị Thu Thủy đã cho sinh viên tụi em một góc nhìn mới về một khởi đầu của kỹ sư công nghệ thực phẩm. Một seminar thật ý nghĩa, giúp cho sinh viên biết thêm được các kiến thức thực tiễn như những điều cần thiết cho sinh viên khi ra trường, các nguyên tắc để hào nhập với văn hóa doanh nghiệp, các công việc phù hới với kỹ sư hóa thực phẩm/công nghệ thực phẩm và yêu cầu cầu của các công việc đó, cuối cùng là được khá nhà máy sữa Việt Nam. Cô còn giải đáp các thắc mắc cho sinh viên về những vấn đề trong doanh nghiệp, đặc biệt là về ngành R&D. Từ buổi seminar này em học tập thêm được nhiều điều hay, điều mới. Điểu mà em ấn tượng nhất mà cô chia sẻ đó chính là khi chúng ta mới ra trường, kinh nghiệm chưa có nhiều thì chúng ta hãy cố gắng học hỏi các kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng. Chúng ta hãy học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp, từ chính sếp của chúng ta, từ những người xung quanh. Để tự trau dồi làm mới chính mình, hoàn thiện bản thân. Đặc biệt, khi ra trường đừng quá đặt cao mục tiêu và bắt mình phải đạt được. Khi có cơ hội việc làm dù ở vị trí thấp, hay không phải là mục tiêu lúc đầu của chúng ta đặt ra. Hãy cứ thử sức và làm công việc đó. Bởi vì, những công việc mà ta làm, không có công việc nào là vô ích. Nó góp phần tạo nên những kinh nghiệm cho ta, hoàn thiện bản thân hơn để có thể chinh phục các mục tiêu ban đầu ta đặt ra hoặc là cao hơn. Em rất cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện để cho sinh viên có được một buổi seminar ý nghĩa. Em cảm ơn diễn giả chị Nguyễn Thị Thu Thủy đã chia sẽ những kiến thức bổ ích từ thực tế. Những kiến thức này là hành trang quý giá tạo bước nền khởi đầu cho một kỹ sư công nghệ thực phẩm. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan